Điều đó giúp cho việc khai thác công bố và đánh giá thơ chữ Hán của các tác gia thời trung đại một cách hiệu quả hơn, có cơ sở khoa học hơn, Chính vì vậy mà đề tài luận văn của chúng tôi
Trang 1VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VN
VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN -******** -
NGUYỄN THỊ DUNG
NGHIÊN CỨU VĂN BẢN HỌC
HOÀNG VIỆT THI TUYỂN CỦA TỒN AM BÙI HUY BÍCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM
MÃ SỐ: 60.22.40 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS HOÀNG THỊ NGỌ
HÀ NỘI - 2010
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 2
PHẦN MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: BÙI HUY BÍCH VÀ HOÀNG VIỆT THI TUYỂN 15
1.1 TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BÙI HUY BÍCH 15
1.2 SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA BÙI HUY BÍCH 22
1.2.1 Tình hình chính trị xã hội và văn học thế kỷ XVIII – XIX 22
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác của Bùi Huy Bích: 27
1.3 HOÀNG VIỆT THI TUYỂN (皇越詩選): 35
1.3.1 Niên đại hoàn thành văn bản Hoàng Việt thi tuyển 36
1.3.2 Xuất xứ của Hoàng Việt thi tuyển: 36
1.3.3 Cách ghi tên tác giả, tác phẩm qua các truyền bản Hoàng Việt thi tuyển 37
1.3.4 Cấu trúc của văn bản Hoàng Việt thi tuyển 38
1.4 TIỂU KẾT 39
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC TRUYỀN BẢN HOÀNG VIỆT THI TUYỂN 41
2.1 TẬP HỢP MÔ TẢ CÁC TRUYỀN BẢN HOÀNG VIỆT THI TUYỂN 41
2.1.1 Tập hợp các truyền bản Hoàng Việt thi tuyển 41
2.1.2 Mô tả các truyền bản của Hoàng Việt thi tuyển 42
2.2 PHÂN LOẠI CÁC TRUYỀN BẢN CHỮ HÁN CỦA HOÀNG VIỆT THI TUYỂN 52 2.3 TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI THƠ TRONG HOÀNG VIỆT THI TUYỂN 58
2.4 TIỂU KẾT: 68
CHƯƠNG 3: HOÀNG VIỆT THI TUYỂN TRONG HỆ THỐNG THI TUYỂN VIỆT NAM 69
3.1 HỆ THỐNG THI TUYỂN VIỆT NAM VÀ HOÀNG VIỆT THI TUYỂN CỦA BÙI HUY BÍCH 69
3.2 SO SÁNH TÁC PHẨM HOÀNG VIỆT THI TUYỂN CỦA BÙI HUY BÍCH VÀ TOÀN VIỆT THI LỤC CỦA LÊ QUÝ ĐÔN 76
3.3 HOÀNG VIỆT THI TUYỂN VÀ SỰ THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP SƯU TẬP BIÊN ĐỊNH DI SẢN THƠ CA QUÁ KHỨ CỦA BÙI HUY BÍCH 87
3.4 TIỂU KẾT: 91
KẾT LUẬN CHUNG 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 98
Trang 3DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TRONG LUẬN VĂN
1 Tên tài liệu viết tắt:
Bản A (hoặc A): Hoàng Việt thi tuyển VHv.1451
Bản B (hoặc B): Hoàng Việt thi tuyển A.608
Bản C (hoặc C): Hoàng Việt thi tuyển VHv.2150
Bản D (hoặc D): Hoàng Việt thi tuyển VHv.1477
Bản E (hoặc E): Hoàng Việt thi tuyển VHv 49/1-2
Bản F (hoặc F): Hoàng Việt thi tuyển VHv.1780
Bản G (hoặc G): Hoàng Việt thi tuyển A.3162/1-2
Bản H (hoặc H): Hoàng Việt thi tuyển A.2857
Bản I (hoặc I): Hoàng Việt thi tuyển R.968/R969
Bản K (hoặc K): Hoàng Việt thi tuyển R.1410
Bản L (hoặc L): Hoàng Việt thi tuyển Hv.20
Bản M (hoặc M): Hoàng Việt thi tuyển R.1903 (Bản chép tay Thư viện Quốc
gia)
Bản N (hoặc N): Hoàng Việt thi tuyển HN.319 (Bản chép tay Viện Văn
học)
Bản O (hoặc O): Hoàng Việt thi tuyển HV.560 (Bản chép tay Viện Sử học)
2 Ký hiệu tài liệu trích dẫn
Ký hiệu tài liệu trích dẫn được thể hiện trong dấu […] chỉ tài liệu trích
dẫn, cùng với số thứ tự trong danh mục Tài liệu tham khảo
3 Tên viết tắt của Thư viện lưu trữ
Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm: TVVNCHN
Thư viện Quốc gia: TVQG
Khoa học xã hội: KHXH
Trang 44 Viết tắt trong luận văn:
Hoàng Việt Thi tuyển: HVTT
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG PHẦN NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Bảng 1.1: Thống kê các thi gia và số bài thơ trong Hoàng Việt thi tuyển 39
Bảng 2.1: Tổng hợp thông tin từ các truyền bản 51
Bảng 2.2: Thống kê truyền bản nhóm I 53
Bảng 2.3: Tổng hợp truyền bản nhóm II 56
Bảng 2.4: Thống kê truyền bản nhóm III 57
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các tác giả, tác phẩm trong Hoàng Việt thi tuyển 60
Bảng 2.6: Biểu đồ thể loại thơ trong Hoàng Việt thi tuyển 65
Bảng 2.7: Thống kê sự khác nhau giữa mục lục và nội dung của sách 66
Bảng 3.1: Tổng hợp số lƣợng tác giả - bài thơ trong các Thi tuyển chữ Hán tiêu biểu của Việt Nam thời Trung đại 75
Bảng 3.2: Đối chiếu số bài thơ trong HVTT với TVTL 77
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị tinh hoa của di sản văn hoá thành văn quá khứ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung cũng như ngành Hán Nôm học nói riêng Vấn đề này trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội hiện nay và còn có ý nghĩa hơn nữa khi mà toàn dân Việt Nam đang hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
Trong kho tàng di sản Hán Nôm mà hiện còn được lưu giữ đến ngày nay thì mảng sách về Văn học có vị trí đặc biệt quan trọng, Trong đó bộ phận thơ chữ Hán chiếm một số lượng đáng kể Để lưu giữ truyền bá thơ của người
xưa thì các thi tuyển lại có một vai trò rất lớn Đây là nguồn tư liệu rất quan
trọng để nghiên cứu, khai thác tìm hiểu về thơ chữ Hán thời trung đại Cho nên khảo sát nghiên cứu thi tuyển ở góc độ văn bản học là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Điều đó giúp cho việc khai thác công bố
và đánh giá thơ chữ Hán của các tác gia thời trung đại một cách hiệu quả hơn,
có cơ sở khoa học hơn, Chính vì vậy mà đề tài luận văn của chúng tôi chọn
theo định hướng nghiên cứu văn bản học về thi tuyển nhằm đáp ứng những
nhu cầu cần thiết trên
Thi tuyển là tuyển tập chuyên sưu tập, tuyển chọn thơ của nhiều tác giả
hữu danh hay khuyết danh ở các thời đại theo các tiêu chí, mục đích, nguyên tắc hay trình tự nào đó
Trong hệ thống không nhiều các thi tuyển Việt Nam thời Trung đại như
Việt âm thi tập, Trích diễm thi tập, Tinh tuyển chư gia luật thi, Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt thi tuyển, Minh đô thi vựng, Việt thi tục biên ., thì
Trang 7Hoàng Việt thi tuyển có một vị trí quan trọng, đây là bộ thi tuyển bao quát
và kế thừa được các thành tựu thi tuyển của các đời trước và làm cơ sở dữ liệu cho các thi tuyển đời sau
Hoàng Việt thi tuyển (HVTT) đã được giới thiệu, dịch thuật và xuất bản,
nhưng vấn đề văn bản rất ít được chú ý nghiên cứu khai thác Tìm hiểu và nghiên cứu HVTT đề ra và giải quyết những vấn đề về văn bản học sẽ có một
ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng Mong muốn của chúng tôi là từ việc nghiên cứu văn bản, giúp người đọc nắm bắt được những vấn đề cụ thể về tình hình văn bản của HVTT, thấy được những ưu điểm và khiếm khuyết của từng văn bản để khai thác nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến HVTT và
tác giả Bùi Huy Bích Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu
văn bản học Hoàng Việt thi tuyển của Tồn Am Bùi Huy Bích”
Bùi Huy Bích và đưa ra cái nhìn tổng thể về văn bản Hoàng Việt thi tuyển
Vận dụng các các phương pháp chuyên nghành nghiên cứu văn bản học
để mô tả phân tích văn bản HVTT và để giải quyết những vấn đề của luận văn đặt ra, nhằm cung cấp truyền bản tốt nhất của Hoàng Việt thi tuyển
Tim hiểu giá trị của Hoàng Việt thi tuyển trong hệ thống Thi tuyển Việt Nam thời trung đại qua khái quát Thi tuyển Việt Nam, và qua hệ thống thể loại trong Hoàng Việt thi tuyển
Trang 83 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu liên quan đến văn bản Hoàng
Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích mà chúng tôi bao quát đƣợc khi thực hiện đề
tài này, đƣợc chúng tôi tạm chia thành 3 mảng chính:
- Lịch triều hiến chương loại chí, Viện Khoa học xã hội Việt Nam –
Viện Sử học, Phan Huy Chú (tổ phiên dịch Viện Sử học và chú giải) Nxb
Giáo dục, 2007 Phần giới thiệu của Lịch Triều thi sao cũng trích bài tiểu dẫn
giống ở Hoàng Việt thi tuyển
- Lịch triều hiến chương loại chí, tập IX (Văn tịch chí) bản dịch của Tố
Nguyên Nguyễn Thọ Dực, (trang 180), Bộ giáo dục Văn Hoá và Thanh Niên,
1974 Giới thiệu về Lịch Triều thi sao viết tóm tắt nội dung của sách và trích
một đoạn bài tiểu dẫn
- Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu, Trần Nghĩa Francois Gros, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993 Giới thiệu xuất sứ của sách Hoàng
Việt thi tuyển, các ký hiệu sách của Thƣ viện Viện nghiên cứu Hán Nôm
- Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (Nguồn tƣ liệu văn học, sử học Việt
Nam)- Trần Văn Giáp, Nxb Văn Hoá, Hà Nội 1984 Giới thiệu tác phẩm nhƣ sau: Tiểu truyện về tác giả Bùi Huy Bích viết ở trang 273, tập I Phần giới thiệu về tác phẩm đƣợc viết ở trang 44-46, tập II Thống kê và viết ngắn gọn đặc điểm của sách HVTT Phân tích và nói về xuất xứ của sách, có chép bài tiểu dẫn (chữ Hán, phiên âm và dịch) Lập bảng thống kê đƣợc các tác phẩm, từng triều đại, tác giả, số quyển…,
Trang 9- Lược truyện các tác gia Việt Nam, Trần Văn Giáp (chủ biên), Tạ
Châu Phong, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Tường Phượng, Đỗ Thiện, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội 1971 Giới thiệu sơ lược về tác giả và những tác phẩm của
Bùi Huy Bích (trang 339 – 340)
- Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá
Thế, Nxb Khoa học xã hội, 1991 Viết về tác giả Bùi Huy Bích và tác phẩm của ông (trang 40 – 41) Ngoài ra, còn có ghi thêm phần trích trong sách
“ Lịch đại danh hiền phổ” về cung cách khi ông bình văn, phong độ mỗi khi ông dự tế trong tôn miếu thì người ta đua nhau đến xem Đây chính là sự hâm
mộ của mọi người trước uy nghi của ông tiến sĩ Bùi Huy Bích
- Bách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc, Nguyễn Tôn Nhan, Nxb
Văn hoá thông tin
- Tên tự hiệu tác gia Hán Nôm, NXb Khoa học xã hội, Hà Nội
- Từ điển Văn Học, tập I (29.140) cho rằng, HVTT được Bùi Huy Bích
soạn cùng với Hoàng Việt Văn Tuyển, năm Kỷ Hợi, niên hiệu Minh Mạng
được khắc in
- Tổng tập văn học Việt Nam 2000, 42 tập, Nxb Khoa học xã hội, giới
thiệu các tác phẩm văn học của Bùi Huy Bích
Ngoài ra, chúng ta có thể tìm hiểu thông tin về trước tác của ông qua
bản dịch một số tác phẩm chữ Hán sau: Phương Đình văn loại, Đăng khoa lục
sưu giảng…
3.2 Các công trình khảo sát và khai thác tư liệu (tác giả, tác phẩm) phục
vụ cho dịch thuật, công bố văn hiến
Những công trình thuộc nhóm này rất phong phú có nhiều bài thơ của HVTT được công bố trong các tổng tập, tuyển tập và hợp tuyển văn học, được dịch và giới thiệu trong mấy thập kỷ trở lại đây:
Trang 101) Hoàng Việt thi văn tuyển - truyền bản do nhóm tác giả Lê Thước,
Trịnh Đình Rư, Nguyễn Sĩ Lâm, Trần Lê Hữu, Vũ Đình Liên dịch, được chia làm 3 tập:
+ T.1, 120 trang, Nxb Văn Hoá - Hà Nội 1957, có lời nói đầu do nhóm
phiên dịch văn học chữ Hán viết tại Thủ đô Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm
1957 (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm thứ 12) Nội dung được chia thành 2
phần: Phần thứ nhất gồm các bài văn (các bài văn về thi tuyển và các bài văn thời Lý, Trần, Hồ; Phần thứ 2 gồm các bài thơ (Thời Lý, Trần, Hồ)
Ký hiệu tại thư viện Quốc gia: W5904673/5
+ T.2, 146 trang, Nxb Văn Hoá (Cục xuất bản Văn Hoá - Bộ Văn Hoá,
Hà Nội 1958) Nội dung gồm 3 phần: Phần thứ nhất (thơ thời đời Lê); phần thứ hai (các bài văn thời đầu Lê); Phần thứ ba (các bài văn thời thịnh Lê đến cuối Lê)
+ T.3 khổ 24x16, 156 trang in lần thứ nhất tại nhà in Vũ Hùng, 9 Văn Miếu, Hà Nội, năm 1958 Nội dung Thơ thời thịnh Lê (1460 - 1504); Thơ thời Mạc và Lê Trung Hưng (1505 - 1739); Thơ thời cuối Lê (1740 – 1787)
Ký hiệu W 5904674 tại Thư viện Quốc gia - tập 2,3 được đóng cùng
vào nhau
2) Hoàng Việt thi tuyển - Do Trung tâm nghiên cứu Quốc học biên
soạn và dịch thêm 224 (do các ông Nguyễn Tiến Đoàn, Đinh Thanh Hiếu dịch, chú thích), tất cả gồm 525 (chưa kể “bài thủ” của một số bài), 1124 trang, khổ 16x24, Nxb Văn học, năm 2007 Nội dung tương đối đầy đủ các bài thơ trong
bản chữ Hán của HVTT, đa phần các bài thơ đều có phần tiểu dẫn, phần chữ
Hán, phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích Ngoài ra, còn kèm thêm phần
tựa: Lời tựa sách HVTT do nhà nghiên cứu Hán học Phạm Thị Hảo dịch bài tựa, bài tiểu dẫn về nguyên bản tập Thi sao, mục lục nguyên bản tập Thi sao, trang cuối sách Hoàng Việt thi tuyển
Trang 113) Hoàng Việt thi tuyển – Ký hiệu DH630/631(Viện nghiên cứu Văn
học) là bản dịch đánh máy trên nền giấy puluya, gồm 204 trang chỉ có dịch không có phiên âm, chữ Hán, không ghi tác giả dịch – là tài liệu tham khảo lưu nội bộ
3.3 Các bài nghiên cứu có tính chất giới thiệu hoặc điểm qua một số nét
về tình hình văn bản, quan điểm, phương pháp sưu tập…công trình nghiên cứu về Bùi Huy Bích và trước tác của ông:
Chúng tôi đã cố gắng sưu tập tư liệu, nhưng không có nhiều Đúng như nhận xét của PGS.TS Phạm Tú Châu: “So với số sách nhiều mặt mà cụ để lại cũng như thơ văn của cụ được nhiều người đương thời chọn đưa vào sách biên soạn của họ, thì việc giới thiệu, nghiên cứu thơ văn của Bùi Huy Bích thật sự chưa được mấy tí.” Còn nhiều các tác phẩm của ông vẫn chưa được quan tâm và khai thác thỏa đáng, như sau:
- Một số tập thơ chữ Hán mới được phát hiện, Nguyễn Sĩ Cẩn, tạp chí
Hán Nôm, số 1/1997 Bài viết giới thiệu một cuốn sách chữ Hán mới sưu tầm
được Bìa sách đề Nghệ An thi tập nhưng nội dung bên trong gồm 4 tập thi của 4 nhà, chỉ có 1 tập Nghệ An thi tập là của Bùi Huy Bích gồm 160 bài thơ
- Bài văn bia thờ từ chỉ thờ hương hiền xã Văn Điển của Bùi Huy Bích,
Nguyễn Thị Măng, tạp chí Hán Nôm, số 6/ 2005 Bài viết giới thiệu bài văn bia thờ chỉ hương hiền xã Văn Điển do Bùi Huy Bích soạn
- Tấm bia mới phát hiện, Nguyển Thị Thảo, tạp chí Hán Nôm, số
2/1987 Bài viết giới thiệu tấm bia đặt ở huyện Thanh Trì do ông soạn có tên
Bùi Đông thôn Thọ Ông từ
- Tìm hiểu Bùi Huy Bích Trương Chính, Tạp chí Văn học, số 3/ 1975
(trang 77) Đây là một bài biết gồm 11 trang viết khái quát về cuộc đời và sự
nghiệp của Bùi Huy Bích – “ Những người làm văn học cổ điển Việt Nam đều
dùng đến hai tập Hoàng Việt thi tuyển và Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy
Trang 12Bích Năm 1957, nhóm Lê Quý Đôn chọn dịch một số bài trong hai tập ấy 1
nên càng nhiều người biết” Hơn nữa, tác giả bài viết còn ca ngợi về Bùi Huy
Bích là một nhà văn học nổi tiêng thời Lê – Trịnh, đỗ đạt, với nhiều sáng tác
có đầy đủ thể loại văn tập, thi tập, tùy bút , cả những bộ sách giáo khoa được nhiều thế hệ sĩ tử học thi Do vậy, nên cần khai thác nghiên cứu kỹ về những trước tác của ông để không bị mất đi nhưng tư liệu quý, và bổ xung vào những đóng góp của ông cho nên văn học nước nhà
- Truyện các bậc tiền bối, Mễ Nhân, tạp chí Nam Phong số 27/1919
Lược truyện về các bậc tiền bối nổi danh, thì Bùi Huy Bích là một trong các bậc ấy
- Tiết tháo người xưa, Trọng Đức tạp chí Văn Hóa số 48 Khái quát về
cuộc đời Bùi Huy Bích với nhân cách và lối sống rất mực thanh cao
- Nơi đất cổ Nghệ Tĩnh, tạp chí Nam Phong, số 136/1929 Viết về cuộc
dạo chơi vùng đất Lam Thành ở núi Thành thuộc địa phận tổng Phù Long và tổng Văn Viên, phủ Hưng Nguyên, trích dịch một số bài thơ chữ Hán tả cảnh đẹp nơi đây, trong đó có một bài của ông
- Tồn cổ lục, Tuyết Trang Trần Văn Ngoạn, tạp chí Nam Phong số 19/1919 Tác giả bài viết tuyển dịch 7 đoạn tiêu biểu trong Lữ trung tạp
thuyết và một số đoạn trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, bình luận về
nội dung tư tưởng của từng đoạn
- Việc dịch các sử sách bằng Hán văn của ta, Hoa Bằng, tạp chí Tri
Tân, số 8/ 1941 Bài viết đánh giá về việc phiên dịch các trước tác bằng chữ Hán văn của ta ra Quốc văn, có nhắc đến một ít sách được trích dịch trên tạp chí Nam Phong, trong đó có Lữ trung tạp thuyết của Bùi Huy Bích
1
Hoàng Việt thi văn tuyển (3 tập) Nhóm Lê Quý Đôn trích dịch, chú thích Nxb Văn Hoá; Hà Nội; 1957
Trang 13- Danh nhân văn hoá Bùi Huy Bích của Trung tâm UNESCO thông
tin tư liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam.(H.1998) Cuốn sách tập hợp bài
viết của 13 học giả về danh nhân Bùi Huy Bích và trích dịch 14 đoạn trong
Lữ Trung tạp thuyết
- Bùi Huy Bích, danh nhân truyện ký, Trúc Khê được coi là quyển sách
hiếm hoi viết về danh sĩ Bùi Tồn Am Trúc Khê đã lần theo dấu nhà, thuở nhỏ, thi đỗ, làm quan, cảnh già, thơ và thuyết của Bùi Huy Bích Ngoài ra, tác giả
đã trình bày về lịch sử, sự nghiệp và cuộc sống riêng của Bùi Huy Bích
- Tác gia văn học Thăng Long – Hà Nội (từ thế kỷ XI đến giữ thế kỷ XX)
của tập thể tác giả Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc, Hoàng Ngọc Hà, Ngô Văn Phú, Phan Thị Thanh Nhàn , (H Nxb Hội nhà văn,1998) sơ lược tiểu sử, liệt
kê tác phẩm của Bùi Huy Bích, cho rằng Hoàng Việt văn tuyển Là hợp tuyển các bài phú, minh, văn tế , sắp xếp theo loại văn
- Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá
Thế, Nxb Khoa học xã hội, 1991 Sau phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm còn
có phần bình “Ông làm quan chính trực, không ai cầu cạnh được gì, từ lời nói đến việc làm khuôn mẫu cho người đời cả”
- Lịch đại danh hiền phổ, dịch giả Nguyễn Thượng Khôi, Bộ Quốc gia
giáo dục xuất bản Phần đầu giới thiệu sơ lược về tác giả, tiếp đến là những truyện về thời thơ ấu của ông để minh chứng cho tài năng thiên bẩm sau này
- Lữ trung tạp thuyết, Nguyễn Văn Tú dịch, hiện đang lưu giữa tại thư
viện Viện Triết học (ký hiệu 50 H) Đây là bản viết tay, dịch từ tác phẩm Lữ
Trung tạp thuyết không đầy đủ, đồng thời có sự pha trộn giữa hai bản VHv
1804 và bản A.151
Nhìn chung, tất cả những nghiên cứu trên các tác đã viết nhiều về con người nhân cách, tư tưởng và giới thiệu về các trước tác của Bùi Huy Bích, nhưng tất cả các tài liệu trên chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu về văn
bản của Hoàng Việt thi tuyển kể cả công trình đã dịch từ một trong các truyền
Trang 14bản của sách này Vì thế chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu ở góc độ văn bản học của HVTT để làm rõ tình hình văn bản của sách này Qua đó chúng tôi nhận thấy những vấn đề cần nghiên cứu ở tác phẩm:
- Khảo cứu, miêu tả về tình hình các truyền bản HVTT bằng chữ Hán còn được lưu giữ là nhiệm vụ trọng tâm của luận văn, từ đó chúng tôi sẽ chọn văn bản cơ sở để nghiên cứu, chỉ ra văn bản tốt nhất nhằm cung cấp tư liệu cho việc công bố di sản thi tuyển Việt Nam và phục vụ cho việc khai thác, học tập, nghiên cứu về thi tuyển này
- Nghiên cứu văn bản HVTT để chỉ ra diện mạo đầy đủ của bộ thi tuyển này, để thấy được những nguồn tư liệu quan trọng trong ngành ngữ văn học
cổ điển Việt Nam
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Luận văn là các vấn đề văn bản học
và giá trị của Hoàng Việt thi tuyển trong hệ thống Thi tuyển Việt Nam thời trung đại, các truyền bản Hoàng Việt thi tuyển hiện tồn lưu trữ tại Thư viện
Viện nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện quốc gia, Viện Sử học, Viện Văn học, Viện Thông tin khoa học xã hội…Ngoài ra còn tham khảo thêm những tư liệu
có liên quan đến nội dung đề tài
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những văn bản thơ chữ Hán có nhan
đề Hoàng Việt thi tuyển mà chúng tôi sưu tầm được tại các thư viện ở Hà Nội Cụ thể, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu 14 truyền bản Hoàng Việt
thi tuyển Ngoài ra, còn có các bản được dịch ra chữ quốc ngữ, những tài
liệu tiếng Việt có liên quan đến tác phẩm cũng như tác giả Tồn Am Bùi
Huy Bích
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản học
Trang 15- Trong Luận văn này chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản học, sẽ dùng một các thao tác khoa học cần thiết như: sưu tập,
thống kê, phân loại, so sánh, đối chiếu… các truyền bản Hoàng Việt thi tuyển
để làm cơ sở nghiên cứu
Kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học sử và các phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội để giải quyết các vấn đề thuộc nội dung đề tài
6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Sau khi hoàn thành luận văn, chúng tôi có những đóng góp như sau:
- Giới thiệu tóm tắt những sách và tài liệu viết về cuộc đời, sự nghiệp
của Bùi Huy Bích và quan điểm làm Thi tuyển của ông
- Cho thấy rõ tình hình văn bản của HVTT: Số lượng các truyền bản chữ Hán hiện còn; đặc điểm, mối quan hệ giữa các truyền bản, giá trị của từng truyền bản, chỉ ra diện mạo của bản gần với bản Bùi Huy Bích nhất
- Xác định bản nhóm truyền bản I là nhóm đầy đủ nhất trong số 14
truyền bản của Hoàng Việt thi tuyển bằng chữ Hán Lần đầu tiên tình hình văn bản Hoàng Việt thi tuyển được khảo sát một cách toàn diện, từ đó chúng tôi đưa ra được văn bản Hoàng Việt thi tuyển tốt nhất trong nhóm I
- Bước đầu đưa ra những nhận xét, đánh giá về giá trị HVTT trong hệ
thống thi tuyển Việt Nam và những đóng góp của Bùi Huy Bích với việc soạn
thi tuyển
Ngoài ra, phần phụ lục còn cung cấp thống kê toàn bộ các tác giả tác phẩm trong HVTT của tất cả các truyền bản mà chúng tôi sưu tập được
7 BỐ CỤC LUẬN VĂN
Phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính gồm 3 chương:
Chương I : Bùi Huy Bích và Hoàng Việt thi tuyển
Chương II: Nghiên cứu các truyền bản Hoàng Việt thi tuyển
Chương III: Hoàng Việt thi tuyển trong hệ thống thi tuyển Việt Nam
Trang 16CHƯƠNG 1 BÙI HUY BÍCH VÀ HOÀNG VIỆT THI TUYỂN
1.1 TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BÙI HUY BÍCH
Đình nguyên Hoàng giáp Bùi Huy Bích, một danh nhân văn hoá, quan chức, học giả, nhà thơ, một nhà Nho đại danh, một nhà giáo dục lỗi lạc đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp văn hoá, giáo dục, không những nổi tiếng ở thế kỷ XVIII mà còn lưu danh sử sách ngàn năm sau
Bùi Huy Bích 裴輝璧 hiệu là Tồn Am 存庵, Am Bệnh Tẩu 庵病叟, Tồn Ông 存翁, tự là Ảm Chương 庵章 hay Hi Chương 希章; tước Kế Liệt Hầu 繼烈侯, sinh ngày 28 tháng 8 Giáp Tý (tức năm 1744) tại làng Định Công, gần Ngã Tư Sở; mất ngày 25 tháng 5 năm 1818, thọ 75 tuổi2 Xuất thân
từ “Sơn Nam vọng tộc” (một dòng họ danh giá và được trọng vọng ở đất Sơn Nam, bao gồm các tỉnh Hà Đông, Nam Định, Nam Hà, Ninh Bình, Thái Bình)
Cụ thuỷ tổ từ xã Cát Xuyên, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá chuyển ra ở
xã Định Công, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) rồi chuyển sang ở xã Thịnh Liệt (chủ yếu sống ở đây) cùng huyện
Sau đây chúng tôi giới thiệu những công trình viết về tác gia Bùi Huy Bích:
- Luận văn thạc sĩ Hán Nôm của Nguyễn Thị Hiền, Hà Nội 2008
Chương I của luận văn viết về tiểu sử và sự nghiệp của Bùi Huy Bích, chương
II, chương III – nghiên cứu các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển và giá trị của
nó trong hệ thống văn tuyển Việt Nam
2 Về ngày mất của Bùi Huy Bích, trong truyện chép là ông mất vào năm Gia Long thứ 17 (1818), thọ 75 tuổi
Trang 17- Luận văn thạc sĩ Hán Nôm của Hoàng Phương Mai, Hà Nội 2007
Chương I của luận văn cũng viết về con người và sự nghiệp của Bùi Huy Bích,
chương II, chương III - nghiên cứu tác phẩm Lữ trung tạp thuyết
- Thanh trì Bùi thị gia phả (清池裴氏家譜)(VHv 1343/1-3, Viện
Nghiên cứu Hán Nôm) - Viết gia phả dòng họ Bùi ở làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, gồm hệ thống thứ thế, ngày sinh, ngày giỗ, khoa bảng, quan tước, thơ văn, bằng sắc, giấy tờ liên quan đến những người trong dòng họ…Phần đầu do Bùi Xương tự biên soạn, Bùi Huy Bích là người biên soạn phần kế tiếp
- Danh nhân văn hóa Bùi Huy Bích của Trung tâm UNESCO thông tin
tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam [23] Trong sách có các bài viết liên quan tới tác giả, tác phẩm của Bùi Huy Bích như sau:
+ Bùi Huy Bích với ý thức bảo vệ phát huy di sản văn hóa dân tộc – Vũ
Tuấn Sán
+ Bùi Huy Bích, đại danh nho Việt Nam thế kỷ XVIII – Vũ Khiêu
+ Nỗi niềm riêng của tác giả Tôn Am thi cảo – Phạm Tú Châu
+ Bùi Tồn Am với hai thi phẩm Bích Câu – Nhất Phàm
+ Hoàng Việt văn tuyển – Phạm Tú Châu
+ Hà Nội với tấm lòng Tồn Am – Nguyển Vinh Phúc
+ Đình nguyên Hoàng giáp Bùi Huy Bích, nhà giáo dục lớn – Lê Tiến
+ Nhân cách của tổ Bùi Huy Bích – Bùi Đức Tiến
- Bùi tướng công Tồn Am tiên sinh hành trạng chép trong Phương Đình
văn loại của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu
Trang 18Chúng tôi chỉ điểm qua vài nét chính về Bùi Huy Bích
Nguồn gốc gia đình dòng họ:
Dòng họ Bùi là một trong những dòng họ nổi tiếng của Việt Nam có
truyền thống vẻ vang, khoa hoạn , Lê Quý Đôn đã viết trong Kiến văn tiểu lục, chương Tùng đàm: “Con cháu sinh sôi nảy nở, công nghiệp rạng rỡ vẻ vang
Từ thời Lê trung hưng, bày tôi thế kế, tộc thuộc lớn lao, nói đến nhà quý hiển nhất, chỉ có họ Bùi mà thôi ” (Kiến văn)
Thủy tổ của dòng họ Bùi là cụ Chí Đức, tổ chín đời của Bùi Huy Bích, người thôn Hạ, xã Quảng Công (sau đổi thành Định Công), huyện Thanh Đàm (sau đổi thành Thanh Trì), thuộc phủ Thường Tín, xứ Sơn Nam Cụ Chí Đức sinh ra cụ Trung Phác, từng được phong chức Tả thị lang, tước Cung Quận công, sau này cụ chuyển đến thôn Giáp Nhị (sau gọi là thôn Bùi Đông),
xã Thịnh Liệt vào cuối thời Hồ, đây là cụ thủy tổ nơi mới đến Cụ Trung Phác nhà tuy nghèo song không có ý mộ người ngoài Cha làm nghề y, nghề nông, nghề kham dư, con theo nghiệp cấy cày, đọc sách mà vẫn có thể giúp người khác lúc nguy khốn Cụ Trung Phác sinh ra cụ Bùi Xương Trạch, tức là cụ thủy tổ bảy đời, một người nổi tiếng hiếu học về sau đỗ Đệ tam giáp đồng tiến
sĩ xuất thân năm Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức thứ 9(1478), làm quan đến chức Thượng thư Bộ Binh, nắm cả sáu bộ kiêm Đô ngự sử Đài Ngự sử, kiêm Quốc tử giám Tế Tửu, coi việc kinh diên, sau được phong là Thái phó Quảng Quận công, cụ Bùi Xương Trạch sinh được hai con trai, con trai thứ hai là Bùi Vịnh thông minh uyên bác, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ tam danh (Bảng nhãn), khoa thi niên hiệu Đại Chính năm thứ 3(1532), từng giữ chức Tả thị Lang Bộ hộ, về sau được phong là Thái Bảo Mai quận công đây là cụ tổ đời thứ sáu Con trai của cụ Bùi Vịnh là Bùi Bỉnh Uyên , tinh tình trọng hậu, có tài văn chương chính trị, từng giữa chức phủ doãn phủ Thuận Thiên, rồi Tả thị lang Bộ Hình, Bộ Hộ được phong tước tiên quân công Cụ tổ đời thứ năm
Trang 19sinh ra Bùi Công Cẩn, cụ Công Cẩn từng giữ chức Vệ úy, tước Trà Lĩnh hầu, Tiếp sau là đến cụ Bùi Xương Tự là ông nội của Bùi Huy Bích Cụ thi hương
đỗ tứ trường , rồi hai khoa Sĩ vọng, Hoành từ, từng trải nhiều chức quan, làm Hữu tam nghị Ty Thừa chánh sứ các xứ Thái Nguyên, được phong tặng Hàn lâm viện Thị độc, tước Phong Khánh bá Cha của Bùi Huy Bích là Bùi Dụng Tân học vấn uyên thâm, theo học Cúc Lâm tiên sinh, không đỗ đạt chuyên tâm vào việc dạy học làm vui, lấy hiệu là Trúc Viên cư sĩ
Thời niên thiếu:
“ Lịch đại danh hiền phổ” [13] – khen Bùi Huy Bích là người có khí
phách, trong sách còn viết các mẩu truyện nhỏ dự đoán về tương lai của ông
Bùi Huy Bích là con trai thứ trong gia đình có ba người con Trên ông
có chị gái và dưới có em trai Thửa nhỏ hay ốm, bệnh tật Năm lên 8 tuổi mẹ ông qua đời, gia đình rơi vào cảnh khó khăn Năm lên 9 tuổi, lúc này ông đã biết đọc sách, theo cha dạy học ở Thanh Miện, Hải Dương Ngay từ thuở nhỏ ông đã bộc lộ một tư chất thông minh hiếm có
Học hành, đỗ đạt, chặng đường làm quan
Năm Cảnh Hưng 21, tức năm ông 17 tuổi, ông theo học Thân Trai tiên sinh (tức Nguyễn Bá Trữ, tiến sĩ khoa Giáp Tuất(1754), người Linh Đường cùng huyện), được Tiên sinh khen là người trẻ tuổi mà thông minh Năm Cảnh Hưng 23, ông thi hương tứ trường đỗ đệ nhị giáp Sau đó, ông dự thi hội tam trường hai lần, nhưng không đỗ Ông tiếp tục theo học Quế Đường Lê Quý Đôn được tiên sinh yêu mến và giúp đỡ rất nhiều
Năm Mậu Tý (1768), Trong triều xảy ra vụ án Hoàng Thái tử Lê Duy
Vĩ, triều đình có nhiều biến động, Bùi Huy Bích sinh ra buồn chán không muốn tiếp tục thi
Năm Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 30, triều đình mở khoa thi Hội, ông cũng không có ý định dự thi, nhưng nghe theo lời cha khuyên bảo ông mới
Trang 20nộp quyển dự thi, đỗ đệ ngũ Ngay sau đó, ông dự thi Đình, được ban Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Đình Nguyên Hoàng Giáp) Khoa thi năm đó triều đình lấy đỗ 9 người, trong đó đỗ Đệ nhi giáp Tiến sĩ chỉ có mình ông, còn 8 người kia đều đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân Năm đó ông mới 26 tuổi, sau khi vinh quy bái tổ, cũng năm đó ông được bổ nhiệm làm Hiệu lý ở Hàn lâm viện, làm thị giảng Từ đó ông bắt đầu bước chân vào chốn hoạn lộ dẫu có vẻ hanh thông nhưng cũng nhiều trăn trở
Năm Cảnh Hưng 31, ông được thăng làm Hàn Lâm viện thị chế Năm Cảnh Hưng 32, ông được cử làm Quyền giám thí cuộc thi Hương ở Sơn Tây[46] Sau đó được thăng làm Thiêm sai Phủ liêu tri Hộ phiên kiêm Đông các hiệu thư Thời bấy giờ triều đình rối ren, quyền chính nằm trong tay chúa Trịnh Tháng 6 năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777), chúa Trịnh được tin quân Tây Sơn của Nguyễn Văn Nhạc cướp bóc quấy rối ở phía Nam bèn lệnh cho Hoàng Đình Bảo thay cho Hoàng Đình Thể làm trấn thủ Nghệ An, cho Bùi Huy Bích làm đốc đồng Năm Cảnh Hưng 41 (1780), ông được thăng chức hiệp trấn Nghệ An Ông ở Nghệ An đến năm Cảnh Hưng 42 (1781), ông ở Nghệ An tổng cộng 5 năm, mọi việc ông đều giải quyết sáng suốt và khoan hồng, khiến ai nấy đều khen là thuận tiện
Năm Tân Sửu (1781), ông được gọi về triều ban chức Nhập thị bồi tụng, ông vào kinh làm tờ khải xin từ không nhận, nhưng triều đình không cho
Năm Cảnh Hưng 43(1782), chúa Trịnh Tùng ban chức tước cho một số người, ông được làm Tham tụng, ban tước Kế liệt hầu, lúc bấy giờ quan lại triều đình chia nhiều phe cánh, Bùi Huy Bích đã nhiều lần có tờ khải can gián chúa Trịnh
Tháng 4 năm Cảnh Hưng 45 (1784) ông được bổ dụng quyền làm công việc tham tụng Khâm định Tháng 12 cùng năm triều đình ban cho ông chức Nhập thị Hành tham tụng kiêm Tri kinh diên Hành trạng, triều đình ngược
Trang 21ngạo, văn quan võ tướng đều bó tay, trong khi ông thu xếp công việc của mình một cách thư thả
Năm Cảnh Hưng 46 (1785) ông cáo bệnh về quê, chúa Trịnh không muốn cho ông đi chuẩn y giữa ông lại kinh đô dưỡng bệnh Ông lui về nhàn dưỡng tại tư đệ phường Bích Câu, năm ấy ông mới ngoài 40 tuổi
Khi vua Cảnh Hưng mất, Hoàng tự tôn kế vị, lấy niên hiệu là Chiêu Thống Vua tuyên chỉ triệu ông đến nhưng ông bệnh không đến được, Tháng
9 năm Chiêu Thống thư nhất (1787), ông đỡ bệnh, vào Tế cung khóc vua và
đi viếng mộ Đoan Nam vương Triều đình ban chức Bình chương sự, Kiêm nhập thị kinh diên Nhập thị tham tụng, ông liền viết hai bản tấu ra sức từ chối Bản tấu của ông được chuẩn y, nhưng đặc ban cho chức Chính nghị đại phu
Về ở ẩn tại quê nhà năm Nhâm Tuất (1802)
Ông ở ẩn tại quê nhà, đến mỗi kỳ sóc, vọng ông dẫn con cháu đến nhà thờ biểu thị việc giữ lễ nghi cứ như thế được hơn 10 năm dù tuổi già hay ốm đau vẫn không bỏ
Năm Giáp Tý niên hiệu Gia Long thứ 3 (1804), vua Chiêu Thống mất ở Yên Kinh, ông đến nhà Diên Tự khóc than
Tháng 5 năm Gia Long 17 (1818), ông nhuốm bệnh, và mất vào giờ Hợi ngày 25 tháng 5, tại quê nhà, thọ 75 tuổi
Nhận xét về con người và nhân cách của Bùi Huy Bích
Bùi Huy Bích là một đại danh Nho của thế kỷ XVIII, ông được bồi dưỡng Nho giáo từ thuở lọt lòng và trung thành với Nho giáo đến hơi thở cuối
cùng Nho giáo đã đưa ông tới đỉnh cao nhất của danh vọng: Thi đỗ Hoàng
giáp, làm quan đến Tể tướng Những thăng trầm của cuộc đời ông gắn liền
với vận mệnh Nho giáo, Ông đã cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất
mà Nho giáo có thể cống hiến và cũng chia sẻ với Nho giáo những hạn chế
mà Nho giáo đã từng tạo nên nhiều bi kịch của học thuyết này Với tinh thần
Trang 22độc tôn Nho giáo, Bùi Huy Bích đã đánh giá thấp Phật giáo, Lão giáo Ông ca ngợi Lê Quát, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh - những học trò giỏi của Chu
An đã làm sáng tỏ đạo thánh hiền của Khổng Tử, bài xích các thuyết dị đoan,
các truyện kỳ quái, các điều mê tín trong Phật giáo và Đạo giáo
Ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo nên ông rất đề cao đạo trung hiếu Bản thân ông luôn giữ trọn tấm lòng thần tử đối với vua Lê, chúa Trịnh Vì chữ trung và quá trung thành với Lê Chiêu Thống mà ông đã không theo vị anh hùng dân tộc Quang Trung như nhiều trí thức đương thời
Có thể nói rằng Bùi Huy Bích học đỗ đến Đình nguyên Hoàng giáp, làm quan đến chức Tể tướng nhưng tư tưởng không gò bó trong giáo huấn thánh hiền, gặp lúc cực loạn, cực suy, ông vẫn sống trong sạch, không làm điều gì trái với lương tâm Vì thế trước nhà thờ của ông được ghi chữ “Túc thanh cao” Người đời nhắc đến ông bởi ông là người ham văn học, có ý thức giữ gìn di sản của tổ tiên, biên soạn được những tập sách có giá trị cho đời
Bùi Huy Bích sinh ra trong một gia đình có bề dày truyền thống Nho học, có nhiều người hiển danh, đỗ đạt, lại sống trong thời kỳ loạn lạc, binh biến liên miên, nhưng cả cuộc đời ông theo đuổi sự nghiệp văn chương sống thanh cao hơn người, trung thành tuyệt đối với Nho giáo, với triều Lê, cho nên cuối đời ông sống ẩn dật lấy việc dạy học và văn chương làm niềm vui
Xin trích lời của Mễ Nhân thay cho lời nhận định về nhân cách của ông:
“Gió rung mới biết cây cứng, thời loạn mới biết tôi hay Cụ Bùi Huy Bích sinh gặp cơn vận nước nghèo nàn, trước thì chúa Trịnh, sau thì Sơn Tây, mà
ủy khúc châu toàn, thủy chung vẫn giữ được thần tiết; thấy cương thường điên đảo, buồn không muốn đi thi, mà vâng mệnh để được đẹp lòng cha, không mất là người hiếu; Biết quốc thế điên nguy, tủi không tài cứu lại, mà náu thân khỏi tay giặc, không mất là người khôn; bổ quan không chịu đến tư yết tể thần, không mất là người nghĩa; tôn vua giữ lấy lễ nghi triều miếu, không mất là
Trang 23người trung; không khuất với Tây Sơn mà ký biểu cầu phong, là dũng; không nịnh với triều thần mà làm biểu khuyến tiến, là cao; tạ ơn đức Thái tổ là vì diệt được quốc thù; không lạy quan Tiền quân là vì thương đến thân phận; giáo trần gươm tuốt, mà năm rên cáo bệnh, ngang nhiên một vị cố thần; cơm hẩm canh rau, mà quan tước cố từ, thái nhiên một thôn lão Thật là người phú quý không ham, oai võ không núng, bần tiện không rời; xử biến mà không trái lẽ thường; thế mới khó, thế mới quý Còn đến hữu ái với anh em, tình nghị với tôn ti; thày trò dạy nhau ở chỗ ngôn hành, mà không chăm đến nghề trường ốc, đều làm những cái khác người thường
Than ôi, cụ mất đã 117 năm, phải trái đã có định rồi.Tuy không người lão thành, còn có điển hình Đời này phong tục một ngày một su, liêm sỉ một ngày một mất, danh giáo coi lầm cỏ rác, đạo nghĩa rẻ như đất bùn, trong chốn vua tôi, cho con, anh em, vợ chồng, bầu bạn, thầy trò, kiếm được mấy người như cụ? ,”
1.2 SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA BÙI HUY BÍCH
1.2.1 Tình hình chính trị xã hội và văn học thế kỷ XVIII – XIX
1.2.1.1 Tình hình chính trị xã hội thế kỷ XVIII -XIX
Tình hình chính trị xã hội ở Đàng Ngoài
Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, Bộ máy quan lại thời
Lê – Trịnh không còn như trước (giai đoạn mới thoát ra khỏi chiến tranh) nhà nước không có khả năng nên bỏ mặc cho quan lại địa phương, bọn cường hào, địa chủ mặc sức hà hiếp, đục khoét nhân dân mà không ai cản được Lụt lội, mất mùa, nạn đói liên miên Nhưng năm 1740 – 1741 nạn đói to nhất là ở Hải Dương Làng xóm điêu tàn, kinh tế suy sụp, sức sản xuất bị tàn phá Người nông dân, lưu tán hoặc chết đói , Cuối cùng khi không còn cách nào để cứu chữa được nữa phải tự cứu mình, họ lại nổi dậy làm các cuộc khởi nghĩa chống lại nhà nước phong kiến, giai cấp địa chủ cường hào
Trang 24Vào đầu những năm 50 các cuộc đấu tranh của nhân dân cũng tạm lắng xuống ở vùng đồng bằng Chúa Trịnh hết sức lo lắng và cũng ban hành nhiều chính sách nhằm khôi phục nên sản xuất nông nghiệp, đưa dân lưu tán về với ruộng đồng Năm 1773, phủ chúa ban hành lệnh cấm “nhà quyền quý không được chiếm bậy ruộng của dân” nhưng hiệu quả không đáng kể Tình trạng đói kém không ngừng đặc biệt vào những năm 1786
Năm 1782, Trịnh Sâm chết, phe Trịnh Khải nổi dậy đánh giết nhóm Hoàng Đình Bảo – Đặng Thị Huệ, phế Trịnh Cán Quân Tam phủ - chỗ dựa chính của Trịnh Khải được thế cậy công ra sức tung hoành, còn kéo nhau đi cướp bóc phá phách phố phường không ai chế ngự nổi nhân dân gọi đó là
“loạn kiêu binh” – đây cũng đánh dấu sự tan giã của thế lực họ Trịnh
Tình hình chính trị xã hội ở ĐàngTrong
Những ưu thế của đất Đàng Trong cũng giúp cho chúa Nguyễn giữa được tình trạng ổn định của xã hội trong một thời gian khá dài Nhưng những mâu thuẫn cố hữu của chế độ phong kiến cũng dần phát huy tác dụng và từ giữa thế kỷ XVIII, Đàng Trong cũng rơi vào khủng hoảng Chế độ phong kiến Đàng Trong bước vào gia đoạn suy tàn chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa nông dân làm rung chuyển cả đất nước chính là khơi nghĩa bùng lên từ đất Tây Sơn
do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyên Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo
Ngày 21 tháng 7 năm 1786 Nguyễn Huệ đã kéo quân vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh, giao lại quyền hành cho vua Lê Hiển Tông được vua Lê Hiển Tông phong tước Uy quốc công và nhường cho Tây Sơn đất Nghệ An, để thưởng công Sau đó quân Tây Sơn rút về Nam
Khi Nguyễn Huệ rút quân, bắc Hà rối loạn Nạn đói hoành hành, nhân dân khổ cực vua Lê Chiêu Thống lên kế vị Lê Hiển Tông bất lực trong việc chống lại thế lực do Trịnh Bồng đứng đầu (cố khôi phục lại cơ đồ cũ dựa vào
sự giúp đỡ của Nguyễn Hữu Chỉnh), Lê Chiêu Thống đánh bại quân Trịnh,
Trang 25đốt phá phủ chúa Nguyễn Hữu Chỉnh nhân đó lộng quyền đòi lại Nghệ An Cuối năm 1787, Nguyễn Huệ cho người đem quân diệt Nguyễn Hữu Chỉnh
Lê Chiêu Thống chốn thoát sang Quang Tây Nhà Lê sụp đổ sau hơn 4 thế kỷ trị vì đất nước
Như vậy quân Tây Sơn đã lật đổ được 3 thế lực phong kiến thống trị Nguyễn, Trịnh, Lê, làm chủ đất nước Vào những năm 1788, thế lực của họ
Lê vẫn còn lay lắt trong bước đường cùng cầu cứu nhà Thanh , còn ở miền Nam, nhân cuộc xung đột, bất hòa của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và nhân thoái hóa của Nguyễn Nhạc, sự bất lực của Nguyễn Lữ, từ đất Xiêm Nguyên Ánh đã trở về, một lần nữa dựa vào bọn đại địa chủ ở đây chiếm lại Gia Định Sự nghiệp của phong trào Tây Sơn vẫn chưa trọn vẹn
Lê Chiêu Thống sang Quảng Tây cầu cứu quân Thanh Tháng 11 năm
1788 quân Thanh ồ ạt tiến vào Việt Nam
Ngày 22 tháng 12 năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu Quang Trung, rồi lập tức ra quân
Ngầy 30 tháng 1 năm 1789, sau 5 ngày chiến đấu đã quét sạch quân Thanh và bề lũ Lê Chiêu Thống
Những năm đầu triều Quang Trung khôi phục sản xuất nông nghiệp vì nền kinh tế rất khó khăn Khi kinh tế đang được khôi phục thì Quang Trung đột ngột mất năm 1792, ông chỉ cầm quyền được hơn 4 năm
Năm 1801, Nguyễn Ánh tấn công và chiếm được Phú Xuân, để củng cố quyền vị của mình, Nguyễn Ánh đã tự đặt niên hiệu là Gia Long (tháng 6 -1802)
Cuối tháng 7 năm 1802, Nguyễn Ánh xa giá ra Thăng Long Triều Tây Sơn bị đánh đổ Sau khi đánh bại Tây Sơn, từ đây trở đi đất nước cả Đàng Trong, Đàng ngoài đều thuộc về thế lực các triều Vua nhà Nguyễn (Nguyễn Ánh) bắt đầu từ niên hiệu Gia Long (1802-1819)
Trang 26Trong khi đất nước loạn lạc rối ren, thì Bùi Huy Bích trên cương vị người làm chính trị những biến cố trong nước có ảnh hưởng rất lớn đến ông Khi biết không đủ khả năng xoay chuyển tình thế ông xin về ở ẩn, chuyên tâm vào công việc văn chương, bởi vì ông nhận thấy rằng : “ Nước ta ghi chép sự việc rất sơ sài ,” Từ những việc ông đã làm nhờ đó mà ngày nay chúng ta có được giá trị văn hóa không những đã được lưu giữ, hơn nữa qua đó người đời
có được cái nhìn đa chiều và sâu sắc về thời đại của ông Cũng có nhiều ý kiến khen chê khi đánh giá về ông, nhưng đương thời khi đọc thơ và nhìn lối hành xử của Bùi Huy Bích, người thày của ông là Lê Quý Đôn đã phải nói rằng: “ Trong nhà đời nào cũng có người đậu tiến sĩ, lại là công thần mà học thuật thuần túy chân chính, tiết tháo liêm khiết thanh tĩnh, phong thái rất cao,
có tiếng là người trung chính, kể về nếp nhà, phẩm giá người phải là bậc nhất
trong nước” (Bài tựa sách Nghệ An thi tập) Đây cũng chính là cái bất biến
trong con người ông
1.2.1.2 Tình hình văn học thế kỷ XVIII -XIX
Vào thời này, những mâu thuẫn của chế độ phong kiến trở nên gay gắt Nhà nước phong kiến khủng hoảng, bế tắc Những cuộc tranh quyền đoạt vị giữa các tập đoàn thống trị làm cho chế độ phong kiến mục nát đến cực độ Nhân dân không chịu nổi áp bức bóc lột đã bùng lên chống lại quyết liệt Phong trào nông dân nổi lên rầm rộ trong khắp nước mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn đã lật đổ các tập đoàn Nguyễn, Trịnh, Lê, đánh đuổi giặc trong Nam, ngoài Bắc, thống nhất đất nước thành lập nhà nước Tây Sơn Nhưng thắng lợi của nhân dân chưa kịp củng cố và phát triển thì Nguyễn Ánh, dựa vào giai cấp địa chủ phục thù và thực dân Pháp, đã lợi dụng sơ hở của triều Tây Sơn dưới thời Cảnh Thịnh, cướp lại đất nước Nguyễn Ánh đã dựng lại nhà nước phong kiến chuyên chế với nhiều chính sách phản động, đối lập với nhân dân ngay từ những ngày đầu, để rồi khiếp nhược, đầu hàng thực dân
Trang 27Pháp Những biến động lớn của lịch sử cùng hiện thực phức tạp của xã hội, nhất là phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân và sự phát triển của kinh
tế hàng hóa làm cho xã hội phong kiến mất dần đi tính thuần nhất Ý thức hệ phong kiến sụp đổ Nho giáo không còn là công cụ hiệu lực, văn học giai đoạn này nhằm khẳng định con người là chủ đề cơ bản mang tính lịch sử của văn học Nhà văn thời này thường là những nhà văn hóa, những nhà tư tưởng, những văn nghệ sĩ từng trải trong đời, có vốn sống và sự hiểu biết phong phú, sâu sắc Họ thường hướng các tác phẩm văn học vào những vấn đề con người, đặc biệt là quyền sống, tình yêu, thân phận của người phụ nữ Tính chất nhân văn thấm nhuần vào văn học làm xuất hiện một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ chưa từng thấy, nhiều thể loại văn học dân tộc có vị trí chủ đạo, lấn át những thể loại vay mượn của nước ngoài Nhiều tác giả và tác phẩm lớn xuất hiện, làm vinh dự cho văn học cổ đất nước Đây
là giai đoạn văn học phát triển rực rỡ nhất và có nhiều thành tựu xuất sắc nhất trong thời kỳ trung đại Việt Nam
Văn học phát triển cả về chữ Hán và chữ Nôm Văn học chữ Hán có
thêm nhiều thể loại truyện ký cũng rất thành công như : Thượng kinh ký sự,
Hoàng Lê nhất thông chí v.v Văn học chữ Nôm cũng phát triển rực rỡ: Chinh phụ ngâm, truyện Kiều v.v.Nổi bật hơn trong văn học thời kỳ này là trào lưu
nhân đạo chủ nghĩa, tố cáo thế lực phong kiến chà đạp con người
Đến đầu thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn dựng lại nền thống trị, văn học lại có chiều hướng xấu đi Văn học chữ Hán làm dấy lên phong trào tư tưởng Nho giáo.Văn học chữ Nôm bị thu hẹp nội dung nhân đạo Các tác gia thời
kỳ này rất hùng hậu: Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Huy Tự, Lê Hữu Trác, Lê Quý Đôn, Phạm Thái …
Trang 28Trong bối cảnh chung ấy, ở góc độ văn học thì Bùi Huy Bích là một con người tràn đầy ý tưởng : “ Tuy là trâm anh mà vẫn có phong vị tùng cúc, tuy ở dinh thự mà vẫn có hứng thú giang hồ Những cảnh như mây nắng, khói xương, gió tuyết, trăng hoa, núi sông, thành quách, sâu bọ, chim muông, đều
tự nhiên mà đi vào thơ cả, điểm xuyết mà có thừa, lấy cùng mà không biết Khi tinh thần vui, hứng thú đến, tức là lúc chí phát thành văn” (Nghệ An thi tập) Thế nên, khi sưu tập, biên soạn hai bộ thi tuyển và văn tuyển, ông đã tập hợp những áng thơ văn hay qua các triều đại, do vậy tác giả có điều kiện để đánh giá về từng thể loại văn học bàn luận về những cái hay, cái đẹp của những tác phẩm tiêu biểu, đồng thời nhận xét được về phong vị cốt cách của những tác gia nổi trội, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt những điểm khái quát
cơ bản, tiêu biểu trong nền văn học nươc nhà
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác của Bùi Huy Bích:
Bùi Huy Bích có một sự nghiệp sáng tác đồ sộ khi thời thế không cho phép ông thoả mãn trên con đường chính trị ông đã sáng tác, biên khảo văn học Ông đã để lại cho đời khoảng 20 tác phẩm lớn nhỏ khác nhau nhưng các tác phẩm của ông có giá trị lớn về nhiều mặt văn học, lịch sử, triết học và giáo dục Hiện những bài văn trong hoạt động chính trị (biểu, tấu, khải, thư, trát) cũng như trong đời sống xã hội (bi kí, câu đối, bài tựa, bài bạt, văn tế) của ông vẫn còn được lưu truyền
Trước thuật hầu hết bằng chữ Hán, bao gồm cả sáng tác, biên soạn, nghiên cứu, sưu tập , rất phong phú Các tác phẩm có:
Trang 29như: Thiên quan, Địa quan, Xuân quan, Hạ quan , đồng thời ông đưa thêm vào đó những chú thích và luận giả của mình TVVNCHN còn lưu giữ 2 bản in: AC 213/1-2, 707 trang, in tại Hữu văn đường năm Thiệu Trị 3 (1843)
Ngũ kinh tiết yếu(五經節要): Tác giả nêu lên những điều cốt yếu
trong Ngũ kinh, có kèm chú giải của các nhà nghiên cứu, dùng làm tài liệu
tham khảo chuẩn bị cho các kỳ thi Hương Hiện nay, TVVNCHN còn lưu giữ
2 bản in: AC422/1-10, Đa Văn đường in năm Thiệu Trị 6 (1846);
AC194/1-10, Tụ Văn đường in năm Thành Thái (1897)
Thư kinh tiết yếu (书經節要): Bùi Huy Bích tóm lược nội dung của
sách Kinh Thư, có kèm theo chú thích và bình luận của mình Hiện
TVVNCHN còn lưu giữ một bản chép tay kí hiệu: 4/1-4, 704 trang, có 1 tựa,
1 thuyết
Ngũ kinh tiết yếu diễn nghĩa (五 經 節 要 演 義 ): Tác giả nêu những
điều cốt yếu trong Ngũ kinh bằng chữ Hán và chữ Nôm Hiện nay,
TVVNCHN có lưu giữ một bản kí hiệu AB 539/1-12 gồm 3150 trang
Tứ Thư tiết yếu(四書節要): Tác giả tóm lược và chú thích những
nội dung chính của bộ Tứ Thư Hiện nay TVVNCHN còn lưu giữ một bản kí
hiệu: AC226/1-4, gồm 1300 trang, có một bài tựa
Tính lý tiết yếu (性 理 節 要 )(Tính lý đại toàn tiết yếu) Bùi Huy Bích
tóm tắt bộ Tính lý của Chu Hy: Thái cực, Hồng phạm, Thánh Hiền, lịch đại và
thơ văn Hiện nay TVVNCHN còn 4 bản in: AC/ 5b-2 Tập Văn Đường in tại
in năm Thiệu Trị 3 (1843), AC5a/1-2 Mĩ Văn Đường in năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), Hv 13, Hv 14 Thịnh Văn Đường in năm Thiệu Trị thứ 2 (1842)
Tác phẩm văn học:
Trang 30- Tồn Am thi cảo(存庵詩稿)gồm 670 bài thơ chữ Hán, viết vịnh thời
tiết, danh thắng, di tích lịch sử, nhân vật lịch sử , được Phạm Nguyễn Du viết
bạt năm Nhâm Dần, tức năm 1782; Quế Đường ở Diên Hà viết tựa năm Cảnh
Hưng 4 Tác phẩm được chia làm 3 phần: Bích câu tiền hậu tập(璧句前後
集) Nguyễn Du đề tựa, Nghệ An thượng hạ tập(藝 安 上 下 集 ), Thoái hiên
tập (退 軒 集 ) Hiện TVVNCHN còn lưu giữ 2 bản viết tay: VHv 86/1-2,
gồm 7 Quyển, 350 trang; Vhv 1415/a-b, gồm 7 quyển Trong đó, Nghệ An thi
tập: là tập thơ ông sáng tác khi còn làm quan ở Nghệ An, gồm 2 tập thượng
và hạ Sách có 3 bài tựa, trong đó có một bài của thày dạy Lê Quý Đôn nhận xét rằng: “ Nay xem, thể cách tài tình nhiệm nhặt, vận điệu mềm mại xinh xắn, cố nhiên không phải bàn đến, mà trong lời ngâm vịnh lại còn những ý ôn nhu, nhân hậu khảng khái, phấn phát, nghĩ đến quân thân mà chọn đường trung hiếu, mến cảnh vườn tược mà kinh danh lợi…đọc thơ anh đã biết con người anh thế nào rồi…”
- Tồn Am văn cảo(存庵文稿)gồm các sáng tác thuộc thể loại văn
xuôi như: biểu, tấu, công văn, thư, trát, lệ ngự, tản văn, trướng, chí, tự, bạt,
dẫn, thuyết…, phản ánh tình hình nhân dân đói khổ vì thiên tai, thuế khóa,
binh dịch; miêu tả cảnh thiên nhiên nơi Bùi Huy Bích làm quan hay nương náu, nhất là thiên nhiên Thăng Long, Nghệ An, Quảng Bình Ngoài ra, còn
có một số bài bia chuông chùa Diên Khánh Hiện TVVNCHN còn lưu giữ 3 bản viết kí hiệu: A201,VHv 85 và VHv 1414
Tồn Am văn tập(存庵文集)gồm những bài biểu, tấu, khải, công văn,
thư, trát, lệ ngữ, tản văn, bi ký, trướng, chí, tự, bạt, dẫn thuyết, văn tế Ngoài
ra, trong tác phẩm còn có văn của gia đình họ Bùi ở Thịnh Liệt Đọc Tồn am
Trang 31văn tập, chúng ta có thể hiểu được thân thế, sự nghiệp, tư tưởng của ông
Trong Tồn am văn tập có bài văn tế thầy Lê Quý Đôn năm Cảnh Hưng 45
(Giáp Thìn, 1784); bài văn tế chị (mùa thu năm Tân Dậu 1801); bài văn tế Đản Trai tức Bùi Trực, cháu trai đồng thời là bạn thơ của Gia Long 14 (Ất Hợi, 1815) Đó là những bài văn ông viết khi về già, lời lẽ chân thành, cảm động Hiện TVVNCHN còn lưu giữ một bản viết tay kí hiệu A2339
Tồn Am tản văn loại (存庵散文类): gồm các thể loại sáng tác thuộc các
thể loại văn xuôi như biểu, tấu, khải, công văn, thư, trát, lệ ngữ, tản văn, bi ký, trướng, chí, tự, bạt, dẫn thuyết, văn tế hiện TVVNCHN còn lưu giữ 1 bản chép tay kí hiệu A2118
Tồn Am văn thảo(存庵文操): gồm các thể loại sáng tác thuộc các thể
loại văn xuôi như biểu, tấu, khải, công văn, thư, trát, lệ ngữ, tản văn, bi ký,
trướng, chí, tự, bạt, dẫn thuyết, văn tế hiện TVVNCHN còn lưu giữ 1 bản chép tay kí hiệu Vhv 87
Các tác phẩm Tồn Am văn cảo, Tồn Am văn tập, Tồn Am tản văn loại,
Tồn Am văn thảo kể trên đại thể giống nhau về nội dung và khác nhau ít nhiều
về cách sắp xếp3
Tồn Am thi tập(存庵詩集)gồm 27 bài thơ ngũ ngôn cổ phong, 15
bài thơ ngũ ngôn luật, 22 bài thơ thất ngôn cổ phong, 60 bài thơ thất ngôn luật, vịnh cảnh vật, thời tiết, di tích lịch sử, đề tặng, cảm hứng…
Hoàng Việt văn tuyển(皇越文選)là tuyển tập văn từ đời Lý đến đời
Lê do Tồn Am Bùi Huy Bích tuyển chọn và viết lời dẫn; Nguyễn Tập, đốc học Trấn Sơn Nam biên tập và viết tựa năm Minh Mệnh 6 (1825), in tại Hy
Văn Đường; Hoàng Việt văn tuyển tuyển tất cả 112 tác phẩm từ thời Lý đến
thời Lê, thuộc 8 thể loại lớn, chia làm 8 quyển: Q1: phú cổ, 15 bài; Q2: ký,
3 Theo Di Sản Hán Nôm Việt Nam Thư mục đề yếu, tập III, trang 361
Trang 3215 bài; Q3: minh, 9 bài; Q4: văn tế, 8 bài; Quyển 5: chiếu, chế, sách, 25 bài; Q6: biểu, khải, 22 bài; Q7: tản văn, 11 bài; Q8: biểu tấu, công văn, 6 bài Mỗi
tác phẩm trong Hoàng Việt văn tuyển đều có những lời dẫn về hoàn cảnh sáng
tác, kèm chú thích Cuối mỗi câu đều có ghi tên họ và thời đại tác giả Theo
Phạm Tú Châu, mặc dù còn một số hạn chế và thiếu xót, nhưng Hoàng Việt
văn tuyển đã góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ và truyền bá những áng
văn bất hủ, tiêu biểu cho nền văn chương rực rỡ của dân tộc Việt Nam (Từ điển văn học)
Lịch triều thi sao: Bùi Huy Bích tuyển lục, chia theo thế thứ trước sau
làm 6 quyển gồm 3 phần thượng, trung, hạ Quyển thượng những bài ngự chế
các đời Lý, Trần, Lê; quyển trung nhất, nhị chép thơ của các thi nhân thời Lê
sơ, quyển trung tam chép thơ của các thi nhân từ đời Quang Thuận, Hồng Đức; quyển hạ nhất chép thơ các thi nhân Cảnh Thống đến đời Cảnh Hưng, Quyển hạ nhị chép thơ của các thi nhân về khoảng giữa đời Cảnh Hưng (Lịch Triều) Sách này hiện không còn Nhưng cũng chưa đủ căn cứ để nói rằng
Hoàng Việt thi tuyển chính là Lịch triều thi sao được in dưới tên mới,vì sách Lịch triều thi sao hiện không còn
Hoàng Việt thi tuyển(皇越詩選)(xin giới thiệu riêng ở phần sau) Văn bia:
Tiên hiền từ chỉ bi ký(先贤慈止碑记) : viết về những công việc lập
văn chỉ xã, tiểu sử Chu Văn An, danh sách hội viên hội tư văn Bia đặt tại từ chỉ xã Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội; thác bản Lưu giữ tại TVVNCHN
ký hiệu số 987, 988, 989
La Khê Ngô thị bi ký(羅 溪 吴 氏 家 譜): Tấm bia này được ông
soạn năm Gia Long 10 (1811), viết về ông Hữu thị lang Bộ Lễ, tước Cao Phong bá họ Ngô, thông gia với tác giả, người có đức cao công lớn của dòng
Trang 33họ này Bia đặt tại từ đường họ Ngô xã La Khê, huyện Từ Liêm, Hà Nội; thác bản lưu tại TVVNCHN ký hiệu N.909,910
Ngũ xã thôn phúc thần bia (五社村副神碑) : Tấm bia này do Phan Huy Ích soạn năm Cảnh Hưng 46(1785), còn ông chỉ là người nhuận sắc, nội dung trong bia viết về bà Nguyễn Thị Hiền thuộc dòng lệnh tộc đến tu ở chùa Sài Sơn có công là việc thiện nên được bầu làm phúc thần Bia được đặt tại Võ miếu xã Thụy Khê, huyện Quốc Oai, Sơn Tây; Thác bản được lưu giữ tại TVVNCHN số N 1247
Hậu thần bi ký (侯神碑记): ông soạn năm Gia Long thứ 8 (1809),
viết về việc giử hậu thần cho cha mẹ của con gái lớn của Trình Thái Vinh Bia đặt tại đình xã Gia Quất, tổng Gia Thụy, huyện Gia Lâm, Bắc Ninh, thác bản lưu giã tại TVVNCHN số N 3406
Thanh Trì huyện Văn Điển xã Tiên Hiền từ chỉ bi ký (清池县文典社仙
贤慈止碑记): Ông soạn năm Gia Long (1803), ghi về việc lập bia thờ các vị tiên nho trong xã (TCHN 6/2005)
Bùi Huy Bích và tấm bia tròn ở văn chỉ làng Văn Điển Khuất Minh
Hoa (Nxb, Chính trị Quốc gia) Trần Đình Tấn (Hội VNDG Hà Nội) viết về việc học hành, khoa cử, việc thờ tiên hiền, tổ chức xã hội, ruộng đất của làng Văn Điển cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn – ký hiệu Vv 7009 thư viện Viện Thông tin KHXH (trang 599)
Bùi Đông thôn Thọ Ông từ (裴东村寿翁慈): Ông soạn năm Chiêu Thống thứ nhất (1787), ghi lại việc các cụ thôn Bùi Đông, xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì xây dựng Đền Ông Thọ để tỏ ý coi trọng văn học, quý kính người có tuổi, đề cao các vị chức tước (TCHN số 2/1987)
Ngoài ra, Bùi Huy Bích còn có các tác phẩm :
Trang 34Quốc triều chính điển lục(國朝政典绿), gồm 7 quyển chép công
việc của sáu thuộc và điển lệ giao bang Sách này được Phan Huy Chú đánh giá như sau: “Điển cố của của nhà Lê sau thời Trung hưng, chỉ thấy chép ở
Thiện chính tập, từ trước chưa có sách Đến thời Vĩnh Hựu mới sai soạn Quốc triều hội điển, nhưng chưa làm xong, sách này biên chép tuy đã chia thành
từng mục, từng loại, nhưng tình hình diên cách qua các triều cũng chưa được
kỹ Trải hơn 300 năm trị bình mà điển chương không có toàn thư, thế mới biết soạn sách này thật khó” (Lịch triều)
Hành tham quan gia huấn(行參觀家訓)Ông soạn thành bài ca chữ
Nôm để dạy bảo con cháu trong nhà khuyên giữ gìn đạo đức, đối xử với gia đình, làng xóm cho đúng chuẩn mực ,
Lữ trung tạp thuyết (呂忠雜說)gồm 2 quyển, được xuất bản năm
1789, là tập tuỳ bút được viết khi Bùi Huy Bích ẩn náu ở Sơn Tây, tránh nhà Tây Sơn Đó là những ghi chép tản mạn những suy nghĩ về triết học, văn học, lịch sử, cuộc đời, đạo lý làm người, đính chính một số tài liệu lịch sử, nhớ lại hồi ức, ca tụng quá khứ , Hiện TVVNCHN cò lưu giữ 3 bản viết tay, ký hiệu Vhv 1804, A151, và A1653
Qua sách Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu, còn có rải rác một
số tác phẩm của Bùi Huy Bích như sau:
Âm chất văn chú(陰 騭 文 註), Lê Quý Đôn biên tập, Thẩm Đức Tiềm,
Đan Quế Tịch (Trung Quốc) viết lời tựa năm Càn Long 26 (1761) (nhà Thanh) Lê Trọng Thứ viết hậu tự năm Cảnh Hưng 43 (1782) Bùi Huy Bích viết bài bạt năm Cảnh Hưng 42 (1781) ,
Danh ngôn tạp trứ (名言雜著) : chép lai nhiều tác phẩm thuộc nhiều
thể loại tác gia, trong đó có Tao đàn thoại cổ do ông viết lời dẫn, chép thơ
Trang 35xướng họa giữa ông với những người khác như Phạm Nguyễn Du, Ninh Tốn, Ngô Thì Nhậm , ông có 3 bài xướng
Đạo Nam thơ trai cảo (道南齋初稿)do Nguyễn Đôn Nhân soạn, Hồ
Trường Khánh (Trung Quốc) viết tựa Phần đầu có 34 bài thơ của tác giả làm trong thời gian theo cha và Chiêu Thốn chạy sang Trung Quốc, phần sau chép thơ của Đoàn Nguyễn Tuấn, Phạm Quý Thích, và Bùi Huy Bích
Hàn các tùng đàm (翰閣叢談): chép ký, tự, văn bia, biểu, chế, chiếu,
hịch dụ, cáo của các tác giả từ đời Lê trở về trước, trong đó có chép bài văn tế thày dạy Lê Quý Đông do ông soạn
Lê trí sĩ thi tập(黎智志诗集): gồm 3 tập thơ của 3 tác giả nổi tiếng
thời Lê là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Nguyễn Cẩn, trong đó Ảm Chương
công thi tập gồm những bài thơ của ông miêu tả phong cảnh trên đường vào
Phú Xuân
Long Biên bách nhị vịnh(龍 編 百 二 詠): là tập thơ chép 102 bài
thơ vịnh phong cảnh Long Biên, có chép thơ của ông
Nghệ An Hà Tĩnh sơn thủy vịnh(乂 安 河 靜 山 水 詠): là tập thơ
vịnh phong cảnh sơ thủy của vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, trong đó có chép một
số bài thơ của ông
Song Thanh phú tuyển (雙 青 賦 選 ): chép 100 bài thơ phú của 24 tác
gia nổi tiếng trong đó có ông
Thanh Trì Bùi thị gia phả(清池裴氏家谱): ghi chép về dòng họ Bùi
ở làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, gồm hệ thống thế thứ, ngày sinh, ngày giỗ, khoa bảng, quan tước, thơ văn, bằng sắc, giấy tờ liên quan đến những người trong dòng họ , phần đầu do Bùi Xương Tự biên soạn, Bùi Huy Bích là người biên soạn phần kế tiếp
Trang 36Thảo đường thi nguyên tập (草堂詩原集): đây là tập thơ do Phạm Quý Thích làm trong khoảng 20 năm, sau mỗi bài đều có lời bình duyệt của Bùi Huy Bích về bài thơ đó
Hoàng Việt thi tuyển là tuyển tập thơ chữ Hán từ thời Lý đến thời Lê,
do Tồn Am Bùi Huy Bích tuyển chọn và viết lời dẫn, Nguyễn Triệp4, Đốc học (Tập trung bá) viết lời tựa, vào ngày lành tháng 2 năm Ất Dậu, Hoàng Triều Minh Mạng Vạn Niên năm thứ 6 (1825), được in tại Hy Văn Đường Sách này được soạn xong vào mùa thu năm Mậu Thân (1788), nội dung chủ yếu bao gồm
03 phần:
+ Thượng (quyển 1): Gồm 12 tác giả là các đời vua Lý,Trần, Lê (sau tên của tác giả đều có phần giới thiệu sơ lược về tác giả) với 70 bài thơ , Trung (quyển 2,3,4), Hạ (quyển 5,6)
+ Trung (quyển 2,3,4): Gồm 101 tác giả triều Lý, Trần (sau tên của tác giả đều có phần giới thiệu sơ lược về tác giả) với 334 bài thơ
+ Hạ (quyển 5,6): Gồm 54 tác gia triều Lê (sau tên của tác giả đều có phần giới thiệu sơ lược về tác giả) với 158 bài thơ
Về cách thức trình bày sách Hoàng Việt thi tuyển rất giống với Hoàng
Việt văn tuyển (cùng một tác giả) như có cùng khổ sách, chất liệu, kiểu giấy,
kiểu chữ, ở giữa về bên trái có ghi bốn chữ Tồn Am gia tàng ( lưu trữ tại gia
đình Tồn Am) , bên trái có ba chữ Hi Văn Đường ở hai dấu triện vuông, phía trên là bốn chữ Các gia hội tuyển Nhưng không thể nhầm lẫm vì một bên là
văn tuyển còn một bên là thi tuyển Bùi Huy Bích đã kế thừa các nhà sưu tập thi tuyển trước như: Phan Phu Tiên5, Dương Đức Nhan6, Hoàng Đức Lương,
Trang 37Lê Quý Đôn7
- đây là nhà bác học nổi tiếng cũng là người thầy, người mà cũng
có những ảnh hưởng lớn đối với ông cả về tư liệu lẫn phương pháp biên soạn
1.3.1 Niên đại hoàn thành văn bản Hoàng Việt thi tuyển
- Trong công tác nghiên cứu văn bản học, việc xác định thời gian hoàn thành văn bản là rất quan trọng, vì từ đó mới có thể xác định thời điểm hình thành các bản sao
- Đối với HVTT thì thật may mắn có được đầy đủ về thời điểm khắc in cũng xuất xứ của tác phẩm
- Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu tuyển chọn và viết lời dẫn
vào năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Tập, Đốc học trấn Sơn Nam biên tập và viết tựa năm Minh Mệnh (1825) In tại nhà in Hy Văn Đường
- Trần Văn Giáp[8, 46-47] Hoàng Việt thi tuyển được viết năm Mậu
Thân (tức năm Chiêu Thống thứ 2, Năm Quang Trung thứ 1 (1788), được khắc in năm Minh Mạng 6 (1825)
- Theo Lịch triều hiến chương loại chí – Văn tịch chí cũng là sách được
hoàn thành năm Quang Trung thứ 1 (1788), khắc in năm Minh Mạng thứ 6 (1825)
- Nhà nghiên cứu Hán học Phạm Thị Hảo dịch lời tựa trong bản dịch
của Trung tâm nghiên cứu quốc học dịch “Hoàng triều Minh Mạng Vạn Niên
năm thứ 6 (1826)” Ngày lành tháng 2 năm Ất Dậu, Đốc học (Tập trung bá) trấn Nam Sơn Nguyễn Triệp viết lời tựa
Theo khảo sát (bài tựa, bài tiểu dẫn của tập thơ, và các sách ghi chép về
HVTT ) chúng tôi đi đến kết luận Hoàng Việt thi tuyển được hoàn thành vào
năm 1788 đến năm 1825 được khắc in
1.3.2 Xuất xứ của Hoàng Việt thi tuyển:
Trang 38Trong bài tiểu dẫn ngay đầu sách Hoàng Việt thi tuyển tác giả đã nói
lên xuất xứ của tập thơ, cách chép của tập thơ , nên rất nhiều sách giới thiệu
về Hoàng Việt thi tuyển hay Lịch triều thi sao đều trích nguyên văn bài này
- Tổng tập văn học Việt Nam trọn bộ 42 tập (T14) trích nguyên văn
bài tiếu dẫn sách Lịch triều thi sao nhưng không thấy nói đến Hoàng Việt
Thi tuyển
- Trần Văn Giáp [8,45-46] - theo lời Nguyễn Tập thì Lịch triều thi sao
là tiền thân của Hoàng Việt thi tuyển, không rõ dưới thời Tây Sơn, Bùi Huy Bích đã từng cho in bộ Lịch triều thi sao hay chưa? Và điều có thể tin được
là: sang đầu thời Nguyễn, vì cần thiết phải có bộ thi tuyển như vậy, cũng có
thể bộ Lịch Triều thi sao được sửa đổi ít nhiều để xuất bản dưới tên mới là
Hoàng Việt thi tuyển
Hiện nay không còn văn bản Lịch triều thi sao, vì thế kết luận Lịch
triều thi sao là tiền thân của Hoàng Việt thi tuyển cũng không thể khảo chứng
Sau khi khảo sát chúng tôi thấy rằng: - Bài tiểu dẫn của Hoàng Việt thi tuyển
và Lịch triều thi sao (theo) là một, nhưng chúng tôi nghĩ rằng qua Hoàng Việt
thi tuyển cũng có thể biết được Lịch triều thi sao, chính vì thế mà có nhiều sách
giới thiệu về Bùi Huy Bích chỉ nhắc đến Lịch triều thi sao, không nhắc đến
Hoàng Việt thi tuyển nhưng người đọc vẫn ngầm hiểu chính là Hoàng Việt thi tuyển, vì hiện nay sách còn được lưu giữa là HVTT
1.3.3 Cách ghi tên tác giả, tác phẩm qua các truyền bản Hoàng Việt thi tuyển
Qua khảo sát các công trình thư mục học từ điển, bài viết , chúng tôi thấy rằng:
- Trần Văn Giáp [8,46-47] Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích
- Từ điển văn học [42] (Trần Thị Băng Thanh) ghi Hoàng Việt thi tuyển
của Bùi Huy Bích
- Trong các truyền bản chữ Hán, ghi Hoàng Việt thi tuyển của Tồn Am
Bùi Huy Bích
Trang 39- Trong truyền bản chữ Quốc ngữ Hoàng Việt thi tuyển ghi tác giả là
Bùi Huy Bích
- Sau bài tiểu dẫn tất các truyền bản (chữ Hán và chữ Quốc ngữ) đều
ghi là Bùi Bích, Tồn Am Bệnh Tẩu Bùi Bích
- Trong các truyền bản chữ Hán đều ghi tên tác phẩm là Hoàng Việt thi
tuyển chỉ có một bản ký hiệu: R968 – Thư viện Quốc gia ghi là Hoàng Việt văn tuyển (có lẽ do thư viện đóng nhầm vì nội dung thì không phải là Hoàng Việt văn tuyển)
- Trong các bài nghiên cứu của các học giả về Bùi Huy Bích và các tác
phẩm của ông đều ghi là Hoàng Việt thi tuyển
- Qua những khảo sát trên cho thấy :
+ Văn bản Hoàng Việt thi tuyển chỉ có một cách ghi duy nhất + Tác giả Hoàng Việt thi tuyển là Bùi Huy Bích, tự là Ảm
Chương, hiệu là Tồn Am, Tồn Ông, Tồn Am bệnh tẩu
1.3.4 Cấu trúc của văn bản Hoàng Việt thi tuyển
Từ sự thống kê và mô tả chung nhất về hiện trạng các truyền bản HVTT như trên, căn cứ vào các thông tin thống nhất ở các truyền bản và sự phân tích tư liệu, chúng ta có thể hình dung cấu trúc của HVTT đầy đủ như sau:
- Tên tác phẩm: Hoàng Việt thi tuyển
- Tác giả biên định: Tồn Am Bùi Huy Bích
Trang 40Quyển IV: gồm 131 thơ các vương tử và các tác gia từ niên hiệu
Quang Thuận đến Hồng Đức
Quyển V: gồm 99 bài thơ các tác gia từ niên hiệu Cảnh Thống trở về sau Quyển VI: gồm 60 bài thơ các tác gia giữa đến cuối niên hiệu Cảnh Hưng
Bảng 1.1: Thống kê các thi gia và số bài thơ trong Hoàng Việt thi tuyển
1.4 TIỂU KẾT
Trong chương I, chúng tôi đã đã thực hiện những công việc sau:
Khảo sát giới thiệu các sách, tài liệu viết về thân thế và sự nghiệp của Bùi Huy Bích
Từ bối cảnh lịch sử và tình hình văn học giai đoạn thê kỷ XVIII – XIX,
để thấy những ảnh hưởng tới Bùi Huy Bích
Bùi Huy Bích đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng nhưng nhà Nho chân chính ấy vẫn sống một đời vất vả cực nhọc cùng với tấm lòng trung thành tuyệt đối với Nho học và triều Lê Cuối đời ông sống ẩn cư nhiều nơi, sống bằng nghề dạy học, cùng với niềm đam mê sáng tác văn chương