Đánh giá chung về công tác viện trợ PCPQT dành cho trẻ em Việt Nam từ 1986 đến nay

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 29)

Việt Nam từ 1986 đến nay

Chính sách ngoại giao khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới đã tạo điều kiện và môi trường pháp lý để các tổ chức PCPQT có cơ hội hoạt động viện trợ tại Việt Nam. Tính đến năm 2009, trong 750 tổ chức PCPQT hoạt động tại Việt Nam, số tổ chức chuyên viện trợ cho trẻ em chiếm khoảng 10% (trên 70 tổ chức). Tổ chức PCPQT đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam kể từ sau khi Việt Nam tiến hành đổi mới là Save the Children (Thụy Điển, năm 1987) với một số chương trình giáo dục cho trẻ em khuyết tật tại các tỉnh miền Nam Việt Nam [17, tr.5]. Tiếp theo là các tổ chức lớn như ActionAid International (Tổ Hành động Hỗ trợ Quốc tế, Mỹ) - 1989, Operation Smile (Tổ chức Phẫu thuật nụ cười, Mỹ) - 1989. Sau năm 1990 (khi Việt Nam chính thức ký tham gia Công ước về Quyền Trẻ em6), số lượng các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo trợ trẻ em Việt Nam tăng dần theo từng năm, trong đó có thể kể đến các tổ chức như World Vision (Mỹ) - 1990, Plan International (Anh) - 1993, MCNV (Hà Lan) - 1996....

Con số ngân sách viện trợ dành cho trẻ em (tiền và hàng hóa quy đổi thành tiền) chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số viện trợ PCPQT của các lĩnh vực và tăng dần trong từng giai đoạn.

Bảng 2.1. Ngân sách viện trợ PCPQT từ năm 1986-2009

Số liệu dựa trên Tổng hợp báo cáo tài chính của 71 tổ chức và Báo cáo tổng hợp viện trợ tiền - hàng PCPQT

( Paccom tổng hợp báo cáo các địa phương 2009)

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1986-1994 1995-2000 2001-2005 2006-2009 1 .0 0 0 U S D Viện trợ PCPQT cho trẻ em Tổng viện trợ PCPQT cho VN

Dựa trên số liệu tổng hợp của 71 tổ chức nêu trên cho thấy những đóng góp của các tổ chức dành trẻ em Việt Nam nói chung trong hơn 20 năm qua là không nhỏ. Giai đoạn 10 năm kể từ sau thời kỳ đổi mới (1986-1994), tổng mức giải ngân viện trợ nhân đạo của các tổ chức PCPQT dành cho Việt Nam ở mức khoảng 200 triệu USD, trong đó số tiền chi cho cứu trợ trẻ em chiếm khoảng gần 100 triệu USD. Trong 5 năm tiếp theo (1995-2000), tổng số viện trợ giải ngân dành cho trẻ em đạt mức trên 100 triệu USD, cao hơn giai đoạn 10 năm trước đó, tuy nhiên con số này chỉ chiếm tỷ lệ 1/5 so với tổng mức viện trợ PCPQT cho Việt Nam giai đoạn này (đạt khoảng 500 triệu USD). Điều này cho thấy, các tổ

chức PCPQT vẫn tăng cường viện trợ cho trẻ em song bắt đầu dành sự quan tâm nhiều cho các vấn đề xã hội khác (vấn đề môi trường, vấn đề xóa đói giảm nghèo, vấn đề an ninh lương thực...). Từ năm 2001 đến năm 2005, tổng ngân sách viện trợ nói chung đạt khoảng 600 triệu USD, trong đó ngân sách dành cho trẻ em duy trì ở mức trên 150 triệu USD và tập trung nhiều về giáo dục cơ bản và một số vấn đề xã hội cấp thiết khác. Trong giai đoạn này, các tổ chức lớn như Save the Children, Action Aid, World Vision... tập trung mạnh vào các hoạt động hỗ trợ chính phủ xây dựng chính sách liên quan tới việc thực hiện quyền trẻ em cũng như triển khai các dự án nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trong lĩnh vực trẻ em của Việt Nam.

Các hoạt động viện trợ trong hơn hai thập kỷ qua cũng đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng các chính sách nền tảng cũng như nâng cao năng lực cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam để thực hiện công tác quản lý nhà nước trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Qua phân tích, đánh giá và tổng hợp số liệu của 71 tổ chức hoạt động vì trẻ em cho thấy ngân sách viện trợ luôn duy trì ở mức tương đối ổn định và có xu hướng tăng dần trong các giai đoạn. Các dự án viện trợ hầu như được triển khai trên hầu hết các địa phương của cả nước và tập trung trên 3 lĩnh vực chính gồm lĩnh vực y tế, giáo dục cơ bản và những vấn đề xã hội (dựa trên những giá trị cơ bản trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em mà Việt Nam cam kết tham gia thực hiện, cho dù mỗi tổ chức có tôn chỉ, sứ mệnh và phương thức hoạt động khác nhau).

Bảng 2.2. Tỷ lệ ngân sách viện trợ PCPQT cho trẻ em Việt Nam ở 3 lĩnh vực chính giai đoạn từ 1986-2009

Ngân sách viện trợ PCPQT cho trẻ em từ năm 1986-2009

(Nguồn tổng hợp báo cáo tài chính của 71 tổ chức do PACCOM cấp phép hoạt động và quản lý) 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 1986-1994 1995-2000 2001-2005 2006-2009 1 .0 0 0 U S D Giáo dục Y tế Các vấn đề khác

So sánh tỷ lệ ngân sách viện trợ cho thấy, trong 3 lĩnh vực kể trên, lĩnh vực y tế dành cho trẻ em được chú trọng hơn cả. Riêng ngân sách viện trợ trong lĩnh vực y tế từ năm 2006-2009 đạt trên 140 triệu USD, tăng gần 4 lần so với mức viện trợ gần 40 triệu USD của 9 năm từ 1986 đến 1994. Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên sau y tế, với tỷ lệ ngân sách trung bình bằng một nửa so với lĩnh vực y tế trong các giai đoạn. Các vấn đề khác (liên quan tới nâng cao điều kiện sống của trẻ lang thang, phòng chống buôn bán trẻ em, bóc lột sức lao động của trẻ em…) cũng đạt mức viện trợ tương đối cao (riêng giai đoạn năm 2006-

2009 đạt trên 60 triệu USD)7

. Các khoản viện trợ có ý nghĩa ở chỗ không hoàn lại và đúng đối tượng, có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu của một bộ phận trẻ em trong khi ngân sách nhà nước chưa đủ khả năng giải quyết. Địa bàn được nhiều tổ chức PCP quan tâm là khu vực miền núi, đồng bằng ven biển và hai thành phố lớn nhất của cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (chủ yếu đối với vấn đề trẻ lang thang và trẻ nhiễm HIV/AIDS).

Đánh giá được những đóng góp và sự tích cực của các tổ chức PCPQT và nhu cầu cấp bách về mặt xã hội phải giải quyết đối với trẻ em, Đảng và Nhà nước trong những năm qua đã tích cực thúc đẩy công tác vận động viện trợ vì vậy các hoạt động thu hút viện trợ trở nên chủ động và sôi động đặc biệt từ những năm 90 đến nay. Các tổ chức PCPQT đã có đóng góp nhất định trong việc hạ thấp tỷ lệ tử vong sơ sinh, cung cấp nước sạch và vệ sinh phòng bệnh cũng như triển khai các dự án/chương trình lồng ghép để cải thiện và thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, đặc biệt tại khu vực nông thôn và miền núi. Viện trợ của các tổ chức PCP cho mỗi dự án tuy nhỏ (trung bình mỗi dự án từ 5.000 – 30.000 USD/năm) so với các nguồn viện trợ ODA hoặc các chương trình đầu tư từ chính phủ Việt Nam, song cũng là nguồn lực quan trọng và rất thiết thực đối với một số đối tượng trẻ em do phương thức thực hiện đúng đối tượng và tập trung vào những vấn đề cấp bách. Thời kỳ những năm 1980 và 1990, các dự án viện trợ cho trẻ em thường tập trung tại một số tỉnh/thành hoặc vùng miền núi, nơi chịu hậu quả của chiến tranh và thiên tai, hoặc sống trong điều kiện kinh tế khó khăn. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có dự án. Ngoài mục tiêu cứu trợ nhân đạo, các tổ chức PCPQT còn góp phần đáng kể trong việc

nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với các cơ quan hành chính của Việt Nam như xây dựng các kỹ năng hoạch định chính sách, giải quyết đồng bộ chuỗi vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện các chương trình cứu trợ/viện trợ nhân đạo tại địa phương. Bên cạnh đó, phương thức và lĩnh vực tài trợ của các tổ chức PCPQT cũng được đổi mới qua mỗi giai đoạn để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của các chương trình/dự án.

Các tổ chức PCPQT đã thành lập một mạng lưới để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin và tập trung nguồn lực chuyên gia. Ngoài ra, trong những năm gần đây, các tổ chức này cũng chủ động và tập trung hỗ trợ và nâng cao năng lực phát triển đối với các tổ chức xã hội dân sự hoạt động cùng lĩnh vực. Sự hỗ trợ đó bao gồm đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao năng lực gây quỹ, xây dựng kỹ năng lập kế hoạch và quản lý dự án, tổ chức hội thảo để trao đổi và cùng phối hợp thực hiện những nhiệm vụ hỗ trợ trẻ em. Tuy nhu cầu phối hợp nói trên xuất phát từ cả hai bên là các tổ chức PCPQT và các tổ chức của Việt Nam, song khả năng hoạt động tự độc lập của tổ chức Việt Nam vẫn còn khá hạn chế, đặc biệt là tính chuyên nghiệp trong hoạt động và còn rất yếu trong khả năng gây quỹ. Tiếng nói của các tổ chức này thường không có trọng lượng so với các tổ chức PCPQT và họ thường triển khai các dự án nhỏ, hoặc trở thành nhà thầu phụ của các tổ chức quốc tế tham gia một khâu nào đó trong dự án. Rất ít các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam có một chiến lược dài hạn. Điều đó phản ánh một thực tế quan hệ giữa các tổ chức PCPQT với các tổ chức trong nước chưa thực sự mạnh, đặc biệt là trong chuyển giao công việc và phát triển được nguồn lực và sức mạnh của mỗi bên. Sự liên kết giữa hai đối tượng tổ chức nói trên thực sự rất cần thiết bởi vì đây là mối quan hệ tương hỗ, và trên một khía cạnh nào đó, các tổ chức của Việt Nam am hiểu hơn về tính chất văn hóa vùng miền cũng như

hiểu rõ cơ chế và chính sách phát triển của Việt Nam. Ngoài ra, các tổ chức dân sự của Việt Nam trong nước cũng là nơi tập hợp một nguồn lực chuyên gia giàu tri thức, họ thường là những cán bộ chuyên ngành, thậm chí là những người đã từng tham gia giữ các chức vụ cao trong các đơn vị nhà nước hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em, nay họ hoạt động vì sự tâm huyết và muốn tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của thế hệ tương lai. Vì vậy, các tổ chức PCPQT nếu phát huy được sự liên kết chặt chẽ với nguồn lực chuyên gia như vậy thì mối quan hệ giữa hai bên sẽ trở nên rất mạnh, bền vững và vô cùng hiệu quả trong việc triển khai công tác viện trợ, cũng như tạo được một cộng đồng hoạt động nhân đạo có ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ trẻ em Việt Nam.

Có thể nói rằng các tổ chức PCPQT trong suốt hơn hai thập kỷ đã và đang có những đóng góp vô cùng to lớn và thiết thực, tuy nhiên cũng có một bộ phận rất nhỏ đã lợi dụng các dự án nhân đạo để thực hiện các mục đích xấu, chẳng hạn như một số tổ chức gắn hoạt động của mình với công tác truyền giáo, tìm cách móc nối, in sách và tán phát tài liệu để truyền đạo và những tư tưởng đi ngược với lợi ích dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề trên được các cơ quan an ninh của Việt Nam kiểm soát chặt chẽ nên những tổ chức đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam thường làm đúng tôn chỉ mục đích của mình. Một vấn đề khác cần chú ý nữa là ở một số địa phương không thực hiện đúng quy định của Chính phủ về việc quản lý sử dụng viện trợ PCP, đã ký những thỏa thuận thực hiện một số chương trình, dự án cho phép các tổ chức nước ngoài thực hiện các dự án lớn nhưng không xin phép các cơ quan chức năng của chính phủ nên đã gây không ít khó khăn cho việc quản lý Nhà nước về tài chính của dự án. Việt Nam hiện đã thành lập Trung tâm Dữ liệu PCP nước ngoài với vai trò hỗ trợ cũng như theo

dõi hoạt động của các tổ chức PCPQT nói trung và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực GD&CSTE Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)