Sự nghiệp sáng tác của Bùi Huy Bích:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản học Hoàng Việt thi tuyển của Tồn Am Bùi Huy Bích (Trang 28)

Bùi Huy Bích có một sự nghiệp sáng tác đồ sộ khi thời thế không cho phép ông thoả mãn trên con đƣờng chính trị ông đã sáng tác, biên khảo văn học. Ông đã để lại cho đời khoảng 20 tác phẩm lớn nhỏ khác nhau nhƣng các tác phẩm của ông có giá trị lớn về nhiều mặt văn học, lịch sử, triết học và giáo dục. Hiện những bài văn trong hoạt động chính trị (biểu, tấu, khải, thƣ, trát) cũng nhƣ trong đời sống xã hội (bi kí, câu đối, bài tựa, bài bạt, văn tế) của ông vẫn còn đƣợc lƣu truyền.

Trƣớc thuật hầu hết bằng chữ Hán, bao gồm cả sáng tác, biên soạn, nghiên cứu, sƣu tập..., rất phong phú. Các tác phẩm có:

Tác phẩm kinh học

Chu Lễ chú sớ san dực tiết yếu(周禮注疏刪翼節要)(Chu Lễ tiết yếu –周礼節要 ): tác giả chú trích yếu các bản chú thích sách Chu Lễ của các

nhƣ: Thiên quan, Địa quan, Xuân quan, Hạ quan.., đồng thời ông đƣa thêm vào đó những chú thích và luận giả của mình. TVVNCHN còn lƣu giữ 2 bản in: AC 213/1-2, 707 trang, in tại Hữu văn đƣờng năm Thiệu Trị 3 (1843).

Ngũ kinh tiết yếu(五經節要): Tác giả nêu lên những điều cốt yếu

trong Ngũ kinh, có kèm chú giải của các nhà nghiên cứu, dùng làm tài liệu tham khảo chuẩn bị cho các kỳ thi Hƣơng. Hiện nay, TVVNCHN còn lƣu giữ 2 bản in: AC422/1-10, Đa Văn đƣờng in năm Thiệu Trị 6 (1846); AC194/1- 10, Tụ Văn đƣờng in năm Thành Thái (1897).

Thư kinh tiết yếu (书經節要): Bùi Huy Bích tóm lƣợc nội dung của sách Kinh Thư, có kèm theo chú thích và bình luận của mình. Hiện TVVNCHN còn lƣu giữ một bản chép tay kí hiệu: 4/1-4, 704 trang, có 1 tựa, 1 thuyết.

Ngũ kinh tiết yếu diễn nghĩa (五 經 節 要 演 義 ): Tác giả nêu những

điều cốt yếu trong Ngũ kinh bằng chữ Hán và chữ Nôm. Hiện nay, TVVNCHN có lƣu giữ một bản kí hiệu AB 539/1-12. gồm 3150 trang.

Tứ Thư tiết yếu(四書節要): Tác giả tóm lƣợc và chú thích những nội dung chính của bộ Tứ Thư. Hiện nay TVVNCHN còn lƣu giữ một bản kí hiệu: AC226/1-4, gồm 1300 trang, có một bài tựa.

Tính lý tiết yếu (性 理 節 要 )(Tính lý đại toàn tiết yếu) Bùi Huy Bích

tóm tắt bộ Tính lý của Chu Hy: Thái cực, Hồng phạm, Thánh Hiền, lịch đại và thơ văn. Hiện nay TVVNCHN còn 4 bản in: AC/ 5b-2 Tập Văn Đƣờng in tại in năm Thiệu Trị 3 (1843), AC5a/1-2 Mĩ Văn Đƣờng in năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), Hv 13, Hv 14 Thịnh Văn Đƣờng in năm Thiệu Trị thứ 2 (1842).

- Tồn Am thi cảo(存庵詩稿)gồm 670 bài thơ chữ Hán, viết vịnh thời

tiết, danh thắng, di tích lịch sử, nhân vật lịch sử..,đƣợc Phạm Nguyễn Du viết bạt năm Nhâm Dần, tức năm 1782; Quế Đƣờng ở Diên Hà viết tựa năm Cảnh Hƣng 4. Tác phẩm đƣợc chia làm 3 phần: Bích câu tiền hậu tập(璧句前後 集) Nguyễn Du đề tựa, Nghệ An thượng hạ tập(藝 安 上 下 集 ), Thoái hiên

tập (退 軒 集 ). Hiện TVVNCHN còn lƣu giữ 2 bản viết tay: VHv 86/1-2,

gồm 7 Quyển, 350 trang; Vhv 1415/a-b, gồm 7 quyển. Trong đó, Nghệ An thi tập: là tập thơ ông sáng tác khi còn làm quan ở Nghệ An, gồm 2 tập thƣợng và hạ. Sách có 3 bài tựa, trong đó có một bài của thày dạy Lê Quý Đôn nhận xét rằng: “.. Nay xem, thể cách tài tình nhiệm nhặt, vận điệu mềm mại xinh xắn, cố nhiên không phải bàn đến, mà trong lời ngâm vịnh lại còn những ý ôn nhu, nhân hậu khảng khái, phấn phát, nghĩ đến quân thân mà chọn đƣờng trung hiếu, mến cảnh vƣờn tƣợc mà kinh danh lợi…đọc thơ anh đã biết con ngƣời anh thế nào rồi…”

- Tồn Am văn cảo(存庵文稿)gồm các sáng tác thuộc thể loại văn xuôi nhƣ: biểu, tấu, công văn, thƣ, trát, lệ ngự, tản văn, trƣớng, chí, tự, bạt, dẫn, thuyết…, phản ánh tình hình nhân dân đói khổ vì thiên tai, thuế khóa, binh dịch; miêu tả cảnh thiên nhiên nơi Bùi Huy Bích làm quan hay nƣơng náu, nhất là thiên nhiên Thăng Long, Nghệ An, Quảng Bình... Ngoài ra, còn có một số bài bia chuông chùa Diên Khánh. Hiện TVVNCHN còn lƣu giữ 3 bản viết kí hiệu: A201,VHv 85 và VHv 1414.

Tồn Am văn tập(存庵文集)gồm những bài biểu, tấu, khải, công văn, thƣ, trát, lệ ngữ, tản văn, bi ký, trƣớng, chí, tự, bạt, dẫn thuyết, văn tế. Ngoài ra, trong tác phẩm còn có văn của gia đình họ Bùi ở Thịnh Liệt. Đọc Tồn am

văn tập, chúng ta có thể hiểu đƣợc thân thế, sự nghiệp, tƣ tƣởng của ông. Trong Tồn am văn tập có bài văn tế thầy Lê Quý Đôn năm Cảnh Hƣng 45 (Giáp Thìn, 1784); bài văn tế chị (mùa thu năm Tân Dậu 1801); bài văn tế Đản Trai tức Bùi Trực, cháu trai đồng thời là bạn thơ của Gia Long 14 (Ất Hợi, 1815). Đó là những bài văn ông viết khi về già, lời lẽ chân thành, cảm động. Hiện TVVNCHN còn lƣu giữ một bản viết tay kí hiệu A2339.

Tồn Am tản văn loại (存庵散文类): gồm các thể loại sáng tác thuộc các thể loại văn xuôi nhƣ biểu, tấu, khải, công văn, thƣ, trát, lệ ngữ, tản văn, bi ký, trƣớng, chí, tự, bạt, dẫn thuyết, văn tế.. hiện TVVNCHN còn lƣu giữ 1 bản chép tay kí hiệu A2118.

Tồn Am văn thảo(存庵文操): gồm các thể loại sáng tác thuộc các thể

loại văn xuôi nhƣ biểu, tấu, khải, công văn, thƣ, trát, lệ ngữ, tản văn, bi ký, trƣớng, chí, tự, bạt, dẫn thuyết, văn tế.. .hiện TVVNCHN còn lƣu giữ 1 bản chép tay kí hiệu Vhv 87.

Các tác phẩm Tồn Am văn cảo, Tồn Am văn tập, Tồn Am tản văn loại,

Tồn Am văn thảo kể trênđại thể giống nhau về nội dung và khác nhau ít nhiều về cách sắp xếp3.

Tồn Am thi tập(存庵詩集)gồm 27 bài thơ ngũ ngôn cổ phong, 15 bài thơ ngũ ngôn luật, 22 bài thơ thất ngôn cổ phong, 60 bài thơ thất ngôn luật, vịnh cảnh vật, thời tiết, di tích lịch sử, đề tặng, cảm hứng…

Hoàng Việt văn tuyển(皇越文選)là tuyển tập văn từ đời Lý đến đời Lê do Tồn Am Bùi Huy Bích tuyển chọn và viết lời dẫn; Nguyễn Tập, đốc học Trấn Sơn Nam biên tập và viết tựa năm Minh Mệnh 6 (1825), in tại Hy Văn Đƣờng; Hoàng Việt văn tuyển tuyển tất cả 112 tác phẩm từ thời Lý đến thời Lê, thuộc 8 thể loại lớn, chia làm 8 quyển: Q1: phú cổ, 15 bài; Q2: ký,

3

15 bài; Q3: minh, 9 bài; Q4: văn tế, 8 bài; Quyển 5: chiếu, chế, sách, 25 bài; Q6: biểu, khải, 22 bài; Q7: tản văn, 11 bài; Q8: biểu tấu, công văn, 6 bài. Mỗi tác phẩm trong Hoàng Việt văn tuyển đều có những lời dẫn về hoàn cảnh sáng tác, kèm chú thích. Cuối mỗi câu đều có ghi tên họ và thời đại tác giả. Theo Phạm Tú Châu, mặc dù còn một số hạn chế và thiếu xót, nhƣng Hoàng Việt văn tuyển đã góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ và truyền bá những áng văn bất hủ, tiêu biểu cho nền văn chƣơng rực rỡ của dân tộc Việt Nam. (Từ điển văn học)

Lịch triều thi sao: Bùi Huy Bích tuyển lục, chia theo thế thứ trƣớc sau làm 6 quyển gồm 3 phần thượng, trung, hạ. Quyển thƣợng những bài ngự chế các đời Lý, Trần, Lê; quyển trung nhất, nhị chép thơ của các thi nhân thời Lê sơ, quyển trung tam chép thơ của các thi nhân từ đời Quang Thuận, Hồng Đức; quyển hạ nhất chép thơ các thi nhân Cảnh Thống đến đời Cảnh Hƣng, Quyển hạ nhị chép thơ của các thi nhân về khoảng giữa đời Cảnh Hƣng (Lịch Triều). Sách này hiện không còn. Nhƣng cũng chƣa đủ căn cứ để nói rằng

Hoàng Việt thi tuyển chính là Lịch triều thi sao đƣợc in dƣới tên mới,vì sách

Lịch triều thi sao hiện không còn.

Hoàng Việt thi tuyển(皇越詩選)(xin giới thiệu riêng ở phần sau)

Văn bia:

Tiên hiền từ chỉ bi ký(先贤慈止碑记) : viết về những công việc lập văn chỉ xã, tiểu sử Chu Văn An, danh sách hội viên hội tƣ văn. Bia đặt tại từ chỉ xã Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội; thác bản Lƣu giữ tại TVVNCHN ký hiệu số 987, 988, 989

La Khê Ngô thị bi ký(羅 溪 吴 氏 家 譜): Tấm bia này đƣợc ông soạn năm Gia Long 10 (1811), viết về ông Hữu thị lang Bộ Lễ, tƣớc Cao Phong bá họ Ngô, thông gia với tác giả, ngƣời có đức cao công lớn của dòng

họ này. Bia đặt tại từ đƣờng họ Ngô xã La Khê, huyện Từ Liêm, Hà Nội; thác bản lƣu tại TVVNCHN ký hiệu N.909,910.

Ngũ xã thôn phúc thần bia (五社村副神碑) : Tấm bia này do Phan Huy Ích soạn năm Cảnh Hƣng 46(1785), còn ông chỉ là ngƣời nhuận sắc, nội dung trong bia viết về bà Nguyễn Thị Hiền thuộc dòng lệnh tộc đến tu ở chùa Sài Sơn có công là việc thiện nên đƣợc bầu làm phúc thần. Bia đƣợc đặt tại Võ miếu xã Thụy Khê, huyện Quốc Oai, Sơn Tây; Thác bản đƣợc lƣu giữ tại TVVNCHN số N 1247.

Hậu thần bi ký (侯神碑记): ông soạn năm Gia Long thứ 8 (1809), viết về việc giử hậu thần cho cha mẹ của con gái lớn của Trình Thái Vinh. Bia đặt tại đình xã Gia Quất, tổng Gia Thụy, huyện Gia Lâm, Bắc Ninh, thác bản lƣu giã tại TVVNCHN số N 3406.

Thanh Trì huyện Văn Điển xã Tiên Hiền từ chỉ bi ký (清池县文典社仙 贤慈止碑记): Ông soạn năm Gia Long (1803), ghi về việc lập bia thờ các vị

tiên nho trong xã. (TCHN 6/2005)

Bùi Huy Bích và tấm bia tròn ở văn chỉ làng Văn Điển. Khuất Minh Hoa (Nxb, Chính trị Quốc gia) Trần Đình Tấn (Hội VNDG Hà Nội) viết về việc học hành, khoa cử, việc thờ tiên hiền, tổ chức xã hội, ruộng đất của làng Văn Điển cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn – ký hiệu Vv. 7009 thƣ viện Viện Thông tin KHXH (trang 599).

Bùi Đông thôn Thọ Ông từ (裴东村寿翁慈): Ông soạn năm Chiêu Thống thứ nhất (1787), ghi lại việc các cụ thôn Bùi Đông, xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì xây dựng Đền Ông Thọ để tỏ ý coi trọng văn học, quý kính ngƣời có tuổi, đề cao các vị chức tƣớc (TCHN số 2/1987).

Quốc triều chính điển lục(國朝政典绿), gồm 7 quyển chép công việc của sáu thuộc và điển lệ giao bang. Sách này đƣợc Phan Huy Chú đánh giá nhƣ sau: “Điển cố của của nhà Lê sau thời Trung hƣng, chỉ thấy chép ở

Thiện chính tập, từ trƣớc chƣa có sách. Đến thời Vĩnh Hựu mới sai soạn Quốc triều hội điển, nhƣng chƣa làm xong, sách này biên chép tuy đã chia thành từng mục, từng loại, nhƣng tình hình diên cách qua các triều cũng chƣa đƣợc kỹ. Trải hơn 300 năm trị bình mà điển chƣơng không có toàn thƣ, thế mới biết soạn sách này thật khó”. (Lịch triều).

Hành tham quan gia huấn(行參觀家訓)Ông soạn thành bài ca chữ Nôm để dạy bảo con cháu trong nhà khuyên giữ gìn đạo đức, đối xử với gia đình, làng xóm cho đúng chuẩn mực ..,

Lữ trung tạp thuyết (呂忠雜說)gồm 2 quyển, đƣợc xuất bản năm 1789, là tập tuỳ bút đƣợc viết khi Bùi Huy Bích ẩn náu ở Sơn Tây, tránh nhà Tây Sơn. Đó là những ghi chép tản mạn những suy nghĩ về triết học, văn học, lịch sử, cuộc đời, đạo lý làm ngƣời, đính chính một số tài liệu lịch sử, nhớ lại hồi ức, ca tụng quá khứ.., Hiện TVVNCHN cò lƣu giữ 3 bản viết tay, ký hiệu Vhv 1804, A151, và A1653.

Qua sách Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu, còn có rải rác một số tác phẩm của Bùi Huy Bích nhƣ sau:

Âm chất văn chú(陰騭文註), Lê Quý Đôn biên tập, Thẩm Đức Tiềm, Đan Quế Tịch (Trung Quốc) viết lời tựa năm Càn Long 26 (1761) (nhà Thanh). Lê Trọng Thứ viết hậu tự năm Cảnh Hƣng 43 (1782). Bùi Huy Bích viết bài bạt năm Cảnh Hƣng 42 (1781)..,

Danh ngôn tạp trứ (名言雜著) : chép lai nhiều tác phẩm thuộc nhiều

xƣớng họa giữa ông với những ngƣời khác nhƣ Phạm Nguyễn Du, Ninh Tốn, Ngô Thì Nhậm .., ông có 3 bài xƣớng.

Đạo Nam thơ trai cảo (道南齋初稿)do Nguyễn Đôn Nhân soạn, Hồ

Trƣờng Khánh (Trung Quốc) viết tựa. Phần đầu có 34 bài thơ của tác giả làm trong thời gian theo cha và Chiêu Thốn chạy sang Trung Quốc, phần sau chép thơ của Đoàn Nguyễn Tuấn, Phạm Quý Thích, và Bùi Huy Bích.

Hàn các tùng đàm (翰閣叢談): chép ký, tự, văn bia, biểu, chế, chiếu, hịch dụ, cáo của các tác giả từ đời Lê trở về trƣớc, trong đó có chép bài văn tế thày dạy Lê Quý Đông do ông soạn.

Lê trí sĩ thi tập(黎智志诗集): gồm 3 tập thơ của 3 tác giả nổi tiếng

thời Lê là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Nguyễn Cẩn, trong đó Ảm Chương công thi tập gồm những bài thơ của ông miêu tả phong cảnh trên đƣờng vào Phú Xuân.

Long Biên bách nhị vịnh(龍 編 百 二 詠): là tập thơ chép 102 bài thơ vịnh phong cảnh Long Biên, có chép thơ của ông.

Nghệ An Hà Tĩnh sơn thủy vịnh(乂 安 河 靜 山 水 詠): là tập thơ

vịnh phong cảnh sơ thủy của vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, trong đó có chép một số bài thơ của ông.

Song Thanh phú tuyển (雙 青 賦 選): chép 100 bài thơ phú của 24 tác gia nổi tiếng trong đó có ông.

Thanh Trì Bùi thị gia phả(清池裴氏家谱): ghi chép về dòng họ Bùi

ở làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, gồm hệ thống thế thứ, ngày sinh, ngày giỗ, khoa bảng, quan tƣớc, thơ văn, bằng sắc, giấy tờ liên quan đến những ngƣời trong dòng họ.., phần đầu do Bùi Xƣơng Tự biên soạn, Bùi Huy Bích là ngƣời biên soạn phần kế tiếp.

Thảo đường thi nguyên tập (草堂詩原集): đây là tập thơ do Phạm Quý Thích làm trong khoảng 20 năm, sau mỗi bài đều có lời bình duyệt của Bùi Huy Bích về bài thơ đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản học Hoàng Việt thi tuyển của Tồn Am Bùi Huy Bích (Trang 28)