Lĩnh vự cy tế

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 36 - 40)

Các tổ chức PCPQT ở Việt Nam hoạt động tại hầu hết các địa phường trên cả nước trong các lĩnh vực có liên quan đến y tế và ở nhiều cấp khác nhau. Qua kết quả thống kê cho thấy, viện trợ PCPQT tập trung ngân sách rất lớn cho lĩnh vực y tế dành cho trẻ em.

Bảng 2.3. Ngân sách viện trợ lĩnh vực y tế dành cho trẻ em từ năm 1986-20098

38670 45207 50732 50732 144770 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 1986-1994 1995-2000 2001-2005 2006-2009

Hoạt động viện trợ PCPQT trong y tế dành cho trẻ em từ năm 1986-2009 1 .0 0 0 U S D

Biểu đồ trên cho thấy trong giai đoạn gần 10 năm (từ năm 1986-1994), mức kinh phí viện trợ cho y tế chưa đầy 40 triệu USD. Các dự án trong giai đoạn này tập trung chủ yếu cho vấn đề dinh dưỡng cho một số tỉnh miền Trung, miền Nam (Thanh Hóa, Huế, Quảng Trị, Đồng Tháp, Cà Mau, TP HCM) và một chương trình ở Hà Nội. Một số dự án quy mô nhỏ để xây dựng trạm y tế, bệnh viện tại các địa phương được triển khai tại Hải Phòng, Đồng Tháp… Trong giai đoạn này có khoảng 4 dự án hỗ trợ trẻ khuyết tật trên cả nước và chỉ 3 dự án (1 ở TP HCM, 1 ở Tây Nguyên và 1 ở Hà Nội), đồng thời một số tổ chức cũng tập trung cho chương trình vận động chính sách về y tế. 10 năm tiếp theo, tổng mức viện trợ cũng tăng dần, và đến giai đoạn 2001-2005, mức viện trợ tăng gần gấp đôi đạt mức sấp xỉ 60 triệu USD với tổng số dự án 309 dự án lớn, nhỏ khác nhau được tiến hành trên hầu hết các địa phương. Vấn đề dinh dưỡng vẫn được ưu tiên đặc biệt trong giai đoạn này. Tuy nhiên, chỉ có 3 dự án nhỏ liên quan tới vấn đề HIV/AIDS được tiến hành ở Hà Nội, TP HCM, Tây Nguyên và Quy Nhơn. Trong 3 năm từ 2006 – 2009, tổng kinh phí viện trợ tăng gấp 3 lần giai đoạn 2001-2005 với 228 dự án được giải ngân, trong đó vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và HIV/AIDS rất được chú trọng, bên cạnh đó phẫu thuật và khám chữa bệnh, vận động chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng y tế địa phương cũng được

đầu tư khá cân bằng. Những hoạt động viện trợ được dành cho việc cải thiện chất lượng thể chất cho trẻ em Việt Nam nói chung và nhóm trẻ em bị thiệt thòi nói riêng thông qua các chương trình nâng cao sức khỏe cộng đồng, các mô hình phục hồi chức năng (dành cho trẻ khuyết tật về tâm thần và thể chất). Riêng trong năm 2009, trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản: 52 dự án giải ngân 25 triệu USD; Nước sạch và vệ sinh 53 dự án cam kết 56 triệu USD giải ngân 44 triệu USD, Dinh dưỡng: 20 dự án cam kết 1,3 triệu USD giải ngân 1,1 triệu USD (phòng chống suy dinh dưỡng + phòng chống bệnh tật, tiêm chủng, ...)

Thông qua các dự án viện trợ, các chương trình và dự án hợp tác quốc tế, nhiều cán bộ trong ngành y tế Việt Nam nói chung đã có nhiều cơ hội giao lưu với bên ngoài, tiếp cận với tiến bộ về y học và y tế thế giới, góp phần vào việc thực hiện chiến lược phát triển ngành. Cụ thể hợp tác quốc tế đã góp phần: tăng cường và củng cố màng lưới y tế cơ sở tại hầu hết các tỉnh trong cả nước đặc biệt các tỉnh nghèo và vùng sâu vùng xa (dự án WFP, Ausaid, v.v...) cũng như góp phần đào tạo một số lượng lớn cán bộ y, dược về chuyên môn và quản lý.

Có thể nói rằng hoạt động viện trợ PCPQT trong lĩnh vực y tế đã có những thành tựu quan trọng góp phần cùng Chính phủ thực hiện tốt công tác y tế dự phòng dành cho trẻ em: thanh toán bệnh bại liệt, thanh toán tình trạng thiếu Vitamin A (tỉ lệ tiêm chủng trẻ em đạt trên 90%) [18, tr. 9]; tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm còn 19,9%9

; tỉ lệ mắc và chết do lao, bướu cổ giảm rõ rệt, v.v... Bên cạnh đó, các hoạt động viện trợ cũng giúp xây dựng, cải tạo và nâng cấp nhiều cơ sở y tế, bệnh viện và tăng cường nhiều chương trình y tế phổ cập và chuyên

9 Tại Hội nghị tổng kết 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em,

ngày 23/2/2009, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở Việt Nam đã giảm từ 38,7% năm 1998 xuống còn 19,9%, vượt 2 năm so với mục tiêu mà Đảng và Nhà nước giao. Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức rất cao 32,6% và phổ biến ở hầu hết các vùng

sâu; tranh thủ được nhiều kỹ thuật y học mới đưa vào áp dụng trong phòng và điều trị bệnh tật cho trẻ em. Những hoạt động thiết thức đã góp phần nâng cao được vị thế của ngành ytế Việt Nam nói chung, và lĩnh vực y tế dành cho trẻ em nói riêng thông qua các hoạt động chuyên gia và các mô hình nghiên cứu ứng dụng thực tiễn.

Bên cạnh các hoạt động viện trợ theo dự án, nhiều tổ chức PCPQT đã huy động được đội ngũ tình nguyện viên quốc tế. Họ thường là chuyên gia trong các lĩnh vực y tế. Có một số tổ chức chuyên làm chương trình về tình nguyện viên, có những tổ chức kết hợp, lồng ghép với các chương trình y tế, giáo dục và các chương trình phát triển khác. Những người này được các tổ chức PCPQT tuyển chọn trên cơ sở tình nguyện sang giúp Việt Nam. Có hai loại hoạt động tình nguyện chủ yếu:

Một là, hoạt động tình nguyện do các đoàn bác sĩ chuyên khoa sang giúp thực hiện công tác chuyên môn. Trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay, mỗi năm Việt Nam đón nhận nhiều đoàn bác sĩ sang tiến hành phẫu thuật miễn phí cho các ca vá môi, hở hàm ếch, phục hồi chức năng, khám chữa bệnh miễn phí. Những đoàn này thường đến Việt Nam trong thời gian ngắn làm tại một vài địa phương đã xác định trước. Sau khi thực hiện xong chương trình, họ tặng lại địa phương các trang bị y tế mang theo. Năm 1995-2000, với sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện của Mỹ (Operation Smile) và các nước khác như Đức, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Hà Lan, Hàn Quốc, hơn 20.000 trẻ em sứt môi, hở hàm ếch đã được phẫu thuật; Bệnh viện Rajavithi của Thái Lan mổ tai cho 590 bệnh nhân và khám tai, cấp phát thuốc từ thiện cho hơn 7000 bệnh nhân (bao gồm cả trẻ em dưới 18 tuổi) tại Huế, Hoà Bình và Thái Nguyên; Tổ chức Sight First tài trợ thiết bị, đào tạo cán bộ y tế, cung cấp thuốc và khám chữa bệnh 6000 bệnh nhân nghèo (bao

gồm trẻ em) tại 12 tỉnh, thành phố, trong đó có 8 tỉnh miền núi phía Bắc và phía Nam (1998-2000).

Hai là hoạt động tình nguyện quyên góp vật chất: Thường là trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đồ chơi cho trẻ em... giúp các bệnh viện, những địa phương bị thiên tai và những vùng còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất. Mục tiêu chung là khắc phục tình trạng quá thiếu thốn dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm cho những vùng nghèo hoặc bị thiên tai tàn phá nặng nề. Dạng viện trợ này chủ yếu do một số TCPCP Mỹ, Đức, Pháp, Canada, Ôxtrâylia tiến hành.

Mỗi năm ước tính hàng trăm nghìn trẻ em được hưởng lợi từ chương trình viện trợ y tế. Những kết quả đó đã giúp cải thiện tầm vóc và chất lượng thể chất trẻ em Việt Nam nói riêng và chất lượng dân số cho thế hệ người Việt Nam trong tương lai nói chung.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 36 - 40)