1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

119 2,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Nhận thức rõ điều đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác đào tạo, giáo dục thanh niên về mọi mặt, coi nhiệm vụ

Trang 1

đại học quốc gia hà nội TR-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của luận văn 7

7 Kết cấu luận văn 7

Chương 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN - SINH VIÊN 8

1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về thanh niên - sinh viên 8

1.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò thanh niên - sinh viên 8

1.1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhiệm vụ thanh niên - sinh viên 14

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên 21

1.2.1 Giáo dục lý tưởng cách mạng 21

1.2.2 Giáo dục những phẩm chất đạo đức cách mạng 25

1.2.3 Giáo dục chí khí cách mạng 34

1.2.4 Giáo dục tinh thần khắc phục khó khăn, chiến thắng chủ nghĩa cá nhân 35

1.3 Phương châm, phương pháp Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên 37

1.3.1 Kết hợp chặt chẽ giữa học với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn 38

1.3.2 Kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục thanh niên - sinh viên 41

Trang 3

1.3.3 Phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện và lấy gương “người

tốt, việc tốt” để giáo dục 44 1.3.3 Giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên thông qua các tổ

chức quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng 49

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO

2.1 Những yếu tố tác động đến đạo đức và giáo dục đạo đức cho

sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay 53

2.1.1 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với việc xây

dựng đạo đức sinh viên 53 2.1.2 Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế với đạo đức sinh viên 57 2.1.3 Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với

việc giáo dục đạo đức sinh viên 60

2.2 Thực trạng đạo đức và đặc điểm sinh viên ở Học viện Báo chí

và Tuyên truyền hiện nay 61

2.2.1 Đặc điểm sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền 61 2.2.2 Thực trạng đạo đức sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền 66

2.3 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện

Báo chí và Tuyên truyền 75

2.3.1 Ưu điểm 75 2.3.2 Những hạn chế và khó khăn 83

2.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục

đạo đức cho sinh viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền

hiện nay 87

2.4.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục đạo

đức cho sinh viên 87

Trang 4

2.4.2 Phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên

nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh

viên 89

2.4.3 Phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của bản thân sinh viên 93

2.4.4 Tăng cường hơn nữa sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên 95

2.4.5 Xây dựng môi trường giáo dục trong sáng lành mạnh cho sinh viên 102

2.4.6 Tăng cường đầu tư kinh phí cho việc đổi mới phương pháp và phương tiện giáo dục đạo đức cho sinh viên 103

KẾT LUẬN 106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 114

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sinh viên là một lực lượng xã hội có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của dân tộc Đó là những người trong độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động sáng tạo, muốn khẳng định mình Nhưng lực lượng này còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên cần được sự quan tâm, chăm lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội Nhận thức rõ điều đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác đào tạo, giáo dục thanh niên về mọi mặt, coi nhiệm vụ bồi dưỡng thế hệ trẻ là việc rất quan trọng và hết sức cần thiết trước mắt cũng như có ý nghĩa chiến lược lâu dài

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Muốn xây dựng chủ nghĩa

xã hội cần có những con người xã hội chủ nghĩa” [33, tr.310] “Con người xã

hội chủ nghĩa” theo Hồ Chí Minh, phải hội tụ đủ cả hai yếu tố “đức” và “tài”

Vì vậy, Người luôn chú trọng tới việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời

sau” về cả “tài” và “đức” bởi “có tài mà không có đức là người vô dụng, có

đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến

sự nghiệp “trồng người”, coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, đồng thời xác

định mục tiêu cơ bản của giáo dục Việt Nam là đào tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, có sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong những năm qua, giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào, chất lượng giáo dục, đặc biệt

là giáo dục đại học có nhiều khởi sắc Phần lớn sinh viên đều sống có lý tưởng, hoài bão, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã

Trang 7

hội chủ nghĩa, có năng lực làm chủ, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật một cách sáng tạo Hàng năm, giáo dục Việt Nam đã đào tạo ra hàng vạn cán

bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đóng vai trò xung kích, tiên phong trên mọi lĩnh

vực của đời sống xã hội

Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong thời kỳ đổi mới có nhiều thuận lợi song cũng đứng trước không ít khó khăn, thách thức Cơ chế thị trường tạo điều kiện cho sự năng động, sáng tạo của sinh viên được phát huy nhưng tính chất cạnh tranh khốc liệt của nó lại sinh ra tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo

lý, coi thường các giá trị nhân văn Mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế đón được gió lành nhưng cũng không tránh khỏi gió độc lọt vào nhất là sự lợi dụng của kẻ địch để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” mà đối tượng chính là thế hệ trẻ trong đó có sinh viên Dưới tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, của hội nhập với thế giới, của âm mưu “diễn biến hòa bình” một số sinh viên đã xa rời lý tưởng cách mạng, giảm sút tình cảm, đạo đức cách mạng

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của sinh viên Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối với mỗi sinh viên Hơn lúc nào hết, việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung quan trọng hàng đầu trong việc định hướng, phát triển và hoàn thiện nhân cách tuổi trẻ, là sự chuẩn bị cực kỳ hệ trọng giúp họ vào đời, lập thân, lập nghiệp

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trung tâm đào tạo cán bộ công tác

tư tưởng, công tác truyền thông Đồng thời, Học viện cũng là một cơ sở đào tạo cán bộ nghiên cứu lý luận chính trị, giảng viên các ngành lý luận chính trị Sinh viên sau khi ra trường thường đảm nhiệm công việc ở lĩnh vực công tác

có tính nhạy cảm chính trị cao, họ không chỉ thực hiện nhiệm vụ bằng kiến

Trang 8

thức, kỹ năng nghiệp vụ nghề nghiệp mà bằng nhiệt huyết, tình cảm, đạo đức cách mạng, do yêu cầu khách quan đó công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trở thành yêu cầu của chất lượng giáo dục đạo đức của Học viện Báo chí

và Tuyên truyền

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cần tìm ra những giải pháp khả thi để góp phần hữu hiệu vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thực hiện lý tưởng của Đảng “Độc lập dân tộc gắn liền với

chủ nghĩa xã hội” Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Giáo dục

đạo đức cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp cao học Hồ Chí Minh học

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về vấn đề thanh niên, sinh viên và giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, sinh viên, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã có nhiều công trình khoa học có giá trị được công bố như:

- Về sách:

+ Thành Duy (1996), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội

+ Đoàn Nam Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh

niên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

+ GS Vũ Khiêu (chủ biên) (1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

truyền thống dân tộc và nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

+ Phạm Đình Nghiệp (2000), “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ

trẻ Việt Nam trong tình hình mới”, Nxb Thanh niên, Hà Nội

Trang 9

+ Trần Thị Quy Nhơn (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh

niên trong cách mạng Việt Nam”, Nxb Thanh niên, Hà Nội

+ TS Dương Tự Đam (2008) “Giáo dục thanh niên kế thừa nhân cách

Hồ Chí Minh để trưởng thành và phát triển”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội

Trong các cuốn sách trên, các tác giả bàn đến nguồn gốc, đặc điểm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, các giá trị chuẩn mực của đạo đức mới, con đường tu dưỡng đạo đức cách mạng Vai trò của thanh niên trong cách mạng Việt Nam Làm rõ đường lối, chính sách phát triển thanh niên của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, trình bày nội dung giáo dục tư tưởng, đạo

đức Hồ Chí Minh xây dựng nhân cách sống cho thế hệ trẻ và đưa ra một số

mô hình giáo dục thanh niên một cách thích hợp Cung cấp những thông tin

về thực trạng giác ngộ lý tưởng cách mạng của thế hệ trẻ Việt Nam; công tác giáo dục lý tưởng cách mạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới

- Về tạp chí:

đào tạo đạo đức cách mạng cho thanh niên”, Tạp chí Giáo dục lý luận (tháng

5/2007) đề cập đến sự cần thiết phải giáo dục những phẩm chất đạo đức cơ bản cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh: trung thành tuyệt đối đối với

Tổ quốc, với Đảng, hiếu với dân, thực hiện tốt cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…

+ “Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên

trong điều kiện hiện nay” của Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết học, số 2-2001

+ “Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện

nay” của Vi Đức Được, Tạp chí Thanh niên, số 8-2001

Trang 10

+ ThS Lý Thị Bích Hồng với bài viết “Quan điểm của Hồ Chí Minh về

giáo dục lý luận chính trị cho thanh niên” trên Tạp chí Lý luận chính trị

(3/2007) đưa ra các yêu cầu cơ bản cần phải giáo dục lý luận chính trị trong

đó có giáo dục lý tưởng cách mạng

- Về luận văn, luận án:

+ Vũ Thanh Hương (2001) “Đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế

thị trường hiện nay ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ

triết học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

+ Lê Thị Thủy (2000) “Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân

cách của con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay’, luận án tiến

sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

+ Nguyễn Thị Luyến (2005) “Vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật

biện chứng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội hiện nay”,

luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Như vậy, qua các tài liệu tham khảo, tác giả chưa thấy có công trình nào trực tiếp, tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về giáo dục đạo đức sinh viên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh Việc đánh giá đúng tình hình, nhận diện đúng vấn đề, phát hiện những trở ngại và vướng mắc để tìm ra các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay là rất cần

thiết và cấp bách Vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “Giáo dục đạo

đức cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” là không trùng lặp với những công trình đã công bố

Với công trình này, tác giả mong muốn góp một chút công sức nhỏ bé vào việc thực hiện tốt nhất mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 11

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:

Nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên, nghiên cứu thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay làm cơ

sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay theo

tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Làm rõ những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên

+ Làm rõ thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho

thanh niên - sinh viên, thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ

Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên, làm rõ thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 12

Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưỏng Hồ Chí Minh và các quan

điểm, đường lối của Đảng về đạo đức, thanh niên

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận chung của

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chú trọng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử, kết hợp lôgic với lịch sử, điều tra xã hội học

6 Đóng góp của Luận văn

- Góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên

- Khảo sát và đánh giá khách quan về thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 7 tiết

Chương 1: Những nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên

Chương 2: Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

Trang 13

Chương 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN - SINH VIÊN

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh của dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo Sinh viên là tầng lớp người đang ở độ tuổi thanh niên, đang trong quá trình hình thành nhân cách, họ có chung một dạng hoạt động cơ bản đặc thù là học tập có tính chất nghiên cứu Đây là một bộ phận ưu tú trong thanh niên, đồng thời là bộ phận tương lai của trí thức, có vị trí kép trong cơ cấu xã hội, vị trí, vai trò của thanh niên và của trí thức Với tư cách là thanh niên, sinh viên là mùa xuân của xã hội, là cội nguồn của sự sống, là tương lai của dân tộc, người kế thừa sự nghiệp của cha anh xây dựng và phát triển đất

nước

1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về thanh niên - sinh viên

1.1.1 Quan niệm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò thanh niên - sinh viên

Quan niệm của Người về thanh niên là một triết lý nhân sinh sâu sắc:

“Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ

là mùa xuân xã hội” [27, tr.167] Vì vậy, ở đâu và trong thời điểm nào, Người cũng coi thanh niên là lực lượng xung kích, là rường cột của đất nước, tương lai của dân tộc

Trong cách nhìn nhận và đánh giá thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng đề cập đến cả hai mặt (mặt mạnh và hạn chế), nhưng Người luôn coi mặt ưu điểm là cơ bản nhất, quan trọng nhất Đây là quan điểm đúng đắn,

Trang 14

có ý nghĩa trong định hướng, giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng thanh niên ở mọi giai đoạn của cách mạng

Theo Hồ Chí Minh, với tư cách “Mùa xuân của xã hội”, mùa xuân của cách mạng, thanh niên luôn là lực lượng tràn đầy sức sống, có ước mơ, hoài bão, giàu nghị lực; đầy sức lực và trí tuệ, đầy khát khao và năng động trong khám phá, sáng tạo cái mới, có chí tiến thủ, ham hiểu biết và tự thể nghiệm mình; không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh… Đó là những yếu tố quan trọng để thực hiện lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa cộng sản, là những tiềm năng vô tận cho sự thành công của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa

Hồ Chí Minh đã đánh giá cao vai trò của thanh niên Ngay từ đầu thế kỷ

XX, khi tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò rất to lớn của thanh niên trong cách mạng Việt Nam, Người cho rằng muốn vận động nhân dân đứng lên làm cách mạng, trước hết phải làm cho tầng lớp thanh niên của dân tộc được giác ngộ Nếu thanh niên không giác ngộ, không đủ nghị lực, không còn sức sống, chỉ chạy theo “rượu cồn thuốc phiện” thì dân tộc có nguy cơ diệt vong Người nói: “Hỡi Đông Dương thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh” [24, tr.133] Lời kêu gọi của Người hàm chứa nội dung về vai trò, vị trí của thanh niên Việt Nam đối với sự tồn vong của đất nước Người cho rằng thanh niên là lớp người tiêu biểu cho sức sống của một dân tộc, thực dân Pháp đang dùng rượu cồn và thuốc phiện làm u mê, đần độn thế hệ trẻ nhằm huỷ diệt sức sống ấy, vì vậy thanh niên phải sớm “hồi sinh” để góp phần “hồi sinh” dân tộc Đây là quan điểm đánh giá một cách khách quan, khoa học vai trò của thanh niên đối với vận mệnh dân tộc

Thanh niên phải là những người sẵn sàng xung phong trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của thực dân, phong kiến Vận

Trang 15

mệnh của Đông Dương, trong đó có Việt Nam, mất hay còn là nằm trong tay thanh niên Theo Hồ Chí Minh, muốn giải phóng Đông Dương, giải phóng dân tộc, phải trông cậy vào lực lượng thanh niên, muốn thức tỉnh một dân tộc trước hết phải thức tỉnh thanh niên Người khẳng định: “Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ Dân tộc được giải phóng, thanh niên mới được tự do Vì vậy thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc” [36, tr.129]

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã dựa trước tiên vào thanh niên, tổ chức, giáo dục, huấn luyện họ để vận động tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến hành giải phóng dân tộc Người sáng lập, rèn luyện Đảng ta từ tổ chức tiền thân của Đảng là “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội” Hầu hết số đảng viên thuộc lớp đầu tiên của Đảng đều là thanh niên, các đồng chí Tổng Bí thư lúc đó của Đảng cũng ở tuổi thanh niên: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ Người chỉ ra tiềm năng to lớn của tuổi trẻ trong công cuộc kiến thiết và xây dựng nước nhà: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng cường quốc năm châu được hay không, một phần lớn chính là nhờ ở công học tập của các cháu” [27, tr.33] Từ đó, Người khẳng định vị trí, vai trò của thanh niên trong sự phát triển, trường tồn của dân tộc: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [28, tr.185]

Để xứng đáng với vị trí đó, Người luôn nhấn mạnh vai trò xung kích đi đầu của thanh niên trong mọi hoạt động: “Thời đại này là thời đại vẻ vang của thanh niên Mà thanh niên phải là những đội xung phong trên các mặt trận chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật” [33, tr.390] Thanh niên phải không được lùi bước trước bất cứ khó khăn, gian khổ nào, không có quyền từ chối

Trang 16

bất cứ sự hy sinh nào, thanh niên phải làm tất cả để nhanh chóng chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, đưa sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của chúng ta đến toàn thắng Một nhiệm vụ cấp bách của thanh niên là phải hăng hái tiến quân vào khoa học kỹ thuật để đưa sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa tiến đến thắng lợi vẻ vang Trong tư tưởng văn hoá, thanh niên phải không ngừng giác ngộ xã hội chủ nghĩa, ra sức rèn luyện lập trường giai cấp

vô sản Vì chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là sản phẩm của đường lối cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, là sản phẩm tư tưởng của giai cấp vô sản, vì có thấm nhuần quan điểm, lập trường của giai cấp vô sản thì mới hiểu đúng và giải quyết đúng các vấn đề phức tạp trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong cuộc sống của mỗi người Đồng thời, thanh niên phải luôn luôn

là lực lượng xung kích trong cuộc đấu tranh chống âm mưu xâm chiếm, phá hoại của kẻ thù

“Thanh niên chúng ta phải sống có lý tưởng cao thượng, mà muốn có lý tưởng cao thượng thì phải có lập trường dứt khoát rõ ràng về cái sống và cái chết, về cống hiến và hưởng thụ” [33, tr.390] Tuổi thanh niên là tuổi để cống hiến Nếu chúng ta nghĩ nhiều đến hưởng thụ, đặt hưởng thụ lên cao hơn tinh thần phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc thì tức là chúng ta đã hạ thấp phẩm chất của người thanh niên cách mạng, đã sống hoài những ngày đẹp nhất trong cuộc đời của chúng ta Thanh niên phải lấy sự hy sinh phấn đấu cho cách mạng làm hạnh phúc cao cả nhất của đời mình, không được để cho tình cảm cách mạng nguội lạnh vì những tính toan được mất cho cá nhân Người nào chỉ nghĩ đến lợi ích vật chất, chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình thì dù cho họ có ở lầu son gác tía, ăn mâm cao cỗ đầy, họ vẫn chỉ là một kẻ nghèo nàn vì đầu óc họ trống rỗng, quả tim họ không đập cùng một nhịp với cách mạng Thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh phải là những thanh niên biết cống hiến nhiệt tình và sức trẻ cho sự phát triển lâu bền của đất nước

Trang 17

Cách mạng là sự nghiệp lâu dài, đầy khó khăn và thử thách của nhiều thế hệ Mỗi thế hệ chỉ có thể đi hết một chặng đường trên con đường vạn dặm của lịch sử Hồ Chí Minh thấy rõ khả năng tối đa mà thế hệ đi trước có thể làm được, cũng như cái giới hạn tự nhiên mà thế hệ đó không thể vượt qua:

“Con người ai cũng sinh ra, lớn lên, già đi rồi chết” Do đó thế hệ đi trước phải bàn giao, trao truyền lại thành quả, kinh nghiệm của mình cho thế hệ tiếp sau Bàn giao thế hệ không chỉ là trao lại những gì đã có mà quan trọng hơn, khó khăn hơn nhiều là chuẩn bị cho lớp người đi sau những gì cần thiết để họ

có khả năng giữ gìn, bảo tồn và phát huy những thành quả quý báu mà các thế

hệ trước đã tạo ra, đồng thời có khả năng thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm

vụ của cách mạng trong mỗi chặng đường lịch sử Chính vì vậy, vai trò của thanh niên không những chỉ là “người tiếp sức” cho cách mạng mà còn là người dìu dắt thế hệ cách mạng cho đời sau: lớp măng non nhi đồng của đất nước - tương lai của dân tộc Đoàn Thanh niên Lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sỹ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội và chủ nghĩa cộng sản

Người đánh giá thanh niên với tất cả những ưu điểm vốn có của họ, đồng thời Người cũng luôn chỉ ra những mặt yếu, những nhược điểm của thanh niên Đó là: sự thiếu từng trải trong cuộc sống, một số chưa chịu khó học tập, mắc bệnh hình thức, bệnh cá nhân, tự cao, tự đại Người yêu cầu thanh niên phải chống tâm lý ham sung sướng, tránh khó nhọc, chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay; chống lười biếng, xa xỉ, chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang

Từ sự nhìn nhận toàn diện đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra cho chúng

ta ý nghĩa, phương pháp luận trong việc đánh giá thanh niên: thanh niên là người đang trưởng thành chứ chưa phải đã trưởng thành, họ có nhiều mâu

Trang 18

thuẫn trong quá trình đang lớn lên Do đó phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu là con đường để tự hoàn thiện nhân cách của thanh niên Từ đó, Người chỉ rõ nhiệm vụ của thanh niên: “Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng cho mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó” [28, tr.185]

Hồ Chí Minh là người rất quan tâm đến sự phát triển của thanh niên, trước hết là phát triển trí tuệ “Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ Khi dân tộc được giải phóng thì thanh niên được tự do” [30, tr.398] Với tư cách là người tự do, thanh niên

có những yêu cầu khác để phát triển như: yêu cầu về học tập, về đào tạo ngành nghề, về cuộc sống mới Người nói: “Từ cách mạng Tháng Tám đến nay, thanh niên có cơ hội để phát triển một cách rộng rãi và mau chóng hơn

Đó là sự phát triển toàn diện về học vấn, trí tuệ, nghề nghiệp, thể chất…”

Nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của chế độ mới, hướng về những người chủ tương lai của nước nhà, với niềm tin yêu vô hạn, trong “Thư gửi các học sinh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn

ở công lao học tập của các em” [27, tr.33]

Theo dõi sự phát triển của phong trào thanh niên, Hồ Chí Minh nói lên niềm tin tưởng ở tiền đồ của dân tộc: “Bác rất tự hào, sung sướng và thấy mình như trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang” [36, tr.209]

Như vậy, thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, có vai trò quyết định sự thịnh suy, tồn vong của nước nhà Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thanh niên đã ăn sâu vào tư tưởng, tình cảm, quán triệt trong hành động cách mạng của thế hệ trẻ Việt Nam Qua các giai đoạn phát triển

Trang 19

của cách mạng, thanh niên ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thể hiện vai trò tiên phong trong công cuộc giữ nước và xây dựng Tổ quốc theo con đường xã hội chủ nghĩa đã được lựa chọn và khẳng định Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thanh niên tiếp tục thể hiện vai trò của mình, đi theo tư tưởng của Người, xứng đáng với niềm tin của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh Đó chính là những biểu hiện sinh động của việc nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thanh niên - sinh viên trong cách mạng Việt Nam

1.1.2 Quan niệm Hồ Chí Minh về nhiệm vụ thanh niên - sinh viên

Vai trò và nhiệm vụ là hai bộ phận không thể tách rời trong một chỉnh thể thống nhất, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau Nếu vai trò càng cao thì nhiệm vụ sẽ đòi hỏi càng nhiều Theo lôgíc biện chứng đó với việc khẳng định vai trò của thanh niên trong cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng luôn đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ đối với thanh niên Trong bài “Nhiệm vụ của thanh niên ta” đăng trên báo Nhân dân

số 657, ngày 20 tháng 12 năm 1955 Người viết: “Lực lượng lớn thì phải có nhiệm vụ lớn Cho nên trong mọi công việc khôi phục kinh tế, củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam… trên các mặt trận đấu tranh để thống nhất nước nhà, toàn thể thanh niên gái và trai phải cố gắng nhiều hơn nữa, tiến bộ hơn nữa, để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của thanh niên”[31, tr.94-95]

Trong mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc cách mạng, Hồ Chí Minh đều

đề ra các nhiệm vụ cho thanh niên Năm 1926, nhiệm vụ quan trọng nhất đặt

ra là vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chuẩn bị

về mặt tư tưởng bằng cách đưa một số thanh thiếu niên đi học lý luận Mác - Lênin Nhiệm vụ của thanh niên lúc này là học tập và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin: “Chúng tôi đã đưa đến Quảng Châu một số trẻ em An Nam Chúng tôi đã lập một nhóm thiếu nhi Chúng tôi muốn gửi ba hay bốn em qua

Trang 20

tr.227] Năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang gay go ác liệt, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ cho thanh niên qua “Thư gửi các bạn thanh niên”: “Mỗi thanh niên phải kiên quyết làm bằng được những việc sau đây:

a) Các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì nhường người ta hưởng trước

b) Các việc đáng làm, thì khó mấy cũng cố chịu quyết làm cho kỳ được c) Ham làm những việc ích quốc lợi dân Không ham địa vị và công danh phú quý

d) Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc

e) Quyết tâm làm gương về mặt: siêng năng, tiết kiệm, trong sạch f) Chớ kiêu ngạo, tự mãn, tự túc Nói ít làm nhiều, thân ái đoàn kết” [28, tr.185-186]

Năm 1965, khi cả nước đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở miền Nam, Người đề ra các nhiệm vụ trong “Thư gửi thanh niên”:

- Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”[34, tr.454] “Không sợ gian khổ hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước”[34, tr.504]

- “ Tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do

- Luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị

- Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật

và quân sự

- Luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo”[34, tr.505]

Trang 21

Năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi vào giai đoạn quyết liệt, Hồ Chí Minh nhắc nhở thanh niên:

“- Phải nêu cao ý chí chiến đấu, tinh thần cảnh giác cách mạng, cùng quân dân ta quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược

- Luôn luôn đoàn kết, ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hoá để ngày càng tiến bộ ” [34, tr.435]

Như vậy, nhiệm vụ của thanh niên gắn chặt với nhiệm vụ của cách

mạng, hay nói cách khác, thanh niên thực hiện nhiệm vụ của mình là thực

hiện nhiệm vụ của cách mạng Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ của thanh niên

toàn diện trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận nhưng tựu trung lại là: Trung

thành với Tổ quốc, với nhân dân; anh dũng chiến đấu và hăng hái lao động sản xuất; trau dồi đạo đức cách mạng; ra sức học tập; dìu dắt thiếu niên nhi đồng

Đồng thời với việc đặt ra yêu cầu về sự tu dưỡng, rèn luyện lý tưởng, chí khí, đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhiệm vụ chính của

thanh niên học sinh là học” [30, tr.398] Mục đích của việc học tập là để

phụng sự cho nhân dân, cho Tổ quốc Việc học tập cần phải tiến hành thường xuyên và ở mọi nơi, mọi lúc, “học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân” [29, tr.50] Người nhấn mạnh “không học ở nhân dân là một thiếu sót rất lớn” [29, tr.50]

Người luôn yêu cầu, nhắc nhở thanh niên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, bởi đây là điều kiện quan trọng để họ cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân Trình độ học vấn, khoa học, kỹ thuật và công nghệ là lực lượng vật chất tác động trực tiếp đến năng suất lao động, hiệu quả làm việc của mỗi người đặc biệt là thanh niên

Trang 22

Chính vì thế, thanh niên luôn phải trau dồi bản thân, luôn “phải học và học cho giỏi”[33, tr.621] Cách mạng luôn cần những con người có cả đức lẫn tài, vừa hồng vừa chuyên

Xuất phát từ quan điểm coi thanh niên là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng, Đoàn thanh niên là đội hậu bị của Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định:

“Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà

Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên”[31, tr.95]

Chính vì thế, thanh niên luôn phải trau dồi bản thân, luôn “phải học và học cho giỏi” Cách mạng luôn cần có những con người có cả đức lẫn tài, vừa hồng vừa chuyên

Một trong 5 điều Bác Hồ dạy thanh niên là: “… Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân” [30, tr.505] Đây là yếu tố quyết định trong quá trình hình thành phẩm chất cách mạng cũng như nhân cách con người mới đối với cán bộ, đoàn viên, thanh niên Tình cảm cũng như chí khí cách mạng được thực hiện trong hành động hàng ngày của từng người với những hiệu quả khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ khác nhau Nói cách khác là hành động đạt được ít hay nhiều là tuỳ thuộc vào trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghệ của bản thân chủ thể

Trong thời đại công nghệ thế giới phát triển như vũ bão, vấn đề học tập nâng cao trình độ của thanh niên càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Đây

là một trong những điều kiện tiên quyết giúp thanh niên không ngừng vươn tới chiếm lĩnh những đỉnh cao của văn minh nhân loại, phấn đấu trở thành nhân tài trên nhiều lĩnh vực góp phần xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như mong mỏi của Bác

Hồ lúc sinh thời

Trang 23

Với vai trò, lực lượng to lớn là những người trẻ tuổi hăng hái, đầy tinh thần quyết tâm cách mạng, theo Hồ Chí Minh thanh niên phải hy sinh, cống hiến nhiều nhất cho đất nước, phải biết “tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc” Đây là một nhiệm vụ, một yêu cầu đặt ra và không dễ thực hiện, đòi hỏi mỗi thanh niên phải không ngừng rèn luyện, nâng cao đạo đức, chí khí, tinh thần cách mạng…

Trong bài “Nhiệm vụ của thanh niên ta” năm 1955, Hồ Chí Minh viết:

“Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì

Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?” [30, tr.455] Trong hoàn cảnh ngày nay, khi mà tư tưởng tự tư, tự lợi đang làm suy yếu nhiều lĩnh vực trong đời sống và đạo đức, thì lời dạy đó của Bác càng làm cho chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều, và cũng không phải chỉ riêng thanh niên suy nghĩ

Đây là sự đúc kết một cách đầy đủ, ngắn gọn, khúc triết nhất của Hồ Chí Minh về nhiệm vụ thanh niên, trong đó đã làm bật lên yêu cầu thanh niên phải biết hy sinh, cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc

Trong thời kỳ hiện nay đây vẫn là câu hỏi, là nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi thanh niên Lời dặn của Người đã trở thành câu hát luôn được vang lên trong từng hoạt động của thanh niên Việt Nam: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc thân yêu!”

Hồ Chí Minh rất chú ý đến vai trò xung kích, xung phong của thanh

niên nên Người còn nhấn mạnh: “Về nhiệm vụ của thanh niên, nam nữ thanh

niên phải làm sao thực hiện được tốt khẩu hiệu:

Việc gì khó có thanh niên

Ở đâu khó có thanh niên” [32, tr.310]

Trang 24

Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi thanh niên phải có chí tiến thủ, có ý chí cách mạng kiên cường để không ngừng tiến bộ và vượt qua mọi khó khăn thử thách

“Thanh niên cần phải có chí tự động, tự cường, tự lập

Phải có khí khái ham làm việc chứ không ham địa vị

Phải có quyết tâm đã làm việc gì thì làm cho đến nơi đến chốn, làm cho

kỳ được, phải có lòng ham tiến bộ, ham học hỏi, học luôn, học mãi Học văn hoá, học chính trị, học nghề nghiệp

Phải có lòng kiên quyết tham gia kháng chiến để đấu tranh cho kỳ được thống nhất và độc lập, dân chủ và tự do

Như thế mới xứng đáng thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà” [28, tr.375]

Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhiệm vụ của thanh niên là nhất quán,

có cơ sở xuất phát từ nhiệm vụ cách mạng chung Tuy nhiên nếu xét ở góc độ thanh thiếu niên là lực lượng hậu bị của Đảng, là đội quân kế cận của cách mạng mới thấy hết ý nghĩa sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Cốt lõi trong nhiệm vụ của thanh thiếu niên là phấn đấu cho lý tưởng của Đảng, là trau dồi đạo đức cộng sản, là hy sinh phấn đấu cho Tổ quốc, cho nhân dân Đó là điều

cơ bản nhất, quan trọng nhất, nhất quán trong phẩm chất của người cộng sản Thanh niên thực hiện nhiệm vụ của mình không chỉ là thực hiện nhiệm vụ chung của cách mạng, mà còn là thực hiện nhiệm vụ của những người cộng sản trẻ trên bước đường cống hiến, phấn đấu để hoàn thiện mình theo lý tưởng của Đảng

Đối với thế hệ trẻ, để thực sự là lực lượng nòng cốt trong xây dựng xã hội mới, cần phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh dạy: “Thanh niên ta phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải trau dồi đạo đức của người cách mạng” Bởi theo Người đạo đức chính là cái gốc, cái nền cơ

Trang 25

người cách mạng chân chính, hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân

Có tài mà không có đức, tham ô hủ hoá, có hại cho nước nhà

Chính vì vậy thanh niên phải không ngừng tự mình nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc mà trước hết là tình yêu thương những người ruột thịt, bạn bè, đồng loại

Một nhiệm vụ lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho thanh niên là

“phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai, tức là các cháu nhi đồng”[33,

tr.488] Người còn lưu ý thanh niên nội dung và phương pháp dạy các cháu

nhi đồng “phải giữ gìn toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động,

trẻ trung của chúng”[29, tr.85] Bác luôn lưu ý đến đặc điểm lứa tuổi của thế

hệ trẻ khi giáo dục, không chỉ nói đến học tập, công tác mà còn dặn dò phải biết vui chơi, giải trí, đừng để cho thanh niên, nhi đồng biến thành những

người “già sớm”

mà còn có nhiệm vụ chống cái xấu ngay trong bản thân mình Bác chỉ rõ những khuyết điểm mà thanh niên thường mắc phải là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng… chỉ khi nào chúng ta loại bỏ

được “kẻ thù” ngay trong chính bản thân mình thì chừng đó chúng ta mới có

thể trở thành con người chí công vô tư được

Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng những quan điểm của Người về vai trò, nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị

Trong thực tế cách mạng Việt Nam, mỗi khi đất nước phát huy được sức mạnh tổng hợp của dân tộc, sức mạnh của thanh niên thì mọi công việc đều thành công và ngược lại khi cả nước không đồng lòng, thanh niên không đồng sức thì công việc đó sẽ rất khó thành công

Trang 26

Hiện nay, hơn lúc nào hết toàn Đảng, toàn dân nói chung, thanh niên nói riêng cần quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Hồ Chí Minh trong Di chúc để

lại: “… Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái

xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” [35, tr.98]

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trong bất kỳ giai đoạn nào của cách

mạng, thế hệ trẻ luôn là một lực lượng quan trọng Chính vì vậy trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù bận trăm công nghìn việc to lớn đối nội, đối ngoại vì nước, vì dân nhưng Người đã dành biết bao công sức và trí tuệ cho việc đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên - sinh viên nước ta thành những lớp người hăng say đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội

1.2.1 Giáo dục lý tưởng cách mạng

Lý tưởng nói chung, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa nói riêng là một khái niệm chính trị - xã hội mang tính lịch sử Lý tưởng cách mạng là mục tiêu cao quý nhất, đẹp đẽ nhất, là nhu cầu khát vọng mà tuổi trẻ phấn đấu để đạt tới

Nó là mục đích cao nhất của lẽ sống và khát vọng sống Với tư cách là mô hình cấu trúc hiện tại của tương lai, lý tưởng có ý nghĩa quyết định, chi phối nội dung, mục đích mà con người đặt ra Đồng thời nó là một khái niệm do cá nhân định hình và trở thành tiêu chí đánh giá hiện thực khách quan trong hiện tại, mọi hoạt động cá nhân đều được định vị bởi mục đích cao cả này Vì thế,

lý tưởng là một bộ phận hợp thành của cấu trúc tâm lý - xã hội của một nhân cách sống, của mọi hoạt động sống, là một bộ phận của thế giới quan, nhân sinh quan, có vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội

Trang 27

Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa được phản ánh trong các quy luật lịch sử tất yếu khách quan, là lý tưởng tiên tiến nhất của thời đại, mang bản chất khoa học, nhân đạo, đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử quan hệ

xã hội và cá nhân con người Đó cũng chính là lý tưởng của dân tộc ta, thanh niên ta từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo Lý tưởng đó được Hồ Chí Minh nhận thức, giác ngộ, xây những viên gạch đầu tiên làm nền móng, sau đó trở thành mục đích, lý tưởng cao nhất trong khát vọng sống của cả dân tộc Đối với thanh niên Việt Nam, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là mục đích kiên định, khát vọng sống của nhiều thế hệ tiếp nhau và mang đậm dấu ấn lịch sử Khi đất nước còn là thuộc địa, lý tưởng đó là sự phấn đấu giành độc lập dân tộc Trong những năm tháng chiến tranh, lý tưởng ấy được đúc thành chân lý thời đại qua lời của Hồ Chủ tịch: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” Vì khát vọng tự do, độc lập, hàng triệu thanh niên Việt Nam đã không tiếc máu xương, hy sinh tuổi thanh xuân của mình Trong cả chiều dài lịch sử sau này, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội bao giờ cũng là tiêu điểm định hướng hoạt động của thanh niên, là cơ sở để xác định chuẩn giá trị của tuổi trẻ Tấm gương hy sinh của liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc là hình ảnh sinh động, chân thực và rõ nét nhất về những năm tháng sống, chiến đấu trong “mưa bom bão đạn” của quân thù Họ tiêu biểu cho một thế hệ thanh niên Việt Nam với bản lĩnh vững vàng vươn lên mọi khó khăn, chấp nhận hy sinh cho lý tưởng cao cả - giải phóng đất nước

Tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên là công việc cần thiết và cấp bách, nhưng cũng là công việc lâu dài Người thanh niên Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, với lý tưởng cộng sản là Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh, và từ đó Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, cứu dân Chính Người đã lựa chọn thanh niên là đối tượng đầu tiên để tổ chức mở lớp huấn

Trang 28

luyện chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền bá đường lối cách mạng vô sản

Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ là vấn đề được Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu, trước hết là giáo dục nhận thức để giác ngộ lý tưởng: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Người dạy rằng: Thanh niên có giác ngộ lý tưởng mới giúp họ hiểu lý tưởng đó cao đẹp như thế nào, mới xây dựng cho họ niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cách mạng Giác ngộ

lý tưởng cách mạng đó cho thanh niên còn làm cho họ thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện lý tưởng, đồng thời có quan điểm và hành động đúng đắn đề biến lý tưởng thành hiện thực Nói cách khác, giáo dục lý tưởng cách mạng chính là giáo dục cho thanh niên lý tưởng sống và niềm tin vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lý tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục cho thế hệ trẻ, các thế hệ cách mạng đời sau là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin Ðó là lý tưởng cách mạng của giai cấp công nhân

và nhân dân lao động: Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; lấy hạnh phúc của nhân dân, của con người là mục tiêu cao nhất, nhằm đưa lại cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được sống trong xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người

Xác định rõ vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên đối với tương lai, vận mệnh của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cộng sản cho thanh niên Theo Hồ Chí Minh, giáo dục tình cảm cách mạng là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của giáo dục

lý tưởng cách mạng cho thanh niên Đó là lòng tin yêu đối với Đảng, với giai cấp công nhân, với nhân dân lao động, với chế độ xã hội chủ nghĩa… Bác ân cần khuyên nhủ thanh niên: “chúng ta không một phút nào được quên lý

Trang 29

tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta” [35, tr.93] Lý tưởng mà Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục cho thanh niên là suốt đời làm cách mạng phấn đấu cho đất nước hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới Theo Hồ Chí Minh, có giác ngộ lý tưởng mới giúp thanh niên hiểu lý tưởng đó cao đẹp như thế nào, thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện lý tưởng Với nghĩa đó, giác ngộ lý tưởng cách mạng chính là giáo dục cho thanh niên lý tưởng sống và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo

Ðối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ không phải là cái gì quá cao xa mà là gần gũi, giản dị, dễ hiểu Chẳng hạn, Người quan niệm chủ nghĩa xã hội là dân giàu, nước mạnh Trong chủ nghĩa

xã hội ai cũng phải làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả Ðối với người già, ốm đau thì được xã hội chăm lo nhưng không chấp nhận lười biếng, lười lao động, lười học tập Phải giáo dục cho mọi người ý thức cần kiệm liêm chính, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, ai không làm thì không hưởng

Với lý tưởng cộng sản, trong quá trình đấu tranh cách mạng, các thế hệ thanh niên đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình Lớp thanh niên tham gia ngay từ những ngày đầu cách mạng đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, phấn đấu rèn luyện trở thành những người cộng sản tiền bối, tiêu biểu, xuất sắc của Đảng và dân tộc như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai… Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thanh niên Việt Nam đã phấn đấu quên mình cho mục tiêu: độc lập dân tộc và thống nhất đất nước với khẩu hiệu hành động: “vì chủ nghĩa xã hội, vì lý tưởng cộng sản, thanh niên anh dũng tiến lên”…

Trang 30

Lý tưởng cách mạng và vấn đề hiện thực hoá lý tưởng của thanh niên là nguồn sức mạnh của tuổi trẻ Việt Nam Thanh niên phải xác định đúng đắn lý tưởng và mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, học tập, lao động, sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm thực hiện bằng được lý tưởng, mục tiêu đó để lập thân, lập nghiệp, đồng thời góp phần xứng đáng trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước

1.2.2 Giáo dục những phẩm chất đạo đức cách mạng

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi thanh niên là rường cột của đất nước, là tương lai của dân tộc Vì thế, Người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thanh niên nhằm giúp họ trở thành những người công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt của nước nhà, những người vừa “hồng”, vừa “chuyên”, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ để đào tạo họ thành lớp người thừa kế xây dựng chủ nghĩa

xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”[35, tr.510]

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là cái gốc của người cán bộ, đảng viên, của người đoàn viên thanh niên cộng sản: có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng Người chỉ rõ:

“Thanh niên phải có đức, có tài Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”[32, tr.172] Người dạy “Thanh niên ta cần phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải trau dồi đạo đức của người cách mạng”[33, tr.305]

Trang 31

Từ cuộc sống thực của nhân dân, cuộc đời thực của con người và xã hội Việt Nam, từ sự từng trải sâu sắc và tu dưỡng của chính mình, từ niềm tin lớn lao vào khát vọng và sức vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ của con người Hồ Chí Minh đã khái quát thành những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam, những chuẩn mực của nền đạo đức cách mạng Việt Nam mà thanh niên chúng ta cần học tập và noi theo

Một là, trung với nước hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của đạo đức

cách mạng Giáo dục thanh niên có đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và hiếu với dân

Theo truyền thống đạo đức của dân tộc ta, làm người phải lấy đạo đức

“trung, hiếu” làm đầu Kế thừa truyền thống đó, Hồ Chí Minh đã coi “trung, hiếu” là phẩm chất đạo đức bao trùm, chi phối các phẩm chất khác Song quan niệm “trung, hiếu” của Hồ Chí Minh có nội dung mới và cách mạng so với chữ “trung”, chữ “hiếu” trước đây Trước đây, “trung” có nghĩa là trung quân, trung thành với nhà vua, trung thành với vua cũng có nghĩa là trung thành với nước vì vua với nước là một, vua là nước, nước là nước của vua Hiếu là hiếu với nhân dân, trong đó có hiếu với cha mẹ mình Hiếu với dân cũng có nghĩa là tuyệt đối trung thành phục vụ nhân dân, “lấy dân làm gốc”, phải phát huy truyền thống làm chủ của nhân dân Người lãnh đạo phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, lại phải thường xuyên quan tâm đến việc cải tạo nâng cao dân trí, để nhân dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước, quyền thì hưởng còn trách nhiệm thì phải làm tròn Có được cái đức ấy thì người cách mạng sẽ được dân tin yêu, quý mến, kính trọng, nhất định sẽ tạo ra được sức mạnh to lớn cho cách mạng

Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không những

kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó

Trang 32

Trung với nước là sự trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước của dân tộc Như vậy, trung với nước thì thanh niên phải luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết; là quyết tâm suốt đời phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng, của cách mạng, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng mình cho độc lập dân tộc và CNXH; là phấn đấu thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Theo Hồ Chí Minh,

“yêu Tổ quốc là cái gì trái với quyền lợi của Tổ quốc, chúng ta kiên quyết chống lại”[30, tr.398] là làm cho “dân giàu, nước mạnh” Vì vậy, “yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày mỗi ấm no thêm, Tổ quốc ngày một giàu mạnh thêm”[32, tr.173] Tuổi trẻ phải trọn đời phấn đấu thực hiện lý tưởng và có nghị lực to lớn để vượt qua khó khăn thử thách thực hiện bằng được lý tưởng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức thực hiện

Hiếu với dân, khẳng định sức mạnh, vai trò thực sự của nhân dân Dân

là gốc nước, sáng tạo ra của cải vật chất, làm nên lịch sử Thanh niên phải biết yêu mến và quý trọng nhân dân, học tập, làm việc, chiến đấu vì nhân dân Chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, giúp đỡ nhân dân vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống Đấu tranh chống lại mọi biểu hiện sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân Có như vậy thanh niên mới được dân tin, dân mến, dân yêu Đây là cơ sở thanh niên đoàn kết với dân nhằm tạo ra sức mạnh to lớn cho cách mạng Hiếu với dân là giáo dục thanh niên biết “hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến quần chúng”[32, tr.290] Và “hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân, biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân”[32, tr.173]

Tóm lại trung với nước, hiếu với dân thì thanh niên phải có trách nhiệm đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc

Trang 33

lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng

Hai là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư là phẩm chất được Hồ

Chí Minh đề cập nhiều nhất, thường xuyên nhất trong các bài viết bài nói về đạo đức cách mạng Người đoàn viên thanh niên cần hiểu rằng phẩm chất này gắn với hoạt động thực tiễn được thể hiện cụ thể, hằng ngày của mỗi người đoàn viên, là cái nhìn thấy được của đạo đức, không thể che giấu, gắn chặt giữa lời nói và việc làm, suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ

Theo Hồ Chí Minh, cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng Phẩm chất này gắn liền

và là biểu hiện cụ thể của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” Nó lấy bản thân mỗi người làm đối tượng điều chỉnh Nó diễn ra hằng ngày, hàng giờ, trong công tác, sinh hoạt gia đình và xã hội Cần, kiệm, liêm, chính cũng

là những khái niệm đạo đức truyền thống được Hồ Chí Minh đưa vào những nội dung và yêu cầu mới Người chỉ rõ: “Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc” [28, tr.631]

Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con người, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương, thiếu một đức thì không thành người

Mỗi chữ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đã được Hồ Chí Minh giải thích rất rõ, rất cụ thể, rất dễ hiểu đối với mọi người

Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo,

có năng suất cao, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm Cần có nghĩa là “làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm Làm cho chóng, cho chu đáo Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai” [28, tr.104] Cần tức là “tăng năng suất trong công tác, bất kỳ công tác gì” [30, tr.392] Phải thấy rõ: “Lao động là

Trang 34

nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta” Người dạy thanh niên phải học tập tốt, lao động tốt Rèn luyện đức “cần”, thanh niên phải chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc Người cho rằng, ngược lại với cần là lười biếng “Lười biếng là kẻ địch của chữ cần” Vì vậy, “Lười biếng là kẻ địch của dân tộc” [28, tr.634] Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay Vì đó là những thói xấu kìm hãm chí tiến thủ của thanh niên

Kiệm tức là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”

[28, tr.636] Tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to, mọi người đều phải tiết kiệm Theo Người, tiết kiệm là: Khi không cần tiêu thì một đồng xu cũng không tiêu Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng Như thế mới đúng là kiệm Việc đáng tiêu mà không tiêu là bủn xỉn, chứ không phải là tiết kiệm Ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc cũng không phải là kiệm

Tiết kiệm với mục đích giúp sản xuất phát triển, cải thiện đời sống cho nhân dân, phục vụ yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc Tiết kiệm là một quy luật đi lên của đất nước, không phải chỉ nước nghèo mới thực hành tiết kiệm, mà cả nước giàu cũng phải tiết kiệm Tiết kiệm để sử dụng thời gian, nhân lực, vật lực, trí tuệ của con người một cách hiệu quả hơn Tiết kiệm cũng

là hình thức giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng và huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Vì vậy, tiết kiệm mang ý nghĩa tích cực Trong giáo dục, Hồ Chí Minh luôn cụ thể hóa đức kiệm cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng lớp thanh niên để họ dễ hiểu,

dễ nhớ, dễ vận dụng Thanh niên trong lực lượng vũ trang phải biết tiết kiệm súng đạn, quân trang, quân dụng Thanh niên trường học phải biết tiết kiệm

Trang 35

giấy, bút; không lãng phí thời gian cho những hoạt động vô ích; phải tích cực học tập và học cho thật tốt…

Liêm tức là “trong sạch, không tham lam” [28, tr.640], luôn luôn tôn

trọng gìn giữ của công và của dân, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”; phải “trong sạch, không tham lam”, “không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng Không ham người khác tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá” Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ” [28, tr.252] Liêm là thước đo để phân biệt người với loài vật…

Chính “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn Điều gì không

đứng đắn, thẳng thắn tức là tà” [28, tr.643] Đối với mình, người chính tức là không tự cao tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm những lời mình đã nói, những việc mình đã làm để phát triển điều hay, sửa chữa điều dở của bản thân mình Đối với người, không nịnh hót người trên, xem thường người dưới: luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, thật thà đoàn kết , không dối trá, lừa lọc Phải học người và giúp người tiến bộ Phải thực hành chữ bác ái Đối với việc, để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà Đã phụ trách việc gì thì quyết tâm làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó khăn, nguy hiểm, việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh, mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước cho dân

Về chí công, vô tư, chí công là công bằng, công tâm, vô tư là không

thiên tư, thiên vị Người nói: “Đem lòng chí công mà đối với người, với việc”,

“khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” [28, tr.186]

Chí công vô tư về thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư; ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng

Trang 36

vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm,liêm, chính

và có nhiều tính tốt khác Bồi dưỡng phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư sẽ làm cho con người vững vàng trước mọi thử thách Nhưng đây lại là vấn đề phức tạp, nói dễ, làm khó và trong cuộc sống vẫn thường hay vi phạm Bởi vì nó động chạm đến nhiều mặt lợi ích cá nhân Nếu không vượt qua được chủ nghĩa cá nhân thì bất cứ ai cũng có thể sa vào những hành vi vô đạo đức

Chí công vô tư còn là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân Người cho rằng, chí công vô tư là phải biết đặt (có khi phải gạt bỏ lợi ích cục bộ) lợi ích bộ phận dưới lợi ích chung, căn bản của cách mạng Luôn luôn đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao động lên trên hết, lên trước lợi ích của cá nhân mình Hết lòng phụng sự nhân dân Vì Đảng vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi công việc Khi làm bất cứ việc gì thanh niên cũng đừng nghĩ đến mình trước mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân

đã

Để thực hiện khẩu hiệu “Việc gì khó có thanh niên, đâu cần thanh niên có”[32, tr.310], Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cho mỗi thanh niên phương hướng hành động để từ đó có một hướng đi đúng đắn, sát với thực tiễn Thanh niên

đã làm được rất nhiều điều quan trọng cho Tổ quốc, nhưng theo Người “chớ

vì thế mà tự cao, tự đại, phải khiêm tốn, luôn luôn cố gắng mới vượt qua mọi khó khắn để giành lấy thành tích nhiều hơn và lớn hơn” Người nhấn mạnh:

“Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt… phải xung phong đến những nơi khó khăn để xây dựng chủ nghĩa xã hội” [33, tr.620] Xung phong là đi trước, làm trước để lôi cuốn quần chúng chứ không phải là

xa rời quần chúng Đồng thời, Người phê phán mạnh mẽ những thanh niên chỉ bo bo đến lợi ích riêng của mình, tự tư, tự lợi, tham lam vật chất, ham

Trang 37

sung sướng, tránh khó nhọc, lười biếng, coi thường lao động, xa xỉ, kiêu ngạo… Người yêu cầu thanh niên phải luôn trau dồi phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, chống lãng phí, tham ô…

Hồ Chí Minh nhắc nhở thanh niên khi giải quyết mối quan hệ giữa nghĩa

vụ và quyền lợi thì bao giờ cũng phải chú ý nghĩa vụ trước Người viết:

“Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã làm gì cho mình những gì Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào” [30, tr.455]

Khi làm bất cứ việc gì, thanh niên cũng đừng nghĩ đến mình trước mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân đã Người từng phân tích và căn dặn: Huy hiệu của thanh niên là tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên; ý nghĩa của nó là thanh niên phải xung phong gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong rèn luyện đạo đức cách mạng Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong cuộc kháng chiến và kiến quốc

Ba là, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, Hồ Chí Minh còn

chú trọng đến việc giáo dục những phẩm chất đạo đức cao quý như: yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức đẹp đẽ và cao cả nhất mà Hồ Chí Minh yêu cầu và khẳng định đối với con người Việt Nam và chính Người đã chứng minh tuyệt vời phẩm chất đó bằng toàn bộ cuộc đời hoạt động thực tiễn sinh động và đầy sóng gió của mình Đây chính là phẩm chất cao quý của Bác mà thanh niên cần thấm đượm và noi theo

Tình yêu thương con người còn được thể hiện trong quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi người bình thường trong quan hệ hàng ngày Nó đòi hỏi mọi người phải luôn luôn chặt chẽ nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người khác Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng con người, phải biết cách nâng con người lên chứ không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người

Trang 38

Tình thương yêu con người, theo Hồ Chí Minh, còn được thể hiện đối với những người có sai lầm, khuyết điểm nhưng đã nhận rõ khuyết điểm, sai lầm và cố gắng sửa chữa, kể cả đối với những người lầm đường lạc lối đã hối cải, kể cả đối với những kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã chịu quy hàng Chính tình yêu thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp mà Hồ Chí Minh tin rằng trong mỗi người đều có, tuy nhiều ít có khác nhau

Đạo đức cách mạng là đạo đức trong hành động Do đó, yêu thương con người không chỉ dừng lại ở lời nói mà phải biểu hiện thành những việc làm cụ thể như mang lại cơm ăn, nước uống hàng ngày; là kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi xúc phạm, chà đạp lên phẩm giá con người; ra sức phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân Tình thương yêu

đó không chỉ giới hạn trong phạm vi dân tộc mà vươn tới tầm nhân loại

Bốn là, giáo dục tinh thần quốc tế trong sáng cho thanh niên - sinh viên,

biểu hiện tập trung và nổi bật ở tình đoàn kết quốc tế vì mục tiêu chung đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột, vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội, gắn liền chủ nghĩa yêu nước chân chính của dân tộc với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân

Bốn phương vô sản đều là anh em”, đó là nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần quốc tế vô sản Theo Người, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền, thống nhất và hòa quyện với chủ nghĩa yêu nước Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa sôvanh, biệt lập, kỳ thị chủng tộc, hoặc chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Tất cả những khuynh hướng lệch lạc

ấy có thể dẫn đến sự đổ vỡ của một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung

Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ rộng lớn Không phải đối với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào

Trang 39

cũng thấy được tinh thần quốc tế có hay không, trong sáng hay không trong sáng Nhưng việc giáo dục của Đảng và việc rèn luyện của cá nhân mỗi người

về tinh thần quốc tế lại không thể coi nhẹ

Việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là quá trình từ thấp đến cao Giai đoạn sau phải biết kế thừa có chọn lọc những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đã được hình thành từ giai đoạn trước, biết tìm cách khắc phục, ngăn chặn những thói hư tật xấu mới chớm nở Tính chất phức tạp của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên còn thể hiện ở chỗ, mỗi giai đoạn của lứa tuổi đòi hỏi phải có những nội dung và biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý thanh niên

Sinh viên - những người chủ tương lai của nước nhà, phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ học tập, rèn luyện hiện tại và nhiệm vụ cách mạng trong tương lai, vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp cách mạng khó khăn, gian khổ, to lớn và lâu dài

1.2.3 Giáo dục chí khí cách mạng

Cùng với việc giáo dục lý tưởng, Hồ Chí Minh cũng yêu cầu phải bồi

dưỡng chí khí cách mạng cho thanh niên Khái niệm chí khí được Người nhắc

tới nhiều trong các bài viết, bài nói với thanh niên Chí ở đây là ý chí, chí lớn, nghị lực…Khí ở đây là khí phách, khí tiết, khí hùng, dũng khí và cả “khí thiêng sông núi” hun đúc lên những con người “dám đào núi lấp biển” Sức mạnh của con người được nhân lên rất nhiều bởi ý chí Nêu thiếu chí khí thì

sẽ rất khó đương đầu với những khó khăn, thử thách, khó có thể đi tới thành công

Trước đây ông cha ta thường nói tới “chí làm trai” để động viên, cổ vũ con cháu vượt qua khó khăn, gian khổ vì sự nghiệp lớn Nhưng đó là “chí khí” nói chung, chí khí của truyền thống dựng nước và giữ nước Trong thời

Trang 40

đại mới, Hồ Chí Minh khuyên nhủ thanh niên tiếp tục phát huy “chí khí” đó trong hành động cụ thể, đó là “chí khí cách mạng”, đó chính là để làm người con “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” [34, tr.350] Không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp cách mạng

Hồ Chí Minh nói về mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: “Làm cho đời sống nhân dân ngày càng sung sướng, ăn no, mặc ấm, được học hành, ốm đau có thuốc” Song con đường đến với ấm no, hạnh phúc như Người dự báo: Còn nghìn điều muôn loại phức tạp khó khăn Vì vậy thế hệ trẻ phải luôn nâng cao chí khí cách mạng trong bất kỳ tình huống nào cũng quyết tâm vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ Bởi lẽ chí khí càng cao mới có thể: “Đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên” [29, tr.95] Sức mạnh “đào núi và lấp biển” của bao thế hệ thanh niên ta là sức mạnh của lý tưởng, của ý chí cách mạng, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Nói chuyện tại Lễ khai mạc, trường Đại học nhân dân Việt Nam năm

1955, Hồ Chí Minh căn dặn: “Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ

để tiến mãi không ngừng” [30, tr.454-455]

Bồi dưỡng, giáo dục thanh niên - sinh viên ngày nay là làm cho họ kế thừa được chí lớn của các thế hệ cha anh, biến lý tưởng cách mạng thành ý chí cách mạng, thành động lực tinh thần mạnh mẽ, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.2.4 Giáo dục tinh thần khắc phục khó khăn, chiến thắng chủ nghĩa

cá nhân

Đạo đức cách mạng luôn đối lập với chủ nghĩa cá nhân và phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân Xây dựng đạo đức cách mạng phải đi liền với

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (đồng chủ biên) (2004), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh (dưới dạng hỏi và đáp), Nxb Lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh (dưới dạng hỏi và đáp)
Tác giả: Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2004
7. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, “Tài liệu học tập trong cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh," “Tài liệu học tập trong cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
8. Nguyễn Khánh Bật (1998), Những bài giảng về môn tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Khánh Bật
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
10. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 25-NQ/TW, Hội nghị lần thứ Bảy BCH TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 25-NQ/TW, Hội nghị lần thứ Bảy BCH TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2008
11. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội IX của Đảng
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
12. Hoàng Chí Bảo (1997), “Văn hóa và sự phát triển nhân cách của thanh niên”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (số 1), tr.3-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và sự phát triển nhân cách của thanh niên”, "Tạp chí Nghiên cứu lý luận
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 1997
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức - nhân văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức - nhân văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
14. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
15. Thành Duy (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Tác giả: Thành Duy
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
16. Đoàn Nam Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục thanh niên
Tác giả: Đoàn Nam Đàn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
17. Võ Nguyên Giáp (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (xuất bản lần thứ 3), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (xuất bản lần thứ 3)
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
18. Phạm Minh Hạc (1990), Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1990
19. Nguyễn Thị Hằng (2004), “Xây dựng lối sống có văn hóa cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học chính trị, ( số 5), tr.20-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng lối sống có văn hóa cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay”, "Tạp chí Khoa học chính trị
Tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Năm: 2004
21. Trần Hậu Kiêm - Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức học và giáo dục đạo đức cho sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống phạm trù đạo đức học và giáo dục đạo đức cho sinh viên
Tác giả: Trần Hậu Kiêm - Đoàn Đức Hiếu
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
22. Đặng Xuân Kỳ (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người
Tác giả: Đặng Xuân Kỳ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
23. Nguyễn Văn Lê (2009), Học sinh, sinh viên với văn hóa đạo đức trong ứng xử xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học sinh, sinh viên với văn hóa đạo đức trong ứng xử xã hội
Tác giả: Nguyễn Văn Lê
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
24. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
25. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
26. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
27. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w