Lĩnh vực giáo dục

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 40 - 44)

Nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo mọi trẻ em đều có quyền được đi học là một trong những nội dung chính trong việc triển khai các hoạt động tài trợ PCP nước ngoài tại Việt Nam. Theo thống kê10, các dự án viện trợ chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục tập trung vào lĩnh vực giáo dục cơ bản: chăm sóc và phát triển trẻ mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, xóa mù chữ cho người lớn, dạy nghề và giáo dục hòa nhập và vấn đề bình đẳng giới đối với giáo dục trẻ em nữ ở các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi. Tuy ngân sách dành cho lĩnh vực này so với lĩnh vực y tế và các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ khác cho trẻ em ở mức thấp hơn, song hiệu quả của các chương trình/dự án thường mang tính bền vững và góp phần cải thiện chất lượng giáo dục của Việt Nam một cách rõ rệt,

đặc biệt đối tượng hưởng lợi chủ yếu là cho trẻ em nghèo, trẻ khuyết tật, trẻ vùng miền núi và nhóm trẻ dễ bị tổn thương thông qua các dự án địa phương và dự án nâng cao năng lực cho các công tác hoạch định chính sách giáo dục cho trẻ em Việt Nam.

Trong 2 giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1994 và từ năm 1995 đến năm 2000, viện trợ PCPQT dành cho giáo dục chủ yếu tập trung cho các hoạt động giáo dục cơ bản như xóa mù chữ, nâng cáo chất lượng học tập của các bậc tiểu học tại các vùng khó khăn và vùng miền núi (các dự án tập trung chủ yếu ở một số tỉnh vùng miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên; và một số tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; và miền Nam như Tiền Giang, Long An…), một số tổ chức lớn triển khai thêm các hoạt động tăng cường nhận thức về quyền trẻ em trong giáo dục. Từ năm 2000 đến nay, viện trợ trong lĩnh vực này tăng lên rất nhiều và đỉnh cao của hoạt động viện trợ PCPQT cho giáo dục là giai đoạn 2001-2005 với các nội dung chính tập trung nâng cao chất lượng đào tạo các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông (phương pháp học sáng tạo và giảng dạy thân thiện với các hình thức quản lý lớp học tích cực), chống trừng phạt về tinh thần và thể chất trong giáo dục đối với trẻ em cũng như triển khai các dự án về vận động hoàn thiện chính sách chương trình giáo dục hòa nhập dành cho mọi trẻ em trong đó có trẻ em khuyết tật và trẻ em dân tộc thiểu số. Nhiều tổ chức PCPQT, đặc biệt là các tổ chức có tiềm lực và có tiếng nói đã phối hợp cùng với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc cùng với các tổ chức quốc tế lớn khác thực hiện chương trình giáo dục trong tình trạng khẩn cấp. Giá trị của các hoạt động viện trợ là không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho đối tượng hưởng lợi từ dự án mà còn lượng giá và tư liệu hóa nhiều mô

hình nghiên cứu có giá trị ứng dụng thực tiễn để làm cơ sở nhân rộng sang các khu vực và địa phương khác.

Với vai trò là một trong những kênh giúp chính phủ Việt Nam trong việc hoạch định chính sách giáo dục, những chuyên gia trong các tổ chức PCPQT thuộc lĩnh vực này cho rằng những vấn đề, khiếm khuyết ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách liên quan đến trẻ là: các cơ quan hoạch định chính sách không có sẵn dữ liệu tách biệt về trẻ em, năng lực thu thập dữ liệu liên quan đến trẻ còn hạn chế. Chính vì vậy, các tổ chức lớn thường có các can thiệp tập trung vào những sáng kiến về quản trị quốc gia lấy trẻ làm trung tâm; hỗ trợ Chính phủ trong việc nâng cao năng lực thu thập dữ liệu liên quan đến trẻ em và nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách về những vấn đề liên quan tới quyền trẻ em, trong đó có liên quan tới giáo dục.

Bảng 2.4. Ngân sách viện trợ lĩnh vực giáo dục cơ bản dành cho trẻ em

từ năm 1986 đến năm 200911 16709 15478 35689 68396 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 1986-1994 1995-2000 2001-2005 2006-2009

Hoạt động viện trợ PCPQT trong lĩnh vực giáo dục từ 1986-2009

1 .0 0 0 U S D

Trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động viện trợ PCP tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chính như giáo dục cơ bản (chủ yếu là giáo dục mầm non), vận động chính sách, và cải thiện chất lượng đào tạo. Thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2000, tổng ngân sách mà các tổ chức PCPQT dành cho lĩnh vực này khoảng gần 40 triệu USD, tập trung triển khai cải thiện chất lượng giáo dục mầm non tại các tỉnh miền Trung là chủ yếu. Các dự án về cải thiện và nâng cao chất lượng đạo tạo các cấp là lĩnh vực được chú trọng hơn cả và thực hiện tại 24 tỉnh/thành trên cả nước. Trong giai đoạn này chỉ có 1 dự án về vận động chính sách giáo dục. Kể từ sau năm 2000, ngân sách dành cho giáo dục đã có sự tăng mạnh. Trong 4 năm từ 2001 đến2005, mức viện trợ đạt khoảng 36 triệu USD, gần bằng tổng số kinh phí 14 năm trước đó, và dự án được thực hiện hầu hết các tỉnh/thành Bắc, Trung, Nam. Lĩnh vực được chú trọng nhất vẫn là tập trung nâng cao chất lượng học tập cho trẻ em. Giai đoạn từ 2006 đến 2009, kinh phí viện trợ tăng đột biến với tổng số gần 70 triệu USD, trong đó số dự án về nâng cao chất lượng đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (32/85 dự án), tiếp theo là giáo dục mầm non. Các dự án trong lĩnh vực vận động chính sách giai đoạn này cũng được chú trọng và được thực hiện tại cấp địa phương là chủ yếu như Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Thuận, Quảng Ngãi và TP HCM. Chỉ có một dự án tập trung cho lĩnh vực này được tiến hành ở cấp trung ương với tổng kinh phí là 4,5 triệu USD. Nguồn viện trợ trong lĩnh vực giáo dục: giúp nâng cấp trường học, trang thiết bị trường học, cấp học bổng cho học sinh nghèo, phụ cấp cho giáo viên. Mục tiêu chung của các dự án này là giải quyết đồng bộ các khó khăn kinh tế xã hội, giúp khu vực đó tự phát triển bền vững sau khi các dự án ngừng tài trợ. Những dự án này thường kéo dài từ 3 - 5 năm, có dự án kéo dài 8- 10 năm theo các chương trình phát triển vùng. Nguyên tắc chung mà các tổ chức

PCPQT thường áp dụng là địa phương phải chủ động trong việc tìm ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết và có những giải pháp cụ thể. Dạng dự án này được ActionAid (Anh), Oxfam (Anh), World Vision Internatioan (Mỹ)… tiến hành tại Sơn La, Hà Tĩnh, Quảng Nam - Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và một số tỉnh thành khác.

Những giáo viên tiếng Anh, Pháp (các cấp từ tiểu học đến đại học), giáo viên - chuyên gia trên từng lĩnh vực cụ thể sang Việt Nam dài hạn thường từ một đến hai năm. Hiện nay có khoảng 200 giáo viên tình nguyện của gần 20 tổ chức PCPQT đang dạy tiếng Anh, Pháp, vi tính và một số chuyên môn khác cho một số trường và cơ quan của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)