Lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 44 - 49)

Bên cạnh lĩnh vực quyền trẻ em, giáo dục và y tế dành cho trẻ em, các hoạt động viện trợ PCPQT còn quan tâm đến nhiều vấn đề khác: trẻ lang thang; trẻ khuyết tật; nhóm trẻ dễ bị tổn thương khác; phòng chống bạo hành trẻ em; mua bán và lạm dục tình dục trẻ em…. Kinh phí viện trợ cho các hoạt động này tuy không cao như lĩnh vực y tế, song kết quả thực hiện để giải quyết các vấn đề xã hội nêu trên trong thời gian qua rất đáng ghi nhận, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung cho trẻ em Việt Nam. Theo thống kê về ngân sách viện trợ ngoài y tế và giáo dục, có thể thấy các hoạt động tài trợ nhân đạo rất chú trọng đối với các vấn đề có liên quan về phòng chống tội phạm cho trẻ em như hạn chế tình trạng trẻ lang thang, phạm pháp, trẻ bị xâm hại tình dục ; phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam ngăn chặn tình trạng mua bán trẻ em, cải thiện chất lượng sống, xây dựng cơ sở vật chất ; và chú trọng nâng cao việc thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam. Trong lĩnh vực này, các hoạt động viện trợ PCPQT tập trung mạnh vào phương thức cải thiện đời sống cho người

dân nghèo của Việt Nam và xác định trẻ em là đối tượng được hưởng lợi gián tiếp từ các kết quả dự án.

Bảng 2.5. Ngân sách viện trợ các vấn đề khác dành cho trẻ em

từ năm 1986-200912 21920 41250 57331 62002 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 1986-1994 1995-2000 2001-2005 2006-2009

Viện trợ PCPQT cho các vấn đề xã hội liên quan tới trẻ em VN (1986-2009) 1 0 0 0 U S D

Bảng thống kê công tác viện trợ PCPQT dành cho các vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em cho thấy, sự tăng trưởng về mức viện trợ rõ rệt trong từng giai đoạn. Năm 1986 đến năm 1994, số kinh phí viện trợ đạt mức khá thấp, chỉ khoảng gần 22 triệu USD, nhưng giai đoạn tiếp theo tăng gần gấp đôi và đến giai đoạn từ 2006 đến 2009, trong vòng 3 năm con số trên đã đạt mức trên 62 triệu USD. Phương thức triển khai hoạt động trong lĩnh vực này thường nghiêng về chương trình lồng ghép các mục tiêu phát triển xã hội: xóa đói, giảm nghèo (thông qua chương trình làm kinh tế, quỹ tín dụng, tạo lập nghề cho thanh-thiếu niên, phát triển nông thôn tổng hợp …) kết hợp nâng cao nhận thức xã hội. Khi hoạt động chương trình/dự án kết thúc, thì kết quả mang lại những lợi ích gián tiếp cho trẻ em. Phân tích hoạt động viện trợ trong lĩnh vực này, có thể đánh giá trên những đóng góp của các tổ chức dựa trên một số lĩnh vực chính như sau:

Một là, chương trình phòng chống bạo hành, mua bán và lạm dụng tình dục trẻ em

Hàng trăm ngàn trẻ em mỗi năm được hưởng lợi từ hoạt động viện trợ này, trong đó đối tượng trẻ lang thang chiếm tỷ lệ lớn. Theo thống kê, số lượng dự án trong các lĩnh vực: phòng chống bạo lực, mua bán và làm dụng tình dục trẻ em; trẻ lang thang và nhóm đối tượng trẻ dễ bị tổn thương khác; nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ khuyết tật và vấn đề bình đẳng giới cho trẻ em gái là khá cân bằng. Các hoạt động viện trợ được hỗ trợ có diện trải rộng trên toàn quốc và tập trung nhiều cho trẻ em các vùng miền, địa phương khó khăn. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố phát triển kinh tế hàng đầu của Việt Nam, song số lượng trẻ em thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương lại chiếm tỷ lệ lớn do ảnh hưởng của chính sách di dân và quá trình đô thị hóa13

.

Nhiều dự án xây dựng mô hình Hệ thống bảo vệ Trẻ em tại Cộng đồng nhằm bảo vệ quyền được bảo vệ của trẻ em khỏi bạo lực, xâm hại, bóc lột và sao nhãng. Khoảng đầu năm 2004, một số tổ chức lớn đã phối hợp cùng nhau hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án "Đường dây nóng hỗ trợ trẻ em bị xâm hại" phối hợp Cục Bảo vệ Trẻ em - Bộ Lao động Thương binh & Xã hội để hỗ trợ trẻ em thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (trẻ lang thang, trẻ mồ côi - cơ nhỡ, trẻ bị xâm hại, trẻ tự kỷ…) trên cả nước. Dự án đã giúp đỡ hàng trăm ngàn trẻ em mỗi năm thông qua công tác tư vấn giúp các em tìm kiếm phương thức để bảo vệ mình, đặc biệt nhóm trẻ lang thang.

13 Theo Báo cáo 2008 của ActionAid (bản tiếng Anh): trong những năm gần đây, hàng năm tại thành phố Hồ Chí

Minh có khoảng trên 1000 trẻ em lang thang (trong đó có cả trẻ em Campuchia) kiếm sống chủ yếu bằng nghề ăn xin, trong đó kéo theo những vấn nạn phát sinh khác gây ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ trẻ em trong trường học (số lượng trẻ em Việt Nam bị lôi kéo sang Campuchia đánh bạc và tham gia vào các tệ nạn xã hội

Hai là, thúc đẩy việc thực hiện Công ước quyền trẻ em ở Việt Nam

Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, "tất cả trẻ em đều có quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh sau khi ra đời". Kể từ khi bước vào thời kỳ đổi mới chính sách phát triển kinh tế thì xã hội Việt Nam cũng có nhiều ảnh hưởng ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Như đã phân tích ở trên, thực trạng GD&CSTE ở Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề khá nan giải. Kể từ năm 1990, cùng với các mục tiêu và kế hoạch mà Chính phủ Việt Nam đề ra, các hoạt động viện trợ PCPQT về tăng cường năng lực thực hiện Quyền trẻ em cũng được bắt đầu từ khá sớm. Trong giai đoạn 1989-1994, một số các dự án lớn được triển khai tại Hà Nội, Thành phố HCM và một số tỉnh miền Bắc như Hòa Bình, Bắc Cạn với tổng số kinh phí viện trợ với tổng số kinh phí khoảng 1 triệu USD dùng để nâng cao năng lực cán bộ tham gia thực hiện chương trình về Quyền trẻ em. Bắt đầu bằng một loạt các dự án về tập huấn kiến thức về Công ước Quyền Trẻ em cho đối tác Việt Nam mà đối tượng bao gồm cán bộ thuộc cơ quan nhà nước các cấp và một số tổ chức PCP của Việt Nam. Các dự án được thực hiện với quy mô nhỏ nhưng đem lại hiệu quả thiết thực. Thông qua chương trình này, Việt Nam có một đội ngũ cán bộ được trang bị kiến thức khá bài bản về thực hiện quyền trẻ em. Những cán bộ được đào tạo trong các chương trình tập huấn có cơ hội để tập hợp thành một mạng lưới trao đổi kiến thức, thiết kế các dự án để triển khai Công ước Quyền trẻ em ở Việt Nam. Các năm tiếp theo, các dự án về Quyền trẻ em được triển khai thêm ở các tỉnh miền Trung và miền Nam như Quảng Trị, Huế, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… Đến nay, công

tác đào tạo và tập huấn vẫn được tiến hành với sự tài trợ của các tổ chức lớn như Save the Children14, Action Aid, Plan…

Bên cạnh các chương trình về nâng cao năng lực cán bộ, các dự án với sự tham gia của trẻ em như nhân tố trung tâm trong việc thực hiện quyền của mình cũng được triển khai. Tại nhiều trường trung học cơ sở và trung học phổ thông (đặc biệt là khối công lập), những khóa học cung cấp kiến thức giúp trẻ em nhận thức được quyền của mình được lồng ghép vào các giờ học chính khóa. Khóa học chỉ ra những tình huống đe doạ sự sống còn của trẻ em; hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến Quyền sống còn cũng như nâng cao ý thức thực hiện Quyền sống còn của trẻ em. Năm 2004, phối hợp với một số cơ quan nhà nước, một số dự án/chương trình về ngăn chặn việc trừng phạt thân thể trẻ em (chủ yếu tại gia đình) được thực hiện và thu hút được sự quan tâm của xã hội. Những chương trình này đã ít nhiều tác động đến quan niệm của xã hội trong việc giáo dục trẻ em theo phương pháp khoa học hơn.

Các tổ chức PCPQT còn xây dựng nhiều mô hình mới trong việc áp dụng thực hiện quyền trẻ em tại địa phương được thực hiện như: mô hình quận thân thiện với trẻ, mô hình môi trường học tập thân thiện với trẻ, quản lý lớp học thân thiện với trẻ; phổ biến việc thực hành kỷ luật tích cực trên lớp học nhằm hạn chế phương pháp trừng phạt trẻ không phù hợp trong môi trường giáo dục; mô hinh xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em tại cấp cơ sở (địa bàn phường, xã…); triển khai các dự án giáo dục hòa nhập... Những mô hình này đem đến cách tiếp cận mới nhằm đảm bảo quyền trẻ em được thừa nhận.

Bên cạnh đó, hàng năm các chương trình cứu trợ khẩn cấp cũng được thực hiện để đảm bảo quyền sống còn của trẻ tại các địa bàn thường gặp thiên tai và

kinh tế kém phát triển. Trẻ em là một trong những đối tượng chính tham gia ý kiến khi các tổ chức xây dựng dự án và đánh giá tác động của dự án có ảnh hưởng tới cuộc sống của các em. Nhiều tổ chức PCPQT đã thành công khi triển khai những dự án có sức lôi cuốn mạnh mẽ tại cấp cơ sở nơi trẻ em có thể tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, chẳng hạn tổ chức Save the Children Thụy Điển đã thành công trong dự án Quận thân thiện với trẻ tại 4 quận thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cao Lãnh (trực thuộc thành phố HCM) với dự án Thành phố thân thiện với Trẻ và Dự án "Câu lạc bộ tấm lòng cha mẹ" tại Thành phố Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 44 - 49)