Trong số đó có thể kể đến một số công trình như: Thực trạng viện trợ 1996 một sự đánh giá độc lập về viện trợ quốc tế NXB Chính trị Quốc gia, năm 1997 của tác giả ICVA EUROPSTEP; Tổ ch
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
ĐỖ THỊ VÂN ANH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM Ở VIỆT NAM
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỔ CHỨC PCPQT Ở VIỆT NAM
Chương 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PCPQT TRONG LĨNH VỰC
GD&CSTE Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
2.1 Khái quát tình hình hoạt động GD&CSTE ở Việt Nam từ 1986
2.2 Vai trò của các tổ chức PCPQT hoạt động trong lĩnh vực
2.2.1 Đánh giá chung về công tác viện trợ PCPQT dành cho trẻ em
2.2.2 Phân tích hiệu quả các lĩnh vực viện trợ PCPQT dành cho trẻ em
Trang 32.2.2.2 Lĩnh vực giáo dục 39
2.3 Một số tổ chức PCPQT điển hình trong lĩnh vực GD&CSTE 48 2.3.1 Trường hợp 1 - Tổ chức World Vision International 49 2.3.2 Trường hợp 2 - Ủy ban Y tế Hà Lan –Việt Nam 60
Chương 3: TRIỂN VỌNG HOẠT ĐỘNG VIỆN TRỢ CỦA CÁC TỔ
CHỨC PCPQT TRONG LĨNH VỰC GD&CSTE Ở VIỆT NAM
3.1 Đánh giá mối quan hệ giữa các tổ chức PCPQT và các đối tác
3.2 Triển vọng hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPQT trong lĩnh
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PCP Tổ chức phi chính phủ
PCPQT Phi chính phủ Quốc tế
XHCN Xã hội chủ nghĩa
CHXHCN Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GD&CSTE Giáo dục và chăm sóc trẻ em
CT-XH Chính trị - xã hội
PACCOM Ban điều phối viện trợ nhân dân
VUFO Trung tâm Dữ liệu các tổ chức phi chính phủ UBND Uỷ ban nhân dân
Trang 5TÊN VIẾT TẮT CỦA CÁC TỔ CHỨC PCPQT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
AAV ActionAid International in Vietnam
Tổ chức Hành động Cứu trợ Quốc tế tại Việt Nam ADRA Adventist Development International and Relief Agency in
Quỹ Phục vụ Cộng đồng Toàn cầu MCNV Medicine Committee of Netherland Vietnam
Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam
OS Operation Smile
Tổ chức Phẫu thuật Nụ cười Oxfarm GB Oxfarm Great Britain
Tổ chức Oxfarm Anh Oxfarm HK Oxfarm Hongkong
Tổ chức Oxfarm Hồng Kông WWF World Wide Fund
Quỹ Bảo tồn động thực vật hoang dã Thế giới WVI World Vision International
Tổ chức Tầm nhìn Quốc tế
WB World Bank
Ngân hàng Thế giới UNDP United Nation Development Program
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
Trang 6PHỤ LỤC 5: Báo cáo tài chính của Tổ chức World Vision (một số năm)
PHỤ LỤC 6: Báo cáo tài chính của UB Y tế Hà Lan - Việt Nam (một số năm)
PHỤ LỤC 7: Mẫu phiếu phục vụ điều tra, khảo sát (Mẫu 1: tiếng Việt + Mẫu 2: tiếng Anh)
PHỤ LỤC 8: Danh sách phỏng vấn
PHỤ LỤC 9: Sơ đồ tổ chức của Ủy ban Công tác về các tổ chức PCP nước ngoài
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên các bảng biểu Số trang
Bảng 2.1: Ngân sách viện trợ PCPQT từ năm 1986-2009 29
Bảng 2.2: Tỷ lệ ngân sách viện trợ PCPQT cho trẻ em Việt Nam ở 3
Trang 8MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Những hậu quả của thời kỳ chiến tranh kéo dài nhiều thập kỷ và nền kinh
tế tập trung bao cấp trong những năm 70 và đầu 80 đã làm cho Việt Nam đứng vào nhóm nước kém phát triển, đời sống nhân dân nói chung vô cùng khó khăn Đứng trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, nghèo nàn và lạc hậu Công cuộc đổi mới đã tạo cơ hội cho Việt Nam mở cửa, hội nhập với thế giới Tình hình chính trị, văn hóa, xã hội và chính sách ngoại giao của Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế Khi thực hiện chính sách đổi mới trong phát triển kinh tế và cải thiện quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, Việt Nam đã tạo đươc cơ hội
để thu hút nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có các tổ chức phi chính phủ quốc tế (PCPQT) đến Việt Nam để trợ giúp công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Các tổ chức PCPQT có hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, nhưng trong đó đặc biệt phải kể đến các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, văn hoá, phát triển cộng đồng, chăm sóc trẻ em, nhân đạo, phòng chống HIV, hạn chế hậu quả chiến tranh…
Sự hiện diện của các tổ chức PCPQT tại Việt Nam thực sự có tác dụng rõ rệt Khi Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội thì sự giúp đỡ của các tổ chức PCPQT là nguồn lực quý báu, trong đó hoạt động PCPQT dành cho lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em (GD&CSTE) đã để lại rất nhiều dấu ấn cũng như góp phần cải thiện đáng kể chất lượng dân số của Việt Nam Bảo vệ và chăm sóc trẻ em được xác định là công tác “trồng người” và được Nhà nước Việt Nam quan tâm từ rất sớm, song đây cũng là một trong
Trang 9những nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn nhất của xã hội “Trồng người” không chỉ
là vấn đề của hiện tại, mà còn là vấn đề nhân văn và có ý nghĩa lâu dài đối với đất nước Đảng và Nhà nước luôn luôn đánh giá cao và rất có ý thức đối với các mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống dành cho trẻ em Việt Nam Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng của sống của các em đã được cải thiện đáng
kể sau hơn 20 năm đổi mới Tuy nhiên, những chính sách và mục tiêu đề ra để đảm bảo mọi trẻ em đều được bảo vệ và chăm sóc không phải là công việc có thể thực hiện tốt một sớm một chiều Hiện nay, Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển, khi mà nền giáo dục không theo kịp bước tiến thời đại và khoảng cách giàu nghèo, sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn Chính trong bối cảnh ấy, sự hiện diện của các tổ chức PCPQT đã
và đang góp một phần đáng kể trong việc cải thiện thực trạng nêu trên
Tuy nhiên, để hoạt động của các tổ chức PCPQT trong lĩnh vực GD&CSTE nói riêng và trong các lĩnh vực xã hội khác ở Việt Nam nói chung có hiệu quả thực sự tích cực, phù hợp với luật pháp Việt Nam, cũng cần có những nghiên cứu tổng kết và đúc rút kinh ghiệm Đó cũng là lý do chính để chúng tôi
quyết định lựa chọn đề tài: Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế
trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm năm 1986 đến nay cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế Thực hiện nghiên cứu
trên là một công việc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc đánh giá đúng mức vai trò của các tổ chức PCPQT dành cho trẻ em Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất góp phần cải thiện công tác này ở đất nước ta
Trang 102 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hoạt động của các tổ chức PCPQT ở Việt Nam đã có từ trong giai đoạn đất nước còn chiến tranh chia cắt Tuy nhiên, việc nghiên cứu về hoạt động của các tổ chức này mới chỉ được một số tổ chức và các chuyên gia trong nước và
quốc tế thực hiện Trong số đó có thể kể đến một số công trình như: Thực trạng
viện trợ 1996 một sự đánh giá độc lập về viện trợ quốc tế (NXB Chính trị Quốc
gia, năm 1997 của tác giả ICVA EUROPSTEP); Tổ chức và hoạt động PCP
nước ngoài ở Việt Nam (NXB Chính trị Quốc gia, năm 1995 do Nguyễn Văn
Thanh chủ biên); Đối tác phát triển: Đóng góp cho Việt Nam của các tổ chức
PCPQT (xuất bản năm 1999 của nhóm tác giả trong nước và quốc tế cùng thực
hiện); Hoạt động của các tổ chức PCP nước ngoài ở Việt Nam (1996-2006)
(luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử nghiên cứu năm 2007 của Chử Thị Thu Hà)… Ngoài ra cũng có một số báo cáo thường niên tổng kết về hoạt động của các tổ chức PCPQT của một số cơ quan, ban, ngành Tuy nhiên, đánh giá về hoạt động của các tổ chức này trong một lĩnh vực chuyên biệt như lĩnh vực GD&CSTE thì vẫn còn khiêm tốn Cho đến nay, các nghiên cứu phân tích hoạt động PCPQT trong lĩnh vực GD&CSTE chủ yếu là các báo cáo của các tổ chức tự đánh giá hiệu quả hoạt động của mình trong một số dự án
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá một cách tổng quát các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPQT trong lĩnh vực GD&CSTE ở Việt Nam từ năm
1986 đến nay, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức này ở Việt Nam
- Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn đề ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Trang 11+ Làm rõ bối cảnh ra đời, phát triển của các tổ chức PCPQT ở Việt Nam + Phân tích các yếu tố tác động tới hoạt động của các tổ chức này
+ Phân tích vị trí và vai trò của các tổ chức PCPQT trong lĩnh vực GD&CSTE ở Việt Nam
+ Đánh giá hiệu quả, hoạt động của các tổ chức này, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức PCPQT nói chung và các tổ chức PCPQT hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em (GD&CSTE) nói riêng ở VN
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động của các tổ chức PCPQT trong lĩnh vực GD&CSTE ở Việt Nam Các tổ chức này có thể có nguồn gốc xuất xứ khác nhau, địa bàn, quy chế và phạm vi hoạt động khác nhau
-Thời gian nghiên cứu: từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới năm
1986 đến nay (2009)
5 Nguồn tài liệu
Luận văn sử dụng một số nguồn tài liệu chủ yếu sau:
- Văn kiện của Đảng, chính phủ, các cơ quan Nhà nước quy định về hoạt động của các tổ chức PCP tại Việt Nam
- Các báo cáo của các ban ngành, đoàn thể, cơ quan ở Việt Nam
- Các báo cáo của các tổ chức PCPQT, các cán bộ và nhân viên người nước ngoài và Việt Nam công tác tại các tổ chức này (chủ yếu là các báo cáo tài chính viện trợ tại Việt Nam từ năm 1986 đến 2009)
- Thông tin được khai thác từ các nguồn tài liệu trên phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, internet…)
Trang 12- Số liệu tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn đối với các tổ chức và cá nhân làm việc cho các tổ chức PCPQT trong lĩnh vực GD&CSTE ở Việt Nam
6 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác-Lê nin về nghiên cứu quốc tế, giúp tác giả có cái nhìn biện chứng về mối quan hệ giữa nhà nước và các đối tác có liên quan Trong quá trình hoàn thành luận văn, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học Để có được thông tin, tác giả đã thiết kế mẫu phỏng vấn sâu dành cho 2 đối tượng: Mẫu
1 (tiếng Việt) dành phỏng vấn các nhà xây dựng chính sách và quản lý nhà nước đối với sự hoạt động của các tổ chức PCPQT tại Việt Nam; Mẫu 2 (tiếng Anh) dành cho lãnh đạo/cán bộ làm việc ở các tổ chức PCPQT hoạt động trong lĩnh vực GD&CSTE Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu khoảng 30 trường hợp cho
2 nhóm đối tượng nói trên Ngoài ra, luận văn sử dụng thêm phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về các tổ chức PCPQT tại Việt Nam, quá trình hoạt động qua một số giai đoạn trước năm 1986 của các tổ chức PCPQT tại Việt Nam, đồng thời đề cập những đóng góp của hoạt động động viện trợ nước ngoài trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội
Chương 2: Phân tích hoạt động của các tổ chức PCPQT trong lĩnh vực GD&CSTE ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Chương 3: Phân tích triển vọng hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPQT; nêu một số kiến nghị về chính sách và phương thức hoạt động nhằm
Trang 13tăng cường hiệu quả thu hút viện trợ nước ngoài cho hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Trang 14“Tổ chức PCP” là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy ban văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có, không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận
Tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa”[28, tr.18]
Ở Việt Nam, tổ chức PCP là một tổ chức được hình thành mang tính độc lập tương đối với Chính phủ; được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, có sự quản lý Nhà nước; được lập ra do sự tự nguyện của nhân dân và hoạt động phi lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật Trong xã hội ngày nay, nhiều mô hình tổ chức được hình thành trên cơ sở tập hợp những cá nhân có cùng đặc trưng, cùng ngành nghề, giới, sở thích, nhu cầu v.v ,hoạt động một cách thường xuyên để thực hiện mục tiêu chung và không vì mục tiêu lợi nhuận,
Trang 15hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Những tổ chức đó bao gồm liên hiệp hội, câu lạc bộ, hội, hiệp hội, các trung tâm trực thuộc hiệp hội hoặc liên hiệp các hội Các tổ chức này được nhà nước cho phép thành lập và được gọi chung là các
tổ chức xã hội dân sự Các tổ chức này có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính hoạt động và tiến hành các hoạt động xã hội phù hợp với luật pháp Việt Nam Trong khi đó, những tổ chức xã hội dân sự được hình thành bên ngoài lãnh thổ Việt Nam có trụ sở hoạt động tại Việt Nam thì được gọi là các tổ chức phi chính phủ quốc tế (PCPQT) Các tổ chức này thường làm những công tác cứu trợ nhân đạo, hỗ trợ chính phủ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực thông qua các chương trình tài trợ quy mô khác nhau
Có thể nói rằng từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các tổ chức PCP ngày càng nổi lên như một lực lượng quan trọng trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và phát triển xã hội Các tổ chức PCP trở thành hiện tượng có tính toàn cầu đến mức
mà ngày nay người ta đã nói tới một “Cộng đồng PCP” Dưới nhiều tên gọi khác nhau, các tổ chức PCP có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới Trong quá trình phát triển, bên cạnh những nỗ lực của chính phủ các nước và nhiều tổ chức quốc tế, hoạt động PCP đã góp phần quan trọng vào quá trình cải thiện tình trạng đói nghèo ở nhiều nơi trên thế giới cũng như giải quyết nhiều vấn đề xã hội khác, trong đó đặc biệt chú trọng đến các nạn nhân chịu hậu quả của thiên tai và chiến tranh, những nhóm người dễ bị tổn thương, bị thiệt thòi trong xã hội Vai trò của các tổ chức PCP đang ngày được coi trọng Họ được coi là những tác nhân thúc đẩy sự phát triển bền vững, khắc phục nghèo khổ cũng như được thừa nhận trong vai trò tham gia xây dựng chính sách, bảo đảm dân chủ nhân quyền, xây dựng quan hệ thương mại bình đẳng giữa các nước đang phát triển Nhiều hội nghị của các tổ chức PCP mang tính quốc tế, khu vực được diễn ra song song với các hội
Trang 16nghị của Liên hiệp quốc và hội nghị khu vực hoặc liên khu vực Tại các diễn đàn quốc tế quan trọng về những vấn đề toàn cầu hoá, những vấn đề xã hội và thương mại đều có sự tham vấn của các tổ chức PCP Đặc biệt, trong quá trình xây dựng chính sách, các tổ chức quốc tế, thiết chế tài chính quốc tế, Chính phủ các nước phát triển và một số nước đang phát triển đã hình thành cơ chế tham vấn, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức PCP Tại các nước đang phát triển, Liên hiệp quốc, các tổ chức liên khu vực và chính phủ các nước phương Tây như
Mỹ, Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Na Uy, Ôxtrâylia, Pháp, Thuỵ Điển, Thuỵ
Sĩ và một số tổ chức quốc tế như UNDP, EU, WB, ADB, UNFPA đã dành nhiều khoản kinh phí cho phát triển kinh tế xã hội, song do những bất cập trong cơ chế vận hành và giải ngân đối với các dự án viện trợ, các cơ quan nhà nước của nhóm nước này thường triển khai các dự án rất chậm chạp, thậm chí có dự án bị treo, hiệu quả dự án kém chất lượng Chính vì vậy, hiện nay các tổ chức quốc tế nói trên đang xem xét thêm khả năng tăng cường chuyển tài trợ song phương qua các tổ chức PCP vì khả năng triển khai công việc của các tổ chức PCP linh hoạt, chuyên nghiệp, đồng thời kiểm soát dự án tốt, hoạt động tài chính cũng được kiểm toán thuận lợi và minh bạch hơn Bên cạnh nhiệm vụ hỗ trợ nhận đạo, viện trợ PCPQT còn đóng vai trò thúc đẩy và xây đắp mối quan hệ giữa các quốc gia, trong đó phải kể đến vai trò của các hoạt động PCPQT trong việc phát triển hoạt động ngoại giao nhân dân giữa các dân tộc
Kể từ khi Việt Nam tiến hành chính sách đổi mới và mở cửa (1986), song song với các chính sách ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, giữ vững an ninh
và ổn định chính trị trong nước, các hoạt động ngoại giao nhân dân cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng và xem đây là một kênh quan trọng nhằm tạo mối quan hệ và giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân nhiều nước trên thế giới và
Trang 17nhân dân Việt Nam Nhiều tổ chức, hiệp hội được ra đời để kết nối và xây dựng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước, ví dụ các hội hữu nghị Việt - Nga, Việt - Mỹ, Việt - Pháp… thuộc Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội Thông qua hoạt động kết nối do các hội thực hiện, nhiều hoạt động tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp được triển khai trong nhiều năm qua Sự giúp đỡ đó thực sự là nguồn cổ vũ lớn lao cả về khía cạnh vật chất lẫn tinh thần đối với nhân dân Việt Nam, đặc biệt đối với những bộ phận người dân cần sự trợ giúp (nạn nhân chiến tranh; người khuyết tật; dân vùng bị thiên tai, vùng miền núi; nhóm trẻ em bị thiệt thòi…) Sự tài trợ không vì mục đích lợi nhuận đó được gọi là viện trợ nhân đạo Giá trị viện trợ nhân đạo tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong nền kinh tế của Việt Nam, nhưng nó đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam, cải thiện chất lượng dân số, đem các tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước phát triển đến Việt Nam cũng như góp phần giải quyết được nhiều vấn đề xã hội khác
Sự đổi mới trong đường lối đối ngoại nói trên thể hiện sự nhận thức của Đảng và Nhà nước phù hợp với tình hình quốc tế và quan niệm hợp tác quốc tế đang ngày càng thay đổi sâu sắc Chính sách mở cửa đã góp phần hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hoạt động viện trợ quốc tế phát triển tại Việt Nam đồng thời cũng tạo cơ hội để một loạt các mô hình xã hội dân sự ở Việt Nam lần lượt ra đời Đặc biệt vào cuối những năm 1990, có thể thấy rằng Việt Nam đã khá thành công trong các chính sách ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, và điều đó đã góp phần tạo điều kiện cho sự xuất hiện các tổ chức xã hội dân sự ở nhiều địa phương trên cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác Các tổ chức này hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, theo cơ chế tự chủ về tài chính và ngân sách hoạt động thường từ các nguồn tài trợ theo dự án của các
Trang 18tổ chức quốc tế và một phần từ ngân sách quốc gia Sự xuất hiện của nhóm các
tổ chức xã hội dân sự nói trên đã hình thành một cộng đồng và có nhiều đóng góp tích cực đối với sự phát triển chung của đất nước Tổ chức PCP nước ngoài
và các tổ chức xã hội dân sự trong nước bắt đầu có sự chia sẻ vai trò đối với Nhà nước trong nhiều hoạt động xã hội thông qua việc tham gia xây dựng chính sách quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực cũng như triển khai một số dịch vụ công
1.2 Khái quát hoạt động của các tổ chức PCPQT tại Việt Nam trước năm 1986
Trước tháng 4/1975, nhiều tổ chức PCPQT đã hoạt động tại Việt Nam, nhưng chủ yếu ở miền Nam Ở miền Nam Việt Nam, từ năm 1954, các tổ chức PCPQT bắt đầu hoạt động và số lượng ngày càng tăng Đến cuối năm 1974 đã có khoảng trên 60 tổ chức PCPQT hoạt động Các tổ chức này chủ yếu hoạt động trong vùng Mỹ - Nguỵ chiếm đóng với mục đích chính là cứu trợ những người di
cư từ Bắc vào Nam và các nạn nhân chiến tranh Lĩnh vực viện trợ chủ yếu bao gồm lương thực, thực phẩm, thuốc men, chuyên gia y tế, tín dụng phát triển , nhưng các hoạt động viện trợ PCPQT đã rút khỏi miền Nam sau ngày miền Nam Việt Nam được giải phóng 30/4/1975
Trong khi đó, ở miền Bắc, các tổ chức PCPQT xuất hiện muộn hơn và với
số lượng khá khiêm tốn Trước năm 1965, miền Bắc chỉ nhận được sự giúp đỡ của các nước XHCN thông qua các hội ái hữu và một số tổ chức PCPQT có trụ
sở tại Giơnevơ (Thụy Sỹ) và Paris (Pháp) - những tổ chức từng có quan hệ với chính phủ miền Bắc Việt Nam thông qua Ủy ban Đoàn kết trong thời kỳ chống Pháp Sau năm 1965, số lượng viện trợ cho miền Bắc Việt Nam từ Hội nghị của các nước Phương Tây bắt đầu xuất hiện và ngày càng tăng lên với các chuyến hàng viện trợ thuốc chữa bệnh và phương tiện y tế cho các vùng bị đánh bom
Trang 19Điều đáng ghi nhận về vai trò của một số tổ chức PCPQT đối với Việt Nam thời
kỳ trước năm 1975 không chỉ là sự giúp đỡ về mặt vật chất như cứu trợ cho những nạn nhân chiến tranh, mà còn là sự ủng hộ và giúp đỡ về mặt tinh thần của bạn bè quốc tế trong công cuộc kháng chiến
Nhiều tổ chức PCPQT nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ nên đã sớm rút khỏi các hoạt động ở miền Nam Một
số tổ chức y tế của Mỹ cũng dừng hoạt động trong thời gian này Một số khác lại
có những hành động trực tiếp ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam và lên án tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ1
Sau khi miền Nam được giải phóng, hầu hết các tổ chức PCPQT ở miền Nam đã đóng cửa văn phòng và rút nhân viên về nước Mặc dù vậy, vẫn có một
số tổ chức sau khi chuyển văn phòng sang Lào và Thái Lan vẫn tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo và cứu trợ không thường xuyên cho nhân dân Việt Nam
Đến năm 1978, nhiều tổ chức PCPQT từng hoạt động tại miền Nam trước năm 1975 đã dần dần trở lại trong bối cảnh nước Việt Nam thống nhất Số tổ chức đã từng có mặt ở miền Bắc Việt Nam mở rộng chương trình hoạt động Nhiều tổ chức PCPQT mới bắt đầu có quan hệ với Việt Nam Thời kỳ này cũng
có thể coi là một đỉnh cao của hoạt động PCPQT ở Việt Nam thời hậu chiến với khoảng 70 tổ chức, giá trị viện trợ hàng năm trung bình khoảng 30 triệu USD Trong số này có tới 2/3 là các tổ chức PCP của Mỹ Hoạt động của các tổ chức chủ yếu là cung cấp thuốc men, lương thực cho những nạn nhân chiến tranh và thiên tai, một số ít giúp xây dựng bệnh viện, phục hồi chức năng và phát triển sản xuất công nông nghiệp ở khu vực đô thị và phụ cận tại 20 tỉnh, thành phố
1 Don Luce - một trong những người lãnh đạo của tổ chức IVS đã cùng một người Pháp phát hiện chuồng cọp nơi giam giữ các tù nhân chính trị Việt Nam ở Côn Đảo Dough Hostetter - thành viên của một NGO ở miền Nam Việt Nam đã lên tiếng phê phán những hành động tiếp tay cho cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam của một
số NGO có nguồn gốc tôn giáo
Trang 20Với việc Việt Nam đưa quân đội vào giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của Khơme đỏ, Mỹ và các nước phương Tây đã mở chiến dịch vu cáo Việt Nam xâm lược Campuchia và thực hiện chính sách bao vây cấm vận Việt Nam Một số tổ chức lớn trong đó có những tổ chức nhận tài trợ của chính phủ các nước phương Tây tạm ngừng hoạt động viện trợ cho nước ta Một số tổ chức khác cũng hoạt động cầm chừng Tuy số lượng các tổ chức PCPQT không giảm so với năm 1978, nhưng giá trị dự án chỉ bằng khoảng 1/3 so với các năm trước (khoảng 8-10 triệu USD/năm) và 70% giá trị viện trợ bằng hiện vật dành cho viện trợ khẩn cấp
Trong các năm từ 1975 đến 1986, tuy giá trị viện trợ còn khiêm tốn so với nhu cầu tái thiết đất nước sau chiến tranh nhưng sự đoàn kết và chia sẻ của một
số tổ chức PCPQT thông qua viện trợ nhân đạo cho Việt Nam là rất đáng trân trọng Sự giúp đỡ quý báu đó đã góp phần giúp nhân dân một số vùng trong nước khắc phục hậy quả chiến tranh, ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất Ngoài ra, các tổ chức PCPQT này còn nói lên tiếng nói để nhân dân thế giới hiểu hơn về Việt Nam và bảo vệ Việt Nam trước những luận điệu xuyên tạc của các lực lượng chống đối nền hòa bình dân tộc Việt Nam
1.3 Quản lý nhà nước đối với tổ chức PCPQT từ 1986 đến nay
Cùng với công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, chỉ đạo công tác xây dựng các luật, văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động của các tổ chức PCPQT Ngày 25/5/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 51/HDBT giao cho Liên hiệp các tổ chức Hòa bình, đoàn kết, hữu nghị của Việt Nam (năm 1994 được đổi thành Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam) làm cơ quan đầu mối trong quan hệ với các tổ chức PCPQT và phân cấp quản lý cho các địa phương Tuy nhiên, công tác quản lý của Việt Nam đối với
Trang 21mảng hoạt động này vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại Chẳng hạn: các cơ quan chức năng của nhà nước không nắm được chính xác các số liệu viện trợ cũng như tình hình hoạt động của các tổ chức PCPQT mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương
Thực hiện Quyết định số 51/HĐBT ngày 25/5/1989 của Hội đồng Bộ trưởng, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam đã thành lập bộ phận chuyên trách về công tác phi chính phủ lấy tên là Ban Điều phối viện trợ nhân dân (tiếng Anh viết tắt là PACCOM); Quyết định 80/CT ngày 28/3/1991 của Chỉ tịch Hội đồng Bộ trưởng xác định chức năng nhiệm vụ của cơ quan đầu mối, thành lập nhóm công tác phi chính phủ Ngày 24/5/1996, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 339/TTg thành lập Uỷ ban công tác về các tổ chức phi chính phủ, Quyết định 59/2001/QĐ-TTg thành lập Uỷ ban công tác phi chính phủ quốc tế và chỉ định Chủ tịch Liên hiệp là Uỷ viên cơ quan thường trực về công tác phi chính phủ quốc tế, Liên hiệp đã cử PACCOM chịu trách nhiệm trực tiếp làm việc với tất cả các tổ chức PCPQT hoạt động tại Việt Nam Đồng thời, PACCOM cũng chịu trách nhiệm phối hợp cùng các Cục - Vụ chức năng của các Bộ, ngành trung ương cũng như các địa phương kiến nghị và đề xuất xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPQT tại Việt Nam
Tuy nhiên, công tác quản lý ở cấp địa phương vẫn còn tồn tại nhiều mô hình “cơ quan đầu mối về công tác PCP” khác nhau như: Ban/Sở /Phòng Ngoại
vụ, Văn phòng Uỷ ban, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Sở kế hoạch và đầu tư,
có tỉnh đã thành lập Uỷ ban công tác PCP với cơ quan đối ngoại của tỉnh là cơ quan thường trực về công tác PCP Qua thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động này, có thể thấy rằng mô hình nằm trong cơ quan đối ngoại của các tỉnh/thành phố là chủ yếu và tương đối phù hợp
Trang 22Để quản lý hoạt động của các tổ chức PCPQT, ở Việt Nam các tổ chức đó được chia làm một số loại sau đây :
- Quỹ văn hóa - xã hội (tiếng Anh: Foundation): mô hình tổ chức này hoạt động không vụ lợi dựa trên quỹ riêng của cá nhân, của gia đình hoặc của một doanh nghiệp, phổ biến ở Mỹ và một số nước Châu Âu Chương trình hoạt động của quỹ do các ủy thác viên và giám đốc quỹ thực hiện Quỹ được thành lập để duy trì hoặc giúp đỡ các hoạt động giáo dục, xã hội, từ thiện, tôn giáo hoặc các hoạt động khác phục vụ lợi ích chung chủ yếu bằng các khoản viện trợ không hoàn lại Ở Việt Nam có khoảng 20 tổ chức dạng này Là một loại hình tổ chức PCP nhưng các quỹ này được xếp thành một phạm trù riêng bởi hoạt động của
họ không trực tiếp triển khai các dự án viện trợ nhân đạo hoặc các dự án phát triển mà chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực kiến trúc thượng tầng về chính trị, văn hóa, giáo dục, thúc đẩy cải cách về thể chế và đào tạo, phát triển con người, thúc đẩy tư nhân hóa Các quỹ thường có ngân sách lớn, hoạt động ở nhiều nước
và có ảnh hưởng khá lớn đối với chính phủ nước sở tại Tại Việt Nam, các tổ chức dạng này có thể kể một số ví dụ như: Ford Foundation, Viện KAS (Konrad-
Adenauer-Stiftung), Viện FES (Friedrich-Ebert-Stiftung), AF (ASEAN Fund -
Quỹ ASEAN), Toyota Foundation (Quỹ Toyota)
- Các tổ chức PCP có nguồn gốc tôn giáo: các tổ chức này ra đời rất sớm
và vào Việt Nam hoạt động từ đầu thế kỷ 19 Với sứ mệnh truyền đạo, cải giáo là chính Trong quá trình làm công tác dân vận, họ dần tham gia vào các hoạt động đời sống khác của người dân tại khu vực truyền đạo, và dần dần các tổ chức này coi trọng cả việc đạo và việc đời Hiện tại số tổ chức này chiếm khoảng 20-30% tổng số các tổ chức PCPQT hoạt động tại Việt Nam [11, tr.9]
Trang 23- Các tổ chức PCP khác chuyên hoạt động trên các lĩnh vực phát triển xã hội như làm nhân đạo, hỗ trợ phát triển bền vững, khắc phục hậu quả thiên tai Phạm vi hoạt động của các tổ chức này thường rộng lớn Có thể kể tên một số tổ chức như Oxfarm2, Save the children (Cứu trợ trẻ em), Care3, AAV (Action Aid Vietnam – Cứu trợ Hành động Việt Nam), WWF (World Wide Fund – Quỹ Bảo tồn Động thực vật hoang dã thế giới) 4
1.4 Tiểu kết
Tóm lại, tổ chức PCPQT đã bắt đầu những hoạt động nhân đạo tại Việt Nam từ khá sớm Sau khi Nhà nước có chủ trương đổi mới (năm 1986), sự phát triển của các tổ chức này trở nên mạnh mẽ hơn, đa dạng hơn so với thời kỳ trước
đó Phần lớn các tổ chức PCPQT làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến môi trường, bảo tồn, từ thiện, tái thiết và hòa giải và sau đó mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực khác như: cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người khuyết tật, viện trợ y tế, trao đổi văn hóa khoa học kỹ thuật, cứu trợ trẻ em Quan hệ và viện trợ của các tổ chức ngày càng đi vào chiều sâu và hoạt động ở các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi, các vùng dân tộc ít người Mặc dù so với nguồn kinh phí phát triển kinh tế - xã hội của ngân sách nhà nước và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức quốc tế, tỷ lệ viện trợ nhân đạo vẫn còn ở mức khiêm tốn, nhưng sự hiện diện của các tổ chức PCPQT ở Việt Nam trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào công cuộc
2 Oxfam ban đầu được thành lập tại Anh vào năm 1942 Đây là Ủy ban Cứu trợ Oxford do một nhóm các nhà hoạt động xã hội, các viện nghiên cứu và Oxford lập nên (bây giờ tổ chức này là Oxfam Anh, vẫn còn có trụ sở tại Oxford, Vương quốc Anh) Tổ chức này là một trong các uỷ ban được thành lập tại một số địa phương hỗ trợ của Ủy ban Cứu trợ quốc gia Nạn đói Nhiệm vụ của họ là để thuyết phục các chính phủ Anh cho phép cứu trợ lương thực thông qua việc phong tỏa Đồng Minh cho các công dân chịu nạn đói Các tổ chức Oxfam đầu tiên ở nước ngoài được thành lập ở Canada vào năm 1963 Ban đổi tên thành địa chỉ điện tín của mình, Oxfam, vào năm
1965 (theo vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20090923202442AAq1TNN)
3 CARE tại Việtnam là tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ, phát triển nông thôn và phòng chống thiên tai
4 WWF là một trong những tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới về bảo vệ thiên nhiên Tên cũ là Quỹ Động vật
Hoang dã Thế giới hoặc Quỹ Bảo vệ Đời sống Thiên nhiên Thế giới
Trang 24xây dựng đất nước và giải quyết một số vấn đề xã hội ở Việt Nam, giúp chúng ta khắc phục những khó khăn trên con đường phát triển Trong những năm qua, Việt Nam coi nguồn viện trợ của các tổ chức PCPQT là nguồn ngân sách của Nhà nước và được ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Việc tổ chức quản lý và sử dụng nguồn viện trợ này một cách hiệu quả, đúng mục đích
và đúng thỏa thuận của nhà tài trợ là điều vô cùng cần thiết Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần ổn định hệ thống văn bản quản lý và phát triển các hoạt động viện trợ quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến xây dựng chính sách vận động, thu hút nguồn lực trong kế hoạch trung và dài hạn
Trang 25Chương 2
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PCPQT TRONG LĨNH VỰC GD&CSTE Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2009
2.1 Khái quát tình hình GD&CSTE ở Việt Nam từ 1986 đến nay
Theo ước tính, trẻ em Việt Nam chiếm gần 40% dân số của cả nước [13, tr.12] Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện những cam kết mạnh mẽ và có nhiều nỗ lực đảm bảo trẻ em được bảo vệ, đặc biệt cuộc sống của nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và nhóm trẻ em dễ bị tổn thương do những tác động của xã hội đang dần được cải thiện
Mặc dù hiện nay, Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình (khoảng 1.200 USD/người), nhưng vẫn bị xếp vào nhóm nước có thu nhập thấp tại Đông Nam Á Tuy vậy, Việt Nam đã và đang hoàn thành tốt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em mà Liên hợp quốc đề ra Theo tổ chức Save the Children (Anh), tỷ lệ tử vong ở trẻ em đã giảm đáng kể trong hai thập kỷ qua Trong giai đoạn từ năm 2000-2006, chỉ số trẻ tử vong dưới 5 tuổi giảm khoảng 70% so với giai đoạn từ năm 1990 - 19995 Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi cũng được cải thiện rõ nét, cụ thể giai đoạn
5
Trích lược Báo cáo Chỉ số phát triển trẻ em Việt Nam (1990-2006) [12]:
Nhóm nước
Chỉ số trẻ tử vong dưới 5 tuổi, (/1,000 trẻ)
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi (%)
Tỷ lệ trẻ không học tiểu học dưới 5 tuổi (%)
Trẻ dưới
15 tuổi (x1000 trẻ)
Trang 26từ năm 1990-1994 ở mức gần 45%, thì từ năm 2000-2006, con số này chỉ còn khoảng 25% Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000 cũng như bệnh uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vào năm 2005 Kể từ năm 1990 đến nay, tỷ
lệ mắc bệnh sởi đã giảm 95% Các trường hợp thiếu Vitamin A đã trở nên rất hi hữu Giờ đây, trẻ em Việt Nam cũng được hưởng một nền giáo dục tốt hơn Khoảng 97% trẻ em trong độ tuổi được học tiểu học, và Chính phủ cam kết tăng cường cơ hội giáo dục cho tất cả trẻ em Việt Nam
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, hiện Việt Nam vẫn bị tụt hậu trong một số lĩnh vực chính liên quan tới trẻ em Vẫn còn nhiều trẻ em chưa được tiếp cận đầy đủ với nước sạch và các phương tiện vệ sinh môi trường phù hợp (51,5% dân số chưa được tiếp cận với nước sạch; 74,7% chưa có nhà vệ sinh phù hợp) Ngoài ra, hai nghiên cứu mới đây của tổ chức UNICEF chỉ ra rằng trung bình các địa phương trên cả nước chỉ có 18% các nhà vệ sinh hiện nay là đạt tiêu chuẩn vệ sinh quốc gia Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giai đoạn 2000-
2006 vẫn ở mức khá cao (25% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng), đặc biệt ở những địa phương kinh tế kém phát triển Những yếu tố chính góp phần dẫn đến tình trạng dinh dưỡng kém ở trẻ em bao gồm: các tập quán chăm sóc và nuôi dưỡng kém
Ngoài những vấn đề tồn tại nêu trên, trẻ em Việt Nam còn đối mặt với những thách thức mới Điều tra về tai nạn thương tích ở Việt Nam cho thấy gần 75% trường hợp tử vong ở trẻ em trên một tuổi là do thương tích, qua đó đưa ra một cách nhìn nhận mới về tử vong và bệnh tật ở trẻ em Nguyên nhân tử vong chủ yếu là chết đuối và tai nạn giao thông Ngoài ra, việc tự do hóa về kinh tế đã làm thay đổi xã hội Việt Nam, gây ra sức ép chưa từng thấy lên các gia đình,
Trang 27trong đó có trẻ em Do vậy, các vấn đề xã hội như vô gia cư, sử dụng ma túy, bóc lột về kinh tế và tình dục, buôn bán và bạo lực đang gia tăng Chỉ tính riêng năm
2005, Việt Nam có khoảng 2,6 triệu trẻ em cần bảo vệ đặc biệt, trong đó có 150.000 trẻ em mồ côi; 1,2 triệu trẻ khuyết tật; gần 18.000 trẻ em lang thang; 8.500 trẻ bị nhiễm HIV/AIDS; 23.000 lao động trẻ em và 263.000 trẻ sống với cha mẹ nhễm HIV [13, tr.15]
Thanh, thiếu niên Việt Nam chiếm gần 25% dân số Điều này đồng nghĩa với nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục nâng cao, việc làm, cơ hội tham gia và vui chơi giải trí cũng như được bảo vệ để tránh khỏi rơi vào tình trạng lạm dụng
ma túy, vi phạm pháp luật và HIV/AIDS Mặc dù, Việt Nam có tỷ lệ nhiễm HIV
ở người lớn tương đối thấp (0,53%), song dịch bệnh đã nhanh chóng chuyển hướng và xâm nhập vào những người dân bình thường Trong một báo cáo về tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS của UNICEF năm 2007 cho thấy trong tổng số
ca lây nhiễm HIV ở Việt Nam thì có tới một nửa nằm trong độ tuổi từ 18 đến 29,
và trong số đó, cứ 10 trường hợp lại có một trường hợp dưới 19 tuổi bị nhiễm Con số trên đồng nghĩa với việc trẻ em cũng ngày càng có nguy cơ bị nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi AIDS dưới nhiều hình thức
Sự phát triển của Việt Nam đã cải thiện điều kiện sống cho nhiều người, song quá trình này cũng tạo sự chênh lệch về mức sống của người dân Khoảng cách này được thấy khá rõ giữa dân ở hai khu vực thành thị và nông thôn, giữa người vùng xuôi và người dân thuộc các dân tộc thiểu số Tỷ lệ tử vong bà mẹ ở vùng núi phía Bắc, nơi có nhiều người dân tộc thiểu số, cao gấp bốn lần so với khu vực miền xuôi Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh dao động từ 7,9% đến 62,6% trên
1000 ca sinh sống, trong đó cao nhất là ở các vùng núi xa xôi hẻo lánh Tỷ lệ suy
Trang 28dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở một số vùng dân tộc thiểu số vào khoảng 35
- 45% [14, tr.37], trong khi tỷ lệ trung bình của cả nước là 25% Tỷ lệ đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như vệ sinh môi trường, nước sạch và giáo dục thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình quốc gia Ví
dụ, năm 2002, tỷ lệ tiếp cận nước sạch của dân tộc Kinh và Hoa ở mức 52,6%, trong khi tỷ lệ này ở các dân tộc khác là 12,8% [15, tr 23]
Những chênh lệch về giới ở các dân tộc thiểu số thường rõ rệt hơn, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, các trẻ em gái thường chịu nhiều thiệt thòi như không được ưu tiên đến trường khi gia đình gặp phải hoàn cảnh kinh tế khó khăn; phải chịu những hậu quả từ hủ tục tảo hôn hay dễ bị nguy cơ lạm dụng tình dục và sự phân biệt đối xử về giới [16, tr.10] Những tiêu cực nêu trên do nhiều nguyên nhân mang lại, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu như việc thực hiện các chính sách giáo dục và y tế của Việt Nam dành cho trẻ em vẫn còn nhiều bất cập; cơ chế, chính sách phù hợp, năng lực triển khai chương trình/dự án quốc gia trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, ngân sách nhà nước hạn chế…
Năm 1990, Việt Nam ký tham gia Công ước về Quyền trẻ em, trở thành quốc gia đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước của LHQ về Quyền trẻ em Các chính sách và nhiều chương trình hành động của quốc gia đã nêu bật quyết tâm của Chính phủ trong việc giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề và nhu cầu
cụ thể của trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Trong hơn hai thập
kỷ qua, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách để nâng cao chất lượng phát triển của trẻ em Việt Nam, trong đó có thực hiện chính sách đối ngoại để tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ của các tổ chức PCPQT Sự tham gia của các tổ chức này đã có tác động tích cực đáng kể trong việc giảm thiểu những tác động tiêu
Trang 29cực của xã hội đối với trẻ em đồng thời cũng chung tay giúp Chính phủ Việt Nam cùng giải quyết những vấn đề nan giải khác thông qua việc hỗ trợ xây dựng chính sách, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ chuyên gia và kỹ thuật cũng như tài trợ kinh tế Sự đóng góp của các tổ chức thể hiện trong hầu hết các lĩnh vực như nâng cao chất lượng thực hiện chính sách về quyền trẻ em nói chung và trong các lĩnh vực cơ bản như giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác
2.2 Vai trò của các tổ chức PCPQT hoạt động trong lĩnh vực GD&CSTE ở Việt Nam
2.2.1 Đánh giá chung về công tác viện trợ PCPQT dành cho trẻ em Việt Nam từ 1986 đến nay
Chính sách ngoại giao khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới đã tạo điều kiện và môi trường pháp lý để các tổ chức PCPQT có cơ hội hoạt động viện trợ tại Việt Nam Tính đến năm 2009, trong 750 tổ chức PCPQT hoạt động tại Việt Nam, số tổ chức chuyên viện trợ cho trẻ em chiếm khoảng 10% (trên 70 tổ chức) Tổ chức PCPQT đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam kể từ sau khi Việt Nam tiến hành đổi mới là Save the Children (Thụy Điển, năm 1987) với một số chương trình giáo dục cho trẻ em khuyết tật tại các tỉnh miền Nam Việt Nam [17, tr.5] Tiếp theo là các tổ chức lớn như ActionAid International (Tổ Hành động Hỗ trợ Quốc tế, Mỹ) - 1989, Operation Smile (Tổ chức Phẫu thuật nụ cười, Mỹ) - 1989 Sau năm 1990 (khi Việt Nam chính thức ký tham gia Công ước về Quyền Trẻ em6), số lượng các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo trợ trẻ em Việt Nam tăng dần theo từng năm, trong đó có thể kể đến các tổ chức như World Vision (Mỹ) - 1990, Plan International (Anh) - 1993, MCNV (Hà Lan) - 1996
6 Việt Nam phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em vào ngày 28/2/1990
Trang 30Con số ngân sách viện trợ dành cho trẻ em (tiền và hàng hóa quy đổi thành tiền) chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số viện trợ PCPQT của các lĩnh vực và tăng dần trong từng giai đoạn
Bảng 2.1 Ngân sách viện trợ PCPQT từ năm 1986-2009
Số liệu dựa trên Tổng hợp báo cáo tài chính của 71 tổ chức
và Báo cáo tổng hợp viện trợ tiền - hàng PCPQT ( Paccom tổng hợp báo cáo các địa phương 2009)
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000
Dựa trên số liệu tổng hợp của 71 tổ chức nêu trên cho thấy những đóng góp của các tổ chức dành trẻ em Việt Nam nói chung trong hơn 20 năm qua là không nhỏ Giai đoạn 10 năm kể từ sau thời kỳ đổi mới (1986-1994), tổng mức giải ngân viện trợ nhân đạo của các tổ chức PCPQT dành cho Việt Nam ở mức khoảng 200 triệu USD, trong đó số tiền chi cho cứu trợ trẻ em chiếm khoảng gần
100 triệu USD Trong 5 năm tiếp theo (1995-2000), tổng số viện trợ giải ngân dành cho trẻ em đạt mức trên 100 triệu USD, cao hơn giai đoạn 10 năm trước đó, tuy nhiên con số này chỉ chiếm tỷ lệ 1/5 so với tổng mức viện trợ PCPQT cho Việt Nam giai đoạn này (đạt khoảng 500 triệu USD) Điều này cho thấy, các tổ
Trang 31chức PCPQT vẫn tăng cường viện trợ cho trẻ em song bắt đầu dành sự quan tâm nhiều cho các vấn đề xã hội khác (vấn đề môi trường, vấn đề xóa đói giảm nghèo, vấn đề an ninh lương thực ) Từ năm 2001 đến năm 2005, tổng ngân sách viện trợ nói chung đạt khoảng 600 triệu USD, trong đó ngân sách dành cho trẻ em duy trì ở mức trên 150 triệu USD và tập trung nhiều về giáo dục cơ bản và một số vấn đề xã hội cấp thiết khác Trong giai đoạn này, các tổ chức lớn như Save the Children, Action Aid, World Vision tập trung mạnh vào các hoạt động hỗ trợ chính phủ xây dựng chính sách liên quan tới việc thực hiện quyền trẻ
em cũng như triển khai các dự án nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội dân
sự hoạt động trong lĩnh vực trẻ em của Việt Nam
Các hoạt động viện trợ trong hơn hai thập kỷ qua cũng đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng các chính sách nền tảng cũng như nâng cao năng lực cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam để thực hiện công tác quản lý nhà nước trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em Qua phân tích, đánh giá và tổng hợp số liệu của 71 tổ chức hoạt động vì trẻ em cho thấy ngân sách viện trợ luôn duy trì ở mức tương đối ổn định và có xu hướng tăng dần trong các giai đoạn Các dự án viện trợ hầu như được triển khai trên hầu hết các địa phương của cả nước và tập trung trên 3 lĩnh vực chính gồm lĩnh vực y tế, giáo dục cơ bản và những vấn đề xã hội (dựa trên những giá trị cơ bản trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em mà Việt Nam cam kết tham gia thực hiện, cho dù mỗi tổ chức có tôn chỉ, sứ mệnh và phương thức hoạt động khác nhau)
Trang 32Bảng 2.2 Tỷ lệ ngân sách viện trợ PCPQT cho trẻ em Việt Nam
ở 3 lĩnh vực chính giai đoạn từ 1986-2009
Ngân sách viện trợ PCPQT cho trẻ em từ năm 1986-2009
(Nguồn tổng hợp báo cáo tài chính của 71 tổ chức do PACCOM cấp
phép hoạt động và quản lý)
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000
Trang 332009 đạt trên 60 triệu USD)7
Các khoản viện trợ có ý nghĩa ở chỗ không hoàn lại và đúng đối tượng, có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu của một bộ phận trẻ
em trong khi ngân sách nhà nước chưa đủ khả năng giải quyết Địa bàn được nhiều tổ chức PCP quan tâm là khu vực miền núi, đồng bằng ven biển và hai thành phố lớn nhất của cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (chủ yếu đối với vấn đề trẻ lang thang và trẻ nhiễm HIV/AIDS)
Đánh giá được những đóng góp và sự tích cực của các tổ chức PCPQT và nhu cầu cấp bách về mặt xã hội phải giải quyết đối với trẻ em, Đảng và Nhà nước trong những năm qua đã tích cực thúc đẩy công tác vận động viện trợ vì vậy các hoạt động thu hút viện trợ trở nên chủ động và sôi động đặc biệt từ những năm 90 đến nay Các tổ chức PCPQT đã có đóng góp nhất định trong việc
hạ thấp tỷ lệ tử vong sơ sinh, cung cấp nước sạch và vệ sinh phòng bệnh cũng như triển khai các dự án/chương trình lồng ghép để cải thiện và thúc đẩy kinh tế
hộ gia đình, đặc biệt tại khu vực nông thôn và miền núi Viện trợ của các tổ chức PCP cho mỗi dự án tuy nhỏ (trung bình mỗi dự án từ 5.000 – 30.000 USD/năm)
so với các nguồn viện trợ ODA hoặc các chương trình đầu tư từ chính phủ Việt Nam, song cũng là nguồn lực quan trọng và rất thiết thực đối với một số đối tượng trẻ em do phương thức thực hiện đúng đối tượng và tập trung vào những vấn đề cấp bách Thời kỳ những năm 1980 và 1990, các dự án viện trợ cho trẻ
em thường tập trung tại một số tỉnh/thành hoặc vùng miền núi, nơi chịu hậu quả của chiến tranh và thiên tai, hoặc sống trong điều kiện kinh tế khó khăn Nhưng
từ năm 2000 trở lại đây, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có dự án Ngoài mục tiêu cứu trợ nhân đạo, các tổ chức PCPQT còn góp phần đáng kể trong việc
7 Xem thêm bảng 2.2 Tỷ lệ ngân sách viện trợ PCPQT cho trẻ em Việt Nam ở 3 lĩnh vực chính giai đoạn từ 1986-2009
Trang 34nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với các cơ quan hành chính của Việt Nam như xây dựng các kỹ năng hoạch định chính sách, giải quyết đồng bộ chuỗi vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện các chương trình cứu trợ/viện trợ nhân đạo tại địa phương Bên cạnh đó, phương thức và lĩnh vực tài trợ của các tổ chức PCPQT cũng được đổi mới qua mỗi giai đoạn để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của các chương trình/dự án
Các tổ chức PCPQT đã thành lập một mạng lưới để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin và tập trung nguồn lực chuyên gia Ngoài ra, trong những năm gần đây, các tổ chức này cũng chủ động và tập trung hỗ trợ và nâng cao năng lực phát triển đối với các tổ chức xã hội dân sự hoạt động cùng lĩnh vực Sự hỗ trợ
đó bao gồm đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao năng lực gây quỹ, xây dựng kỹ năng lập kế hoạch và quản lý dự án, tổ chức hội thảo để trao đổi và cùng phối hợp thực hiện những nhiệm vụ hỗ trợ trẻ em Tuy nhu cầu phối hợp nói trên xuất phát từ cả hai bên là các tổ chức PCPQT và các tổ chức của Việt Nam, song khả năng hoạt động tự độc lập của tổ chức Việt Nam vẫn còn khá hạn chế, đặc biệt là tính chuyên nghiệp trong hoạt động và còn rất yếu trong khả năng gây quỹ Tiếng nói của các tổ chức này thường không có trọng lượng so với các tổ chức PCPQT và họ thường triển khai các dự án nhỏ, hoặc trở thành nhà thầu phụ của các tổ chức quốc tế tham gia một khâu nào đó trong dự án Rất ít các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam có một chiến lược dài hạn Điều đó phản ánh một thực
tế quan hệ giữa các tổ chức PCPQT với các tổ chức trong nước chưa thực sự mạnh, đặc biệt là trong chuyển giao công việc và phát triển được nguồn lực và sức mạnh của mỗi bên Sự liên kết giữa hai đối tượng tổ chức nói trên thực sự rất cần thiết bởi vì đây là mối quan hệ tương hỗ, và trên một khía cạnh nào đó, các
tổ chức của Việt Nam am hiểu hơn về tính chất văn hóa vùng miền cũng như
Trang 35hiểu rõ cơ chế và chính sách phát triển của Việt Nam Ngoài ra, các tổ chức dân
sự của Việt Nam trong nước cũng là nơi tập hợp một nguồn lực chuyên gia giàu tri thức, họ thường là những cán bộ chuyên ngành, thậm chí là những người đã từng tham gia giữ các chức vụ cao trong các đơn vị nhà nước hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em, nay họ hoạt động vì sự tâm huyết và muốn tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của thế hệ tương lai Vì vậy, các tổ chức PCPQT nếu phát huy được sự liên kết chặt chẽ với nguồn lực chuyên gia như vậy thì mối quan hệ giữa hai bên sẽ trở nên rất mạnh, bền vững và vô cùng hiệu quả trong việc triển khai công tác viện trợ, cũng như tạo được một cộng đồng hoạt động nhân đạo có ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ trẻ
em Việt Nam
Có thể nói rằng các tổ chức PCPQT trong suốt hơn hai thập kỷ đã và đang
có những đóng góp vô cùng to lớn và thiết thực, tuy nhiên cũng có một bộ phận rất nhỏ đã lợi dụng các dự án nhân đạo để thực hiện các mục đích xấu, chẳng hạn như một số tổ chức gắn hoạt động của mình với công tác truyền giáo, tìm cách móc nối, in sách và tán phát tài liệu để truyền đạo và những tư tưởng đi ngược với lợi ích dân tộc Tuy nhiên, vấn đề trên được các cơ quan an ninh của Việt Nam kiểm soát chặt chẽ nên những tổ chức đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam thường làm đúng tôn chỉ mục đích của mình Một vấn đề khác cần chú ý nữa là ở một số địa phương không thực hiện đúng quy định của Chính phủ về việc quản lý sử dụng viện trợ PCP, đã ký những thỏa thuận thực hiện một số chương trình, dự án cho phép các tổ chức nước ngoài thực hiện các dự án lớn nhưng không xin phép các cơ quan chức năng của chính phủ nên đã gây không ít khó khăn cho việc quản lý Nhà nước về tài chính của dự án Việt Nam hiện đã thành lập Trung tâm Dữ liệu PCP nước ngoài với vai trò hỗ trợ cũng như theo
Trang 36dõi hoạt động của các tổ chức PCPQT nói trung và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực GD&CSTE Việt Nam nói riêng
Đánh giá chung về công tác viện trợ PCPQT dành cho trẻ em Việt Nam từ 1986-2009 cho thấy ngoài vai trò và những đóng góp trước mắt, các tổ chức này cần tăng cường hoạt động phù hợp với các chương trình của Chính phủ và sự hỗ trợ của Chính phủ; cần đẩy mạnh mạng lưới hoạt động trong các chương trình để duy trì các quan hệ thường xuyên và chia sẻ thông tin giữa các tổ chức PCPQT
và các cơ quan chính phủ cũng như tăng cường hoạt động gần gũi với các tổ chức dân sự của Việt Nam hoặc cộng đồng các nhà đồng tài trợ để kết nối các chương trình, tránh sự trùng lặp dẫn đến lãng phí các nguồn lực
2.2.2 Phân tích hiệu quả các lĩnh vực viện trợ PCPQT dành cho trẻ
em Việt Nam
2.2.2.1 Lĩnh vực y tế
Các tổ chức PCPQT ở Việt Nam hoạt động tại hầu hết các địa phường trên
cả nước trong các lĩnh vực có liên quan đến y tế và ở nhiều cấp khác nhau Qua kết quả thống kê cho thấy, viện trợ PCPQT tập trung ngân sách rất lớn cho lĩnh vực y tế dành cho trẻ em
Bảng 2.3 Ngân sách viện trợ lĩnh vực y tế dành cho trẻ em từ năm 1986-2009 8
8
Trang 3738670 45207
50732
144770
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000
TP HCM, 1 ở Tây Nguyên và 1 ở Hà Nội), đồng thời một số tổ chức cũng tập trung cho chương trình vận động chính sách về y tế 10 năm tiếp theo, tổng mức viện trợ cũng tăng dần, và đến giai đoạn 2001-2005, mức viện trợ tăng gần gấp đôi đạt mức sấp xỉ 60 triệu USD với tổng số dự án 309 dự án lớn, nhỏ khác nhau được tiến hành trên hầu hết các địa phương Vấn đề dinh dưỡng vẫn được ưu tiên đặc biệt trong giai đoạn này Tuy nhiên, chỉ có 3 dự án nhỏ liên quan tới vấn đề HIV/AIDS được tiến hành ở Hà Nội, TP HCM, Tây Nguyên và Quy Nhơn Trong 3 năm từ 2006 – 2009, tổng kinh phí viện trợ tăng gấp 3 lần giai đoạn 2001-2005 với 228 dự án được giải ngân, trong đó vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và HIV/AIDS rất được chú trọng, bên cạnh đó phẫu thuật và khám chữa bệnh, vận động chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng y tế địa phương cũng được
Trang 38đầu tư khá cân bằng Những hoạt động viện trợ được dành cho việc cải thiện chất lượng thể chất cho trẻ em Việt Nam nói chung và nhóm trẻ em bị thiệt thòi nói riêng thông qua các chương trình nâng cao sức khỏe cộng đồng, các mô hình phục hồi chức năng (dành cho trẻ khuyết tật về tâm thần và thể chất) Riêng trong năm 2009, trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản: 52 dự án giải ngân 25 triệu USD; Nước sạch và vệ sinh 53 dự án cam kết 56 triệu USD giải ngân 44 triệu USD, Dinh dưỡng: 20 dự án cam kết 1,3 triệu USD giải ngân 1,1 triệu USD (phòng chống suy dinh dưỡng + phòng chống bệnh tật, tiêm chủng, )
Thông qua các dự án viện trợ, các chương trình và dự án hợp tác quốc tế, nhiều cán bộ trong ngành y tế Việt Nam nói chung đã có nhiều cơ hội giao lưu với bên ngoài, tiếp cận với tiến bộ về y học và y tế thế giới, góp phần vào việc thực hiện chiến lược phát triển ngành Cụ thể hợp tác quốc tế đã góp phần: tăng
cường và củng cố màng lưới y tế cơ sở tại hầu hết các tỉnh trong cả nước đặc biệt
các tỉnh nghèo và vùng sâu vùng xa (dự án WFP, Ausaid, v.v ) cũng như góp phần đào tạo một số lượng lớn cán bộ y, dược về chuyên môn và quản lý
Có thể nói rằng hoạt động viện trợ PCPQT trong lĩnh vực y tế đã có những thành tựu quan trọng góp phần cùng Chính phủ thực hiện tốt công tác y tế dự phòng dành cho trẻ em: thanh toán bệnh bại liệt, thanh toán tình trạng thiếu Vitamin A (tỉ lệ tiêm chủng trẻ em đạt trên 90%) [18, tr 9]; tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm còn 19,9%9
; tỉ lệ mắc và chết do lao, bướu cổ giảm rõ rệt, v.v Bên cạnh đó, các hoạt động viện trợ cũng giúp xây dựng, cải tạo và nâng cấp nhiều
cơ sở y tế, bệnh viện và tăng cường nhiều chương trình y tế phổ cập và chuyên
9 Tại Hội nghị tổng kết 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, ngày 23/2/2009, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở Việt Nam đã giảm từ 38,7% năm 1998 xuống còn 19,9%, vượt 2 năm so với mục tiêu mà Đảng và Nhà nước giao Tuy nhiên,
tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức rất cao 32,6% và phổ biến ở hầu hết các vùng
trong cả nước
Trang 39sâu; tranh thủ được nhiều kỹ thuật y học mới đưa vào áp dụng trong phòng và điều trị bệnh tật cho trẻ em Những hoạt động thiết thức đã góp phần nâng cao
được vị thế của ngành y tế Việt Nam nói chung, và lĩnh vực y tế dành cho trẻ em
nói riêng thông qua các hoạt động chuyên gia và các mô hình nghiên cứu ứng dụng thực tiễn
Bên cạnh các hoạt động viện trợ theo dự án, nhiều tổ chức PCPQT đã huy động được đội ngũ tình nguyện viên quốc tế Họ thường là chuyên gia trong các lĩnh vực y tế Có một số tổ chức chuyên làm chương trình về tình nguyện viên,
có những tổ chức kết hợp, lồng ghép với các chương trình y tế, giáo dục và các chương trình phát triển khác Những người này được các tổ chức PCPQT tuyển chọn trên cơ sở tình nguyện sang giúp Việt Nam Có hai loại hoạt động tình nguyện chủ yếu:
Một là, hoạt động tình nguyện do các đoàn bác sĩ chuyên khoa sang giúp thực hiện công tác chuyên môn Trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay, mỗi năm Việt Nam đón nhận nhiều đoàn bác sĩ sang tiến hành phẫu thuật miễn phí cho các ca vá môi, hở hàm ếch, phục hồi chức năng, khám chữa bệnh miễn phí Những đoàn này thường đến Việt Nam trong thời gian ngắn làm tại một vài địa phương đã xác định trước Sau khi thực hiện xong chương trình, họ tặng lại địa phương các trang bị y tế mang theo Năm 1995-2000, với sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện của Mỹ (Operation Smile) và các nước khác như Đức, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Hà Lan, Hàn Quốc, hơn 20.000 trẻ em sứt môi, hở hàm ếch đã được phẫu thuật; Bệnh viện Rajavithi của Thái Lan mổ tai cho 590 bệnh nhân và khám tai, cấp phát thuốc từ thiện cho hơn 7000 bệnh nhân (bao gồm cả trẻ em dưới 18 tuổi) tại Huế, Hoà Bình và Thái Nguyên; Tổ chức Sight First tài trợ thiết bị, đào tạo cán bộ y tế, cung cấp thuốc và khám chữa bệnh 6000 bệnh nhân nghèo (bao
Trang 40gồm trẻ em) tại 12 tỉnh, thành phố, trong đó có 8 tỉnh miền núi phía Bắc và phía Nam (1998-2000)
Hai là hoạt động tình nguyện quyên góp vật chất: Thường là trang thiết bị
y tế, thuốc chữa bệnh, đồ chơi cho trẻ em giúp các bệnh viện, những địa phương bị thiên tai và những vùng còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất Mục tiêu chung là khắc phục tình trạng quá thiếu thốn dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm cho những vùng nghèo hoặc bị thiên tai tàn phá nặng nề Dạng viện trợ này chủ yếu do một số TCPCP Mỹ, Đức, Pháp, Canada, Ôxtrâylia tiến hành
Mỗi năm ước tính hàng trăm nghìn trẻ em được hưởng lợi từ chương trình viện trợ y tế Những kết quả đó đã giúp cải thiện tầm vóc và chất lượng thể chất trẻ em Việt Nam nói riêng và chất lượng dân số cho thế hệ người Việt Nam trong tương lai nói chung
2.2.2.2 Lĩnh vực giáo dục
Nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo mọi trẻ em đều có quyền được
đi học là một trong những nội dung chính trong việc triển khai các hoạt động tài trợ PCP nước ngoài tại Việt Nam Theo thống kê10, các dự án viện trợ chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục tập trung vào lĩnh vực giáo dục cơ bản: chăm sóc và phát triển trẻ mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, xóa mù chữ cho người lớn, dạy nghề và giáo dục hòa nhập và vấn đề bình đẳng giới đối với giáo dục trẻ
em nữ ở các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi Tuy ngân sách dành cho lĩnh vực này so với lĩnh vực y tế và các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ khác cho trẻ em ở mức thấp hơn, song hiệu quả của các chương trình/dự án thường mang tính bền vững và góp phần cải thiện chất lượng giáo dục của Việt Nam một cách rõ rệt,