Tuy không phủ nhận tác động, hiệu quả xã hội của những KCDBI nhưng côngchúng ngày nay dù muốn hay không cũng phải thừa nhận rằng: so với các loại hìnhbáo chí, ký chân dung trên báo hình
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI THỊ THỦY
PHIM TÀI LIỆU CHÂN DUNG
TRUYỀN HÌNH (TFS) - ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2006
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI THỊ THỦY
PHIM TÀI LIỆU CHÂN DUNG
TRUYỀN HÌNH
[Khảo sát qua hãng phim truyền hình (TFS) - Đài truyền hình
Thành phố Hồ Chí Minh từ 1991 đến nay]
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ: 60.32.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH THÁI
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: SO SÁNH KÝ CHÂN DUNG TRÊN BÁO IN VỚI PHIM TÀI LIỆU CHÂN DUNG TRUYỀN HÌNH VÀ PHIM TÀI LIỆU CHÂN DUNG TRÊN ĐIỆN ẢNH .8
1 1 Đặc thù các thể loại báo chí: 8
1.1.1 Ký chân dung báo in 10
1.1.2 Phim tài liệu chân dung truyền hình 14
1.1.3 Phim tài liệu chân dung điện ảnh 14
1.2 Sự liên quan và hỗ trợ giữa PTLCDTH với các loại KCD báo chí khác 16
1.3 So sánh KCDBI với PTLCDTH và PTLCDĐA 19
1.3.1 Đối tượng phản ánh 19
1.3.2 Ngôn ngữ thể hiện 21
1.3.3 Các thành phần thực hiện: 21
1.3.4 Ưu thế khai thác 23
1.3.5 Dung lượng- Thời lượng 24
1.3.6 Chi phí thực hiện thông qua việc trả nhuận bút 26
1.3.7 Kênh chuyển tải thông tin, lượng người xem 26
CHƯƠNG II KHẢO SÁT MỘT SỐ PHIM TÀI LIỆU CHÂN DUNG DO TFS SẢN XUẤT TỪ 1991-2006 .30
2.1 Vài nét chung về TFS 30
Trang 42.2 Nội dung cốt lõi trong một số PTLCD của TFS 32
2.2.1 Phim Chân dung người mẹ miền Nam 32
2.2.2 Phim Giữa ngàn thác lũ 34
2.2.3 Phim Gặp lại Ấp Bắc 36
2.2.4 Phim Thời gian vĩnh cữu 39
2.2.5 Phim Đêm trắng Vĩnh Lộc 41
2.2.6 Phim Tiến sĩ Võ Tòng Xuân 43
2.2.7 Phim Mùa xuân trên nông trường Sông Hậu 45
2.2.8 Phim Những người gác rừng 48
2.2.9 Phim Người mẹ 49
2.2.10 Phim Cô bé bán khoai 51
2.2.11 Phim Quá khứ vẫn còn ở phía trước 53
2.2.12 Phim Người đàn bà hội nhập 55
2.2.13 Phim Bà đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh 58
2.2.14 Phim Doanh nhân Vũ Thị Lan 59
2.2.15 Phim Cuộc hội ngộ sau 35 năm 62
2.3 Những kinh nghiệm từ cách tổ chức thực hiện PTLCDTH 63
2.3.1 Những kinh nghiệm về khai thác nguồn đề tài .63
2.3.2 Những kinh nghiệm tổ chức kịch bản .68
2.3.3 Những kinh nghiệm chỉ đạo của công tác đạo diễn 71
2.3.4 Những kinh nghiệm của người quay phim- cameraman 73
2.3.5 Kinh nghiệm sử dụng đạo cụ trong phim tài liệu chân dung 74
2.3.6 Cách tạo âm thanh 77
2.3.7 Nghệ thuật làm hậu kỳ 80
Trang 5CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ NGHE NHÌN CỦA PHIM TÀI LIỆU
CHÂN DUNG TRUYỀN HÌNH 84
3.1 Tác động của cơ quan công quyền từ cấp nhà nước đến cơ sở, nguồn tham khảo để nhànước điều chỉnh, ban hành những nghị định, nghị quyết, chỉ thị nhằm tăng cường pháp chế XHCN phù hợp lòng dân, ý Đảng 84
3.2 Khả năng xã hội hóa nhanh chóng, sâu rộng, từ những nhân vật được chọn làm PTLCDTH có thể làm thay đổi nhận thức, quan điểm sống, lý tưởng của công chúng, góp phần rèn luyện nhân cách thế hệ trẻ 90
3.3 Ảnh hưởng trực tiếp đến số phận cuộc sống nhân vật được thể hiện trong PTLCDTH .92
3.4 Góp phần hiệu quả trong giáo dục truyền thống được thuyết phục, giáo dục từ những “chân dung” tỏa sáng; công chúng sẽ có những hành động tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .93
3.5 PTLCDTH tác động trở lại các phương tiện truyền thông đại chúng 101
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 116
Trang 6MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ĐƯỢC
SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
I Một số từ viết tắt:
HTV Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
HTX Hợp tác xã
NSND Nghệ sĩ nhân dân
PTLCDĐA Phim tài liệu chân dung điện ảnh
PTLCDTH Phim tài liệu chân dung truyền hình
Trang 7II Một số thuật ngữ chuyên ngành:
1 Người quay phim: từ tiếng Anh là Cameraman
2 Chèn hình: Từ gốc tiếng Anh là Insert, trong phim tài liệu được xem là kỹ
thuật đưa những hình ảnh, tài liệu chèn vào, lồng vào một cảnh phim, giúp khángiả có thêm lượng thông tin, khắc phục những lỗi ráp nối hình ảnh
3 Chồng mờ: Từ gốc tiếng Anh là overlay, là một kỹ xảo làm mờ dần hình ảnh
trong dựng phim, nhằm tạo ấn tượng và chiều sâu trong một cảnh phim
4 Hiện hình và nói, xảy ra đồng thời: Từ gốc tiếng Pháp là Synchrone.
Synchrone thường được sử dụng nhiều trong PTLCD, nhằm đáp ứng nhu cầu đượcnghe, nhìn nhân vật một cách trực tiếp, cùng một lúc cả hình và tiếng nói thật
5 kip: Từ gốc tiếng Pháp là Équipe, được hiểu là một đội, nhóm, đoàn
Ê-kip làm phim được hiểu là một nhóm người gồm nhiều thành phần đảm nhậnnhững công việc được giao và phối hợp với nhau để làm nên một bộ phim
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Truyền hình ngay sau khi ra đời đã nhanh chóng khẳng định là một phươngtiện thông tin đại chúng hữu hiệu nhờ hiệu quả nghe nhìn của công chúng Trongcác chương trình được phát sóng trên các kênh truyền hình, phần văn hoá vănnghệ, ngoài phim truyện, không thể không kể đến thể loại phim tài liệu Trongphim tài liệu, nhiều phim chân dung dạng "người tốt việc tốt" được thể hiện sinhđộng, phong phú; tác động mạnh mẽ vào nhận thức công chúng Phim TLCD cũnglà thể loại chiếm dung lượng khá lớn trong danh mục phim tài liệu của các hãngphim truyền hình
Cùng là KCD nhưng khi KCD trên báo hình được gọi là PTLCD được phátsóng trên truyền hình có hiệu quả xã hội vô cùng to lớn Những phim tài liệu chândung truyền hình góp phần quan trọng trong giáo dục truyền thống, lối sống, đạođức, thẩm mỹ; định hướng lý tưởng, cái nhìn tích cực về tương lai, mục đích sốngcủa cả một lớp người, một thế hệ, một cộng đồng và có thể lý tưởng của cả mộtdân tộc Thật vậy, ngay cả những đoạn phim ngắn tái hiện một phần nhỏ về đờithường của lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng có tác động sâu sắc đến lý tưởng của nhữngthế hệ hôm qua và hôm nay Những bộ PTLCD không chỉ tuyên truyền sâu rộngnhững điển hình tiên tiến, những tấm gương sống, chiến đấu và xây dựng Tổ quốcmà còn giúp Nhà nước Việt Nam có thêm thông tin để tham khảo trong quá trìnhđiều chỉnh, ban hành các chính sách tác động tích cực đến sự nghiệp xây dựng vàphát triển đất nước
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, thể loại PTLCD
TH còn rất hạn chế, so với nhu cầu tuyên truyền, phát động sâu rộng trong quầnchúng những nhân tố tốt, mới, tích cực Trong khi đó, hàng ngày; những nhân tố
Trang 9tiêu cực, những "chân dung đen" về tham nhũng, vô trách nhiệm, thiếu năng lựctrong quản lý, gây thất thoát hàng tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước, lạm dụng chứcquyền chiếm đoạt tài sản nhân dân; những tội ác, bạo lực, hoạt động các băngđảng, cách gây án, thủ ác được khai thác với dung lượng khá dày đặc trên báochí Sự khai thác các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thỏa mãn nhu cầuthông tin, tính tò mò của một số công chúng đôi khi dẫn đến những tác hại khônglường của xã hội Trong xã hội ngày nay, sống giữa núi thông tin đã có người bịnhiễu loạn thông tin Một số người bị hội chứng sợ đọc báo, bởi giở trang báo nào
ra cũng thấy tham nhũng, cũng xã hội đen, băng nhóm, thanh toán đẫm máu, cũnggiật dọc, cướp bóc, lừa đảo
Tuy nhiên, không hiểu vì lẽ gì mà ngày nay trên báo chí ít xuất hiện chuyênmục "người tốt việc tốt" Quần chúng không quá ngây thơ tin cuộc đời chỉ có hoahồng Sự tha hóa của con người hiện đại và cả quyền lực là điều không thể tránhkhỏi Trong sâu thẳm; những "chân dung đen" kia dù là hiện tượng xã hội khônghiếm gặp vẫn không thể nào che lấp được giá trị tốt đẹp, bền vững của cuộc sống.Góp phần làm nên giá trị tốt đẹp, bền vững ấy không chỉ là những con người tàiđức, có tên tuổi mà còn là những con người vô danh, lặng lẽ, chìm khuất giữa mọicon người Bổn phận của những chủ thể làm PTLCD là đưa những con người "chìmkhuất" ấy ra ánh sáng, trả về cho họ những giá trị thật, để công chúng hiểu họ lànhững con người thật đáng ngưỡng mộ, tôn vinh; cần được chia sẻ Và công chúng,đặc biệt là lớp trẻ học hỏi được nhiều điều từ những chân dung tỏa sáng ấy Trong thời kỳ đất nước phát huy mọi nguồn lực, tiềm lực tiến hành, đẩy mạnhsự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hơn lúc nào hết, xã hội cần biểu dươngnhững người tốt, việc tốt, những con người dám đương đầu với khó khăn, thử tháchtìm ra những mô hình mới, lối đi mới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội côngbằng văn minh Sự nghiệp to lớn, sôi động ấy hàng ngày, hàng giờ cọ xát với cái
Trang 10mới, xuất hiện những nhân tố mới, con người mới Cái tốt trong những con ngườitốt ấy có khi bị giấu kín đằng sau hình thức xù sì, gai góc; bằng thái độ phảnkháng, bằng cả sự khao khát được thoát ra khỏi lối mòn tư duy cũ kỹ, những ràngbuộc của cơ chế đã lỗi thời
Trong cuộc sống hiện thực, nhất là giới doanh nhân, tầng lớp từ không đượccông nhận trong xã hội nông nghiệp truyền thống, nay đã được công nhận trongxã hội Việt Nam hiện đại Thậm chí, họ được tôn vinh hàng năm Kể từ năm 2004,
ngày 13.10 được gọi là ngày Doanh nhân Việt Nam Thủ tướng Phan Văn Khải đã
ví doanh nhân như những chiến sĩ thời bình Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê ThanhHải nói: "Doanh nhân là đồng tác giả với chính quyền để kiến tạo một thành phốphồn vinh" Trong cuộc sống sôi động của một thành phố được xem là trung tâmkinh tế, dịch dụ, thương mại của cả nước, có biết bao nhân tố mới, vấn đề, sự kiệnmới phát sinh và luôn nảy nở các gương mặt mới mẽ, phong phú, đa dạng Vậymà mãi đến những năm gần đây, PTLCD về đề tài các "chiến sĩ thời bình" mớiđược tìm tòi, thể nghiệm, thể hiện một cách dè dặt Tuy nhiên, dù cơ chế cònnhiều bất cập trong sản xuất PTLCD, tác phẩm báo chí ở dạng này đã khẳng địnhsự cộng hưởng to lớn từ phía khán giả về lượng người xem; về hiệu quả hình ảnh,âm thanh tác động mãnh liệt đến khả năng nghe, nhìn của con người
Tuy không phủ nhận tác động, hiệu quả xã hội của những KCDBI nhưng côngchúng ngày nay dù muốn hay không cũng phải thừa nhận rằng: so với các loại hìnhbáo chí, ký chân dung trên báo hình có tính năng vô cùng ưu việt khi nhận lấytrọng trách mà Bác Hồ ký thác cho báo chí trong việc nhân lên những nhân tố tíchcực trong xã hội [20, tr 274, 275]
Trang 112 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu, khảo sát nội dung, cách tổ chức thực hiện và hiệu quả của mộtsố PTLCDTH ở góc độ tác phẩm báo hình; một số KCD trên báo in- một trongnhững nguồn chính để TFS thực hiện những PTLCDTH và những bài viết về PTL-
CDTH trên các báo in, báo trực tuyến như Sài Gòn Giải phóng, Tuổi trẻ, Phụ nữ TP.HCM, Thanh niên, Người lao động, Lao động, Khoa học phổ thông ; một số
kịch bản, lời bình, băng dĩa PTLCDTH đã hoàn chỉnh; phim, ảnh tư liệu được sửdụng trong các PTLCDTH; những nhân chứng, nhân vật có liên quan và được chọnlàm PTLCDTH; một số nghị định, quyết định cấp Nhà nuớc, cấp bộ, cấp thành phố
ra đời sau khi PTLCDTH được phát sóng
- Phạm vi nghiên cứu:
Một số PTLCD có hiệu quả xã hội nhất định đối với công chúng do TFS sảnxuất trong quá trình 15 năm thành lập và phát triển (1991-2006), những tác phẩmKCD trên báo in được TFS chọn thể hiện thành PTLCD; những chân dung từ nhiềunguồn được TFS chọn lọc, đề xuất thực hiện làm PTLCD; cách tổ chức thực hiệnmột KCD trên báo in và KCD trên truyền hình trong điều kiện cơ sở vật chất hiệncó của TFS; mối quan hệ giữa KCDBI, PTLCDĐA, PTLCDTH, cách bố tríPTLCD trong các chương trình phát sóng ở những thời điểm đặc biệt thích hợp đểtăng cường hiệu quả của thể loại báo chí này đối với công chúng
-Về thời gian khảo sát: Qua 15 năm thành lập và phát triển của TFS từ
18-10-1991 đến 18-10-2006
Trang 123 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích nghiên cứu:
-Góp phần đưa ra những biện pháp tăng cường hiệu quả PTLCDTH Đó là sựtăng cường về số lượng, chất lượng phim; về sự đa dạng của đề tài; về sự mở rộngkhông gian, thời gian thể hiện trong PTLCD; về sự tìm tòi, khám phá, thể nghiệm,sáng tạo trong cách thể hiện tính cách nhân vật Đó còn là sự kết hợp tính ưu việtcủa các loại hình nghệ thuật để tăng cường hiệu quả của PTLCD, giúp thể loại
phim này như một dạng tác phẩm báo chí xâm nhập sâu rộng vào quần chúng.
PTLCD ngày càng bám sát cuộc sống, đi vào nhiều giới, nhiều ngành nghề, nhiềulĩnh vực; rất nỗ lực tìm tòi, sáng tạo để không chỉ đặc tả bên ngoài mà còn đi vàochiều sâu tâm linh, lột tả được bản sắc nhân vật
- Từ hiệu quả cụ thể của những bộ PTLCD được khảo sát ở những thời điểmnhất định, người làm luận văn mong muốn gửi thông tin đến TFS tham khảo trongkế hoạch sản xuất ngày càng nhiều hơn những “ký chân dung” có chất lượng trêntruyền hình, nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục, thẩm mỹ, định hướng cho côngchúng; góp phần tôn vinh cái đẹp con người và thúc đẩy sự phát triển
- Mong muốn tạo cầu nối, cung cấp cái nhìn tổng thể và chuyên sâu, phươngpháp thực hiện PTLCDTH về lý thuyết lẫn thực tiễn cho sinh viên khoa báo chícủa các trường đại học, các nhà báo có lòng đam mê, yêu mến và mong muốn thựchiện những tác phẩm báo chí dạng PTLCD
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu những vấn đề lý luận cơ bản của thể loại báo chí, đặc biệt là KCDBI,PTLCDĐA, PTLCDTH
- Khảo sát một số PTLCDTH có hiệu quả xã hội nhất định đối với công chúng Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng, số lượng PTLCD trên HTVvà hiệu quả PTLCDTH đối với công chúng
Trang 134 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh, dựa trên đường lối chính sách, quan điểm của Đảng, Nhànước Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ báo chí; đồng thời kế thừa kết quả nghiêncứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố
* Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài dựa trên phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, kếthợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, điềutra xã hội học, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn Vì nghiên cứutheo phương pháp này, đề tài không chỉ dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn báo chíđã được học trong chương trình đào tạo Đại học và Cao học của khoa báo chí,không chỉ dựa trên những vấn đề đặc trưng thể loại và phương pháp nghiên cứuphân tích, tổng hợp, đa ngành và liên ngành, có đối chiếu, so sánh mà còn tìmhiểu, nghiên cứu chính trong thực tiễn- nơi các cơ quan chức năng sản xuất ra tácphẩm báo chí dạng PTLCD
Đề tài huy động nhiều biện pháp tiếp cận thực tế, phỏng vấn trực tiếp nguồnnhân lực gián tiếp và trực tiếp- cơ quan chức năng sản xuất ra những tác phẩmbáo chí thể loại PTLCD; trong đó vai trò của nhà đầu tư, nhà văn, nhà báo, tác giảkịch bản, đạo diễn, nhà sử học, nhà ngoại giao, nhà xã hội học cùng hòa trộn,kết hợp trong tác phẩm báo hình
Mặt khác, đề tài cũng được thực hiện bằng phương pháp điều tra xã hội học,có xác minh, đối chiếu với thực tiễn nhằm phân tích, tổng hợp những con số phảnánh chất lượng, số lượng khán giả quan tâm đến thể loại PTLCD, điều tra thực tếhiệu quả và mức độ tác động của thể loại PTLCD vào công chúng
Trang 145 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Luận văn đã so sánh được sự khác biệt trong cách thức thực hiện KCDBI vớiPTLCDTH và PTLCDĐA Với đặc thù ngôn ngữ truyền hình và kênh chuyển tảithông tin, PTLCDTH có ưu thế xâm nhập sâu, rộng vào quần chúng
Đánh giá được hiệu quả một số PTLCD qua 15 năm thành lập và phát triểncủa TFS
Cung cấp những vấn đề lý luận chuyên ngành; những đúc kết, kinh nghiệmthực tiễn, nhằm giúp cho những nhà báo, nhất là các bạn mới vào nghề tham khảocách thực hiện và khả năng tạo nên hiệu quả một bộ PTLCD
Đề xuất một số giải pháp tích cực, mới mẻ, mang tính chuyên nghiệp nhằmnâng cao số lượng, chất lượng và hiệu quả PTLCDTH đối với công chúng
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận
văn gồm ba chương:
Chương I: So sánh ký chân dung báo in với phim tài liệu chân dung truyền
hình và phim tài liệu chân dung điện ảnh
Chương II: Khảo sát một số phim tài liệu chân dung do TFS sản xuất từ
1991-2006
Chương III: Hiệu quả nghe nhìn của phim tài liệu chân dung truyền hình.
Trang 15CHƯƠNG 1.
SO SÁNH KÝ CHÂN DUNG BÁO IN VỚI PHIM TÀI LIỆU CHÂN DUNG TRUYỀN HÌNH VÀ PHIM
TÀI LIỆU CHÂN DUNG ĐIỆN ẢNH.
1 1 Đặc thù các thể loại báo chí:
Trong luận văn này, người viết không đi sâu, phân tích tỉ mỉ các thể loại báochí- một vấn đề gây tranh cãi không ít cho các nhà nghiên cứu báo chí trong cũngnhư ngoài nước Tuy nhiên, bằng vào lý luận và thực tiễn, báo chí cũng phải nhìnnhận rằng, cùng với sự ra đời của báo chí, các thể loại báo chí cũng hình thành vàdần dần được củng cố, phát triển theo tính năng, đặc thù của chúng Mỗi thể loạicó những đặc thù và các đặc thù đó chỉ rõ tính chất ổn định của thể loại báo chíđó
Mỗi thể loại báo chí ra đời, hình thành và phát triển đều gắn với bối cảnh, thờiđại và có số phận gắn liền với lịch sử đã sản sinh ra nó Thật vậy, có một thời thểloại tin tức- thông tấn là mũi nhọn của thông tin, nhất là trong thời kỳ chiến tranh,những năm 70 của thế kỷ 20; trên mặt trận xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hàngngày thông tấn xã đưa đi những tin tức nóng bỏng đến hang cùng ngõ hẹp của đờisống, tác động mãnh liệt đến ý thức, ý chí chiến đấu của nhân dân
Những bài viết thuộc nhóm chính luận gồm Xã luận, Bình luận, Chuyên luận một thời với lập luận, lý lẽ sắc sảo đã thuyết phục mạnh mẽ công chúng
tin vào sự nghiệp xây dựng miền Bắc XHCN và chiến đấu, thống nhất Tổ quốc
Lịch sử một thời đã qua cũng không thể phủ nhận vai trò của những dạng Phóng sự, Bút ký, Ký sự, Ký chân dung phản ánh có chiều sâu, có số phận những gương
điển hình trong lao động và chiến đấu
Trang 16Theo xu thế phát triển lịch sử và thời đại, nhiều thể loại báo chí cũng bị ảnhhưởng, hoặc tự đào thải hoặc được biến đổi, làm mới để đáp ứng nhu cầu công
chúng Một số thể loại mới xuất hiện cùng với sự hình thành Thế giới phẳng Thế giới phẳng mở ra những phương tiện, những cầu nối cho đọc giả, khán giả cùng
làm báo, cùng chia sẻ thông tin, cùng giải quyết vấn đề được xã hội đặt ra, quantâm, cần sự tháo gỡ Dạng đối thoại trực tuyến; Blog - dạng nhật ký cá nhân đượctải lên mạng có được xem là một thể loại báo chí hay không có lẽ sẽ còn được cácnhà lý luận bàn cãi rất nhiều Còn trong thực tế, cái gì mới ra đời, đáp ứng với nhucầu công chúng thì nó vẫn cứ tồn tại và phát triển
Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi quốc gia đều có những quan niệm khác nhau về thểloại báo chí Bởi báo chí của mỗi dân tộc gắn liền với tính chất, quan niệm, tậpquán, lý tưởng, mục đích của dân tộc Từ sự gắn liền, không thể tách rời đó màcác thể loại báo chí của mỗi nước cũng có những đặc thù riêng Theo TS DươngXuân Sơn, các thể loại báo chí được chia làm ba nhóm chủ yếu [20, tr.9]:
Nhóm thông tấn: gồm tin (nhiều dạng tin: tin vắn, tin đi sâu, tin tổng hợp ),
Tường thuật, Phỏng vấn mà đặc trưng của nó là cái mới của sự kiện, hiện tượngđược phản ánh
Nhóm chính luận (Nghị luận): gồm các thể loại như Xã luận, Bình luận,
Chuyên luận, Luận văn tuyên truyền, Bài phê bình, Điểm báo, Bình chú
Nhóm chính luận - Nghệ thuật: Gồm các dạng thể ký như Phóng sự, Bút ký,
Ký sự, Ký chân dung, Ký chính luận; Tiểu phẩm, Câu chuyện báo chí
Các dạng thể ký trong báo chí rất gần với văn học Trong văn học vẫn thừa
nhận vai trò Bút ký, Truyện ký Với cái tôi trần thuật, nhập cuộc; ký báo chí cung
cấp cho đọc giả, khán giả cái nhìn đa dạng, nhiều chiều nhờ sự thể hiện đối tượngcó chiều sâu, sinh động và đa dạng
Trên thực tế, dù mang những đặc thù riêng nhưng bao trùm lên các thể loại
Trang 17báo chí vẫn là tính thông tin, thời sự và sự phân chia các thể loại báo chí chỉ mangtính tương đối, bởi các thể loại thường chuyển hóa, bổ sung, hỗ trợ nhau
Mỗi thể loại báo chí hình thành, phát triển, tàn lụi, thậm chí tiêu vong theoquy luật phát triển của lịch sử Ngày nay, các thể loại trong nhóm Chính trị (nghịluận) ít phổ biến, phát triển trong báo chí Khi trình độ dân trí được nâng cao, khisau chiến tranh, bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập; người dân thích tự suy ngẫm,chiêm nghiệm hơn là những bài "luận" ít nhiều mang tính áp đặt do chức năng
"định hướng và hướng dẫn công chúng" Nhu cầu giải trí, thưởng thức nghệ thuật,thỏa mãn, đào sâu thông tin khiến thể loại ký phát triển Tuy nhiên, để "chinhphục" công chúng; muốn xâm nhập sâu rộng vào quần chúng, các thể loại ký cũngphải "tự làm mới" mình Một trong những thể loại ký trong báo chí đi tìm con
đường mới cho mình về hướng đi lẫn phương thức thể hiện là ký chân dung trên báo hình, được gọi là phim tài liệu chân dung
1.1 1 Ký chân dung báo in
Trong lịch sử báo chí Việt Nam, chưa một nhà nghiên cứu nào xác định nhàbáo viết KCD đầu tiên là ai nhưng trong những đêm trước cuộc cách mạng, khicòn trên xứ người tìm con đường cứu nước, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đãviết hàng loạt KCD về những con người Việt Nam thống khổ, những gương mặtthực dân bỉ ổi, tàn nhẫn như Méc-lanh, Lơ-me [19, tr41] Nhà hoạt động chínhtrị, nhà báo, nhà văn hóa Nguyễn Văn Nguyễn từ năm 1936 đã có những KCD sâuthẳm, sắc nét về một nữ đồng chí với câu chuyện tình ngang trái mà ông được biết,về một bé trai bán hột vịt lộn, bé gái bán chè- những lao động trẻ khao khát cóđược cuộc sống ấm no [21, tr.164] Ông còn có những KCD về người tù ở khámlớn Sài Gòn, Côn Đảo vô cùng sắc nét và sinh động
Trang 18Cùng với sự phát triển của báo chí, các thể loại báo chí, trong đó có KCDcũng phát triển theo Đó là những KCD giao thoa cùng phóng sự của các nhà báoHải Triều, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam Các nhà báo không chỉ
"vẽ nên" những chân dung trong mọi tầng lớp xã hội, từ những con người có thậtcủa tầng lớp trên đến những con người lao khổ, lầm than, dưới đáy của xã hội Trong cuộc cách mạng giành độc lập tự do và xây dựng đất nước, KCD dạng
"người tốt việc tốt" đóng vai trò quan trọng Từ thể loại viết về "người mới việcmới" chuyển sang thể loại "người tốt việc tốt" đến KCD trên báo in là cả một quátrình vận động thể loại Những năm đầu hòa bình lập lại ở miền Bắc, Chủ tịch HồChí Minh có yêu cầu báo Đảng và các đoàn thể mở ra mục "Người mới, việc mới"nhằm khuyến khích, động viên, cổ vũ mọi người hăng hái làm tròn nhiệm vụ,gánh vác việc nước việc nhà đánh thắng giặc Mỹ và xây dựng thành công CNXH.Những chân dung "Người mới, việc mới" được tìm thấy dễ dàng ở các phong tràothi đua các cấp, các ngành Đến năm 1968, trong cuộc trao đổi và phát biểu với
một số cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng, Bác Hồ đề xuất "Bây giờ nên gọi là "Người tốt, việc tốt" cho đúng hơn Đối với anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ thi đua được Đảng và Nhà nước khen thưởng thì phải qua nhiều cấp, nhiều ngành cân nhắc, xét duyệt Còn đối với người tốt làm những việc tốt thì việc khen thưởng có thể đơn giản hơn" [20, tr.274]
Với những KCD về "Người tốt, việc tốt", nhà báo chỉ cần cây viết, máy ảnh,về cơ sở điều tra là đã có được một tác phẩm báo chí Trong hai cuộc kháng chiếnchống Pháp và Mỹ, thể loại ký chân dung kiểu "người tốt việc tốt" rất thịnh hành,đáp ứng nhu cầu thông tin cổ động cho sự nghiệp kháng chiến và xây dựng Tổquốc Những năm tháng chiến tranh, tất cả cho tiền tuyến, mọi người lao ra phíatrước, luôn cần những tấm gương để nhắc nhở, thúc giục nhau Vì vậy, những kýchân dung về "người tốt, việc tốt" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình
Trang 19Ngay cả những năm tháng sau chiến tranh, cho đến thời điểm này, KCD về
"người tốt-việc tốt" vẫn tiếp tục phát huy ưu thế thông tin cổ động cho sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chuyên mục "Người tốt-việc tốt" vẫn được duy trìđều đặn trên báo chí Việt Nam Tuy nhiên, dạng bài "Người tốt-việc tốt" bộc lộ
xu thế phát triển không ngừng của cái mới thông tin qua những nhân tố mới, conngười mới Trước nhu cầu thông tin đa dạng, nhiều chiều; có sự giao lưu, học hỏi,giao thoa giữa các nền báo chí trên thế giới, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh-một thành phố năng động, sáng tạo, cửa ngõ quan trọng giao lưu các nền văn hóathế giới; thể loại KCD ngày càng đi vào khuynh hướng đặc tả- như một thể loạibáo chí chuyên viết về con người Đặc tả có khuynh hướng nhân cách hóa sự kiện,đặt nó vào cách diễn đạt của con người và kể câu chuyện từ góc độ con người.Dạng đặc tả chân dung này thường được cấu trúc thành một câu chuyện hoànchỉnh Do được trình bày sinh động và có tình cảm, đặc tả có ưu điểm lớn là hấpdẫn, dễ dàng dẫn dắt công chúng vào mục đích tiếp nhận thông tin mà tác giả có
ý đồ gởi gắm, chuyển tải vào trong "câu chuyện" ấy Trong thời kỳ đổi mới, nhấtlà những năm gần đây, công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước đượcđẩy mạnh; ký chân dung trên báo in cũng có sự biến đổi theo xu hướng thích ứngvới một số công chúng với những nhu cầu và sự quan tâm mới Bên cạnh nhữngchân dung "Người tốt, việc tốt" quen thuộc, trên báo chí còn xuất hiện nhiều chândung "đen" nhằm phê phán cái tiêu cực của xã hội
Trước nhu cầu thưởng thức thông tin ngày càng cao của công chúng, KCDdạng "chân dung văn học" ngày càng được ưa chuộng và hấp dẫn công chúng Đólà chân dung về những con người vượt trội trên các lĩnh vực, những nhân cách sángngời, những con người làm nên những kỳ tích đáng khâm phục Những tác phẩmdạng ký văn học này thường có dung lượng rất lớn, đôi khi được in thành sáchhàng ngàn trang, chuyển tải dạng phơi-dơ-tông trên báo hàng tháng trời nhưng có
Trang 20khi nó chỉ chiếm một phần tư hay nửa trang báo Để đạt được mục đích lý giảinguyên nhân làm nên "tính vượt trội" của đối tượng phản ánh, KCD văn học cókết cấu rất linh hoạt, đôi khi phá cách và có sự pha trộn nhiều thể loại khác nhaunhằm tăng cường hiệu quả cảm xúc thẩm mỹ từ công chúng tiếp nhận
Tóm lại, dù có sự khác nhau về thuật ngữ, KCD dạng "Người mới, việc mới",
"Người tốt, việc tốt", đặc tả, KCD dạng "chân dung văn học" thì KCD trên báo inđều có chung đặc thù:
- Đối tượng phản ánh là con người hay tập thể người có thật
- Con người hay tập thể người có thật ấy được coi là tiêu biểu, điển hình, vượttrội vào những thời kỳ nhất định, đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự Đó còn lànhững con người hay tập thể người có việc làm hoặc suy nghĩ nội tâm đáp ứng nhucầu thông tin của công chúng
- Có kết cấu linh
hoạt; bút pháp giàu chất
văn học; có sự giao thoa
các thể loại báo chí khác
như Phóng sự, Phỏng
vấn, Ký chính luận, Câu
chuyện báo chí, Bài phản
ánh
- KCD được thể hiện
bằng ngôn ngữ viết, có
sự hỗ trợ của nhiếp ảnh
(bài viết đi kèm với ảnh)
và được chuyển tải trên
báo in
Hình 1 Ký chân dung về 1 nữ doanh nhân trên tạp chí Sài Gòn Mới
số tháng 7 năm 2006 Ảnh do Miss Áo Dài cung cấp
Trang 211.1.2 Phim tài liệu chân dung truyền hình:
KCD khi được kết cấu, thể hiện bằng các phương tiện và phương thức sản xuấtcủa truyền hình, được phát bằng sóng truyền hình, cáp quang, vệ tinh; được pháthành bằng băng, dĩa được gọi là PTLCDTH Khi truyền hình ra đời, PTLCDTHnhanh chóng khẳng định thế mạnh của thể loại này Nó có những đặc thù sau:
- PTLCDTH là một dạng của phim tài liệu phản ánh con người, sự kiện cóthật Đối tượng phản ánh, "đặc tả" của PTLCDTH phải là con người gắn với sựkiện trên nhiều lĩnh vực, được diễn đạt bằng ngôn ngữ truyền hình
- Được thực hiện bằng dây chuyền công nghệ truyền hình
- PTLCDTH là một chỉnh thể kết hợp linh hoạt rất nhiều loại ký chân dungtrên báo in, báo nói, internet
- PTLCDTH là một công trình tập thể Nó chỉ được thực hiện với sự tham giađồng bộ của một guồng máy mang tính chuyên nghiệp cao
- Kết hợp nhiều yếu tố nghệ thuật, nhiều ngành nghề, trong đó không thểthiếu vai trò của điện ảnh Tuy nhiên, dù kết hợp nhiều yếu tố nghệ thuật để thểhiện trong kịch bản, tạo hình, dựng phim, âm thanh, ánh sáng , phim tài liệu chândung truyền hình vẫn là một loại tác phẩm báo chí, một "bài viết" quan trọng củabáo hình, được viết bằng ngôn ngữ truyền hình Những "chân dung" được thể hiệntrên phim mang tính báo chí, xã hội đương đại, đương thời, sát với hơi thở đờithường, hoặc được người đương thời "làm sống" dậy bằng tấm lòng nhà báo quacông nghệ truyền hình
1.1.3 Phim tài liệu chân dung điện ảnh
PTLCDĐA thực chất cũng là ký chân dung về những con người tích cực, điểnhình được thể hiện bằng ngôn ngữ điện ảnh- loại hình nghệ thuật tổng hợp nhữngkinh nghiệm sáng tạo của tất cả các nghệ thuật ra đời trước nó như sân khấu, vănxuôi, thơ ca, hội họa, âm nhạc, kiến trúc
Trang 22- Quy trình sản xuất cồng kềnh, phức tạp, đắt tiền, nhất là phim nhựa, lạikhông lưu trữ được lâu.
- Mang tính tuyên truyền cổ động, thường được chiếu kèm với phim truyệntrong rạp hay các chương trình chiếu phim lưu động
- Được chuyển tải bằng hệ thống máy chiếu trong rạp hay các đội chiếu phimlưu động
- Được Đài truyền hình phát sóng sau khi dùng kỹ thuật "thu nhỏ" màn ảnhlại
Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta; cùng với sự thay đổi lối sống, thị hiếu, sựxuất hiện và phát triển công nghệ truyền hình, hầu như phim tài liệu nhựa về chândung rất ít được sản xuất Tại TP.HCM, hầu như chỉ còn Hãng phim Giải phóng làcòn sản xuất phim tài liệu chân nhưng kinh phí được duyệt cũng rất hạn hẹp.(Trong danh mục phim tài liệu Hãng phim giải phóng từ năm 1962 đến năm 2006có 236 phim được sản xuất thì chỉ có khoảng 20 phim tài liệu chân dung) Phimtài liệu vidéo về chân dung được sản xuất cũng rất hạn chế, lại phụ thuộc vào Đàitruyền hình để phát sóng Hiện nay, nhiều biên kịch, đạo diễn dù còn rất tâmhuyết nghề nghiệp, tha thiết thực hiện những PTLCD nhưng rất ít trong số họ cònđeo bám với nghề Thực sự, một bộ PTLCD được thực hiện rất công phu, tốn kémnhưng "đầu ra" của nó rất hạn hẹp Với ưu thế về kinh phí thực hiện và kênhchuyển tải, TFS hiện nay là nơi dẫn đầu về số lượng PTLCD được sản xuất
Trang 231.2 Sự liên quan và hỗ trợ giữa PTLCDTH với các loại KCD báo chí khác
Nguồn để thực hiện PTLCD của hãng phim từ những con người, sự kiện cóthật trong cuộc sống; từ nghiên cứu đề xuất của ê-kíp làm phim Nguồn để chọnchân dung làm phim còn có sự phát hiện của cộng tác viên, biên tập, biên kịch,đạo diễn PTLCD còn được thực hiện từ chỉ thị, đề xuất cơ quan, tổ chức côngquyền Tuy nhiên, phần lớn phim tài liệu chân dung do hãng phim thực hiện đềuđược tham khảo, bắt nguồn từ các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồmbáo in, báo hình, internet
PTLCDTH, PTLCD ĐA và KCDBI có mối liên quan, hỗ trợ nhau Phần lớnđề tài PTLCDTH, PTLCD ĐA được cung cấp từ nguồn báo in Nhờ những KCDđăng trên báo in, báo nói, internet mà truyền hình phát triển thành PTLCDTH Sự
"phát hiện" này trên báo in nhiều hơn so với những KCD được chuyển tải trênbáo nói và internet Thực tế, các thành viên, cộng tác viên của TFS đọc nhữngKCDBI và phát triển thành PTLCDTH Nói cách khác, KCDBI vừa đóng vai trògợi mở vừa cung cấp thông tin cho TFS để thực hiện những PTLCDTH
Ngược lại, PTLCD khi được phát sóng có sự tác động trở lại nhất định đối vớibáo in cũng như với báo nói, internet Nhờ tác động và hiệu quả của PTLCDTHmà báo in mở rộng, phát triển, đào sâu thêm về "chân dung" đã được in trên báotrước đây Cũng có những "chân dung" do chính TFS phát hiện và đưa vào kếhoạch sản xuất PTLCD Khi phim được phát sóng, gây dư luận, quan tâm trongcông chúng sẽ làm tiền đề cho báo in vào cuộc, dự phần, phát triển, bổ sung chonhững PTLCDTH thêm đậm nét, sống động, phong phú, mới mẻ hơn Vì mongmuốn được biết thêm những "cái mới" ấy mà khán giả truyền hình lại tìm đến báoin
Trang 24Hình 2 KCD Mẹ nuôi
ở phương nào trên báo
Khoa học phổ thông được Giám đốc TFS đọc, phát hiện ra chân dung thương binh Nguyễn Thị Lý và đưa
vào sản xuất KCD Mẹ
nuôi ở phương nào trên
báo in khi đưa vào sản xuất PTLCDTH mang tên "Tự sự", được sản xuất năm 2000, kịch bản Trầm Hương, biên tập Minh Dân, đạo diễn
Dư Hoàng, quay phim Quang Tuệ.
Trang 25Hình 3 Bộ PTLCD Bác sĩ Trần
Hữu Nghiệp do TFS sản xuất
năm 2003 (kịch bản và đạo diễn
Trầm Hương, quay phim Lưu
Nguyễn và Thành Đô) sau khi
phát sóng đã có tác động nhất
định vào báo in Chân dung
Trần Hữu Nghiệp với nhiều chi
tiết hấp dẫn, sống động, tính
cách độc đáo, những uẩn khúc
đời riêng được ông và gia đình
tiếp tục giãy bày Sau khi xem
phim, khán giả bị thúc đẩy tìm
đến báo in để biết thêm chân
dung Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp
với những tình tiết, bài học
chiêm nghiệm cuộc đời của một
bác sĩ, nhà văn, nhà giáo nhân
dân mà bộ phim tài liệu với
dung lượng chỉ 20 phút không
thể nào tải hết
Hình 4 Từ phim tài liệu chân dung truyền hình, báo in không chỉ "khai thác" chân dung
trong phim mà còn "khai thác" cả chân dung về người làm phim, ê-kíp làm phim Trên báo Sài Gòn Giải phóng chào mừng 60 năm Quốc khánh (2.9.2005) có bày ký chân dung đặc tả đạo diễn Cao Nguyên Dũng- một trong những đạo diễn gạo cội của hãng phim truyền hình TP.HCM.
Trang 261.3 So sánh KCDBI với PTLCDTH và PTLCDĐA
1.3.1 Đối tượng phản ánh
Bảng 1 So sánh KCDBI, PTLCDĐA, PTLCDTH về đối tượng phản ánh
KCDBI, PTLCDTH, PTLCDĐA hầu như cùng có chung đối tượng phản ảnh.Đó là con người hay tập thể người có bản sắc, tính cách, chiều sâu nội tâm- Conngười hay tập thể người ấy vừa có nét chung tiêu biểu cho một lớp người trong xãhội vừa có những tính cách riêng, độc đáo của mình [15, tr.134] Nhưng đối tượngphản ánh của PTLCDTH có những đặc thù riêng Ở Việt Nam, hầu hết PTLCDTHphản ánh chân dung "người tốt việc tốt" Đó là những chân dung đã định hình, ổnđịnh về tính cách, đặc biệt là những nhân cách lớn của những con người, tập thểngười trên mọi lĩnh vực có những đóng góp to lớn cho đất nước, cộng đồng Ngoài những PTLCDTH phim tài liệu chân dung truyền hình với đối tượngphản ảnh về "người tốt việc tốt", những chân dung đã định hình, được thử tháchqua năm tháng, những nhân cách lớn, tài năng lớn; trong những năm gần đây,
Trang 27trước yêu cầu đổi mới, nhu cầu thõa mãn thông tin, thưởng thức nghệ thuật củacuộc sống; hãng phim truyền hình TP.HCM còn có những phim tài liệu chân dungđề cập đến những con người trăn trở, đi tìm cái mới, tìm hướng đi riêng để khẳngđịnh mình Những năm gần đây, chân dung những nhà khoa học, nghệ sĩ, doanhnghiệp xuất hiện khá nhiều trên thể loại phim tài liệu chân dung truyền hình Phim tài liệu "chân dung đen" hầu như ít thấy các hãng phim đưa vào kếhoạch sản xuất
Chắc hẳn sẽ có người đặt câu hỏi "PTL và PTLCDTH có gì khác nhau Vàđâu là ranh giới của sự khác nhau?" Thật ra, ranh giới giữa PTL và PTLCDTH rấtmong manh; bởi PTLCDTH là PTL luôn phải dựa vào sự kiện, con người có thậtđể "đặc tả" Ngay cả phóng sự truyền hình cũng rất gần với PTL, cũng bám lấycon người, sự kiện trong một thời điểm nhất định nào đó để miêu tả, quan sát, trầnthuật, phỏng vấn, thẩm định Tuy nhiên, trong thực tế, PTLCD được xác định bởinhững đặc thù riêng: Con người hay tập thể người là đối tượng để đặc tả Conngười là nhân tố làm nên sự kiện Con người ấy nằm trong mối quan hệ biệnchứng giữa cá nhân và phong trào Không có con người ấy, chắc chắn không cósự kiện, phong trào Điều đó cũng lý giải vì sao PTLCDTH luôn chọn những nhânvật ưu việt, tích cực, cá tính, sáng tạo, thành tích để "đặc tả" mà không là những
"chân dung đen"
Cùng với sự đổi mới đất nước, phát huy mọi nguồn lực trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đối tượng PTLCDTH đề cập đến ngày càng đadạng, phong phú, sinh động, linh hoạt, được mở rộng phạm vi hơn so vớiPTLCDĐA, nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục, định hướng, thông tin tại Tp.HCM-một thành phố trọng điểm phía Nam và khu vực Đông Nam Á
Trang 281.3.2 Ngôn ngữ thể hiện
Bảng 2 So sánh ngôn ngữ thể hiện của KCDBI, PTLCDĐA, PTLCDTH
Khác với ngôn ngữ KCDBI, PTLCDĐA; PTLCDTH bao gồm ngôn ngữ báochí; kết hợp ngôn ngữ truyền hình và điện ảnh Đó là sự kết hợp hàng loạt ngônngữ báo chí, ngôn ngữ văn học, kỹ thuật ghi hình, nhiếp ảnh, sân khấu, hội họa,âm nhạc, tiếng động, lời bình, bố cục, dựng phim Từng hiệu ứng của các bộmôn, loại hình nghệ thuật hòa quyện, hỗ trợ cho nhau để làm nên ngôn ngữ đặcthù của truyền hình, chuyển tải thông tin, truyền dẫn xúc cảm đến khán giả
1.3.3.Các thành phần thực hiện:
Nhìn chung, các thành phần thực hiện một KCDBI đơn giản, gọn nhẹ, dễ dichuyển, cơ động hơn các thành phần thực PTLCDĐA và PTLCDTH Thường khi,thành phần đó chỉ một người Người ấy vừa là phóng viên, kiêm chụp ảnh chândung nhân vật Đôi khi, phóng viên được nhận những tư liệu, bức ảnh tư liệu từchính nhân vật mình khai thác Phóng viên, nhà báo tương đối độc lập trong cáchthể hiện đề tài Nhà báo thường thú vị, hứng khởi khi viết về những chân dung màhọ rung cảm, phát hiện Chỉ trừ thực hiện một ký chân dung mang tầm vóc quốcgia, quốc tế hoặc những nhân vật đang làm nên những sự kiện nóng hổi, đạt nhữngkỷ lục vàng; phóng viên phải làm việc với sự chỉ đạo của ban biên tập
Trang 29Ngược lại, các thành phần thực hiện PTLCDĐA và PTLCDTH cồng kềnh,đông hơn và phụ thuộc, liên kết, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện Đạo diễnsẽ khó sáng tạo nếu như không có một kịch bản hoàn chỉnh, chân xác về chândung mình thể hiện Một khi kịch bản không được ban giám đốc hãng phim duyệt,cũng không thể đưa vào sản xuất được
Chân dung trong kịch bản dù vĩ đại, dù hay, sống động cách mấy ngoài đờicũng sẽ không được chuyển tải đến khán giả một cách đúng tầm khi những bộphim không được thực hiện đúng quy trình, thiếu đồng bộ trong các công đoạnsáng tạo
Bảng 3 So sánh thành phần thực hiện giữa KCDBI, PTLCDĐA, PTLCDTH
Trang 30Ngày nay, với phương tiện hiện đại, các thành phần thực hiện PTLCD cũnggọn nhẹ hơn trước nhưng vẫn không thể cơ động, linh hoạt như thành phần thựchiện KCDBI Với PTLCDTH, để có một tác phẩm báo chí hoàn thiện, hãng phimbuộc phải có các thành phần thực hiện dây chuyền, đồng bộ Để tiết kiệm kinhphí, nhất là các phim đi xa, ra nước ngoài; từng thành viên trong đoàn làm phimphải kiêm nhiều việc, nhiều công đoạn TFS cũng biết thuê mướn lao động bênngoài để chủ động trong quá trình thực hiện và tiết giảm đáng kể kinh phí làmphim.
1.3.4 Ưu thế khai thác
Bảng 4 So sánh KCDBI, PTLCD ĐA, PTLCD TH về ưu thế khai thác.
Trang 31Qua so sánh trên, ta nhận thấy:
- KCDBI in dù có ưu thế riêng nhưng do phụ thuộc lượng ấn bản của mỗi tòasoạn báo nên giới hạn lượng đọc giả
- PTLCDĐA và PTLCDTH cùng có ưu thế khai thác như nhau Tuy nhiên, chiphí thực hiện một PTLCDĐA cao hơn PTLCDTH vì đặc thù điện ảnh của nó [35],nhất là khi tác phẩm báo chí được thực hiện bằng phim nhựa Nhiều phim đượcđầu tư cao (Hãng phim giải phóng được cấp kinh phí hàng năm gần 500 triệu đồngđể sản xuất 3 phim nhựa và video chỉ nhằm mục đích tuyên truyền là chính chứkhông nhằm thu lợi nhuận) nhưng không được chiếu rộng rãi, bởi phụ thuộc rạp,bãi chiếu, máy chiếu (với phim nhựa) và nơi nhận phát sóng (đối với phim video)
- PTLCDTH có kênh riêng để phát sóng là một ưu thế gần như độc quyền hiệnnay Vì lẽ đó, chỉ trong một khoảng thời gian 15 năm, TFS đã thực hiện hàng trămphim tài liệu, trong đó PTLCD chiếm số lượng đáng kể [33]
1.3.5 Dung lượng- Thời lượng:
Bảng 5 So sánh KCDBI, PTLCDĐA, PTLCDTH về dung lượng - thời lượng
Trang 32Trong thực tế, KCD có dung lượng từ 1.000 đến 2.000 từ dễ được đăng trênbáo in Trừ những KCD về những chân dung các lãnh tụ, các nhà khoa học, vănnghệ sĩ nổi tiếng mà vì nhu cầu tuyên truyền, định hướng, giáo dục tòa soạn mới
ưu tiên duyệt đăng nhiều kỳ Cá biệt, có những "chân dung đen" cũng được đăngnhiều kỳ do thông tin về con người và sự kiện liên quan được đọc giả quan tâm PTLCDĐA do chi phí thực hiện cao, phụ thuộc duyệt chi kinh phí hàng nămcủa Nhà nước và kênh chuyển tải nên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất Sốlượng phim tài liệu sản xuất hàng năm của các hãng phim điện ảnh rất hạn chế Có thể nói, TFS một trong những hãng phim dẫn đầu sản xuất phim tài liệuchân dung nhiều tập Phim tài liệu chân dung truyền hình thường có dung lượngtừ 1 tập, mỗi tập có thời lượng từ 15-25 phút đến hàng chục tập Đó là PTLCD Nữtướng Nguyễn Thị Định 5 tập bao quát thân thế và sự nghiệp của một phụ nữ đầutiên được phong tướng (Tập 1: Bên dòng sông Hát; Tập 2: Vượt trùng dương: Tập3: Ngọn đuốc đồng khởi; Tập 4: Bộ tư lệnh miền; Tập 5: Dáng đứng Bến Tre).PTLCDTH Thượng tướng Trần Văn Trà có 5 tập (Tập 1:Thời thơ ấu; Tập 2: VàoNam; Tập 3: Trở lại chiến trường xưa; Tập 4: Trận địa mới; Tập 5: Vĩnh biệt anh-Thượng tướng Trần Văn Trà; Phim Mê-kông ký sự có nhiều chân dung con ngườihiện lên vô cùng sống động, độc đáo, là bộ phim đạt kỷ lục PTL nhiều tập nhấtcủa Việt Nam PTLCDTH Trà Giang - con người năm tháng có độ dài 2 tập (Tập: Trà Giang- con người năm tháng; Tập 2: Trà Giang trở lại bờ Nam) Phim Cuộchội ngộ sau 35 năm về chân dung liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và những người liênquan đến quyển nhật ký của chị dài 3 tập
Chắc hẳn, chỉ những nhân vật có bề dày lịch sử, thành tích mới được chọn làmnhiều tập Nhưng trong thực tế, không hẳn PTLCD nhiều tập có sức thuyết phụcvà hiệu quả hơn phim chỉ một tập, có thời lượng 10-15 phút Điều quan trọng cuốicùng vẫn là chất lượng của bộ phim khi đưa đến công chúng
Trang 331.3.6 Chi phí thực hiện thông qua việc trả nhuận bút:
Chi phí thực hiện một KCDBI, PTLCDĐA, PTLCDTH thực tế gồm giá trị cơsở vật chất và tác nhân làm ra nó Ở đây, ta chỉ xét chi phí thực hiện thông quaviệc trả nhuận bút của cơ sở thực hiện nó:
- Nhuận bút KCDBI bao gồm bài viết, ảnh đơn lẻ hoặc chùm ảnh phóng sựhiện nay có mức dao động từ 200.000 đến 2.000.000 đồng
- Tổng tiền thù lao, nhuận bút PTLCDĐA và PTLCDTH cao hơn báo in gấpnhiều lần do đặc thù sản xuất điện ảnh và truyền hình Chưa kể chi phí khấu haogiá trị cơ sở vật chất gồm rạp chiếu, máy chiếu, đài phát sóng, cơ sở hậu kỳ, máyquay phim, các thiết bị âm thanh, ánh sáng ; chi phí sản xuất PTLCDĐA và PTL-CDTH còn bao gồm thù lao, nhuật bút cho đạo diễn, biên kịch, biện tập, viết lờibình, họa sĩ, quay phim, ánh sáng, đạo cụ, âm nhạc
Thời gian thực hiện một bộ PTLCDĐA và PTLCDTH trong điều kiện hiệnnay khoảng 2-6 tháng, cá biệt có phim đến một năm, nói chung dài hơn rất nhiều
so với KCDBI Sự kéo dài thời gian đó góp phần nâng cao chi phí làm phim Nhiều PTLCDTH khi thực hiện nảy ra nhiều chi tiết phát sinh, có phim phảimua tư liệu trong và ngoài nước với giá rất cao Nhiều đạo diễn quan tâm tiếngđộng thật và âm nhạc, mê say viết nhạc nền cho phim, thậm chí đặt ca phúc chophim
Vì lẽ đó, chi phí thực hiện PTLCDĐA và PTLCDTH cao hơn chi phí của mộttờ báo in rất nhiều lần [38,39]
1.3.7 Kênh chuyển tải thông tin, lượng người xem:
1.3.7.1 Kênh chuyển tải thông tin
KCDBI đến với đọc giả qua mạng lưới phát hành văn hóa phẩm của Nhànước và tư nhân bao gồm các bưu điện, nhà sách, đại lý báo ; các cơ quan chủ
Trang 34quản liên quan, quan tâm đến chân dung được thể hiện trên báo in Đọc giả có thểđọc KCDBI nhiều lần Tuy nhiên, ngoại trừ một số tờ báo có số phát hành lớn nhưTuổi trẻ, Công an TP.HCM, Phụ nữ TP.HCM ; phần lớn báo in hiện nay có sốphát hành chỉ vài ngàn đến vài chục ngàn tờ
PTLCDĐA trong tình trạng khó khăn của điện ảnh hiện nay rất ít được sảnsuất Các rạp chiếu bóng bị thu hẹp Một số phim tài liệu (nhựa lẫn vidéo) phảinhờ truyền hình phát sóng mới đến được công chúng
Riêng PTLCDTH có sức xâm nhập quần chúng sâu rộng vì được đài truyềnhình có kênh phát sóng riêng Một số PTLCD do TFS sản xuất còn được bán, traođổi cho các đài truyền hình địa phương Cùng với ưu thế hình ảnh, điện ảnh, sự hỗtrợ kỹ thuật của công nghệ truyền hình, PTLCD được chuyển tải đến hàng triệucông chúng Đặc biệt, những chân dung là "người của công chúng"được khai tháccó chiều sâu, sống động, đáp ứng nhu cầu thông tin của khán giả càng có hiệu ứngsâu rộng
1.3.7.2 Lượng người xem
Thật khó tìm được con số chính xác về lượng khán giả xem PTLCD trên HTV Không chỉ riêng ở TP.HCM, HTV còn có tầm phủ sóng đến các tỉnh thànhmiền Đông, miền Tây Nam bộ, một số tỉnh miền Bắc nhờ đường truyền cáp quangvà vệ tinh Các tác phẩm của HTV sản xuất còn được phát trên VTV Với tầm phủsóng rộng ấy, PTLCDTH mỗi khi được phát, chắc chắn lượng khán giả được nhânlên gấp nhiều lần
Tuy nhiên, qua khảo sát [Bảng 6], ta nhận thấy giờ phát sóng có ảnh hưởng
rất lớn đến lượng người xem Cùng là phim Bà đại sứ Tôn nữ Thị Ninh, nhưng
lượng người xem vào lúc 12:59:30 (ngày 19.10.2005) thấp hơn rất nhiều so lúc7:31:48 (ngày 16.9.2006)
Trang 35Bảng 6 Khảo sát lượng khán giả xem phim tài liệu chân dung do
TFS sản xuất từ công ty khảo sát truyền thông TNS (Taylor Nelson)
Chú thích :
- Rtg%: Tỷ lệ người xem (trong 100 người thường xem TV ở TPHCM có bao nhiêu người xem)
- Dân số: ứng với năm phim được phát sóng tại TP.HCM theo số liệu Niên giám thống kê tại TP HCM Dân số năm 2006 tạm dùng theo số liệu năm 2005.
- Số người xem ứng vớ dân số TP HCM (các số lẻ được làm tròn).
Trang 36Tiểu kết chương 1:
Cùng là KCD trên báo chí nhưng KCDBI do những hạn chế nhất định của thịhiếu, nhu cầu và đặc thù báo in nên không có độ lan tỏa, xâm nhập quần chúngmạnh mẽ như PTLCDTH Tuy nhiên, KCDBI có sức mạnh, ưu thế riêng Đó là độthẩm thấu sâu của văn hóa đọc
Trong tình hình điện ảnh gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là chưa có cơ chế phổbiến PTL đến với khán giả (không có kênh riêng để chuyển tải tác phẩm) để códoanh thu bù vốn sản xuất, bên cạnh đó là tình trạng thiếu hụt khá nghiêm trọngđội ngũ sáng tác; PTLCDĐA rất ít được sản xuất và hầu như vắng bóng trên mànảnh lớn
Ra đời sau điện ảnh 17 năm (Truyền hình Việt Nam được thành lập năm1970), truyền hình cùng sử dụng chung ngôn ngữ làm phương tiên tư duy và thểhiện tác phẩm với điện ảnh, được thừa hưởng những thành tựu của điện ảnh vừatận dụng ưu thế kỹ thuật số hóa, có kênh phát sóng độc quyền đã phát triển nhanhchóng Với ưu thế đặc thù công nghệ truyền hình, PTLCDTH có độ lan tỏa nhanh,sâu rộng vào khán giả Nhờ thu hút một nguồn khá lớn nhân lực về đội ngũ sángtác của điện ảnh, một phần được đào tạo mới cùng với chính sách mở cho cộngtác viên, nhiều PTLCD được thể hiện công phu, hấp dẫn, sống động Khi phátsóng, những "chân dung" trong PTLCD nhanh chóng được xã hội hóa, só sức tácđộng mạnh mẽ vào số đông khán giả về tâm lý, tình cảm, hành vi, cách nhìn nhậncuộc sống Chính vì sự xâm nhập vào quần chúng một cách mãnh liệt này màPTLCDTH đã mang lại những hiệu quả to lớn đối với cá nhân, cộng đồng, toànxã hội
Trang 37CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT MỘT SỐ PHIM TÀI LIỆU CHÂN DUNG
DO TFS SẢN XUẤT TỪ 1991-2006.
2.1 Vài nét chung về TFS:
Là đơn vị trực thuộc HTV, Hãng phim truyền hình TP.HCM, tên thương hiệulà TFS (Television film studios, được thành lập theo quyết định số 526/QĐ-UBcủa UBND thành phố Hồ Chí Minh ra ngày 18/10/1991 và được Bộ văn hóa cấpgiấy phép số 32/91 ngày 17/12/1991 cho phép hãng phim được sản xuất tác phẩmđiện ảnh, phim nhựa, băng từ) chuyên sản xuất các chương trình Tạp chí văn nghệ,phim tài liệu, phim truyện truyền hình Các tác phẩm làm ra được phát trên sóngtruyền hình của HTV Ngoài ra, các chương trình phim tài liệu, phim truyện cònđược phát trên sóng của VTV và các đài truyền hình trong cả nước Qua 15 nămthành lập, từ 1991-2006, TFS đã sản xuất được 381 phim tài liệu (343 tập phim từ15-20 phút), 61 phim truyện (gần 400 tập phim từ 30-90 phút) Từ năm 1998, TFScòn phát hình Tạp chí văn nghệ trên kênh 9 và trên kênh 7, trong đó có chương
trình Diễn đàn văn hóa nghệ thuật, Nhân vật trong tuần, Dọc đường đất nước, Tiểu phẩm, Phóng sự, Tin tức Văn hóa văn nghệ, nhiều chương trình giao lưu với các
nghệ sĩ phục vụ nhu cầu thưởng thức cho nhiều đối tượng khán giả xem màn ảnhnhỏ
Từ 13 người biên chế ban đầu (năm 1991) đến nay, TFS đã có hơn 80 nhânsự (gồm 48 người biên chế, số còn lại là hợp đồng) Nhân sự đa số được đào tạochính quy tại các trường đại học: điện ảnh, ngành truyền hình, báo chí, công táclâu năm trong ngành truyền hình và điện ảnh có tâm huyết, nhiều kinh nghiệmnghề nghiệp TFS còn có đội ngũ hùng hậu CTV giỏi, giàu kinh nghiệm, tâmhuyết với nghề
Trang 38Bên cạnh việc đào tạo đội ngũ sáng tác, TFS luôn nỗ lực nâng cao chất lượngsản phẩm 2 năm đầu TFS còn sử dụng các thiết bị quay phim, dựng và làm tiếngloại SVHS Từ 1994 đến nay, các sản phẩm của TFS được sản xuất bằng các thiết
bị, kỹ thuật hiện đại như Betacam Sp, Betacam Digital, đồng bộ từ khâu ghi hình,dựng hình, thu tiếng và lồng tiếng
Riêng về phim tài liệu, không chỉ gia tăng số lượng đề tài mà chất lượng nộidung và hình ảnh thể hiện ngày càng phong phú, hấp dẫn Những năm đầu, mỗinăm trung bình TFS sản xuất 20 phim Từ năm 1994 đến 1996 mỗi năm là 35phim, từ năm 1998 đến nay mỗi năm là 52 phim Bên cạnh đó, TFS còn mở rộnghợp tác làm PTL về các nước Cuba, Pháp, Malaysia, Ấn Độ, Nhật Bản
TFS đã thể nghiệm và sản xuất hàng chục phim tài liệu nhiều tập, nổi bật làbộ phim Mê-kông ký sự dài hàng trăm tập, đã và đang gây sốt trong ngành làmPTL: đến nay đã bán được 60.000 dĩa
TFS đặc biệt chú trọng phim tài liệu chân dung Để phản ánh sự đa dạng, năngđộng của một thành phố là trung tâm chính trị, kinh tế, dịch dụ và thương mại ởphía Nam và khu vực Đông Nam Á, những chân dung được thể hiện trong phimđược mở rộng hơn, mang hơi thở cuộc sống và không ngừng khám phá, đi vào chitiết cặn kẽ, tinh tế của đời sống
Để chủ động nguồn kinh phí, TFS còn nhận đặt hàng làm phim ở các đơn vị
Đó là các phim Quân đoàn 4 tuổi 20, Giữa ngàn thác lũ, Chân dung bà mẹ miền Nam, Sư đoàn 9 anh hùng Từ năm 2.000, TFS bắt đầu đặt chân vào thị trường,
bán được một số phim cho các đối tác trong và ngoài nước, tạo nguồn vốn tái đầu
Trang 39đó có bông sen vàng, huy chương vàng, huy chương bạc, bằng khen ) được traocho PTLCD
2.2 Nội dung cốt lõi trong một số PTLCD của TFS
Chúng tôi chọn 15 trên tổng số 160 PTLCD do TFS sản xuất từ 1991-2006 đểkhảo sát Đó là các PTLCD về những nhân vật lịch sử, có công với đất nước, vănnghệ sĩ, nghệ nhân, doanh nhân, học sinh hiếu học v.v Đó là các chân dung tiêubiểu trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, kinh tế, chính trị Phần lớn các phimnày đều được trao giải thưởng ở các LHP truyền hình, LHP toàn quốc, được nhậnbằng khen của Bộ Quốc phòng, Liên đoàn lao động
2.2.1 Phim "Chân dung Người mẹ miền Nam"
°Kịch bản: Lê Văn Duy
°Đạo diễn, Biên tập và Lời bình: Hồ Minh
Đức
° Quay phim: Trương Minh Phúc và Đào
Anh Dũng
°Thời lượng: 26 phút
° Sản xuất: năm 1992
* Huy chương vàng Liên hoan phim truyền
hình toàn quốc năm 1994
Dù không thể đầy đủ nhưng những chân dung
người mẹ trong phim là sự tập họp phong phú
những gương điển hình của những người mẹ Miền
Nam thành đồng từng hy sinh đời mình, từng cống
hiến những đứa con yêu quý cho Tổ quốc Nhiều
Hình 5 Bà Nguyễn Thị Rành ở Củ
Chi có 9 người con và 2 cháu hy
sinh-một bà mẹ tiêu biểu trong phim Chân
dung Bà mẹ Việt Nam Ảnh tư liệu
BTPNNB.
Trang 40bà mẹ trong phim sau năm 1994 được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệuBà mẹ Việt Nam anh hùng.
Để có ngày hòa bình, thống nhất, gần 2 triệu người con ưu tú đã ngã xuống.Và cũng ngần ấy những bà mẹ khóc con, những góa phụ khóc chồng, người thânkhóc người thân… Trong Bảo tàng chứng tích chiến tranh, không có chuyên đề nàothể hiện sự mất mát này nhưng nước mắt lặng lẽ của những "hòn vọng phu" làmón nợ trĩu nặng của thế hệ hôm nay và mai sau Bước sang thế kỷ 21, chỉ mộtthập kỷ nữa thôi, chân dung những Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong hai cuộctrường chinh giữ nước đã trở thành chuyện cổ tích và huyền thoại
Đó là những người mẹ có số phận vô cùng đặc biệt, trên mọi nẻo đường đấtnước, từ địa đầu Tổ quốc đến mũi Cà Mau mà đoàn làm phim đã tiếp cận, thựchiện những cảnh quay vô cùng chân thật Đó là những bà mẹ có con hy sinh màkhông dám khóc; những bà mẹ có con sinh Bắc tử Nam, sinh Nam tử Bắc; cónhững bà mẹ dù không được phong tặng một danh hiệu cao quý nào nhưng sự hysinh, chịu đựng vô cùng lớn lao…
Máy quay có lúc đặc tả được những giọt nước mắt trĩu nặng của những bà mẹViệt Nam Dù một con độc nhất hy sinh hay 4, 5, 6 đến hơn 10 người con, ngườicháu hy sinh, nước mắt khóc người thân của những bà mẹ khi rơi đều to, tròn, trĩunặng
Ưu thế khai thác của phim là bản thân chân dung của những bà mẹ nguyênmẫu tự thân đã tuyệt vời Người quay phim cùng rung cảm, chộp lấy khỏanh khắcnhững giọt nước mắt của bà mẹ khi rơi, những cận cảnh đắt giá như đuôi mắt chânchim của những bà mẹ, những nếp nhăn hằn sâu trên những gương mặt khổ đau,những cái nhìn dường như hóa đá, vô cảm của bà mẹ Mai Thị Rộng ở Đức Hòa-bà mẹ có con hy sinh trước mắt mà không dám nhận, không dám khóc