Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO (Trang 44)

2.4.1 Những thuận lợi, khó khăn của hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thuận lợi:

Việt Nam có một thể chế chính trị ổn định và có quan hệ trên 170 nước trên thế giới và có quan hệ thông suốt với nền kinh tế 152 nước thành viên WTO. Với một nước có nền an ninh– chính trị - xã hội ổn định,nhiều nước trên thế giới muốn mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác, đầu tư.

Việt Nam có chính sách thương mại phù hợp với các thông lệ quốc tế, các tập quán thương mại quốc tế và một thị trường kinh tế mở.Thị trường tương đối lớn với dân số đông. Địa lý giao thông thuận tiện cho việc mua bán, trung chuyển và

43

dịch vụ thương mại, nằm trong khu vực tăng trưởng kinh tế tiềm năng của thế giới cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thu hút được vốn đầu tư trực tiếp lớn trên thế giới, do chính trị - xã hội ổn định, chính sách thông thoáng phù hợp với việc ưu đãi chung, mặt bằng và nhân công rẻ, nhưng năng suất lao động tăng vì công nhân có tay nghề lâu năm và thực hiện gia công các nghề truyền thống như may mặc… Các tập đoàn, công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, cải thiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Nhiều mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu, có giá trị xuất khẩu cao như: dầu mỏ, gạo, cà phê, chè…do có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.

Khó khăn:

Thể chế kinh tế của Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện, bao gồm các luật lệ, qui định liên quan đến thương mại quốc tế dẫn đến các thua thiệt trong tranh chấp thương mại quốc tế.

Là nước gia nhập sau do phải tuân theo các luật lệ của các nước đi trước áp đặt, các rào cản thương mại: như hàng rào phi thuế quan và các hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu.

Việt Nam có ngành công nghiệp chế biến chưa phát triển, hàm lượng công nghệtrong hàng hóa xuất khẩu chưa cao, khó cải thiện chất lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu.

Chất lượng hàng hóa trong nước còn thấp do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn yếu, chưa đủ lực đầu tư vào công nghệ để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Hàng hóa xuất, nhập khẩu vẫn còn bị hạn chế bởi một số nước và khu vực kinh tế áp dụng hàng rào phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật…Mặt khác, do bị động bởi sự phụ thuộc nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng hóa, nên bị ép giá và không kịp tiến độ sản xuất dẫn đến tiêu thụ hàng chậm hơn và mất giá vì không kịp thời gian.

44

Đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện và công nhân lao động còn nhiều hạn chế về việc thích ứng môi trường làm việc công nghiệp và hiện đại.Mặt khác, nhiều chủng loại hàng hóa xuất khẩudựa trênkhai thác tài nguyên thiên nhiên và chỉ qua sơ chế dẫn đến nguồn tài nguyên ngày càngcạn kiệt, môi trường bị phá vỡ.Sản phẩm chủ yếu dưới dạng gia công, chế biến trình độ thấp, giá trị gia tăng hạn chế, sử dụng nhiều lao động, đất đai và tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường nặng, các sản phẩm dựa trêncông nghệ cao và tri thức chưa phát triển đáng kể.

2.4.2 Tác động tích cực, tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)