Nhận thấy đây là một đề tài mang tính thời sự và có “sức nóng” không chỉ với chính nước Mỹ, với các nền kinh tế, các tổ chức tài chính trên toàn thế giới mà còn “nóng” với cả Việt Nam, t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THU TRANG
SỰ SUY GIẢM SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG ĐÔLA
MỸ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ
KINH TẾ QUỐC TẾ (2000 – 2010)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
HÀ NỘI, 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THU TRANG
SỰ SUY GIẢM SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG ĐÔLA MỸ
Trang 3Và trên hết, em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Bùi Thành Nam, giảng viên khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, là người đã tận
tâm hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài “Sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mỹ và tác động của nó đến các vấn đề kinh tế quốc tế (2000 – 2010)” Nếu không có những lời hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy thì
bài luận văn thạc sĩ của em khó có thể hoàn thiện được Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, bài luận văn thạc sĩ của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Do vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn cùng lớp để kiến thức của
em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong khoa Quốc tế học thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện tốt vai trò là người truyền đạt kiến thức cho các lớp sinh viên, học viên khóa sau
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thu Trang
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ với đề tài “Sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mỹ và tác động của nó đến các vấn đề kinh tế quốc tế (2000 – 2010)” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của Giảng viên hướng dẫn
là Tiến sĩ Bùi Thành Nam Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số nhận xét, số liệu, đánh giá của chính tác giả và cơ quan tổ chức khác, và cũng được thể hiện trong mục tài liệu tham khảo
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thu Trang
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1 ADB Asia Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á
2 ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
3 AUD Australia Dollar Đôla Australia
6 BTA Bilateral Trade Agreement
Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ
7 CAD Canada Dollar Đôla Canada
8 CHF
Confoederatio Helvetica
Fr Đồng Franc Thụy Sĩ
9 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng
10 ECU European Currency Unit Đơn vị tiền tệ châu Âu cũ
11 ECB European Central Bank
Ngân hàng Trung ương châu Âu
Trang 616 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
17 FII
Foreign Institutional Investor
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
18 FOREX Foreign Exchange Thị trường ngoại hối
19 FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do
20 G6 Group 6
Gồm các nước Anh, Đức, ý,
Mỹ, Nhật Bản, Pháp
21 GBP Great Britain Pound Đồng Bảng Anh
22 GDP Gross Domestic Product Tổng Sản phẩm Quốc nội
23 GNP Gross National Product Tổng Sản phẩm Quốc gia
24 IMF
International Monatery Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
25 JPY Japanese Yen Đồng Yên Nhật Bản
26 MERCOSUR Mercado Común del Sur Thị trường chung châu Mỹ
31 OPEC
Organization of Petroleum Exporting Countries
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
Trang 7gồm Bồ Đào Nha, Italia, Ailen,
Hy Lạp, Tây Ban Nha
35 PS Pesos
Đồng Peso (số nhiều) của Tây Ban Nha
36 QE Quantitative Easing Nới lỏng định lượng
37 SDR Special Drawing Right Quyền rút vốn đặc biệt
38 USD United States Dollar Đồng Đôla Mỹ
39 USDX United States Dollar Index Chỉ số đồng Đôla Mỹ
40 VND Vietnam Dong Việt Nam Đồng
41 WB World Bank Ngân hàng Thế giới
Trang 8MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài 3
4 Bố cục luận văn 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Nguồn tài liệu tham khảo 4
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỒNG ĐÔLA MỸ 5
1.1 Lịch sử ra đời của đồng Đôla Mỹ 5
1.2 Quá trình phát triển của đồng Đôla Mỹ 6
1.3 Vị thế của đồng Đôla Mỹ giai đoạn 2000 – 2010 8
1.3.1 Các tiêu chí để đánh giá vị thế của một đồng tiền quốc tế 8
1.3.2 Vai trò của đồng Đôla Mỹ đối với nền kinh tế thế giớithập niên đầu thế kỷ 21 9
CHƯƠNG 2: SỰ SUY GIẢM SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG ĐÔLA MỸ TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ 21 15
2.1 Những biểu hiện suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mỹ giai đoạn
2000 – 2010 15
2.1.1 Giao dịch thương mại bằng Đôla Mỹ giữa các nước giảm 16
2.1.2 Sự suy giảm giá trị đồng Đôla Mỹ 18
2.1.3 Sự suy giảm vị thế đồng tiền dự trữ quốc tế của Đôla Mỹ 23
2.2 Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mỹ 26
2.2.1 Nguyên nhân khách quan 26
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 35
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ SUY GIẢM SỨC MẠNH ĐỒNG ĐÔLA MỸ ĐẾN KINH TẾ MỸ VÀ CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ QUỐC TẾ 49
3.1 Tác động của sự suy giảm sức mạnh đồng Đôla Mỹ đến kinh tế Mỹ 49
Trang 93.1.1 Tác động tiêu cực 50
3.1.2 Tác động tích cực 57
3.2 Tác động của sự suy giảm sức mạnh đồng Đôla Mỹ lên các vấn đề kinh tế quốc tế 62
3.2.1.Tăng trưởng GDP toàn cầu 63
3.2.2 Thương mại quốc tế 65
3.2.3 Tài chính quốc tế 68
3.2.4 Đầu tư quốc tế 70
3.2.5 Dự trữ quốc tế 72
3.2.6 Các tác động khác 73
3.3 Tác động của sự giảm giá đồng Đôla Mỹ đến Việt Nam 77
3.3.1 Tác động tích cực đến xuất khẩu 77
3.3.2 Tác động lên chính sách điều chỉnh tỉ giá 78
PHẦN KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.5: Cơ cấu dự trữ quốc tế (%) 24
Bảng 2.7: Nợ công của Mỹ 2000 – 2011 39
Bảng 3.4: Cơ cấu dự trữ ngoại hối toàn cầu theo loại tiền 72
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: 10 đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trên FOREX 2010 12
Hình 2.1: Giá vàng thế giới 1980 - 2010 18
Hình 2.2: Lãi suất của FED 2002 - 2010 20
Hình 2.3: Tỉ trọng các đồng tiền trong USDX 22
Hình 2.4: Chỉ số USDX 1984 - 2009 23
Hình 2.6: Tỷ trọng Đôla Mỹ trong Dự trữ ngoại hối quốc tế 25
Hình 2.8: Nợ Mỹ so với tỉ lệ của GDP (1941 – 2009) 41
Hình 2.9: Thâm hụt ngân sách của Mỹ 1997 – 2010 42
Hình 3.1: Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ 1990 – 2010 54
Hình 3.2: Tăng trưởng xuất khẩu và GDP toàn thế giới(1990 – 2010) 65
Hình 3.3: Đầu tư trực tiếp tại các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển……… 71
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, chúng ta đang nói nhiều đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh
tế Trung Quốc, “Những con Rồng châu Á”, những liên kết kinh tế càng ngày càng mạnh mẽ có mặt trên toàn thế giới như APEC, BRICS, WTO … kéo theo
đó là các biến đổi mạnh mẽ của thế giới tài chính, sự biến động không ngừng của tiền tệ lưu thông, như đồng Bảng Anh, Euro, Yên Nhật, Nhân dân tệ …
Hơn nữa, xu thế toàn cầu hóa quốc tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa về kinh tế đang diễn ra ngày càng lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Điều này đã có tác động không ít đến hệ thống tài chính – tiền tệ thế giới, trong đó có đồng Đôla của nước Mỹ
Đề tài này nghiên cứu chủ yếu về sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla
Mỹ gói gọn trong thập niên đầu thế kỷ 21 – một thế kỷ được xem là có rất nhiều biến động cả về chính trị lẫn kinh tế của thế giới Mục đích của đề tài là nhằm lý giải sự biến động của đồng Đôla Mỹ, hệ quả của việc bị suy giảm sức mạnh của
nó là gì, cũng như các chính sách của chính phủ Mỹ đối với giá trị của đồng tiền vốn có sức mạnh bí ẩn hàng thập kỷ qua, nhằm phá vỡ mọi nhăm nhe lật đổ vị trí
số một bền vững của đồng Đôla Mỹ – một lần nữa khẳng định với thế giới vị trí siêu cường của Mỹ là như thế nào
Cả thế giới đang dõi theo từng biến động của đồng Đôla Mỹ và đưa ra nhiều kịch bản cho sự biến động của đồng tiền này Những đề tài nghiên cứu về đồng Đôla Mỹ đã có không ít, tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mỹ, đặc biệt trong thập niên đầu thế kỷ 21 này Nhận thấy đây là một đề tài mang tính thời sự
và có “sức nóng” không chỉ với chính nước Mỹ, với các nền kinh tế, các tổ chức tài chính trên toàn thế giới mà còn “nóng” với cả Việt Nam, tôi quyết định chọn
đề tài “Sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mỹ và tác động của nó đến các vấn
đề kinh tế quốc tế (2000 – 2010)” dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Tiến sĩ Bùi
Thành Nam để làm sáng tỏ các vấn đề trên
Trang 122 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiếm có đồng tiền nào trên thế giới mà lịch sử ra đời và tồn tại của nó lại gắn liền với lịch sử ra đời của một quốc gia như đồng Đôla của nước Mỹ Chính Tổng thống thứ 16 của Mỹ Abraham Lincoln (1809 – 1865) đã từng nói: “Lịch sử phương Tây phát t riển từng bước theo sự tiến hóa của đồng tiền , nếu không hiểu đươ ̣c cơ mưu của đồng tiền thì không thể nắm được nguồn ma ̣ch của li ̣ch sử phương Tây”1
Bởi vậy, cho đến nay, đã có không ít các công trình nghiên cứu về đồng Đôla Mỹ của các cá nhân, tập thể tác giả trong giới sử học và kinh tế ở Việt Nam và thế giới nghiên cứu ở những góc độ, khía cạnh khác nhau
Đồng Đôla Mỹ đã được nhắc đến trong tác phẩm “The Secret Symbols of the Dollar Bill” (Những biểu tượng bí mật trên đồng Đôla) của tác giả David
Ovason, bàn về hàng loạt những biểu tượng có trên tờ Đôla Mỹ với nhiều mật mã của Hội Tam Điểm
Cuốn “Tiền và hoạt động ngân hàng” (Nhà xuất bản Giao thông Vận tải,
Hà Nội, 2011) của Tiến Sĩ Lê Vinh Danh – Giảng viên trường Đại học Đại cương, thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh bàn về vai trò và chức năng của tiền tệ và hoạt động ngân hàng nói chung với nguồn tài liệu phong phú, thụ thập thông tin qua Vụ Thông tin – Nghiên cứu và Phát triển của Ngân hàng Trung ương Thái Lan
Cuốn “Currency Wars” (Chiến tranh tiền tệ) (Dịch giả Hồ Ngọc Minh,
Nhà xuất bản Trẻ - Tinh Văn Media, Hà Nội, 2008) của tác giả người Trung Quốc Song HongBing có đề cập đến sự ra đời và những chính sách về đồng Đô
la Mỹ qua các đời tổng thống Mỹ và những cuộc chiến xoay quay thế lực mạnh
mẽ của đồng tiền
Trong cuốn “The Dollar Crisis: Causes, Consequences, Cures”(Thăng
trầm đồng Đô la) (Dịch giả Tuyết Minh, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 2007) của tác giả Richard Duncan giải thích sự mất giá của đồng Đô la Mỹ và những khả năng có thể xảy ra khi khủng hoảng đồng Đôla Mỹ không được ngăn chặn
1 Trích trong Chương 2 “Cuộc chiến trăm năm giữa các ngân hàng thế giới và tổng thống Hoa Kỳ” của tác phẩm “Chiến tranh tiền tệ” (2008), tác giả Song Hongbin
Trang 13Và cuốn “Exorbitant Privilege: The Rise and Fall of the Dollar”(Đặc
quyền thái quá: Sự thăng trầm của đồng Đôla Mỹ) (Oxford University Press, USA, 2011) của tác giả Barry Eichengreen, Giáo sư Kinh tế và Khoa học Chính trị thuộc trường Đại học California, Berkeley, đã phác họa về một tương lai mà trong đó Đôla Mỹ và Euro sẽ là những đồng tiền thống trị toàn cầu
Các công trình nghiên cứu và các tài liệu trên đây đã đề cập tới đồng Đôla
Mỹ và các đồng tiền nói chung ở nhiều góc độ khác nhau Đây chính là những nguồn tài liệu quan trọng giúp tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và hoàn thành Luận
văn“Sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mỹ và tác động của nó đến các vấn
đề kinh tế quốc tế (2000 – 2010)”
3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
a Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla
Mỹ và tác động của nó đến các vấn đề kinh tế quốc tế trong thập niên đầu thế kỷ 21
b Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu về sự suy giảm sức mạnh đồng
Đôla Mỹ trên các phần biểu hiện, nguyên nhân, tác động cũng như các chính sách của chính quyền Mỹ đương nhiệm đối với giá trị của đồng Đôla Mỹ
- Về thời gian nghiên cứu: Phần trình bày của luận văn sẽ gói gọn trong
thập niên đầu thế kỷ 21, từ năm 2000 – 2010
c Nhiệm vụ của đề tài
- Khái quát quá trình ra đời, phát triển và vai trò của đồng Đôla Mỹ đối
với nền kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế thế giới nói chung
- Nêu rõ sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mỹ thập niên đầu thế kỷ 21
- Những ứng phó của chính quyền Mỹ và các quốc gia khác trước sự suy
giảm sức mạnh của đồng Đôla Mỹ
4 Bố cục luận văn
Bên cạnh phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Trang 14- Chương 1: Khái quát chung về đồng Đôla Mỹ
- Chương 2: Sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mỹ trong thập niên đầu thế kỷ 21
- Chương 3: Tác động của sự suy giảm sức mạnh đồng Đôla Mỹ đến kinh tế Mỹ
và các vấn đề kinh tế quốc tế
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu kinh tế và phương pháp phân tích cơ bản là những phương pháp được sử dụng chủ yếu do đề tài của luận văn đề cập đến sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mỹ trong một thời gian nhất định
Ngoài ra, đề tài được viết dựa trên các phương pháp khác, như: phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu quốc tế, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và hệ thống hóa nhằm mang đến cái nhìn chi tiết và xác thực hơn cho bài viết
6 Nguồn tài liệu tham khảo
Để hoàn thành đề tài này, những nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng bao gồm:
- Sách (tiếng Anh và tiếng Việt), luận văn tiến sĩ
- Báo, tạp chí nghiên cứu, báo cáo…
- Website (tiếng Anh và tiếng Việt)
Trang 15PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỒNG ĐÔLA MỸ
1.1 Lịch sử ra đời của đồng Đôla Mỹ
Sự hình thành của đồng Đôla Mỹ2 được bắt đầu từ khoảng năm 1690 Khi
đó, nước Mỹ3 chưa được ra đời mà chỉ gồm 13 vùng thuộc địa, dưới sự cai trị của Vương quốc Anh Vịnh Masachusetts là nơi đầu tiên sử dụng đồng giấy bạc để thanh toán chi phí quân đội, sau đó các vùng thuộc địa khác nhanh chóng bắt chước Về sau, Vương quốc Anh đặt rất nhiều luật về việc sử dụng tiền tệ của thuộc địa và sau đó cấm hẳn thứ tiền này Vào năm 1775, khi các thuộc địa chuẩn
bị khai chiến với Anh, Đại hội Châu lục cho ra đời đồng tiền chung của châu lục Tuy nhiên, đồng tiền này không tồn tại lâu vì không đủ tiềm lực tài chính và dễ
bị làm giả Sau đó, Quốc hội đặc cách thành lập ngân hàng quốc gia đầu tiên ở Philadephia, Ngân hàng Bắc Mỹ, để hỗ trợ tài chính cho chính phủ Đồng Đôla
Mỹ được chọn trở thành đơn vị tiền tệ của Mỹ vào năm 1785 Đạo luật Đúc tiền năm 1792 đã giúp thống nhất việc đúc tiền vàng, bạc và tiền xu đang được vận hành
Vào năm 1861, giấy bạc xanh (Greenbacks) được Tổng thống Abraham Lincoln đưa vào hệ thống tiền tệ vào để hỗ trợ tài chính cho cuộc nội chiến Nam – Bắc Việc in tiền xanh được cải tiến, bao gồm con dấu của bộ tài chính và chữ
kí được khắc sâu vào đồng tiền để phân biệt với đồng tiền giả Năm 1863, Quốc hội Mỹ thống nhất hệ thống ngân hàng trong nước và cho phép Bộ Tài chính Mỹ giám sát việc phát hành giấy bạc của Ngân hàng Trung ương Điều này đã trao cho các ngân hàng quốc gia quyền phát hành tiền và mua trái phiếu chính phủ dễ dàng hơn nhưng vẫn bị kiểm soát Đạo luật Cục Dự trữ Liên bang (Federal
2 Đôi khi xin được gọi là USD, Dollar, đôla, đồng Mỹ kim hay tờ bạc xanh
3 Đôi khi xin được gọi là Hoa Kỳ
Trang 16Reserve Act) năm 1913 đã cho ra đời Ngân hàng Trung ương Mỹ, giúp cho việc điều hành hoạt động ngân hàng trong nước một cách đồng bộ, phù hợp với những thay đổi của hệ thống tài chính Mỹ Cũng năn 1913, Cục Dữ trữ Liên bang – FED4 đã cho ra đời một loại tiền tệ mới là tiền giấy dự trữ liên bang (Federal Reserve notes)
Hiện tại, việc in ấn tiền tại Mỹ do hai cơ quan đảm nhận là FED và Bộ Tài chính Trong đó, FED đảm nhận việc phát hành tiền giấy, được in bởi Cục Khắc
và In (Bureau of Engraving and Printing); còn Bộ Tài chính phát hành tiền xu, được đúc bởi Sở Đúc tiền Hoa Kỳ (United States Mint)
Cho đến nay, Đôla Mỹ bằng tiền giấy có các mệnh giá lần lượt là 1USD, 2USD, 5USD, 10USD, 20USD, 50USD và 100USD Các tờ tiền mệnh giá lớn hơn như tờ 500USD, 1.000USD và 5.000USD được phát hành từ năm 1861, ngày nay không còn được dùng phổ biến ở Mỹ mà nằm trong các bộ sưu tập tiền của nhiều doanh nhân, tỉ phú
Tiền xu cũng có nhiều loại khác nhau dựa trên giá trị đồng đôla: đồng penny có giá trị một cent hay một phần trăm của một đôla; đồng nickel bằng 5 cent; đồng dime bằng 10 cent; đồng quarter bằng 25 cent; đồng nửa đôla bằng 50 cent; và đồng một đôla (1USD)
Hiện nay, ngoài Mỹ ra còn có một vài quốc gia nhỏ bị đôla hóa hoàn toàn, nghĩa là họ sử dụng Đôla Mỹ như đồng tiền chính thức của quốc gia mình, bao gồm: Quần đảo Virgin British, Đông Timor, Ecuador, El Salvador, Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Palau, Panama, Quần đảo Pitcairn, Quần đảo Turks & Caicos
1.2 Quá trình phát triển của đồng Đôla Mỹ
Như chúng ta đã biết, các mối quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia nói riêng bằng cách này hay cách khác đều được biểu hiện thông qua các quan hệ tiền tệ Nhờ đó mà hình thành nên hệ thống tiền tệ quốc tế, chúng là những quy tắc, thể lệ và tổ chức nhằm tác
4 Viết tắt của từ Tiếng Anh Federal Reserve
Trang 17động tới các quan hệ tài chính – tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới Do mỗi hệ thống tiền tệ quốc tế ra đời và vận hành có hiệu quả trong những điều kiện thích hợp nhất định về kinh tế, chính trị và xã hội, nên khi những điều kiện này thay đổi sẽ dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ quốc tế
Cho đến nay, đã có năm hệ thống tiền tệ quốc tế được sử dụng, bao gồm: Chế độ bản vị vàng; Hệ thống Genoa; Hệ thống Bretton – Woods; Hệ thống Jamaica và Chế độ bản vị SDR5
Cùng với đó, đồng Đôla Mỹ đã cùng thế giới trải qua các giai đoạn thăng trầm của kinh tế và chính trị Và quá trình phát triển của nó gắn với những mốc thời gian cụ thể như sau:
- Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất:
Cả thế giới sử dụng chế độ bản vị vàng Đôla Mỹ lúc này mới chỉ xuất hiện như đồng tiền của một quốc gia
- Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai:
Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, chế độ bản vị vàng sụp đổ Khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc đến năm 1971, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Mỹ, hầu hết các nước đều bán vàng mua Đôla Mỹ để tăng dự trữ ngoại tệ, đồng thời điều chỉnh cân bằng thương mại giữa các nước Thời kỳ này, Đôla Mỹ mặc nhiên được coi như một đồng tiền chung trong giao dịch thương mại quốc tế và trở thành đồng tiền chủ chốt của thế giới
- Giai đoạn 1973 – 1980:
Cú sốc từ cơn khủng hoảng dầu Trung Đông liên tiếp vào các năm 1973 –
1974 và năm 1979 - 1980 đã khiến thương mại quốc tế lâm vào tình trạng trì trệ Các giao dịch quốc tế dựa trên chế độ tỷ giá thả nổi mới được hình thành Đồng Đôla Mỹ trở về với vai trò là một đồng tiền quốc gia, nhưng vẫn là một đồng tiền mạnh
- Giai đoạn 1980 – 1985:
5 Là tên viết tắt của từ Tiếng Anh Special Drawing Right, nghĩa là Quyền rút vốn đặc biệt, với tỉ giá 1SDR
= 1USD
Trang 18Giai đoạn này được xem là giai đoạn đỉnh cao của đồng Đôla Mỹ Trong suốt 5 năm, giá trị đồng Đôla Mỹ tăng khoảng 40% so với các đồng tiền của những bạn hàng thương mại chính của Mỹ Việc khôi phục của Mỹ từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 1981 – 1982 và những thâm hụt ngân sách liên bang khổng lồ của Mỹ, đã cùng phối hợp tạo ra một lượng cầu đáng kể về vốn đầu tư nước ngoài trong nước Mỹ Điều đó lại dẫn tới đẩy tỷ lệ lãi suất lên cao và làm tăng giá trị đồng đôla
- Giai đoạn sau cuộc khủng bố 11/9/2001 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009:
Giai đoạn thập niên đầu thế kỷ 21 là giai đoạn đồng Đôla Mỹ trải qua nhiều thăng trầm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển gần 300 năm của đồng Mỹ kim Đồng Đôla Mỹ mất giá liên tục sau chấn động của cuộc khủng bố nhắm vào Mỹ ngày 11/9/2001, cộng thêm cuộc suy thoái kinh tế tại Mỹ trong 3 năm từ 2001 đến 2003 và cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2007 – 2009
1.3 Vị thế của đồng Đôla Mỹ giai đoạn 2000 – 2010
1.3.1 Các tiêu chí để đánh giá vị thế của một đồng tiền quốc tế
Có 4 yếu tố chính để đánh giá vai trò và vị thế của một đồng tiền nói chung trong nền kinh tế giới:
– Dự trữ ngoại hối của quốc gia
Một đồng tiền có vị thế quốc tế lớn sẽ có tỷ trọng cao trong quỹ dự trữ ngoại hối của các quốc gia Từ lâu nay, đồng Đôla Mỹ luôn được sử du ̣ng làm nguồn dự trữ và thanh toán quốc tế c ủa nhiều nền kinh tế trên thế giới Riêng tại Anh, đồng Đôla Mỹ chiếm gần 70% trong rổ dự trữ của nước này Trung Quốc cũng đang có nguồn dự trữ ngoại hối rất lớn bằng đồng Mỹ kim
– Tỉ trọng trong thanh toán và tín dụng quốc tế
Khi một đồng tiền xuất hiện trong các giao dịch quốc tế của nhiều quốc gia với tần suất và số lượng giao dịch lớn, thì đồng tiền đó được đánh giá là có vai trò và vị thế quan trọng trong thương mại đa phương Trong nhiều thập kỷ qua, đồng Đôla Mỹ gần như đã trở thành tập quán trong giao dịch trao đổi vả
Trang 19thanh toán quốc tế Hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới giữ phần lớn lượng dự trữ ngoại tệ bằng Đôla Mỹ Bên cạnh đó, phần lớn các hàng hóa, dịch
vụ giao dịch trên toàn cầu như dầu lửa cũng được định giá bằng đồng Mỹ kim
– Yếu tố lòng tin của người dân vào giá trị đồng tiền đó
Lòng tin của người dân vào giá trị của một đồng tiền được thể hiện ở chỗ đồng tiền đó được nhiều người chấp nhận và sử dụng nhiều trong giao dịch quốc
tế Hơn thế nữa, Đôla Mỹ đã trở thành biểu tượng giàu có trong cách nói của người dân Đồng Đôla Mỹ được xem là tài sản được người dân tin tưởng tích trữ với quan niệm “Đô la Mỹ ổn định như vàng và thuận tiện hơn vàng”
– Chỉ số USDX
Tháng 3/1973, các quốc gia lớn nhất thế giới ngồi lại với nhau tại thủ đô Washington (Mỹ) và đã đồng ý cho phép đồng tiền của họ lưu hành tự do qua lại lẫn nhau Một chỉ số mới sinh ra để đo giá trị đồng Đôla Mỹ là chỉ số USDX6 Chỉ số USDX đo tương quan giữa đồng Đôla Mỹ so với 6 loại tiền tệ lớn khác trên thế giới, gồm đồng Euro (EUR), đồng Yên Nhật (JPY), đồng Bảng Anh (GBP), đồng Đôla Canada (CAD), đồng Franc Pháp (F) và đồng Sek Thụy Điển (SEK)
Nếu chỉ số công nghiệp Dow Jones cho biết thông tin tổng thể về giá trị của thị trường chứng khoán Mỹ thì chỉ số USDX cho biết diễn biến về thay đổi giá trị của đồng Đôla Mỹ đối với các loại tiền tệ khác Hay nói cách khác, USDX là thước
đo sức mạnh toàn cầu của đồng Đôla Mỹ trên thị trường ngoại hối thế giới
1.3.2 Vai trò của đồng Đôla Mỹ đối với nền kinh tế thế giớithập niên đầu thế kỷ 21
1.3.2.1 Bối cảnh nước Mỹ giai đoạn 2000 – 2010
Thập niên đầu thế kỷ 21 có thể nói là giai đoạn đồng Đôla Mỹ bị tác động mạnh mẽ nhất bởi 2 sự kiện làm “chao đảo” không chỉ riêng Mỹ mà còn cả thế giới, đó là, sự kiện Mỹ bị khủng bố tấn công ngày 11/9/2001 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 – 2009 Cũng chính trong thập kỷ đầu thế kỷ 21 này,
6 Tên tiếng Anh là U.S Dollar Index, viết tắt là USDX
Trang 20đồng Đôla Mỹ biến động không ngừng khiến thị trường tài chính – tiền tệ thế giới nhiều phen lao đao
Sự kiện đầu tiên phải kể đến là vụ khủng bố không tặc nhằm vào nước Mỹ của tổ chức Hồi giáo cực đoan Al – Qaeda, khiến nước Mỹ bị chao đảo mạnh chưa từng có kể từ thời Chiến tranh Lạnh Đó là vấn đề an ninh của một siêu cường bị đe dọa, là những tổn thất và gánh nặng kinh tế nặng nề, là sự uy tín trên trường quốc tế bị giảm sút Ngay sau sự kiện đẫm máu này, chính quyền Tổng thống George Walker Bush phát động cuộc chiến chống khủng bố trên quy mô toàn cầu mà khởi đầu cho chiến dịch chống kẻ thù vô hình này là cuộc chiến vô
cớ với Afghanistan năm 2001 và với Iraq năm 2003 Một thập kỷ đi qua, Mỹ đã tiêu tốn hơn 4000 tỉ Đôla Mỹ cho cuộc chiến chống khủng bố với kết quả quân đội Mỹ tiêu diệt thành công Osama Bin Laden trong vụ biệt kích ngày 2/5/2011 ở Pakistan
Nếu như nước Mỹ dướithờicủacựutổng thống BillClinton (1992–2000) được coi là thời kỳ hoàng kim của Mỹ,với tiến bộ công nghệ và hiệu quả kinh tế cao, thặng dư ngân sách,và tỷ lệ nợ nước ngoài thấp, thì thờikỳ củacựutổng thống George WalkerBush(2001– 2008) là tình trạng mấtcânđốivĩmôngàycàng trầm trọng Đó là các khoản chi tiêu mạnh tay vào hai cuộc chiến ở Trung Đông, là sự thâm hụt cán cân thương mại và các khoản nợ nước ngoài khổng lồ mà chính quyền Bush để lại cho vị tổng thống kế nhiệm Năm 2008, vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ Barack Obama vừa nhậm chức lại phải tiếp tục đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ vào cuối năm
2007 Giáo sư kinh tế học Mỹ Paul Krugman, người nhận giải Nobel Kinh tế năm
2008, đã nhận định trên tờ New York Times rằng “Thập kỷ đầu thế kỷ 21 có thể gọi là “con số 0 tròn trĩnh” đối với nước Mỹ”7
Chưa hết, vào cuối thập kỷ đầu thế kỷ 21, thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng với tốc độ chóng mặt của Trung Quốc, đó là chưa kể đến sự trỗi dậy về
7 Nguồn: lam-thay-doi-the-gioi-trong-thap-ky-dau.aspx
Trang 21http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-kien/2010/3761/Nhung-su-kien-kinh tế cũng như quân sự của Brazil, Nga và Ấn Độ Năm 2010 là năm Trung Quốc vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, sau
Mỹ Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ và các quốc gia khác phải bắt đầu dè chừng một đối thủ đáng gờm trong “cuộc chơi lớn” trên quy mô toàn cầu Đó là một trong những khó khăn mới mà Mỹ phải đương đầu với một quốc gia rộng lớn ở châu Á Còn ở châu Âu, Mỹ cũng vấp vào một trở ngại nữa khi một loạt nước trong Liên minh châu Âu – EU8
bắt đầu sử dụng đồng Euro ngày 1/1/2002 Đồng Euro được đưa vào lưu thông không chỉ đánh dấu sự chính thức ra đời của một loại tiền tệ mới mà còn mở đường cho sự gắn kết hơn của châu Âu Sau khi
mở rộng lên 27 thành viên, EU đã thông qua Hiệp ước Lisbon trong tiến trình nhất thể hóa và trở thành một “siêu nhà nước” vững mạnh
Tất cả những sự kiện trên, chưa kể đến những thảm họa tự nhiên như sóng thần, dịch bệnh cùng các vấn đề chạy đua hạt nhân, sự trỗi dậy của các nước Mỹ Latinh vốn được xem là “sân sau” của Mỹ, đã tác động không ít đến siêu cường
Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới trong những vấn đề về chính sách đối nội, đối ngoại của mình Việc kinh tế Mỹ gặp vô vàn khó khăn cộng với những sự kiện chính trị, quân sự rối ren trong và ngoài nước đã khiến cho đồng Đôla Mỹ, đồng tiền được xem là có sức mạnh huyền bí, chi phối nền kinh tế thế giới suốt gần 100 năm qua, tính từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đến năm 2010, biến động không ngừng, gây nên những tác động không ít đối với kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế thế giới nói chung
1.3.2.2 Vị thế của đồng Đô la Mỹ giai đoạn 2000 – 2010
Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn trong điều kiện chính trị, kinh tế rối ren, Đôla Mỹ vẫn là đồng tiền khiến nhiều quốc gia khó có thể “quay lưng” lại Bởi dẫu sao nền kinh tế Mỹ vẫn là nền kinh tế đầu tàu Đồng Mỹ kim vẫn được sử dụng chủ yếu trong thanh toán giao dịch hàng hóa, là đồng tiền được sử dụng trong dự trữ ngoại tệ của các quốc gia Và nền kinh tế Mỹ vẫn là nơi tiêu thụ khổng lồ lượng hàng hóa của các quốc gia khác trên thế giới
8 Từ viết tắt Tiếng Anh Europe Union
Trang 22– Đôla Mỹ đóng vai trò là phương tiện trao đổi quốc tế
Trong hoạt động tài chính quốc tế, thể hiện rõ nhất là hoạt động giao dịch trên thị trường ngoại hối, đồng Đôla Mỹ là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất, trung bình chiếm 40% giá trị giao dịch trên thị trường Ngay cả trong thời kì khủng hoảng thế giới từ cuối năm 2007, khi giá trị đồng Mỹ kim biến động bất thường, đồng Đôla Mỹ vẫn giữ được vị trí độc tôn trên thị trường ngoại hối FOREX9
Hình 1.1: 10 đồng tiền đƣợc sử dụng nhiều nhất trên FOREX 2010 10
Theo Hình 1.1, các giao dịch chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường luôn có
sự tham gia của Đôla Mỹ, trong đó những giao dịch chiếm tỷ trọng lớn nhất là USD/EUR, USD/GBP, USD/JPY và USD/CHF
Bất chấp sự nổi lên của Euro và các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng khác, nhiều quốc gia tiếp tục cho vay và trao đổi ngoại thương bằng đồng Đôla Mỹ Theo thăm dò năm 2007 của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), Đôla Mỹ vẫn được sử dụng trong 86% trao đổi ngoại hối trên toàn cầu, so với chỉ 38% bằng Euro; và có khoảng 65% tiền mặt Đôla Mỹ lưu hành ở ngoài nước Mỹ Riêng với
9 Viết tắt của từ tiếng Anh Foreign Exchange – Thị trường ngoại hối
10 Nguồn: Wikipedia.org
Trang 23khu vực châu Á, 75% tổng kim ngạch xuất khẩu và 65% nhập khẩu được chi trả bằng Đôla Mỹ Trong khi đó, đồng Euro sau hơn 10 năm chính thức lưu thông vẫn chưa thể thay thế được đồng Mỹ kim Đến cuối năm 2008, khoảng 45% trái phiếu quốc tế là bằng Đôla Mỹ, trong khi chỉ 32% bằng Euro
– Đôla Mỹ đóng vai trò là thước đo giá trị quốc tế
Chức năng làm thước đo giá trị quốc tế của đồng Đôla Mỹ hiện nay được thể hiện ở việc đồng tiền này được dùng làm đồng tiền xác định giá trị của những hoạt động kinh tế quốc tế: thưong mại, tín dụng, viện trợ…
Trong hoạt động thương mại quốc tế, việc xác định giá trị hợp đồng thường được ưu tiên dùng đồng tiền của nước xuất khẩu với những nước phát triển và đồng tiền của một nước lớn với những nước đang phát triển Bởi Mỹ vừa
có phạm vi thương mại rộng lớn vừa là nền kinh tế hàng đầu thế giới nên đồng Đôla Mỹ vì thế được dùng làm thước đo giá trị toàn cầu Đặc biệt, từ năm 2007, FED quyết định hạ lãi suất Đôla Mỹ xuống còn 0.25% làm giảm giá trị đồng Đôla Mỹ, thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ cũng đồng thời giúp gia tăng thêm vị thế là đồng tiền định giá quốc tế
Đồng Đôla Mỹ còn được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trong các thị trường quốc tế cho các mặt hàng như vàng, các nguyên liệu thô đặc biệt dầu hỏa
Trong hoạt động tín dụng quốc tế và viện trợ quốc tế, giá trị các khoản tín dụng thương mại và tín dụng phi thương mại đều được biểu hiện bằng Đôla Mỹ
và được coi như một quy ước của thế giới Ngoài ra, Đôla Mỹ còn được dùng để phản ánh giá trị nhiều chỉ số như GDP, GNP, thâm hụt cán cân thương mai, dự trữ ngoại hối
– Đôla Mỹ đóng vai trò là phương tiện tích lũy quốc tế
Mặc dù hầu hết các quốc gia thêm đồng Euro vào kho dự trữ của mình kể
từ khi đồng tiền này được đưa vào sử dụng năm 1999, nhưng dự trữ bằng đồng Đôla Mỹ vẫn nhiều gấp 2,5 lần và vẫn đang có xu hướng tăng Thực tế, tỷ lệ đồng Đôla Mỹ hiện tại trong dự trữ tiền tệ toàn cầu thực tế còn cao hơn giai đoạn đầu những năm 1990 Năm 1990, đồng Đôla Mỹ chiếm 45% lượng dự trữ thì
Trang 24ngày nay đã chiếm 65% Còn thời kỳ đỉnh cao của đồng Đôla Mỹ là năm 1999, năm đồng Euro được đưa vào sử dụng, là 71,5% Năm 2008, mặc dù Mỹ là “tâm bão” của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng có khoảng 6000 tỷ Đôla Mỹ nằm ở
dự trữ ngoại hối của các nước, và chính phủ nhiều nước vẫn đổ tiền vào mua trái phiếu của Chính phủ Mỹ
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế toàn cầu vốn đang bị tác động bởi cuộc khủng hoảng thị trường tài chính và sự suy giảm kinh tế của Mỹ, lại tiếp tục đứng trước mối nguy hiểm với đồng Đôla Mỹ giảm giá và vượt khỏi tầm kiểm soát Thêm vào đó là mối lo sợ các ngân hàng trung ương đột ngột tung nguồn dự trữ Đôla Mỹ khổng lồ của họ ra để mua các phương tiện dự trữ khác thay thế; và các nước Trung Đông có thể từ bỏ chế độ tỷ giá gắn kết với Đôla
Mỹ Vị thế là đồng tiền quốc tế của Đôla Mỹ đang bị lung lay và đe dọa bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan
Trang 25CHƯƠNG 2
SỰ SUY GIẢM SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG ĐÔLA MỸ
TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ 21
Đồng Đôla Mỹ luôn giữ vai trò đồng tiền số 1 Quan chức các chính phủ cân đong sức khỏe nền kinh tế bằng lượng Đôla Mỹ dự trữ trong két của ngân hàng trung ương Giá cả trên thị trường quốc tế của mọi loại hàng hóa từ dầu lửa, tới hạt ca cao, đều được tính bằng Đôla Mỹ Đồng tiền này cũng là phương tiện trao đổi toàn cầu do tính thanh khoản cao, mức độ sẵn có lớn và việc Đôla Mỹ được đảm bảo bởi nền kinh tế lớn nhất thế giới Khó mà có thể hình dung thương mại toàn cầu không có đồng Đôla Mỹ Tuy nhiên, tới lúc này, tình hình đã có khác đi chút ít
Trong khi nền kinh tế Mỹ đã đóng vai trò chính trong nền kinh tế thế giới suốt từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến những năm 1990, thì thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự nổi lên của một số nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Brazil Những thay đổi này đã gây tác động đến dòng vốn quốc tế và tỷ giá hối đoái, từng bước hình thành sự điều chỉnh quốc tế Thêm vào
đó, sự kiện 11/9/2001 và cuộc chiến chống khủng bố đã tác động xấu đến cán cân thanh toán của Mỹ mà đỉnh cao là đổ vỡ tín dụng tại Mỹ và dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ toàn cầu năm 2007 – 2009, khiến Mỹ lâm vào thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất từ sau những năm 1930 tới nay
Với không ít khó khăn cả về kinh tế lẫn chính trị tác động lên đồng Đôla
Mỹ, không ít quốc gia đã lên tiếng kêu gọi thay thế “ngôi vương” của đồng Đôla
Mỹ Điều này khiến cho sức mạnh của Đôla Mỹ suy giảm không những trong thị trường tài chính – tiền tệ thế giới mà còn giảm trong mắt của những nhà đầu tư toàn cầu
2.1 Những biểu hiện suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mỹ giai đoạn
2000 – 2010
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, tiền tệ có ba chức năng
tiêu biểu là: Chức năng phương tiện trao đổi (chức năng quan trọng nhất), chức
Trang 26năng chức năng phương tiện đo lường và tính toán giá trị, chức năng phương tiện tích lũy11.Dựa trên ba chức năng chính này chúng ta có thể làm nổi lên sự suy giảm của đồng Đôla Mỹ trong giai đoạn thập niên đầu thế kỷ 21
2.1.1 Giao dịch thương mại bằng Đôla Mỹ giữa các nước giảm
Biểu hiện ở các mặt sau:
– Các nước tìm cách giảm giao dịch bằng Đôla Mỹ, điển hình là hai nước lớn Nga và Trung Quốc đã quyết định sử dụng đồng tiền của mình trong thương mại song phương và loại bỏ Đôla Mỹ ra khỏi giao dịch
Trước đây, Nga và Trung Quốc thường sử dụng các loại tiền tệ khác trong giao dịch thương mại, chủ yếu là bằng đồng Đôla Mỹ Nhưng, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Nga và Trung Quốc năm 2008 đạt 55 tỷ Đôla Mỹ, đã giảm xuống còn 39,51 tỷ trong năm 2009 Và 7 tháng đầu năm 2010, tổng giá trị trao đổi hàng hóa giữa hai nước đạt 30,6 tỷ Đôla
Mỹ, hai bên bắt đầu hướng tới những sự lựa chọn khác
Với lượng dự trữ tiền tệ lớn nhất thế giới, 2.000 tỷ Đôla Mỹ, Trung Quốc
là quốc gia nắm giữ lượng tài sản tiền Mỹ kim nhiều nhất thế giới Với việc cảm thấy không thuận tiện khi phải dựa vào Đôla Mỹ trong các giao dịch thương mại
và dự trữ, cộng với những rủi ro kinh tế, tài chính, tiền tệ nếu chỉ dựa vào một loại tiền duy nhất, Trung Quốc đã có những kế sách mới nhằm thay đổi tình hình
Từ năm 2009, khi Trung Quốc bắt đầu cho phép các công ty của mình thanh toán các giao dịch xuất – nhập khẩu bằng NDT, tổng số lượng NDT được giao dịch tăng lên rất nhiều Theo thống kê của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, năm
2010, 4,6% giao dịch thương mại của Trung Quốc được thanh toán bằng NDT
Trung Quốc đã bắt đầu cho phép NDT giao dịch hối đoái với đồng Rub của Nga Điều này sẽ giúp tạo thuận tiện cho hoạt động thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga, cũng như giúp phát triển hoạt động thanh toán thương
mại bằng đồng NDT
11
cua-tien-te.html
Trang 27http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/khai-niem-chuc-nang-va-qua-trinh-phat-trien-– Nhằm đa dạng hóa đồng tiền giao dịch trong tổ chức Các nền kinh tế mới nổi - BRICS12, Nam Phi cũng đã ủng hộ NDT làm đồng tiền giao dịch thứ hai sau đồng Đôla Mỹ trong khối này Ngoài ra, một trong những vấn đề chính trong Hội nghị Thượng đỉnh Yekaterinburg (Nga) năm 2009 là, các quốc gia BRICS đã công bố sự cần thiết của một đồng tiền dự trữ toàn cầu mới Đây chính
là những nhân tố gây ra sự sụt giảm trong uy tín quốc tế của đồng Đôla Mỹ so với các đồng tiền lớn khác
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs13 của Mỹ nhận định, nếu không có gì xảy ra ngoài dự tính của họ, 50 năm nữa các nước BRICS sẽ là những thế lực kinh tế rất lớn của thế giới14 Chỉ trong vòng 40 năm, quy mô kinh tế của các nước BRICS đều sẽ vượt qua các nước G6 (Anh, Đức, Ý, Mỹ, Nhật Bản, Pháp)
về GDP(GDP tính theo Đôla Mỹ) Theo đó, quy mô nền kinh tế của Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2032, còn của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2041
Năm 2003, tổng GDP tính bằng Đôla Mỹ của BRICS bằng 15% của tổng GDP của G6 Nhưng đến năm 2040 thì sẽ trở nên ngang bằng và đến năm 2050
sẽ lớn gấp rưỡi Năm 2050, sáu nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Brazil và Nga
–Ngoài ra, với chiến lược “Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ” trong vòng 30
năm, từ năm 1990 đến năm 2020, của Trung Quốc, gồm 3 bước: Láng giềng hóa, Khu vực hóa và Quốc tế hóa, thì nhiều nước đã xem xét lựa chọn NDT làm đồng
tiền thanh toán và dự trữ mới, góp phần làm giảm đi vai trò là đồng tiền giao dịch quan trọng nhất thế giới của Đôla Mỹ Sau hai phần ba quãng đường thực hiện
“Chiến lược quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ” (1990 – 2020), NDT đã trở thành một cái tên được nhiều người tiêu dùng, nhà đầu tư và các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới biết đến Tại châu Á, các nước Malaysia, Philippines, Thái Lan
đã đưa NDT vào hệ thống dự trữ quốc gia Hàn Quốc cũng đang xem xét đa dạng
12
BRICS là tên viết tắt tiếng Anh của các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi
13 Golden Sachs Group là một ngân hàng đầu tư, đồng thời là hãng chứng khoán toàn cầu Tham gia vào các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, chứng khoán, quản lý đầu tư và các dịch vụ tài chính khác
14 Nguồn: http://vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=154220
Trang 28hóa nguồn dự trữ ngoại tệ của mình trong đó có tính đến đồng NDT Ở châu Âu, Anh chấp nhận thanh toán với Trung Quốc bằng đồng NDT và đang xem xét đưa thêm NDT vào rổ dự trữ ngoại tệ Tại châu Phi, Nigieria đã tuyên bố xem xét tăng tỷ lệ dự trữ đồng NDT thêm 5% đến 10%
2.1.2 Sự suy giảm giá trị đồng Đôla Mỹ
Trong thời gian qua, thị trường tiền tệ thế giới có nhiều biến động với việc đồng Đôla Mỹ giảm giá kỷ lục so với vàng và các đồng tiền chủ chốt cũng như so với các đồng tiền châu Á khác
2.1.2.1 So với vàng
Đôla Mỹ vốn được xem là đồng tiền mang tính thanh toán toàn cầu, do đó theo thông lệ, các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dịch trên thế giới thường được định giá theo Đôla Mỹ, và vàng cũng không ngoại lệ Chính vì vậy, bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến giá trị đồng Đôla Mỹ thì cũng tác động trực tiếp đến biến động giá cả của vàng Khi FED quyết định hạ lãi suất xuống 1% năm 2002 –
2003 và 0% đến 0,25% năm 2008, giá trị đồng Đôla Mỹ trượt dốc nhanh chóng Điều này lại khiến cho giá vàng càng tăng nhanh
Hình 2.1: Giá vàng thế giới 1980 - 2010 15
15 Nguồn: http://www.npr.org/templates/story.php?storyId=127039386
Trang 29Ở Hình 2.1, giá vàng tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm
2010, đỉnh điểm là năm 2010 sau quyết định hạ lãi suất đồng Đôla Mỹ hạ xuống mức từ 0% đến 0,25% của FED, giá vàng lại tăng vọt ở mức kỉ lục, hơn 1.214 USD/Oz (tính đến tháng 5/2010), mức cao nhất kể từ năm 1980
Thực tế cho thấy, giá vàng và Đôla Mỹ có một mối quan hệ trái ngược nhau Khi nhu cầu đối với Đôla Mỹ giảm, các ngân hàng và các nhà đầu tư trên thế giới có xu hướng đầu tư vào vàng mạnh, điều này lại khiến cho vàng tăng giá Biện pháp này giúp họ bảo vệ được tiền của họ và có cơ sở để chống lại những bất ổn tài chính Ngược lại, khi Đôla Mỹ được đánh giá cao, các nhà đầu tư lập tức chuyển vàng sang dự trữ Đôla Mỹ nhằm tăng lợi nhuận nhiều nhất có thể Tuy giá vàng và giá Đôla Mỹ trái ngược nhau (nghĩa là Đôla Mỹ tăng thì giá vàng giảm và ngược lại), nhưng giá trị của vàng và Đôla Mỹ không phải là tỉ lệ nghịch với nhau Nghĩa là, không phải cứ giá Đôla Mỹ giảm 1 thì vàng tăng lên
1 Bởi giá vàng tăng còn phụ thuộc vào mức cung, cầu và khả năng tích trữ của nhà đầu tư, các cá nhân Việc các nhà đầu tư đổ xô đi tìm vàng, nghĩa là trên thị trường quốc tế, Đôla Mỹ đã giảm đi phần nào sức mạnh
2.1.2.2 So với các đồng ngoại tệ khác
Sau sự kiện khủng bố tại Mỹ, sự ra đời chính thức của đồng Euro (1999)
và cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế bắt nguồn từ Mỹ (2007 – 2009), đồng Đôla Mỹ liên tục mất giá so với các các ngoại tệ khác Trong 5 năm đầu thập kỷ
21, đồng Đôla Mỹ đã mất giá 25% Gian đoạn từ 31/12/2001 – 31/12/2003, Đôla
Mỹ đã giảm xuống mức giá 29% so với Euro và 18% so với Yên Nhật Trong năm 2004, Đôla Mỹ tiếp tục giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt khác Xét trên góc độ tỷ giá hối đoái song phương, so với mức trung bình của năm 2003, năm 2004 (tính đến ngày 15/12/2004), Đôla Mỹ giảm 8,6% so với Euro (đạt mức
1 Euro bằng 1,3305 USD) và 6,4% so với Yên Nhật Bản (đạt mức 1 USD bằng 105,5 Yen) So với hai đồng tiền kể trên, Đôla Mỹ đã có mức đạt tới mức thấp nhất là 1 Euro bằng 1,3455 USD và 1USD bằng 102 Yen vào ngày 14/5/2004 Xét trên góc độ tỉ giá hối đoái theo tỉ trọng thương mại, trong thời kỳ 24/11/2003 – 24/11/2004, Đôla Mỹ đã giảm giá 8% trong khi Euro tăng giá 35% và Yên Nhật Bản tăng giá 1%
Trang 30Giai đoạn từ 2002 – 2010, đồng Đôla Mỹ giảm giá mạnh so với các năm trước và so với các đồng tiền mạnh khác của thế giới, với chỉ số USDX vào thời điểm tháng 4/2008 là 69 điểm Chỉ trong vòng 5 năm, từ 2002 – 2007, đồng Euro
đã tăng 60% giá trị so với Đôla Mỹ, từ 0,9USD lên 1,44 USD trên 1Euro vào cuối 2007 Như vậy, đồng Euro đã tăng giá trị 30% kể từ khi ra đời, và tăng 84%
so với mức thấp kỉ lục 1Euro đổi được 82,30 cent từ tháng 10/2000
Đặc biệt, từ năm 2007, FED quyết định hạ lãi suất Đôla Mỹ xuống còn 0,25%, khiến cho giá trị đồng Đôla Mỹ bị suy giảm đáng kể Trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9/2007, giá trị đồng Đôla Mỹ đã giảm 5,4% so với đồng Euro
và giảm 6,8% so với đồng Yên Nhật Đầu năm 2008, đồng Yên tăng lên mức 104,58 Yen/USD, mức cao nhất từ tháng 5/2005 Đôla Mỹ cũng giảm giá mạnh nhất trong tháng 2 so với đồng Real của Brazil, mất 5,3% giá trị
Trong Hình 2.2, có thể thấy FED đã liên tục duy trì mức lãi suất thấp nhất
từ năm 2002 – 2010 là 0,25 trong suốt 3 năm sau khủng hoảng đã khiến cho Đôla
Mỹ mất giá khoảng 16% Những tháng cuối năm 2007, đồng Đôla Mỹ đã thực sự giảm giá kỉ lục khi vượt cả mức thấp nhất so với đồng Mark Đức hồi đầu năm
1995, tương đương với khoảng 1,455 – 1,457 USD/Mark, và đồng Euro tăng lên với 1 Euro đổi được 1,48 USD
Hình 2.2: Lãi suất của FED 2002 - 2010 16
16 Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/united-states/interest-rate
Trang 31Đồng Đôla Canada đã tăng lên mức cao nhất trong gần nửa thế kỷ qua so với đồng Đôla Mỹ, tương đương với 1CAD đạt xấp xỉ 1,05 USD Đồng Bảng Anh đã có lúc tăng lên 2,0317 USD/Bảng Anh – mức cao nhất kể từ năm 1981 Tháng 10/2010, tại thị trường New York và London, Đôla Mỹ đã sụt giảm nhanh
so với đồng Yên của Nhật, rơi xuống mức 1USD đổi được 80,85 Yen, đạt mức thấp kỷ lục trong vòng 15 năm trở lại đây
Từ khi khủng hoảng tài chính bùng nổ tới nay (2007 – 2010), chính phủ toàn cầu dốc sức giải cứu thị trường đến nay, chỉ số USDX không ngừng rơi xuống mốc thấp nhất trong lịch sử, thường xuyên ở mức 75USD và đã hơn một lần xuống dưới mốc này Trong bối cảnh giá dầu mỏ, vàng, hàng hóa tăng mạnh,
tỷ giá đồng USD/EUR, tỷ giá USD/GBP, tỷ giá USD/AUD đều trượt giảm
Trên các thị trường châu Á, các đồng tiền ở châu lục này cũng tăng trung bình 15% so với Đôla Mỹ trong năm 2006 Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc tăng 4%, mức tăng tuy không lớn nhưng phản ánh những điều chỉnh tiếp theo trong chính sách tỉ giá hối đoái, vốn đang gây nhiều tranh cãi của nước được coi là
có đồng tiền thấp giá, ảnh hưởng tiêu cực tới cán cân tài khoản vãng lai của Mỹ
Chưa dừng ở đó, Đôla Mỹ liên tục giảm giá so với đồng Baht Thái Lan và đạt ngưỡng 34 Baht/USD – mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997–1998 Kể từ đầu năm 2007, giá của đồng Baht đã tăng 7%, sau khi tăng 12% vào năm 2006 Đồng Peso của Philippines cũng đã tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua so với đồng Đôla Mỹ, trong khi đồng Đôla Singapore tăng cao nhất kể từ 10 năm nay Tại Ấn Độ, đồng Rupee tăng 12% so với đồng Đôla Mỹ trong năm 2007 Còn đồng Rupiah của Indonesia, đồng Won của Hàn Quốc, đồng Đôla Đài Loan đều tăng mạnh so với đồng Đôla Mỹ trong thời kỳ kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái.Đồng Đôla Australia (AUD) cũng đã tăng lên 0,9023 USD/AUD – mức cao nhất trong 23 năm qua
2.1.2.3 Chỉ số USDX giảm mạnh
USDX, hay chỉ số USD, là thước đo giá trị của đồng Đôla Mỹ so với các ngoại tệ giao dịch chủ yếu khác Chỉ số USDX được cấu tạo và phụ thuộc vào sự
Trang 32thay đổi của những ngoại tệ chủ yếu là: Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, Đôla Canada, Krona Thụy Điển, Franc Thụy Sĩ, trong đó, đồng Euro chiếm 57,6% (nhiều nhất), và thấp nhất là đồng Franc Thụy Sĩ (3,6%) (Số liệu từ Hình 2.3, tính đến năm 2010).USDX ra đời vào tháng 3/1973, với giá trị ban đầu là 10017
Việc các đồng tiền này chuyển động thể hiện qua USDX sẽ phản ánh mức độ cung cầu của đồng Đôla Mỹ trên thị trường thế giới Hay nói cách khác nó là chỉ báo quan trọng cho sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và thế giới
Hình 2.3: Tỉ trọng các đồng tiền trong USDX 18
Từ khi bắt đầu hình thành, USDX đạt giá trị cao nhất là 165 điểm (năm 1985),và đạt mức thấp nhất là 69 điểm vào năm 2008, giảm 53 điểm so với năm
2001 (USDX năm 2001 đạt 122 điểm) (Xem Hình 2.4)
17
Chỉ số USDX còn gọi là Weighted Index, được tính bằng cách lấy trung bình trọng lượng của những ngoại tệ khác so với Đôla Mỹ Nó là số hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia với nhau, và là sự trao đổi hối đoái giữa hai đồng tiền tạo thành một cặp tiền tệ
18 Nguồn: http://www.marketoracle.co.uk/Article22749.html
Trang 33Hình 2.4: Chỉ số USDX 1984 - 2009 19
Có thể kết luận rằng, thông qua chỉ số USDX, giá trị đồng Đôla Mỹ tính đến năm 2008 chỉ còn 69% giá trị so với cách đây 35 năm (1973), và giảm 53% giá trị so với năm 2001 Đây chính là biểu hiện cụ thể nhất trong biểu hiện suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mỹ so với bản thân đồng tiền này và so với các đồng ngoại tệ khác
2.1.3 Sự suy giảm vị thế đồng tiền dự trữ quốc tế của Đôla Mỹ
Trong nhiều thập kỷ qua, Đôla Mỹ đã trở thành đồng tiền dự trữ quan trọng nhất và nắm vai trò thống trị trong thị trường tiền tệ thế giới Tất cả các tổ chức tài chính lớn trên thế giới đều nắm giữ một lượng lớn Đôla Mỹ như một phần trong nguồn dự trữ ngoại hối của họ Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các loại hàng hóa có giá như dầu thô, vàng, lúa mì, gia súc, cà phê… đều gắn mác giá và giao dịch bằng Đôla Mỹ Như vậy, Đôla Mỹ trở thành nhu cầu liên tục tất yếu cho thương nhân trên toàn thế giới Thế nhưng, thập kỷ đầu thế kỷ 21 lại chứng kiến cảnh Đôla Mỹ đang mất dần vị thế của mình trong vai trò là đồng tiền dự trữ của thế giới Điều này được thấy rõ qua các đặc điểm sau:
–Tỷ lệ Đôla Mỹ trong rổ tiền tệ dự trữ thế giới do IMF quy định giảm từ 69% năm 2002 xuống 62% năm 2008 và còn 42% vào năm 2011 Các quốc gia
19 Nguồn:http://www.tradersnarrative.com/us-dollar-sentiment-contrarian-bullish-2887.html
Trang 34đã thay đổi vị thế Đôla Mỹ trong cơ cấu dự trữ ngoại tệ của nước mình, Đôla Mỹ
từ một đồng tiền dự trữ tuyệt đối thì hiện chỉ chiếm 60– 70% trong tổng dự trữ ngoại tệ của nhiều quốc gia
TheoIMF, dự trữ ngoại tệ toàn cầu trong quí I/2006 xấp xỉ 4,34 nghìn tỷ Đôla Mỹ Trong số đó, Đôla Mỹ chiếm 66,3%, còn đồng Euro chiếm 24,8% Kinh tế toàn cầu, vốn đang bị tác động bởi cuộc khủng hoảng thị trường tài chính
và sự suy giảm kinh tế của Mỹ, hiện đang đứng trước mối nguy hiểm, với đồng Đôla Mỹ giảm giá và vượt khỏi tầm kiểm soát Thêm vào đó là mối lo sợ các ngân hàng trung ương đột ngột tung nguồn dự trữ Đôla Mỹ không lồ của họ ra để mua các phương tiện dự trữ khác thay thế Trong khi đó, các nước Trung Đông
có thể từ bỏ chế độ tỷ giá gắn kết với Đôla Mỹ bấy lâu nay để chuyển sang đồng ngoại tệ khác Tỉ lệ của đồng Đôla Mỹ trong tổng số tiền gửi tại các tài khoản của các quốc gia OPEC20 giảm từ 75% (2001) xuống 61,5% (2004)
Bảng 2.5: Cơ cấu dự trữ quốc tế (%) 21
và tăng 2,8% đến 3,9% (đối với Bảng Anh) từ năm 2000 – 2010 (Bảng 2.5)
20 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
21 Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF
Trang 35Đồng Euro ngày càng được các công ty cũng như các chính phủ từ Trung Quốc đến Trung Đông chấp nhận nhiều hơn như một đồng tiền dự trữ ngoại tệ thay thế cho Đôla Mỹ
– Năm 2004, đồng Đôla Mỹ đã chấm dứt vai trò là tiền tệ quan trọng nhất cho các loại trái phiếu và công trái với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi Cuối tháng 9/2004, trên 12.000 tỷ đôla trái phiếu và công trái quốc tế lưu hành trên toàn thế giới, trong đó, có 5.400 tỷ là đồng Euro, 4.800 tỷ là đồng Đôla Mỹ, 880
tỷ là đồng Bảng Anh, 500 tỷ tiền Yên Nhật và 200 tỷ là đồng Franc Thụy Sĩ
Hình 2.6 dưới cho thấy tỷ trọng Đôla Mỹ do các ngân hàng trung ương nước ngoài dự trữ từ năm 1995 đến năm 2011 Các ngân hàng trung ương của Trung Quốc, Nga, Arab Saudi và Hàn Quốc đã chuyển dự trữ Đôla Mỹ sang vàng thỏi, khiến cho tỷ trọng Đôla Mỹ trong dự trữ ngoại hối quốc tế liên tục giảm từ năm 2002 đến 2010, từ 50% xuống còn 35%
Hình 2.6: Tỷ trọng Đôla Mỹ trong Dự trữ ngoại hối quốc tế22
22 Nguồn: http://blog.milesfranklin.com/central-banks-accumulating-gold
Trang 36Tỷ trọng Đôla Mỹ trong dự trữ thế giới giảm từ 56% vào năm 1999 (đồng Euro bắt đầu lưu hành) xuống còn 36,1% vào quí II/2009 Như vậy, trong vòng
10 năm từ 2000 đến 2010, tỷ trọng ngoại hối bằng Đôla Mỹ mà thế giới nắm giữ
đã giảm 20%
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2007 – 2009, sự xuất hiện của đồng Euro và sức mạnh vượt trội của các nền kinh tế mới cộng với những gánh nặng về tài chính mà Mỹ phải đương đầu chính là nguyên nhân khiến cho đồng Đôla Mỹ trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư trên thế giới
2.2 Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mỹ
Việc đồng Đôla Mỹ giảm sức mạnh trong giai đoạn 10 năm đầu thế kỷ 21 xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, từ nguyên nhân khách quan bên ngoài đến các nhân tố nội tại bên trong nước Mỹ
2.2.1 Nguyên nhân khách quan
2.2.1.1 Đồng Euro ra đời
Hệ thống tiền tệ quốc tế với đồng Đôla Mỹ giữ vai trò khống chế trong suốt nửa thế kỷ qua sẽ bị thay thế bởi hệ thống tiền tệ với hai đồng tiền quan trọng nhất là đồng Đôla Mỹ và đồng Euro Đồng Euro xuất hiện trở thành một đồng tiền ngoại tệ lớn, tạo sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới, và sẽ là đối thủ đáng gờm đối với Đôla Mỹ
Ra đời từ năm 1999 và chính thức đến tay người tiêu dùng vào ngày 1/1/2002, đồng Euro hiện là đồng tiền chung của 17 nước châu Âu, và được hơn
332 triệu người (tính đến tháng 3/2012) thuộc 17 quốc gia vùng Eurozone sử dụng Euro hiện là đồng tiền chung của một khu vực có quy mô kinh tế lớn, với mức đóng góp trên 15% GDP toàn cầu (2011) Theo thống kê của Ngân hàng Trung ương châu Âu, vào giữa năm 2011, có 14,2 tỷ giấy bạc và 95,6 tỷ đồng xu với tổng giá trị 870 tỷ Euro góp mặt trong dòng chảy tiền tệ của thế giới.Euro đã trở thành một trong những đồng tiền chủ chốt với vai trò và vị thế không ngừng được nâng cao trên thị trường tài chính quốc tế
Trang 37Sự thách thức của đồng Euro đối với đồng Đôla Mỹ thể hiện trên các lĩnh vực như dự trữ ngoại tệ, trao đổi ngoại thương, thương mại giữa các quốc gia nội khối và ngoại khối
Về dự trữ ngoại tệ, khi Euro ra đời, ngoại thương của các nước tham gia
sẽ trở thành nội thương, nợ giữa các nước thành viên sẽ trở thành nợ bên trong,
vì vậy nhu cầu về dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ giảm mạnh Do đó, nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ bán đi một số lượng lớn Đôla Mỹ Mặt khác khi đồng Euro trở thành đồng tiền chung của một khối kinh tế mạnh thì nhiều nước trên thế giới (nhất là Nhật do hầu hết dự trữ ngoại tệ là Đôla Mỹ) sẽ giảm bớt một phần dự trữ bằng Đôla Mỹ để mua thêm Euro (mức độ ít nhiều còn tuỳ thuộc vào khả năng ổn định của đồng Euro) Đây
là một nhân tố gây tác động làm giảm giá đồng Đôla Mỹ Thêm vào đó nhu cầu
dự trữ về vàng cũng sẽ giảm vì trước đây các nước chủ yếu dự trữ bằng vàng và Đôla Mỹ, nay lại có thêm một đồng tiền mạnh và ổn định có thể được sử dụng để
dự trữ, do vậy, trong tương lai vàng sẽ bị bán ra nhiều nên giá vàng cũng sẽ bị giảm
Về ngoại thương, các nước EU trao đổi trong nội bộ khối trước đây (chiếm khoảng 60% xuất khẩu) dùng nhiều Đôla Mỹ nay chuyển sang thanh toán bằng đồng Euro, điều này khiến cho kim ngạch thanh toán bằng Đôla Mỹ bị giảm sút đáng kể Hiện nay trong tổng kim ngạch xuất khẩu của EU thì phần tính bằng Đôla Mỹ chiếm 48%, bằng tiền của các nước EU chiếm 33% Xét tổng thể, nền kinh tế các nước EU gần tương đương Mỹ, nhưng tổng giá trị ngoại thương lại vượt hẳn Mỹ Như vậy, trong tương lai, đồng Euro có thể chiếm khoảng 35 – 40% các khoản giao dịch và buôn bán quốc tế Trong buôn bán với Mỹ, các nước
EU cũng sẽ buộc Mỹ phải sử dụng đồng Euro, nên Mỹ cũng sẽ phải dự trữ cả Euro
Đối với thương mại thế giới, khi đồng Euro ra đời và được thừa nhận là đồng tiền mạnh và ổn định thì sẽ có xu hướng các nước cũng sẽ sử dụng Euro thay thế Đôla Mỹ trong thanh toán một số giao dịch ngoại thương nội khối và
Trang 38trong buôn bán giữa EU với các nước khác, do đó sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng Đôla Mỹ trong thương mại thế giới
Như vậy, sau khi đồng Euro ra đời, hệ thống tài chính thế giới đã thay đổi
cơ bản Những thay đổi này sẽ bắt đầu từ việc thanh toán các loại dịch vụ và buôn bán quốc tế, kể cả các giao dịch thị trường chứng khoán, sau đó đến việc giải toả dự trữ ngoại tệ ở các quốc gia Hơn nữa, bên cạnh việc sử dụng Đôla Mỹ như trước đây, trên thị trường sẽ xuất hiện thêm Euro, do đó trong tương lai không
xa, nhu cầu sử dụng Đôla Mỹ giảm bắt buộc sẽ dẫn đến việc giảm giá của Đôla Mỹ,
và như vậy việc ra đời của Euro không chỉ tác động đến lĩnh vực tiền tệ mà sẽ tác động cả đến lĩnh vực kinh tế và chính sách kinh tế của các quốc gia khác
2.2.1.2 Sự thay đổi trong tập quán quốc tế sử dụng Đôla Mỹ
Nhằm tránh những rủi ro tài chính từ những cuộc khủng hoảng tiền tệ đang xảy ra ngày càng nhiều hơn với sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng hơn, tập quán quốc tế sử dụng Đôla Mỹ trong trao đổi thương mại toàn cầu giữa các quốc gia lớn trên thế giới đã có nhiều sự thay đổi, thể hiện ở những mặt sau:
– Năm quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi dự định bắt đầu dùng đồng nội tệ của mình khi giao dịch thương mại với nhau BRICS đang ngày càng thể hiện là tổ chức của những quốc gia vừa lớn mạnh về dân số, diện tích và những đóng góp về kinh tế của thế giới Theo IMF, với dân số chiếm hơn 30% tổng dân số thế giới, GDP của BRICS đạt 13.600 tỷ Đôla Mỹ trong năm 2011, chiếm 19,5% GDP toàn cầu Doanh số thương mại giữa các nước BRICS trong giai đoạn từ năm 2001 –
2010 tăng trung bình 28 %/năm và đạt 239 tỷ Đôla Mỹ vào năm 2010, chiếm tỷ trọng khá lớn của thương mại toàn cầu
Trong khi đó, để giảm bớt chi phí và xóa bỏ các rào cản thương mại, Nam Phi kêu gọi các nước thuộc BRICS sử dụng đồng NDT thay thế cho Đôla Mỹ trong cấu trúc tài chính thế giới, đặc biệt là trong thương mại và đầu tư ở các thị trường mới nổi Theo Standard Bank23, ít nhất 100 tỷ Đôla Mỹ giá trị các giao
23 Standard Bank là ngân hàng có lịch sử hơn 150 năm của Nam Phi
Trang 39dịch thương mại song phương giữa Trung Quốc và châu Phi sẽ được thanh toán bằng NDT từ nay tới năm 2015 Việc sử dụng NDT ở các nền kinh tế mới nổi không chỉ thách thức đồng Đôla Mỹ mà còn thách thức toàn bộ các tổ chức tài chính quốc tế khác, bao gồm Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF
– Đáng chú ý là từ năm 2009 đến nay, Trung Quốc đã và đang có những bước đi mạnh mẽ để thúc đẩy tiến trình quốc tế hoá đồng NDT thông qua việc đẩy mạnh thanh toán đồng NDT với các đối tác trong khu vực, nhất là các nước ASEAN và ký kết các Hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương với các nước đối tác (14 nước và vùng lãnh thổ, mới nhất là với Nga, Thái Lan và Pakistan) và phát hành trái phiếu bằng đồng NDT tại thị trường quốc tế dưới sự bảo lãnh của
WB, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và một số tập đoàn lớn của nước ngoài
Sự nỗ lực của Trung Quốc đã có một số kết quả bước đầu, nhất là mở rộng được phạm vi ảnh hưởng của đồng NDT khi ngày càng nhiều nước lựa chọn đồng tiền này trong dự trữ và thanh toán thương mại với Trung Quốc
– Thêm vào đó, Trung quốc và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất đã thỏa thuận sử dụng đồng tiền của họ khi trao đổi hợp đồng dầu lửa
– Iran là một trong những quốc gia đi đầu trong việc loại bỏ đồng Đôla
Mỹ khỏi thương mại quốc tế Iran đã bắt đầu nhận đồng Rupee, NDT của Ấn Độ
và Trung Quốc, hai khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Iran, để trao đổi mua bán Ngoài tiền, Iran cũng chấp nhận đổi hàng trực tiếp với hai quốc gia châu Á này Bên cạnh Ấn Độ và Trung Quốc, giới doanh nhân Iran cho biết, Iran cũng đạt được thỏa thuận giao dịch bằng đồng tiền riêng với Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc
và Nhật Bản
– Tháng 6/2009, bốn nước vùng Vịnh là Kuwait, Arab Saudi, Qatar và Bahrain đã kí một hiệp ước đồng ý tạo lâ ̣p Hô ̣i đồng Liên minh Tiền tê ̣ chung , là bước mở đầu cho việc thiết lập một ngân hàng trung ương vùng Vịnh, qua đó khởi xướng một liên minh tiền tệ cũng như đồng tiền riêng cho khu vực Trên
Trang 40
thực tế, các nước vùng Vịnh cũng đã tiến hành đa dạng hoá dự trữ ngoại tệ bằng Đôla Mỹ sang vàng, Euro, Yên Nhật để giảm thiểu rủi ro
Chưa dừng lại ở đó, các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn trên thế giới đang bàn đến chuyện từ bỏ đồng Đôla Mỹ và quay sang ủng hộ Euro Thủ tướng Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela đều đã công khai tuyên bố rằng họ có thể bắt đầu để giá dầu bằng đồng Euro trong tương lai gần Còn Arab Saudi tuyên bố rằng họ đang xem xét giá dầu bằng đồng Euro, bên cạnh Đôla Mỹ Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất cũng đang có các cuộc thảo luận bàn về việc sẽ tính giá dầu bằng đồng Dinar24 Hồi giáo Như vậy, các nhà sản xuất dầu Trung Đông sẽ buộc phải đa dạng hóa nguồn tài sản bằng Đôla Mỹ khổng lồ của họ sang kim loại quý và các đồng tiền khác để bảo vệ mình khỏi thiệt hại Kết quả là, các nền kinh tế sở hữu nguồn dự trữ bằng Đôla
Mỹ lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan sẽ tìm cách
đa dạng hóa đồng Đôla Mỹ Điều này càng khiến cho đồng Mỹ kim ngày càng trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Và việc Đôla Mỹ ngày càng suy giảm sức mạnh trên thị trường tài chính và thương mại quốc tế là điều không thể tránh khỏi
– Hàng loạt các đề xuất, ý kiến, thỏa thuận của các nước khác trên thế giới cũng đồng lúc dấy lên nhằm hạn chế vai trò mà bấy lâu nay vẫn chiếm giữ trong thương mại giữa các nước Chưa bao giờ ĐôlaMỹ lại bị các khối, các nền kinh tế
“quay lưng” lại đúng vào thời điểm khó khăn như lúc này:
Vào tháng 7/2009, lãnh đạo các nước thành viên tham dự Hội nghị thượng đỉnh của các nước Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) lần thứ 37 gồm Brazil, Argentina, Uruguay và Paraguay thảo luận một hiệp định về việc bắt đầu sử dụng đồng tiền chung trong các hoạt động thương mại của khối này vào cuối năm 2010, nhằm từng bước thay thế đồng Đôla Mỹ
Tháng 9/2009, Nga và Trung Quốc cũng lên tiếng kêu gọi tạo ra một đồng tiền chung toàn cầu mới Với đề xuất sử dụng SDR (Quyền rút vốn đặc
24 Đồng tiền được sử dụng ở 9 quốc gia vùng Trung Đông và Bắc Phi