Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩucủaViệt Nam trong

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO (Trang 53)

trong quá trinh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn tới:

3.1.1 Bối cảnh mới của trong nƣớc và quốc tế:

Năm 2012 là năm thứ 2 liên tiếp kinh tế thế giới ti ếp tục giảm sút sau đợt phục hồi ngắn vào năm 2010, kể từ cuô ̣c khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008- 2009.

Khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng Euro ngày càng trầm trọng. Sau Hy Lạp, Ailen, Bồ Đào Nha nay thêm Tây Ban Nha , Síp và Cô ̣ng hòa Séc yêu cầu được cứu trợ. Khu vực đồng Euro đứng trước nguy cơ tan rã nếu mô ̣t trong các quốc gia thành viên rời bỏ khối . Mỹ, nền kinh tế l ớn nhất thế giới, chưa thoát khỏi suy thoái từ 2008 đến nay . Trung Quốc và Ấn Đô ̣ , 2 nền kinh tế mới nổi lớn nhất châu Á đồng thời là các đầu tàu kỳ vo ̣ng có thể kéo kinh tế thế giới phu ̣c hồi , đều sụt giảm tăng trưởng đáng kể.

Trong báo cáo công bố tháng 4/2012, IMF dự báo kinh tế thế giới năm 2012 sẽ chỉ tăng trưởng 3,5% so với 3,9% của năm 2011 và 5,3% của năm 2010, trong khi thương mại toàn cầu chỉ tăng 4% so với 5,8% của năm 2011 và 12,9% của năm 2010.[28]

Trong khi kinh tế thế giới không thuận lợi thì kinh tế Viê ̣t Nam cũng gặp không ít khó khăn. Sau chu kỳ thắt chặt tiền tệ , lạm phát bắt đầu giảm tốc và các tháng 3, 4, 5/2012 chỉ số CPI tương ứng 0,16%, 0,05% và 0,18%, Tháng 6/2012 CPI lần đầu tiên trong 38 tháng kể từ tháng 4/2009 đã giảm xuống mức âm (- 0,26%).

52

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt 4,38%, mức rất thấp trong nhiều năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2010 và 2011 (8,7% và 9,2%). Chỉ số tồn kho hàng công nghiệp chế biến quý I /2012 lên đến 34,9% so với cùng kỳ 2011. Tuy chỉ số này giảm xuống 32,1% tháng 4/2012 và 29,4% tháng 5/2012 song vẫn rất cao so với mức hợp lý từ 12-15%. Điều đó cho thấy hàng hóa sản xuất ra ứ đọng nhiều, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Giá một số hàng hóa nông sản xuất khẩu giảm, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, lãi suất ngân hàng mặc dù có giảm nhưng việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn hạn chế…[28]

Tình hình khó khăn hiện nay là điều dễ hiểu khi nhìn vào bức tranh ảm đạm và chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng của kinh tế toàn cầu, trong khi những nỗ lực của Chính phủ mới chỉ mang lại những kết quả khiêm tốn bước đầu.

3.1.2 Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012:

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và sự nỗ lực của tất cả các ngành, hoạt động XNK trong 6 tháng đầu năm 2012 đã có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Tình hình xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012:

Viê ̣t Nam là nền kinh tế hướng ra xuất khẩu với đô ̣ mở rất cao nên những khó khăn của kinh tế thế giới đã trực tiếp tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu cũng như toàn bô ̣ nền kinh tế.

Song bất chấp những khó khăn c ủa kinh tế trong và ngoài nước , hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 vẫn đạt kết quả khả quan. Nếu như tháng 1/2012 kim ngạch xuất khẩu mới đa ̣t 6,5 tỷ USD thì sang tháng 2/2012 đã tăng lên 8,2 tỷ USD, 3 tháng tiếp theo đều ở mức trên dưới 9 tỷ USD và tháng 6/2012 lên đến gần 10 tỷ USD. Tổng cộng 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đa ̣t 53,1 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ 2011. Tuy chưa bằng mức tăng 30,3 % của 6 tháng đầu năm 2011 (là năm có t ốc độ tăng xuất khẩu cao nhất trong 15 năm qua), song đây vẫn là mức tăng khá, đặc biệt trong bối cảnh rất khó khăn hiện nay của kinh tế thế giới và trong nước[28].

53

Các yếu tố làm tăng kim ngạch xuất khẩu:

Thứ nhất, giá mô ̣t số m ặt hàng xuất khẩu vẫn tăng trong 6 tháng đầu năm , bất chấp kinh t ế thế giới ảm đạm. Trong 19 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực (chiếm khoảng 60% tổng kim nga ̣ch xuất khẩu của Viê ̣t Nam ) có 10 nhóm tăng giá và 9 nhóm giảm giá. Bù trừ cho nhau, chỉ số giá xuất khẩu chung của 19 nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm 2012 tăng 2,4% so với cùng kỳ 2011.

Thứ hai, lươ ̣ng xuất khẩu của nhiều mă ̣t hàng tăng . Chẳng ha ̣n, sắn và sản phẩm sắn tăng 50,9%, hạt điều tăng 40,2%, cao su tăng 41,7%, chè tăng 19,6% so với cùng kỳ 2011.Mới qua 6 tháng đầu năm, đã có 13 mặt hàng vươ ̣t 1 tỷ USD, trong đó có 10 mặt hàng vượt 2 tỷ USD và đă ̣c biê ̣t có 5 mặt hàng vượt 3 tỷ USD (dệt may; điện thoại và linh kiện; dầu thô; giày dép; điện tử, máy tính và linh kiện).

Thứ ba, bất chấp kinh tế thế giới ảm đạm, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn tăng khá ma ̣nh so v ới cùng kỳ 2011. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với tỷ lệ tăng 19,8%; Tiếp đến là EU tăng 22,4%, ASEAN tăng 22,8%, Nhật Bản tăng 42,3%, Trung Quốc tăng 31,9%, Hàn Quốc tăng 9,7%...[28]

Tình hình nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2012:

Nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2012 đa ̣t 53,84 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ 2011, thấp hơn nhiều so với mức tăng 22% của xuất khẩu.

Điều đáng mừng là trong cơ cấu nhâ ̣p khẩu, chỉ có nhóm hàng cần nhập khẩu (máy móc thiết bị , nguyên vâ ̣t liê ̣u sản xuất ) là tăng 8,6%. Các nhóm hàng nhập khẩu cần kiểm soát (rau quả, bánh kẹo, kim loa ̣i quý, đá quý, linh kiê ̣n phu ̣ tùng ô tô và xe máy ) và nhóm hàng hạn chế nhập khẩu đều giảm tương ứng 13,7% và 7,9% so với cùng kỳ 2011. Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là ASEAN; Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Mỹ.

Do xuất khẩu tăng ma ̣nh hơn nhiều so với nhâ ̣p khẩu nên 6 tháng đầu năm 2012, nhập siêu chỉ còn 685 triệu USD, giảm gần 90% so với con số 6,65 tỷ USD của cùng k ỳ năm 2011. Tỷ lệ nhập siêu trên xuất khẩu là 1,3% so với 15,7% của cùng kỳ năm 2011. Đây là con số và t ỷ lệ nhập siêu trên xuất khẩu thấp nhất cùng kỳ trong nhiều năm qua[28].

54

3.1.3 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn tới:

Đánh giá mô ̣t cách t ổng quát, tình hình XNK 6 tháng đầu năm 2012 là rất khả quan xét từ nhiều góc độ. Đó là kim nga ̣ch xuất khẩu tăng ma ̣nh , kim nga ̣ch nhâ ̣p khẩu tuy cũng tăng song thấp hơn nhiều so với mức tăng của xuất khẩu , nhâ ̣p siêu giảm r ất ma ̣nh cả về số tuyê ̣t đối l ẫn tỷ lê ̣ trên xuất khẩu . Từ kết quả XNK 6 tháng đầu năm 2012, XNK Việt Nam 6 tháng cuối năm 2012 và trong quá trình hội nhập quốc tế những năm tiếp theo vẫn có những cơ hội và thách thức nhất định.

a) Thách thức:

Thứ nhất, mức tăng xuất khẩu 22% của 6 tháng đầu năm 2012 chủ yếu do đóng góp của khối doanh nghiệp có vốn FDI. Trong 6 tháng đầu năm 2012, khối doanh nghiệp có vốn FDI (chiếm tỷ trọng 61,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu) có mức tăng tới 37,3%. Trong khi đó, khu vực kinh tế trong nước (chiếm tỷ trọng 38,5%) chỉ tăng có 4,1%. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc khu vực kinh tế trong nước đang đối mặt với thách thức rất lớn trong sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, nhập siêu giảm ma ̣nh trong 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy những dấu hiê ̣u đáng lo nga ̣i . Thông thường, nhâ ̣p siêu giảm là d ấu hiệu đáng mừng đối với bất kỳ quốc gia nào , đă ̣c biê ̣t là với Viê ̣t Nam , mô ̣t nền kinh tế nhâ ̣p siêu triền miên, gây mất cân đối nă ̣ng nề cán cân thương ma ̣ i và tài khoản vãng lai nhiều năm qua. Tuy nhiên, nhập siêu 6 tháng đầu năm 2012 giảm tới 90% so với cùng kỳ 2011 lại là điều đáng lo ngại trong tình hình hi ện nay, chứng tỏ khả năng hấp thụ của nền kinh tế, sức khỏe của các doanh nghiệp trong nước đang gặp vấn đề. Việc đẩy mạnh tái cấu trúc, khôi phục phát triển kinh tế và doanh nghiệp để từ đó có thể cải thiện được hoạt động XNKlà một thách thức lớn trong giai đoạn tới,

Việt Nam hiện vẫn là nền kinh tế gia công xuất khẩu dựa vào nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu đầu vào và máy móc thiết bị để phục vụ khâu gia công sản phẩm. Nhập siêu 6 tháng đầu năm 2012 giảm mạnh cho thấy sự suy giảm của sản xuất trong nước. Nhu cầu nhập nguyên nhiên liệu sụt giảm nghiêm trọng cũng có

55

nghĩa là các ngành sản xuất trong nước nói chung và khu vực xuất khẩu nói riêng đang gây ra những thách thức không nhỏ.

Thứ ba, giá cả hàng hóa thế giới trong 6 tháng cuối năm 2012 được dự báo là sẽ có xu hướng giảm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiê ̣u cải thiê ̣n.

Theo IMF, nếu như 3 tháng đầu năm 2012, chỉ số giá hàng hóa thế giới còn tăng nhe ̣ (tương ứng là 2,56%, 3,98% và 3,01%) thì từ tháng 4 và 5/2012 chỉ số này bắt đầu giảm (tương ứng là -2,28% và -6,14%). Xu hướng giảm này nhiều khả năng sẽ tiếp tục đến cuối năm, nhất là các hàng hóa có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, kim nga ̣ch xuất khẩu 6 tháng cuối năm của Việt Nam sẽ chịu tác đô ̣ng giảm, khiến cho nhiệm vụ cải thiện cán cân thương mại quốc tế ngày càng trở nên khó khăn.

Thứ tư , mô ̣t số nhóm hàng xuất khẩu có khả năng gă ̣p khó khăn trong 6 tháng cuối năm do nhiều nguyên nhân khác nhau . Xuất khẩu ga ̣o (đă ̣c biê ̣t ga ̣o phẩm cấp thấp thu hoa ̣ch vào tháng 7 và 8) sẽ phải cạnh tranh gay gắt với gạo giá rẻ của Ấn Đô ̣.

Xuất khẩu thủy sản khó tăng ma ̣nh do từ đầu năm 2012 đến nay, số doanh nghiê ̣p tham gia xuất khẩu giảm ma ̣nh . Ngoài ra Nhật Bản , thị trường xuấ t khẩu thủy sản quan trọng của Việt Nam , mới quyết đi ̣nh sẽ kiểm tra 30% lô tôm từ Viê ̣t Nam xem hàm lượng Ethoxyquin có vượt mức cho phép (nếu phát hiê ̣n vi ph ạm sẽ tăng tần suất kiểm tra lên 100%), Mỹ cũng áp mức thuế chống bán phá giá 9 - 28% đối với các nhà sản xuất ống thép hàn carbon của Việt Nam, Brazil khởi kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ nhiều nước trong đó có Việt Nam vào tháng 5/2012. Xuất khẩu cao su sẽ rất khó khăn do lượng cung toàn cầu tăng ma ̣nh trong khi nhu cầu thế giới su ̣t giảm ma ̣nh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đa ̣m . Tất cả các yếu tố này đặt ra thách thức đối với việc cải thiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn tới

Tình hình kinh tế vĩ mô đã, đang và sẽ tiếp tục có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các doanh nghiệp. Sức tiêu dùng chưa thể phục hồi trong ngắn hạn, cả trong và ngoài nước, nhất là khi những thị trường xuất khẩu lớn và truyền

56

thống của Việt Nam như Hoa Kỳ và các nước châu Âu gần đây tiếp tục có những dấu hiệu bất ổn. Cầu yếu khiến cho tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn. Bên cạnh đó, lộ trình hội nhập của Việt Nam với khu vực và thế giới ngày càng gần, hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan sẽ dần dần giảm xuống hoặc không thể tồn tại nữa, khả năng hàng hóa và dịch vụ của các nước sẽ tự do tung hoành và chiếm lĩnh thị trường nội địa hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, doanh nghiệp đang phải đối diện trước những khó khăn thường trực trong hoạt động sản xuất kinh doanh là chi phí tăng cao, do giá nguyên vật liệu đầu vào, lãi suất vay vốn của ngân hàng, và nhất là những yếu kém của nền sản xuất nhỏ thể hiện qua sự lãng phí và quản lý thiếu hiệu quả. Nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với những thách thức không thể tự giải quyết đơn lẻ mà đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ trong kịch bản tái cấu trúc nền kinh tế.

b) Cơ hội:

Nhìn lại chặng đường phát triển của nền kinh tế Việt Nam hơn 20 năm qua, kể từ khi đất nước bắt đầu Đổi Mới và mở cửa, có thể thấy rằng kinh tế vĩ mô của nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ những tác động của việc thay đổi chính sách của nhà nước và quá trình hội nhập với kinh tế thế giới. Thời điểm Luật ĐTNN (1987) và Luật doanh nghiệp (2000) ra đời đã tạo những bước ngoặt và nền tảng cho sự phát triển khá tốt và bền vững trong những năm liền sau đó, Những cột mốc của quá trình hội nhập đã đánh dấu những điểm thăng hoa đáng nhớ trong các chỉ tiêu vĩ mô của Việt Nam. Thời điểm Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do với các nước ASEAN (AFTA, 1996), Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA, 2001), gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO, 2007) đều là những năm mà tốc độ tăng trưởng GDP lập kỷ lục so với những năm trước đó.[29]

Giai đoạn tiếp theo, có khả năng Mỹ sẽ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn, đa dạng hơn. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho thị trường bất động sản, chứng khoán có nhiều cơ hội phục hồi trở lại. Bên cạnh đó, một trong những trọng tâm của chính sách trong giai đoạn tới là sẽ giảm thiểu những khó khăn cho doanh nghiệp, khôi phục đà tăng trưởng. Ngoài ra, chính sách tiền tệ đang có những điều chỉnh nhất định, giúp

57

tăng trưởng tính dụng cao hơn … là những cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh sự tăng trưởng trong giai đoạn tới.

Việt Nam đang trong giai đoạn tham gia Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương với nhiều thuận lợi như giảm thuế sâu, mở cửa dịch vụ lớn… sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đón một làn sóng đầu tư mới cần phải nắm bắt. Việt Nam cũng đang thực sự tái cấu trúc nền kinh tế với các hành động chiến lược để thay đổi mô hình tăng trưởng. Đây cũng là cơ hội để kinh tế Việt Nam tiếp tục bứt phá mạnh mẽ và hội nhập ngày càng sâu rộng hơn.

3.2. Quan điểm và định hƣớng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế từ nay đến 2020 Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế từ nay đến 2020

3.2.1 Quan điểm phát triển xuất nhập khẩu phục vụ phát triển bền vững trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ từ nay đến 2020 theo quyết định số: 2471/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gồm có:

 Phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong

nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thương mại.

 Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền

vững; kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)