PHƢƠNG PHÁP SƢU TẬP BIÊN ĐỊNH DI SẢN THƠ CA QUÁ KHỨ CỦA BÙI HUY BÍCH
Theo quan điểm của Bùi Huy Bích trong bài tiểu dẫn khi làm bộ Thi tuyển này chỉ với suy nghĩ là làm tài liệu trong gia đình nên tác giả đã chép cả
những bài thơ yêu thích của những ngƣời thân, thầy và những ngƣời trong gia đình. Đây cũng là cách nói khiêm của nhà nho, vì thời gian đã chứng minh HVTT đã trở thành một trƣớc tác lớn để lại cho đời.
Trong thơ văn Lý – Trần, phần Khảo luận văn bản [5], Nguyễn Huệ Chi đã cho chúng ta biết một cách tổng quan về hoạt động sƣu tầm, chỉnh lý, biên tập tƣ liệu văn học qua các giai đoạn của thời kỳ trung đại.
Bùi Huy Bích làm quan đến chức tham tụng, công việc chất chồng nhƣng ông vẫn thƣờng xuyên sáng tác thơ văn “trong khi đi đƣờng và khi ở trấn, trải xem núi sông phong vật, gặp cảnh gì vui thích thì làm thơ ngay, cùng là tìm tòi cổ tích, tƣởng nhớ ngƣời hiền, thăm hỏi nhà nông; cảm xúc mọi việc; những tình huống khi nhớ quê hƣơng, những thơ đề khi tặng bạn bè, đều nhân việc mà ký thác, hình ra ngâm vịnh” (Nghệ An thi tập). Ông từng sáng tác khá nhiều văn thơ và đƣợc Lê Quý Đôn khen rằng “thể cách tài tình nhiệm nhặt, vận điệu mềm mại xinh xắn, cố nhiên không phải bàn đến, mà trong thời gian mgâm vịnh còn có ý ôn nhu, nhân hậu khảng khái, phấn phát, nghĩ đến quân thân mà trọn đƣờng trung hiếu, mến cảnh vƣờn tƣợc mà khinh lối lợi danh. Đọc thơ của ông có thể biết ông là ngƣời nhƣ thế nào” (Nghệ An thi tập).
Về thể loại văn học, ông là một thi nhân có tiếng, ông có những nhận xét khá chuẩn xác về một số thể loại thơ văn, trƣớc hết về văn: “bát cổ thì uổng phí công phu mà lại rất xuyên tạc”, còn về thơ “lấy ba trăm thiên là chuẩn. Phong cũng giống nhƣ ca dao dân gian ngày nay, không phải tất cả đều ra đời từ sự đúng đắn, cái hay của nó là ở chỗ nó dạt dào ở trong lòng, không một chút gƣợng gạo cho nên nó đầy ý vị”; tiếp theo là về thể phú “Thơ biến thì thanh tao, tao biến thì thành phú. Cho nên nói phú là một dòng của thơ cổ… Thời Hồng Đức thay đổi thể tao, chọn dùng thơ để tám vần, lấy vế đối tƣơng đƣơng từ điệu sáng đẹp” .
Bùi Huy Bích đã kế thừa những thành tựu biên khảo đời trƣớc, chịu ảnh hƣởng về tƣ liệu và phƣơng pháp của các nhà ngữ văn học nổi tiếng nhƣ
Hoàng Đức Lƣơng, Phan Phu Tiên .., đặc biệt là ngƣời thày của ông là Lê Quý Đôn – nhà ngữ văn cổ tiêu biểu cuối thế kỷ XVIII. Chính vì thế, quy cách tuyển nội dung ghi chép cũng nhƣ cũng nhƣ biên định Hoàng Việt thi tuyển có ảnh hƣởng nhất định của Lê Quý Đôn “chọn những bài lời lẽ đều hay; chọn những bài lời không hay nhưng lẽ khá ”, “lấy đức gây nên thịnh trị”(Lê Quý Đôn, Toàn Việt lệ ngôn).
Chính qua quá trình làm thi tuyển Bùi Huy Bích đã có đƣợc cái nhìn khá đầy đủ và sâu sắc trƣớc tâm hồn thơ văn, phong cách sáng tác và thành tựu sáng tác của những tác gia tiêu biểu trong lịch sử nền văn học nƣớc nhà. Có thể nói rằng, dƣờng nhƣ ở mỗi một thi nhân, ông đều cảm nhận đƣợc tận cùng cõi sâu lắng, tinh tế bên trong cái vỏ ngôn từ, vần điệu. Thời Trần có nhiều ngƣời thơ hay, trong đó có ba tác gia tiêu biểu là: “Trƣơng Hán Siêu rộng rãi mà sâu sắc, Nguyễn Trung Ngạn đẹp đẽ mà kín đáo, Phạm Sƣ Mạnh mạnh mẽ và lan tỏa”. Thời Thuận thiên Hồng Đức nổi tiếng về thơ có đến mấy chục ngƣời, trong đó: “lời hay ý đẹp không quên tình quân thân là thơ Lê Trãi; mang khí khái lạ là thơ Lý Tử Cấu; ứng đáp hợp thể là thơ Thân Nhân Trung; trong trẻo mà xa xăm là thơ của Thái Thuận; cái tình dạt dào là thơ của Hoàng Đức Lƣơng”.., cùng nguồn mạch từ phong cách sáng tác mà ông đã đƣa ra cái nhìn tổng quan xuyên suốt về tình hình và xu thế của nền văn chƣơng, học thuật nƣớc nhà, khi nói về thơ: “Thơ thời Lý Trần thƣờng là thơ thiền. Nhƣng đến thời Lê Thánh Tông thì bác bỏ những điều hoang đƣờng”. Cho đến thời tác giả thì “làm thơ chẳng qua là học theo các nhà thơ Đƣờng, chắp nối cho thành thiên. Đã biết ít đi ý vị của kẻ phong nhân, thì huống gì đến thể nhã, thể tụng”. Cuối cùng, ông cũng chỉ ra sức mạnh và tầm ảnh hƣởng của văn chƣơng đối với thế nƣớc và phong tục của muôn dân thế nào: “Nƣớc ta từ thời đầu triều, văn chƣơng có chút khí lực, thì nƣớc cũng vững vàng. Đời Hồng Đức, văn chƣơng tuy gọi là cực thịnh, nhƣng bấy giờ ƣa
trong sáng, đẹp đẽ, dần dà đi đến chỗ yếu ớt, cho nên nƣớc cũng theo đó mà suy dần, Từ thời Trung Hƣng trở về sau, phong tục dân dã, chất phác nhƣ văn. Gần đây lại ƣa chuộng sự hoa mĩ, nên dần dà đi đến chỗ nhạt nhẽo”.
Những cảm thụ sâu sắc và cách nhìn Bùi Huy Bích về thơ, cũng theo đúng phong cách ấy mà và học thêm cách làm của Lê Quý Đôn trong Toàn Việt thi lục từ việc phân biệt về đẳng cấp, tôn ti trong xã hội, ông lấy phận vị cao thấp trong xã hội làm tiêu chuẩn, sắp xếp bộ hợp tuyển của mình từ vua đến thứ dân theo thứ tự từ quyển 1 đến quyển 6, cũng có thể nói là cách thức biên soạn Hoàng Việt thi tuyển cũng gần giống là cách thức của Toàn Việt thi lục. Nhƣng nhƣ chính lời Tiểu dẫn – Thi sao Bùi Huy Bích “chép thêm thơ từ thời Cảnh Thống đến nay”, đây là phần của riêng ông, cũng là nét riêng của HVTT, để HVTT luôn mang phong cách riêng của Bùi Huy Bích.
Bùi Huy Bích luôn có ý thức về vai trò to lớn của văn hiến khiến ông trở thành nhà hoạt động ngữ văn xuất sắc thời trung đại. Có thể thấy đƣợc ông luôn là ngƣời tôn trọng, bảo vệ và phát huy những cái hay cái đẹp của các thế hệ ngƣời đi trƣớc, có thể nói bằng tài năng của mình, Bùi Huy Bích đã thâu tóm cả những tinh hoa của nền thơ ca Hán học Việt Nam vào tác phẩm của mình, từ tuyển tập thơ với ý định tuyển chọn lại thơ của thầy làm tài liệu trong gia đình mà giá trị thực của nó không chỉ dừng lại ở đấy mà trở thành tuyển tập thơ tiêu biểu trong hệ thống Thi tuyển trung đại, hơn nữa còn làm cầu nối giữa các thế hệ ngƣời làm Thi tuyển trƣớc và sau.
Tóm lại, từ quan niệm văn chƣơng của mình mà Bùi Huy Bích đã làm ra Hoàng Việt thi tuyển là bộ thơ chữ Hán quý, trở thành nguồn tƣ liệu vô giá bổ sung cho văn học nƣớc nhà, điều còn đáng quý hơn là bộ Thi tuyển ấy lại đƣợc khắc in chứ không nhƣ số nhiều các bộ Thi tuyển đƣợc chép tay thì sẽ có rất nhiều vấn đề mà ngƣời đời sau muốn đọc, tham khảo, tìm hiểu.
3.4. TIỂU KẾT:
Trong chƣơng III chúng tôi tiến hành tìm hiểu HVTT trong hệ thống thi tuyển Việt Nam đặc biệt là mối quan hệ giữa HVTT và TVTL. Những công việc chúng tôi đã làm cụ thể nhƣ sau:
Khái quát tình hình thi tuyển của Việt Nam, thống kê đối chiếu các thi tuyển trƣớc và sau HVTT của Bùi Huy Bích, rút ra những cái giống và khác của Bùi Huy Bích với các tác gia khác, nhất là sự giống và khác của Bùi Huy Bích với thầy dạy Lê Quý Đôn. Chúng tôi có nhận xét: Bùi Huy Bích là ngƣời kế thừa cũng là sợi dây kết nối giữa các làm thi tuyển của đời trƣớc và làm khuôn mẫu cho nhƣng thế hệ là thi tuyển sau này.
Chúng tôi cũng lập các bảng thống kê, so sánh, đối chiếu các thi tuyển trong hệ thống thi tuyển và giữa HVTT và TVTL để làm rõ sự sáng tạo và cống hiến của Bùi Huy Bích cho nền văn học trung đại Việt Nam.
KẾT LUẬN CHUNG
Kho di sản Hán Nôm mà ông cha ta để lại là tinh hoa của một dân tộc có bề dày văn hiến hàng ngàn năm, là sản phẩm tinh thần của một qúa trình tìm tòi sáng tạo không ngừng và cũng có cùng vận mệnh với đất nƣớc, với lịch sử dân tộc, không tránh khỏi nhiều phen chìm nổi, vì thế căn cứ theo tình hình khách quan thì nhiệm vụ đối với công tác nghiên cứu Hán Nôm, văn bản học Hán Nôm là một công việc đầy thách thức.
Mục đích của chúng tôi là triển khai theo hƣớng nghiên cứu ngữ văn học, tiến hành trên đối tƣợng cụ thể là 14 truyền bản (bản in) Hoàng Việt thi tuyển hiện còn.
Các phƣơng pháp nghiên cứu đều tuân thủ theo đúng phƣơng pháp nghiên cứu của nghành Văn bản học.
Hệ thống vấn đề mà luận văn đã trình bày và bƣớc đầu giải quyết
Dựa vào các tài liệu của Bùi Huy Bích, chúng tôi chỉ điểm lại về thân thế và sự nghiệp.
Sƣu tầm giới thiệu và miêu tả cụ thể 14 truyền bản HVTT chữ Hán. Dùng các tiêu chí đủ thiếu để phân các truyền bản chữ Hán thành 3 nhóm, nhóm I là nhóm đầy đủ, nhóm II là nhóm thiếu, nhóm III là nhóm các truyền bản chép tay.
Lập bảng thống kê thể hiện đƣợc toàn bộ về tác giả, tác phẩm từ đó rút ra kết luận về nhóm văn bản trong đó chỉ ra bản tốt nhất có ký hiệu VHv.1477.
Hệ thống tình hình thi tuyển thời trung đại và mối quan hệ với HVTT. Hơn nữa, làm rõ sự giống , khác nhau của HVTT và TVTL cũng nhƣ phƣơng pháp tuyển thơ của Bùi Huy Bích và Lê Quý Đôn.
Nêu đƣợc tầm quan trọng của Hoàng Việt Thi tuyển trong hệ thống Thi tuyển Việt Nam, và những đóng góp của ông cho nền văn học nƣớc nhà.
Nội dung và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu
Từ thực tế của nghiên cứu HVTT, căn cứ vào những việc mà Luận văn đã chƣa làm đƣợc, chúng tôi cho rằng, cần tiếp tục sử dụng phƣơng pháp văn bản học nói riêng và ngữ văn học nói chung để đi sâu nghiên cứu những vấn đề khái quát cụ thể sau:
Nghiên cứu, đánh giá tổng thể ở các phƣơng diện văn bản học đối với tất cả các Thi tuyển, Văn tuyển; tìm hiểu về lịch sử Thi tuyển một cách đầy đủ và có hệ thống, sƣu tầm lịch sử và biên định các di sản văn hóa quá khứ.
So sánh, đối chiếu cụ thể về nội dung của các tác phẩm đƣợc tuyển trong HVTT với các phần tuyển của các thi tuyển khác trong cùng hệ thống để tìm ra các dị văn, qua đó làm rõ hơn sự hiệu chỉnh của Bùi Huy Bích, để thấy đƣợc sự đóng góp toàn diện hơn của ông trong việc làm thi tuyển.
Sƣu tầm thêm các truyền bản HVTT khác ở các thƣ viện các địa phƣơng khác, và tiếp tục khảo sát 2 văn bản (lƣu trữ tại thƣ viện Quốc gia) mà chúng tôi chƣa có điều kiện tiếp súc.
Thông qua đề tài Nghiên cứu văn bản học Hoàng Việt thi tuyển của Tồn Am Bùi Huy Bích đã cung cấp cái nhìn khái quát nhất về văn bản học HVTT, Luận văn coi nhƣ là vốn tƣ liệu ban đầu cho ngƣời nghiên cứu về HVTT, và hệ thống Thi tuyển Việt Nam thời trung đại sau này. Vì năng lực về nhiều phƣơng diện còn nhiều hạn chế nên đóng góp của luận văn chỉ là một chút ít trong nghiên cứu văn bản học. Chúng tôi hy vọng đó chỉ là bƣớc đầu gợi mở để nghiên cứu kỹ lƣỡng, tỷ mỉ hơn nữa đối với văn bản này, để có thêm nhiều đóng góp hơn nữa vào việc nghiên cứu hệ thống các trƣớc tác của Bùi Huy Bích, Thi tuyển Việt Nam và di sản Hán Nôm Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1] Dƣ Quán Anh (1997), Lịch sử văn học Trung Hoa, tập 1 (Lê Huy Tiêu, …dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[2] Bùi Huy Bích (1958), Hoàng Việt thi văn tuyển, tập 3, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
[3] Bùi Huy Bích (1972), Hoàng Việt văn tuyển, tập 1, Phủ quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa, Sài Gòn.
[4] Phan Văn Các (1983), Chữ Hán và các văn bản Hán Nôm – Một số vấn đề văn bản Hán Nôm, Nxb KHXH, Hà Nội.
[5] Nguyễn Huệ Chi (1977), Thơ văn Lý - Trần,Nxb KHXN, Hà Nội. [6] Nguyễn Huệ Chi (1972), Tìm hiểu Trích diễm thi tập, bộ sách kết thúc cho một giai đoạn nghiên cứ sưu tập thơ văn Lý – Trần, Tạp chí Văn học số 4, trang 122.
[7] Trọng Đức, Tiết tháo người xưa, Tạp chí Văn hóa số 48.
[8] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.
[9] Dƣơng Quảng Hàm (1950), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ giáo dục Quốc gia xuất bản.
[10] Nguyễn Quang Hồng (1993), Văn khắc Hán–Nôm Việt Nam, Nxb KHXH.
[11] Nguyễn Thị Hiền - Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích -Luận văn Thạc sĩ, Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2008).
[12] Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 (1961), Nxb Văn hoá, Hà Nội. [13] Dịch giả Nguyễn Thƣợng Khôi, Lịch đại danh hiền phổ, , Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản.
[15] Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân (1978), Văn học Việt Nam thế kỷ X nửa đầu thế kỷ XVIII (thế kỷ XVI – XVII), tập2, Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
[16] Chử Bân Kiệt, Khái luận về thể loại văn học cổ đại Trung Hoa (Trần Kim Anh dịch), Tƣ liệu đánh máy khoa Ngữ văn Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
[17] Phạm Văn Khoái (1999), Giáo trình Hán văn Lý – Trần, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
[18] Hoàng Phƣơng Mai, Bước đầu nghiên cứu tác phẩm Lữ Trung tạp thuyết của Bùi Huy Bích, Luận văn Thạc sĩ khoa học – ĐH KHXH&HV (2007).
[19] Trịnh Khắc Mạnh, Suy nghĩ về vấn đề công bố văn bản Hán Nôm,
Tạp chí Hán Nôm số 2/2006.
[20] Nguyễn Thị Măng, Bài văn bia chỉ thờ hương hiền xã Văn Điển của Bùi Huy Bích, Tạp chí Hán Nôm 6/2005.
[21] Hà Văn Minh, Nghiên cứu văn bản Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn, Luận án Tiến sĩ – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội (2007)
[22] Nguyễn Đăng Na (2005), Giáo trình văn học Việt Nam trung đại, Nxb Đại học sƣ phạm Hà Nội.
[23] Bùi Hữu Nghị (1998), Danh nhân văn hoá Bùi Huy Bích 1744 – 1818,Trung tâm UNESCO- Trung tâm tƣ liệu lịch sử văn hoá, Viện Thông tin KHXH, Hà Nội.
[24] Trần Nghĩa – Franscois Gros (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu, 3 tập, Nxb KHXH, Hà Nội.
[25] Mễ Nhân, Truyện các bậc tiền bối, Tạp chí Nam Phong, số 136,1929
[26] Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San (1987 – 1988), Ngữ văn Hán Nôm (3 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[27] Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[28] Tạp chí Nam Phong, Các nơi đất cổ Nghệ Tĩnh. số 136/1929
[29] Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
[30] Ngô Đức Thọ, Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại.
Nxb Văn Hóa.
[31] Trần Nho Thìn, Văn học Việt Nam trung đại dưới góc nhìn văn hóa,(2003), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. TỪ ĐIỂN
[32] Đào Duy Anh (1992), Từ điển Hán Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. [33] Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, Văn tịch chí, , tập 4 , Nxb Sử học, Hà Nội.
[34] Trần Văn Giáp (1971), Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 1, Nxb KHXH, Hà Nội.
[35] Trần Văn Giáp (1990), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm – nguồn tư liệu văn học sử Việt Nam, tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội.
[36] Ngô Sĩ Liên (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb KHXH, Hà Nội. [37] Trịnh Khắc Mạnh (2000),Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
[38] Đặng Đức Siêu, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 10A Nxb KHXH, Hà Nội 1996.
[39] Tổng tập Văn học Viêt Nam 2000, 42 tập (tập 14), Nxb KHXH, Hà Nội. [40] Từ điển văn học (1983), tập 1, Nxb KHXH, Hà Nội.
[41] Từ điển văn học (1984), tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội. [42] Từ điển văn học (2004), Nxb Thế giới, Hà Nội.
[43] Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1991
dục, Hà Nội.
[45] Ngô Đức Thọ, Nghiên cứu chữ huý Việt Nam qua các triều đại, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
3. TÀI LIỆU HÁN NÔM
[46] Thanh Trì Bùi thị gia phả VHv. 1343/1-3, TVHN [47] Lịch đại danh hiền phổ, A. 2245