Trường hợp 1 Tổ chức World Vision International:

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 50 - 61)

World Vision International (tên tiếng Việt là Tầm nhìn Thế giới - TNTG) là một tổ chức nhân đạo của tổ chức nhà thờ Cơ đốc giáo, thực hiện các chương trình cứu trợ và phát triển nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, đặc biệt là trẻ em. Thành lập từ năm 1950, TNTG hiện nay hoạt động tại 100 quốc gia trên toàn thế giới, hỗ trợ cộng đồng thông qua các chương trình và dự án về y tế, HIV/AIDS, bình đẳng giới, giáo dục, nông nghiệp, phát triển doanh nghiệp nhỏ, người khuyết tật, xây dựng năng lực, cứu trợ khẩn cấp và giảm nhẹ thiên tai.

Từ năm 1960, TNTG bắt đầu hoạt động tại Việt Nam (được gọi là TNTG Việt Nam) với công việc hỗ trợ và mở các trại trẻ mồ côi, thực hiện các chương trình hỗ trợ người vô gia cư, dịch vụ giáo dục và y tế cho trẻ em bị lạc gia đình và dịch vụ trợ giúp phục hồi chức năng. Nhưng đến năm 1975, sau khi Mỹ thất bại chiến tranh và rút khỏi Việt Nam, các hoạt động của TNTG tại Việt Nam bị gián đoạn, phải đến năm 1988, tổ chức này mới khôi phục lại các hoạt động cứu trợ khẩn cấp. Và các hoạt động viện trợ thực sự khởi động bắt đầu từ năm 1990,

và cũng vào thời gian này, TNTG cùng nhiều tổ chức PCP khác hợp tác với Chính phủ Việt Nam triển khai nhiều hoạt động cứu trợ và hỗ trợ phát triển đa dạng. Hiện nay, TNTG đang hoạt động chủ yếu ở 14 tỉnh và thành phố tại Việt Nam. Địa bàn thực hiện viện trợ chủ yếu là một số tỉnh phía Bắc: Yên Bái, Điện Biên, Hưng Yên, Hà Nội; Thanh Hóa, Hải Phòng; miền Trung: Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam,Quảng Ngãi…; miền Nam: Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang. Mỗi năm TNTG Việt Nam dành cho Việt Nam khoảng 17 triệu USD15 viện trợ phát triển giáo dục bền vững đối với vấn đề chất lượng giảng dạy và điều kiện học tập các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông; vận động chính sách về quyền trẻ em (ưu tiên cho các lĩnh vực: cải thiện bình đẳng giới đối với trẻ em gái; HIV/AIDS; ngăn ngừa nạn buôn bán người, đặc biệt là trẻ em) trong đó có áp dụng phương thức khá hiệu quả là tổ chức các diễn đàn giao lưu nơi trẻ em có thể nói với các nhà lãnh đạo cấp địa phương hoặc trung ương về các nhu cầu của mình; thực hiện các dự án Nước sạch và vệ sinh (cho khu vực nông thôn, các trường tiểu học…); cải thiện chất lượng dinh dưỡng cho trẻ em.

Sau 2 thập kỷ hoạt động tại Việt Nam (từ năm 1990 đến năm 2009), TNTG đã có nhiều đóng góp quan trọng trong cải thiện chất lượng cuộc sống trẻ em Việt Nam, đặc biệt nhóm trẻ em chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Là một tổ chức quốc tế, với tôn chỉ dành sự quan tâm hàng đầu cho trẻ em, thực hiện các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, phát triển cộng đồng bền vững. Hoạt động của TNTG chú trọng vào phát triển bền vững dài hạn của cộng đồng nhằm đáp ứng

15

TNTG Việt Nam là văn phòng quốc gia nên không được phép trực tiếp gây quỹ cho chương trình bảo trợ trẻ em trong nước, tuy nhiên, TNTG Việt Nam chịu trách nhiệm về các quan hệ bảo trợ - tạo nên kênh thông tin hiệu quả và xây dựng mối quan hệ giữa nhà bảo trợ tại các nước phát triển và trẻ em được bảo trợ tại Việt Nam. Hàng năm, TNTG Việt Nam đã xử lý và dịch hàng trăm nghìn thư của nhà bảo trợ và thư hồi âm của trẻ bảo trợ. Việc này giúp tạo dựng mối quan hệ khăng khít giữa nhà bảo trợ và trẻ được bảo trợ.

nhu cầu cần thiết của người dân, mà trẻ em là đối tưởng hưởng lợi gián tiếp, cũng như thực hiện thành công nhiều chương trình hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em.

Đầu những năm 1990, các hoạt động của TNTG chủ yếu theo mô hình các dự án cải thiện điều kiện sống nói chung và thực hiện viện trợ chủ yếu là hàng hóa16. Xuất phát từ quan điểm trẻ em không sống tách biệt mà sống trong một môi trường bao gồm gia đình và cộng đồng, nên các viện trợ của tổ chức này triển khai phương pháp tiếp cận và triển khai dự án tác động đến môi trường sống của trẻ em trên mọi phương diện. Phương thức hoạt động viện trợ cũng có nhiều cải tiến và chất lượng nâng cao dần theo các giai đoạn. Năm 1997, TNTG Việt Nam công bố Chương trình Phát triển Vùng (CTPTV). CTPTV là chương trình phát triển cộng đồng được thực hiện trong khoảng thời gian 10-15 năm. Đây là hình thức phát triển cộng đồng mang tính chất lồng ghép, chú trọng đến sự tham gia của người dân vào các chương trình phát triển, đến vấn đề sở hữu và tính bền vững bên cạnh việc giải quyết những căn nguyên vi mô và vĩ mô của đói nghèo. Các CTPTV nhận nguồn tài chính từ chương trình bảo trợ trẻ em, và là một hình thức phát triển theo nhiều giai đoạn nhất quán và minh bạch từ giai đoạn khảo sát, thiết kế, thực hiện, báo cáo, giám sát và đánh giá cho tới giai đoạn học tập và chia sẻ kinh nghiệm nhằm đảm bảo rằng đối tượng hưởng lợi dự án đủ năng lực để tiếp tục triển khai các hoạt động đã được thực hiện trong khuôn khổ CTPTV. Bằng cách khuyến khích đổi mới trong cách giải quyết các khó khăn,

16

Viện trợ bằng hàng hóa (GIK) là hình thức mà nhà bảo trợ tại các nước phát triển quyên góp bằng hiện vật. Hình thức này giúp tăng cường các hoạt động phát triển đang được triển khai tại một cộng đồng cụ thể, hỗ trợ vật chất để đáp ứng nhu cầu của cá nhân hoặc cả cộng đồng. Tầm Nhìn Thế Giới (TNTG) sử dụng viện trợ bằng hàng hóa như một nguồn lực phát triển từ năm 1991.

CTPTV đã hoạt động hiệu quả hơn những hoạt động chương trình riêng lẻ17 (trước năm 1997, các hoạt động viện trợ mang tính viện trợ hàng hóa và mang tính cứu trợ nhiều hơn). Các hoạt động hỗ trợ tập trung vào nông nghiệp, giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, phát triển doanh nghiệp nhỏ, hỗ trợ kinh tế, cứu trợ khẩn cấp và giảm nhẹ thiên tai, người khuyết tật và xây dựng năng lực được thiết lập phù hợp với nhu cầu của cộng đồng. Phương pháp tiếp cận độc đáo này đã thúc đẩy sự tham gia và làm chủ của người dân trong cộng đồng, xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của chương trình và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của đói nghèo.

CTPTV của TNTG tại Việt Nam thường được triển khai trong phạm vi của một huyện thuộc tỉnh (nơi các hoạt động được chỉ đạo từ cấp tỉnh và đôi khi là cấp trung ương). CTPTV được đầu tư có thể bằng tiền mặt để triển khai hoạt động hoặc/và kết hợp viện trợ hàng hóa18

. Trong chương trình này, TNTG cam kết phục vụ những người nghèo nhất do vậy tiếp cận với người nghèo là tiêu chí đầu tiên để triển khai CTPTV19

. Chỉ tính riêng năm 2009, TNTG Việt Nam đã hỗ trợ khoảng 1,5 triệu người (trong đó trẻ em là đối tượng trung tâm, hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp trong các dự án).

17 Ví dụ, khi một dự án phát triển vùng để xây dựng hệ thống tưới tiêu, cung cấp hạt giống cải tiến, triển khai đào

tạo kỹ thuật mới cho nông dân của một làng/xã, thì rủi ro trong vấn đề mất an ninh lương thực của người dân làng/xã đó có thể được giải quyết, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe thể chất của trẻ em.

18Hình thức viện trợ bằng hàng hóa phổ biến nhất ở Việt Nam bao gồm: trang thiết bị y tế cơ bản, các loại thuốc

thiết yếu, văn phòng phẩm, thiết bị trường học, sách giáo khoa, chăn màn, giày trẻ em, đồ chơi, quần áo trẻ em và người lớn. Viện trợ bằng hàng hóa cũng nâng cao chất lượng và ảnh hưởng các chương trình mà TNTG đang triển khai tại những địa phương có điều kiện kinh tế quá khó khăn. Hình thức viện trợ này cho phép các gia đình nghèo tập trung nguồn tài chính eo hẹp của mình cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày như thực phẩm, đồng thời giúp xây dựng mối quan hệ với các cơ quan đối tác và cơ quan chính phủ. Viện trợ bằng hàng hóa là minh chứng cụ thể về cam kết của TNTG trong việc hỗ trợ và cải thiện cuộc sống của người dân nghèo nói chung, trẻ em nói riêng.

19 Tổ chức Tầm nhìn chọn các đối tượng nghèo cho dự án theo danh sách thống kê các hộ nghèo của UBND cấp

Mục tiêu của CTPTV cũng đề cập đến các nhân tố khác bao gồm: sự ảnh hưởng của môi trường, tình trạng sức khoẻ, việc tiếp cận đối với các dịch vụ y tế; dinh dưỡng; phát triển kinh tế-xã hội; dân số và nhân khẩu học; cấu trúc hành chính; đời sống và tập quán; điều kiện cơ sở hạ tầng và truyền thông; các cấp giáo dục và điều kiện trang thiết bị; các vấn đề về trẻ em ví dụ như số lượng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; vấn đề về giới; năng lực các tổ chức hoạt động dựa vào cộng đồng và đối tác; và những thông tin mà TNTG biết về địa phương.

TNTG Việt Nam hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương cấp xã, cấp huyện và các đối tác địa phương như hội Phụ nữ, hội Nông dân để tiến hành triển khai các hoạt động trong khuôn khổ của chương trình. Mỗi CTPTV được thiết kế phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng cộng đồng, lồng ghép và giải quyết các lĩnh vực ưu tiên như:

 Đời sống: an ninh lương thực, phát triển doanh nghiệp nhỏ, hỗ trợ kinh tế, cứu trợ và giảm nhẹ thiên tai.

 Phát triển xã hội: giáo dục, chăm sóc và phát triển trẻ mầm non (chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người tàn tật, bình đẳng giới, quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.

 Sự tham gia của cộng đồng: Xây dựng năng lực cho các đối tác địa phương, sự tham gia của cộng đồng và trẻ em.

Các CTPTV của TNTG Việt Nam được triển khai tại nhiều nơi khác nhau: từ cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền núi hẻo lánh cho đến khu vực đồng bằng sông Hồng và những khu phố ổ chuột ở thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi CTPTV đều có một cán bộ điều phối chương trình, một cán bộ dự án, một trợ lý dự án/một kế toán và một cộng tác viên địa phương (thường là cán bộ huyện) phụ

vvv. Một điểm đáng chú ý của CTPTV của TNTG Việt Nam là đội ngũ nhân viên dành toàn bộ thời gian làm việc tại địa phương nơi thực hiện CTPTV do vậy họ có thể cộng tác hàng ngày một cách chặt chẽ với đối tác địa phương và người dân.

Một điểm sáng tạo khác của CTPTV của TNTG Việt Nam là sự hợp tác với các tình nguyện viên thôn bản. Họ là người dân địa phương, thường là nông dân, đã được nhân viên của TNTG Việt Nam hoặc của cơ quan đối tác đào tạo để vận động người dân trong thôn xóm, và để lên kế hoạch, thực thi và giám sát hoạt động của chương trình. Họ đóng vai trò là những tác nhân phát triển làm việc và sống tại chính làng xã của họ. Hiện tại TNTG Việt Nam đã huy động được mạng lưới gồm hơn 2.500 tình nguyện viên thôn bản.

Ngoài các CTPTV, TNTG Việt Nam cũng đã triển khai một số dự án chuyên sâu, hay còn được gọi là dự án tài trợ đặc biệt. Với hình thức viện trợ, Chính phủ các quốc gia nước ngoài thường cấp vốn cho những dự án này trong vòng 2-3 năm. Dự án chuyên sâu thường được triển khai cạnh CTPTV và hỗ trợ các hoạt động hiện tại của CTPTV.

Bên cạnh CTPTV, TNTG còn có mô hình Bảo trợ trẻ em. Với phương thức mỗi nhà bảo trợ tình nguyện bảo trợ cho một hoặc một số trẻ em bằng một khoản kinh phí đều đặn hàng tháng (hoặc hàng năm). Số tiền của các nhà tài trợ được dùng để giải quyết một vấn đề khó khăn mà thôn bản, vùng mà các em sinh sống đang gặp phải. Nhờ có số tiền viện trợ đó mà đời sống người dân khu vực đó, cụ thể là cha mẹ của các em được bảo trợ được cải thiện và nhờ đó điều kiện sống của em đó cũng tốt hơn. Phương thức gây quỹ này là cách hỗ trợ lâu dài cho trẻ em, gia đình và cộng đồng, đồng thời tạo được quan hệ gắn bó mật thiết

hơn giữa người bảo trợ với em được bảo trợ. TNTG tại Việt Nam thiết lập mối quan hệ giữa một nhà bảo trợ (chủ yếu ở Châu Âu) và một trẻ theo phương thức cá nhân hoá vai trò trong việc đóng góp công sức giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển cộng đồng của trẻ, và đồng thời cho phép các nhà bảo trợ chứng kiến sự hỗ trợ tài chính của họ sẽ tạo nên sự thay đổi cho cuộc sống của từng trẻ được bảo trợ, gia đình và cộng đồng của trẻ. Tính đến đầu năm 2010, khoảng 60.000 trẻ được hưởng lợi từ chương trình bảo trợ của TNTG Việt Nam.

Các hoạt động viện trợ của TNTG tại Việt Nam đã và đang cải thiện cuộc sống của nhiều trẻ em, các hộ gia đình và cộng đồng nghèo. Nhờ sự đóng góp hảo tâm và hỗ trợ của các thành viên trong cộng đồng, đối tác chính phủ tại các cấp, các tổ chức đa phương và song phương, các doanh nghiệp và các văn phòng TNTG, TNTG Việt Nam đã giúp cải thiện cuộc sống của khoảng một triệu người Việt Nam mỗi năm. Bên cạnh đó, tổ chức này còn xây dựng hệ thống đánh giá và giám sát công phu nhằm đánh giá chính xác ảnh hưởng và sự đóng góp phù hợp của TNTG trong hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.

Trong lĩnh vực phát triển giáo dục, thời gian qua TNTG đã hỗ trợ nhiều hoạt động giáo dục bao gồm cả giáo dục chính quy và không chính quy các cấp. Hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động này bao gồm: trẻ em, phụ huynh của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, các ban ngành giáo dục, người lớn mù chữ và trẻ bỏ học, các trung tâm dạy nghề.

Đối với hoạt động chăm sóc và phát triển trẻ mầm non, TNTG tập trung vào hai phần ba các CTPTV được triển khai tại các khu vùng miền núi, nơi nhiều trẻ em và gia đình có rất ít cơ hội tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng. Trong chương trình này, giáo viên được tập huấn những kiến thức và kỹ năng chăm sóc

trẻ (bằng cách sử dụng đồ chơi và và các trò chơi); quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; sử dụng các tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông; phát triển kỹ năng cơ bản của trẻ, kỹ năng chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng và an toàn cho trẻ. Thông qua việc trang bị các giáo cụ như bàn, ghế, kệ, đồ chơi, xây dựng trường lớp, trẻ em trong các dự án này đã được tạo môi trường thích hợp để dễ thích nghi hơn với việc học tập. Ngoài ra, các cán bộ của tổ chức này đã phối hợp tốt với các cấp chính quyền địa phương cùng hợp tác trong nỗ lực cải thiện các dịch vụ chăm sóc và phát triển trẻ mầm non, khuyến khích chăm sóc trẻ dựa vào gia đình ở những khu vực cần thiết. Ở khu vực miền núi, nhiều trẻ em không được tới nhà trẻ hay mẫu giáo, điều này không những ảnh hưởng trực tiếp tới bước đệm chuyển tiếp cho trẻ vào lớp 1 mà còn ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Để khắc phục tình trạng, trong giai đoạn 5 năm từ 2003-2008, TNTG đã triển khai rất nhiều dự án nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ về tầm quan trọng trong giáo dục mầm non, hỗ trợ xây dựng bếp ăn và các phòng học chức năng, cung cấp thiết bị vệ sinh và nước sạch cũng như dụng cụ giảng dạy và tạo môi trường an toàn cho trẻ; đào tạo giáo viên phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 50 - 61)