Thực trạng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến chính sáchxuất

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO (Trang 25)

Không thể tách riêng tác động đến hoạt động ngoại thương do cải cách theo yêu cầu của WTO mà Việt Nam đã thực hiện đơn phương hoặc trong khuôn khổ các hiệp định thương mại khu vực (Hiệp định thương mại tự do ASEAN, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam -EU) từ lâu trước ngày chính thức gia nhập WTO. Do đó, kết quả của hoạt động ngoại thương chỉ là một phần do tác động của cải cách theo cam kết với WTO.

Cải cách chính sách thương mại phù hợp, tích cựcmở cửa nền kinh tế, làm cho kinh tế Việt Nam nhạy cảm hơn với các cú sốc của kinh tế thế giới như việc gia tăng bất thường các rủi ro trong thương mại, các rào cản thương mại trên thế gới, sự áp đặt thuế quan và phi thế quan của các nước phát triển, để hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới.

Kể từ đầu thời kỳ cải cách 1986, Việt Nam đã tham gia vào việc đàm phán và ký kết một số hiệp định thương mại, ở mức độ song phương, khu vực và đa phương như: Việt Nam tôn trọng triệt để Hiệp định CEPT, AFTA vào năm 1995, APEC năm 1998. Là một bên tham gia AFTA và ASEAN, Việt Nam cũng đã ký kết thành công hiệp định thương mại để hội nhập sâu sắc hơn giữa ASEAN và các đối tác kinh doanh khác. Ngoài ra, thông qua ASEAN, Việt Nam đã thiết lập các khuôn khổ cho việc ký kếtvà thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) với Ấn Độ và Nhật Bản, Việt Nam đã đăng ký là thành viên của WTO vào năm 1995. Tại thời điểm này luật đầu tư, Luật doanh nghiệp cũng được ra đời nhằm thực hiện các chính sách và hình thành khung pháp lý cơ bản để hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế.

Chính sách thuế quan đã có nhiều đổi mới về nội dung biểu thuế phù hợp nguyên tắc phân loại danh mục thuế quan hài hòa hàng hóa mô tả và mã hóa hàng

24

hóa của tổ chức Hải quan quốc tế và GATT. Với quy định về thuế suất trong hệ thống code HS, Việt Nam đã sắp xếp lại mã số sửa đổi tên của một số mặt hàng cho phù hợp với quy đinh của ASEAN và Quốc tế [14, tr.185].

Sự gia nhập vào các tổ chức trong khu vực như ASEAN, khu vực mậu dịch tự do AFTA, Việt Nam phải cắt giảm thuế quan với nhiều mặt hàng theo yêu cầu của CEPT (Common Effective Preferential Tariffs) trong chuơng trình tiến tới AFTA (ASEAN FREE TRADE AREA), và ra nhập WTO. Các chương trình này đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi về chính sách thuế xuất nhập khẩu cho phù hợp. Hơn nữa, quá trình quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ, ở khắp các châu lục, các khu vực của thế giới, kéo theo sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của các nước chậm phát triển nhất. Sự hoà nhập quốc tế này đòi hỏi phải có sự thống nhất ngày càng rộng rãi của những quy định pháp luật,và thông lệ quốc tế trong hợp tác phát triển. Sự hoà nhập tất yếu của Việt Nam vào hợp tác khu vực và quốc tế cũng đặt ra nhiệm vụ thích hợp hoá các chính sách quản lý phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chính sách thuế xuất nhập khẩu, đối với các điều kiện và thông lệ chung thế giới.

(Xem bảng 2.1 ở phần Phụ lục)

Việt Nam giảm mức thuế bình quân từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4%, thực hiện dần trong vòng 5-7 năm. Mức thuế bình quân hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9%, thực hiện trong khoảng 5 năm. Mức thuế bình quân hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống 12,6%, thực hiện trong vòng từ 5 đến 7 năm.

Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải.

Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ 30% trở lên sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao

25

gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử.

Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng gồm: trứng, đường, thuốc lá lá, muối. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng: 40%, đường thô: 25%, đường tinh: 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn: 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch. [29]

Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm. Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy-ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm. Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%. Bảng 2.2 sẽ đề cập cụ thể về tình hình cam kết theo các Hiệp định tự do hoá theo ngành của Việt nam trong WTO.

(Xem bảng 2.2 tại phần Phụ lục)

Bảng trình bày tổng quan cơ cấu thuế của Việt Nam năm 2007, ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Mức thuế trần trong WTO theo lộ trình hội nhập đã cam kết. Nói chung, trần thuế trung bình đối với các sản phẩm phi nông nghiệp chỉ khoảng trên 10%, đây là mức tương đối thấp.

(Xem bảng 2.3 tại phần Phụ lục)

Có hai điểm cần lưu ý. Thứ nhất, thuế MFN áp dụng thường cao hơn mức thuế bắt buộc, điều này cho thấy thuế quan sẽ giảm dần theo lộ trình thực hiện cam kết WTO. Thứ hai, trong cơ cấu thuế của Việt Nam vẫn tồn tại những đỉnh thuế tương đối cao. Thậm chí ngay cả khi tất cả các cam kết WTO được thực hiện thì vẫn còn trên ¼ mức thuế trần trong nông nghiệp cao hơn 25% và gần 5% ngành

26

công nghiệp vẫn có dòng thuế cao hơn 25%. Một số ngành vẫn tồn tại đỉnh thuế như ngành ô tô xe máy, vốn đóng góp đáng kể cho doanh thu thương mại.

(Xem bảng 2.4 tại phần Phụ lục)

Bảng dưới đây là tính toán của IMF tổng kết cho thấy thay đổi trong hệ thống thuế quan MFN tính đến thời điểm 2007 và sau khi thực hiện lộ trình cam kết WTO.

(Xem bảng 2.5 tại phần Phụ lục)

Mức cam kết cụ thể: có khoảng 1/3 dòng thuế phải cắt giảm, chủ yếu các dòng thuế có thuế suất trên 20% các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối nền kinh tế như nông sản, xi măng sắt thép, vật liệu xây dựng, ô tô xe máy vẫn duy trì ổn định mức bảo hộ nhất định.

Những ngành cắt giảm thuế nhiều nhất là: dệt may, cá, các sản phẩm cá, gỗ giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện tử, áp thuế trần cao với các mức đang áp dụng với các nhóm xăng dầu, kim loại, hóa chất và phương tiện vận tải.

Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO, giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp nhất[29].

Đối với thuế xuất khẩu: WTO không có nội dung nào yêu cầu cam kết về thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, một số thành viên (chủ yếu là các nước phát triển) như: Hoa Kỳ, Autralia, Canada và EU… yêu cầu cắt giảm tất cả thuế xuất khẩu đặc biệt đối với phế liệu kim loại màu và kim loại đen vào thời điểm gia nhập với lý do đây là một hình thức nhằm hạn chế thương mại, gây nên tình trạng khan hiếm nguyên liệu, làm đẩy giá trên thị trường thế giới và trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước sử dụng các mặt hàng này.

Cam kết của Việt Nam hiện nay là sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen từ 35% xuống 17% trong 5 năm; giảm thuế phế liệu kim loại màu từ 45% xuống 22% trong 5 năm. Việt Nam không cam kết ràng buộc về thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng khác. [27,tr.24]

Cam kết về hàng rào phi thuế:Những hàng rào phi thuế, nhất là các hạn chế định lượng nhập khẩu sẽ bị loại bỏ, trừ các biện pháp dưới đây:

27

Hạn ngạch thuế quan:Được áp dụng cho 4 mặt hàng là trứng gia cầm, đường

ăn, lá thuốc lá và muối.

Quyền tự vệ đặc biệt:Nước ta không được quyền áp dụng SSG cho mặt hàng

nông sản nào vì đây là biện pháp quá độ hầu như chỉ dành cho các nước thành viên WTO trong vòng Urugoay. Trong trường hợp khẩn cấp, nước ta chỉ được quyền áp dụng biện pháp tự vệ.

Quản lý xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chuyên ngành chuyên ngành nông nghiệp(giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, động thực vật hoang dã, quý hiếm, gỗ) như hiện nay là phù hợp, không phải điều chỉnh.[27]

Thời điểm gia nhập WTO cũng là thời gianViệt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định mà WTO quy định.Tuy nhiên nước ta đang phát triển ở giai đoạn thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên Việt Nam yêu cầu và được WTO chấp nhận hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan, thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phí nông nghiệp,quyền kinh doanh…

Quyền kinh doanh: bao gồmXNK hàng hóa theo quy định WTO.Việt nam đồng ý cho doanh nghiệp, và cá nhân nước ngoài được phép XNK như doanh nghiệp và cá nhân người Việt Nam kể từ khi gia nhập, và cũng đồng ý cho phép các doanh nghiệp các nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam đăng ký quyền XNK tại Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối.

Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu: Việt Nam đồng ý chấp nhận nhập khẩu xe máy phân khối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, Việt Nam đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu, tuy nhiên chỉ có DNNN được quyền nhập toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà với mức thuế cao.Với ô tô chở người cũ Việt nam cho nhập khẩu với hạn sử dụng không quá 5 năm sau ngày sản xuất.

Ngoài ra, còn đàm phán ký kết các vấn đề về sở hữu trí tuệ, đặc biệt sử dụng phần miềm hợp pháp trong Chính phủ, định giá XNK, các biện pháp đầu tư thương mại, các biện pháp hàng rào kỹ thuật thương mại.

28

Trong lĩnh vực thương mại: Tiến hành thực hiện các văn bản pháp lý phù hợp với Tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) đối với hàng hóa, dịch vụ…

Các liên doanh thành lập với các tỷ lệ nhất định và được rút bỏ tới năm 2014 (nghị định số 140/2007/NĐ-CP) các tỷ giá tín dụng xuất khẩu phải dựa trên tỷ giá thị trường(nghị định số 15/2006/NĐ-CP). Hiện đại hóa thủ tục hải quan tăng cừơng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại cửa khẩu. Hiện đại hóa về pháp luật về các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đối với sản phẩm, tuân thủ với hiệp định về hàng rào kỹ thuật thương mại của WTO, đơn giản hóa giấy phép thương mại, thương mại dịch vụ tự do trong nhiều lĩnh vực, và điều tiết các dịch vụ tuân thủ theo quy định của Hiệp định chung về thương mại tự do của WTO[6, tr.50-55].

Gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới các chính sách và hệ thống pháp lý ở Việt Nam. Những cam kết WTO như một mức chuẩn về kinh tế thụ trưởng được đông đảo cộng đồng quốc tế chấp nhận. Việt Nam có thể căn cứ vào các yêu cầu của các nước xem xét và thực hiện theo những tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường, đây được coi là hệ thống quy chuẩn để Việt Nam thực hiện theo mà không mất thời gian tìm tòi, là lợi thế của việc gia nhập sau. Làm đẩy nhanh cải cách chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách hành chính, cải cách doanh nghiệp trong nước, hoàn thiện lộ trình thuế quan, phi thuế quan và hàng rào kỹ thuật. Do các nước thành viên luôn đòi hỏi, yêu cầu Việt Nam thực hiện nhanh tích cực và chủ động hơn việc đổi mới cải cách, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách trong nước phù hợp với cam kết ASEAN, AFTA, WTO, vừa đảm bảo các yêu cầu cam kết vừa có thời gian giúp các ngành được bảo hộ phát triển có lợitrong lộ trình cam kết WTO và các năm sau. Bảng tỷ lệ bảo hộ thực tế và danh nghĩa giai đoạn 2012 ở mức 18% đến năm 2015 giảm chỉ còn 11% và giữ nguyên cho đên năm 2020. Do đó các ngành được bảo hộ tận dụng hết lợi thế để phát triển.

(Xem bảng 2.6 tại phần Phụ lục)

Tác động hội nhập kinh tế quốc tế đến chính sách thương mại làm cho xuất khẩu và FDI tăng mạnh nhất là năm 2008 đến năm 2009 do ảnh hưởng khủng

29

khoảng kinh tế thế giới nên đầu tư nước ngoài có giảm sút đáng kể, nhưng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng mạnh trong giai đoạn này nhất là năm 2011 xuất khẩu tăng trên 33,3% (96,8 tỷ USD) thì FDI ở mức 4,5%(Khoảng 15tỷ USD) GDP đạt khoảng 1300 USD/người/ năm.[27]

Quá trình đàm phán ký kết và thực hiện các cam kết WTO giúp Việt Nam đặc biệt là những người nghiên cứu và hoạch định chính sách hiểu biết hơn về nền kinh tế thị trường, tiếp thụ khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh, năng động, sáng tạo, đồng thời có nhiều điều kiện thuận lợi về thông tin để nghiên cứu xem xét và học tập kinh nghiệm của các nước đi trước, những việc này giúp định hướng cho các nhà hoạch định chính sách, nghiên cứu, đề xuất giải pháp và hướng đi phù hợp quá trình hội nhập.

(Xem đồ thị 2.7 tại phần Phụ lục)

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)