PHÂN LOẠI CÁC TRUYỀN BẢN CHỮ HÁN CỦA HOÀNG VIỆT THI TUYỂN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản học Hoàng Việt thi tuyển của Tồn Am Bùi Huy Bích (Trang 53)

THI TUYỂN

Phân loại các truyền bản

Thông qua việc giới thiệu các bản sao của HVTT nhƣ trên đã cho thấy đƣợc tình hình của các truyền bản HVTT. Để tạo cơ sở cho việc đi sâu vào một số khía cạnh cũng nhƣ xác lập một phần diện mạo vốn có của HVTT, việc phân loại có ý nghĩa rất quan trọng.

Qua tập hợp, mô tả, đối chiếu, so sánh tên tác giả, tác phẩm ở phần trên, chúng tôi chia 14 truyền bản chữ Hán thành 3 nhóm sau: nhóm I, nhóm II, và nhóm III theo tiêu chí thiếu hay đủ các tác phẩm để phân chia. Tức truyền bản (bản in) đủ 562 tác phẩm thuộc vào nhóm I, các truyền bản (bản in) thiếu tác phẩm thuộc vào nhóm II, và bản chép tay thuộc vào nhóm III.

Nhóm I gồm 2 truyền bản là những văn bản có ký hiệu: VHv.1477, R.1410.

Nhóm II gồm 9 truyền bản là những văn bản có ký hiệu: VHv.1451; A.608, VHv.2150,VHv. 49/1-2,VHv.1780, A.3162/1-2, A.2857, R.968/R969, Hv.20.

Nhóm III gồm 3 truyền bản chép tay là những văn bản có ký hiệu: HN.319, R.1903, HV.560.

2.2.1.1 Mô tả truyền bản nhóm I (bản in) :

- Bản VHv.1477: Bản này chỉ thiếu hai trang của phần tựa, nội dung không bị mất.

- Bản R.1410: Bản này trang 128 bị mờ nhiều chữ

Bảng 2.2: Thống kê truyền bản nhóm I

STT Ký hiệu Số bài

thơ

Số tác

giả Ghi chú

1 VHv.1477(D) 562 167 Thiếu 2 trang tựa 2 R.1410 (K) 562 167 Mất toàn bộ phần tựa

Nhận xét: 2 bản này tuy thiếu phần tựa nhƣng số bài thơ, số tác giả và nội dung của tác phẩm rất đầy đủ nên chúng tôi xếp vào truyền bản nhóm I(nhóm đầy đủ).

2.2.1.2 Mô tả truyền bản nhóm II (Bản in):

Các truyền bản nhóm II gồm 9 bản sau:

- Bản VHv.1451 : Bản này bị thiếu 2 tờ mất bài Cảm hoài của Đặng Dung. - Bản A. 608: Bản này thiếu 4 trang mất các bài:

+ Cảm hứng + Đạt nhân

+ Đề Toán Viên phường sở cư bích thượng + Toán viên tự thuật

+ Phượng Hoàng sơn (phần đầu của bài) Những bài này là của Thái Thuậnở quyển trung (quyển 4 ); Và thiếu nửa đầu của bài:

+ Vĩnh Châu sơ thu nhàn vọng - tập cổ (bát thủ) của Lê Quý Đôn ( quyển hạ - quyển 6), Tổng cộng số bài còn lại 556 bài.

- Bản A.2857: Bản này thiếu 4 trang ( hai trang phần tựa và hai trang của quyển 6 (quyển hạ) có các bài:

+ Giản Tồn Am của Lê Trọng Khuê + Thương Ngô tức sự của Hồ Sĩ Đống

+ Đăng Nhạc Dương lâu của Hồ Sĩ Đống

Và tiêu đề của bài Du Hoàng Hạc lâu của Hồ Sĩ Đống. Tổng cộng còn lại 559 bài.

- Bản A3162/1,2: Bản này thiếu 2 trang của quyển thứ 1 (quyển thƣợng), thiếu các bài sau:

+ Tán Tỳ Ni Đa Lưu Chi thiền sư của Lý Thái Tông + Tăng Vạn Hạnh của Lý Nhân Tông

+ Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn của Trần Thái Tông + Hạnh Yên Bang phủ của Trần Thánh Tông

Và tiêu đề bài Hạ Cảnh của Trần Thánh Tông. Tổng cộng còn 558 bài.

- Bản Vhv.49/1,2: Bản này tập 1 đầy đủ, tập 2 thiếu nhiều và các trang lẫn lộn ( Trang 8 trùng trang 6; trang 10 không bị nhầm; trang 12 là trang 10; trang 14 là trang 12, trang 48 là trang 50). Mất 3 bài:

+ Quách cự mai nhi của Đặng Minh Bích

+ Thành Đông Cư của Đặng Minh Bích

+ Đáo gia của Đặng Minh Bích

+ Phụng hoạ ngự chế Anh tài tử của Đỗ Nhuận + Phụng họa ngự chế Quân đạo.

Tổng cộng còn: 557 bài

- Bản Vhv.1780: Bản này có trang 31, 32 không giống các bản khác, đóng nhầm một tờ của “Hoàng Việt văn tuyển”, bị mất các bài:

+ Nửa sau của bài Vọng viễn sơn dạ yến của Lê Thánh Tông

+ Mi Ô của Lê Thánh Tông

+ Trần đào tà của Lê Thánh Tông

+ Đề Đại học sĩ Thân Nhân Trung sở soạn Thiên Nam Dư hạ Tập của Lê Thánh Tông

+ Xuân nhật bệnh khởi của Lê Thánh Tông

Và nửa đầu bài Đề đại học sĩ Vũ Vĩnh Trinh hoạ tượng của Lê Thánh Tông, Tổng cộng có 556 bài.

-Bản VHv.2150: Bản này bị mất toàn bộ phần của quyển hạ còn quyển thƣợng và quyển trung.

- Bản Hv.20: Bản này bị mất 4 bài thơ:

+ Tụng hạnh tây kinh phụng họa ngự chế Thiên Vực Giang Hiểu Phát của Kiến Vương của Lƣơng Vƣơng Thuyên.

+ Tụng hạnh tây kinh phụng họa ngự chế Thiên Vực Giang Hiểu Phát của Lƣơng Vƣơng Thuyên.

+ Xuân tảo của Phúc Vương Tranh của Lƣơng Vƣơng Thuyên.

+ Phụng họa ngự chế Thiên Vực Giang Hiểu Phát của Lƣơng Vƣơng Thuyên.

Tổng cộng còn 558 bài

- Bản R 968 (1,2,3)/ R969(4,5,6): Quyển 2 mất 2 trang 80, 81 mất 4 bài thơ trong đó có một bài nhị thủ:

+ Thư hoài (nhị thủ) của Lê Quát + Quá Tiêu Tương của Phạm Sƣ Mạnh

+ Đông Sơn tự hổ thượng lâu của Phạm Sƣ Mạnh + Đề Cam Lộ tự của Phạm Sƣ Mạnh

Ký hiệu R969(4,5,6) – tuy số trang đầy đủ nhƣng do đóng sai quy cách và thứ tự trang nên rất khó theo dõi.

Sau đây chúng tôi tổng hợp các truyền bản nhóm II vào bảng để dễ theo dõi và so sánh.

Bảng 2.3: Tổng hợp truyền bản nhóm II

STT Ký hiệu Số bài

thơ

Số tác

giả Ghi chú

1 VHv.1451 (A) 561 166 thiếu của tác giả Đặng Dung

2 A.608 (B) 556 167 thiếu 4 bài của Thái Thuận và 2 bài của Lê Quý Đôn

3 VHv.2150(C) 404 113 chỉ có 4 quyển (1,2,3,4)

4 VHv. 49/1-2(E) 557 166

mất 1 bài của Thân Nhân Trung, 1 bài của Đỗ Nhuận, 3 bài của Đặng Minh Bích

5 VHv.1780 (F) 556 167 Mất 6 bài của Lê Thánh Tông

6 A.3162/1-2 (G) 558 164

Mất 3 bài của Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, và 1 bài của Trần Thánh Tông

7 A.2857(H) 559 166 mất 1 bài của Lê Trọng Khuê, 2 bài của Hồ Sĩ Đống.

8 R.968/R969(I) 557 166 Mất 1 bài nhị thủ của Lê Quát và 3 bài của Phạm Sƣ Mạnh

9 Hv.20(L) 558 163

Mất 1 bài của Kiến Vƣơng, 2 bài của Phúc Vƣơng Tranh, 1 bài của Lƣơng Vƣơng Thuyên

Nhận xét: Đây là nhóm truyền bản có những trang bị mất do bảo quản không tốt bị rách hoặc bị xé, thật đáng tiếc vi đây là những bản in rất rõ ràng, sắc nét dễ đọc, bị mất một số trang khiến cho ngƣời đọc không theo dõi đƣợc toàn bộ nội dung đầy đủ của HVTT.

2.2.1.3 Mô tả truyền bản nhóm III (chép tay):

Các truyền bản nhóm III gồm 3 bản sau:

- Bản HN.319 (N): Bản này tuy chép đầy đủ nhƣng là bản chép tay của ngƣời hiện đại, chỉ dùng để làm tài liệu tham khảo, không có giá trị về

văn bản.

- Bản R.1930: Chỉ chép lại những tờ đầu của quyển thƣợng (quyển 1), chép lại có nhiều lỗi, dùng những chữ giản thể, có khi là thừa chữ, thiếu chữ, Ví dụ: 1) Thiếu chữ 梅 trong bài Vãn Pháp Loa Tôn giả đề Thanh Mai tự ( 挽 法螺尊者題青梅寺);

2) Thừa chữ “lạc” (落) trong câu đầu “Tam canh phong lộ hải thiên liêu”(三更風落露海廖) bài “Tam canh nguyệt”(三更月);

3) Thiếu chữ “Thái”(太)trong phần giới thiệu của “Lê Thánh Tông”

(黎太宗)bản in tuy mờ nhƣng cũng có thể thấy chính là chữ Thái.

Bản này chữ chép tay khá đẹp nhƣng cũng có nhiều lỗi sai sót không thể tránh đƣợc khi chép, hơn nữa chỉ chép 10 tờ đầu nên không có mấy giá trị về văn bản.

- Bản HV 560: Chép trên chất liệu giấy dó, nội dung không đầy đủ, không chép thể thơ, chép to nhỏ không đều nhau, không theo quy cách, chép giản lƣợc nhiều, tên đầu bài cũng có lúc chép có lúc không, không theo một quy cách nhất định nào. Chép thứ tự các bài thơ không giống bất kỳ bản in chữ Hán nào, chữ chép đài lên xuống không ổn định, có phần chép tiểu truyện về tác giả có phần không nên ngƣời đọc không phân định đƣợc thơ của tác gia nào.

Bảng 2.4: Thống kê truyền bản nhóm III

STT Ký hiệu Số bài thơ Số tác giả Ghi chú

1 HN.319 (N) 562 167 chép đầy đủ

2 R.1903 (M) 43 11 chỉ chép 10 tờ đầu của quyển Thƣợng

3 HV.560 (O) 337 119 chép không đầy đủ phần tiểu truyện của tác giả

Nhận xét: Đây là nhóm truyền bản chép tay nên không thể tránh khỏi những sai xót và nhiều lỗi nhƣ đã nêu trên. Tuy thế vẫn có giá trị tham khảo nhất định.

2.3. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI THƠ TRONG HOÀNG VIỆT THI TUYỂN

Để nắm rõ hơn thông tin các truyền bản HVTT chúng tôi lập bảng thống kê đối chiếu sau đây:

Ký hiệu viết tắt các truyền bản:

A: VHv.1451 B: A.608 C: VHv.2150 D: VHv.1477 E: VHv. 49/1-2 F: VHv.1780 G: A.3162/1-2 H: A.2857 I: R.968/R969 K: R.1410 L: Hv.20

M: R.1903(Bản chép tay thƣ viện Quốc gia) N: HN.319 (Bản chép tay viện Văn học) O: HV.560 (Bản chép tay viện Sử học) Dấu (+) thể hiện : có

Dấu (0) thể hiện : không

Ký hiệu viết tắt thể loại thơ:

Cách gọi các thể thơ chúng tôi ghi theo cách phân loại của Bùi Huy Bích trong HVTT.

Ngũ ngôn: NN ( có 5 câu, mỗi câu 5 chữ) Ngũ tuyệt: NT ( có 4 câu, mỗi câu 5 chữ) Thất tuyệt: TT ( có 4 câu, mỗi câu 7 chữ )

Thất ngôn: TN ( có 8 câu, mỗi câu 7 chữ) Trƣờng thiên: TrT (bài dài)

Lục ngôn: LN ( có 4 câu, mỗi câu 6 chữ) Trƣờng thiên đoản cú: TrĐC (bài dài)

(Chúng tôi xin trích giới thiệu, toàn bộ bảng tổng hợp xin xem trong phụ lục 1).

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các tác giả, tác phẩm trong Hoàng Việt thi tuyển

STT TRIỀU ĐẠI

Tên tác giả/ Tên bài thơ

Thể thơ A B C D E F G H I K L M N O Ghi chú Q SBT I CÁC VUA LÍ-TRẦN-HỒ 1. Lý Thái Tông 李太宗 1

Tán Tỳ Ni Đa Lƣu Chi thiền sƣ

赞毗尼多流支禅师 NN + + + + + + 0 + + + + + + 0 2. Lý Nhân Tông 李仁宗 2 Tăng Vạn Hạnh 僧萬行 NT + + + + + + 0 + + + + + + 0 3. Trần Thái Tông 陳太宗

3 Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn

寄清風庵僧德山 TT + + + + + + 0 + + + + + + 0

STT TRIỀU ĐẠI

Tên tác giả/ Tên bài thơ

Thể thơ A B C D E F G H I K L M N O Ghi chú Q SBT 4 Hạnh Yên Bang phủ 幸安邦 NT + + + + + + 0 + + + + + + 0 5 Hạ cảnh 夏景 TT + + + + + + + + + + + + + 0 6 Vãn Thiếu sƣ Trần Trọng Trƣng 挽少師陳仲徵 TN + + + + + + + + + + + + + 0 5. Trần Nhân Tông 陳仁宗 +

7 Xuân nhật yết Chiêu Lăng

春日谒昭 NT + + + + + + + + + + + + + 0 8 Xuân vãn 春晚 NT + + + + + + + + + + + + + 0 9 Nguyệt 月 TT + + + + + + + + + + + + + + 10 Thiên Trƣờng vãn vọng 天長晚望 TT + + + + + + + + + + + + + 0

STT TRIỀU ĐẠI

Tên tác giả/ Tên bài thơ

Thể

thơ A B C D E F G H I K L M N O Ghi chú

Q SBT

11

Đăng Bảo Đài sơn

登寳台山 NN + + + + + + + + + + + + + +

bản O chỉ chép “bảo đài sơn”

12 Thiên Trƣờng phủ 天長府 TN + + + + + + + + + + + + + + 13 Đáp bắc sứ Kiều Nguyên Lãng 答北使喬元朗 TN + + + + + + + + + + + + + + 14 Hạnh Thiên Trƣờng hành cung 幸天長行宫 TN + + + + + + + + + + + + + +

Bài thơ này HVTT cũng nhƣ Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn đều cho là của Trần Nhân Tông nhƣng cũng có sách khác nói là của Trần Thánh Tông. Chƣa rõ của ai?

6. Trần Anh Tông

陳英宗 +

15 Vân Tiêu Am

雲霄庵 TN + + + + + + + + + + + + + +

16 Vãn Pháp Loa Tôn giả, đề Thanh Mai tự

STT TRIỀU ĐẠI

Tên tác giả/ Tên bài thơ

Thể

thơ A B C D E F G H I K L M N O Ghi chú

Q SBT

17

Chinh Chiêm thành hoàn, chu bạc Phúc Thành cảng 征占成還舟泊福城港 TN + + + + + + + + + + + + + + 7. Trần Minh Tông 陳明宗 + 18 Dạ vũ 夜雨 TT + + + + + + + + + + + + + + 19 Cam Lộ tự 甘露寺 TT + + + + + + + + + + + + + 0

Nhận xét: Bảng (số 2.5) thể hiện từng bài thơ trong từng tác phẩm, về tổng quát mà nói, các bản in của HVTT tƣơng đối đầy đủ và dễ đọc vì chữ in rõ ràng, cách in thì thống nhất, phần giới thiệu tác giả cũng đầy đủ.

- Trang thứ nhất chỉ có bản (G) và bản (O) là bị mất một số bài thơ còn lại thì đầy đủ.

- Trang thứ hai chỉ có bản (O) là thiếu, các bản còn lại đủ.

- Trang thứ ba chỉ có bản (O) thiếu 1 bài thơ của Lê Thánh Tông. - Trang thứ tƣ có ba bản thiếu(F)(M)(O)..,

Xem tất cả các bản đã tổng kết ở trên thì các bản chép tay (O) thiếu nhiều nhất.

Qua bảng thống kê trên cho thấy sự thiếu đủ của các tác giả, tác phẩm trong HVTT và có thể thấy đƣợc các thể loại thơ đƣợc tập hợp trong tác phẩm, trên cơ sở bảng chúng tôi lập biểu đồ so sánh số lƣợng thể loại thơ trong HVTT.

Từ biểu đồ trên cho thấy Bùi Huy Bích đặc biệt tuyển nhiều thể thơ thất ngôn, sau đó đến thất tuyệt, còn 5 thể thơ còn lại thì chiếm số ít.

Thể thơ thất ngôn bát cú ( tám câu bảy chữ). Mỗi bài thơ chia làm bốn phần mỗi phần hai câu và đảm nhận một chức năng nhất định, nhƣng về nội dung ý nghĩa thì bốn phần này liên kết chặt chẽ trong kết cấu trở thành một chỉnh thể nghệ thuật tạo nên hình tƣợng thơ. Thể thơ này trong HVTT chiếm đa số với số lƣợng hơn 300 bài. Đây là một điểm đặc biệt của tập thơ HVTT.

* Khi khảo sát các bản in (tất cả 14 bản) chúng tôi thấy sự không thống nhất giữa phần Mục lục và phần nội dung trong sách xảy ra ở tất cả các bản:

Bảng 2.7: Thống kê sự khác nhau giữa mục lục và nội dung của sách

STT MỤC LỤC NỘI DUNG TRONG SÁCH

1 Trần Ức 陈億 Nguyễn Ức阮 億

2 Trần Quang Đán 陈光旦 Trần Nguyên Đán 陈元旦 3 Lê Thúc Dĩnh黎叔颍 Lê Thúc Hiển黎叔顯 4 Trần Phu Tiên陈孚先 Nguyễn Phu Tiên阮孚 先 5 Trần Thời Trung陈时中 Nguyễn Thời Trung阮时中 6

Nguyễn Thiên Tích (2 bài thơ)

阮 天錫 (二 首 )

Nguyễn Thiên Tích (7 bài)

阮天錫 (七 首 )

Những chữ kiêng huý trong tác phẩm Hoàng Việt thi tuyển:

Có 7 chữ kiêng huý nhƣ sau:

Chữ “闊”(khoát) đƣợc viết thành “ ” và “ ” đƣợc viết tổng cộng 6 lần. Kiêng huý của vua Gia Long.

Chữ “映” (ánh) đƣợc viết thành “ ” tổng cộng 1 lần. Kiêng huý của vua Gia Long.

Chữ “暖” (noãn) đƣợc viết thành “ ” tổng cộng 6 lần, nhƣng cũng có một số chỗ viết thƣờng vì vậy đây là trƣờng hợp kiêng huý không triệt để. Kiêng huý của vua Gia Long.

Chữ “擔” (đảm) đƣợc viết thành “ ” tổng cộng 1 lần. Kiêng huý của Hoàng Thái tử Nguyễn Phúc Kiểu.

Chữ “皎” (kiểu) đƣợc viết thành “ ” tổng cộng 1 lần. Kiêng huý của Hoàng Thái tử Nguyễn Phúc Kiểu.

Chữ “環” (hoàn) đƣợc viết thành “ ” tổng cộng 1 lần. Kiêng huý của của Hiếu Khang hoàng hậu, vợ thứ của Nguyễn Phúc Cốn, mẹ của vua Gia Long.

Chữ “種” (chủng) đƣợc viết thành “ ” tổng cộng 5 lần. Kiêng huý của vua Gia Long

Đây đều là những chữ kiêng huý của các vua triều Nguyễn (1802 - 1945).

Nhận xét:

Sau khi đã khảo sát tổng thể tất cả những truyền bản trên trên chúng tôi rút ra rằng bản đầy đủ nhất chính là bản VHv.1477. Đây là bản tốt nhất, tuy bị mất hai trang của phần tựa, chúng ta có thể xem phần tựa ở nhƣng bản khác, hoăc tham khảo ở phía sau của luận văn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản học Hoàng Việt thi tuyển của Tồn Am Bùi Huy Bích (Trang 53)