Tác động lên chính sách điều chỉnh tỉ giá

Một phần của tài liệu Sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mĩ và tác động của nó đến các vấn đề kinh tế quốc tế (2000 – 2010 (Trang 88)

200 0– 2010

3.3.2.Tác động lên chính sách điều chỉnh tỉ giá

Chênh lệch cán cân xuất – nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2010 là âm 12,5 tỷ USD, trong đó thâm hụt với Trung Quốc là 13 tỷ USD. Chính việc thâm hụt mậu dịch nặng nề với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã khiến Việt Nam phải chịu sức ép lớn về tỷ giá, do chính sách đối với đồng tiền của 2 nước trái ngược nhau.

Đồng Việt Nam đang được định giá cao so với Đôla Mỹ. Bằng chứng là tỷ giá tự do là 21.000 đồng đổi một USD trong khi chính thức chỉ 19.500 đồng59. Trong khi đó, Trung Quốc lại duy trì một chính sách đồng Nhân dân tệ yếu. Chính điều này đã khiến đồng Việt Nam bị đánh giá quá cao so với Nhân dân tệ.Đề khắc phục tình trạng này, nền kinh tế một lần nữa phải chấp nhận tiến hành

điều chỉnh tỷ giá, sao cho đồng tiền không bị định giá quá cao60.Đồng nội tệ giảm giákhiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi hơn khi hàng hóa sản xuất có sức cạnh tranh hơn, trong khi đó nhập khẩu sẽ giảm đi và cán cân thương mại được cải thiện (mặc dù, việc điều chỉnh này khiến cho sức mua thực tế của VND giảm khá mạnh trong vòng 1 năm qua, với tỷ giá bình quân liên ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chủ động giữ nguyên ở mức 20.828 VND/USD

trong suốt năm 2012).

Việc điều chỉnh tỷ giá còn giúp cho thị trường ngoại tệ phản ứng một cách linh hoạt hơn theo cơ chế thị trường, giúp thu hẹp chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết và giao dịch thực tế, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn. Quy mô thị trường chợ đen giảm xuống, hoạch toán các giao dịch tỷ giá tại ngân hàng và doanh nghiệp trở nên minh bạch hơn. Thực tế, trong những đợt điều chỉnh tỷ giá gần đây đã có tác dụng tích cực, giúp kéo giảm tỷ giá trên thị trường phi chính thức.

Một tác dụng quan trọng khác của việc điều chỉnh tỷ giá là, nó sẽ thúc đẩy thu hút thêm các dòng vốn đầu tư gián tiếp, và giúp khối nhà đầu tư nước ngoài tự tin hơn trong việc giải ngân, nhờ sự ổn định tỷ giá có thể tiên đoán được trong thời gian tới.

Ngoài ra, việc nâng tỷ giá VND sẽ ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán về trung hạn. Một số doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hưởng lợi; dòng vốn đầu tư gián tiếp sẽ mạnh dạn giải ngân hơn. Ngoài ra, thị trường chứng khoán cũng được hưởng lợi từ do nền kinh tế tích cực lên từ việc nâng tỷ giá này.

Hiện tại, Mỹ đã nới lỏng tiền tệ bằng khá nhiều gói cứu trợ và chúng sẽ kích thích mạnh tiêu dùng, tác động tốt cho xuất khẩu của các nước; trong đó có

Việt Nam. Ðể khuyến khích xuất khẩu, chính sách điều tiết tỷ giá vẫn theo hướng

duy trì sự mất giá của đồng Việt Nam so với đồng Đôla Mỹ. Và như vậy, việc

tiếp tục chọn đồng Đôla Mỹ để thanh toán trong khi đồng Việt Nam mất giá so với nó sẽ có lợi cho khuyến khích xuất khẩu. Mặt khác, hiện nay dù đồng Đôla Mỹ đang mất giá so với đồng tiền một số nước, nhưng trên thế giới nó vẫn là đồng tiền khả dụng nhất. Xét về tỷ giá, Đôla Mỹ là đồng tiền định giá và các nước cũng sẽ tìm cách hạn chế việc tăng giá đồng tiền nước mình so với Đôla Mỹ để có lợi cho nền kinh tế.

Bên cạnh việc điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện mục tiêu của Chính phủ là kiểm soát lạm phát ở mức thấp hơn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012 thì Ngân hàng Nhà nước cũng đang phải thực hiện nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh như: Xử lý nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là cân nhắc việc điều chỉnh tỷ giá với lạm phát, bởitỷ giá ổn định cũng giúp tạo lòng tin của người dân vào sự ổn định của đồng tiền Việt Nam. Đây là điều rất quan trọng trong nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh số doanh nghiệp giải thể lên tới 50.000 đơn vị, số doanh nghiệp gặp khó khăn do không tiếp cận được vốn rất lớn, lao động thất nghiệp tăng cao.

Như vậy, mặc dù việc mất giá của Đôla Mỹ đang có nhiều mặt tích cực cho xuất khẩu của Việt Nam và có tác động ít nhiều đến chính sách điều chỉnh tỉ giá, song, vấn đề đặt ra là, chính sách tiền tệ của Việt Nam cần phải chủ động, chứ không nên bị động, chạy theo sức ép như từ trước tới nay nhằm tránh những rủi ro vốn khó lường của tình hình tài chính – tiền tệ trên thế giới.

PHẦN KẾT LUẬN

Như vậy, thông qua những phân tích, nhận xét và đánh giá thông qua các số liệu và xu hướng phát triển của đồng Đôla Mỹ, cũng như sự vươn dậy của các đồng tiền lớn khác, có thể thấy, việc Đôla Mỹ suy giảm sức mạnh cả về giá trị lẫn tầm ảnh hưởng chỉ là tạm thời. Bởi lúc này, Mỹ đang bận rộn với rất nhiều việc phải giải quyết. Đặc biệt là chính quyền Obama đương nhiệm, thay vì đưa nước Mỹ tiến thẳng thêm một bước nhằm củng cố vị thế siêu cường thế giới, vị Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ phải giải quyết những hậu quả vô cùng khó khăn về cả kinh tế, chính trị lẫn quân sự mà người tiền nhiệm để lại. Xét cho cùng, xu hướng tìm cách thay thế ngôi vị số một của Đôla Mỹ của các nền kinh tế mạnh khác trên thế giới là điều dễ có thể xảy ra. Việc làm ấy vừa là để đánh bật vị trí số 1 của Đôla Mỹ mà Mỹ chiếm giữ trong rất nhiều năm qua, vừa là để tránh những rủi ro mà đồng tiền có khá nhiều biến động này mang lại, cũng là để quảng bá sức mạnh của những nền kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga…

Liệu lịch sử có lập lại như việc Mỹ đánh bật đồng Bảng Anh để đưa Đôla Mỹ lên ngôi độc tôn trong những năm của thế kỷ trước hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách khôn khéo của Mỹ, phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của các nền kinh tế và còn phụ thuộc vào cả những biến chuyển khó lường của thị trường tài chính – tiền tệ thế giới. Xét trong phạm vi gần, siêu cường Mỹ sẽ chẳng dễ dàng gì để cho các nước thay nhau quay lưng lại với Mỹ và với đồng nội tệ của họ. Mỹ vẫn là nền kinh tế đầu tầu của thế giới, có sức ảnh hưởng từ chính trị đến kinh tế mạnh nhất thế giới với những vai trò chủ đạo trong các định chế quốc tế quan trọng như Liên hợp quốc, IMF, NATO, Ngân hàng Thế giới, G–7, G–8… Và chừng nào các quốc gia còn “làm ăn” với Mỹ thì chừng đó họ còn nhận được những lợi ích nhất định trong việc phát triển kinh tế. Nếu thế giới bỗng một ngày mất đi một nước Mỹ siêu cường thì không những kinh tế mà chính trị và quân sự thế giới bị ảnh hưởng nghiệm trọng: EU sẽ mất đi người bảo trợ, ở Trung Đông xung đột giữa Arab và Israel sẽ ngày một leo thang, Đông Bắc Á và Biển Đông sẽ ngày càng căng thẳng, WTO cũng sẽ mất đi nguồn tài trợ

chính… Sự bất thành của Nghị định thư Kyoto (2005) khi Mỹ không tham gia cùng những thành công trong cuộc chiến chống ma túy và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt khi có Mỹ lãnh đạo là những ví dụ điển hình cho thấy tầm ảnh hưởng quan trọng của Mỹ trên phạm vị toàn cầu.

Hơn nữa, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama đã thay đổi từ xu hướng bá chủ sang xu hướng lãnh đạo với nhiều chính sách “mềm dẻo” hơn. Mặc dù, việc mưu tìm sự lãnh đạo không đem lại quyền lực lớn mạnh như sự bá chủ, nhưng quá trình này lại phù hợp hơn với một thế giới đa cực và làm giảm được phần nào sự không đồng thuận từ các quốc gia và tổ chức trên thế giới như dưới thời Tổng thống G.W. Bush. Thêm vào đó, với những khó khăn mà không chỉ kinh tế mà cả đồng nội tệ của châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản đang mắc phải, thì tham vọng thay thế vị trí số một của Đôla Mỹ của các nền kinh tế này không thể xảy ra nhanh chóng được. Đôla Mỹ khó có thể bị thay thế trong tương lai gần. Vai trò là đồng tiền quốc tế số một của Đôla Mỹ sẽ vẫn tỏa sáng. Mỹ đã mất hơn 6 thập kỷ gây dựng nên biểu tượng sức mạnh kinh tế siêu cường này, sẽ không dễ gì Mỹ để vị thế ấy sụp đổ trong chốc lát.

Riêng đối với Việt Nam, cơn bão tài chính và những chính sách về đồng Đôla Mỹ của Mỹ chưa có ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Việt Nam nói chung. Và việc Việt Nam tiến hành quá trình phi Đôla hóa là thể hiện bước đi dài hạn, chứng tỏ rằng, chúng ta nhìn thấy và rút ra bài học từ các nước khác nhằm tránh những rủi ro của việc phụ thuộc vào một đồng tiền quốc tế quá lớn nó nguy hiểm đến mức nào. Với một xu thế đa dạng hóa đồng tiền quốc tế như hiện nay, có thể trong một tương lai không quá xa, chúng ta lại có những kinh nghiệm trong tiến trình phi Euro hóa hay phi Nhân dân tệ hóa chẳng hạn. Qua đó, cũng cần thấy việc nâng cao sức mạnh và vị thế của đồng VND là hết sức quan trọng. Để làm được việc ấy, chúng ta cần tập trung xây dựng và phát triển một nền kinh tế vừng mạnh, bền vững. Bởi, chỉ khi kinh tế mạnh thì đồng nội tệ mới có sức mạnh thực thụ. Đó là con đường mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới muốn khẳng định vị thế đồng tiền mình nên làm và nên hướng tới./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

[1] Aliber, R.Z., Kindleberger, C.P. (2009), “Hoảng loạn, hỗn loạn và cuồng loạn: Gần 400 năm lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính”, Dịch giả Thu Loan, Quốc Anh, NXB Tri Thức, Hà Nội.

[2] Lê Vinh Danh (2011), “Tiền và hoạt động ngân hàng”, NXB Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.

[3] Bích Diệp (2010), “Những bí ẩn sau tờ 1 USD”, [online], Địa chỉ: <w.w.w.tinmoi.vn> [Truy cập ngày: 1/8/2012].

[4] Duncan, R. (2007), “Thăng trầm đồng Đô La”, Dịch giả Tuyết Minh, NXB Lao Động, Hà Nội.

[5] Đại học Kinh tế Quốc dân (2011), “Khái niệm, chức năng và quá trình phát triển của tiền tệ”, [online], Địa chỉ: <old,voer.edu.vn> [Truy cập ngày: 21/12/2013].

[6] Hongbin, S. (2008), “Chiến tranh tiền tệ”, Dịch giả Hồ Ngọc Minh, NXB Trẻ, Tinh Vân Media, Hà Nội.

[7] Trần Văn Hùng (2012), “Tổng quan về tình hình XNK giai đoạn 2001 – 2010 và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam thời kỳ tới 2020”, [online], Địa chỉ: <news.go.vn>, [Truy cập ngày 25/12/2013].

[8] Phan Dũng Khánh (2008), “Đồng Đôla và ảnh hưởng của nó đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”, [online], Địa chỉ: <www.saga.vn>, [Truy cập ngày 21/12/2013]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[9] Khánh Ly (2010), “Mặt mạnh của đồng USD yếu”, [online], Địa chỉ: <dantri.com>, [Truy cập: 23/12/2013].

[10] Nguyễn Ngọc Mạnh (2012), “Một số vấn đề về kinh tế Mỹ năm 2011 và năm 2012”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, 3(168), Trang 3 – 8.

[11] Lê Thế Mẫu (2010), “Những sự kiện làm thay đổi thế giới trong thập kỷ đầu thế kỷ 21”, Tạp chí Cộng sản, [online],

Địa chỉ: <w.w.w.tapchicongsan.org.vn> [Truy cập ngày: 5/10/2012]. [12] Hoàng Khắc Nam (2012), “Nước Mỹ – Nhân tố quan trọng trong trật tự

[13] Hồng Ngọc (2011), “Kinh tế Mỹ 10 năm sau vụ khủng bố 11/9”, [online], Địa chỉ: <vneconomy.vn>, [Truy cập ngày: 5/8/2012].

[14] Lê Hồng Nhật (2009), “Khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, (25), Trang 207 – 216.

[15] Kiều Oanh (2011), “Những con số khó tin về kinh tế Mỹ năm 2011”, [online], Địa chỉ: <vneconomy.vn> [Truy cập ngày: 5/8/2012].

[16] Nguyễn Hồng Sơn (2002), “Tài chính – tiền tệ thế giới năm 2001”, Tạp chí Ngân hàng, (1+2), Trang 118 – 123.

[17] Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Anh Tuấn (2004), “Những đặc điểm cơ bản của tài chính – tiền tệ thế giới năm 2003”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (93), Trang 28 – 39.

[18] Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Anh Tuấn (2005), “Đôla Mỹ giảm giá trong năm 2004: Nguyên nhân và tác động”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, (10), Trang 44 – 46.

[19] Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Anh Tuấn (2006), “Tài chính – tiền tệ thế giới năm 2005”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (117), Trang 3 – 18. [20] Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình Tài chính Quốc tế, NXB Thống kê,

Hà Nội.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

[21] “Africa Economic Outlook 2011” (2012), [online], Available at: <w.w.w.afdb.org>, [Accessed: 7 July, 2012].

[22] Aiyar, S.S.A (2009), “Can IMF currency repalce the Dollar?”, [online], Available at: <Timesofindia.indiatimes.com>, [Accessed: 20 September, 2013].

[23] Bivens, J. (2003), “The benefits of the dollar’s decline”, [pdf], Available at: <w.w.w.epi.org>, [Accessed: 4 August, 2013].

[24] Blecker, R.A. (2003), “The benefits of a lower dollar”, [online], Available at: <w.w.w.epi.org> [Accessed: 4 August, 2013].

[25] Buiter, W., Rahbari, E. (2011), “The “strong dollar” policy of the U.S: Alice in Wonderland semantics vs. economic reality”, [online], Available at: <ww.w.voxeu.org>, [Accessed: 20 September, 2013].

[26] Bureau of Labor Statistics (2010), “U.S. Employment and the Unemployment rate”, USA.

[27] Ciovacco, C. (2010), “Yen Intervention: Impact on U.S. Dollar, Copper, Oil, Silver and Gold”, [online], Available at: <www.marketoracle.co.uk>, [Accessed: 22 December, 2013],

[28] Conte, C. (2001), “An Outline of the U.S. Economy”, U.S. Department of State, USA.

[29] Davies, G., Bank J.H. (2002), “History of money: From ancient times to the present day”, University of Wales Press, UK.

[30] Eichengreen, E. (2011), “Exorbitant Privilege: The Rise and Fall of the Dollar and the Future of the International Monetary System”, Oxford University Press, USA.

[31] Federal Reserve Bank (2012), “A brief history of U.S paper currency”, [online], Available at: <w.w.w.frbservices.org>, [Accessed: 25 March, 2012].

[32] Federal Reserve Bank (2013), “FED to keep buying stimulus”, [online], Available at: <w.w.w.tradingeconomics.com> [Accessed: 1 August, 2013].

[33] Federal Reserve Bank (2013), “U.S FED keeps monetary policy unchanged”, [online], Available at: <w.w.w.tradingeconomics.com> [Accessed: 1 August, 2013].

[34] Fisk, R. (2009), “The Demise of the Dollar”, [online], Available at: <w.w.w.independent.co.uk) [Accessed: 19 January, 2013].

[35] “Focus On Economic Data: U.S. Employment and The Unemployment Rate” (2010), [online], Available at: <w.w.w.econedlink.org>, [Accessed: 9 December, 2012].

[36] “Forty-five Important Facts About The European and U.S. Debt Crisis” (2012), [online], Available at: <facts.randomhistory.com>, [Accessed: 7 July, 2013].

[37] Goldberg, L. (2011), “The International Role of the Dollar: Does it matter if this changes?”, no. 522, Federal Reserve Bank of New York Staff Reports, USA. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[38] Hanke, S.H. (2010), “The Dance of the Dollar”, Globe Asia Magazine, Indonesia.

[39] Hanke, S.H., McKinnon, R. (2007), “A Rescue Plan for the Dollar”, CATO Institute, USA, [online], Available at: <w.w.w.cato.org>. [Accessed: 26 March, 2013].

[40] Kenen, P.B. (1983), “The Role of the Dollar as an International Currency”, Group of Thirty, New York, USA.

[41] Mundell, R.A., Swoboda, A.K. (1969), “Monetary problems of the international economy”, The University of Chicago Press, USA.

[42] “Quotes on Banking and the Federal Reserve”, [online], Available at: <w.w.w.jesus-is-savior.com> [Accessed: 14 September, 2013].

[43] Schectman, D. (2012), “Central Banks Accumulating Gold”, [online], Available at: <blog.milesfranklin.com> [Accessed: 12 December, 2012]. [44] “US Dollar Sentiment: Contrarian Bullish” (2009), [online], Available at:

<www.tradersnarrative.com>, [Accessed: 23 December, 2013].

[45] “Will Barack Obama drive America into extinction?” (2011), [online], Available at: <w.w.w.sodahead.com>, [Accessed: 24 July, 2012].

[46] Wikipedia, “National debt of the United States”, [online], Available at: <en.wikipedia.org> [Accessed: 5 April, 2013].

[47] Winter, D.C. (2011), “Adapting to the Threat Dynamics of the 21st Century”, [online], Available at: <w.w.w.heritage.org>, [Accessed: 2 April, 2013].

Một phần của tài liệu Sự suy giảm sức mạnh của đồng Đôla Mĩ và tác động của nó đến các vấn đề kinh tế quốc tế (2000 – 2010 (Trang 88)