HỆ THỐNG THI TUYỂN VIỆT NAM VÀ HOÀNG VIỆT THI TUYỂN CỦA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản học Hoàng Việt thi tuyển của Tồn Am Bùi Huy Bích (Trang 70)

TUYỂN CỦA BÙI HUY BÍCH.

Hệ thống thi tuyển Việt Nam bao gồm những sách tuyển chọn các tác phẩm thơ chữ Hán của các tác giả ở các thời từ Lý, Trần, Lê đến Nguyễn. Qua các quá trình binh lửa phần lớn thơ của các tác gia bị thiêu hủy, mất mát hoặc bị đem ra nƣớc ngoài, số khác bị thời gian làm cho hƣ hại. Nhờ các nhà làm thi tuyển mà thi ca dân tộc còn đƣợc bảo tồn và lƣu truyền đến ngày nay. Những bộ thi tuyển điển hình trong văn học trung đại.

Việt Âm thi tập (越音詩集)

Việt Âm thi tập là bộ Thi tuyển đầu tiên ở nƣớc ta. Phan Phu Tiên biên tập xong sách này, nhƣ đã ghi trong bài tựa, vào năm Quý Sửu niên hiệu Thuận Thiên (1433) đời vua Lê Thái Tổ nhƣng tiếp đó ông đi nhậm chức trấn thủ ở cõi ngoài nên không thực hiện đƣợc việc khắc ván in sách. Sách nằm nguyên ở tình trạng bản thảo. Sau đó, một ngƣời khác là Thị ngự sử Chu Xa biên tập bổ xung và lo liệu việc khắc in, xong vào năm Kỷ Mão niên hiệu Diên Ninh thứ 6 (1459) đời vua Lê Nhân Tông. Bản in ấy ngày nay không còn, nhƣng chúng ta hiện còn giữa đƣợc bản sách in lại năm Kỷ Dậu niên hiệu Thái Bảo thứ 10 (1729) đời vua Lê Dụ Tông. Đó là bản sách ký hiệu A.1925 của TVKHXH, bản chụp in lại bằng máy pilôrit R.603 của TVQG. Tuy không phải là bản in đầu tiên của sách này. Toàn bộ sách gồm 6 quyển, hiện nay chỉ còn 3 quyển. Đầu sách in 4 chữ to “Việt Âm thi tập”, sách in ván gỗ, giấy dó (24x16cm), cộng 68 tờ, tờ 2 trang, trang 10 dòng, dòng trên dƣới 22 chữ. Mục lục toàn bộ nhƣ sau:

Q.II: Triều Trần (11 nhà, 99 bài)

Q. III: Triều Trần (tiếp), Hồ và Bổ di (33 nhà, 116 bài) Q. IV: Triều Lê (6 nhà, 81 bài)

Q.V: Triều Lê (tiếp) (14 nhà, 85 bài ) Q. VI: Triều Lê (tiếp) (24 nhà, 120 bài)

Nhƣ lời trong bài tựa của Lý Tử Tấn thì sách gồm “hơn 700 bài”, nhƣng theo mục lục mà đếm cộng lại thì số đúng là 119 nhà, với 624 bài, có đầy đủ các tầng lớp nhà vua, quan, danh nho, cao tăng.., từ Trần đến Lê sơ. Nhƣng bản sách hiện còn (A.1925) thì chỉ có đủ 3 quyển, gồm 288 bài của 54 nhà mà thôi.

Tinh tuyển chư gia luật thi (精選諸家詩集)

Tinh tuyển chư gia luật thi (TTCGLT) hay Cổ kim thi gia tinh tuyển,Tinh tuyển chư gia thi tập.., Dƣơng Đức Nhan biên thứ, Lƣơng Nhƣ Lộc giám định. Đoạn tiểu dẫn về sách này, Bùi Huy Bích trong Hoàng Việt thi tuyển viết gọn là Tinh tuyển tập, bản in hiện có trên đầu sách ghi: Tinh tuyển chư gia luật thi, nhƣng rốn sách lại đề: Tinh tuyển chư gia thi tập.., Về tên sách, số quyển của tác giả này cũng còn nhiều chỗ các sách trƣớc nay ghi chép và nó không thống nhất. Phan Huy Chú miêu tả về Tinh tuyển chư gia luật thi nhƣ sau: “Dương Đức Nhan biên soạn và sắp xếp, Lương Như Hộc duyệt lại, chép từ (Trần) Nguyên Đán, Nguyễn Trung Ngạn thời cuối Trần trở về sau, 13 tác giả, 472 bài. (Thơ Văn Lý – Trần). Cách sắp xếp của TTCGLT khá lộn xộn, không còn theo tôn ty, trật tự trƣớc sau. Theo Lê Quý Đôn thì sách dƣơng nhƣ là “bổ sung những bài còn thiếu” cho Việt âm thi tập.

Trích Diễm thi tập (摘艷詩集)

Trích Diễm thi tập (TDTT) do Hoàng Đức Lƣơng soạn, Ngô Ngọc Can hiệu dính, văn bản soạn thời Hồng Đức vì có lời đề tựa năm 1497.

Hiện văn bản gốc này cũng bị thất truyền, phần còn lại cũng bị thất lạc. Lê Quý Đôn có miêu tả bộ sách này khá chi tiết, cũng nhƣ trích dẫn nhiều chỗ trong Kiến văn tiểu lục, Toàn Việt thi lụcĐại Việt thông sử nhƣng đến Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú thì không thấy ghi chép gì, chứng tỏ sách đã bị thất lạc. Gần đây vụ bảo tồn mới sƣu tập đƣợc một bản (năm 1957). Đó là bản mang ký hiệu HN. 279 (và HVE.8 chép lại của cục Bảo tồn bảo tàng) Viện Hán Nôm chép lại một bản ký hiệu là Vhv. 2573, Viện Văn học chép lại một bản HN. 290, Thƣ viện Quốc gia cũng có một bản ký hiệu R.2248-50. Theo

Lịch triều hiến chương loại chí sách gồm 15 quyển chép thơ đời Trần và thơ các danh gia thời Lê sơ. Còn theo lời tựa của Hoàng Đức Lƣơng thì sách gồm 6 quyển và phụ chép thơ của ông (25 bài). Theo mục lục hiện còn sách chép 259 bài thơ của tất cả 41 tác giả, cách sắp xếp của ông không giống với Lê Quý Đôn hay Bùi Huy Bích là phân chia theo đẳng cấp xã hội theo thứ tự mà sắp xếp bộ hợp tuyển của mình theo thể loại thành các mục: thơ tứ tuyệt, thơ ngũ tuyệt, thơ ngũ ngôn bát cú, thơ thất ngôn bát cú. Theo bản ký hiệu HN.279, tác phẩm có 240 bài thơ của 41 tác giả.

Toàn Việt thi lục (全越詩錄)

Toàn Việt thi lục do Lê Quý Đôn soạn, nội dung gồm 15 quyển: Q1- Q2 chép thơ các vua thời Lý – Trần – Nhuận Hồ; Q3 – Q4 chép thơ của công khanh đại phu và thƣờng dân thời Lý – Trần – Nhuận Hồ cuối Q4 là phần phụ lục chép thơ của các thiền sƣ thời Lý – Trần; Q5 – Q6 chép thơ các vua triều Lê; từ Q7 trở đi chép thơ của công khanh đại phu và thƣờng dân triều Lê, cuối một số quyển có phần phụ lục “ vô danh thị”.

Lê Quý Đôn gọi tên sách là Toàn Việt thi lục nghĩa là chép lại toàn bộ thơ của Việt Nam, thực tế nhiều nhà nghiên cứu Hán Nôm đã phát hiện nhiều

tác gia và tác phẩm chƣa đƣợc Lê Quý Đôn đề cập đến, vì thế chúng tôi xếp

Toàn Việt thi lục vào đây xem nhƣ một thi tuyển.

Minh đô thi vựng (明 都 詩 彙)

Minh đô thi vựng (theo Nguyễn Thu trong Việt thi tục biên, tiểu dẫn) hay Minh đô thị, Minh đô thi tuyển do Bù Nhữ Tích tự là Phúc, hiệu là Khắc Trai cƣ sĩ, ngƣời xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là ngoại thành Hà Nội) soạn, con trai của Bùi Ngạn Cơ hiệu điểm. Sách ra đời vào khoảng thế kỷ XIX.

Theo nghiên cứu bƣớc đầu của Trần Văn Giáp thì sách chƣa đƣợc in; văn bản gốc đã mất, chỉ còn lại 2 bản sửa chữa biên tập lại bản gốc và một bản có khả năng gần với bản gốc nhất. Một bản do con trai tác giả là Bùi Ngạn Cơ “nhân sách của cha mà làm gọn lại thành hai quyển thƣợng và hạ” (A. 2424). Một bản cũng là của một ngƣời họ Bùi, là một bản khác hẳn, tác giả tuyển lại toàn bộ tập thơ Minh Đô thi của Bùi Nhữ Tích làm thành một bộ

Minh Đô thi tuyển (A.2171) một bản chỉ còn hai quyển cuối (7,8) nhƣng khá quan trọng cho việc phục hồi văn bản gốc (VHv. 2392). Theo Nguyễn Thu,

Minh đô thi vựng có 3 quyển, còn theo bản VHv.2392 thì sách có 8 quyển, ghi thơ của các tác giả từ thời Lý, Trần cho đến đời Nguyễn, chia làm 5 loại: danh thần, thành thần, nho thần, văn thần, xử sĩ. Trong mỗi loại đều có sắp xếp theo thứ tự thời gian. Mỗi tác giả đều có cƣớc chú sơ lƣợc về hành trạng, tiểu sử. Các văn bản hiện còn bản Vhv.2392 còn giữ đƣợc kết cấu này, các văn bản khác đã bị sửa đổi theo lối làm thi tuyển trƣớc đó.

+ Minh đô thi (明 都 詩)(A.2424) có hai quyển, chép tay trên giấy bản khổ thƣờng 28x16,140 trang, trang 8 dòng, mỗi dòng 22 chữ, chữ chân phƣơng dễ đọc, không có tựa dẫn, chỉ có đề tên tác giả là Hà Thanh, Bùi gia (Liên Kê cƣ sĩ, Cơ phủ) biên tập. Quyển thƣợng chép 196 bài thơ (theo Mục

lục) của 41 tác giả từ cuối Trần đến đời Tây Sơn (với Đoàn Nguyễn Tuấn). Quyển hạ chép 180 bài thơ (theo Mục lục) của 29 tác giả (Trần Văn Giáp ghi là 27 tác giả) từ đời Trần đến cuối đời Lê (sách bị sách tờ 79). Tổng cộng 376 bài thơ của 70 tác giả. Theo Trần Văn Giáp bản này là của Bùi Ngạn Cơ, nhân sách của cha mà làm gọn thành 2 quyển thƣợng, hạ.

+ Minh đô thi tuyển (明 都 詩 選)(A.217) có hai quyển, chép tay giấy lệnh hội khổ 28x20, dày 128 trang, không có đầu đuôi, không đề tên tác giả. Q1 (24 tờ), 21 tác giả là vua, chúa, hoàng thân các đời Trần – Lê, gồm 87 bài (ngoài ra còn có phần phụ lục chép 1 bài thơ của một tác giả tên là Đƣờng Vƣơng Quyết, là một ngƣời trong hoàng tộc nhà Lê). Nếu tính cả phụ lục này thì con số phải là 88 bài của 22 tác giả (?). Q.2 chép 73 bài của 13 tác giả là các văn thần, võ tƣớng của Trần, Lê (Phạm Ngũ Lão, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi..,) [ngoài ra, còn có một phần chép Nhuế Xuyên tập (32 bài thơ) và 10 bài của 9 tác giả khác nhƣ: Nguyễn Tông Vỹ, Nguyễn Đình Viên.., một trong số các tác giả này có mặt trong bản Minh đô thi A.2424, vì vậy có thể coi đây cũng là một phần của MDTT]. Tổng cộng có 193 bài của 44 tác giả. Theo Trần Văn Giáp đây là bản khác với các bản trên có lẽ do một ngƣời nhà họ Bùi tuyển lại bộ MĐTV của Bùi Nhữ Tích, có lẽ ngƣời soạn tham khảo và lấy tƣ liệu từ các sách khác nhƣ VATT, TTCG, TVTL…

+ Minh Đô thi vựng (VHv.2392): Chỉ có hai quyển (Q7 và Q8) và phần

Tục biên, chép tay trên giấy bản thƣờng còn rất tốt, ở giữa các tờ còn có giấy lót để bảo vệ, khổ 26x18 cm, dày 214 trang. Phần đầu mỗi quyển đều có ghi: Tên tập (chữ lớn) Minh Đô thi vựng, rồi đến dòng chữ “Thịnh Liệt Bùi gia” (họ Bùi Thịnh Liệt) (cỡ vừa) hai dòng chữ song song: “Nhữ Tích Khắc Trai thị biên tập/ Nhi Ngạn Ôn Nhƣ bút đính”. (Bùi Nhữ Tích hiệu Khắc Trai biên tập/ con Bùi Ngạn Cơ, hiệu Ôn Nhƣ hiệu đính ) (chữ nhỏ). Q7 chép thơ của

các văn thần (phần hạ ) gồm 230 bài thơ của 39 tác giả từ thời Tiền Lê đến cuối thời Lê. Q8 chép các bài thơ của “xử sĩ”, gồm 209 bài thơ của 38 tác giả từ đời Lý đến cuối đời Lê. Phần tục biên chép 6 bài thơ của Bùi Nhữ Tích. Cuối sách là một bài bạt của con trai Bùi Nhữ Tích là Bùi Ngạn Cơ. Căn cứ vào hình thức của sách, cách viết (ví dụ dùng chữ “hoàng triều”) và cách viết húy chữ Tông (宗) thành chữ Tông (宗) mất nét ngang ở giữa đây có thể là văn bản đầu thời Nguyễn mà cụ thể là dƣới thời Thiệu Trị.

Nhƣ vậy với các dị bản khác nhau của MĐTV và những con số khác nhau nhƣng theo chúng tôi thì bản VHv.2392 có khả năng là gần với bản gốc nhất.

Việt Thi tục biên (越詩續編)

Việt Thi tục biên do Nguyễn Thu (1799 - 1855), còn có tên là Nguyễn Bảo soạn vào khoảng đầu thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Sách chƣa đƣợc in hiện còn 2 bản: A. 1036 và VHv. 92 hiện đƣợc lƣu tại Viện nghiên cứu Hán Nôm.

Sách gồm hai quyển, một mục lục, một tiểu dẫn, một phần chính, chép bài thơ của 58 tác giả và những ngƣời nổi tiếng ở Việt Nam từ thời Mạc đến cuối thời Lê [tiếp theo của VATT, TVTT], xếp theo thế thứ trƣớc sau, lấy cổ thể, cận thể làm tiêu chuẩn, lấy từng thi gia làm đơn vị. Mỗi thi gia đều có chú thích tên họ, quê quán, tác phẩm. Đây là cách sắp xếp mang tính tổng hợp, kế thừa kinh nghiệm của hầu nhƣ tất cả các Thi tuyển trƣớc đó.

Bảng 3.1: Tổng hợp số lƣợng tác giả - bài thơ trong các Thi tuyển chữ Hán tiêu biểu của Việt Nam thời Trung đại

ST

T Tên sách

Số

quyển Tên tác giả

Số tác giả

Số tác

phẩm Ghi chú

1 Việt âm thi tập 3 Phan Phu

Tiên, Chu Xa 50 288

theo bản A.1925 2 Tinh tuyển chƣ

gia luật thi 2

Dƣơng Đức Nham 12 409 Theo bản A.574 3 Trích diễm thi tập 6 41 240 theo bản HN.279

4 Toàn Việt thi

Lục 15 Lê Quý Đôn 173 2457 Hà Văn Minh [15]

5 Hoàng Việt thi

tuyển 6 Bùi Huy Bích 176 562

theo bản Vhv.1477

6 Minh Đô thi

vựng 2 Bùi Nhữ Tích 70 376

theo bản A.2424

7 Việt thi tục biên 3 Nguyễn Thu 59 584 theo bản 1036

Nhận xét :

Qua việc khảo sát tìm hiểu các bộ thi tuyển chữ Hán trong văn học Việt Nam thời Trung đại có thể thấy cũng là tuyển chọn tập hợp thơ của các đời nhƣng mỗi bộ thi tuyển đều có đặc điểm riêng chúng tôi đã trình bày trong phần giới thiệu từng thi tuyển, mỗi bộ thi tuyển có tiêu chí tuyển chọn, cách thức xắp xếp và biên định khác nhau, nhƣng ít nhiều các bộ ra đời sau thƣờng có sự tiếp thu, kế thừa thành quả của các bộ trƣớc.

Bảng tổng hợp (3.1) số lƣợng tác giả, số bài thơ trong từng thi tuyển đã chỉ ra :

+ Toàn Việt thi Lục có số lƣợng quyển nhiều nhất (15 quyển), và số tác giả nhiều thứ 2 (173 tác giả) và có số lƣợng tác phẩm nhiều nhất (2457 bài)

+ Hoàng Việt thi tuyển có số lƣợng quyển thứ hai (6 quyển) bằng số quyển của Trích diễm thi tập , có số lƣợng tác giả nhiều nhất 176 tác giả và số lƣợng tác phẩm chỉ đứng thứ 3 (562 bài).

Những vấn đề văn bản của các Thi tuyển nói trên đều rất phức tạp vì đa số là bản chép tay chỉ có HVTT là có bản in đầy đủ. Vì thế muốn nghiên cứu thơ thời trung đại phải tiến hành khảo sát các văn bản Thi tuyển theo hệ thống

Thi tuyển chung. Vì thế HVTT cũng chính là một cầu nối quan trọng giữa thi ca đời trƣớc và đời sau, đồng thời cũng là bộ sách có ảnh hƣởng sâu sắc đến việc làm Thi tuyển của các đời sau.

Qua khảo sát các thi tuyển chúng tôi thấy đƣợc sự gần gũi giữa HVTT của Bùi Huy Bích và TVTL của Lê Quý Đôn. Hơn nữa, trong số các tác gia làm thi tuyển thì Lê Quý Đôn lại là ngƣời có ảnh hƣởng nhiều nhất đến cách thức tuyển chọn của Bùi Huy Bích. Tuy nhiên, Bùi Huy Bích cũng có quan điểm tuyển chọn và biên định riêng của mình khác với thầy học, đó là tinh tuyển những bài hay, bài tâm đắc chứ không phải chép lại toàn bộ, Để thấy rõ đƣợc sự giống và khác nhau giữa hai thi tuyển chúng tôi tiến hành lập bảng so sánh ở phần sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản học Hoàng Việt thi tuyển của Tồn Am Bùi Huy Bích (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)