Khái quát tình hình GD&CSTE ở Việt Nam từ 1986 đến nay

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 25)

Theo ước tính, trẻ em Việt Nam chiếm gần 40% dân số của cả nước [13, tr.12]. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện những cam kết mạnh mẽ và có nhiều nỗ lực đảm bảo trẻ em được bảo vệ, đặc biệt cuộc sống của nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và nhóm trẻ em dễ bị tổn thương do những tác động của xã hội đang dần được cải thiện.

Mặc dù hiện nay, Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình (khoảng 1.200 USD/người), nhưng vẫn bị xếp vào nhóm nước có thu nhập thấp tại Đông Nam Á. Tuy vậy, Việt Nam đã và đang hoàn thành tốt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em mà Liên hợp quốc đề ra. Theo tổ chức Save the Children (Anh), tỷ lệ tử vong ở trẻ em đã giảm đáng kể trong hai thập kỷ qua. Trong giai đoạn từ năm 2000-2006, chỉ số trẻ tử vong dưới 5 tuổi giảm khoảng 70% so với giai đoạn từ năm 1990 - 19995. Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi cũng được cải thiện rõ nét, cụ thể giai đoạn

5

Trích lược Báo cáo Chỉ số phát triển trẻ em Việt Nam (1990-2006) [12]:

Nhóm nước Chỉ số trẻ tử vong dưới 5 tuổi, (/1,000 trẻ) Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi (%)

Tỷ lệ trẻ không học tiểu học dưới 5 tuổi

(%) Trẻ dưới Trẻ dưới 15 tuổi (x1000 trẻ) Chỉ số phát triển trẻ em Mức thu nhập thấp Khu vực Nước 1990 - 1994 1995 - 1999 2000 - 2006 1990 - 1994 1995 - 1999 2000 - 2006 1990 - 1994 1995 - 1999 2000 - 2006 2005 1990 - 1994 1995 - 1999 2000 - 2006

Thu nhập thấp Đông Nam Á Việt Nam 15

.5 9 1 2 .9 4 4 .9 4 4 4 .9 0 4 0 .6 0 2 5 .2 0 9 .6 4 4. 85 5 .5 7 2 4 ,8 8 4 2 3 .3 8 1 9 .4 6 1 1 .9 0

từ năm 1990-1994 ở mức gần 45%, thì từ năm 2000-2006, con số này chỉ còn khoảng 25%. Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000 cũng như bệnh uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vào năm 2005. Kể từ năm 1990 đến nay, tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm 95%. Các trường hợp thiếu Vitamin A đã trở nên rất hi hữu. Giờ đây, trẻ em Việt Nam cũng được hưởng một nền giáo dục tốt hơn. Khoảng 97% trẻ em trong độ tuổi được học tiểu học, và Chính phủ cam kết tăng cường cơ hội giáo dục cho tất cả trẻ em Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, hiện Việt Nam vẫn bị tụt hậu trong một số lĩnh vực chính liên quan tới trẻ em. Vẫn còn nhiều trẻ em chưa được tiếp cận đầy đủ với nước sạch và các phương tiện vệ sinh môi trường phù hợp (51,5% dân số chưa được tiếp cận với nước sạch; 74,7% chưa có nhà vệ sinh phù hợp). Ngoài ra, hai nghiên cứu mới đây của tổ chức UNICEF chỉ ra rằng trung bình các địa phương trên cả nước chỉ có 18% các nhà vệ sinh hiện nay là đạt tiêu chuẩn vệ sinh quốc gia. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giai đoạn 2000- 2006 vẫn ở mức khá cao (25% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng), đặc biệt ở những địa phương kinh tế kém phát triển. Những yếu tố chính góp phần dẫn đến tình trạng dinh dưỡng kém ở trẻ em bao gồm: các tập quán chăm sóc và nuôi dưỡng kém.

Ngoài những vấn đề tồn tại nêu trên, trẻ em Việt Nam còn đối mặt với những thách thức mới. Điều tra về tai nạn thương tích ở Việt Nam cho thấy gần 75% trường hợp tử vong ở trẻ em trên một tuổi là do thương tích, qua đó đưa ra một cách nhìn nhận mới về tử vong và bệnh tật ở trẻ em. Nguyên nhân tử vong chủ yếu là chết đuối và tai nạn giao thông. Ngoài ra, việc tự do hóa về kinh tế đã làm thay đổi xã hội Việt Nam, gây ra sức ép chưa từng thấy lên các gia đình,

trong đó có trẻ em. Do vậy, các vấn đề xã hội như vô gia cư, sử dụng ma túy, bóc lột về kinh tế và tình dục, buôn bán và bạo lực đang gia tăng. Chỉ tính riêng năm 2005, Việt Nam có khoảng 2,6 triệu trẻ em cần bảo vệ đặc biệt, trong đó có 150.000 trẻ em mồ côi; 1,2 triệu trẻ khuyết tật; gần 18.000 trẻ em lang thang; 8.500 trẻ bị nhiễm HIV/AIDS; 23.000 lao động trẻ em và 263.000 trẻ sống với cha mẹ nhễm HIV [13, tr.15].

Thanh, thiếu niên Việt Nam chiếm gần 25% dân số. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục nâng cao, việc làm, cơ hội tham gia và vui chơi giải trí cũng như được bảo vệ để tránh khỏi rơi vào tình trạng lạm dụng ma túy, vi phạm pháp luật và HIV/AIDS. Mặc dù, Việt Nam có tỷ lệ nhiễm HIV ở người lớn tương đối thấp (0,53%), song dịch bệnh đã nhanh chóng chuyển hướng và xâm nhập vào những người dân bình thường. Trong một báo cáo về tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS của UNICEF năm 2007 cho thấy trong tổng số ca lây nhiễm HIV ở Việt Nam thì có tới một nửa nằm trong độ tuổi từ 18 đến 29, và trong số đó, cứ 10 trường hợp lại có một trường hợp dưới 19 tuổi bị nhiễm. Con số trên đồng nghĩa với việc trẻ em cũng ngày càng có nguy cơ bị nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi AIDS dưới nhiều hình thức.

Sự phát triển của Việt Nam đã cải thiện điều kiện sống cho nhiều người, song quá trình này cũng tạo sự chênh lệch về mức sống của người dân. Khoảng cách này được thấy khá rõ giữa dân ở hai khu vực thành thị và nông thôn, giữa người vùng xuôi và người dân thuộc các dân tộc thiểu số. Tỷ lệ tử vong bà mẹ ở vùng núi phía Bắc, nơi có nhiều người dân tộc thiểu số, cao gấp bốn lần so với khu vực miền xuôi. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh dao động từ 7,9% đến 62,6% trên 1000 ca sinh sống, trong đó cao nhất là ở các vùng núi xa xôi hẻo lánh. Tỷ lệ suy

dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở một số vùng dân tộc thiểu số vào khoảng 35 - 45% [14, tr.37], trong khi tỷ lệ trung bình của cả nước là 25%. Tỷ lệ đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như vệ sinh môi trường, nước sạch và giáo dục thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình quốc gia. Ví dụ, năm 2002, tỷ lệ tiếp cận nước sạch của dân tộc Kinh và Hoa ở mức 52,6%, trong khi tỷ lệ này ở các dân tộc khác là 12,8% [15, tr. 23].

Những chênh lệch về giới ở các dân tộc thiểu số thường rõ rệt hơn, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, các trẻ em gái thường chịu nhiều thiệt thòi như không được ưu tiên đến trường khi gia đình gặp phải hoàn cảnh kinh tế khó khăn; phải chịu những hậu quả từ hủ tục tảo hôn hay dễ bị nguy cơ lạm dụng tình dục và sự phân biệt đối xử về giới [16, tr.10]. Những tiêu cực nêu trên do nhiều nguyên nhân mang lại, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu như việc thực hiện các chính sách giáo dục và y tế của Việt Nam dành cho trẻ em vẫn còn nhiều bất cập; cơ chế, chính sách phù hợp, năng lực triển khai chương trình/dự án quốc gia trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, ngân sách nhà nước hạn chế…

Năm 1990, Việt Nam ký tham gia Công ước về Quyền trẻ em, trở thành quốc gia đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước của LHQ về Quyền trẻ em. Các chính sách và nhiều chương trình hành động của quốc gia đã nêu bật quyết tâm của Chính phủ trong việc giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề và nhu cầu cụ thể của trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Trong hơn hai thập kỷ qua, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách để nâng cao chất lượng phát triển của trẻ em Việt Nam, trong đó có thực hiện chính sách đối ngoại để tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ của các tổ chức PCPQT. Sự tham gia của các tổ chức này đã có tác động tích cực đáng kể trong việc giảm thiểu những tác động tiêu

cực của xã hội đối với trẻ em đồng thời cũng chung tay giúp Chính phủ Việt Nam cùng giải quyết những vấn đề nan giải khác thông qua việc hỗ trợ xây dựng chính sách, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ chuyên gia và kỹ thuật cũng như tài trợ kinh tế. Sự đóng góp của các tổ chức thể hiện trong hầu hết các lĩnh vực như nâng cao chất lượng thực hiện chính sách về quyền trẻ em nói chung và trong các lĩnh vực cơ bản như giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)