Sự suy giảm vị thế đồng tiền dự trữ quốc tế của ĐôlaMỹ

Một phần của tài liệu Sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mĩ và tác động của nó đến các vấn đề kinh tế quốc tế (2000 – 2010 (Trang 33)

200 0– 2010

2.1.3. Sự suy giảm vị thế đồng tiền dự trữ quốc tế của ĐôlaMỹ

Trong nhiều thập kỷ qua, Đôla Mỹ đã trở thành đồng tiền dự trữ quan trọng nhất và nắm vai trò thống trị trong thị trường tiền tệ thế giới. Tất cả các tổ chức tài chính lớn trên thế giới đều nắm giữ một lượng lớn Đôla Mỹ như một phần trong nguồn dự trữ ngoại hối của họ. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các loại hàng hóa có giá như dầu thô, vàng, lúa mì, gia súc, cà phê… đều gắn mác giá và giao dịch bằng Đôla Mỹ. Như vậy, Đôla Mỹ trở thành nhu cầu liên tục tất yếu cho thương nhân trên toàn thế giới. Thế nhưng, thập kỷ đầu thế kỷ 21 lại chứng kiến cảnh Đôla Mỹ đang mất dần vị thế của mình trong vai trò là đồng tiền dự trữ của thế giới. Điều này được thấy rõ qua các đặc điểm sau:

–Tỷ lệ Đôla Mỹ trong rổ tiền tệ dự trữ thế giới do IMF quy định giảm từ 69% năm 2002 xuống 62% năm 2008 và còn 42% vào năm 2011. Các quốc gia

đã thay đổi vị thế Đôla Mỹ trong cơ cấu dự trữ ngoại tệ của nước mình, Đôla Mỹ từ một đồng tiền dự trữ tuyệt đối thì hiện chỉ chiếm 60– 70% trong tổng dự trữ ngoại tệ của nhiều quốc gia.

TheoIMF, dự trữ ngoại tệ toàn cầu trong quí I/2006 xấp xỉ 4,34 nghìn tỷ Đôla Mỹ. Trong số đó, Đôla Mỹ chiếm 66,3%, còn đồng Euro chiếm 24,8%. Kinh tế toàn cầu, vốn đang bị tác động bởi cuộc khủng hoảng thị trường tài chính và sự suy giảm kinh tế của Mỹ, hiện đang đứng trước mối nguy hiểm, với đồng Đôla Mỹ giảm giá và vượt khỏi tầm kiểm soát. Thêm vào đó là mối lo sợ các ngân hàng trung ương đột ngột tung nguồn dự trữ Đôla Mỹ không lồ của họ ra để mua các phương tiện dự trữ khác thay thế. Trong khi đó, các nước Trung Đông có thể từ bỏ chế độ tỷ giá gắn kết với Đôla Mỹ bấy lâu nay để chuyển sang đồng ngoại tệ khác. Tỉ lệ của đồng Đôla Mỹ trong tổng số tiền gửi tại các tài khoản của các quốc gia OPEC20 giảm từ 75% (2001) xuống 61,5% (2004).

Bảng 2.5: Cơ cấu dự trữ quốc tế (%)21

1995 2000 2005 2010 Đôla Mỹ 59,0 70,7 66,4 61,8 Euro – 18,8 24,3 26,0 Bảng Anh 2,1 2,8 3,6 3,9 Yên Nhật 6,8 6,3 3,7 3,9 Franc Thụy Sĩ 0,3 0,3 0,1 0,3 Đồng tiền khác 13,6 1,4 1,9 4,4

– Mặc dù vẫn là đồng tiền đứng đầu trong cơ cấu dự trữ quốc tế, nhưng trong giai đoạn 2000 – 2010, tỉ trọng dự trữ của đồng Đôla Mỹ đã giảm 8,9%, từ 70,7% năm 2000 xuống còn 61,8% năm 2010. Ngoại trừ đồng Yên Nhật, thì các đồng tiền khác như Euro, Bảng Anh đã tăng từ 18,8% lên 26,0% (đối với Euro) và tăng 2,8% đến 3,9% (đối với Bảng Anh) từ năm 2000 – 2010 (Bảng 2.5).

20 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Đồng Euro ngày càng được các công ty cũng như các chính phủ từ Trung Quốc đến Trung Đông chấp nhận nhiều hơn như một đồng tiền dự trữ ngoại tệ thay thế cho Đôla Mỹ.

– Năm 2004, đồng Đôla Mỹ đã chấm dứt vai trò là tiền tệ quan trọng nhất cho các loại trái phiếu và công trái với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Cuối tháng 9/2004, trên 12.000 tỷ đôla trái phiếu và công trái quốc tế lưu hành trên toàn thế giới, trong đó, có 5.400 tỷ là đồng Euro, 4.800 tỷ là đồng Đôla Mỹ, 880 tỷ là đồng Bảng Anh, 500 tỷ tiền Yên Nhật và 200 tỷ là đồng Franc Thụy Sĩ.

Hình 2.6 dưới cho thấy tỷ trọng Đôla Mỹ do các ngân hàng trung ương nước ngoài dự trữ từ năm 1995 đến năm 2011. Các ngân hàng trung ương của Trung Quốc, Nga, Arab Saudi và Hàn Quốc đã chuyển dự trữ Đôla Mỹ sang vàng thỏi, khiến cho tỷ trọng Đôla Mỹ trong dự trữ ngoại hối quốc tế liên tục giảm từ năm 2002 đến 2010, từ 50% xuống còn 35%.

Hình 2.6: Tỷ trọng Đôla Mỹ trong Dự trữ ngoại hối quốc tế22

Tỷ trọng Đôla Mỹ trong dự trữ thế giới giảm từ 56% vào năm 1999 (đồng Euro bắt đầu lưu hành) xuống còn 36,1% vào quí II/2009. Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2000 đến 2010, tỷ trọng ngoại hối bằng Đôla Mỹ mà thế giới nắm giữ đã giảm 20%.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2007 – 2009, sự xuất hiện của đồng Euro và sức mạnh vượt trội của các nền kinh tế mới cộng với những gánh nặng về tài chính mà Mỹ phải đương đầu chính là nguyên nhân khiến cho đồng Đôla Mỹ trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư trên thế giới.

Một phần của tài liệu Sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mĩ và tác động của nó đến các vấn đề kinh tế quốc tế (2000 – 2010 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)