200 0– 2010
3.1.2. Tác động tích cực
Xét về mặt khách quan, kinh tế Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2009 vẫn có những nét khởi sắc, mặc dù sức mạnh đồng Đôla Mỹ không còn được toàn vẹn như trước. Năm 2008, Mỹ vẫn là nước có tỷ trọng GDP luôn ở mức đứng đầu, đạt 14.441,42 tỷ Đôla Mỹ, chiếm 23,79% tổng GDP của thế giới, gấp 2,94 lần GDP của Nhật Bản (nước đứng thứ 2) và 3,33% lần GDP của Trung Quốc (nước đứng thứ 3). Cũng trong năm 2008, tổng giá trị tín dụng ngân hàng của toàn thế giới là 61,1 tỷ Đôla Mỹ (bằng 101% tổng GDP), tăng 221% so với năm 1990, trong đó tín dụng ngân hàng tại Mỹ đạt 12,5 tỷ Đôla Mỹ (chiếm 20,4%). Vào năm 2010, GDP của Mỹ 14.700 tỷ trong khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc mới chỉ có 5.878,6 tỷ Đôla Mỹ.
Mỹ cũng là quốc gia có số công ty có số vốn tư bản hóa lớn nhất thế giới. Trong tổng số 50 công ty có số vốn tư bản hóa lớn nhât thế giới, Mỹ đã chiếm 24 công ty (chiếm 50%), Anh đứng thứ 6 công ty (chiếm 12%), Trung Quốc đứng thứ 3 với 5 công ty (chiếm 10%), Thụy Sỹ đứng thứ 4 với 4 công ty, Bồ Đào Nha và Nhật Bản mỗi nước có 2 công ty, Nga và Italia mỗi nước có 1 công ty.Như vậy, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới địa vị quốc tế của đồng Đôla Mỹ, nhưng có thể nói rằng, Đôla Mỹ vẫn là hạt nhân của hệ thống tiền tệ quốc tế và sẽ còn duy trì địa vị này trong một thời gian dài bởi, đồng Đôla Mỹ giảm giá nằm trong toan tính chiến lược của Mỹ nhằm đem lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ, nhất là nhanh chóng phục hồi kinh tế và nhắm vào các đối thủ kinh tế lớn của Mỹ.
Như vậy, bên cạnh những tác động tiêu cực đã nêu ở trên thì việc Đôla Mỹ giảm giá cũng có những tác động tích cực đến nền kinh tế Mỹ ở những điểm sau:
3.1.2.1. Sản xuất nội địa tăng
Tại Mỹ, những công ty khai thác vàng và tài nguyên nói chung, cũng như các công ty sản xuất hàng hóa và chủ trang trại chính nói chung là những đối tượng được lợi nhiều nhất từ sự mất giá của đồng Đôla Mỹ.
Lĩnh vực nông nghiệp mà từ lâu đã chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề, nay được hưởng mức giá ngũ cốc và gia súc cao kỷ lục do Trung Quốc và Ấn Độ nổi
lên như hai thị trường mới với sức tiêu thụ khổng lồ. Đất nông trại đột nhiên trở thành một mặt hàng hút khách và thu nhập từ nông nghiệp cũng gia tăng mạnh mẽ. Điều duy nhất gây khó khăn cho các chủ nông trại chính là việc thiếu ô tô ray để chuyên chở sản phẩm của họ đến các cảng lớn. Như vậy, sự bùng nổ nhu cầu về vận tải mới và lợi nhuận của ngành đường sắt liên tục tăng nhanh do họ đã tăng giá cước khi vận chuyển hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Và xu hướng tương tự cũng đang xảy ra đối với hầu hết các công ty khai thác khác ngoài vàng do nhu cầu về đồng đỏ, kẽm… trên thế giới tăng mạnh, điều này khiến cho giá cả tính theo Đôla Mỹ tăng vọt, và giúp mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các công ty khai thác của Mỹ.
Có thể thấy, đồng Đôla Mỹ yếu là một nhân tố quan trọng đối với ngành sản xuất Mỹ hồi sinh. Các doanh nghiệp hàng đầu Mỹ như Công ty sản xuất thiết bị Caterpillar, Công ty General Motors ở Detroit (Chicago)… đã tăng doanh thu mạnh mẽ, phần lớn là nhờ đồng đôla mất giá. Các công ty đa quốc gia khác của Mỹ cũng được hưởng của trời cho khi chuyển đổi doanh thu ở nước ngoài sang đồng Đôla Mỹ mất giá và vì thế kiếm được thêm lời. So sánh trường hợp của Boeing45 và Airbus46, hai “ông trùm” sản xuất máy bay dân dụng của thế giới, sẽ dễ nhận thấy tác động giảm giá của Đôla Mỹ hơn. Nhờ đồng Đôla Mỹ liên tục suy yếu, máy bay Boeing trở nên có lợi thế cạnh tranh về giá, vì vậy Airbus buộc phải giảm giá chiếc A38047 gần một nửa để có thêm đơn đặt hàng. Thời gian qua giá cổ phiếu của hãng EADS48, đã sụt giảm gần 22% trong khi cổ phiếu của Boeing tăng giá 11%. Các công ty xuất khẩu khác của Mỹ cũng hưởng nhiều lợi ích từ hiệu ứng đồng Đôla Mỹ suy yếu trong những năm sau khủng hoảng. Với IBM49, doanh thu từ các thị trường Trung Đông, châu Âu và châu Phi đều tăng
45 Là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới, có trụ sở tại thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ.
46
Là một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới, có trụ sở đặt tại thành phố Toulouse, Pháp.
47 Airbus A380 được mệnh danh là “Khách sạn bay 5 sao”, là loại máy bay hai tầng, bốn động cơ, hoàn thiện năm 2005 với chi phí sản xuất lên tới 11 tỷ Euro.
48
EADS là tên viết tắt của từ The European Aeronautic Defence án Space, là một tập đoàn hàng không nổi tiếng ở châu Âu, là công ty mẹ của hãng Airbus.
49 IBM là tên viết tắt của International Business Machines, là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia, có trụ sợ tại New York, Mỹ.
khoảng 13% trong khi tại thị trường Mỹ, con số này chỉ là 1%. Một công ty sản xuất thép khác là Al–jon Manufacturing LLC thì đang phải “làm không nghỉ tay” vì một danh sách dài các khách hàng ở châu Á đang chờ nhập khẩu thép nguyên liệu của họ.
Như vậy, giá trị Đôla Mỹ giảm đã có những tác động vô cùng tích cực đến các doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ thời gian qua. Đặc biệt so với các mặt hàng xuất khẩu của châu Âu, thì Đôla Mỹ giảm giá đã đem lại “món hời” lớn cho các nhà sản xuất Mỹ. Đây là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy mức tăng trưởng kinh tế Mỹ trong thời kỳ lâm vào cuộc suy thoái.
3.1.2.2. Thâm hụt thƣơng mại nhẹ
Việc Đôla Mỹ giảm giá có thể cải thiện khả năng cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của Mỹ tại thị trường nước ngoài. Đồng Đôla Mỹ giảm làm cho sản phẩm của Mỹ rẻ hơn, và do đó hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng tại thị trường nước ngoài, khiến cho thâm hụt thương mại của Mỹ giảm đáng kể. Sự thâm hụt thương mại này có khả năng làm giảm mức nợ nước ngoài của Mỹ do xuất khẩu tăng lên.
Trong tình hình kinh tế có phần suy giảm tương đối hiện nay, việc xuất khẩu tăng là cơ hội để cải thiện hoạt động kinh tế trong nước và tạo ra việc làm, từ đó giảm tỉ lệ thất nghiệp vốn đã, đang ngày càng tăng cao ở Mỹ. Hơn nữa, do thâm hụt thương mại của Mỹ được bù bởi các khoản vay mượn của các nền kinh tế còn lại trên thế giới nên mức thâm hụt thương mại nhỏ sẽ làm chậm sự gia tăng của các khoản nợ ròng ở nước ngoài và còn có thể làm dịu bớt những nghi ngại xung quanh vấn đề gánh nặng nợ nần quá lớn của Mỹ. Như vậy, bất luận đồng Đôla Mỹ có giảm giá thế nào thì nó cũng góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và làm giảm thâm hụt thương mại, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trường kinh tế Mỹ hiện nay.
3.1.2.3. Nợ ròng nƣớc ngoài giảm
Đồng Đôla Mỹ mất giá có khả năng cải thiện tình trạng nợ ròng vốn đang vô cùng lớn của Mỹ trong thập kỉ qua. Bởi, phần lớn các khoản nợ của Mỹ đều
được quy sang Đôla Mỹ, trong khi tài sản nước ngoài của Mỹ lại được quy sang đồng tiền mà nước đó nắm giữ. Do vậy, sự mất giá thực của Đôla Mỹ vừa làm tăng giá trị tài sản nước ở nước ngoài của Mỹ (vì tài sản này đo bằng tiền của nước nắm giữ) vừa không làm tăng giá trị các khoản nợ (tính bằng Đôla Mỹ) của Mỹ. Đây chính là cái lợi “kép” của sự mất giá của Đôla Mỹ mà Mỹ vô cùng hài lòng.
Điều này, nói rộng ra có nghĩa là, vấn đề Đôla Mỹ giảm giá là của riêng nước Mỹ, nhưng trách nhiệm và ảnh hưởng lại lan tỏa ra toàn thế giới. Nghĩa là, bên cạnh những mặt tiêu cực mà Mỹ phải gánh chịu do đồng nội tệ giảm giá, các quốc gia khác cũng phải hứng chịu những hậu quả mà đồng tiền có vai trò quốc tế này mang đến. Ví dụ như hai chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc và Nhật Bản đang phải nhận lại những đồng tiền có giá trị thấp hơn rất nhiều so với giá trị mà Mỹ đi vay trước đây. Còn các nền kinh tế khác như EU cũng buộc phải hạ giá thành sản phẩm tính bằng Euro xuống thì mới có đủ sức tạo tính cạnh tranh với hàng hóa tính bằng Đôla Mỹ trên thị trường nước ngoài, đơn cử như trường hợp Airbus phải hạ giá xuống một nửa chiếc máy bay A380 đã nêu ở trên. Cái lợi từ việc đồng nội tệ Mỹ giảm giá có lẽ sẽ được FED duy trì thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ và lãi suất hạ liên tục trong nhiều năm sau khủng hoảng.
3.1.2.4. Thƣơng mại và du lịch phát triển
Đầu tiên, đồng Đôla Mỹ suy giảm sẽ giúp ích cho những nhà sản xuất hàng hóa trong nước Mỹ (có chi phí được tính theo Đôla Mỹ) khi họ bán hàng ra nước ngoài. Do đồng Đôla Mỹ xuống giá, chi phí và giá thực tế của bất cứ sản phẩm nào mà công ty bán ra đều sụt giảm khi đổi sang đồng Euro hay Yên Nhật. Chính vì thế, những công ty này được lợi đến hai lần, bởi vì biên lợi nhuận của họ (khoảng chênh lệch giữa chi phí và giá bán) mở rộng, và nhu cầu về hàng hóa của họ gia tăng do các mức giá ngày càng hấp dẫn.
Tuy rằng người Mỹ sẽ không thích đồng Đôla Mỹ giá trị thấp khi đi du lịch nước ngoài và các công ty bán hàng vào Mỹ cũng vậy, nhưng việc đồng bạc xanh yếu có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Mỹ. Tức là nó sẽ khiến hàng hoá
Mỹ cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ giảm khi xuất khẩu tăng, hạn chế ảnh hưởng của thâm hụt đối với tăng trưởng. Một đồng Đôla Mỹyếu cũng giúp cải thiện tình hình việc làm vì các công ty đa quốc gia sẽ chọn thuê người Mỹ với chi phí thấp hơn.
Một điều thuận lợi cho du khách quốc tế hiện nay là với đồng Đôla Mỹ yếu, họ có thể thực hiện những chuyến du lịch giá rẻ hơn so với trước đây. Điều này chắc chắn rất có lợi cho ngành du lịch của Mỹ. Hiện nay, ở các thành phố như New York, Las Vegas và San Diego đang đón một lượng khách du lịch vô cùng lớn đến từ khắp năm châu. Năm 2011, lượng khách quốc tế di chuyển bằng đường hàng không từ 62,2 triệu lượt năm 2000 đã tăng lên 69,5 triệu năm 2010 và năm 2011 là 71,9 triệu lượt. Du lịch phát triển khiến cho nhu cầu hàng hóa, thực phẩm nội địa của du khách nước ngoài tăng cao, góp phần cho GDP Mỹ tăng trưởng mạnh.
Nói tóm lại, trong khi bài toán Đôla Mỹ giảm giá đang làm nhiều nền kinh tế trên thế giới phải đau đầu vì những ảnh hưởng vô cùng bất lợi đến kinh tế và chính sách của bản thân các nước đó, thì Mỹ lại cảm thấy rất thoải mái với bài toán có hai lời giải này. Một mặt, việc Đôla Mỹ giảm giá gây ảnh hưởng không tốt đến các chỉ số kinh tế và niềm tin của các nhà đầu tư, những mặt khác, Đôla Mỹ giảm giá đang mang lại nhiều cái lợi như đã phân tích ở trên cho Mỹ. Thêm vào đó, các khó khăn mà Mỹ gặp phải lại không chỉ riêng Mỹ phải gánh chịu, hệ quả Đôla Mỹ suy giảm còn ảnh hưởng nhiều đến các nền kinh tế khác. Còn những lại lợi mà Mỹ thu được lại chỉ cho riêng mình Mỹ hưởng, mà những cái lợi này lại tiếp tục gây ảnh hưởng không tốt đến các nước bạn hàng của Mỹ.
Như vậy, cái lợi mà Mỹ thu được cũng không ít khi để cho Đôla Mỹ giảm giá trị. Nhưng, có thể nói đây là những cái lợi trước mắt, bởi nếu để Đôla Mỹ tiếp tục suy giảm kéo dài, thông qua việc FED hạ lãi suất và nới lỏng tiền tệ, thì ĐôlaMỹ không những giảm đi giá trị vốn có của nó mà còn trở nên kém hấp dẫn trong vai trò là đồng tiền quốc tế trên thị trường thế giới. Có lẽ, bài toán mà Mỹ thực sự phải đối đầu là phát triển kinh tế thực lự để giá trị đồng Đôla Mỹ tăng
theo sự phát triển ấy thay vì những chính sách, những gói định lượng kích cầu tạm thời. Trong thời gian ngắn, những chính sách có thể co ích tương đối cho kinh tế Mỹ song về lâu dài, giá trị Đôla Mỹ không những bị đe dọa thực sự mà thế giới cố thể xảy ra các cuộc chiến tranh tiền tệ, chiến tranh thương mại trên quy mô lớn. Không ai đảm bảo rằng, quyền lợi chính trị lại không gắn chặt với quyền lợi về kinh tế. Một khi kinh tế Mỹ suy giảm, kéo theo đồng nội tệ mất giá cùng vô vàn hệ lụy kinh tế khác, các nhà hoạch định chính sách lúc bấy giờ sẽ lại tiếp tục đối đầu với bài toán mới là làm cách nào lấy lại vị thế số 1 của Mỹ và làm thế nào để Mỹ lại tiếp tục được vị nể như trước đây. Thay vì phải “đau đầu” sớm với những vấn đề ấy, ngay từ bây giờ chính quyền Mỹ nên tìm cách giải quyết bài toán về đồng Đôla Mỹ bị sụt giảm giá trị cho triệt để, để tránh những hậu quả khôn lường về cả kinh tế, chính trị về sau.