Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến nhập khẩucủaViệt Nam sau

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO (Trang 38)

4 năm gia nhập WTO

2.3.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Việt Nam trƣớc năm 2007

Nhập khẩu giai đoạn này tăng khá mạnh bởi nhu cầu về nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa, nhất là hàng hóa gia công trong khu vực gia công và sản xuất, xuất khẩu tăng mạnh. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là cần thiết trong khi Việt Nam chưa sản xuất các mặt hàng này được. Do vậy việc nhập khẩu luôn gắn liền với sự lựa chọn thị trường nhập khẩu để phù hợp và giảm được giá là việc mà các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn.

Từ năm 2002-2006, kim ngạch NK cũng tăng đáng kể, nhất là các mặt hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ, và các mặt hàng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. Mức độ tăng nhanh kéo theo nhập siêu tăng tử hơn 3 tỷ USD năm 2002 lên 5 tỷ USD năm 2006.[29]

(Xem bảng 2.18 & 2.19 tại phần Phụ lục)

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu

Các đối tác Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất đều thuộc khu vực Đông Á: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Năm 2001, Việt Nam nhập khẩu đến 73,7% hàng hóa từ các nước trên; đến 11 tháng đầu năm 2007, con số này là 76,3%. Trong chính sách về cơ cấu thị trường nhập khẩu, định hướng đưa ra là giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các nước châu Á xuống còn 55% vào năm 2010. Chiến lược phát triển XNK thời kì 2001-2010 còn đề cập tới việc gia tăng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn như Mỹ, EU, Nhật Bản lên 40% vào năm 2010.[27]

Tuy hàng hóa của chúng ta xuất khẩu sang khoảng 200 nước và vùng lãnh thổ nhưng kim ngạch xuất khẩu sang 40 thị trường lớn nhất đã chiếm đến 97% giá trị xuất khẩu, 20 thị trường lớn nhất chiếm đến 90% giá trị xuất khẩu. Trong nhập

37

khẩu, Việt Nam mua đến 76,3% hàng hóa từ 8 đối tác lớn nhất[27].

Các đối tác xuất khẩu chủ yếu là các thị trường có công nghệ nguồn, trong khi các đối tác nhập khẩu chủ yếu lại là các thị trường không có công nghệ nguồn.

Nhập khẩu theo khu vực kinh tế và theo nhóm hàng,theo khu vực kinh tế

Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN có giá trị xuất khẩu thấp hơn khu vực kinh tế trong nước vào những năm 2001-2002, xấp xỉ trong năm 2003 và vượt lên trong những năm sau của giai đoạn 2001-2007. Điều này cho thấy khu vực sử dụng vốn FDI có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm cao hơn khu vực trong nước.

Giai đoạn này còn chứng kiến sự xuất siêu của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN và nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước. Năm 2007, khu vực kinh tế trong nước đã nhập siêu gần 19 tỷ USD và kinh tế có vốn ĐTNN xuất siêu hơn 6 tỷ USD.[27]

Theo nhóm hàng hóa và dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân của ba nhóm hàng: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; nguyên, nhiên vật liệu; hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2001- 2006 lần lượt là 17,4%; 25,9% và 19,3%. Sau 5 năm 2001-2006, cơ cấu nhập khẩu đã có thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu, giảm tỉ trọng hai nhóm hàng máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng.Ngoài việc nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh thì nhập khẩu dịch vụ khác cũng tăng theo, đặc biệt là du lịch cho thấy tín hiệu lạc quan. [27]

(Xem bảng 2.20 tại phần Phụ lục)

Tình trạng nhập siêu:

Nhập siêu xảy ra liên tục trong cả giai đoạn 2001-2007. Ngoại trừ năm 2005 có giá trị nhập siêu giảm nhẹ, các năm còn lại giá trị nhập siêu tăng liên tục, đặc biệt năm 2007 vừa qua tăng gần 2,5 lần. Đây là mức tăng kỉ lục trong thời gian qua. Tỉ lệ nhập siêu trên tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 cũng cao kỉ lục: 25,82%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Hai tháng đầu năm 2008 đã nhập siêu đến gần 4,3 tỷ USD, bằng 49,2% kim ngạch xuất khẩu.[27]

38

hạn chế, thậm chí rất gay gắt và cần được khắc phục kịp thời. Những hạn chế như: thị trường nhập khẩu quá rộng lớn, cơ cấu NK chậm biến đổi. Chính sách thuế giảm theo cam kết AFTA, WTO làm gia tăng sự cạnh tranh của hàng nội địa, làm giảm thu nhập ngân sách qua việc thu thuế, hiện tượng nhập siêu vẫn tồn tại… là những thách thức to lớn đối với ngành Ngoại thương Việt Nam.

(Xem bảng 2.21 tại phần Phụ lục)

2.3.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nhập khẩucủaViệt Nam giai đoạn 2007-2011 giai đoạn 2007-2011

Nhóm khu vực và mặt hàng nhập khẩu Khu vực nhập khẩu

Cũng giống như giai đoạn trước 2007, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, nhất là trong các lĩnh vực xây dựng công trình, nhà máy,thiết bị máy móc và phương tiện.... Trong khi đó khu vực này thường xuất khẩu thấp nhưng nhập siêu, nhất là phương tiện xe cộ.Những mặt hàng này thường có trị giá cao, song lại được hưởng quyền ưu đãi về thuế quan (Chính sách miển thuế cho hàng đầu tư) do đó làm tăng lượng hàng nhập khẩu.

Khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hàng nhập khẩu đa phần là các máy móc, dây chuyền sản xuất, trang thiết bị phục vụ sản xuất hàng hóa cũng tăng đáng kể từ 2007 đến nay.

Khu vực hàng hóa sản xuất may mặc, dày dép...luôn phải phụ thuộc nguyên vật liệu từ nước ngoài, mặt khác do phải chịu áp lực về sản lượng xuất khẩu, trong khi đó nguồn nguyên nhiên liệu tại chỗ không đáp ứng đủ, số lượng khu vực nhập khẩu ngày càng nhiều thị trường quốc tế ngày càng rộng mở nên khu này cũng tăng nhập khẩu đáng kể. Mặt khác nhập khẩu dịch vụ cũng tăng đáng kể trong giai đoạn này, các dịch vụ nhập khẩu tăng cũng đã cho thấy sự tăng đều về nhóm hàng hóa làm cho thị trường chung ổn định. Sự chênh lệch cung cầu hàng hóa dịch vụ tương đối đều cũng không làm lệch cán cân thương mại mà trái lại nó kích thích kinh tế tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt xóa dần độ lệch nhau về kim ngạch giữa xuất khẩu với nhập khẩu làm đẩy lùi lạm phát như trong năm 2011 là một kỷ lục, nếu duy trì

39

được cân bằng cán cân thương mại như hiện nay sẽ làm thúc đẩy phát triển xuất khẩu thu nhiều kết quả khả quan việc này ở Việt Nam chưa có tiền lệ.

(Xem bảng 2.22& 2.23 tại phần Phụ lục)

Mặt hàng nhập khẩu:

Theo doanh mục biểu thuế, hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam nằm trong hệ thống Code HS (Harmonized System) Quốc tế và GATT, hàng hóa theo doanh mục biểu thuế và theo mã hóa Quốc tế.Tất cả hệ thống mã hóa này gồm 9 phần chính chia làm 97chương năm 2011, gồm 10 số trong 1mã sản phẩm (phần này đến năm 2012 tăng 1 chương là chương 98 và mã hóa còn 8 số/mã sản phẩm). Hệ thống biểu thuế này được thay đổi hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế hàng hóa nhập vào thị trường Việt Nam. Tất cả hàng hóa trong biểu thuế này đều được nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng nguồn hàng tùy thuộc vào yếu tố cung cầu nội địa, sự biến động về giá cả, sự thay đổi của thị trường.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm thay đổi nguồn hàng, mặt hàng do cung cầu thị trường đòi hỏi. Sự thay đổi của hệ thống Code HS làm đa dạng thêm mặt hàng nhập khẩu.Như vậy nhiều mặt hàng có kỹ thuật và công nghệ cao, những mặt hàng mới xuất hiện trên thị trường cũng được nhập vào Việt Nam trong thời gian sớm nhất. Ví dụ: Năm 2011 điện thoại Iphone 4G bắt đầu được hãng tung ra thị trường thì tại Việt Nam đã có 40 chiếc. Mặt khác mở rộng ngành hàng mặt hàng nhập khẩu làm tăng sức cạnh tranh làm hạ giá thành sản phẩm, người tiêu dùng hưởng lợi,đa dạng mặt hàng, nguồn hàng làm cho hàng hóa lưu thông tốt trong thị trường, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu để phục vụ đời sống xã hội, an ninh, quốc phòng.

(Xem bảng 2.24 tại phần Phụ lục)

Từ năm 2007 đến nay hầu hết hàng hóa Việt Nam nhập khẩu ở tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới. Như vậy do hội nhập kinh tế quốc tế đã mở rộng phạm vi thị trường nhập khẩu của Việt Nam ra các nước trên thế giới,đa dạng hóa hàng hóa với giá cả hợp lý để tiết kiệm và xuất khẩu hàng hóa có lợi hơn đối

40

với những mặt hàng nhập khẩu nguyên vật liệu vật, vật tư công nghệ phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng. Với nhiều lựa chọn về hàng hóa và giá cả cùng với sự tích cực sản xuất khai thác tiềm lực sẵn có làm giảm tốc độ nhập khẩu dần dần cân bằng nhập siêu với xuất siêu.

Nhập khẩu cũng tập trung vào các mặt hàng làm đầu vào cho hoạt động sản xuất phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu chẳng hạn như xăng dầu, chất dẻo, vải, sắt thép, điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác.

Giá trị hàng hóa nhập khẩu và tình trạng nhập siêu qua các năm:

Giá trị hàng hóa ngày càng tăng và như đã nêu ở phần xuất khẩu, giá trị hàng hóa tăng là do giá thế giới tăng màkhu vực kinh tế nào cũng bị chi phối bởi giá cả thế giới. Từ năm 2007 đến 2011, rất nhiều khu vực và các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được các nguồn hàng có giá trị lớn như: xe cộ, phương tiện và những mặt hàng này có giá trị cao và sức tiêu thụ khá mạnh tại nội địa làm giá trị nhập khẩu của Việt nam tăng cao, kéo theo nhập siêu tăng là do các yếu tố sau:

 Sản xuất trong nước chưa đủ sử dụng (gồm tích lũy và sử dụng):Mức thiếu

hụt chiếm trên dưới 10% GDP, tỷ lệ tiết kiệm so với GDP năm 2006, đạt 36,3% năm 2009 còn 29,2%, năm 2010 còn 28,5. Trong khi tỷ lệ đầu tư trên GDP lại cao hơn (năm 2006 là 41,5%, năm 2007 là 46,5%, năm 2009 là 42,7% năm 2010 lá,9%). Vay nước ngoài tăng lên (nếu năm 2006 mới trên 15% thì năm 2009 tăng 40%). Nhập siêu do đó mà tăng lên. Đáng chú ý là có những thiếu hụt không đáng có, hoặc có từ lâu nhưng khắc phục chậm, như thức ăn gia súc, sữa, đường, bột giấy, Clinke, công nghiệp phụ trợ hoặc nhóm hàng “ xa xỉ” như hóa mỹ phẩm điện thoại di động…[16, tr.55].

 Yếu tố khác do cơ cấu sản xuất, xuất khẩu chậm chuyển đổi, tính gia công

còn lớn, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển, sản xuất trong nước, kể cả hàng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu: Hiệu qủa và sức cạnh tranh của hàng hóa xuất thấp. Mặt khác trong khi các nước thường áp dụng hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, ngược lại Việt Nam chưa áp dụng hàng rào kỹ thuật với hàng hóa nhập khẩu từ các nước, nhất là tiêu chuẩn kỹ thuật

41

và an toàn vệ sinh thực phẩm...Hơn nữa thị trường và ngành hàng tăng mạnh trong quá trình HNKTQT, nhưng nguyên vật liệu đầu vào thiếu hụt hoặc mất cân đối của một số ngành, cùng với nhu cầu tiêu dùng tăng cao của đại bộ phận các doanh nghiệp mua sắm, phương tiện thiết bị công nghệ dẫn đến nhập siêu tăng.

Thị trường nhập khẩu chủ yếu:

Trước năm 2007, hàng hóa nhập khẩu chỉ thực hiện tại một số thị trường nhỏ và tại các thị trường chủ yếu là Châu Á, nhất là trong khối CEPT, AFTA bởi vì các thị trường khác rất xa lạ với tập quán thương mại Việt nam,dễ xảy ra rủi ro, sự ảnh hưởng bởi các rào cản về thanh toán quốc tế và đồng tiền thanh toán, các quy định về hàng hóa trong các cam kết của tổ chức Kinh tế Quốc tế mà Việt Nam chưa được bảo vệ vì chưa phải là thành viên. Lượng hàng hóa Việt Nam nhập khẩu trong 4 năm qua có chiều hướng tăng mạnh là do nhu cầu sản xuất hàng hóa xuất khẩu lớn lại phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào. Mặt khác do cạnh tranh thị trường ngày càng lớn làm cho giá cả các mặt hàng này có giảm đáng kể. Do vậy việc nhập khẩu tăng là việc bình thường nhưng tỷ trọng nhập siêu trong giai đoạn này lại giảm kỷ lục cho thấy rằng việc xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu khả quan mặc dù thế giới đang phải gồng mình chống chọi với làn sóng khủng khoảng nợ công châu Âu.

(Xem bảng 2.25 tại phần Phụ lục)

Giá trị nhập siêu qua các năm:

Năm 2007 đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2 tỷ USD, tăng 38,1% và khu vực có vốn ĐTNN đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31%. Đến năm 2011,kim ngạch nhập khẩu đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 58 tỷ USD, tăng 21,2%; khu vực có vốn ĐTNN đạt 47,8 tỷ USD, tăng 29,2[27]

Nhập siêu hàng hóa năm 2011 đạt 9,5 tỷ USD, bằng 9,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua và là năm có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kểtừ năm 2002.[27]

42

Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO dưới tác động mạnh mẽ của HNKTQT, đã có những thay đổi mạnh mẽ trong cơ chế, chính sách thương mại nói chung và xuất, nhập khẩu nói riêng. Đã làm lên bước tranh toàn cảnh thương mại của Việt Nam mang màu sắc sáng sủa hơn giảm nhập siêu, từ năm 2009 đặc biệt là năm 2011, tỷ lệ nhập siêu thấp đáng kể so với các năm trước đó. Đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khá cao toàn nền kinh tế của Việt Nam.

(Xem bảng 2.27 tại phần Phụ lục)

Trong bốn năm qua, tăng trưởng xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong quá trình HNKTQT tựu trung vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn như tài nguyên và lao động rẻ... Với việc tăng trưởng theo chiều rộng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh sẵn có như hiện nay, Việt Nam khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Bên cạnh đó, cạnh tranh quốc tế trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu cũng là áp lực phải nhanh chóng chuyển định hướng phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu sang thay thế nhập siêu và phát triển thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong 25 năm đổi mới và 4 năm gia nhâ ̣p WTO , Việt Nam vẫn chưa có nhiều những thương hiệu hàng hóa và doanh nghiệp có uy tín quốc tế, ngoại trừ một số sản phẩm có được sự nổi tiếng do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên.

2.4 Đánh giá chung

2.4.1 Những thuận lợi, khó khăn của hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thuận lợi:

Việt Nam có một thể chế chính trị ổn định và có quan hệ trên 170 nước trên thế giới và có quan hệ thông suốt với nền kinh tế 152 nước thành viên WTO. Với một nước có nền an ninh– chính trị - xã hội ổn định,nhiều nước trên thế giới muốn mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác, đầu tư.

Việt Nam có chính sách thương mại phù hợp với các thông lệ quốc tế, các tập quán thương mại quốc tế và một thị trường kinh tế mở.Thị trường tương đối lớn với dân số đông. Địa lý giao thông thuận tiện cho việc mua bán, trung chuyển và

43

dịch vụ thương mại, nằm trong khu vực tăng trưởng kinh tế tiềm năng của thế giới cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thu hút được vốn đầu tư trực tiếp lớn trên thế giới, do chính trị - xã hội ổn định, chính sách thông thoáng phù hợp với việc ưu đãi chung, mặt bằng và nhân công rẻ, nhưng năng suất lao động tăng vì công nhân có tay nghề lâu năm và thực hiện gia công các nghề truyền thống như may mặc… Các tập đoàn, công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu,

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)