1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu về tác động của Việt Nam gia nhập WTO ảnh hưởng tới thương mại điện tử

41 785 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 600,95 KB

Nội dung

Nghiên cứu về tác động của Việt Nam gia nhập WTO ảnh hưởng tới thương mại điện tử Tổ chức Thương mại Thế giới ( tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 2

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1

MỤC LỤC 2

LỜI CẢM ƠN 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ WTO 7

1.1 Nguồn gốc của WTO 7

1.2 Chức năng của WTO 8

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 9

2.1 Khái niệm thương mại điện tử 9

2.2 Lịch sử hình thành TMĐT 9

2.2 Lợi ích của thương mại điện tử 12

2.2.1 Lợi ích đối với doanh nghiệp 12

2.2.2 Lợi ích đối với người tiêu dùng 14

2.2.3 Lợi ích đối với xã hội 15

2.3 Các loại hình ứng dụng TMĐT 15

CHƯƠNG III ẢNH HƯỞNG CỦA WTO ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 18

3.1 Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam 18

3.1.1 Nộp đơn xin gia nhập 18

3.1.2 Ðàm phán gia nhập 18

3.1.3 Kết nạp 21

3.2 Ảnh hưởng của WTO đến thương mại điện tử ở Việt Nam 22

3.2.1 Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 22

 Phương thức cung cấp qua biên giới 22

3.2.2 Phương thức cung cấp qua hiện diện thương mại 23

 Dịch vụ pháp lý 23

 Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan 24

 Dịch vụ quảng cáo (trừ dịch vụ quảng cáo thuốc lá) 24

3.2.3 Các dịch vụ thông tin 25

 Các dịch vụ chuyển phát 25

 Dịch vụ viễn thông 26

Trang 3

 Dịch vụ giá trị gia tăng 27

3.2.4 Dịch vụ nghe nhìn 28

3.2.5 Các dịch vụ tài chính 28

 Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm 28

 Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác 29

3.2.6 Dịch vụ chứng khoán 30

3.2.7 Dịch vụ giáo dục 31

3.2.8 Dịch vụ du lịch và các dịch vụ liên quan 32

3.2.9 Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao 33

 Dịch vụ giải trí, bao gồm nhà hát, nhạc sống và xiếc 33

 Các dịch vụ giải trí và hồi phục sức khoẻ khác 33

3.2.10 Dịch vụ vận tải hàng không 35

3.2.11 Lĩnh vực thương mại hàng hóa 35

 Thuế quan 35

 Phi thuế quan 36

 Hiệp định công nghệ thông tin(ITA) 37

3.2.12 Lĩnh vực sở hữu trí tuệ và đầu tư 38

 Sở hữu trí tuệ 38

 Đầu tư 38

CHƯƠNG IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

1 Tài liệu tiếng Việt 40

2 Tài liệu tiếng Anh 40

Trang 4

Chúng em xin cảm ơn cô Đặng Vân Anh đã rất tận tình hướng dẫn, chỉ bảochúng em giúp chúng em trong suốt quá trình thực hiện

Mặc dù đã cố gắng thực hiện tiểu luận với quyết tâm cao nhưng chắc hẳnchương trình của chúng em không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, chúng em rất mongnhận được những lời đánh giá chân thành của các thầy cô để chúng em rút kinh nghiệm

và thực hiện tốt hơn trong các dự án sau này

Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô, gia đình và bèbạn!

Hưng Yên, ngày… tháng 10 năm 2013

Nhóm sinh viên thực hiện

Vũ Tuấn Anh Trần Văn Đô Trần Huy Đông

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ST T

1 WTO World Trade Organization

4 WAP Wireless Application Protocol

Trang 7

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới ( tiếng Anh: World Trade Organization, viết

tắt WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát

các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thươngmại Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thươngmại để tiến tới tự do thương mại

1.1 Nguồn gốc của WTO

Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thươngmại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước.Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại vàViệc làm tại Havanatháng 3 năm 1948 Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kì đã khôngphê chuẩn hiến chương này.Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việcgiới doanh nghiệp Hoa Kì lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể được sửdụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớncủa Hoa Kì (Lisa Wilkins, 1997)

ITO suy sụp sớm, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnhthương mại quốc tế vẫn tồn tại Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thươngmại (GATT) GATT đóng vai trò là khung pháp lí chủ yếu của hệ thống thương mại đaphương trong suốt gần 50 năm sau đó Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòngđàm phán, kí kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới Vòng đám phán thứ tám, Vòngđàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO) thay thế cho GATT Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT đượcWTO kế thừa, quản lý, và mở rộng Không giống như GATT chỉ có tính chất củamột hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể WTO chínhthức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995

Trang 8

1.2 Chức năng của WTO

Theo ghi nhận tại Ðiều III, Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới,WTO có 5 chức năng

1 WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều hành và nhữngmục tiêu khác của Hiệp định thành lập WTO, các hiệp định đa biên của WTO,cũng như cung cấp một khuôn khổ để thực thi, quản lý và điều hành việc thựchiện các hiệp định nhiều bên

2 WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên vềnhững quan hệ thương mại đa biên trong khuôn khổ những quy định của WTO.WTO cũng là diễn đàn cho các cuộc đàm phán tiếp theo giữa các thành viên vềnhững quan hệ thương mại đa biên; đồng thời WTO là một thiết chế để thực thicác kết quả từ việc đàm phán đó hoặc thực thi các quyết định do Hội nghị Bộtrưởng đưa ra

3 WTO sẽ thi hành Thoả thuận về những quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giảiquyết tranh chấp giữa các thành viên (''Thoả thuận'' này được quy định trongPhụ lục 2 của Hiệp định thành lập WTO);

4 WTO sẽ thi hành Cơ chế rà soát chính sách thương mại (của các nước thànhviên), ''Cơ chế'' này được quy định tại Phụ lục 3 của Hiệp định thành lập WTO;

5 Ðể đạt tới sự thống nhất cao hơn về quan điểm trong việc tạo lập các chính sáchkinh tế toàn cầu, khi cần thiết, WTO sẽ hợp tác với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),Ngân hàng thế giới và các cơ quan trực thuộc của nó

Trang 9

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2.1 Khái niệm thương mại điện tử

Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổngquát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng nhữngphương tiện điện tử TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyềnthống Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mạiđược thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không giankinh doanh

TMĐT ngày càng được biết tới như một thương thức kinh doanh hiệu quả từ khiInternet hình thành và phát triển Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụthể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng

2.2 Lịch sử hình thành TMĐT

Từ khi Tim Berners-Lee phát minh ra WWW vào năm 1990, các tổ chức, cánhân đã tích cực khai thác, phát triển thêm WWW, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ.Các doanh nghiệp nhận thấy WWW giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày, cung cấp,chia sẻ thông tin, liên lạc với đối tác một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế Từ đó,doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đã tích cực khai thác thế mạnh của Internet, WWW

để phục vụ việc kinh doanh, hình thành nên khái niệm TMĐT Chính Internet và Web

là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho TMĐT phát triển và hoạt động hiệuquả Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm1994 Công ty Netsscape tung ra cácphần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet vào tháng 5 năm 1995 Công tyAmazon.com ra đời vào tháng 5 năm 1997 Công ty IBM tung ra chiến dịch quảng cáocho các mô hình kinh doanh điện tử năm 1997

Với Internet và TMĐT, việc kinh doanh trên thế giới theo cách thức truyềnthống bao đời nay đã ít nhiều bị thay đổi, cụ thể như:

Trang 10

Người mua nay có thể mua dễ dàng, tiện lợi hơn, với giá thấp hơn, có thể so sánhgiá cả một cách nhanh chóng, và mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên khắp thế giới, đặcbiệt là khi mua sản phẩm điện tử download được (downloadable electronicproducts) hay dịch vụ cung cấp qua mạng.

Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệ một - đến - một(one-to-one) với số lượng khách hàng rất lớn mà không phải tốn nhiều nhân lực và chiphí

Người mua có thể tìm hiểu, nghiên cứu các thông số về sản phẩm, dịch vụ kèmtheo qua mạng trước khi quyết định mua

Người mua có thể dễ dàng đưa ra những yêu cầu đặc biệt của riêng mình để nhàcung cấp đáp ứng, ví dụ như mua CD chọn các bài hát ưa thích, mua nữ trang tự thiết kếkiểu, mua máy tính theo cấu hình riêng

Người mua có thể được hưởng lợi từ việc doanh nghiệp cắt chi phí dành choquảng cáo trên các phương tiện truyền thông, thay vào đó, giảm giá hay khuyến mãitrực tiếp cho người mua qua mạng Internet

Người mua có thể tham gia đấu giá trên phạm vi toàn cầu

Người mua có thể cùng nhau tham gia mua một món hàng nào đó với số lượnglớn để được hưởng ưu đãi giảm giá khi mua nhiều

Doanh nghiệp có thể tương tác, tìm khách hàng nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn,với chi phí rất thấp hơn trong thương mại truyền thống

Những trung gian trên Internet cung cấp thông tin hữu ích, lợi ích kinh tế (giảmgiá, chọn lựa giá tốt nhất ) cho người mua hơn là những trung gian trong thương mạitruyền thống Cạnh tranh toàn cầu và sự tiện lợi trong việc so sánh giá cả khiến chonhững người bán lẻ phải hưởng chênh lệch giá ít hơn

Trang 11

TMĐT được chia ra thành nhiều cấp độ phát triển Cách phân chia thứ nhất: 6cấp độ phát triển TMĐT:

Cấp độ 1 - hiện diện trên mạng: doanh nghiệp có website trên mạng Ở mức độ

này, website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sảnphẩm mà không có các chức năng phức tạp khác

Cấp độ 2 – có website chuyên nghiệp: website của doanh nghiệp có cấu trúc

phức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem,người xem có thể liên lạc với doanh nghiệp một cách thuận tiện

Cấp độ 3 - chuẩn bị TMĐT: doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch

vụ qua mạng Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ đểphục vụ các giao dịch trên mạng Các giao dịch còn chậm và không an toàn

Cấp độ 4 – áp dụng TMĐT: website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong

mạng nội bộ của DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sựcan thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tănghiệu quả

Cấp độ 5 - TMĐT không dây: doanh nghiệp áp dụng TMĐT trên các thiết bị

không dây như điện thoại di động, Palm (máy tính bỏ túi)v.v… sử dụng giaothức truyền không dây WAP (Wireless Application Protocol)

Cấp độ 6 - cả thế giới trong một máy tính: chỉ với một thiết bị điện tử, người ta

có thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loạithông tin (hình ảnh, âm thanh, phim, v.v…) và thực hiện các loại giao dịch Cách phân chia thứ hai: 3 cấp độ phát triển TMĐT

Cấp độ 1 – thương mại thông tin (i-commerce, i=information: thông tin): doanh

nghiệp có website trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ Cáchoạt động mua bán vẫn thực hiện theo cách truyền thống

Trang 12

Cấp độ 2 – thương mại giao dịch (t-commerce, t=transaction: giao dịch): doanh

nghiệp cho phép thực hiện giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên mạng,

có thể bao gồm cả thanh toán trực tuyến

Cấp độ 3 – thương mại tích hợp (c-business, c=colaborating, connecting: tích

hợp, kết nối): website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạngnội bộ của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạnchế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động vàtăng hiệu quả

2.2 Lợi ích của thương mại điện tử

2.2.1 Lợi ích đối với doanh nghiệp

- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại

truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cungcấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới Việc mở rộng mạng lưới nhà cungcấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán đượcnhiêu sản phẩm hơn

- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin,

chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống

- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân

phối hàng Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi cácshowroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệmđược chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho

- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và

Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêmnhiều chi phí biến đổi

- Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược

kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầucủa khách hàng Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp

Trang 13

- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và

giá trị mới cho khách hàng Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hayđấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thànhcông này

- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả

năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời giantung sản phẩm ra thị trường

- Giảm chi phí thông tin liên lạc:

- Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính

(80%); giảm giá mua hàng (5-15%)

- Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng,

quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn Đồng thời việc cábiệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng vàcủng cố lòng trung thành

- Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả

đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời

- Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng

cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng Thực tế, việc thu nếutriển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet

- Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất

lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa cácquy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cậnthông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt độngkinh doanh

Trang 14

2.2.2 Lợi ích đối với người tiêu dùng

- Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép

khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới

- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người

mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn

- Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách

hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mứcgiá phù hợp nhất

- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm

số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm việc giao hàng được thực hiện dễ dàngthông qua Internet

- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng

có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công

cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hìnhảnh)

- Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể

tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những mónhàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới

- Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh thương mại điện tử

cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệuquả và nhanh chóng

- Đáp ứng mọi nhu cầu: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn

hàng khác nhau từ mọi khách hàng

- Thuế: Trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, nhiều nước khuyến

khích bằng cách miến thuế đối với các giao dịch trên mạng

Trang 15

2.2.3 Lợi ích đối với xã hội

- Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc,

mua sắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn

- Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá

do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người

- Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản

phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và thương mại điện tử.Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo qua mạng

- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y

tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ được thực hiện qua mạng với chi phíthấp hơn, thuận tiện hơn Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế là các ví dụthành công điển hình

2.3 Các loại hình ứng dụng TMĐT

Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử racác loại hình phổ biến như sau:

- Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (business to business);

- Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (business to consumer);

- Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (business to government);

- Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (consumer to consumer);

- Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (government to consumer).

B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với

doanh nghiệp Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế(UNCTAD), TMĐT B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%) Các giao dịchB2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị giatăng (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch

Trang 16

TMĐT… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợpđồng, thanh toán qua các hệ thống này Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thểdiễn ra một cách tự động TMĐT B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp,đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếpthị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh,…

B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các

phương tiện điện tử Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa,dịch vụ tới người tiêu dùng Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựachọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít(khoảng 10%) trong TMĐT nhưng có sự phạm vi ảnh hưởng rộng Để tham gia hìnhthức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở

dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trựctiếp tới người tiêu dùng TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêudùng Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bàyhay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn Người tiêu dùng sẽcảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánhnhiều mặt hàng cùng một lúc

B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ

quan nhà nước đóng vai trò khách hàng Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệpvới cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử Cơ quan nhà nướccũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng củacác cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cungcấp trên website Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồngthời giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công

C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau Sự phát triển của các

phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tưcách là người bán, người cung cấp dịch vụ Một cá nhân có thể tự thiết lập website để

Trang 17

kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấugiá một số món hàng mình có C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường.

G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân Đây chủ yếu là

các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT Ví

dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v

Trang 18

CHƯƠNG III ẢNH HƯỞNG CỦA WTO ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

VIỆT NAM

3.1 Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam

Việt Nam cũng như bất kỳ nước nào khác muốn gia nhập WTO đều phải trải quamột trình tự nhất định; có chăng chỉ là khác nhau về thời gian thực hiện trình tự Thờigian dài hay ngắn phụ thuộc vào việc nước xin gia nhập và các thành viên khác củaWTO đàm phán với nhau ra sao, chấp nhận những nhượng bộ nhau như thế nào

Thủ tục gia nhập WTO bao gồm các bước (hoặc các giai đoạn):

- Nộp đơn xin gia nhập;

- Ðàm phán gia nhập;

- Kết nạp

3.1.1 Nộp đơn xin gia nhập

Nộp đơn là bước đầu tiên và bắt buộc đối với một nước xin gia nhập WTO.Ðồng thời với việc tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vàotháng 7-1995; là thành viên đồng sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) vào tháng3-1996; tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vàotháng 11-1998; Việt Nam đã sớm nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia vào Tổchức thương mại thế giới (WTO)

1-1-1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO WTO tiếp nhận đơn xin gianhập của WTO của Việt Nam và Việt Nam trở thành quan sát viên của tổ chức này

31-1-1995, Nhóm công tác (của WTO) về việc Việt Nam gia nhập WTO đượcthành lập

Trang 19

3.1.2 Ðàm phán gia nhập

Ðể gia nhập WTO, tất cả các thành viên xin gia nhập đều phải tiến hành các cuộcđàm phán Nói cách khác, để gia nhập WTO, các nước xin gia nhập phải cam kết đưa ranhững nghĩa vụ (cam kết mở cửa thị trường, cam kết tuân thủ các hiệp định của WTO)

mà mình sẽ chấp thuận khi trở thành thành viên của WTO để đổi lấy những quyền(những ưu đãi do các nước thành viên của WTO dành cho, được hưởng lợi từ hệ thốngthương mại đa biên với các luật chơi của WTO, được sử dụng các quy tắc giải quyếttranh chấp của WTO ) mà WTO đem lại Ðể gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải thựchiện các cuộc đàm phán xin gia nhập

Giai đoạn đàm phán bao gồm các bước sau:

- Minh bạch hoá chính sách:

Minh bạch hoá chính sách là việc chính phủ nước xin gia nhập phải thông báo,

mô tả (phác hoạ) bức tranh chung về các cơ chế, chính sách thương mại, kinh tế củanước mình có liên quan đến các hiệp định của WTO Việc minh bạch hoá chính sáchđược thực hiện thông qua việc Việt Nam gửi bản Bị vong lục về cơ chế ngoại thươngcủa Việt Nam (trình bày về hệ thống chính sách thương mại - kinh tế của Việt Nam) tớiNhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (sau đây gọi là Nhóm công tác) đểNhóm công tác xem xét Tất cả các thành viên đều có thể tham gia Nhóm công tác này.Nhóm công tác là tổ chức chịu trách nhiệm thụ lý đơn xin gia nhập

Trong quá trình Nhóm công tác xem xét, tất cả các nước thành viên WTO đều cóthể yêu cầu trả lời những câu hỏi mà họ quan tâm

Việt Nam đã trả lời khoảng 2.600 nhóm câu hỏi do các thành viên WTO đưa ra

và đã thông báo hàng chục ngàn trang văn bản cho các thành viên WTO về hệ thốngchính sách, pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực thuế, đầu tư, nông nghiệp, thươngmại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ

Trang 20

Theo quy định của WTO, khi việc xem xét của Nhóm công tác đã có nhữngbước tiến đáng kể, nước xin gia nhập có thể bắt đầu các cuộc đàm phán.

- Ðàm phán mở cửa thị trường:

Việc đàm phán được thể hiện ở 2 phương diện: đàm phán đa phương và đàm phánsong phương

Ðàm phán đa phương: về mặt hình thức chính là các cuộc họp giữa Việt Nam

với Nhóm công tác Các cuộc họp này được tiến hành ở Geneva, trụ sở của WTO

Về mặt thực chất, đây là các cuộc họp nhằm tổng kết hoá các cam kết của Việt Nam.Tính đến 12-2005, Việt Nam đã tiến hành 10 phiên đàm phán đa phương

Ðàm phán song phương: là đàm phán giữa Việt Nam (nước xin gia nhập) với

từng thành viên khác nhau của WTO bởi vì mỗi nước thành viên có những lợi íchthương mại và yêu cầu, toan tính khác nhau Như đã nói ở trên, về mặt bản chất, khigia nhập WTO, Việt Nam có quyền tiếp cận thị trường của tất cả các thành viênWTO, được hưởng quyền ngang với các thành viên khác của WTO, trong đó baogồm cả việc được hưởng những kết quả đàm phán giữa các thành viên khác vớinhau, theo nguyên tắc tối huệ quốc của WTO

Mặc khác, Việt Nam cũng phải đưa ra mức thuế suất thấp và loại bỏ các hàngrào phi thuế để các thành viên khác tiếp cận được thị trường Việt Nam Ðồng thời,Việt Nam phải cam kết tuân thủ các quy định trong các hiệp định của WTO liênquan đến việc mở cửa thị trường cho các đối tác thương mại

Do vậy, nói một cách khác, các cuộc đàm phán song phương nhằm xác định cáclợi ích mà các thành viên của WTO có thể thu được từ việc gia nhập của một thànhviên mới Khi các cuộc đàm phán song phương này kết thúc và Việt Nam trở thànhthành viên WTO, các cam kết qua các cuộc đàm phán sẽ trở thành cam kết áp dụngcho tất cả các thành viên WTO Có khoảng 30 đối tác có yêu cầu đàm phán song

Ngày đăng: 16/10/2014, 17:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w