Nam trong lĩnh vực GD&CSTE
Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức PCPQT đã có những quan hệ và tác động nhất định đến một đội ngũ không nhỏ gồm các cán bộ, công chức các cấp và nhiều nhóm đối tượng như các tổ chức quần chúng địa phương, các tổ chức xã hội dân sự trong nước. Đây là quan hệ song phương giữa một bên là các tổ chức nước ngoài và bên còn lại là phía Việt Nam. Về tư duy làm việc và đặc thù của loại hình tổ chức tuy có khác nhau, nhưng mối quan hệ của các tổ chức PCPQT đối với các đối tác của Việt Nam kể từ khi mới vào hoạt động đến giai đoạn hiện nay có thể đánh giá là khá thuận lợi và ít xung đột. Nhờ đó mà các chương trình/dự án khi được tiến hành tại Việt Nam thường mang lại hiệu quả cao, được đối tượng hưởng lợi dự án hưởng ứng mạnh mẽ. Các dự án thường mang tính bền vững và trong một số lĩnh vực có thể đánh giá là giải quyết được vấn đề một cách triệt để. Mối quan hệ này có thể phân ra thành ba đối tượng.
Một là, mối quan hệ với cấp trung ương gồm Chính phủ, các bộ ngành trực thuộc trung ương; hai là quan hệ với các tổ chức địa phương gồm các UBND thành phố và các đơn vị trực thuộc, hệ thống các đơn vị xã, phường, thôn, bản; ba là
quan hệ với PCPQT với các tổ chức xã hội dân sự trong nước.
Đối với các cơ quan trung ương, tổ chức PCPQT có mối quan hệ khá thuận lợi, đặc biệt trong những năm gần đây, sự nhận biết và hiểu được hoạt động của các tổ chức này, họ đã nhận được sự ủng hộ của các bộ ngành. Trong
quá trình hợp tác làm việc, nhiều chính sách liên quan tới định hướng trong lĩnh vực GG&CSTE, các đơn vị đã tham vấn ý kiến của các tổ chức PCPQT trong giai đoạn hoạch định chính sách, soạn thảo các văn bản dưới luật, đặc biệt những vấn đề có liên quan tới yếu tố nước ngoài làm cho chính sách đó có tính khả thi cao, hạn chế được sự chồng chéo. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước tăng cường chính sách đối ngoại để thu hút ngày các nhiều các tổ chức PCPQT đến Việt Nam, làm cho quan hệ này ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt chú trọng thu hút các dự án viện trợ đối với các tỉnh trung du và miền núi, các vùng dân tộc ít người. Khi hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức PCPQT đã tập hợp thành một mạng lưới, có những tổ chức thường trực và phân nhóm để chia sẻ thông tin và hỗ trợ triển khai dự án và chia sẻ kinh nghiệm. Tuy nhiên, mạng lưới giữa các tổ chức này với các đối tác Chính phủ, và bộ ngành hiện chưa sâu sát, thiếu chủ động, đặc biệt các đối tác của Việt Nam. Mối quan hệ giữa các bộ ngành và các tổ chức PCPQT cần phát huy hơn nữa để tận dụng tối đa khả năng hợp tác và cơ hội mang lại sự thành công cho hai bên. Cần đẩy mạnh mạng lưới hoạt động trong các chương trình có liên quan tới những vấn đề của trẻ em bằng cách duy trì các quan hệ thường xuyên và tăng cường chia sẻ thông tin giữa các tổ chức PCPQT và các cơ quan của Chính phủ. Các nhóm hoạt động trong từng lĩnh vực liên quan đến trẻ em cần hoạt động gần gũi hơn nữa với các cơ quan của Việt Nam hoặc cộng đồng các nhà tài trợ để kết nối với các chương trình, tránh trùng lặp dẫn đến lãng phí các nguồn lực, đồng thời về phía Việt Nam, tổ chức PACCOM cũng cần hỗ trợ, tạo điều kiện cũng như thực hiện các biện pháp đối với các hoạt động giải ngân viện trợ, thậm chí phối hợp các cơ quan chuyên môn đánh giá sâu tác động đa chiều khi dự án được triển khai tại cơ sở để từ đó có sự định hướng tốt hơn đối với các tổ chức PCPQT.
Đối với cấp địa phương, trong mối quan hệ này, các tổ chức PCPQT khi triển khai các dự án vùng, các dự án thí điểm phải làm việc và phối hợp rất chặt chẽ với các cơ quan địa phương các cấp. Sự khác biệt về phương thức làm việc, tư duy giải quyết vấn đề và một số vấn đề nhạy cảm có thể phát sinh trong quá trình thực hiện dự án như tham nhũng, lề lối quan liêu trong cấp phép hoạt động tại địa phương… có thể trở thành những rào cản đối với hoạt động tài trợ. Trong quá trình khảo sát về sự hợp tác của các địa phương cho thấy ít có những than phiền về sự sách nhiễu của cán bộ địa phương, rất hiếm gặp tình trạng tham nhũng trong các dự án giải ngân. Tuy vẫn còn một số địa phương không thực hiện đúng những quy định của Chính phủ về việc quản lý sử dụng viện trợ PCP, nhưng con số này chiếm tỷ lệ không đáng kể. Về mặt quản lý nhà nước theo ngành dọc, hiện tồn tại nhiều mô hình “cơ quan đầu mối về công tác phi chính phủ” khác nhau như: Ban/Sở/Phòng Ngoại vụ, Văn phòng Uỷ ban, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Sở kế hoạch và đầu tư, song các dự án được triển khai chủ yếu tại các vùng khó khăn cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cơ quan địa phương.
Một quan hệ không kém phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ tại Việt Nam đối với các tổ chức PCPQT là các tổ chức xã hội dân sự trong nước hoạt động cùng lĩnh vực. Quan hệ giữa hai chủ thể hiện chưa thực sự là đối tác ngang hàng, một phần vì các tổ chức trong nước còn khá non trẻ, sự thiếu chuyên nghiệp và kỹ năng hoạt động, một phần khác vì cơ chế chính sách của Việt Nam trong việc hỗ trợ cho các tổ chức này hoạt động còn hạn chế. Hiện nay, con số các tổ chưc dân sự làm việc chuyên sâu về hỗ trợ trẻ em của Việt Nam là khoảng 50 tổ chức, hoạt động dưới dạng các trung tâm trực thuộc liên hiệp các hội ở cấp trung ương hoặc địa phương, hoặc dưới hình thức câu lạc bộ,
hoặc một số cá nhân có chung lòng hảo tâm thường phát động phong trào vì trẻ em cho các vùng miền núi, miền sâu, miền xa hoặc điều kiện kinh tế phát triển. Các tổ chức này làm công tác từ thiện là chính, đi quyên góp vật chất gồm sách vở, quần áo, và kêu gọi ủng hộ cho các trường hợp trẻ trong tình trạng bệnh tật hiểm nghèo, hoặc hoàn cảnh éo le. Ở Việt Nam hiện chưa thừa nhận một nguồn gây quỹ từ lợi nhuận kinh doanh trước thuế từ các công ty, tập đoàn và các tổ chức như ở nước ngoài. Chính vì vậy, các tổ chức của Việt Nam tổ chức gây quỹ hoạt động thông qua một phần chu cấp hạn chế và rất khó khăn từ ngân sách nhà nước, và thường chỉ trở thành nhà thầu phụ cho các dự án của các tổ chức PCPQT hoạt động trong cùng lĩnh vực. Quan hệ này chỉ thực sự mạnh nếu như có sự hợp tác bình đẳng, và về phía các tổ chức PCPQT thực hiện dần việc chuyển giao công việc để từ đó hai bên có thể cùng xây dựng các chiến lược dài hạn và giải quyết được những vấn khó. Tại Việt Nam, những vấn đề của trẻ em hiện mới chỉ thực hiện được những phần cơ bản, tuy nhiên cùng với sự phát triển của kinh tế và đặc thù trong phát triển xã hội của Việt Nam, hơn ai hết, các tổ chức trong nước cũng có những lợi thế nhất định trong am hiểu lĩnh vực chuyên môn, đấy là chưa kể các tổ chức trong nước còn là một địa chỉ tập hợp nhiều chuyên gia tâm huyết trong ngành. Các tổ chức PCPQT hoạt động tốt hơn nếu có kế hoạch chiến lược và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam thông qua mối quan hệ này. Hiên tại, qua điều tra, khảo sát, các tổ chức PCPQT chỉ có thể hỗ trợ một phần kinh phí nhỏ để nâng cao năng lực cho các tổ chức của nước. 10/50 mẫu phiếu phỏng vấn cho thấy kết quả là có triển khai và dành một phần kinh phí cho hoạt động hỗ trợ các tổ chức của Việt Nam như mở lớp tập huấn tăng cường kỹ năng gây quỹ; tăng cường kiến thức về quyền trẻ em.