1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO

94 756 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Việc mở rộng quan hệ ngoại thương với các đối tác vừa mang lại lợi ích thương mại, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, vừa có thể phục vụ chiến lược ngoại giao và bả

Trang 1

BÙI ĐÌNH THĂNG

TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU

CỦA VIỆT NAM SAU 4 NĂM

GIA NHẬP WTO

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan Hệ Quốc Tế

TP Hồ Chí Minh - 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

BÙI ĐÌNH THĂNG

TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU

CỦA VIỆT NAM SAU 4 NĂM

Trang 3

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt 3

Lời mở đầu 4

Chương 1: MỘTSỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦAHNKTQT ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC GIA 9

1.1 Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế 9

1.1.1 HNKTQT là một xu thế tất yếu khách quan 9

1.1.2 Tác động của HNKTQT đối với xuất nhập khẩu của quốc gia 11

1.2 Tổng quan tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam 15

1.2.1 Các bước đi của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới 15

1.2.2 Những kết qủa đạt được 18

Chương 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HNKTQT ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU 4 NĂM GIA NHẬP WTO 23

2.1 Thực trạng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn (2007-2011) 23

2.2 Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2011 29

2.2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trước 2007 29

2.2.2.Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 -2011 32

2.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO 36

2.3.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Việt Nam trước năm 2007 36

2.3.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nhập khẩu củaViệt Nam giai đoạn 2007-2011 38

2.4 Đánh giá chung 42

2.4.1 Những thuận lợi, khó khăn của hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong

Trang 4

tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 42

2.4.2 Tác động tích cực, tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO 44

Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH HNKTQT 51

3.1 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn tới 51

3.1.1 Bối cảnh mới của trong nước và quốc tế 51

3.1.2 Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 52

3.1.3 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn tới 53

3.2 Quan điểm và định hướng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế từ nay đến 2020 57

3.2.1 Quan điểm phát triển xuất nhập khẩu phục vụ phát triển bền vững trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 57

3.2.2 Định hướng phát triển xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế2011-2020 62

3.3 Một số khuyến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế 64

Kết luận 72

Tài liệu tham khảo 75

Phụ lục 78

Trang 5

Danh mục từ viết tắt

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

FDI Vốn đầu tư nước ngoài(Foreign Direct Investment)

FTA Khu vực thương mại tự do (Free Trade Area)

GDP Tổng sản phẩm quốc nội(Gross Domestic Produts)

GSP Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalised System of

Preferences) HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 6

MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) là một xu thế khách quan đối với các quốc gia muốn mở mang quan hệ với các nước khác, với khu vực và thế giới Hội nhập đã và đang tạo động lực cho phát triển lực lượng sản xuất, huy động các nguồn lực, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá, hiện đại hoá, tạo ra sự năng động và tăng trưởng cho nền kinh tế, nâng cao vị thế của mỗi khu vực, mỗi quốc gia trên cơ sở sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn lực thông qua các quan hệ hợp tác cùng có lợi HNKTQT mang đặc trưng kinh tế trong phạm vi quốc tế, nhằm xây dựng các mô hình hợp tác kinh tế khu vực ở các cấp độ khác nhau như song phương, đa phương trên phạm vi toàn cầu, hướng tới nhất thể hoá quan hệ kinh tế quốc tế trong khu vực, trong đó việc xây dựng rộng rãi khu mậu dịch tự do là một biểu hiện quan trọng

HNKTQT tác động toàn diện đến mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước Trên lĩnh vực thương mại quốc tế, HNKTQT không chỉ mang đến cơ hội về mở mang các quan hệ kinh tế, phát triển mở rộng thị trường… mà còn đem lại những thách thức trong quá trình phát triển, trong đó đặc biệt là vấn đề nhập siêu Việc mở rộng quan hệ ngoại thương với các đối tác vừa mang lại lợi ích thương mại, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, vừa có thể phục vụ chiến lược ngoại giao và bảo vệ an ninh quốc phòng, chuyển từ gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế tiến tới phát triển hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam với các quốc gia và khu vực, đảm bảo đạt được đồng thời các mục tiêu phát triển quốc gia, ổn định chính trị - xã hội và an ninh quốc phòng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới Chính vì vậy, quốc gia nào có sự chuẩn bị kỹ càng để chủ động hội nhập quốc tế thì sẽ giúp phát huy được các tác động tích cực, đồng thời giảm thiểu được tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đến sự phát triển của đất nước

Quá trình HNKTQT của Việt Nam được đánh dấu bởi việc chính thức được công nhận là thành viên thứ 150 của WTO năm 2007 Sau 4 năm gia nhập WTO,

Trang 7

Việt nam đã chịu tác động mạnh mẽ, cả tích cực và tiêu cực, trong quá trình hội nhập Hội nhập tạo cơ hội để phát triển nhưng cũng có không ít những khó khăn, thách thức đan xen nhau đòi hỏi Chính phủ Việt Nam cần điều hành các chính sách kinh tế nói chung và thương mại quốc tế nói riêng một cách linh hoạt, hợp lý, từng bước xóa bỏ các rào cản thương mại, nhằm thích ứng với thông lệ quốc tế, chủ động thực hiện có lộ trình các cam kết thương mại trong các quan hệ song phương, đa phương và cam kết khi gia nhập WTO

Chủ đề HNKTQT và thương mại quốc tế được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi chênh lệch cán cân thương mại đang là căn bệnh kinh niên của Việt Nam Ngoài Báo cáo tác động của WTO đến kinh tế Việt Nam của Viện kinh tế Việt Nam tháng 1 năm 2009 và báo cáo tác động của hội nhập kinh tế đối với nền kinh tế sau

3 năm gia nhập WTO của viện nghiên cứu kinh tế Trung Ương tháng 12 năm 2010.Tuy nhiên, còn ít những nghiên cứu đánh giá về tác động của HNKTQT đối với xuất nhập khẩu (XNK), đặc biệt là đánh giá sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động sau 4 năm gia nhập WTO Việc đánh giá đúng bản chất các vấn đề về hội nhập và tác động của HNKTQT, về xuất nhập khẩu giúp các nhà lãnh đạo có thể điều chỉnh các chính sách cho phù hợp, nhất là cân đối XNK, tăng cường các biện pháp để tích cực xuất siêu, hạn chế nhập siêu nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển đất nước

Do vậy, nghiên cứu về đề tài “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO” là cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với kinh tế Việt Nam, đó là lý do tác giả chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp

Phân tích đánh giá thực trạng XNK của Việt Nam giai đoạn 2007-2011, những tác động tích cực và tiêu cực của HNKTQT đối với XNK của Việt nam kể từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, chỉ rõ bản chất của vấn đề nhập siêu của Việt Nam giai đoạn vừa qua để làm cơ sở đề xuất một số khuyến nghị chính

Trang 8

sách nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

và chủ động HNKTQT

Đối tượng nghiên cứu: Tác động của HNKTQT đối với XNK của Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Tập trung phân tích chủ yếu giai đoạn sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO 2007-2011, có so sánh với giai đoạn trước 2007

Tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về HNKTQT và những tác động của HNKTQT đến phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, tổng quan quá trình HNKTQT của Việt Nam

Phân tích đánh giá tác động của HNKTQT đối với các chính sách XNK của Việt Nam giai đoạn 2007-2011, so sánh với trước 2007,

Phân tích đánh giá tác động của HNKTQT đối với xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2011, so sánh với trước 2007, làm rõ bản chất của xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn vừa qua, các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Đề xuất một số khuyến nghị giải pháp mang tính đồng bộ và khả thi nhằm hoàn thiện các chính sách XNK, cải thiện cán cân thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ động HNKTQT

Trong quá trình thực hiện, đề tài chủ yếu sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:

Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh;

Phương pháp SWOT: phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức

Do những hạn chế khách quan mang tính ngành nghề nên đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp tổng hợp, phân tích Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp phân tích không có nghĩa mang nặng tính lý thuyết mà cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên tính logic của hiện tượng kinh tế, các quy luật của quan hệ kinh tế quốc tế

và các lý thuyết kinh tế và quan hệ quốc tế để suy luận

Trang 9

6 Những đóng góp của luận văn

Góp phần tổng hợp một số vấn đề lý luận về HNKTQT, tác động của HNKTQT đối với phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, tổng quan tiến trình HNKTQT của Việt Nam

Góp phần đánh giá đúng thực trạng và bản chất của XNK của Việt Nam giai đoạn vừa qua, những tác động tích cực và tiêu cực của HNKTQT đối với XNK của Việt Nam

Góp phần xây dựng định hướng phát triển thương mại quốc tế, đề xuất các giải pháp mang tính đồng bộ nhằm hoàn thiện các chính sách XNK, tạo ra môi trường thể chế thuận lợi cho việc hình thành và triển khai các giải pháp kinh tế đúng đắn để điều hành XNK có hiệu quả cao, cải thiện cán cân thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ động HNKTQT

Cung cấp những thông tin về XNK hàng hóa, kinh doanh trên thị trường Giúp các nhà lãnh đạo và quản lý ở trung ương và địa phương có thêm căn

cứ khoa học để đề ra các chủ trương, chính sách, giải pháp hữu hiệu trong chỉ đạo, điều hành thương mại quốc tế trong quá trình phát triển kinh tế

Ngoài ra, đề tài còn có thể được sử dụng làm tư liệu cho các công trình, đề tài nghiên cứu khác về phát triển thương mại quốc tế

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày thành 3 chương:

Chương thứ nhất: Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của HNKTQT đối với xuất nhập khẩu của quốc gia

Chương này là khung lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế nêu rõ: Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan, là thực tiễn để giúp các quốc gia trên thế giới hội nhập và phát triển về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế, nhằm từng bước thúc đẩy phát triển quốc gia, hòa nhập xu thế thế giới

Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến xuất nhập khẩu của quốc gia

Tổng quan của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và kết quả đạt được

Trang 10

Chương thứ hai: Phân tích đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc

tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO

Chương này tập trung phân tích những tác động đến chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam Phân tích tác động dến xuất khẩu, nhập khẩu trước năm 2007

và từ 2007 đến 2011 nhận thấy tác động của hội nhập kinh tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này Tác động tích cực và cả tiêu cực những thuận lợi và khó khăn khi ra nhập WTO

Qua 4 năm gia nhập WTO, tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và XNK nói riêng ở Việt Nam đang chịu tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của quá trình HNKTQT, phát triển từ cơ chế hạn chế sang cơ chế mở và thuận lợi XNK tăng về

số lượng và quy mô ngành hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Chương thứ ba: Một số định hướng và khuyến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế

Để phát huy những thuận lợi của tác động HNKTQT đối với xuất nhập khẩu Việt Nam hơn nữa, cần nhanh chóng định hướng thay đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào việc khai thác lợi thế cạnh tranh động để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh cải cách thể chế, sử dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại… Thực hiện định hướng phát triển chiều sâu cũng là giải pháp để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khắc phục nguy cơ tụt hậu, nâng cao vị thế quốc gia, đảm bảo phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong quá trình hội nhập sâu và rộng vào kinh tế quốc tế

Những khuyến nghị giải pháp cũng như những thách thức cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 11

Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU CỦA QUỐC GIA

1.1 Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan, là thực tiễn để giúp các quốc gia trên thế giới hội nhập và phát triển về mọi mặt, đặc biệt là về kinh

tế, nhằm từng bước thúc đẩy phát triển quốc gia, hòa nhập xu thếthế giới

HNKTQT là quá trình đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và phần còn lại trên thế giới Nó là quá trình giảm thiểu, xóa bỏ từng bước và từng phần các rào cản thương mại, đầu tư giữa các quốc gia theo xu thế tự do hóa thương mại, tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mặt khác buộc các doanh nghiệp phải tích cực đổi mới làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định các chính sách ở các quốc gia đồng thời gây sức ép cho các quốc gia buộc phải đổi mới

và hoàn thiện thể chế về kinh tế các chính sách, pháp luật và các phương pháp quản lý[2, tr.236] Hội nhập quốc tế tạo dựng các nhân tố mới và điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế

HNKTQT là sự mở rộng quá trình khai thác, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực phát triển trong và ngoài nước, tạo điều kiện chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý Hội nhập quốc tế là quá trình mà các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như: khâu nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, sản xuất, phân phối, dịch vụ sau bán hàng

Hội nhập kinh tế là xu thế khách quan gắn với quá trình vận động của các quy luật kinh tế khách quan, phân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư, tài chính việc hình thành chuỗi giá trị toàn cầu Bản chất của quá trình HNKTQT được giải thích thông qua các lý thuyết về tự do thương

Trang 12

mại, đầu tư, tài chính và liên kết quốc tế, HNKTQT gắn liền với xã hội hóa quốc tế

về sản xuất và thị trường đây là quá trình vận động kinh tế từ thấp đến cao và được

mở rộng mức độ phạm vi về cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Ban đầu quá trình xã hội hóa gắn với hoạt động sản xuất trong phạm vi quốc gia quá trình này gắn kết riêng rẽ biệt lập nhau hình thành các tập đoàn kinh tế, làm xuất hiện mô hình các công ty cổ phần Do tính chất về sở hữu quy mô vốn lớn hoạt động kinh doanh ngày càng gia tăng và đây là điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng phát triển kinh doanh trên toàn thế giới, sự tương thích và liên thông các quan hệ kinh tế Đây đòi hỏi có sự tham gia của các nước trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển, các công ty xuyên quốc gia vì các quốc gia và các công ty này có thế mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và thương hiệu [2, tr.16] Hiện nay, một mặt do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất làm tăng tính chất xã hội hóa và

mở rộng khỏi phạm vi quốc gia lan rộng các quốc gia khu vực và trên toàn thế giới, mặt khác tự do hóa tự do hóa thương mại là xu hướng cơ bản bao gồm các yếu tố thúc đẩy giao lưu, buôn bán giữa các nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cải thiện đời sống của dân cư Chính vì vậy mà tất cả các quốc gia trên thế giới dù ở trình độ phát triển nào thì họ cũng muốn tiến hành điều chỉnh các chính sách theo hướng mở cửa, tiếp nhận những nguồn lực tác động bên ngoài, từng bước xóa bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện cho việc di chuyển các nguồn lực, vốn, hàng hóa và dịch

vụ được thuận lợi hơn Hơn nữa dù quốc gia nào có trình độ phát triển cao đến đâu chăng nữa thì tự mình cũng không thể đáp ứng được nhu cầu trong quá trình phát triển, quốc gia có trình độphát triển càng cao thì lại càng phụ thuộc nhiều hơn vào quốc tế Những quốc gia chậm trễ trong quá trình hội nhập thì sẽ bị tụt hậu và ngược lại và vấn đề này đã trở thành quy luật trong phát triển của các quốc gia

Vì vậy để HNKTQT có những hiệu quả các quốc gia cần có những quan điểm nhận thức đúng đắn, có cơ chế chính sách phù hợp, tận dụng triệt để ngoại lực, phát huy nội lực, tận dụng hiệu qủa những cơ hội, kiểm soát rủi ro, từng bước hội nhập chắc chắn hiệu quả

Trang 13

HNKTQT là mục tiêu phát triển của các quốc gia, là con đường để cho quốc gia đó thực hiện và khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế là tất yếu Quá trình hội nhập quốc tế không phải là con đường bằng phẳng, quá trình ấy có những thách thức và cơ hội đan xen lẫn nhau, những tồn tại khách quan và chủ quan, những hạn chế và các rào cản, nhất là về thương mại đã làm hạn chế sự phát triển của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử trong suốt quá trình HNKTQT

Tiến trình tất yếu trong quá trình HNKTQTlà gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế, gọi tắt là WTO, là thể chế thương mại toàn cầu lớn nhất thế giới hiện nay với 153 thành viên (năm 2011) Có thể nói WTO là một tập hợp tốt nhất và hoàn chỉnh nhất hiện nay các quy định pháp luật trong thương mại làm nền tảng cho hoạt động thương mại toàn cầu WTO tạo điều kiện để hình thành những chuẩn mực chung trong điều chỉnh và đánh giá các quan hệ thương mại giữa các quốc gia vốn

có rất nhiều điểm khác biệt trong phát triển Đây là điều kiện thuận lợi để các quốc gia có thể chủ động hội nhập có hiệu quả WTO là hiện hữu của một nền thương mại tự do, minh bạch và công bằng Nền thương mại tự do là điều kiện để tạo ra lợi ích lớn nhất cho các quốc gia và nguyên tắc cơ bản chi phối nền thương mại tự do là nguyên tắc lợi thế so sánh Các loại rào cản thương mại bị loại bỏ để quá trình cạnh tranh diễn ra tự do Các quy luật của nền thương mại tự do được phát huy tối đa, đặc biệt là quy luật cạnh tranh, nguồn lực của thế giới được phân bổ và sử dụng có hiệu quả cao nhất

Để duy trì được nền thương mại tự do đó, cần phải có một hệ thống các nguyên tắc làm nền tảng cho các hoạt động ổn định, lâu dài và tạo căn cứ để buộc các quốc gia thành viên phải tuân theo Dựa trên các nguyên tắc đã được hình thành, các quốc gia sẽ điều chỉnh, sửa đổi các chính sách, luật pháp và quy định để phù hợp với các nguyên tắc và các cam kết của WTO Các nguyên tắc kiến tạo thể chế WTO gồm có nguyên tắc nước được ưu đãi nhất (MFN: Most Faivous Nation), đối

xử quốc gia (NT: Nation Treatment)

1.1.2 Tác động của HNKTQT đối vớixuất nhập khẩu của quốc gia:

Trang 14

Hội nhập kinh tế quốc tế ở trình độ phát triển cao của quốc tế hóa đời sống kinh tế Ban đầu là quốc tế hóa về thương phẩm và dịch vụ, mở rộng mậu dịch quốc

tế, hình thành thị trường toàn thế giới thống nhất Tiếp theo là quốc tế hóa về tư bản, việc xuất, nhập khẩu tư bản tăng lên, trước hết từ chính quốc sang thuộc địa, rồi dần dần di chuyển trên phạm vi toàn cầu Sau cùng là quốc tế hóa về sản xuất, cách mạng khoa học - công nghệ cùng với sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia đã tái hiện hình thức phân công kiểu công trường thủ công trên phạm vi toàn cầu, khiến cho các nền kinh tế dân tộc phụthuộc vào nhau và hình thành Toàn cầu hóa kinh tế Kinh tế phát triển tác động đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội

Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩyđổi mới, cải cách hệ thống, thể chế kinh tế của quốc gia, đặc biệt các chính sách thương mại quốc tế phù hợp với thông lệ phát triển.Thể chế kinh tế thế giới chuyển biến theo hướng thị trường hóa nền kinh tế của từng quốc gia, quốc tế hóa thể chế giữa các nước theo hướng mở cửa với sự xuyên suốt của thị trường, theo hướng nhất thể hóa và tập đoàn khu vực (thành lập và phát triển các tổ chức kinh tế quốc tế, các liên kết kinh tế khu vực dưới dạng hiệp định mậu dịch tự do, đồng liên minh thuế quan, khu vự đầu tư tự do, liên minh kinh tế.)… Các chính sách ưu đãi trực tiếp, chính sách thuế… sẽ ngày càng giảm theo lộ trình cam kết khi tham gia các hiệp định thương mại song phương, đa phương Bên cạnh đó, các quốc gia muốn bảo hộ sản xuất trong nước sẽ phải dựng lên các hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các tiêu chí

vệ sinh thực phẩm, an toàn cho sức khỏe con người, trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường…

HNKTQT góp phần làm thayđổi cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu của quốc gia: các quốc gia phát triển tăng cường xuất khẩu hàng hóa, thiết bị, hàm lượng công nghệ cao sang các quốc gia đang phát triển và nhập khẩu hàng tiêu dùng có giá trị thủ công cao, nông sản, thủy sản… từ các quốc gia đang phát triển

HNKTQT thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài, sự đón nhận làn sóng đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia và xu thế dịch chuyển đầu tư từ các quốc gia phát triển

Trang 15

sang các quốc gia chậm phát triển hơn, tuy chủ yếu là công nghệ thấp, thâm dụng tài nguyên và lao động giản đơn nhưng góp phần làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của các nước đang phát triển.Sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia (transition nation company: TNCs) hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện qua kênh TNCs Với lợi thế về quy

mô vốn lớn, kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn TNCs tích cực đầu tư ra ngoài nhằm tối đa hoá lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu TNCs ngày càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy dòng FDI vào các nước đang phát triển [2, tr.27]

HNKTQT tạo điều kiện mởrộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ cho tất cả các nước Hàng hóa của các quốc gia đang phát triển có khả năng tiếp cận nhiều thị trường trên thế giới, đồng thời người tiêu dùng trong các nước có cơ hội tiếp cận hàng hóa, dịch vụ với chất lượng cao, khả năng cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước ngày càng khốc liệt Vì vậy các doanh nghiệp ngày càng phải đầu tư vào công nghệ, vào mẫu mã, vào chất lượng hàng hóa … để sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường

HNKTQT cũng đi kèm các rủi ro thương mại ngày càng cao do các thể chế kinh tế của các quốc gia đang phát triển chưa hoàn thiện, hiểu biết về các qui định thương mại quốc tế của các doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam còn chưa đầy đủ, cập nhật, đặc biệt khi phải đối phó với các hàng rào kỹ thuật, các hành vi lừa đảo về thương mại điện tử, kiện cáo chống bán phá giá…

HNKTQT thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh nhưng phân phối lợi ích lại ngày càng chênh lệch Các nước phát triển muốn dựa vào ưu thế về nhiều mặt để duy trì trật tự kinh tế thế giới hiện tồn trong khi các nước đang phát triển lại muốn đòi lập một trật tự kinh tế quốc tế mới công bằng, cùng có lợi Hội nhập kinh

tế quốc tế đi cùng với khu vực hóa, tự do hóa xen lẫn với xu hướng bảo hộ, nên cạnh tranh toàn cầu lại diễn ra cùng với cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế khu vực, giữa tổ chức khu vực với quốc gia ngoài khu vực Các chủ thể cùng hợp tác và đấu tranh, cùng tham gia hoạch định các thể chế về kinh tế Đó là các quốc gia có chủ

Trang 16

quyền, các tổ chức kinh tế khu vực, các tổ chức kinh tế quốc tế (IMF, WB, WTO)

và TNCs Mặc dù ưu thế thuộc về các nước phát triển nhất và TNCs lớn nhất, họ chi phối quyết sách của các tổ chức quốc tế, nhưng không phải họ có thể mặc sức làm mưa làm gió theo ý chí chủ quan của họ Trên vũ đài quốc tế và trong từng tổ chức quốc tế luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển, giữa lực lượng tiến bộ với lực lượng đế quốc và không

ít những thoả thuận phản ánh sự đấu tranh và thoả hiệp giữa các lực lượng đó Kinh

tế phi vật thể ngày càng thoát ly kinh tế hiện vật và tồn tại độc lập, khiến cho hội nhập kinh tế quốc tế rất dễ bị xáo động bởi các cuộc khủng hoảng[2, tr.28] Chính

vì vậy, HNKTQT càng sâu sẽ dễ dẫn đến nguy cơ nhập siêu ngày càng nhiều đối với các quốc gia đang phát triển, khoảng cách trình độ phát triển ngày càng tăng giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển

Hội nhập kinh tế quốc tế làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia, theo hướng tham gia vào chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu và mạng sản xuất khu vực.Các nền kinh tế trên thế giới đều có xu hướng tăng cường hội nhập quốc tế, trở nên thống nhất hơn, cùng chia sẻ với nhau về cách thức quản lý nền kinh tế cũng như các phương thức hội nhập, bao gồm cả hội nhập bên trong - điều chỉnh, cải cách nền

kinh tế từ bên trong cho phù hợp với điều kiện mới và hội nhập bên ngoài - tức là

chủ động tham gia vào quá trình hội nhập, liên kết với các đối tác quốc tế khác [28] HNKTQT thúc đẩy chuyển dịchcơ cấu kinh tế ở các quốc gia theo hướng: các quốc gia phát triển tập trung phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ theo hướng ngày càng hiện đại, thân thiện môi trường, ứng dụng công nghệ cao, năng suất lao động cao; các quốc gia đang phát triển và đi sau chủ yếu tiếp thu công nghệ và ngành sản xuất, kinh doanh do các nước phát triển đẩy ra khi chuyển giao

Với các tác động như trên tất yếu thúc đẩy các quốc gia đang phát triển phải tăng cường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cả về chiều rộng và chiều sâu, tham gia mạnh trong các quan hệ liên minh, liên kết quốc tế, hợp nhất quốc tế nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, nâng cao và phát huy các tác động tích cực của HNKTQT đối với xuất nhập khẩu

Trang 17

1.2 Tổng quan tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam

1.2.1 Các bước đi của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới

Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới bắt đầu với công cuộc Đổi Mới vào cuối thập niên 80 của thế kỷ 20 và vẫn tiếp tục tới nay Tại thời điểm đó, Việt Nam còn là một nền kinh tế đóng Công cuộc "Đổi Mới" thể hiện nỗ lực đơn phương của Việt Nam sau sự sụp đổ của Liên bang Nga và sự đổ vỡ các hiệp định trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia thành viên của Hội đồng Tương trợ Kinh tế Những cú sốc từ bên ngoài này đã thúc ép Việt Nam quyết liệt tiến hành các cải cách trong nước, làm thay đổi hệ thống thương mại và đầu tư Việc chủ động hội nhập kinh tế được thực hiện bởi sự ra đời và sửa đổi luật như: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp năm 1995 đã tạo ra khung pháp lý cơ bản để hội nhập

Năm 1995, Việt Nam đã trở thành thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gia nhập APEC năm 1998, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Năm 2007, tham gia hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), và tham gia các hiệp định giữa ASEAN và các nước ngoài khối (ASEAN+)

Đặc biệt đổi mới là sự chuyển đổi toàn diện trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam từ chính sách hướng nội thay thế bằng chính sách xuất, nhập khẩu hướng ngoại Trước đổi mới, thương mại quốc tế của Việt Nam chủ yếu là với Liên Xô và các nước XHCN, các giao dịch thương mại được điều tiết thông qua cấp phép từng chuyến hàng và hạn ngạch xuất nhập khẩu, đồng thời áp dụng nhiều chế

độ tỷ giá khác nhau Điều này cũng đồng nghĩa là giá cả hàng hóa của Việt Nam khác xa với giá quốc tế

Năm 2000, Việt Nam ký Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ

Sự kiện này thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận Trước đó Hoa Kỳ áp dụng mức thuế quan chung hạn chế đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam Bao gồm các điều khoản mới về dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ Nhìn chung tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã thu được rất nhiều thành công Đây chính là cột mốc

Trang 18

quan trọng trong những bước phát triển của kinh tế Việt Nam

Việt Nam trở thành thành viên của WTO, đó là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể nhận được sự bảo vệ trong các tranh chấp thương mại với các nền kinh

tế lớn, chấm dứt bịđối xử “kinh tế phi thị trường” trong các vụ kiện phá giá Đây cũng là điều kiện cần cho Việt Nam được hưởng GSP tại Hoa Kỳ Việt Nam cũng

sẽ có tiếng nói trong việc các nước khác sau này gia nhập WTO

Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (năm 2001) với những nội dung và phạm vi cam kết sát với chuẩn mực WTO Tiếp

đó là Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc được ký kết vào tháng 11/2002 Nội dung chính của Hiệp định là xây dựng một Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) trong vòng 10 năm Lĩnh vực tự

do hóa bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư cũng như các hợp tác khác về tài chính, ngân hàng, công nghiệp, vv Theo Hiệp định khung, ASEAN-6 và Trung Quốc sẽ dành cơ chế đối xử đặc biệt cho Campuchia, Lào, Mianma và Việt nam (CLMV) do chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế ASEAN-6 và Trung Quốc sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế quan xuống 0% vào năm 2010, còn với CLMV là vào năm 2015, tương đương với thời điểm hoàn thành AFTA Việc tự do hóa thuế quan đối với hàng hóa được chia thành ba danh mục cắt giảm chính, gồm: (1) Danh mục thu hoạch sớm; (2) Danh mục cắt giảm thuế thông thường; và (3) Danh mục nhạy cảm

Việt Nam cũng tham gia vào Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) được ký lại lần thứ ba vào tháng 8/2006 với cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan bắt đầu từ năm 2007 Theo cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa, Việt Nam phải cắt giảm thuế theo lộ trình với đích cuối cùng là xóa bỏ thuế nhập khẩu của ít nhất 90% mặt hàng trong Danh mục thông thường vào ngày 1/1/2015, và ít nhất 95% mặt hàng trong Danh mục này vào ngày 1/1/2016

Cuối năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO Các cam kết WTO của Việt Nam, tương tự như cam kết của các nước mới gia nhập khác, nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và nhập khẩu hoặc giữa đầu tư

Trang 19

trong và ngoài nước và minh bạch hóa Các lĩnh vực quan trọng nhất mà Việt Nam

đã có cam kết gồm mở cửa thị trường thông qua cắt giảm các hàng rào thuế quan, chính sách giá cả minh bạch, không phân biệt đối xử và phù hợp với các quy định của WTO, giảm hoặc điều chỉnh lại thuế xuất khẩu đối với một số hàng hóa, không

áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập, duy trì hỗ trợ nông nghiệp trong nước ở mức không quá 10% giá trị sản lượng;bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp công nghiệp bị cấm từ thời điểm gia nhập, các ưu đãi đầu tư đã cấp trước ngày gia nhập WTO sẽ được bảo lưu trong 5 năm (trừ các ưu đãi xuất khẩu đối với ngành dệt may), tuân thủ Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của WTO từ thời điểm gia nhập; áp dụng các loại phí và lệ phí theo quy định của WTO, tuân thủ Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan của WTO ngay từ khi gia nhập, tuân thủ Hiệp định về kiểm tra trước khi giao hàng cũng như các Hiệp định có liên quan khác của WTO; duy trì hệ thống thủ tục hải quan thống nhất, minh bạch, đơn giản và phù hợp với chuẩn mực quốc tế; các DNNN sẽ hoàn toàn hoạt động theo tiêu chí thương mại, Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của DNNN, chấp nhận điều khoản về nền kinh tế phi thị trường trong thời gian tối đa là 12 năm, tham gia vào một số Hiệp định tự do hóa theo ngành, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ

kế toán, kiểm toán, dịch vụ thuế

Tháng 12/2008, Khu vực thương mại tự do ASEAN-Nhật Bản (AJFTA) được thiết lập và có hiệu lực ngay với một số cam kết Khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc+NewZealand (AANZFTA) chính thức được ký kết vào đầu năm

2009 Nước ta cũng có trách nhiệm trong việc thúc đẩy đàm phán thương mại toàn cầu và xây dựng cộng đồng kinh tế Đông Á, dù đây là những quá trình phức tạp và lâu dài

Năm 2009, Việt Nam ký kết hiệp định song phương với Nhật bản về việc một số mặt hàng của Việt Nam như; cá tra, cá basa, bửng xe Honda dược sản xuất ở Việt Nam nhập khẩu từ Nhật bản có thuế suất 0% và hàng hóa là linh kiện điện tử sản xuất từ Nhật Bản nhập khẩu từ Việt Nam hưởng thuế suất 0%

Trang 20

Tháng 1 năm 2010, ASEAN hiệp định thương mại song phương với Newziland, Australia, là AANZFTA, có hiệu lực thực hiện và các hiệp định thương mại với Russia, India, và tiến tới ký hiệp định với cộng đồng Châu Âu EU và khu vực ở Đông Á thường bao hàm cả những vấn đề đầu tư và hợp tác kinh tế toàn diện Chính vì vậy, tác động của các hiệp định đó đến nền kinh tế Việt Nam sâu sắc hơn

là trong khuôn khổ của khu vực thương mại tự do thuần túy Điều rõ ràng là tiến trình HNKTQT, tự do hóa thương mại, đầu tư và chuyển sang thể chế kinh tế thị trường đang diễn ra ngày càng sâu rộng và không thể đảo ngược Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới[14]

Để thúc đẩy quá trìnhhội nhập,Đảng đã cụ thể hóa bằng thực hiện các nghị quyết trong các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc Từ 1986 Đại hội Đảng lần thứ VIvới tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm, khuyết điểm, đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hoà bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của đất nước, góp phần tích cực gìn giữ hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới

Trang 21

mại Trong cơ cấu hàng xuất khẩu đã có thêm một số mặt hàng chế biến và tăng số mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn như dầu thô, gạo, cà phê, hải sản, may mặc

Năm 1996-2000,tổng kim ngạch nhập khẩu trên 21 tỉ USD, kể cả phần nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tỉ trọng nhập khẩu vật tư, thiết bị tăng lên, đáp ứng được nhu cầu phát triển Quan hệ mậu dịch đã mở rộng với trên 100 nước và tiếp cận nhiều thị trường mới.[27]

Nhà nước đã mở rộng quyền xuất, nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, ban hành một số chính sách khuyến khích xuất khẩu Mối quan hệ hợp tác phát triển đã được khôi phục, khai thông và mở rộng với nhiều nước và các tổ chức tài chính quốc tế; cơ chế thu hút nguồn tài trợ phát triển song phương và đa phương đã được thiết lập Nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODA) tăng dần lên trong những năm gần đây và được tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 28% (chưa kể phần xuất khẩu tại chỗ) Tăng nhanh tỉ trọng hàng đã qua chế biến trong kim ngạch xuất khẩu, giảm tỉ trọng xuất khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế

Hướng nhập khẩu là tập trung vào nguyên liệu, vật liệu, các loại thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Từng bước thay thế nhập khẩu những mặt hàng có thể sản xuất có hiệu quả ở trong nước

Ổn định chính trị - xã hội được giữ vững Quốc phòng an ninh được củng cố Quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ; phá được thế bị bao vây, cô lập; mở rộng hợp tác và tham gia tích cực đời sống cộng đồng quốc tế

Năm 2000-2005,quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần tạo ra thế và lực mới của đất nước Phát triển quan hệ với các nước láng giềng; thiết lập và nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác quan trọng Hoàn thành phân giới cắm mốc trên đất liền với Trung Quốc, tăng dày hệ thống mốc biên giới với Lào; hoàn thành một bước phân giới cắm mốc trên đất liền với Campuchia; bước đầu đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc

và thúc đẩy phân định biển phía Tây Nam với các nước liên quan Tham gia tích

Trang 22

cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đảm nhiệm tốt vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng cộng đồng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hiến chương ASEAN, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA) Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; đối thoại cởi mở, thẳng thắn về tự do, dân chủ, nhân quyền

Năm 2007-2011,nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),

ký kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với một số đối tác quan trọng, mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác, góp phần quan trọng vào việc tạo dựng và mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn tài trợ quốc tế khác

Gắn kết với nền kinh tế thế giới vào loại hàng đầu thế giới Kim ngạch xuất - nhập khẩu của nước ta bằng khoảng gần 140% GDP (so với 56,9% của Trung Quốc, 58,5% của Nga, cao nhất trong ASEAN, chỉ sau Xin-ga-po); ODA và FDI đóng góp khoảng trên dưới 30% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội Nói cách khác,

ở cả “đầu vào” lẫn “đầu ra”, nhân tố bên ngoài đều chiếm vị trí rất quan trọng, không hội nhập để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và thu hút vốn đầu tư thì khó bề đáp ứng nhu cầu phát triển Từ năm 2006, FDI khu vực nước ngoài tăng từ 2,8 tỷ USD thì đến năm 2011 tăng lên 8,5 tỷ USD như vậy tăng gần 4 lần cho dù năm 2009 do khủng khoảng tài chính thế giới nên lượng FDI vào Việt Nam có giảm sút FDI năm này chỉ đạt 5,3 tỷ USD Do tác động hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại sự chú của các chủ đấu tư lớn trên thế giới đặc biệt là Mỹ đã đem lại vốn đấu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên đáng kể trong năm 2011.[27]

(Xem đồ thị 1.1 ở phần Phụ lục)

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm

Kể từ năm 2007 đến 2011 GDP thực tế trên đầu người cải thiện đáng kể từ 843 USD/ người/ năm tăng lên 1300 usd/người/năm mặc dù năm 2009 có chậm nhưng nhìn chung GDP tăng đều các năm, năm sau cao hơn năm trước Đẩy lùi lạm phát

Trang 23

ổn định kinh đưa kinh tế Việt Nam phát triển nhanh trong những năm tiếp theo GDP đến năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.[27]

(Xem đồ thị 1.2 ở phần Phụ lục)

Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30 - 35% lao động xã hội [32]

Tiểu kết

Hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với nền kinh tế quốc gia, lợi ích quốc gialà tất yết.Hệ thống pháp luật thương mại, chính sách xuất nhập khẩu đã được cải cách nhằm thực hiện cam kết gia nhập WTO đã tạo ra khung khổ pháp lý hiệu quả và ngày càng minh bạch, tạo niềm tin với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cải thiện tiếp cận thị trường xuất khẩu, nâng cao đáng kể kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Việc thực hiện cam kết mở cửa thị trường và cải cách hệ thống pháp luật là một thách thức lớn đối với công tác hoạch định chính sách và quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngay từ khi đang tiến hành đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành cải cách từng bước hệ thống chính sách thương mại, đầu tư, tài chính theo hướng phù hợp với các nguyên tắc của thương mại quốc tế, tiến hành công tác phổ biến tuyên truyền cho các doanh nghiệp, đồng thời thực hiện chuyển dịch dần cơ cấu nền kinh tế về phía các ngành có thế mạnh xuất khẩu và có lợi thế cạnh tranh tương đối

Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần thúc đẩy các quan hệ có hợp tác song phương khu vực và đa phương, tiếp tục nâng cao vị trí vai trò của Việt Nam trên

Trang 24

trường quốc tế, chủ động xây dựng các quan hệ đối tác mới thực sự mang lại lợi ích quốc gia Kết hợp chặt chẽ hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng của đất nước

Sau 25 năm đổi mới và hội nhập (1986 – 2011), Việt Nam đã tạo ra cho đất nước thế và lực trên trường quốc tế, với sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước Những năm tới là giai đoạn kinh tế nước ta sẽ phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau thời kỳ suy giảm,sẽ thực hiện nhiều hơn các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực kinh

tế - xã hội Tuy nhiên, nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại

Trang 25

Chương 2:PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU 4 NĂM GIA NHẬP WTO

2.1 Thực trạng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến chính sáchxuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn (2007-2011)

Không thể tách riêng tác động đến hoạt động ngoại thương do cải cách theo yêu cầu của WTO mà Việt Nam đã thực hiện đơn phương hoặc trong khuôn khổ các hiệp định thương mại khu vực (Hiệp định thương mại tự do ASEAN, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam -EU) từ lâu trước ngày chính thức gia nhập WTO Do đó, kết quả của hoạt động ngoại thương chỉ là một phần do tác động của cải cách theo cam kết với WTO

Cải cách chính sách thương mại phù hợp, tích cựcmở cửa nền kinh tế, làm cho kinh tế Việt Nam nhạy cảm hơn với các cú sốc của kinh tế thế giới như việc gia tăng bất thường các rủi ro trong thương mại, các rào cản thương mại trên thế gới, sự

áp đặt thuế quan và phi thế quan của các nước phát triển, để hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới

Kể từ đầu thời kỳ cải cách 1986, Việt Nam đã tham gia vào việc đàm phán

và ký kết một số hiệp định thương mại, ở mức độ song phương, khu vực và đa phương như: Việt Nam tôn trọng triệt để Hiệp định CEPT, AFTA vào năm 1995, APEC năm 1998 Là một bên tham gia AFTA và ASEAN, Việt Nam cũng đã ký kết thành công hiệp định thương mại để hội nhập sâu sắc hơn giữa ASEAN và các đối tác kinh doanh khác Ngoài ra, thông qua ASEAN, Việt Nam đã thiết lập các khuôn khổ cho việc ký kếtvà thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) với Ấn Độ

và Nhật Bản, Việt Nam đã đăng ký là thành viên của WTO vào năm 1995 Tại thời điểm này luật đầu tư, Luật doanh nghiệp cũng được ra đời nhằm thực hiện các chính sách và hình thành khung pháp lý cơ bản để hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế

Chính sách thuế quan đã có nhiều đổi mới về nội dung biểu thuế phù hợp nguyên tắc phân loại danh mục thuế quan hài hòa hàng hóa mô tả và mã hóa hàng

Trang 26

hóa của tổ chức Hải quan quốc tế và GATT Với quy định về thuế suất trong hệ thống code HS, Việt Nam đã sắp xếp lại mã số sửa đổi tên của một số mặt hàng cho phù hợp với quy đinh của ASEAN và Quốc tế [14, tr.185]

Sự gia nhập vào các tổ chức trong khu vực như ASEAN, khu vực mậu dịch

tự do AFTA, Việt Nam phải cắt giảm thuế quan với nhiều mặt hàng theo yêu cầu của CEPT (Common Effective Preferential Tariffs) trong chuơng trình tiến tới AFTA (ASEAN FREE TRADE AREA), và ra nhập WTO Các chương trình này đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi về chính sách thuế xuất nhập khẩu cho phù hợp Hơn nữa, quá trình quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ, ở khắp các châu lục, các khu vực của thế giới, kéo theo sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của các nước chậm phát triển nhất Sự hoà nhập quốc tế này đòi hỏi phải có sự thống nhất ngày càng rộng rãi của những quy định pháp luật,và thông lệ quốc tế trong hợp tác phát triển Sự hoà nhập tất yếu của Việt Nam vào hợp tác khu vực và quốc tế cũng đặt ra nhiệm vụ thích hợp hoá các chính sách quản lý phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chính sách thuế xuất nhập khẩu, đối với các điều kiện và thông lệ chung thế giới

(Xem bảng 2.1 ở phần Phụ lục)

Việt Nam giảm mức thuế bình quân từ mức hiện hành 17,4% xuống còn

13,4%, thực hiện dần trong vòng 5-7 năm Mức thuế bình quân hàng nông sản giảm

từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9%, thực hiện trong khoảng 5 năm Mức thuế bình quân hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống 12,6%, thực hiện trong vòng từ 5 đến 7 năm

Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải

Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ 30% trở lên sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao

Trang 27

gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử

Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng gồm: trứng, đường, thuốc lá lá, muối Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng: 40%, đường thô: 25%, đường tinh: 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn: 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch [29]

Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hoá theo ngành Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết

bị xây dựng Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy-ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5% Bảng 2.2 sẽ đề cập cụ thể về tình hình cam kết theo các Hiệp định tự do hoá theo ngành của Việt nam trong WTO

(Xem bảng 2.2 tại phần Phụ lục)

Bảng trình bày tổng quan cơ cấu thuế của Việt Nam năm 2007, ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO Mức thuế trần trong WTO theo lộ trình hội nhập đã cam kết Nói chung, trần thuế trung bình đối với các sản phẩm phi nông nghiệp chỉ khoảng trên 10%, đây là mức tương đối thấp

(Xem bảng 2.3 tại phần Phụ lục)

Có hai điểm cần lưu ý Thứ nhất, thuế MFN áp dụng thường cao hơn mức thuế bắt buộc, điều này cho thấy thuế quan sẽ giảm dần theo lộ trình thực hiện cam kết WTO Thứ hai, trong cơ cấu thuế của Việt Nam vẫn tồn tại những đỉnh thuế tương đối cao Thậm chí ngay cả khi tất cả các cam kết WTO được thực hiện thì vẫn còn trên ¼ mức thuế trần trong nông nghiệp cao hơn 25% và gần 5% ngành

Trang 28

công nghiệp vẫn có dòng thuế cao hơn 25% Một số ngành vẫn tồn tại đỉnh thuế như ngành ô tô xe máy, vốn đóng góp đáng kể cho doanh thu thương mại

(Xem bảng 2.4 tại phần Phụ lục)

Bảng dưới đây là tính toán của IMF tổng kết cho thấy thay đổi trong hệ thống thuế quan MFN tính đến thời điểm 2007 và sau khi thực hiện lộ trình cam kết WTO

(Xem bảng 2.5 tại phần Phụ lục)

Mức cam kết cụ thể: có khoảng 1/3 dòng thuế phải cắt giảm, chủ yếu các dòng thuế có thuế suất trên 20% các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối nền kinh tế như nông sản, xi măng sắt thép, vật liệu xây dựng, ô tô xe máy vẫn duy trì ổn định mức bảo hộ nhất định

Những ngành cắt giảm thuế nhiều nhất là: dệt may, cá, các sản phẩm cá, gỗ giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện tử, áp thuế trần cao với các mức đang áp dụng với các nhóm xăng dầu, kim loại, hóa chất và phương tiện vận tải

Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO, giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp nhất[29]

Đối với thuế xuất khẩu: WTO không có nội dung nào yêu cầu cam kết về

thuế xuất khẩu Tuy nhiên, một số thành viên (chủ yếu là các nước phát triển) như: Hoa Kỳ, Autralia, Canada và EU… yêu cầu cắt giảm tất cả thuế xuất khẩu đặc biệt đối với phế liệu kim loại màu và kim loại đen vào thời điểm gia nhập với lý do đây

là một hình thức nhằm hạn chế thương mại, gây nên tình trạng khan hiếm nguyên liệu, làm đẩy giá trên thị trường thế giới và trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước sử dụng các mặt hàng này

Cam kết của Việt Nam hiện nay là sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen từ 35% xuống 17% trong 5 năm; giảm thuế phế liệu kim loại màu từ 45% xuống 22% trong 5 năm Việt Nam không cam kết ràng buộc về thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng khác [27,tr.24]

Cam kết về hàng rào phi thuế:Những hàng rào phi thuế, nhất là các hạn chế

định lượng nhập khẩu sẽ bị loại bỏ, trừ các biện pháp dưới đây:

Trang 29

Hạn ngạch thuế quan:Được áp dụng cho 4 mặt hàng là trứng gia cầm, đường

ăn, lá thuốc lá và muối

Quyền tự vệ đặc biệt:Nước ta không được quyền áp dụng SSG cho mặt hàng

nông sản nào vì đây là biện pháp quá độ hầu như chỉ dành cho các nước thành viên WTO trong vòng Urugoay Trong trường hợp khẩn cấp, nước ta chỉ được quyền áp dụng biện pháp tự vệ

Quản lý xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chuyên ngành chuyên

ngành nông nghiệp(giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực

vật, phân bón, động thực vật hoang dã, quý hiếm, gỗ) như hiện nay là phù hợp, không phải điều chỉnh.[27]

Thời điểm gia nhập WTO cũng là thời gianViệt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định mà WTO quy định.Tuy nhiên nước ta đang phát triển ở giai đoạn thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên Việt Nam yêu cầu và được WTO chấp nhận hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan, thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phí nông nghiệp,quyền kinh doanh…

Quyền kinh doanh: bao gồmXNK hàng hóa theo quy định WTO.Việt nam

đồng ý cho doanh nghiệp, và cá nhân nước ngoài được phép XNK như doanh nghiệp và cá nhân người Việt Nam kể từ khi gia nhập, và cũng đồng ý cho phép các doanh nghiệp các nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam đăng ký quyền XNK tại Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối

Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu: Việt Nam đồng ý chấp nhận nhập khẩu

xe máy phân khối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007 Với thuốc lá điếu và xì gà, Việt Nam đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu, tuy nhiên chỉ có DNNN được quyền nhập toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà với mức thuế cao.Với ô tô chở người cũ Việt nam cho nhập khẩu với hạn sử dụng không quá 5 năm sau ngày sản xuất

Ngoài ra, còn đàm phán ký kết các vấn đề về sở hữu trí tuệ, đặc biệt sử dụng phần miềm hợp pháp trong Chính phủ, định giá XNK, các biện pháp đầu tư thương mại, các biện pháp hàng rào kỹ thuật thương mại

Trang 30

Trong lĩnh vực thương mại: Tiến hành thực hiện các văn bản pháp lý phù

hợp với Tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) đối với hàng hóa, dịch vụ…

Các liên doanh thành lập với các tỷ lệ nhất định và được rút bỏ tới năm 2014 (nghị định số 140/2007/NĐ-CP) các tỷ giá tín dụng xuất khẩu phải dựa trên tỷ giá thị trường(nghị định số 15/2006/NĐ-CP) Hiện đại hóa thủ tục hải quan tăng cừơng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại cửa khẩu Hiện đại hóa về pháp luật về các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đối với sản phẩm, tuân thủ với hiệp định về hàng rào kỹ thuật thương mại của WTO, đơn giản hóa giấy phép thương mại, thương mại dịch vụ tự do trong nhiều lĩnh vực, và điều tiết các dịch vụ tuân thủ theo quy định của Hiệp định chung về thương mại tự do của WTO[6, tr.50-55]

Gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới các chính sách và hệ thống pháp lý ở Việt Nam Những cam kết WTO như một mức chuẩn về kinh tế thụ trưởng được đông đảo cộng đồng quốc tế chấp nhận Việt Nam có thể căn cứ vào các yêu cầu của các nước xem xét và thực hiện theo những tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường, đây được coi là hệ thống quy chuẩn để Việt Nam thực hiện theo mà không mất thời gian tìm tòi, là lợi thế của việc gia nhập sau Làm đẩy nhanh cải cách chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách hành chính, cải cách doanh nghiệp trong nước, hoàn thiện lộ trình thuế quan, phi thuế quan và hàng rào kỹ thuật Do các nước thành viên luôn đòi hỏi, yêu cầu Việt Nam thực hiện nhanh tích cực và chủ động hơn việc đổi mới cải cách, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách trong nước phù hợp với cam kết ASEAN, AFTA, WTO, vừa đảm bảo các yêu cầu cam kết vừa có thời gian giúp các ngành được bảo hộ phát triển có lợitrong lộ trình cam kết WTO và các năm sau Bảng tỷ lệ bảo hộ thực tế và danh nghĩa giai đoạn 2012 ở mức 18% đến năm 2015 giảm chỉ còn 11% và giữ nguyên cho đên năm 2020 Do đó các ngành được bảo hộ tận dụng hết lợi thế để phát triển

(Xem bảng 2.6 tại phần Phụ lục)

Tác động hội nhập kinh tế quốc tế đến chính sách thương mại làm cho xuất khẩu và FDI tăng mạnh nhất là năm 2008 đến năm 2009 do ảnh hưởng khủng

Trang 31

khoảng kinh tế thế giới nên đầu tư nước ngoài có giảm sút đáng kể, nhưng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng mạnh trong giai đoạn này nhất là năm 2011 xuất khẩu tăng trên 33,3% (96,8 tỷ USD) thì FDI ở mức 4,5%(Khoảng 15tỷ USD) GDP đạt khoảng 1300 USD/người/ năm.[27]

Quá trình đàm phán ký kết và thực hiện các cam kết WTO giúp Việt Nam đặc biệt là những người nghiên cứu và hoạch định chính sách hiểu biết hơn về nền kinh tế thị trường, tiếp thụ khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh, năng động, sáng tạo, đồng thời có nhiều điều kiện thuận lợi về thông tin để nghiên cứu xem xét và học tập kinh nghiệm của các nước đi trước, những việc này giúp định hướng cho các nhà hoạch định chính sách, nghiên cứu, đề xuất giải pháp và hướng đi phù hợp quá trình hội nhập

(Xem đồ thị 2.7 tại phần Phụ lục)

2.2 Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến xuất khẩucủa Việt Nam giai đoạn 2007-2011

2.2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trước 2007

Trước 2007 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cũng tăng tuy không đều nhưng

có dấu hiệu tăng nhanh ở giai đoạn đầu khoảng 10% /năm từ 2001-2003 Xuất khẩu tăng là do lượng hàng xuất khẩu tăng do các ngành chủ lực tìm được nhiều thị trường mới, mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng, mặt khác Việt Nam và mỹ ký kết hiệp định về thương mại, mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu.Từ năm 2004- 2006 tốc độ phát triển có tăng nhưng chỉ khoảng 7%-8%/ năm do giá thế giới tăng cao, các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, dầu thô đều sụt giảm số lượng vì cạn kiệt dần tài nguyên và ảnh hưởng mội trường nên hạn chế khai thác

(Xem bảng 2.8 tại phần Phụ lục)

Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu:

Trang 32

Năm 2007 chỉ riêng hai mặt hàng dầu thô và than đá đã chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá tăng trưởng không ổn định Khối lượng xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong những năm đầu của giai đoạn 2001-2007 rồi giảm dần Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũng dần cạn kiệt trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không đạt nhiều tiến triển

Nhóm hàng nông lâm thủy sản:

Trong vòng 7 năm 2001-2007, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đã tăng lên gần gấp 3 lần Đây là những mặt hàng chịu nhiều tác động của thị trường thế giới, Trong những năm 2001-2003, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu

về nông sản, thủy sản giảm làm giảm giá hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu tăng rất chậm trong giai đoạn này Những năm còn lại của giai đoạn 2001-2007, do tình hình kinh tế thế giới phục hồi và chi phí sản xuất gia tăng, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã tăng nhanh

Trong năm 2007, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản có phần giảm hoặc tăng không nhiều Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại tăng rất cao so với năm 2006 Nguyên nhân là giá nông sản thế giới đang trên đà lên giá

Nhóm hàng chế biến, gia công:

Đây là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: dệt may, giày dép, sản phẩm cơ khí, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, thủ công mỹ nghệ…

Có thể phân chia các mặt hàng này thành hai nhóm:

+ Hàng chế biến chính: thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí – điện, vật liệu xây dựng, sản phẩm gỗ + Hàng chế biến cao: điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm

(1) Dệt may, da giày:

Tình hình xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam 7 năm qua luôn ổn định Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dệt may là 23%, da giày là 15,3% Hai ngành này có chung đặc điểm là sử dụng nhiều lao động, phù hợp với lợi thế lao động giá rẻ ở Việt Nam Những hạn chế của các ngành này là phụ thuộc vào nguồn

Trang 33

nguyên liệu của nước ngoài (60%-70%), hao phí điện năng lớn Giá gia công rẻ vì gia công những sản phẩm thô, ít tinh xảo

(2) Sản phẩm gỗ

Các sản phẩm gỗ gia tăng giá trị xuất khẩu một cách đều đặn trong giai đoạn 2001-2007 Trong vòng 7 năm, giá trị xuất khẩu tăng gấp 7 lần Năm 2004 có tốc độ tăng trưởng kỉ lục 81%, qua đó đưa gỗ vào nhóm hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD Nhưng về lâu về dài sẽ can kiệt nguồn cung vì diện tích trồng rừng ngày càng

bị thu hẹp và sự khai thác lậu

(3) Máy tính và linh kiện điện tử:

Ngành xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đang ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam Nếu như không tính năm 2002 xuất khẩu mặt hàng này giảm đi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới thì tốc

độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của mặt hàng này giai đoạn 2003-2007 đạt 29,4%, cao nhất trong số các mặt hàng chủ lực.Đây cũng là những tín hiệu đáng mừng vì Việt Nam đã chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, cũng như về cơ sở hạ tầng để ngành này phát triển [28]

(Xem bảng 2.9 tại phần Phụ lục)

Giá trị dịch vụ xuất khẩu tăng mạnh điển hình là nhóm vận tải và dịch vụ du lịch, về vận tải Việt Nam đã chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng, và tăng cường quan hệ hợp tác với các thị trường lớn trên thế giới về vận tải, như IATA, ICAO, FIATA Vận tải biển và đường sắt khác cũng được tăng cường, ngành du lịch cũng được củng cố

và phát triển về mọi mặt

(Xem bảng 2.10 tại phần Phụ lục)

Các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu

Các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia Trong giai đoạn 2001-2007, Kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào EU tăng 2,8 lần, vào Nhật tăng 2,3 lần và vào ASEAN tăng 2,8 lần Đáng chú ý

Trang 34

nhất là việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ Nếu như năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới này chỉ là 1065,3 triệu USD, thì đến năm

2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,54 tỷ USD, xấp xỉ 10 lần năm 2001[30]

Nhìn chung trong giai đoạn này xuất khẩu cũng tăng khá mạnh nhờ sự mở rộng thị trường xuất khẩu và giá thế giới tăng cao

2.2.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 -2011

Kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ:

Từ năm 2007-2011kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ

từ 64, 6 tỷ USD năm 2007 tăng lên 96,3 tỷ USD năm 2011 tốc độ tăng trưởng vào khoảng 33,3%so với năm 2007 Tốc độ tăng trưởng trong các lĩnh vực dịch vụ cũng tăng trưởng như: Dịch vụ vận tải và du lịch tăng đáng kể Vận tải ngành vận tải đường biển và đường hàng không tăng mạnh nhờchủ động đầu tư cơ sở hạ tầng như việc đóng nhiều loại tàu biển có tải trọng cao, xây dựng hàng loạt cảng mới, làm rút ngắn thới gian, giảm chi phí Cụm cảng sân bay quốc tế ngày càng mở rộng, nâng cấp để nâng công suất và số chuyến cũng như đa dạng tuyến chuyên chở hàng hóa quốc tế Du lịch và các dich vụ xuất khẩu khác cũng gặt hái đáng kể, các dịch vụ khác như tài chính, viễn thông, du lịch cũng tăng góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 là 96,3 tỷ USD.[27]

(Xem bảng 2.11 tại phần Phụ lục)

Nhìn chung kim ngạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn 2002-2011 có xu hướng tăng trưởng đều, ngoại trừ năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới Chính vì cuộc khủng hoảng bắt đầu

từ cuối 2008 và kéo đến 2009 này, nên việc so sánh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO đã trở nên khó thực hiện thông qua số liệu tổng kim ngạch xuất khẩu.Lấy số liệu của tổng cục thống kê so sánh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam của 10 năm để so sánh khi hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế đối với xuất khẩu của Việt Nam cho thấy tốc độ tăng trưởng khá mạnh cả về số lượng và giá trị

Trang 35

(Xem bảng 2.12 tại phần Phụ lục)

Nếu xét các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD) của Việt Nam kể từ sau khi gia nhập WTO thì con số này đã không ngừng tăng lên Nếu năm 2007 chỉ có 9 mặt hàng, năm 2008 có 11 mặt hàng, năm 2009, dù chịu tác động của khủng hoảng, vẫn có 13 mặt hàng, thì trong hai năm 2010 và 2011, con số này đã tăng vọt lên lần lượt là 18 và 22 mặt hàng Mặc

dù sự tăng này cũng có tác động của yếu tăng giá của một số mặt hàng, nhưng nhìn chung, sản lượng xuất khẩu cũng tăng đều trong các năm Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn có xu hướng tăng đều, ngoại trừ sự giảm sút vào năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng Trong 4 năm sau khi gia nhập WTO,

đã có trong đó có 8 mặt hàng đạt trên 2 tỷ USD và 6 mặt hàng có tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 15 tỷ USD (bình quân trên 3 tỷ USD/năm), đó là : Hàng dệt may – 51,2 tỷ USD, dầu thô – 37,2 tỷ USD, giầy dép – 24,5 tỷ USD, hàng hải sản 23,7 tỷ USD, máy tính sản phẩm điện tử và linh kiện – 15,8 tỷ USD, gỗ và sản phẩm từ gỗ 15,2 tỷ USD.[28]

Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu:

Số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu 3 năm trước và sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO đã tăng từ 6.233 doanh nghiệp năm 2004 lên 7.399 doanh nghiệp năm 2010 Với mức tăng khoảng trên 1000 doanh nghiệp sau 6 năm thì có lẽ không thực sự là con số ấn tượng, nhất là khi tỷ lệ doanh nghiệp tham gia xuất khẩu

đã giảm mạnh, từ 6,79% năm 2004 xuống chỉ còn 2,54% năm 2010 Rõ ràng, với kết quả này chưa thể nói là các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được cơ hội gia nhập WTO để tiếp cận thị trường quốc tế Điều này cũng có thể một phần do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2008 và đầu năm 2009 khiến các thị trường xuất khẩu trên thế giới có phần thu hẹp, nên số lượng doanh

nghiệp xuất khẩu năm 2010 của Việt Nam cũng không tăng cao được như kỳ vọng

Xét theo loại hình sở hữu, số lượng các doanh nghiệp khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân tham gia xuất khẩu đã giảm cả về số lượng và tỷ trọng Năm 2004

Trang 36

có 754 DN Nhà nước và 3.612 DN khu ngoài Nhà nước tham gia xuất khẩu thì đến

năm 2010, con số này lần lượt tương ứng là 376 và 3.549 doanh nghiệp [27]

(Xem bảng 2.13 & 2.14 tại phần Phụ lục)

Số lượng thị trường xuất khẩu

Số lượng thị trường xuất khẩu của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO không có thay đổi nhiều.Như vậy có thể thấy, từ khi gia WTO, số lượng thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã không thể tăng lên Điều này có thể giải thích được thông qua việc để gia nhập WTO, Việt Nam đã phải đàm phán với từng thành viên của WTO, và nhận được sự đồng ý của các thành viên này Việc đàm phán đã mở ra các thị trường mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, và các doanh nghiệp không phải đợi đến ngày Việt Nam chính thức gia nhập WTO để tiếp cận các thị trường này Do đó số lượng thị trường xuất khẩu đã không ngừng tăng lên trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO Còn sau khi gia nhập WTO, do tác động của cuộc khủng hoảng, nên số lượng thị trường xuất khẩu đã giảm vào năm 2009, 2010 và cả năm 2011[30]

(Xem bảng 2.15 tại phần Phụ lục)

Thị trường xuất khẩu của 6 mặt hàng chính có tổng kim ngạch xuất khẩu trong 4 năm kể từ khi gia nhập WTO trên 15 tỷ dường như cũng bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới Số lượng thị trường xuất khẩu đã giảm mạnh vào năm 2009, sau đó bắt đầu phục hồi lại vào năm 2010 và 2011 Tuy nhiên, trừ hàng dệt may là đã phục hồi lại số lượng thị trường như thời kỳ trước khủng hoảng, còn các mặt hàng khác vẫn chưa lấy lại được số thị trường như hai năm đầu khi Việt Nam gia nhập WTO

(Xem bảng 2.16 tại phần Phụ lục)

Việc là thành viên của GATT/WTO có quan hệ chặt chẽ với sự tăng lên đáng

kể của xuất khẩu ra các nước lớn trên thế giới Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ có cơ hội xuất hàng hoá có chất lượng và giá cả cạnh tranh, đáng chú ý là khối lượng hàng hoá xuất khẩu có thể giảm nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu có thể tăng do quá trình sản xuất lâu dài những mặt hàng chủ lực làm chất lượng hàng

Trang 37

hóa tăng mức độ tinh xảo và kỹ thuật cao là những lý do làm tăng về gía trị Mặt khác hội nhập kinh tế quốc tế làm mở rộng thêm thị trường, kéo theo phát triển nhiều ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu làm đa dạng sản phẩm trên thị trườngthương mại quốc tế

Tác động đến thị trường xuất khẩu tăng từ 1 tỷ USD trở lên:

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đa số là những thị trường lớn trên thế giới như châu Âu, Hoa Kỳ, thị trường gạo Philippine, Trung Quốc, Nhật Bản… HNKTQT làm mở rộng thị trường xuất khẩu sang những thị trường lớn đầy tiềm năng nhưng khó tính như Hoa kỳ…Có thị trường ổn định lâu dài là lợi thế rất lớn vì chủ động được kế hoạch xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu, số lượng hàng hóa xuất khẩu, làm cho chúng ta hoạch định chiến lược xuất khẩu hàng hóa lâu dài đem lại hiệu quả cao Từ năm 2007 đến nay hầu hết tham gia xuất khẩu trong các thị trường chủ yếu rất ổn định và phát triển Mặt khác do chính sách mở rộng thị trường thâm nhập sau vào nền kinh tế hàng hóa của Việt Nam đã tiếp cận được nhiều thị trường mới trên thế giới như châu Phi, Tây Âu…

(Xem bảng 2.17 tại phần Phụ lục)

Với lợi thếđiều kiện tự nhiên, môi trường kinh doanh thuận lợi khi ra nhập WTO đã tạo ra lợi thế cho Việt Nam xếp thứ hạng cao hiện nay về xuất khẩu một số sản phẩm như: gạo (thứ hai thế giới), cà phê (thứ hai thế giới), hạt tiêu (số một thế giới), hạt điều (thứ ba thế giới) Một số mặt hàng khác như dầu thô, thủy sản đang

có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối trên thị trường thế giới Bốn năm qua xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh cả về chất và lượng, sự tăng trưởng ổn định, đều đặn qua các năm cho dù kinh tế thế giới có nhiều tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt nam

Sự cạnh tranh về hàng hóa ngày càng gay gắt, nhiều nước áp đặt thuế quan lên các mặt hàng xuất khẩu cùng với những tố cáo các hành vi bán phá giá các sản phẩm của một quốc gia khác đối với Việt Nam nhằm hạn chế lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài Song với sự đổi mới các cơ chế chính sách về hàng hóa cũng như cơ chế thuế quan hợp lý và sự tuân thủ nghiêm túc các cam kết WTO, AFTA, cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiêp, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Trang 38

đã có chỗ đứng vững vàng trên thị trường thế giới nhất là những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu

4 năm gia nhập WTO

2.3.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Việt Nam trước năm 2007

Nhập khẩu giai đoạn này tăng khá mạnh bởi nhu cầu về nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa, nhất là hàng hóa gia công trong khu vực gia công và sản xuất, xuất khẩu tăng mạnh Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là cần thiết trong khi Việt Nam chưa sản xuất các mặt hàng này được Do vậy việc nhập khẩu luôn gắn liền với sự lựa chọn thị trường nhập khẩu để phù hợp và giảm được giá là việc mà các doanh nghiệp Việt Nam lựa

chọn

Từ năm 2002-2006, kim ngạch NK cũng tăng đáng kể, nhất là các mặt hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ, và các mặt hàng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị Mức độ tăng nhanh kéo theo nhập siêu tăng tử hơn 3 tỷ USD năm 2002 lên 5 tỷ USD năm 2006.[29]

(Xem bảng 2.18 & 2.19 tại phần Phụ lục)

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu

Các đối tác Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất đều thuộc khu vực Đông Á: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông Năm 2001, Việt Nam nhập khẩu đến 73,7% hàng hóa từ các nước trên; đến

11 tháng đầu năm 2007, con số này là 76,3% Trong chính sách về cơ cấu thị trường nhập khẩu, định hướng đưa ra là giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các nước châu Á xuống còn 55% vào năm 2010 Chiến lược phát triển XNK thời kì 2001-2010 còn đề cập tới việc gia tăng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn như Mỹ, EU, Nhật Bản lên 40% vào năm 2010.[27]

Tuy hàng hóa của chúng ta xuất khẩu sang khoảng 200 nước và vùng lãnh thổ nhưng kim ngạch xuất khẩu sang 40 thị trường lớn nhất đã chiếm đến 97% giá trị xuất khẩu, 20 thị trường lớn nhất chiếm đến 90% giá trị xuất khẩu Trong nhập

Trang 39

khẩu, Việt Nam mua đến 76,3% hàng hóa từ 8 đối tác lớn nhất[27]

Các đối tác xuất khẩu chủ yếu là các thị trường có công nghệ nguồn, trong khi các đối tác nhập khẩu chủ yếu lại là các thị trường không có công nghệ nguồn

Nhập khẩu theo khu vực kinh tế và theo nhóm hàng,theo khu vực kinh tế

Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN có giá trị xuất khẩu thấp hơn khu vực kinh tế trong nước vào những năm 2001-2002, xấp xỉ trong năm 2003 và vượt lên trong những năm sau của giai đoạn 2001-2007 Điều này cho thấy khu vực sử dụng vốn FDI có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm cao hơn khu vực trong nước

Giai đoạn này còn chứng kiến sự xuất siêu của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN và nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước Năm 2007, khu vực kinh tế trong nước đã nhập siêu gần 19 tỷ USD và kinh tế có vốn ĐTNN xuất siêu hơn 6 tỷ USD.[27]

Theo nhóm hàng hóa và dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân của ba nhóm hàng: máy móc, thiết

bị, dụng cụ, phụ tùng; nguyên, nhiên vật liệu; hàng tiêu dùng trong giai đoạn

2001-2006 lần lượt là 17,4%; 25,9% và 19,3% Sau 5 năm 2001-2001-2006, cơ cấu nhập khẩu

đã có thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu, giảm

tỉ trọng hai nhóm hàng máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng.Ngoài việc nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh thì nhập khẩu dịch vụ khác cũng tăng theo, đặc biệt là du lịch cho thấy tín hiệu lạc quan [27]

(Xem bảng 2.20 tại phần Phụ lục)

Tình trạng nhập siêu:

Nhập siêu xảy ra liên tục trong cả giai đoạn 2001-2007 Ngoại trừ năm 2005

có giá trị nhập siêu giảm nhẹ, các năm còn lại giá trị nhập siêu tăng liên tục, đặc biệt năm 2007 vừa qua tăng gần 2,5 lần Đây là mức tăng kỉ lục trong thời gian qua

Tỉ lệ nhập siêu trên tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 cũng cao kỉ lục: 25,82%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây Hai tháng đầu năm 2008 đã nhập siêu đến gần 4,3 tỷ USD, bằng 49,2% kim ngạch xuất khẩu.[27]

Bên cạnh thành công, hoạt động NK giai đoạn2001-2007 vẫn tồn tại một số

Trang 40

hạn chế, thậm chí rất gay gắt và cần được khắc phục kịp thời Những hạn chế như: thị trường nhập khẩu quá rộng lớn, cơ cấu NK chậm biến đổi Chính sách thuế giảm theo cam kết AFTA, WTO làm gia tăng sự cạnh tranh của hàng nội địa, làm giảm thu nhập ngân sách qua việc thu thuế, hiện tượng nhập siêu vẫn tồn tại… là những thách thức to lớn đối với ngành Ngoại thương Việt Nam

Khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hàng nhập khẩu đa phần

là các máy móc, dây chuyền sản xuất, trang thiết bị phục vụ sản xuất hàng hóa cũng tăng đáng kể từ 2007 đến nay

Khu vực hàng hóa sản xuất may mặc, dày dép luôn phải phụ thuộc nguyên vật liệu từ nước ngoài, mặt khác do phải chịu áp lực về sản lượng xuất khẩu, trong khi đó nguồn nguyên nhiên liệu tại chỗ không đáp ứng đủ, số lượng khu vực nhập khẩu ngày càng nhiều thị trường quốc tế ngày càng rộng mở nên khu này cũng tăng nhập khẩu đáng kể Mặt khác nhập khẩu dịch vụ cũng tăng đáng kể trong giai đoạn này, các dịch vụ nhập khẩu tăng cũng đã cho thấy sự tăng đều về nhóm hàng hóa làm cho thị trường chung ổn định Sự chênh lệch cung cầu hàng hóa dịch vụ tương đối đều cũng không làm lệch cán cân thương mại mà trái lại nó kích thích kinh tế tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt xóa dần độ lệch nhau về kim ngạch giữa xuất khẩu với nhập khẩu làm đẩy lùi lạm phát như trong năm 2011 là một kỷ lục, nếu duy trì

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. Vũ Đình Bách, Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nghiên cứu Kinh Tế 2006, Tháng 2, số 333 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Kinh Tế 2006
4. Phí Như Chanh, Phạm Xuân Thâu, Phạm Văn Linh, Những vấn đề lớn của thế giới và quá trình hội nhập, NXB CTQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lớn của thế giới và quá trình hội nhập
Nhà XB: NXB CTQG
5. PGS. TS. Lê Thế Giới và PGS. TS. Võ Xuân Tiến, Hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển bền vững, Trường đại học kinh tế Đà nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển bền vững
6. TS. Nguyễn Văn Hậu, TS.Nguyễn Thị Như Hà, Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện Việt Nam là thành viên tổ chức thương mại quốc tế, HVHCQG, HCQG HCM đồng chủ biên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện Việt Nam là thành viên tổ chức thương mại quốc tế, HVHCQG, HCQG HCM
7. TS. Đinh Xuân Lý, Quá trình Việt Nam hội nhập Châu Á Thái Bình Dương theo đường lối đổi mới của Đảng, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình Việt Nam hội nhập Châu Á Thái Bình Dương theo đường lối đổi mới của Đảng
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
9. TS. Nguyễn Xuân Thắng, Toàn cầu hóa và HNKTQT đối với tiến trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Viện KHXH VN, Viện KT CT Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa và HNKTQT đối với tiến trình CNH, HĐH ở Việt Nam
10. GS.TS.Võ Thanh Thu (2008), Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ kinh tế quốc tế
Tác giả: GS.TS.Võ Thanh Thu
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2008
11. TS.Nguyễn Anh Tuấn CB, TS.Nguyễn Văn Linh, Giáo trình kinh tế đối ngoại Việt Nam,của Học viện quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế đối ngoại Việt Nam,của Học viện quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
12. TS.Hoàng Anh Tuấn, Đánh giá tiến trình APEC triển vọng và tác động đối với Việt Nam, Học viện QHQT HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tiến trình APEC triển vọng và tác động đối với Việt Nam
13. GS.TS.Nguyễn Kế Tuấn, Kinh tế Việt Nam năm 2010 nhìn lại mô hình tăng trưởng giai đoạn 2001-2010, NXB ĐH KTQD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Việt Nam năm 2010 nhìn lại mô hình tăng trưởng giai đoạn 2001-2010
Nhà XB: NXB ĐH KTQD
17. P. Abbott et al (December 2006), A Critical Review of Studies on the Social and Economic Impacts ofVietnam’s International Economic Integration, CIEM Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Critical Review of Studies on the Social and Economic Impacts ofVietnam’s International Economic Integration
18. P. Abbott, J. Bentzen, and F. Tarp (2007), Vietnam ’ s Accession to the WTO: Lessons from PastTrade Agreements Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam"’
Tác giả: P. Abbott, J. Bentzen, and F. Tarp
Năm: 2007
19. German Development Institute (2006), Vietnam – the 150th WTO-member: Implications forindustrial policy and export promotion, Bonn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam – the 150th WTO-member: "Implications forindustrial policy and export promotion
Tác giả: German Development Institute
Năm: 2006
20. Helpman, E. and Krugman (1985), Market Structure and Foreign Trade:Increasing Returns, Imperfect Competition and the International Economy, Cambridge, Mass., MIT Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Market Structure and Foreign Trade:Increasing Returns, Imperfect Competition and the International Economy
Tác giả: Helpman, E. and Krugman
Năm: 1985
21. H. Kee, A. Nicita, & M. Olearraga (October 2004), “Import Demand Elasticities and Trade Distortions” Discussion Paper 4669, Centre for Economic Policy Research, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Import Demand Elasticities and Trade Distortions”
22. ILO (March 2008), “ Implementation of the Global Employment Agenda: Country presentation Viet Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Implementation of the Global Employment Agenda: "Country presentation Viet Nam
24. Goldberg P.K. and N. Pavcnick (2007), “Distributional Effects of Globalization”, Journalof Economic Literature Sách, tạp chí
Tiêu đề: Distributional Effects of Globalization
Tác giả: Goldberg P.K. and N. Pavcnick
Năm: 2007
25. Smith, A. and T. Venables, A. (1991), Economic Integration and Market Access,European Economic Review, Vol. 35, pg. 388-95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic Integration and Market Access
Tác giả: Smith, A. and T. Venables, A
Năm: 1991
26. T. W. Hertel and L.A. Winters (2006), Poverty and the WTO: Impacts of the DohaDevelopment Agenda, World Bank.Ngoài ra, còn có cổng thông tin điện tử của Sách, tạp chí
Tiêu đề: Poverty and the WTO: Impacts of the DohaDevelopment Agenda
Tác giả: T. W. Hertel and L.A. Winters
Năm: 2006
2. GS.TS. Đỗ Đức Bình, PGS. TS.Võ Thường Lạng, Giáo trình Kinh tế quốc tế Trường ĐH KTQD Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w