Sự suy giảm giá trị đồng ĐôlaMỹ

Một phần của tài liệu Sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mĩ và tác động của nó đến các vấn đề kinh tế quốc tế (2000 – 2010 (Trang 28)

200 0– 2010

2.1.2. Sự suy giảm giá trị đồng ĐôlaMỹ

Trong thời gian qua, thị trường tiền tệ thế giới có nhiều biến động với việc đồng Đôla Mỹ giảm giá kỷ lục so với vàng và các đồng tiền chủ chốt cũng như so với các đồng tiền châu Á khác.

2.1.2.1. So với vàng

Đôla Mỹ vốn được xem là đồng tiền mang tính thanh toán toàn cầu, do đó theo thông lệ, các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dịch trên thế giới thường được định giá theo Đôla Mỹ, và vàng cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến giá trị đồng Đôla Mỹ thì cũng tác động trực tiếp đến biến động giá cả của vàng. Khi FED quyết định hạ lãi suất xuống 1% năm 2002 – 2003 và 0% đến 0,25% năm 2008, giá trị đồng Đôla Mỹ trượt dốc nhanh chóng. Điều này lại khiến cho giá vàng càng tăng nhanh.

Hình 2.1: Giá vàng thế giới 1980 - 201015

Ở Hình 2.1, giá vàng tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, đỉnh điểm là năm 2010 sau quyết định hạ lãi suất đồng Đôla Mỹ hạ xuống mức từ 0% đến 0,25% của FED, giá vàng lại tăng vọt ở mức kỉ lục, hơn 1.214 USD/Oz (tính đến tháng 5/2010), mức cao nhất kể từ năm 1980.

Thực tế cho thấy, giá vàng và Đôla Mỹ có một mối quan hệ trái ngược nhau. Khi nhu cầu đối với Đôla Mỹ giảm, các ngân hàng và các nhà đầu tư trên thế giới có xu hướng đầu tư vào vàng mạnh, điều này lại khiến cho vàng tăng giá. Biện pháp này giúp họ bảo vệ được tiền của họ và có cơ sở để chống lại những bất ổn tài chính. Ngược lại, khi Đôla Mỹ được đánh giá cao, các nhà đầu tư lập tức chuyển vàng sang dự trữ Đôla Mỹ nhằm tăng lợi nhuận nhiều nhất có thể. Tuy giá vàng và giá Đôla Mỹ trái ngược nhau (nghĩa là Đôla Mỹ tăng thì giá vàng giảm và ngược lại), nhưng giá trị của vàng và Đôla Mỹ không phải là tỉ lệ nghịch với nhau. Nghĩa là, không phải cứ giá Đôla Mỹ giảm 1 thì vàng tăng lên 1. Bởi giá vàng tăng còn phụ thuộc vào mức cung, cầu và khả năng tích trữ của nhà đầu tư, các cá nhân. Việc các nhà đầu tư đổ xô đi tìm vàng, nghĩa là trên thị trường quốc tế, Đôla Mỹ đã giảm đi phần nào sức mạnh.

2.1.2.2. So với các đồng ngoại tệ khác

Sau sự kiện khủng bố tại Mỹ, sự ra đời chính thức của đồng Euro (1999) và cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế bắt nguồn từ Mỹ (2007 – 2009), đồng Đôla Mỹ liên tục mất giá so với các các ngoại tệ khác. Trong 5 năm đầu thập kỷ 21, đồng Đôla Mỹ đã mất giá 25%. Gian đoạn từ 31/12/2001 – 31/12/2003, Đôla Mỹ đã giảm xuống mức giá 29% so với Euro và 18% so với Yên Nhật. Trong năm 2004, Đôla Mỹ tiếp tục giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt khác. Xét trên góc độ tỷ giá hối đoái song phương, so với mức trung bình của năm 2003, năm 2004 (tính đến ngày 15/12/2004), Đôla Mỹ giảm 8,6% so với Euro (đạt mức 1 Euro bằng 1,3305 USD) và 6,4% so với Yên Nhật Bản (đạt mức 1 USD bằng 105,5 Yen). So với hai đồng tiền kể trên, Đôla Mỹ đã có mức đạt tới mức thấp nhất là 1 Euro bằng 1,3455 USD và 1USD bằng 102 Yen vào ngày 14/5/2004. Xét trên góc độ tỉ giá hối đoái theo tỉ trọng thương mại, trong thời kỳ 24/11/2003 – 24/11/2004, Đôla Mỹ đã giảm giá 8% trong khi Euro tăng giá 35% và Yên Nhật Bản tăng giá 1%.

Giai đoạn từ 2002 – 2010, đồng Đôla Mỹ giảm giá mạnh so với các năm trước và so với các đồng tiền mạnh khác của thế giới, với chỉ số USDX vào thời điểm tháng 4/2008 là 69 điểm. Chỉ trong vòng 5 năm, từ 2002 – 2007, đồng Euro đã tăng 60% giá trị so với Đôla Mỹ, từ 0,9USD lên 1,44 USD trên 1Euro vào cuối 2007. Như vậy, đồng Euro đã tăng giá trị 30% kể từ khi ra đời, và tăng 84% so với mức thấp kỉ lục 1Euro đổi được 82,30 cent từ tháng 10/2000.

Đặc biệt, từ năm 2007, FED quyết định hạ lãi suất Đôla Mỹ xuống còn 0,25%, khiến cho giá trị đồng Đôla Mỹ bị suy giảm đáng kể. Trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9/2007, giá trị đồng Đôla Mỹ đã giảm 5,4% so với đồng Euro và giảm 6,8% so với đồng Yên Nhật. Đầu năm 2008, đồng Yên tăng lên mức 104,58 Yen/USD, mức cao nhất từ tháng 5/2005. Đôla Mỹ cũng giảm giá mạnh nhất trong tháng 2 so với đồng Real của Brazil, mất 5,3% giá trị.

Trong Hình 2.2, có thể thấy FED đã liên tục duy trì mức lãi suất thấp nhất từ năm 2002 – 2010 là 0,25 trong suốt 3 năm sau khủng hoảng đã khiến cho Đôla Mỹ mất giá khoảng 16%. Những tháng cuối năm 2007, đồng Đôla Mỹ đã thực sự giảm giá kỉ lục khi vượt cả mức thấp nhất so với đồng Mark Đức hồi đầu năm 1995, tương đương với khoảng 1,455 – 1,457 USD/Mark, và đồng Euro tăng lên với 1 Euro đổi được 1,48 USD.

Hình 2.2: Lãi suất của FED 2002 - 201016

Đồng Đôla Canada đã tăng lên mức cao nhất trong gần nửa thế kỷ qua so với đồng Đôla Mỹ, tương đương với 1CAD đạt xấp xỉ 1,05 USD. Đồng Bảng Anh đã có lúc tăng lên 2,0317 USD/Bảng Anh – mức cao nhất kể từ năm 1981. Tháng 10/2010, tại thị trường New York và London, Đôla Mỹ đã sụt giảm nhanh so với đồng Yên của Nhật, rơi xuống mức 1USD đổi được 80,85 Yen, đạt mức thấp kỷ lục trong vòng 15 năm trở lại đây.

Từ khi khủng hoảng tài chính bùng nổ tới nay (2007 – 2010), chính phủ toàn cầu dốc sức giải cứu thị trường đến nay, chỉ số USDX không ngừng rơi xuống mốc thấp nhất trong lịch sử, thường xuyên ở mức 75USD và đã hơn một lần xuống dưới mốc này. Trong bối cảnh giá dầu mỏ, vàng, hàng hóa tăng mạnh, tỷ giá đồng USD/EUR, tỷ giá USD/GBP, tỷ giá USD/AUD đều trượt giảm.

Trên các thị trường châu Á, các đồng tiền ở châu lục này cũng tăng trung bình 15% so với Đôla Mỹ trong năm 2006. Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc tăng 4%, mức tăng tuy không lớn nhưng phản ánh những điều chỉnh tiếp theo trong chính sách tỉ giá hối đoái, vốn đang gây nhiều tranh cãi của nước được coi là có đồng tiền thấp giá, ảnh hưởng tiêu cực tới cán cân tài khoản vãng lai của Mỹ.

Chưa dừng ở đó, Đôla Mỹ liên tục giảm giá so với đồng Baht Thái Lan và đạt ngưỡng 34 Baht/USD – mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997–1998. Kể từ đầu năm 2007, giá của đồng Baht đã tăng 7%, sau khi tăng 12% vào năm 2006. Đồng Peso của Philippines cũng đã tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua so với đồng Đôla Mỹ, trong khi đồng Đôla Singapore tăng cao nhất kể từ 10 năm nay. Tại Ấn Độ, đồng Rupee tăng 12% so với đồng Đôla Mỹ trong năm 2007. Còn đồng Rupiah của Indonesia, đồng Won của Hàn Quốc, đồng Đôla Đài Loan đều tăng mạnh so với đồng Đôla Mỹ trong thời kỳ kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái.Đồng Đôla Australia (AUD) cũng đã tăng lên 0,9023 USD/AUD – mức cao nhất trong 23 năm qua.

2.1.2.3. Chỉ số USDX giảm mạnh

USDX, hay chỉ số USD, là thước đo giá trị của đồng Đôla Mỹ so với các ngoại tệ giao dịch chủ yếu khác. Chỉ số USDX được cấu tạo và phụ thuộc vào sự

thay đổi của những ngoại tệ chủ yếu là: Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, Đôla Canada, Krona Thụy Điển, Franc Thụy Sĩ, trong đó, đồng Euro chiếm 57,6% (nhiều nhất), và thấp nhất là đồng Franc Thụy Sĩ (3,6%) (Số liệu từ Hình 2.3, tính đến năm 2010).USDX ra đời vào tháng 3/1973, với giá trị ban đầu là 10017

. Việc các đồng tiền này chuyển động thể hiện qua USDX sẽ phản ánh mức độ cung cầu của đồng Đôla Mỹ trên thị trường thế giới. Hay nói cách khác nó là chỉ báo quan trọng cho sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và thế giới.

Hình 2.3: Tỉ trọng các đồng tiền trong USDX18

Từ khi bắt đầu hình thành, USDX đạt giá trị cao nhất là 165 điểm (năm 1985),và đạt mức thấp nhất là 69 điểm vào năm 2008, giảm 53 điểm so với năm 2001 (USDX năm 2001 đạt 122 điểm) (Xem Hình 2.4).

17

Chỉ số USDX còn gọi là Weighted Index, được tính bằng cách lấy trung bình trọng lượng của những ngoại tệ khác so với Đôla Mỹ. Nó là số hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia với nhau, và là sự trao đổi hối đoái giữa hai đồng tiền tạo thành một cặp tiền tệ.

Hình 2.4: Chỉ số USDX 1984 - 200919

Có thể kết luận rằng, thông qua chỉ số USDX, giá trị đồng Đôla Mỹ tính đến năm 2008 chỉ còn 69% giá trị so với cách đây 35 năm (1973), và giảm 53% giá trị so với năm 2001. Đây chính là biểu hiện cụ thể nhất trong biểu hiện suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mỹ so với bản thân đồng tiền này và so với các đồng ngoại tệ khác.

Một phần của tài liệu Sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mĩ và tác động của nó đến các vấn đề kinh tế quốc tế (2000 – 2010 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)