Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến xuất khẩucủaViệt

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO (Trang 31)

Nam giai đoạn 2007-2011

2.2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trƣớc 2007

Trước 2007 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cũng tăng tuy không đều nhưng có dấu hiệu tăng nhanh ở giai đoạn đầu khoảng 10% /năm từ 2001-2003. Xuất khẩu tăng là do lượng hàng xuất khẩu tăng do các ngành chủ lực tìm được nhiều thị trường mới, mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng, mặt khác Việt Nam và mỹ ký kết hiệp định về thương mại, mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu.Từ năm 2004- 2006 tốc độ phát triển có tăng nhưng chỉ khoảng 7%-8%/ năm do giá thế giới tăng cao, các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, dầu thô đều sụt giảm số lượng vì cạn kiệt dần tài nguyên và ảnh hưởng mội trường nên hạn chế khai thác.

(Xem bảng 2.8 tại phần Phụ lục)

30

Năm 2007 chỉ riêng hai mặt hàng dầu thô và than đá đã chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá tăng trưởng không ổn định. Khối lượng xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong những năm đầu của giai đoạn 2001-2007 rồi giảm dần. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũng dần cạn kiệt trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không đạt nhiều tiến triển.

Nhóm hàng nông lâm thủy sản:

Trong vòng 7 năm 2001-2007, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đã tăng lên gần gấp 3 lần. Đây là những mặt hàng chịu nhiều tác động của thị trường thế giới, Trong những năm 2001-2003, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu về nông sản, thủy sản giảm làm giảm giá hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tăng rất chậm trong giai đoạn này. Những năm còn lại của giai đoạn 2001-2007, do tình hình kinh tế thế giới phục hồi và chi phí sản xuất gia tăng, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã tăng nhanh.

Trong năm 2007, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản có phần giảm hoặc tăng không nhiều. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại tăng rất cao so với năm 2006. Nguyên nhân là giá nông sản thế giới đang trên đà lên giá.

Nhóm hàng chế biến, gia công:

Đây là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: dệt may, giày dép, sản phẩm cơ khí, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, thủ công mỹ nghệ… Có thể phân chia các mặt hàng này thành hai nhóm:

+ Hàng chế biến chính: thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩm chế

biến, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí – điện, vật liệu xây dựng, sản phẩm gỗ.

+ Hàng chế biến cao: điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm.

(1) Dệt may, da giày:

Tình hình xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam 7 năm qua luôn ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dệt may là 23%, da giày là 15,3%. Hai ngành này có chung đặc điểm là sử dụng nhiều lao động, phù hợp với lợi thế lao động giá rẻ ở Việt Nam. Những hạn chế của các ngành này là phụ thuộc vào nguồn

31

nguyên liệu của nước ngoài (60%-70%), hao phí điện năng lớn. Giá gia công rẻ vì gia công những sản phẩm thô, ít tinh xảo.

(2) Sản phẩm gỗ

Các sản phẩm gỗ gia tăng giá trị xuất khẩu một cách đều đặn trong giai đoạn 2001-2007. Trong vòng 7 năm, giá trị xuất khẩu tăng gấp 7 lần. Năm 2004 có tốc độ tăng trưởng kỉ lục 81%, qua đó đưa gỗ vào nhóm hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Nhưng về lâu về dài sẽ can kiệt nguồn cung vì diện tích trồng rừng ngày càng bị thu hẹp và sự khai thác lậu.

(3) Máy tính và linh kiện điện tử:

Ngành xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đang ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như không tính năm 2002 xuất khẩu mặt hàng này giảm đi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của mặt hàng này giai đoạn 2003-2007 đạt 29,4%, cao nhất trong số các mặt hàng chủ lực.Đây cũng là những tín hiệu đáng mừng vì Việt Nam đã chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, cũng như về cơ sở hạ tầng để ngành này phát triển [28].

(Xem bảng 2.9 tại phần Phụ lục)

Giá trị dịch vụ xuất khẩu tăng mạnh điển hình là nhóm vận tải và dịch vụ du lịch, về vận tải Việt Nam đã chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng, và tăng cường quan hệ hợp tác với các thị trường lớn trên thế giới về vận tải, như IATA, ICAO, FIATA. Vận tải biển và đường sắt khác cũng được tăng cường, ngành du lịch cũng được củng cố và phát triển về mọi mặt.

(Xem bảng 2.10 tại phần Phụ lục)

Các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu

Các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Trong giai đoạn 2001-2007, Kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào EU tăng 2,8 lần, vào Nhật tăng 2,3 lần và vào ASEAN tăng 2,8 lần. Đáng chú ý

32

nhất là việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Nếu như năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới này chỉ là 1065,3 triệu USD, thì đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,54 tỷ USD, xấp xỉ 10 lần năm 2001[30].

Nhìn chung trong giai đoạn này xuất khẩu cũng tăng khá mạnh nhờ sự mở rộng thị trường xuất khẩu và giá thế giới tăng cao.

2.2.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 -2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ:

Từ năm 2007-2011kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ từ 64, 6 tỷ USD năm 2007 tăng lên 96,3 tỷ USD năm 2011 tốc độ tăng trưởng vào khoảng 33,3%so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng trong các lĩnh vực dịch vụ cũng tăng trưởng như: Dịch vụ vận tải và du lịch tăng đáng kể. Vận tải ngành vận tải đường biển và đường hàng không tăng mạnh nhờchủ động đầu tư cơ sở hạ tầng như việc đóng nhiều loại tàu biển có tải trọng cao, xây dựng hàng loạt cảng mới, làm rút ngắn thới gian, giảm chi phí. Cụm cảng sân bay quốc tế ngày càng mở rộng, nâng cấp để nâng công suất và số chuyến cũng như đa dạng tuyến chuyên chở hàng hóa quốc tế. Du lịch và các dich vụ xuất khẩu khác cũng gặt hái đáng kể, các dịch vụ khác như tài chính, viễn thông, du lịch cũng tăng góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 là 96,3 tỷ USD.[27]

(Xem bảng 2.11 tại phần Phụ lục)

Nhìn chung kim ngạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn 2002-2011 có xu hướng tăng trưởng đều, ngoại trừ năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Chính vì cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối 2008 và kéo đến 2009 này, nên việc so sánh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO đã trở nên khó thực hiện thông qua số liệu tổng kim ngạch xuất khẩu.Lấy số liệu của tổng cục thống kê so sánh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam của 10 năm để so sánh khi hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế đối với xuất khẩu của Việt Nam cho thấy tốc độ tăng trưởng khá mạnh cả về số lượng và giá trị.

33

(Xem bảng 2.12 tại phần Phụ lục)

Nếu xét các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD) của Việt Nam kể từ sau khi gia nhập WTO thì con số này đã không ngừng tăng lên. Nếu năm 2007 chỉ có 9 mặt hàng, năm 2008 có 11 mặt hàng, năm 2009, dù chịu tác động của khủng hoảng, vẫn có 13 mặt hàng, thì trong hai năm 2010 và 2011, con số này đã tăng vọt lên lần lượt là 18 và 22 mặt hàng. Mặc dù sự tăng này cũng có tác động của yếu tăng giá của một số mặt hàng, nhưng nhìn chung, sản lượng xuất khẩu cũng tăng đều trong các năm. Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn có xu hướng tăng đều, ngoại trừ sự giảm sút vào năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng. Trong 4 năm sau khi gia nhập WTO, đã có trong đó có 8 mặt hàng đạt trên 2 tỷ USD và 6 mặt hàng có tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 15 tỷ USD (bình quân trên 3 tỷ USD/năm), đó là : Hàng dệt may – 51,2 tỷ USD, dầu thô – 37,2 tỷ USD, giầy dép – 24,5 tỷ USD, hàng hải sản 23,7 tỷ USD, máy tính sản phẩm điện tử và linh kiện – 15,8 tỷ USD, gỗ và sản phẩm từ gỗ 15,2 tỷ USD.[28]

Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu:

Số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu 3 năm trước và sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO đã tăng từ 6.233 doanh nghiệp năm 2004 lên 7.399 doanh nghiệp năm 2010. Với mức tăng khoảng trên 1000 doanh nghiệp sau 6 năm thì có lẽ không thực sự là con số ấn tượng, nhất là khi tỷ lệ doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đã giảm mạnh, từ 6,79% năm 2004 xuống chỉ còn 2,54% năm 2010. Rõ ràng, với kết quả này chưa thể nói là các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được cơ hội gia nhập WTO để tiếp cận thị trường quốc tế. Điều này cũng có thể một phần do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2008 và đầu năm 2009 khiến các thị trường xuất khẩu trên thế giới có phần thu hẹp, nên số lượng doanh nghiệp xuất khẩu năm 2010 của Việt Nam cũng không tăng cao được như kỳ vọng.

Xét theo loại hình sở hữu, số lượng các doanh nghiệp khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân tham gia xuất khẩu đã giảm cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2004

34

có 754 DN Nhà nước và 3.612 DN khu ngoài Nhà nước tham gia xuất khẩu thì đến năm 2010, con số này lần lượt tương ứng là 376 và 3.549 doanh nghiệp [27].

(Xem bảng 2.13 & 2.14 tại phần Phụ lục)

Số lượng thị trường xuất khẩu

Số lượng thị trường xuất khẩu của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO không có thay đổi nhiều.Như vậy có thể thấy, từ khi gia WTO, số lượng thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã không thể tăng lên. Điều này có thể giải thích được thông qua việc để gia nhập WTO, Việt Nam đã phải đàm phán với từng thành viên của WTO, và nhận được sự đồng ý của các thành viên này. Việc đàm phán đã mở ra các thị trường mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, và các doanh nghiệp không phải đợi đến ngày Việt Nam chính thức gia nhập WTO để tiếp cận các thị trường này. Do đó số lượng thị trường xuất khẩu đã không ngừng tăng lên trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Còn sau khi gia nhập WTO, do tác động của cuộc khủng hoảng, nên số lượng thị trường xuất khẩu đã giảm vào năm 2009, 2010 và cả năm 2011[30].

(Xem bảng 2.15 tại phần Phụ lục)

Thị trường xuất khẩu của 6 mặt hàng chính có tổng kim ngạch xuất khẩu trong 4 năm kể từ khi gia nhập WTO trên 15 tỷ dường như cũng bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Số lượng thị trường xuất khẩu đã giảm mạnh vào năm 2009, sau đó bắt đầu phục hồi lại vào năm 2010 và 2011. Tuy nhiên, trừ hàng dệt may là đã phục hồi lại số lượng thị trường như thời kỳ trước khủng hoảng, còn các mặt hàng khác vẫn chưa lấy lại được số thị trường như hai năm đầu khi Việt Nam gia nhập WTO.

(Xem bảng 2.16 tại phần Phụ lục)

Việc là thành viên của GATT/WTO có quan hệ chặt chẽ với sự tăng lên đáng kể của xuất khẩu ra các nước lớn trên thế giới. Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ có cơ hội xuất hàng hoá có chất lượng và giá cả cạnh tranh, đáng chú ý là khối lượng hàng hoá xuất khẩu có thể giảm nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu có thể tăng do quá trình sản xuất lâu dài những mặt hàng chủ lực làm chất lượng hàng

35

hóa tăng mức độ tinh xảo và kỹ thuật cao là những lý do làm tăng về gía trị. Mặt khác hội nhập kinh tế quốc tế làm mở rộng thêm thị trường, kéo theo phát triển nhiều ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu làm đa dạng sản phẩm trên thị trườngthương mại quốc tế.

Tác động đến thị trường xuất khẩu tăng từ 1 tỷ USD trở lên:

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đa số là những thị trường lớn trên thế giới như châu Âu, Hoa Kỳ, thị trường gạo Philippine, Trung Quốc, Nhật Bản…. HNKTQT làm mở rộng thị trường xuất khẩu sang những thị trường lớn đầy tiềm năng nhưng khó tính như Hoa kỳ…Có thị trường ổn định lâu dài là lợi thế rất lớn vì chủ động được kế hoạch xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu, số lượng hàng hóa xuất khẩu, làm cho chúng ta hoạch định chiến lược xuất khẩu hàng hóa lâu dài đem lại hiệu quả cao. Từ năm 2007 đến nay hầu hết tham gia xuất khẩu trong các thị trường chủ yếu rất ổn định và phát triển. Mặt khác do chính sách mở rộng thị trường thâm nhập sau vào nền kinh tế hàng hóa của Việt Nam đã tiếp cận được nhiều thị trường mới trên thế giới như châu Phi, Tây Âu…

(Xem bảng 2.17 tại phần Phụ lục)

Với lợi thếđiều kiện tự nhiên, môi trường kinh doanh thuận lợi khi ra nhập WTO đã tạo ra lợi thế cho Việt Nam xếp thứ hạng cao hiện nay về xuất khẩu một số sản phẩm như: gạo (thứ hai thế giới), cà phê (thứ hai thế giới), hạt tiêu (số một thế giới), hạt điều (thứ ba thế giới). Một số mặt hàng khác như dầu thô, thủy sản đang có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối trên thị trường thế giới. Bốn năm qua xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh cả về chất và lượng, sự tăng trưởng ổn định, đều đặn qua các năm cho dù kinh tế thế giới có nhiều tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt nam. Sự cạnh tranh về hàng hóa ngày càng gay gắt, nhiều nước áp đặt thuế quan lên các mặt hàng xuất khẩu cùng với những tố cáo các hành vi bán phá giá các sản phẩm của một quốc gia khác đối với Việt Nam nhằm hạn chế lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài. Song với sự đổi mới các cơ chế chính sách về hàng hóa cũng như cơ chế thuế quan hợp lý và sự tuân thủ nghiêm túc các cam kết WTO, AFTA, cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiêp, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

36

đã có chỗ đứng vững vàng trên thị trường thế giới nhất là những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu.

2.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến nhập khẩucủa Việt Nam sau

4 năm gia nhập WTO

2.3.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Việt Nam trƣớc năm 2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhập khẩu giai đoạn này tăng khá mạnh bởi nhu cầu về nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa, nhất là hàng hóa gia công trong khu vực gia công và sản xuất, xuất khẩu tăng mạnh. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là cần thiết trong khi Việt Nam chưa sản xuất các mặt hàng này được. Do vậy việc nhập khẩu luôn gắn liền với sự lựa chọn thị trường nhập khẩu để phù hợp và giảm được giá là việc mà các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn.

Từ năm 2002-2006, kim ngạch NK cũng tăng đáng kể, nhất là các mặt hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ, và các mặt hàng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. Mức độ tăng nhanh kéo theo nhập siêu tăng tử hơn 3 tỷ USD năm 2002 lên 5 tỷ USD năm 2006.[29]

(Xem bảng 2.18 & 2.19 tại phần Phụ lục)

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu

Các đối tác Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất đều thuộc khu vực Đông Á: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Năm 2001, Việt Nam nhập khẩu đến 73,7% hàng hóa từ các nước trên; đến 11 tháng đầu năm 2007, con số này là 76,3%. Trong chính sách về cơ cấu thị trường nhập khẩu, định hướng đưa ra là giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các nước châu Á xuống

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO (Trang 31)