Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPQT tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 73)

các tổ chức PCPQT tại Việt Nam

Cho đến nay, có thể nói rằng vai trò và nguồn lực viện trợ của các tổ chức PCPQT đối với lĩnh vực GD&CSTE trong thời gian qua là rất lớn. Đồng thời với cơ chế mở cửa trong chính sách của Chính phủ và dựa vào cam kết của các tổ chức PCPQT về kinh phí viện trợ cho thấy khả năng tăng số lượng và chất lượng viện trợ trong các năm tiếp theo là khá khả quan. Với các kết quả đạt được trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam cần có những đánh giá sâu hơn và có những định hướng sát với nhu cầu viện trợ quốc tế dành cho trẻ em. Nhằm nâng cao hiệu quả thu hút viện trợ nước ngoài, Việt Nam cần đẩy mạnh sự hợp tác giao lưu và am hiểu hơn nữa đối tác viện trợ nhân đạo quốc tế. Bên cạnh đó, các tổ chức PCPQT cũng cần có những đánh giá và chủ động hơn trong một số quan hệ với các đối tác của Việt Nam. Một số kiến nghị tập trung vào 3 nhóm đối tượng chủ yếu như sau:

Đối với Chính phủ Việt Nam: Chúng ta không chỉ tăng cường hoạt động kêu gọi mà cần phải có những cơ chế phối hợp, tôn trọng hơn nữa và cần tranh thủ những mô hình được nghiên cứu trong thực tiễn trong việc nâng cao chất

lượng giáo dục và chất lượng y tế. Những mô hình đã và đang được triển khai và áp dụng tại những vùng kinh tế khó khăn không chỉ có giá trị đối với địa phương đó. Sự mong muốn của các tổ chức PCPQT trong công tác nhân đạo dành cho trẻ em rất nhiều song nếu có sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước cấp Trung ương và địa phương không chỉ về cơ chế phối hợp trong hỗ trợ triển khai dự án mà cần phải có cơ chế phối hợp tài chính để cùng chung tay giải quyết các vấn đề của trẻ em Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Việt Nam cần hỗ trợ công tác tuyên truyền về những kết quả, thành tựu cho những tổ chức PCPQT nói trên và huy động họ tham gia nhiều hơn, tích cực hơn.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam nên có cơ chế cho các tổ chức PCPQT tham gia vào quá trình gây quỹ tại Việt Nam để thực hiện các dự án tại Việt Nam. Các tổ chức này rất chuyên nghiệp trong hoạt động gây quỹ và sử dụng tiền quỹ cho công tác viện trợ rất hiệu quả và thiết thực, đồng thời về hoạt động quản lý tài chính từ các nguồn tài trợ luôn được báo cáo minh bạch. Chính vì công tác tài chính rất minh bạch, và quản lý nguồn vốn chuyên nghiệp nên các nhà tài trợ nước ngoài luôn tin tưởng và rất ủng hộ cho sự hoạt động của các tổ chức. Bên cạnh đó, bộ máy hoạt động không cồng kềnh nên những chi phí hành chính chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số ngân sách hoạt động được giải ngân.

Khuyến khích cơ chế chuyển giao kinh nghiệm và hỗ trợ cho các tổ chức dân sự của Việt Nam làm việc trong giáo dục và chăm sóc trẻ em tham gia cũng như học hỏi kinh nghiệm quản lý của các tổ chức này để thực hiện công tác xã hội được tốt hơn.

Đối với các tổ chức PCP trong nước: Các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam (còn được gọi là tổ chức PCP trong nước) hoạt động trong lĩnh vực GD&CSTE cần học hỏi và chủ động trong công tác phối hợp đối với các NGO

đang hoạt động tại Việt Nam. Cũng phải thừa nhận một thực tế, hiện nay vẫn có nhiều bất cập tồn tại trong mô hình hoạt động của nhóm các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam. Một số tổ chức và một số người hoạt động trong lĩnh vực viện trợ nhân đạo chưa quan tâm tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà nước, một số đối tượng lợi dụng hoạt động nhân đạo để kiếm lời. Bên cạnh đó, một số tổ chức chưa tìm ra phương thức hoạt động nên hoạt động cầm chừng và đòi hỏi sự bao cấp từ nhà nước (thường tổ chức hội nghề nghiệp, xã hội). Một điểm yếu khác nữa trong hoạt động của các tổ chức dân sự trong nước thường không có sự rành mạch về quản lý nhân sự và tài chính, gây khó khăn trong việc thuyết minh để thực hiện các dự án lớn. Các tổ chức trong nước ít có cơ hội chia sẻ thông tin và hợp tác với nhau như thông qua các diễn đàn hoặc các quá trình xây dựng chính sách của chính phủ nên các tổ chức PCPQT ít có cơ hội nhận biết các tổ chức này khi tìm kiếm đối tác nước sở tại. Các tổ chức dân sự của Việt Nam cần sơm khắc phục những yếu điểm trên để từ đó hướng tới vai trò là đối tác bình đẳng trong công tác gây quỹ và có tiếng nói trong việc cùng các tổ chức PCPQT khi thực hiện công tác phản biện chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em của mình. Các tổ chức này cần chủ động tham gia và kiểm soát những vấn đề của trẻ em và tạo thành một mạng lưới để có thể chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau tốt hơn và cùng gánh vác một phần trách nhiệm trong việc thực hiện cũng như huy động và kêu gọi các nguồn viện trợ quốc tế cho trẻ em Việt Nam, và trở thành một kênh trong hoạt động ngoại giao nhân dân.

Đối với các tổ chức PCPQT: Các tổ chức PCPQT tuy có những thành tích rất đáng khích lệ trong công tác viện trợ cho trẻ em tại Việt Nam trong thời gian qua, tuy nhiên để phát huy hơn nữa vai trò của mình, các tổ chức nên tập trung vào một số lưu ý sau:

+ Cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc kiến nghị hay phản biện chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam.

+ Cần tăng cường công tác hỗ trợ và phát triển các tổ chức PCP hoạt động trong cùng lĩnh vực để làm gia tăng khả năng hỗ trợ cho trẻ em Việt Nam.

+ Chủ yếu tập trung đối với vấn đề an sinh dành cho trẻ em miền núi, vùng sâu vùng xa, những vấn đề của trẻ em của các thành phố lớn, nơi có điều kiện về vật chất nhưng những vấn đề liên quan tới nâng cao chất lượng đạo đức học đường, lạm dụng tình dục đối với trẻ em gái ở thành thị, tư vấn chính sách để giảm tải cho vấn đề sức học quá tải đối với trẻ em thành phố.

Đối với công tác xúc tiến vận động viện trợ PCPQT, trước những đóng góp tích cực của các tổ chức PCPQT nói chung và các tổ chức PCPQT trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói riêng, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận và đánh giá rất cao những nỗ lực của các tổ chức này. Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCP nước ngoài giai đoạn 2006-2010 trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010; chiến lược phát triển bền vững; chiến lược giảm nghèo và tăng trưởng tổng hợp; chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó cho thấy, Chính phủ đã chủ động tăng cường huy động, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPQT, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo ở Việt Nam. Thông qua các mục tiêu cụ thể được đề ra trong chương trình quốc gia về xúc tiến vận động viện trợ nước ngoài, các tổ chức của Việt Nam cần chủ động hơn nữa với các tổ chức PCPQT đã và đang hoạt động tại Việt Nam, mở rộng quan hệ với các tổ chức PCP nước ngoài có tiềm năng để xây dựng các

khác nói chung. Bên cạnh đó, các cơ quan của Việt Nam cần duy trì và nâng cao giá trị viện trợ của các tổ chức cũng như tăng cường giám sát, đánh giá và nâng cao năng lực hợp tác với các tổ chức nói trên cũng như xây dựng môi trường pháp lý phù hợp và thuận lợi cho hoạt động viện trợ PCP nước ngoài.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trên 30 cán bộ thực hiện công tác nhà nước thực hiện chức năng quản lý và điều phối viện trợ PCPQT thuộc cả hai cấp trung ương và địa phương, chúng tôi đã thu nhận được những kiến nghị rất xác đáng và thiết thực. Cụ thể:

- Để hỗ trợ cho công tác viện trợ nước ngoài cho các dự án bảo vệ và chăm sóc trẻ em, những thủ tục hành chính cần phải được tinh giản hơn nữa và đáp ứng được những đòi hỏi thực tiễn. Chẳng hạn, thời gian triển khai các dự án tại cộng đồng, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa và miền núi thường kéo dài từ 2- 3 năm trở lên, trong khi đó thời gian cấp phép hoạt động cho các văn phòng đại diện của các tổ chức tại Việt Nam và các dự án chỉ cho phép tối đa là 1 năm, để tiếp tục được hoạt động, họ lại phải gia hạn. 25/30 ý kiến được phỏng vấn cho rằng cần thay đổi thời hạn cấp phép hoạt động phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- 17/30 ý kiến được phỏng vấn về tăng cường hoạt động phối hợp nghiên cứu khoa học đối với các hoạt động nghiên cứu mô hình thí điểm dành cho trẻ em, chẳng hạn mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, mô hình dạy học sáng tạo dành cho trẻ. Các cơ quan được giao kế hoạch quản lý nguồn ngân sách nhà nước cho hoạt động nghiên cứu khoa học cần chủ động và có cơ chế mời gọi các chuyên gia của các tổ chức PCPQT hợp tác tham gia để có được những công trình nghiên cứu khoa học có giá trị.

- 2/30 ý kiến được phỏng vấn nhưng là ý kiến của những người lãnh đạo của PACCOM cho biết Chương trình Quốc gia về xúc tiến vận động viện trợ PCP nước ngoài năm 2006-2010 cần được xây dựng mang tính dài hạn và có chiến lược bài bản hơn.

Và kiến nghị sau cùng để khẳng định về triển vọng tốt đối với viện trợ phi chính phủ quốc tế dành cho trẻ em Việt Nam trong tương lai là, chính sách ngoại giao đã và đang được Đảng và Nhà nước đẩy mạnh hơn nữa trên các phương diện: ngoại giao kinh tế, ngoại giao chính trị, ngoại giao văn hóa và đặc biệt là ngoại giao nhân dân. Các hiệp hội, các hội hữu nghị, các cơ quan ngoại giao của trung ương và địa phương đã xây dựng và tạo cầu nối để nhân dân các nước và nhân dân Việt Nam có cơ hội hiểu biết lẫn nhau và cùng chia sẻ sự quan tâm. Quan hệ giữa nhân dân Hà Lan và Việt Nam là một ví dụ khá điển hình của sự phát triển hoạt động ngoại giao nhân dân của Việt Nam. Trong hơn 4 thập kỷ qua, kể từ khi đất nước Việt Nam còn trong giai đoạn chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, người dân Hà Lan đã ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt Nam bằng cả vật chất lẫn tinh thần. Những chuyến hàng chở lương thực và thuốc men được quyên góp từ những người dân Hà Lan để hỗ trợ khẩn cấp cho người dân Việt Nam trong lúc hoàn cảnh vô cùng khó khăn cũng như những cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến phi nghĩa mà nhân dân Việt Nam lúc đó đang phải trải qua. Tình cảm của người dân Hà Lan dành cho nhân dân đến nay vẫn còn bền chặt, đều đó thể hiện qua những hoạt động cứu trợ nhân đạo (chủ yếu trong lĩnh vực y tế) cho người dân những vùng chịu ảnh hưởng tàn dư của chiến tranh và những khu vực hiện vẫn còn chậm phát triển. Bên cạnh đó, các kênh quyên góp cho hoạt động nhân đạo chủ yếu từ các nguồn đóng góp của các nhà tài trợ (cá nhân, tổ chức, công ty và có cả ngân sách hỗ trợ phát triển nhân đạo từ nhiều chính phủ), kinh

phí từ các tổ chức quốc tế25

và doanh thu từ các hoạt động kinh doanh không vì mục đích lợi nhuận của các tổ chức phi chính phủ tầm cỡ đa quốc gia. Các khoản đóng góp vì hoạt động nhân đạo được chính phủ nhiều nước có cơ chế chính sách hỗ trợ. Cụ thể, một khoản lợi nhuận trước thuế thay vì phải nộp thuế, thì công ty có thể chuyển sang cho một tổ chức phi chính phủ thực hiện công tác nhân đạo và số tiền đó được nhà nước khấu trừ vào thuế thu nhập của công ty. Điều này tạo điều kiện cho các công ty (đặc biệt ở Châu Âu và châu Mỹ) lên kế hoạch ngân sách cho công tác tài trợ nhân đạo hàng năm. Bên cạnh đó, đối với các tổ chức PCP lớn và hoạt động quy mô đa quốc gia luôn luôn duy trì mức đóng góp tài trợ cá nhân ở nhiều nước khác nhau. Các tổ chức đã tạo được cầu nối chặt chẽ giữa nhà tài trợ và nhóm trẻ em được bảo trợ. Nhờ sự gắn kết đó mà số tiền tài trợ và sự cam kết tài trợ luôn gia tăng trong những năm qua. Chính vì vậy, các tổ chức PCPQT tại Việt Nam khá chủ động trong việc lên kế hoạch tài chính cho hoạt động các năm tiếp theo. tại Việt Nam đều đánh giá cao sự cộng tác nhiệt tình của các cơ quan chức năng, các tổ chức tại Việt Nam cũng như người dân Việt Nam. Các tổ chức này cũng nhận thấy còn nhiều vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ em Việt Nam cần được hỗ trợ nên họ đã có những kế hoạch trung và dài hạn cho các hoạt động nhân đạo trong tương lai.

3.4. Tiểu kết

Trẻ em là đối tượng chiếm tỷ lệ cao trong xã hội Việt Nam, việc này đồng nghĩa với vai trò rất của nhà nước trong trách nhiệm giải quyết nhu cầu phát triển

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)