Quan điểm phát triển xuất nhập khẩu phục vụ phát triển bền vững trong tiến

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO (Trang 59)

Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ từ nay đến 2020 theo quyết định số: 2471/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gồm có:

 Phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong

nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thương mại.

 Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền

vững; kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.

 Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Tích cực và chủ động tham gia vào

mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

Tựu trung lại, mục tiêu chiến lược kinh tế trong giai đoạn HNKTQT tiếp theo là phát triển nhanhđi đôi với phát triển bền vững, nghĩa là tăng trưởng về số lượng đi liền với nâng cao chất lượng, tạo nên hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, đặc biệt coi trọng

58

các yếu tố phát triển theo chiều sâu. Gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo. Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển. Phát triển kinh tếđi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; ổn định chính trị - xã hội là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững.

Trên cơ sở đó, để đạt mục tiêu phát triển thời kỳ 2011-2020 như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đề ra, một số quan điểm phát triển XNK ở Việt Nam trong thời gian tới là:

(1) Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Trong những năm tới, xuất khẩu vẫn là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam và định hướng công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, thị trường trong nước chưa phát triển, cần tranh thủ nguồn lực bên ngoài, nhất là FDI, để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển xuất khẩu chính là con đường để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

(2) Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu.

Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường ở nước ta trong những năm tới là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống để phát triển bền vững về môi trường cho các ngành kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng.

Trước hết, tăng trưởng xuất khẩu phải trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên làm cơ sởphát triển bền vững. Việt Nam, một đất

59

nước được thiên nhiên ưu đãi, có trình độ phát triển thấp, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên sẽ tạo thuận lợi để tích lũy ban đầu cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Lợi thế về điều kiện tự nhiên đã tạo thuận lợi cho Việt Nam xếp thứ hạng cao về xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều...., một số mặt hàng khác như dầu thô, thủy sản đang có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, chúng ta chưa khai thác một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng như cà phê, hạt điều, cao su, chè kéo theo sự suy giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học. Tương tự, khai thác thủy sản theo lối hủy diệt, quá mức làm suy giảm nghiêm trọng sinh quyển biển. Tăng diện tích nuôi trồng thủy sản cùng với giảm diện tích rừng ngập mặn. Tăng trưởng xuất khẩu của nước ta đang tiềm ẩn nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và mất cân bằng sinh thái, Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai và gây nên những hệ lụy đối với môi trường và xã hội.

Thứ hai, tăng trưởng xuất khẩu phải đi đôi với việc hạn chế ô nhiễm môi trường. Trong những năm tới, Việt Nam phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình này sẽ khuyến khích khai thác tài nguyên và sử dụng ngày càng nhiều năng lượng và nguyên liệu đầu vào. Xuất khẩu trong giai đoạn tới sẽ tập trung vào tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến. Nếu không có những biện pháp kiểm soát ô nhiễm, môi trường sinh thái nước ta sẽ ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường còn làm giảm khả năng xuất khẩu và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu.

Thứ ba, phát triển xuất khẩu trong giai đoạn tới phải chú trọng nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu, áp dụng các quy trình và phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường. Xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế ngày càng phổ biến để giải quyết các vấn đề toàn cầu và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Việt Nam xuất khẩu nhiều mặt hàng nhạy cảm với môi trường và an toàn như nông sản, thủy sản.

60

Đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường phải được nhìn nhận như là một biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và cải thiện môi trường trong nước.

Thứ tư, phát triển xuất khẩu bền vững ở nước ta trong giai đoạn tới phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền. Khai thác hợp lý và có chính sách quản lý môi trường linh hoạt sẽ khuyến khích người hưởng lợi có ý thức chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển chúng để khai thác bền vững trong tương lai.

(3) Phát triển xuất khẩu góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm đảm bảo công bằng xã hội, chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các thành phần tham gia xuất khẩu.

Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội được đề ra trong Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam là: “Đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần”.

Trên cơ sở mục tiêu phát triển bền vững về xã hội của nước ta trong giai đoạn tới, quan điểm phát triển xuất khẩu về mặt xã hội được thể hiện ở một sốđiểm sau đây:

Thứ nhất, phát triển xuất khẩu góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm. Mặc dù, xuất khẩu của nước ta trong thời gian qua chưa thể hiện được xu hướng công nghiệp hóa, nhưng đóng góp về mặt xã hội là rất to lớn.

Thứ hai, phát triển xuất khẩu đóng góp vào nâng cao chất lượng lao động, trình độ quản lý. Chất lượng lao động và trình độ quản lý của các doanh nghiệp

61

nước ta còn hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chính sách đào tạo nguồn nhân lực và khuyến khích sử dụng người có trình độ chuyên môn cao là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, cần có chính sách để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu. Trước hết, cần giải quyết các vấn đề xã hội do tập trung lao động (nhất là lao động nữ) ở một số ngành như da giày, dệt may như tạo ra môi trường sinh sống ổn định, cải thiện môi trường lao động

Thứ tư, cần có chính sách chia sẻ lợi ích thu được từ xuất khẩu một cách hợp lý giữa những nhóm xã hội, nhất là trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Xử lý tốt vấn đề này sẽ tăng hiệu quả xuất khẩu, khai thác hợp lý tài nguyên và tránh được các xung đột xã hội có liên quan. Đây cũng là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ HNKTQT. Hiện nay, chúng ta chưa có một thiết chế hữu hiệu để kiểm soát phân phối thu nhập giữa các bên tham gia vào chuỗi giá trị. Thực tế cho thấy, người lao động, phần lớn là người sản xuất (nông dân) bị thua thiệt trong phân phối thu nhập. Người được hưởng lợi nhiều nhất là các nhà hoạch định chính sách, môi giới, nhà xuất khẩu trung gian. Trường hợp người trồng cà phê, trồng lúa, cá tra,,, bị các thương lái ép giá trong trường hợp có biến động thị trường còn khá phổ biến ở nước ta.

Thứ năm, cần có quan điểm tổng thể, dài hạn trong quản lý, khai thác tài nguyên và tài sản quốc gia.

(4) Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ tiên tiến, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nguy hại đối với môi trường và sức khỏe, cân đối xuất, nhập khẩu theo hướng hạn chế nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thương mại.

Chính sách quản lý nhập khẩu trong giai đoạn 2012-2020 cần tập trung vào việc xử lý những vấn đề như: cân bằng cán cân thương mại, khuyến khích nhập khẩu cạnh tranh, trước hết là công nghệ nguồn; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được; quản lý nhập khẩu hàng hóa không đảm bảo các quy định

62

về sức khỏe và môi trường. Trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát gia tăng, cán cân thanh toán thâm hụt, hạn chế nhập khẩu hợp lý có vai trò quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Để giảm nhập siêu, biện pháp dài hạn là phát triển các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu, trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam, quản lý nhập khẩu đối với các DNNN và đẩy mạnh tự do hóa thương mại.

3.2.2 Định hƣớng phát triển xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế2011-2020

(1) Định hướng phát triển xuất khẩu

Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn đến 2020 cũng đề ra mục tiêu là: “Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ; mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh; hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới”.

Trên cơ sở mục tiêu định hướng chung nêu trên, một số định hướng cụ thể phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2020 là:

- Xác định phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới phù hợp với xu hướng biến

đổi của thị trường thế giới và lợi thế của Việt Nam là khâu đột phá trong phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Các mặt hàng mới là các mặt hàng chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao.

- Giai đoạn từ nay-2015, tập trung phát triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi

thế về điều kiện tự nhiên và lao động rẻ như thuỷ sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm chế tác công nghệ trung bình... Tuy nhiên cần chuẩn bị điều kiện để gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến.

- Giai đoạn 2016-2020, tập trung phát triển các mặt hàng công nghiệp mới có

63

đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, những ngành chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao.

- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm xuất khẩu hàng thô, nông sản, thuỷ sản, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo như điện tử, viễn thông, vật liệu xây dựng, đồ gỗ…

- Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thu hút nhiều lao động rẻ, ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng thấp. Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng năng lượng và tài nguyên.

- Tập trung phát triển thị trường cho các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn, có

giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn. Trước hết là khai thác cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết HNKTQT để đẩy mạnh xuất khẩu và các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN… Khai thác các thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu, châu Phi và châu Mỹ La tinh…

(2) Định hướng nhập khẩu

- Khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ

nguồn trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có nền công nghiệp phát triển.

- Hạn chế nhập khẩu các loại hàng hóa sản xuất trong nước, nhập khẩu hàng

xa xỉ, có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu.

- Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước,

hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, thông qua việc xây dựng các biện pháp phi thuế quan phù hợp với các cam kết HNKTQT, các biện pháp tự vệ khẩn cấp, áp thuế chống bán phá giá, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực vật…

64 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ các nước ASEAN và Trung Quốc để bảo vệ

hàng sản xuất trong nước. Tranh thủ mở cửa thị trường trong các FTA mới để đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và nhập khẩu công nghệ nguồn.

3.3. Một số khuyến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, Chính phủ cũng đã kịp thời điều

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO (Trang 59)