Tài chính quốc tế

Một phần của tài liệu Sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mĩ và tác động của nó đến các vấn đề kinh tế quốc tế (2000 – 2010 (Trang 78)

200 0– 2010

3.2.3.Tài chính quốc tế

Thị trường tài chính – tiền tệ trong những năm gần đây thường ít ổn định, phụ thuộc vào sự lên xuống của các nền kinh tế lớn, biến động của tỷ giá hối đoái của các đồng tiền mạnh, chỉ số các thị trường chứng khoán lớn và đặc biệt là những điều chỉnh lãi suất mạnh tay của FED khiến Đôla Mỹ giảm giá so với các đồng tiền chính khác.

Từ 2002, thị trường tài chính – tiền tệ thế giới có những nét đặc trưng, gồm: sự sụt giảm giá cổ phiếu trên các thị trường chủ chốt do hàng loạt tập đoàn kinh tế lớn phá sản; đồng Đôla Mỹ mất giá so với đồng Euro và Yên Nhật; nhiều nền kinh tế đứng trước nguy cơ giảm phát; nhiều nước áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích nền kinh tế và kiềm chế giảm phát; bất ổn tài chính – tiền tệ ở nhiều nước Mỹ Latinh....

Trong thời kỳ sau khủng hoảng, do kinh tế Mỹ ảm đạm cùng các chính sách hạ lãi xuất kích thích đầu tư và giảm giá đồng đôla yếu để tăng xuất khẩu của Mỹ đã có tác động xấu tới kinh tế Tây Âu. Theo một số tính toán nếu đồng Euro lên giá 10% so với đồng Đôla Mỹ thì sẽ làm giảm 1,5% tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực đồng Euro trong 5 năm. Đến nay, đồng EURO đã đạt mức kỷ lục 1Euro bằng 1,3USD (năm 2013).

Chứng khoán vốn, chứng khoán nợ tư nhân và tín dụng ngân hàng là 3 thành tố chủ yếu trong cơ cấu tổng tài sản tài chính toàn cầu. Năm 2008, tổng giá trị tín dụng ngân hàng của toàn thế gới là 61,1 nghìn tỷ Đôla Mỹ (bằng 101% tổng GDP), tăng 221% so với năm 1990, trong đó tín dụng Ngân hàng tại Mỹ đạt 12,5 tỷ Đôla Mỹ (chiếm 20,4%). Quy mô của nợ chính phủ tăng trưởng chậm hơn và dần chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng cơ cấu thị trường tài chính. Tuy nhiên cơ cấu này cũng khác nhau giữa các quốc gia và thay đổi giữa các thời kỳ trong cùng một quốc gia. Như tại thị trường Nhật Bản, chứng khoán vốn chiếm tới 68% tổng giá trị tài sản, tỷ lệ này ở EU là 36%, Mỹ là 22% và ở các nền kinh tế mới nổi là 56%, nợ chính phủ chiếm tỷ trọng đặc biệt lớn tại Nhật Bản (26%), Chứng khoán nợ tư nhân phát triển mạnh tại thị trường Mỹ (42%) và EU (36%),

ít phát triển tại thị trường các nước mới nổi (6%) và chưa xuất hiện tại thị trường Nhật Bản (Số liệu 2004 – 2005). Tuy nhiên đến năm 2008, chứng khoán nợ tư nhân đã tăng lên 9% tại thị trường Nhật Bản, thị trường cổ phiếu thu hẹp chỉ còn 12%, tín dụng ngân hàng tăng lên 44%, nợ chính phủ tiếp tục duy trì ở mức cao.

Quy mô thị trường vốn quốc tế đã tăng liên tục từ 2002 đến 2007. Cho vay và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu, tiếp theo là thị trường giao dịch trái phiếu. Đầu tư trực tiếp chỉ chiếm 20% năm 2007 nhưng đứng khá vững trong năm. Thị trường bất động sản đạt mức cao nhất trong năm 2007 với tổng giá trị thị trường lên tới 90 nghìn tỷ Đôla Mỹ, tuy nhiên thị trường này đã giảm xuống 87,4 nghìn tỷ vào năm 2008 do những chính sách nới lỏng tiền tệ FED đưa ra, gây tác động lớn đến các nước.

Tuy không nói ra, nhưng có thể hiểu rằng các gói QE Mỹ đưa ra sẽ giúp Mỹ phân tán khó khăn của mình cho các nước khác gánh bớt. Lý do vì Đôla Mỹ là đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế mà cả thế giới đều sử dụng. Vì vậy khi Đôla Mỹ được bơm ra ào ạt, tất cả các nước đều phải chịu ảnh hưởng từ việc đồng Đôla Mỹ liên tục bị mất giá, và đối mặt với các bong bóng tài sản chứa đầy nguy cơ. Nỗi lo Đôla Mỹ mất giá khiến giới đầu tư thi nhau bán tháo cổ phiếu lấy Đôla Mỹ mua ngay hàng hóa. Vì vậy thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, ngược lại giá vàng, dầu, kim loại quý, đường, ngũ cốc, cà phê,… tăng mạnh, gây ra lạm phát cho cả thế giới. Trong bối cảnh đó, hầu hết các nước đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, điều chỉnh tỷ giá để đối phó với lạm phát.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, hệ thống tài chính thế giới được nhận định sẽ có sự cải biến tổng thể. Cơ chế kiểm soát rủi ro, an toàn về vốn, cơ chế kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh đã được nhìn nhận lại và đòi hỏi những sự thay đổi cơ bản trong hoạt động của các định chế tài chính trên toàn thế giới. Mặc dù các dấu hiệu phục hồi là khá rõ rệt, sự phục hồi của tài chính thế giới hiện nay được đánh giá là chưa bền vững.

3.2.4. Đầu tƣ quốc tế

Từ năm 2001, suy thoái, bất ổn về kinh tế, tiền tệ, tài chính đã tác động đến các luồng vốn đầu tư quốc tế rất nhiều. Năm 2002, đầu tư quốc tế trên thế giới chỉ đạt khoảng 534 tỷ Đôla Mỹ, giảm 27% so với năm 2001 và giảm tới 64% so với năm 2000. Năm 2003, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên hơn 600 tỷ Đôla Mỹ nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ cao điểm năm 2000.

Trong số các nước đang phát triển, châu Á thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất, chiếm tới 14% FDI toàn thế giới vào năm 2001 (năm 2000 là 9%) và 70-75% FDI vào các nước đang phát triển (số liệu năm 2000). Năm 2002, các nước đang phát triển châu Á thu hút được 90 tỷ Đôla Mỹ, trong đó Trung Quốc là nước thu hút được 50 tỷ Đôla Mỹ, chiếm già nửa tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển. Giá trị đầu tư năm 2008 của toàn thế giới đã tăng gấp 2,13 lần so với năm 1998. Song song với quá trình thúc đẩy tiêu dùng để kích thích tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, các biện pháp kích thích và thu hút vốn đầu tư vẫn là nhân tố cơ bản để tạo ra tăng trưởng kinh tế.

Quy mô các dòng vốn vào và ra của các khu vực kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2007 tổng dòng vốn chảy vào Mỹ đạt 2.129,5 tỷ Đôla Mỹ (tăng gấp 2,72 lần năm 2001), tổng dòng vốn vào EU đạt 1.629,0 tỷ Đôla Mỹ (tăng gấp 2,14 lần năm 2001) và tổng dòng vốn vào các nước đang phát triển đạt 1.666,2 tỷ Đôla Mỹ (gấp 9,11 lần năm 2001). Về dòng vốn ra, năm 2007, dòng vốn ra của Mỹ tăng gấp 3,85 lần năm 2001, tương tự mức tăng 3,19 và 12,61 lần của EU và nhóm các nước đang phát triển. Năm 2008, do ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và dưới tác động của Đôla Mỹ giảm giá, các dòng vốn vào và ra tại các khu vực trên toàn thế giới giảm sút mạnh mẽ, trong đó dòng vốn chảy vào Mỹ giảm đặc biệt mạnh (lần đầu tiên dòng vốn chảy vào Mỹ thấp hơn của khu vực EU và nhóm các nước đang phát triển), dòng vốn chảy ra hầu như không có.

Trung Quốc nổi lên như một nước có mức đầu tư vốn ra nước ngoài đặc biệt gây ấn tượng trong giai đoạn này với tỷ trọng vốn đầu tư ra nước ngoài năm

2008 chiếm tới 24,2% tổng giá trị xuất khẩu vốn của toàn thế giới (tỷ lệ này là 14.2% năm 2005). Mỹ không còn là nước nhập khẩu vốn chiếm ưu thế như những năm đầu thế kỷ 21, năm 2008, tỷ trọng vốn chảy vào Hoa Kỳ chỉ còn chiếm 43% tổng giá trị nhập khẩu vốn trên toàn thế giới (tỉ lệ này năm 2005 là 65,1%).

Luồng vốn thay vì tập trung vào một số nước nhất định đã được phân bổ rộng rãi đến nhiều nước hơn, đặc biệt từ những năm sau khủng hoảng tài chính, nguồn vốn FDI đổ vào các nền kinh tế mới nổi tăng mạnh, đạt mức 459,282 tỷ Đôla Mỹ năm 2008 (Hình 3.3). Việc Đôla Mỹ giảm giá đã giảm luôn lòng tin và sự tín nhiệm của các nhà đầu tư vào Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác. Tại các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển ở châu Á, nguồn năng lượng dồi dào, nguồn nhân công phong phú và thị trường tiêu thụ khổng lồ đã và đang thu hút sức đầu tư mạnh mẽ của các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Như vậy, Đôla Mỹ giảm giá đã trực tiếp tác động tốt lên thị trường đầy tiềm năng này. Các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi nhờ đó là thu được rất nhiều lợi từ các nhà đầu tư cũng như khai thác triệt để được các nguồn lực tự nhiên vốn có mà bấy lâu nay bị kìm giữ.

Hình 3.3: Đầu tƣ trực tiếp tại các nền kinh tế mới nổi và các nƣớc đang phát triển52

Đơn vị: tỷ Đôla Mỹ

3.2.5. Dự trữ quốc tế

Đồng Đôla Mỹ mất giá đang là bài toán hóc búa cho giới quản lý các kho dự trữ ngoại tệ lớn của thế giới. Đối với các nước như Trung Quốc và các nước vùng Vịnh vốn gắn tỷ giá đồng nội tệ với đồng Đôla Mỹ, thì sức ép của nguy cơ lạm phát có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, bất kỳ động thái nào nhằm gỡ bỏ mối liên hệ với đồng Đôla Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng lên thị trường tiền tệ, gây tổn thất về giá trị tài sản cho các kho dự trữ ngoại tệ của các nước này. Thêm vào đó, các kho dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu hiện tăng từ 2.000 tỷ Đôla Mỹ trong quý II/2002 lên 5.700 tỷ USD đến quý II/2007. Hơn nữa, 2/3 trong tổng số quỹ dự trữ ngoại tệ trên toàn thế giới nằm trong tay 6 nền kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga và Singapore.

Bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động hơn kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu lan rộng và sự suy giảm sức mạnh đáng kể của Đôla Mỹ đã khiến các nước có xu hướng đa dạng hóa dự trữ ngoại hối nhằm giảm bớt rủi ro. Điều này khiến tỷ trọng dự trữ bằng đồng Euro giảm từ mức 27,7% (năm 2009) xuống mức 25% vào cuối năm 2011, mặc dù vẫn là đồng tiền dự trữ quốc tế lớn thứ hai trên thế giới, sau Đôla Mỹ. Trong khi đó, cơ cấu dự trữ của các đồng tiền khác tăng từ mức 2% (năm 2007) lên 3,9% vào cuối năm 2011 trong bối cảnh các nước tìm kiếm việc đa dạng hóa rủi ro sau khủng hoảng (Số liệu từ Bảng 3.4).

Bảng 3.4:Cơ cấu dự trữ ngoại hối toàn cầu theo loại tiền53

Năm 1999 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng dự trữ ngoại hối

chính thức(nghìn tỷ USD) 1,8 4,3 5,3 6,7 7,3 8,2 9,3 10,2

Dự trữ thống kê được và có

phân loại tỷ trọng tiền 1,4 2,8 3,3 4,1 4,2 4,6 5,2 5,6

tệ (nghìn tỷ USD) Đôla Mỹ (%) 71,0 66,9 65,5 64,1 64,1 62,0 61,8 62,1 Đồng Euro (%) 17,9 24,1 25,1 26,3 26,4 27,7 26,0 25,0 Yên Nhật (%) 6,4 3,6 3,1 2,9 3,1 2,9 3,7 3,7 Bảng Anh (%) 2,9 3,6 4,4 4,7 4,0 4,2 3,9 3,9 Các loại khác (%) 1,8 1,9 2,0 2,0 2,3 3,2 4,6 5,3

Như vậy, lại một lần nữa Đôla Mỹ giảm giá lại quay lưng lại với các nước phát triển. Do những rủi ro mà đồng tiền này mang lại, quá trình đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ trên thế giới đang có xu hướng ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ rằng, Đôla Mỹ xuống ngôi thì các đồng tiền khác được ưu ái. Các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi dường như đang vô cùng thận trọng khi đầu tư vào Đôla Mỹ, không những thế, họ còn muốn xác lập một vị trí an toàn cho túi tiền của mình, qua đó nâng dần vị thế của các đồng tiền khác ngoài Đôla Mỹ và Euro. Có lẽ, việc Đôla Mỹ xuống dốc là đòn bẩy để các đồng tiền khác tìm kiếm được vị thế nhất định của mình trong hệ thống tiền tệ thế giới trong tương lai không xa.

3.2.6. Các tác động khác

Tác động lên giá vàng

Chính sách nới lỏng tiền tệ quá mức của Mỹ đã làm cho thị trường ngoại hối bất ổn, đẩy nền kinh tế thế giới vào hỗn loạn, những dự đoán về khả năng mất giá của đồng Đôla Mỹ trong thời gian tới đã ảnh hưởng mạnh đến giá vàng quốc tế. Từ năm 2005 đến nay, giá vàng quốc tế có xu hướng tăng, so sánh giá vàng đầu tháng 10 các năm như sau:

Năm 2005: 500 USD/oz, tăng 8,7%. Năm 2006: 620 USD/oz, tăng 6,19%. Năm 2007: 750 USD/oz, tăng 7,49%. Năm 2008: 830 USD/oz, tăng 8,29%.

Năm 2009: 1050 USD/oz,tăng 10,49%. Năm 2010: 1340 USD/0z, tăng 13,39%.

Trong những ngày gần đây, có hiện tượng giá vàng bùng nổ với những diễn biến rất khó có thể dự báo trước được. Ngày 05/10/2010, giá vàng thế giới tăng 2%, đạt mức kỷ lục mới 1.343 USD/Oz. Chưa dừng ở đó, đến ngày 06/10/2010 giá vàng lại tiếp tục tăng 1,34% lên mức 1.346,6 USD/Oz. Mặc dù, giá vàng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt do Mỹ chưa thay đổi chính sách đồng đôla yếu, song một số chuyên gia đưa ra các khuyến cáo cần đề phòng sự sụt giảm của giá vàng vì: Giá vàng đã lên mức cao kỷ lục, các quỹ đầu tư lớn có khả năng bán chốt lời.

Chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ không đem lại kết quả như mong muốn, trong khi đó lại đem đến sự hỗn loạn của kinh tế thế giới, nhiều nước và phe đối lập trong nước sẽ phản đối. Việc Mỹ đòi Trung quốc tăng mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ có thể thất bại vì Trung quốc sẽ kiên quyết không chấp nhận để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và sự ổn định chính trị trong nước. Sự bất đồng nội bộ giữa cơ quan lập pháp (Quốc hội) và cơ quan hành pháp (Chính phủ) Mỹ càng ngày càng sâu sắc, sự kiên nhẫn của chính phủ Mỹ là có giới hạn, việc hạ viện Mỹ đòi đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế với Trung quốc khó có thể được quốc hội thông qua. Ông Joseph Stiglitz kinh tế gia đạt giải Nobel cho rằng chính sách lỏng lẻo của ngân hàng dự trữ liên bang không làm được gì cho kinh tế Mỹ, ông tuyên bố chúng ta cần kích thích tài khóa để giải quyết các vấn đề tồn tại của kinh tế Mỹ, châu Âu. Nếu Mỹ thay đổi chính sách đồng đôla yếu, tuyên bố không thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ, nếu kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi giá vàng thế giới có thể hạ nhiệt nhanh chóng, như trước đây đã xảy ra vào các năm 1980-1982.

Nguyên nhân gây ra chiến tranh tiền tệ

Theo các chuyên gia kinh tế, việc sau khi khủng hoảng xảy ra, FED bơm vào hệ thống ngân hàng một lượng thanh khoản khổng lồ và giảm lãi suất xuống gần bằng 0, là một trong bốn nguyên nhân khiến cuộc chiến tranh tiền tệ đang

xảy ra. (Bên cạnh các nguyên nhân còn lại là Trung Quốc giữ tỉ giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp; chính sách nới lỏng định lượng quá mức của Nhật; và sự phản ứng của các nước đnag phát triển và mới nổi).

Chiến tranh tiền tệ ở đây được hiểu là việc chính phủ các nước đua tranh nhau can thiệp vào thị trường tiền tệ và ngoại hối nhằm phá giá hay làm giảm giá trị đồng nội tệ để nâng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Tổng tài sản trong bảng cân đối tài sản của FED tăng từ dưới 1000 tỷ vào tháng 9/2008 lên tới 2.200 tỷ Đôla Mỹ vào tháng 11/2008. Tiếp đó, giữa năm 2010, FED tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng QE2 với dự định bơm ra thị trường khoảng 600 tỷ Đôla Mỹ bằng việc mua lại trái phiếu khiến cho tổng tài sản của tổ chức này tăng lên hơn 2.400 tỷ Đôla Mỹ vào cuối năm. Đồng Đôla Mỹ tràn ngập thị trường tài chính thế giới là nguyên nhân chính cho sự tăng bất thường của dòng vốn nóng chảy vào các nước mới nổi tìm kiếm lãi suất cao. Đằng sau quyết định chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức này ở Mỹ là việc kinh tế phục hồi không như mong đợi, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao và thâm hụt ngân sách lớn.

Một phần của tài liệu Sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mĩ và tác động của nó đến các vấn đề kinh tế quốc tế (2000 – 2010 (Trang 78)