200 0– 2010
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
2.2.1.1. Đồng Euro ra đời
Hệ thống tiền tệ quốc tế với đồng Đôla Mỹ giữ vai trò khống chế trong suốt nửa thế kỷ qua sẽ bị thay thế bởi hệ thống tiền tệ với hai đồng tiền quan trọng nhất là đồng Đôla Mỹ và đồng Euro. Đồng Euro xuất hiện trở thành một đồng tiền ngoại tệ lớn, tạo sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới, và sẽ là đối thủ đáng gờm đối với Đôla Mỹ.
Ra đời từ năm 1999 và chính thức đến tay người tiêu dùng vào ngày 1/1/2002, đồng Euro hiện là đồng tiền chung của 17 nước châu Âu, và được hơn 332 triệu người (tính đến tháng 3/2012) thuộc 17 quốc gia vùng Eurozone sử dụng. Euro hiện là đồng tiền chung của một khu vực có quy mô kinh tế lớn, với mức đóng góp trên 15% GDP toàn cầu (2011). Theo thống kê của Ngân hàng Trung ương châu Âu, vào giữa năm 2011, có 14,2 tỷ giấy bạc và 95,6 tỷ đồng xu với tổng giá trị 870 tỷ Euro góp mặt trong dòng chảy tiền tệ của thế giới.Euro đã trở thành một trong những đồng tiền chủ chốt với vai trò và vị thế không ngừng được nâng cao trên thị trường tài chính quốc tế.
Sự thách thức của đồng Euro đối với đồng Đôla Mỹ thể hiện trên các lĩnh vực như dự trữ ngoại tệ, trao đổi ngoại thương, thương mại giữa các quốc gia nội khối và ngoại khối.
Về dự trữ ngoại tệ, khi Euro ra đời, ngoại thương của các nước tham gia sẽ trở thành nội thương, nợ giữa các nước thành viên sẽ trở thành nợ bên trong, vì vậy nhu cầu về dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ giảm mạnh. Do đó, nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ bán đi một số lượng lớn Đôla Mỹ. Mặt khác khi đồng Euro trở thành đồng tiền chung của một khối kinh tế mạnh thì nhiều nước trên thế giới (nhất là Nhật do hầu hết dự trữ ngoại tệ là Đôla Mỹ) sẽ giảm bớt một phần dự trữ bằng Đôla Mỹ để mua thêm Euro (mức độ ít nhiều còn tuỳ thuộc vào khả năng ổn định của đồng Euro). Đây là một nhân tố gây tác động làm giảm giá đồng Đôla Mỹ. Thêm vào đó nhu cầu dự trữ về vàng cũng sẽ giảm vì trước đây các nước chủ yếu dự trữ bằng vàng và Đôla Mỹ, nay lại có thêm một đồng tiền mạnh và ổn định có thể được sử dụng để dự trữ, do vậy, trong tương lai vàng sẽ bị bán ra nhiều nên giá vàng cũng sẽ bị giảm.
Về ngoại thương, các nước EU trao đổi trong nội bộ khối trước đây (chiếm khoảng 60% xuất khẩu) dùng nhiều Đôla Mỹ nay chuyển sang thanh toán bằng đồng Euro, điều này khiến cho kim ngạch thanh toán bằng Đôla Mỹ bị giảm sút đáng kể. Hiện nay trong tổng kim ngạch xuất khẩu của EU thì phần tính bằng Đôla Mỹ chiếm 48%, bằng tiền của các nước EU chiếm 33%. Xét tổng thể, nền kinh tế các nước EU gần tương đương Mỹ, nhưng tổng giá trị ngoại thương lại vượt hẳn Mỹ. Như vậy, trong tương lai, đồng Euro có thể chiếm khoảng 35 – 40% các khoản giao dịch và buôn bán quốc tế. Trong buôn bán với Mỹ, các nước EU cũng sẽ buộc Mỹ phải sử dụng đồng Euro, nên Mỹ cũng sẽ phải dự trữ cả Euro.
Đối với thương mại thế giới, khi đồng Euro ra đời và được thừa nhận là đồng tiền mạnh và ổn định thì sẽ có xu hướng các nước cũng sẽ sử dụng Euro thay thế Đôla Mỹ trong thanh toán một số giao dịch ngoại thương nội khối và
trong buôn bán giữa EU với các nước khác, do đó sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng Đôla Mỹ trong thương mại thế giới.
Như vậy, sau khi đồng Euro ra đời, hệ thống tài chính thế giới đã thay đổi cơ bản. Những thay đổi này sẽ bắt đầu từ việc thanh toán các loại dịch vụ và buôn bán quốc tế, kể cả các giao dịch thị trường chứng khoán, sau đó đến việc giải toả dự trữ ngoại tệ ở các quốc gia. Hơn nữa, bên cạnh việc sử dụng Đôla Mỹ như trước đây, trên thị trường sẽ xuất hiện thêm Euro, do đó trong tương lai không xa, nhu cầu sử dụng Đôla Mỹ giảm bắt buộc sẽ dẫn đến việc giảm giá của Đôla Mỹ, và như vậy việc ra đời của Euro không chỉ tác động đến lĩnh vực tiền tệ mà sẽ tác động cả đến lĩnh vực kinh tế và chính sách kinh tế của các quốc gia khác.
2.2.1.2. Sự thay đổi trong tập quán quốc tế sử dụng Đôla Mỹ
Nhằm tránh những rủi ro tài chính từ những cuộc khủng hoảng tiền tệ đang xảy ra ngày càng nhiều hơn với sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng hơn, tập quán quốc tế sử dụng Đôla Mỹ trong trao đổi thương mại toàn cầu giữa các quốc gia lớn trên thế giới đã có nhiều sự thay đổi, thể hiện ở những mặt sau:
– Năm quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi dự định bắt đầu dùng đồng nội tệ của mình khi giao dịch thương mại với nhau. BRICS đang ngày càng thể hiện là tổ chức của những quốc gia vừa lớn mạnh về dân số, diện tích và những đóng góp về kinh tế của thế giới. Theo IMF, với dân số chiếm hơn 30% tổng dân số thế giới, GDP của BRICS đạt 13.600 tỷ Đôla Mỹ trong năm 2011, chiếm 19,5% GDP toàn cầu. Doanh số thương mại giữa các nước BRICS trong giai đoạn từ năm 2001 – 2010 tăng trung bình 28 %/năm và đạt 239 tỷ Đôla Mỹ vào năm 2010, chiếm tỷ trọng khá lớn của thương mại toàn cầu.
Trong khi đó, để giảm bớt chi phí và xóa bỏ các rào cản thương mại, Nam Phi kêu gọi các nước thuộc BRICS sử dụng đồng NDT thay thế cho Đôla Mỹ trong cấu trúc tài chính thế giới, đặc biệt là trong thương mại và đầu tư ở các thị trường mới nổi. Theo Standard Bank23, ít nhất 100 tỷ Đôla Mỹ giá trị các giao
dịch thương mại song phương giữa Trung Quốc và châu Phi sẽ được thanh toán bằng NDT từ nay tới năm 2015. Việc sử dụng NDT ở các nền kinh tế mới nổi không chỉ thách thức đồng Đôla Mỹ mà còn thách thức toàn bộ các tổ chức tài chính quốc tế khác, bao gồm Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF.
– Đáng chú ý là từ năm 2009 đến nay, Trung Quốc đã và đang có những bước đi mạnh mẽ để thúc đẩy tiến trình quốc tế hoá đồng NDT thông qua việc đẩy mạnh thanh toán đồng NDT với các đối tác trong khu vực, nhất là các nước ASEAN và ký kết các Hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương với các nước đối tác (14 nước và vùng lãnh thổ, mới nhất là với Nga, Thái Lan và Pakistan) và phát hành trái phiếu bằng đồng NDT tại thị trường quốc tế dưới sự bảo lãnh của WB, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và một số tập đoàn lớn của nước ngoài. Sự nỗ lực của Trung Quốc đã có một số kết quả bước đầu, nhất là mở rộng được phạm vi ảnh hưởng của đồng NDT khi ngày càng nhiều nước lựa chọn đồng tiền này trong dự trữ và thanh toán thương mại với Trung Quốc.
– Thêm vào đó, Trung quốc và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất đã thỏa thuận sử dụng đồng tiền của họ khi trao đổi hợp đồng dầu lửa.
– Iran là một trong những quốc gia đi đầu trong việc loại bỏ đồng Đôla Mỹ khỏi thương mại quốc tế. Iran đã bắt đầu nhận đồng Rupee, NDT của Ấn Độ và Trung Quốc, hai khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Iran, để trao đổi mua bán. Ngoài tiền, Iran cũng chấp nhận đổi hàng trực tiếp với hai quốc gia châu Á này. Bên cạnh Ấn Độ và Trung Quốc, giới doanh nhân Iran cho biết, Iran cũng đạt được thỏa thuận giao dịch bằng đồng tiền riêng với Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
– Tháng 6/2009, bốn nước vùng Vịnh là Kuwait, Arab Saudi, Qatar và Bahrain đã kí một hiệp ước đồng ý tạo lâ ̣p Hô ̣i đồng Liên minh Tiền tê ̣ chung , là bước mở đầu cho việc thiết lập một ngân hàng trung ương vùng Vịnh, qua đó khởi xướng một liên minh tiền tệ cũng như đồng tiền riêng cho khu vực. Trên
thực tế, các nước vùng Vịnh cũng đã tiến hành đa dạng hoá dự trữ ngoại tệ bằng Đôla Mỹ sang vàng, Euro, Yên Nhật... để giảm thiểu rủi ro.
Chưa dừng lại ở đó, các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn trên thế giới đang bàn đến chuyện từ bỏ đồng Đôla Mỹ và quay sang ủng hộ Euro. Thủ tướng Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela đều đã công khai tuyên bố rằng họ có thể bắt đầu để giá dầu bằng đồng Euro trong tương lai gần. Còn Arab Saudi tuyên bố rằng họ đang xem xét giá dầu bằng đồng Euro, bên cạnh Đôla Mỹ. Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất cũng đang có các cuộc thảo luận bàn về việc sẽ tính giá dầu bằng đồng Dinar24 Hồi giáo. Như vậy, các nhà sản xuất dầu Trung Đông sẽ buộc phải đa dạng hóa nguồn tài sản bằng Đôla Mỹ khổng lồ của họ sang kim loại quý và các đồng tiền khác để bảo vệ mình khỏi thiệt hại. Kết quả là, các nền kinh tế sở hữu nguồn dự trữ bằng Đôla Mỹ lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan sẽ tìm cách đa dạng hóa đồng Đôla Mỹ. Điều này càng khiến cho đồng Mỹ kim ngày càng trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Và việc Đôla Mỹ ngày càng suy giảm sức mạnh trên thị trường tài chính và thương mại quốc tế là điều không thể tránh khỏi.
– Hàng loạt các đề xuất, ý kiến, thỏa thuận của các nước khác trên thế giới cũng đồng lúc dấy lên nhằm hạn chế vai trò mà bấy lâu nay vẫn chiếm giữ trong thương mại giữa các nước. Chưa bao giờ ĐôlaMỹ lại bị các khối, các nền kinh tế “quay lưng” lại đúng vào thời điểm khó khăn như lúc này:
Vào tháng 7/2009, lãnh đạo các nước thành viên tham dự Hội nghị thượng đỉnh của các nước Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) lần thứ 37 gồm Brazil, Argentina, Uruguay và Paraguay thảo luận một hiệp định về việc bắt đầu sử dụng đồng tiền chung trong các hoạt động thương mại của khối này vào cuối năm 2010, nhằm từng bước thay thế đồng Đôla Mỹ.
Tháng 9/2009, Nga và Trung Quốc cũng lên tiếng kêu gọi tạo ra một đồng tiền chung toàn cầu mới. Với đề xuất sử dụng SDR (Quyền rút vốn đặc
biệt) do IMF xác lập năm 1969, để làm đồng tiền dự trữ, với lập luận rằng đồng tiền này không dễ bị ảnh hưởng bởi các chính sách của những quốc gia riêng lẻ.
Ngày 06/10/2009, Liên hiệp quốc và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF kêu gọi thành lập một đồng tiền dự trữ thế giới mới .
Trung tuần tháng 10/2009, 9 nước thành viên của Liên minh Bolovia ớ châu Mỹ đã nhất trí xây dựng một đồng tiền khu vực nhằm giảm sử dụng đồng Đôla Mỹ trong giao dịch thương mại.
Những biểu hiện đồng loạt tẩy chay Đôla Mỹ trong thời gian này của các nền kinh tế như một tất yếu hội tụ cả điều kiện khách quan và chủ quan của một quá trình thay thế mà Đôla Mỹ đã làm với Bảng Anh cách đây hơn 6 thập kỷ25.
2.2.1.3. Những bất ổn địa – chính trị
Những bất ổn địa – chính trị như sự sa lầy trong cuộc chiến tranh do Mỹ cầm đầu ở Afghanistan, Iraq, sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố, bất ổn chính trị ở Trung Đông…. cũng có những tác động giảm giá tới đồng Đôla Mỹ.
Hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan dù được tiến hành với bất kể lý do gì, kết quả Mỹ đạt được rất hạn chế so với mục tiêu đề ra. Cái giá Mỹ phải trả là thế và lực của Mỹ bị tác động đáng kể. Mỹ đã mất 6640 binh sỹ26, bị thương khoảng trên 40.000 người chưa kể đồng minh NATO, và số tiền mà Mỹ phải chi là vô cùng lớn, trên 4000 tỷ Đôla Mỹ. Song, thất bại lớn nhất của Mỹ trong hai cuộc chiến này có lẽ nằm bên ngoài chiến trường: Trung Quốc chớp được thời cơ vươn lên vị trí nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ 2 trên thế giới. Nếu nhìn theo tư duy “Zero-sum game”27 của địa chính trị toàn cầu thì, sự sa lầy vào chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, siêu cường Mỹ dưới thời Tổng thống George Walker Bush đã đánh mất thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 vào tay Trung Quốc.
Trước khi chiến tranh tại Afghanistan, Iraq kết thúc, những dao động của đồng Đôla Mỹ phần nhiều phụ thuộc vào tình hình chiến sự ở hai quốc gia vùng
25 Thời kỳ Bản vị vàng sụp đổ, hệ quả là bỏ cam kết đổi trực tiếp đồng Bảng Anh ra vàng. Năm 1949, chính phủ Anh buộc phải phá giá tiền tệ 40%, từ mức 1£ bằng 4USD xuống còn 2,8USD. Đồng Bảng Anh neo chặt vào Đôla Mỹ.
26 Nếu tính cả đồng minh trong NATO là trên 8000 người.
Trung Đông và triển vọng tăng trưởng của Mỹ. Nhưng sau khi chiến tranh tại Iraq kết thúc năm 2011, các thị trường đã chuyển sự tập trung từ mức tăng trưởng sang mức thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ. Mức thâm hụt này vẫn tiếp tục gia tăng và chiếm 5,1% GDP năm 2003, đạt tới mức báo động đỏ với những nguy cơ giảm giá đột biến đối với Đôla Mỹ.
Sở dĩ Mỹ tiến hành rút quân khỏi Afghanistan (từ 2012 – 2014) và Iraq (2011) là do việc chi cho hai cuộc chiến này quá tốn kém trong khi chính phủ Mỹ chi tiêu và nợ nần quá nhiếu, số nợ đã lên khoảng 15.000 tỷ đôla tính đến năm 2011. Việc Mỹ đang phải gánh khoản nợ công khổng lồ, luôn vượt 100% GDP, có thể khiến cho nền kinh tế gặp khó khăn, đặc biệt là thâm hụt thương mại và thâm hụt cán cân thương mại, kéo theo đó là tỉ lệ thất nghiệp thấp và tỉ lệ lạm phát ngày càng tăng cao. Giáo sư kinh tế học Anita Dancs thuộc trường Đại học Western New England (Mỹ) cho rằng:“Bản thân vụ khủng bố ngày 11/9/2001 đã không làm thay đổi nền kinh tế Mỹ nhiều như vậy, mà chính cách nước Mỹ phản ứng với vụ 11/9 đã làm thay đổi nền kinh tế”28.
2.2.1.4. Sự chuyển dịch dự trữ ngoại hối sang Euro
Trong bối cảnh hiện nay, các nền kinh tế lớn tuyên bố chuyển dịch dự trữ ngoại hối vốn chủ yếu là đồng Đôla Mỹ sang các ngoại tệ mạnh khác như đồng Euro. Xu hướng này càng khuếch đại thêm việc mất giá của đồng Mỹ kim. Theo IMF, trong môi trường lãi suất thấp và tiềm ẩn nhiều tính bất ổn cao, nhiều quốc gia trên thế giới đang gia tăng dự trữ ngoại tệ với tỉ lệ gần 20%/năm. Báo cáo của Uỷ ban châu Âu khẳng định, sẽ làm cho đồng Euro trở thành đồng tiền quan trọng ngang với đồng Đôla Mỹ, đồng thời sẽ giảm lãi suất cho châu Âu để châu Âu trở thành thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới.
Nhờ tính ổn định, đồng Euro hiện trở thành đồng tiền được ưa thích để trở thành đồng tiền dự trữ ngoại tệ của nhiều quốc gia trên thế giới, xếp thứ 2 trên thế giới (chiếm 26%), chỉ sau đồng Đôla Mỹ. Điều này càng làm suy giảm trầm
2828 Nguồn: http://vneconomy.vn/2011091109314049P0C99/kinh-te-my-10-nam-sau-vu-khung-bo- 119.htm.
trọng hơn địa vị của đồng Đôla Mỹ trên thị trường chứng khoán quốc tế. Theo thống kê, có đến 1/3 số chứng khoán trên thế giới được thể hiện bằng đồng Euro và trong kế toán ngoại thương quốc tế đồng Euro cũng chiếm đến 25%.
Do nhu cầu đa dạng hoá quan hệ dự trữ ngoại tệ để tránh sự lệ thuộc lớn vào đồng Đôla Mỹ, các nền kinh tế lớn trên thế giới đang dần chuyển nguồn dự trữ ngoại hối từ Đôla Mỹ sang đồng Euro. Các giao dịch sử dụng đồng Euro đã tăng mạnh, khiến các ngân hàng trung ương chuyển sang xu hướng tích trữ nhiều hơn các tài sản được định giá bằng đồng Euro. Đồng Euro được sử dụng nhiều nhất ở các nước