Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu để tìm hiểu những nét đặc trưng riêng trong cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn về hiện thực cuộc sống thời kì đổ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
MAI THỊ LIÊN
TƯ DUY NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT LÊ LỰU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Hà Nội - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
MAI THỊ LIÊN
TƯ DUY NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT LÊ LỰU
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60.22.32
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Đoàn Đức Phương
Hà Nội - 2013
Trang 3MỤC LỤC
Mở đầu 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 7
5 Cấu trúc luận văn 7
Chương 1 Khái lược về tư duy nghệ thuật và hành trình sáng tác của Lê Lựu 8
1.1 Khái lược về tư duy nghệ thuật 8
1.1.1 Tư duy nghệ thuật là gì? 8
1.1.2 Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết 10
1.2 Hành trình sáng tác của Lê Lựu 14
1.2.1 Tiểu sử và con người 14
1.2.2 Sự nghiệp văn chương 17
Chương 2 Tư duy bằng nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu 24
2.1.Quan niệm chung về nhân vật 24
2.2 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu 27
2.2.1.Nhân vật người đàn ông 27
2.2.2 Nhân vật người phụ nữ 32
2.2.3 Nhân vật bi kịch 34
2.2.4 Nhân vật tha hóa, phản bội 36
2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 38
2.3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động 38
2.3.2 Nghệ thuật biểu hiện nội tâm 53
Trang 42.3.3 Ngôn ngữ nhân vật 62
Chương 3 Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu 66
3.1 Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu 66
3.1.1 Quan niệm về không gian nghệ thuật 66
3.1.2 Không gian bối cảnh nông thôn 68
3.1.3 Không gian phố phường đô thị 73
3.2 Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu 78
3.2.1 Quan niệm về thời gian nghệ thuật 78
3.2.2 Thời gian sự kiện tâm tưởng 79
3.2.3 Thời gian của “đêm” 85
Kết luận 89
Tài liệu tham khảo 92
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam đã trải qua khá nhiều mốc lịch sử quan trọng, và năm 1986 là mốc lịch sử được coi là sự thay đổi kì diệu của hiện thực đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
đã tạo điều kiện “cởi trói” những quan niệm nghệ thuật không còn phù hợp với thời đại, đồng thời văn học cũng đã tiến hành những bước đổi mới cả về phương diện đề tài lẫn nghệ thuật biểu hiện Trong bối cảnh
đó đã có không ít những tác phẩm mới xuất hiện với lối viết cách tân
như Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Bến không chồng (Dương
Hướng)… đã ghi dấu ấn sâu đậm trong nền văn học nước nhà hiện nay Nhìn lại nền văn học nước nhà trong thời kì đã qua so với hiện tại dường như nền văn học hiện tại đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới Đặc biệt trong dòng tiểu thuyết đương đại có khá nhiều cây bút thành công với lối viết cách tân độc đáo gây hứng thú cho độc giả Nổi lên trong đó có Lê Lựu là một cây bút gây được nhiều ấn tượng, không phải ngẫu nhiên mà những tác phẩm của ông luôn được chào đón Sau chiến tranh xã hội nổi lên nhiều vấn đề cần giải quyết, con người bước ra từ đêm tối của chiến tranh nên dường như đang còn ngỡ ngàng trước ánh sáng của hòa bình và tự do, con người vẫn còn mang lối sống của kiểu tư duy giai đoạn trước và những tác phẩm của Lê Lựu
ra đời đã đặt ra những vấn đề mới, cách nghĩ mới Lê Lựu sinh 12.12.1942 tại một làng ngoại đê sông Hồng, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Ông là một nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, những tác phẩm của ông phần lớn tiêu biểu cho văn học thời kì đổi mới cả về lượng và chất, nội dung đa dạng và phong phú
Trang 6nên được rất nhiều độc giả quan tâm Cuộc sống muôn màu được phản ánh qua cái nhìn tinh tế, sâu sắc, khiến cho những tác phẩm của Lê Lựu
có một phong cách rất riêng biệt và cũng không hề bị pha tạp Từ hiện thực cuộc sống nhà văn không giãi bày, không kể lể, không giải thích
mà để cuộc sống tự bộc lộ mình Đến với văn chương từ vị trí của người nông dân và trưởng thành khi mặc áo lính nên chính cuộc đời Lê Lựu có ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông Tiếp cận và tìm hiểu tiểu thuyết Lê Lựu có nhiều con đường và nhiều góc độ khác nhau, nhưng ở đây chúng tôi chỉ chọn góc độ tư duy nghệ thuật để nghiên cứu tiểu thuyết của ông Từ nhiều chiều, nhiều góc
độ, chúng tôi chọn nhà văn Lê Lựu làm tác giả cho đề tài luận văn của mình với 4 trong số 7 cuốn tiểu thuyết của nhà văn viết từ năm 1986 cho
đến nay bao gồm: Thời xa vắng (1986), Chuyện làng Cuội (1993), Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2000) Chọn và nghiên cứu đề tài Tư
duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu, chúng tôi muốn đề cập đến
lĩnh vực then chốt của nghệ thuật tiểu thuyết đó là vấn đề xây dựng nhân vật, thời gian và không gian nghệ thuật
Tiểu thuyết Lê Lựu trong thời kì đổi mới đã đánh dấu sự đổi mới tư duy, cách nhìn trong văn học Cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về hiện thực cuộc sống, mà hiện thực luôn tồn tại cả hai mặt tốt và xấu, đồng thời nó cũng đánh dấu một thời kì mới của văn học, khép lại một giai đoạn văn học luôn mang nặng cảm hứng ngợi ca sử thi Cũng như các nhà văn cùng thời khác, Lê Lựu đã đi vào khai thác cuộc sống của người trí thức thành thị trong những năm đổi mới Có lẽ nhân vật trí thức được lựa chọn là do họ có khả năng nhất trong việc thể hiện nhận thức của nhà văn và cũng là nhân vật thuận lợi nhất để bộc lộ “cái tôi” của nhà văn Tiểu thuyết Lê Lựu đã đánh dấu một giai đoạn của lối tư duy khác trước, cuộc sống hiện thực phô bày như nó hiển nhiên vốn có, đồng thời cuộc sống hiện thực được bộc lộ ở nhiều góc độ khác nhau
Trang 7Tìm hiểu tiểu thuyết Lê Lựu, ta nhận thấy nhà văn luôn suy nghĩ, trăn trở về vấn đề hạnh phúc của con người Ông có cái nhìn chân thật, tinh tế và xoáy sâu vào số phận của con người trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc để rồi họ tự rơi vào bi kịch hạnh phúc gia đình, khám phá sự xuống cấp của giá trị đạo đức trong cuộc sống mới với bao nhiêu đổi thay và kết quả là nhà văn Lê Lựu đã thành công
Nghiên cứu tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn và sự hiểu biết hơn về văn học Việt Nam đặc biệt là thể loại tiểu thuyết trong thời kì đổi mới Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài
Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu để tìm hiểu những nét
đặc trưng riêng trong cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn về hiện thực cuộc sống thời kì đổi mới
2 Lịch sử vấn đề
Sang thời kì đổi mới, văn học Việt Nam nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng đã bước vào một chặng đường mới của tiến trình hiện đại hóa Trong đời sống văn học, tiểu thuyết đã đạt được thành tựu vô cùng to lớn cả về số lượng lẫn chất lượng sáng tác, cũng tại thời điểm
đó nổi bật nhiều tên tuổi như Lê Lựu, Chu Lai, Bảo Ninh, Dương Hướng… Điều này đã lý giải tại sao tiểu thuyết thời kì này trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình khoa học, dù trực tiếp hay gián tiếp thì trong các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của thời kì này, người ta đã dành sự quan tâm đáng kể đến vấn đề chiến tranh, người lính và người trí thức sau chiến tranh
Thời xa vắng ra đời là điểm đánh dấu đột phá giữa nhà văn Lê Lựu
với công chúng độc giả văn chương, tác phẩm nhanh chóng thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và giới phê bình văn học Mặc
dù ông là cây bút trưởng thành từ trong kháng chiến chống mỹ, nhưng phần lớn tiểu thuyết của Lê Lựu được bạn đọc biết đến là tiểu thuyết
viết trong thời kì đổi mới Khi Thời xa vắng ra mắt bạn đọc, tác phẩm
Trang 8đã gây được chú ý với nhiều bài viết như: Trở lại tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu (Mai Huy Bích); Nghĩ về một Thời xa vắng chưa xa
(Thiếu Mai); Thời xa vắng – Một tâm sự nóng bỏng (Lê Thanh Nghị)
Cái tên Giang Minh Sài bỗng trở nên quen thuộc, trở thành một đề tài nóng bỏng trong các cuộc đàm luận của giới văn chương Các tác phẩm
như Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà lần lượt ra đời đã
làm xôn xao không khí văn chương lúc bấy giờ, tất cả mọi mặt của đời sống xã hội trong tác phẩm đều được đưa ra mổ xẻ để bạn đọc có thêm những định hướng và cảm nhận khác nhau về tiểu thuyết của ông Lê Lựu là một trong những nhà văn mở đầu cho tiểu thuyết thời kì đổi mới, nhà văn cầm bút viết nên những điều mắt thấy tai nghe trong bối cảnh hiện thực xã hội Việt Nam những năm vừa thoát ra khỏi chiến tranh, đất nước đang trong thời kì quá độ chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường Xã hội đổi thay mang lại cho người dân rất nhiều điều tốt đẹp nhưng nó cũng mang lại không ít những mặt trái, con người sống với nhau thực dụng hơn, ích kỷ hơn, bon chen hơn trước rất nhiều Đồng tiền đã lên ngôi và bắt đầu len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, nó xâm nhập vào từng nhà, từng ngõ phố, nó chi phối tất cả các mối quan hệ gia đình và xã hội Đọc tiểu thuyết Lê Lựu ta thấy toát lên trong hầu hết những tác phẩm của ông mà đặc biệt qua các tác phẩm
Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà một màu
sắc bi kịch và u ám
Các bài nghiên cứu, phê bình nhằm mục đích nêu được những đóng góp của Lê Lựu trong công cuộc đổi mới lĩnh vực văn chương, đặc biệt là tư duy tiểu thuyết Việt Nam hiện đại tuy còn nhiều hạn chế, ngược lại chúng ta cũng chưa thấy có một bài viết phê bình nào chỉ ra một cách đầy đủ sự chuyển biến trong tư duy nghệ thuật của Lê Lựu qua những sáng tác của ông
Trang 9Suốt cả chặng đường dài sáng tạo và tư duy về nghệ thuật, trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời, Lê Lựu đã khẳng định được vị trí vững vàng của mình trên văn đàn nước nhà Đọc và tìm hiểu tác phẩm của ông chúng ta không thể không trân trọng một ngòi bút thông minh, đầy sắc sảo và giàu tính chiến đấu, một ngòi bút đầy tinh thần trách nhiệm, luôn có sự đòi hỏi cao đối với mình và mọi người Ông đã đến với văn học bằng cả cuộc đời mình, bằng kinh nghiệm và vốn sống phong phú mà trải qua bao nhiêu năm khổ công mới tích lũy được Dù viết ở đề tài nào ông cũng luôn tư duy nghệ thuật với ngòi bút miêu tả
và phương pháp xây dựng nhân vật thật đặc biệt Khi viết về đề tài nông thôn đặc biệt là những người nông dân nhà văn đã để mắt hơn đến những khía cạnh chưa hoàn chỉnh ở con người và cuộc sống để phê phán và góp phần xây dựng một nông thôn với diện mạo hoàn toàn mới
Viết về những sai lầm của công cuộc cải cách ruộng đất trong Chuyện làng Cuội tác giả đã không ngần ngại chỉ ra những sai sót của cán bộ
và nhân dân nhằm giúp cho độc giả hiểu rõ hơn thực chất một thời kì lịch sử và cho dù nhà văn có tự nhận mình là “người ít học, ít đọc và lười suy nghĩ” thì khi đọc tác phẩm của ông chúng ta cũng cảm nhận được hơi thở nồng ấm của cuộc sống có được nhờ vốn sống phong phú của nhà văn Trong tác phẩm của Lê Lựu cái tốt, cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn đều được thể hiện một cách chân thực như chính cuộc sống vốn có Phải thừa nhận rằng đọc tác phẩm của ông chúng ta như đang tận mắt chứng kiến những gì diễn ra trong tác phẩm
Tiểu thuyết Lê Lựu gắn liền với quá trình đổi mới tiểu thuyết của văn học Việt Nam Nó đem đến cho người đọc những ấn tượng mới mẻ
về một phong cách nghệ thuật riêng biệt của một nhà văn quân đội Tùy vào cảm hứng tiếp cận, mục đích và phạm vi khai thác vấn đề, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến một khía cạnh nổi bật về nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu với nhiều mức độ đậm nhạt khác nhau
Trang 10Nhìn nhận những đóng góp của Lê Lựu về mảng tiểu thuyết lẫn
truyện ngắn, Đinh Quang Tốn cho rằng: “Lê Lựu viết đều cả truyện
ngắn lẫn tiểu thuyết và cả hai thể loại đều thành công, nhưng thành công hơn cả là tiểu thuyết” [48] Lê Lựu được nhìn nhận ở nhiều góc độ
khác nhau, Nguyễn Bích Thu nhận xét về việc khai thác đề tài trong tiểu thuyết Lê Lựu và khẳng định tính tích cực trong việc đề cập đến hạnh
phúc con người: “tiểu thuyết đã không ngần ngại miêu tả sắc dục, tình
yêu nhục thể là một lĩnh vực rất riêng của mỗi cá nhân Miêu tả những con người tự nhiên, khai thác yếu tố tích cực của con người tự nhiên cũng là một khía cạnh nhân bản của văn học”[46]
Nguyễn Trường Lịch cũng đã khẳng định thành công của Lê Lựu
trong tiểu thuyết Thời xa vắng ở việc khai thác những xung đột của trái tim con người: “Có thể khẳng định nét đổi mới ở Thời xa vắng là tác
giả không hướng ngòi bút mình vào mô tả các sự kiện lịch sử xã hội bên ngoài theo thời gian tự sự nơi chiến trường máu lửa như một số tác phẩm cùng thời và cả trước đó, mà chủ yếu đi sâu khai thác những xung đột đầy kịch tính của trái tim con người trong bối cảnh giã từ chiến tranh thời hòa bình”
Nhận xét về tiểu thuyết Lê Lựu, tác giả Lê Hồng Lâm đã phát biểu:
Sở dĩ tác phẩm của Lê Lựu gây được dư luận và có chỗ đứng riêng trên
văn đàn như Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông, Hai nhà… là “bởi ông
luôn viết hết mình như ông sống, yêu ghét rạch ròi và đặc biệt là đi đến tận cùng tính cách nhân vật (…) Ở mức độ nào đó, nhà văn đã tạo ra những nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình” [28; 703]
Vì lý do đó, nhìn nhận trên kết quả của những người đi trước như:
Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới (2002), luận văn thạc sĩ Trần Thị kim
Soa - ĐHSPHN Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Lê Lựu thời kì đổi mới (2010), luận văn thạc sĩ Đào Thị Cúc –
ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội Nghệ thuật viết tiểu thuyết của Lê
Trang 11Lựu (2006), luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân - ĐHKHXH & NV,
ĐHQG Hà Nội Luận văn của chúng tôi đưa ra và tìm hiểu vấn đề Tư
duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu nhằm một lần nữa góp phần
khẳng định phong cách nghệ thuật tiêu biểu của ông trong một thời đại mới
3 Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu những thành tố, yếu tố quan trọng làm nên tư duy nghệ thuật tiểu thuyết của Lê Lựu Trong đó chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát về con người, về cuộc sống cùng những phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu
Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào khảo sát nghiên cứu những tiểu thuyết đã được đông đảo công
chúng bạn đọc biết đến đó là:
+ Thời xa vắng (1986) + Chuyện làng Cuội (1993)
+ Sóng ở đáy sông (1994)
+ Hai nhà (2000)
Trong quá trình phân tích, chúng tôi sẽ đặt những sáng tác của ông trong toàn bộ hệ thống tiểu thuyết của Lê Lựu để thấy được giá trị nghệ thuật của tác phẩm
Mục đích nghiên cứu: Chúng tôi hy vọng thông qua luận văn sẽ đem đến một cái nhìn khái quát, toàn diện và sâu sắc nhất về những vấn
đề của tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu, từ đó khẳng định được vai trò đóng góp của Lê Lựu đối với tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà
Trang 124 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn chúng tôi sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Khái lược về tư duy nghệ thuật và hành trình sáng tác của Lê Lựu
Chương 2 Tư duy bằng nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu Chương 3 Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu
Trang 13Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ TƯ DUY NGHỆ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC
CỦA LÊ LỰU
Hòa trong công cuộc đổi mới đất nước, văn học thời kì đổi mới cũng đã đổi thay rất nhiều, vấn đề tư duy nghệ thuật đặc biệt được chú trọng, đặc biệt là nghệ thuật tiểu thuyết Đất nước hòa bình, cuộc sống trở lại với quy luật bình thường, con người lại trở về với muôn mặt của đời sống thường nhật, phải đối diện với bao nhiêu vấn đề trong một giai đoạn có nhiều biến động Một hệ lụy kéo theo là tiểu thuyết thời kì này
có những chuyển biến phong phú, đa dạng, làm nóng lại không khí có phần lặng lẽ của giai đoạn trước Con đường đổi mới này dẫu có nhiều thử thách, dẫu chưa thật hoàn thiện nhưng nó đã phần nào định hình Trên con đường ấy, có thể nói Lê Lựu là một trong những tác giả đặt những bước chân ghi dấu ấn trong lòng người đọc Trong từng tác phẩm của ông đã thể hiện sự đổi mới của mình ở nhiều góc độ Chính sự đổi mới ấy đã góp phần đem đến cho văn học những hình tượng mới lạ về người lính trong chiến tranh, người lính trong đời thường và những hiện tượng nóng bỏng đang được quan tâm trong thời kì này
1.1 Khái lược về tư duy nghệ thuật
1.1.1 Tư duy nghệ thuật là gì?
Khởi nguyên của sự phát triển xã hội chính là tư duy Tư duy có hai cách thể hiện đó là tư duy bằng hình tượng và tư duy bằng ngôn ngữ Tư duy bằng hình tượng gồm có tư duy bằng hình ảnh, âm thanh hay còn gọi là tưởng tượng Tư duy bằng ngôn ngữ là tư duy bằng hệ thống từ ngữ biểu hiện thành các phân đoạn Trong tư duy hình tượng, các phần tử xuất hiện trong quá trình tư duy là các hình ảnh, còn ngôn ngữ là các lời văn Các họa sỹ tưởng tượng về bố cục, các hình ảnh,
Trang 14màu sắc cho một bức tranh sẽ vẽ Nhà văn thì tưởng tượng về các khung cảnh mà nhân vật hoạt động, suy nghĩ về lời thoại của nhân vật
Để phân loại, tư duy có nhiều hình thức tồn tại trong đó có tư duy nghệ thuật là một hình thức tồn tại tương đối độc lập phục vụ nghệ thuật và
nó hội tụ cả hai yếu tố đó là tư duy bằng hình tượng và tư duy bằng ngôn ngữ Tư duy nghệ thuật là một quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan trong não bộ con người, nó là một phương tiện cơ bản của nhận thức nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động thực tiễn của con người
Tư duy nghệ thuật là tư duy được thể hiện và được thực hiện trong quá trình sáng tạo, cảm thụ nghệ thuật Sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật
là hình thái đặc trưng và là hình thái cao nhất của hoạt động thẩm mỹ, trong sáng tạo và cảm thụ bao hàm cả đánh giá giá trị Chủ thể của tư duy nghệ thuật trước hết là các nghệ sĩ, những người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật Nhưng nghệ sĩ chỉ sáng tạo tác phẩm, công chúng độc giả mới là người làm cho tác phẩm tồn tại, có đời sống thực sự Như vậy, chủ thể của tư duy nghệ thuật bao hàm cả công chúng nghệ thuật – những người cảm thụ, thưởng thức nghệ thuật
Tư duy nghệ thuật là tư duy tìm kiếm mọi hình thức thể hiện của nội dung các sự vật, sự việc, các vấn đề, nói chung là nội dung của các đối tượng tư duy và tìm những cách thể hiện rõ nhất, đặc trưng nhất, đầy
đủ nhất, ấn tượng nhất của các nội dung đó Nếu nói chức năng của khoa học là tìm kiếm các yếu tố, các mối quan hệ của đối tượng thì có thể nói khoa học đi tìm nội dung của các đối tượng đó, còn nghệ thuật lại tìm kiếm các hình thức thể hiện của các đối tượng đó Sự tiến triển của lịch sử đã làm cho nghệ thuật chỉ tập trung vào chức năng tìm kiếm cách thể hiện ấn tượng nhất, nghĩa là thể hiện cái đẹp Hai thủ pháp chính để nghệ thuật thể hiện cái đẹp là đặt cái đẹp lên vị trí cao nhất và
Trang 15đặt cái đẹp vào vị trí tương phản với cái xấu Nếu không tìm được nội dung nghệ thuật thì chẳng có gì để thể hiện, ngược lại nếu khoa học không biết cách để thể hiện những cái mà khoa học tìm ra thì chẳng ai
có thể biết hoặc hiểu đó là cái gì và nó như thế nào
Tư duy bằng hình tượng là kiểu tư duy đặc thù của nghệ thuật Mục đích của tư duy nghệ thuật là tìm đến bản chất của sự vật, hiện tượng để nắm bắt những quy luật đời sống khách quan Thông thường chính tư duy nghệ thuật đã giúp cho người nghệ sĩ có quan niệm nghệ thuật riêng biệt về thế giới Từ đó người nghệ sĩ mới có cái nhìn khách quan để đánh giá và nhìn nhận vấn đề một cách trung thực nhất Tuy nói nghệ thuật là hư cấu, nhưng là hư cấu trên nền tảng và chất liệu của cái có thật, chính vậy mà tư duy nghệ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hư cấu đó
Như vậy trong quá trình sáng tạo và hoàn thiện tác phẩm tư duy nghệ thuật đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp người nghệ sĩ bước đến cái đích mà họ đang muốn đến và giúp người đọc cảm thụ, cảm nhận được ý đồ của người nghệ sĩ và như vậy là người nghệ sĩ đã thành công Từ đó cho thấy tư duy nghệ thuật không những góp phần hoàn thiện thế giới nghệ thuật của tác phẩm mà còn khẳng định tài năng của người nghệ sĩ
1.1.2 Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết
Trong các loại hình tư duy nghệ thuật thì tư duy trong văn chương
là gần với đặc trưng tư duy chung của con người hơn cả, nó tương đồng với tư duy khoa học ở chỗ đều có các loại hình tư duy trừu tượng Và tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết là một khái niệm khá mới được giới phê bình, nghiên cứu văn học luôn quan tâm và tìm hiểu
Trang 16Tư duy sáng tạo văn học nghệ thuật nói chung và tư duy sáng tạo tiểu thuyết nói riêng không chỉ đơn giản miêu tả sự vận động không ngừng của toàn bộ thế giới nội tâm đa chiều kích của con người, mà còn
từ nhiều góc cạnh sâu xa đã đưa ra và nâng chúng lên một tầm cao mới với một cái nhìn hoàn toàn khác trước Để có được một tác phẩm nghệ thuật được công chúng độc giả đón nhận không phải là chuyện đơn giản,
tư duy sáng tạo nghệ thuật là tư duy khá phức tạp, nó đòi hỏi phải có tài năng cộng với quá trình lao động lâu dài được tích lũy từ cuộc sống
Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết là một khái niệm được dùng nhiều trong phê bình và nghiên cứu văn học Tiểu thuyết vốn là một thể loại có dung lượng khá lớn vì thế mà quá trình tư duy của người nghệ sĩ dành cho nó cũng đòi hỏi khá nhiều công sức mới có thể hoàn thành được ý đồ của người sáng tạo Để nắm bắt được vấn đề tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết trước hết cần phải xem xét khái niệm về tiểu thuyết Tiểu thuyết là một thể loại thuộc phương thức tự sự Mặc dù ra đời muộn song tiểu thuyết lại được xem là “máy cái của văn học” bởi nó
luôn giữ vị trí then chốt trong đời sống văn học Trong cuốn Từ điển
thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đã định nghĩa: Tiểu thuyết là một “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả
năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [53; 328] Từ định nghĩa
trên đã cho thấy tầm quan trong của thể loại tiểu thuyết, nó đã làm được cái việc mà các thể loại khác không làm được
Định nghĩa của các tác giả trong cuốn Lý luận văn học có lẽ mang tính chất tổng quát hơn cả về thể loại này: “Tiểu thuyết là một thể loại
lớn nằm trong phương thức tự sự có khả năng phản ánh hiện thực đời
Trang 17sống một cách bao quát ở mọi giới hạn không gian và thời gian , khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc thân phận con người thông qua những tính cách đa dạng, phức tạp và khả năng tái hiện những bức tranh mang tính tổng thể rộng lớn về đời sống xã hội”[14]
Từ những định nghĩa trên về tiểu thuyết cho thấy tiểu thuyết đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền văn học, nó góp phần làm cho nền văn học trở nên phong phú đồng thời làm cho nền văn học vận động theo chiều hướng tích cực đi lên Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết đóng vai trò chủ đạo hình thành nên tác phẩm, một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện đòi hỏi phải có sự tư duy sáng tạo nhưng không thể thiếu được yếu tố nghệ thuật trong đó Một nhà văn phải suy nghĩ trăn trở rất nhiều để có được một tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt đối với tiểu thuyết một thể loại có dung lượng khá lớn chính vì vậy mà việc đòi hỏi nhà văn phải lao động nhiều hơn cũng là điều tất nhiên Quá trình tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết là một quá trình cần có thời gian và sự trải nghiệm mà như tư duy nghệ thuật đã đề cập đến
Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết luôn hướng tới cái đẹp, tư duy
về cái đẹp, cổ vũ cho cái đẹp, giúp con người từ đó hoàn thiện mình hơn Hình tượng nghệ thuật chính là sự phản ánh, sự kết tinh, sự thăng hoa và tôn vinh cái đẹp trong đời sống hiện thực Khi sáng tạo hình tượng nghệ thuật, người nghệ sĩ dựa trên cơ sở khẳng định cái đẹp và phê phán cái xấu Cái đẹp là trung tâm của quan hệ thẩm mỹ, quan hệ nghệ thuật giữa con người và hiện thực Vì thế năng lực tư duy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lao động nghệ thuật
Trong tiểu thuyết, tư duy nghệ thuật góp phần tạo nên sự hài hòa giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội, con người với tự nhiên Hiện thực cuộc sống với những mối quan hệ chằng chịt đan xen
Trang 18phức tạp giữa con người là một vấn đề lớn, nhưng tư duy nghệ thuật đã giúp chúng ta giải mã chúng Dưới nhiều hình thức tồn tại và thể hiện khác nhau, nhờ có tư duy nghệ thuật mà cuộc sống đi vào văn học hay
cụ thể hơn là đi vào tiểu thuyết khá phong phú và đa dạng
Với tiểu thuyết, hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa cái hiện thực và cái lý tưởng, ước mơ Nhà văn xuất phát từ hiện thực, nhưng nhìn nhận hiện thực thông qua lý tưởng thẩm mỹ của mình Tư duy nghệ thuật cũng bắt nguồn từ xuất phát điểm như vậy, đồng thời nó cũng là phương thức để nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực, lạc quan Những giá trị của cuộc sống cũng từ đó mà được nhìn nhận tích cực hơn trong tiểu thuyết Phương diện tình cảm, cảm xúc và phương diện trí tuệ, tri thức không tồn tại độc lập và tách rời nhau Nhà văn trong trạng thái cảm xúc mà nhận diện lẽ sống, trách nhiệm và ý nghĩa cuộc đời, đồng thời công chúng nghệ thuật cũng tiếp nhận, giải mã ý nghĩa, giá trị của một tác phẩm, một hình tượng nghệ thuật trong trạng thái cảm xúc mà thiếu nó không thể có quá trình cảm thụ nghệ thuật Việc tìm hiểu vấn đề tư duy nghệ thuật của nhà văn trong một tác phẩm giúp ích rất nhiều cho việc cảm thụ nghệ thuật của độc giả
Lấy chất liệu từ hiện thực đời sống, nhà văn trong quá trình tư duy nghệ thuật đã không hề sao chép, mà hoàn toàn là sự thăng hoa, sáng tạo Tư duy nghệ thuật đích thực luôn là tư duy sáng tạo Mỗi hình tượng nghệ thuật, mỗi tác phẩm nghệ thuật, đều khai mở những cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn nhận cuộc sống và con người một cách độc đáo sáng tạo Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết là quá trình kết tinh những năng lực thẩm mỹ của người nghệ sĩ làm cho tác phẩm nghệ thuật trở thành một “khối đa diện thẩm mỹ” với nhiều tầng, nhiều lớp giá trị, ý nghĩa Nhà văn cảm xúc các cảnh đời, các thân phận con người, các hiện tượng của cuộc sống, từ đó mà sáng tạo nên những tác
Trang 19phẩm, những hình tượng nghệ thuật Nghệ thuật không phải là lập luận,
lý giải, thuyết lý, mà là giãi bày tình cảm, tâm sự Các hình tượng nghệ thuật là kết tinh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người nghệ sĩ Nhà văn trong quá trình tư duy nghệ thuật không chỉ có yếu tố tình cảm, cảm xúc, mà còn có yếu tố trí tuệ, tri thức
1.2 Hành trình sáng tác của Lê Lựu
1.2.1 Tiểu sử và con người
Lê Lựu sinh ngày 12.12.1942 tại một làng ngoại đê sông Hồng, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, ông sớm gắn bó với đồng đất quê hương, nơi cái đói, cái nghèo luôn đeo đẳng mà chúng ta có thể phần nào thấu hiểu cảnh đói nghèo ở đây qua câu dân gian “Oai oái như phủ Khoái xin tương” để thấy được ông đã sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh như thế nào? Lê Lựu rời ghế nhà trường từ đầu những năm 60, lúc đó phong trào “ba nhất” đang hừng hực khí thế Tuổi trẻ háo hức, từ một cậu bé ở làng quê xa phủ xa huyện, nay được hòa mình vào không khí thi đua của công – nông – binh toàn miền Bắc Nhập ngũ vào quân khu III làm báo, viết văn Đến những năm 70, ông chuyển về tạp chí Văn nghệ quân đội, từng là biên tập viên văn xuôi, thư kí tòa soạn Trong đời thường Lê Lựu chân thật, hồn nhiên, đôi lúc có phần “lôi thôi lếch thếch”, “luộm thuộm” nhưng bên cạnh đó ông sống rất gần gũi, chân thật, cởi mở…
đó chính là nguồn lực khiến ông không khô khan trong sáng tác văn chương
Là một nhà văn – một người lính đúng nghĩa, trực tiếp đứng trong hàng ngũ những người lính cụ Hồ, nếm trải những khó khăn gian khổ của chiến tranh nên phần lớn những sáng tác của Lê Lựu đều tập trung vào người lính với những mất mát của họ trong chiến tranh và cả trong thời bình, những người lính trong tác phẩm của ông cả thời trai trẻ cống
Trang 20hiến sức mình trên chiến trường máu lửa, trở về với cuộc sống đời thường có lúc họ hoàn toàn bế tắc trong cuộc sống gia đình Phải là một người rất thấu hiểu những người lính mới có thể viết nên những trang văn đầy cảm xúc như vậy Ông thực sự là một người chiến sỹ cầm bút đầy nhiệt huyết mà tất cả chúng ta không thể phủ nhận bởi những đóng góp của ông đã chứng minh tất cả Nhiều nhà phê bình và nghiên cứu đã đánh giá rất cao tài năng của ông
Nhà phê bình Ngô Thảo nhận xét:” Lê Lựu là một trong những nhà
văn có đóng góp quan trọng làm nên diện mạo văn chương thời kì đổi mới Nếu trước đây văn học là một sự lạc quan toàn bộ, vì lý do tất cả cho chiến thắng, thì đến Lê Lựu, những trang văn đã báo hiệu một sự lo lắng về những cái không hoàn thiện mà chúng ta phải cảnh giác với nó trong cuộc sống thời bình Văn chương Lê Lựu có tính dự báo rất mạnh
Lê Lựu không ngừng trăn trở, day dứt về con người thời hậu chiến và những bất trắc trong cuộc sống Ngay từ những tác phẩm đầu tiên của
Lê Lựu từ chiến trường gửi về, tôi đã giới thiệu trên Văn nghệ Quân đội
và tin tưởng đây sẽ là một gương mặt đáng giá của văn học chống Mỹ
Về bút pháp, Lê Lựu cũng có rất nhiều đổi mới đáng được ghi nhận Nếu chúng ta kể tên những nhà văn tiêu biểu thời kỳ chống Mỹ, không được phép thiếu nhà văn Lê Lựu [60]
Nhà thơ Hoàng Trần Cương khẳng định: Không ai có thể phủ nhận
Lê Lựu là một trong những gương mặt nổi bật nhất của văn xuôi thời kỳ
chống Mỹ với các tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc như Thời xa vắng, Sóng
ở đáy sông… Ông rất xứng đáng được vinh danh giải thưởng Hồ Chí
Minh Nếu vì lý do nào đó mà tác giả Thời xa vắng không được trao
giải thì rất tiếc, thì đúng là văn học chúng ta đang “xa vắng” thật rồi
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết: Nói như nhà phê bình Hoàng
Ngọc Hiến thì văn của Lê Lựu “cứ như bún dính vào nhau”, ý nói đến
Trang 21chất quê rất đậm đà trong văn Lê Lựu Đó còn là cảm giác của con người trong những “dính dáng” với thiên nhiên, với những hủ tục lạc hậu, với cái đẹp và với cả cái xấu Cái cảm giác văn chương của Lê Lựu mang đến cho độc giả là rất đáng kể, là độc đáo trong văn học chống
Mỹ và thời kỳ đổi mới Về nội dung, Lê Lựu rất giỏi trong những câu chuyện giữa người nhà quê với người thành thị
Chính nhà văn Lê Lựu cũng từng chia sẻ: “Việc viết văn không
giống với việc tạo ra sản phẩm từ công nghệ mới, cứ cái sau thì tốt hơn cái trước Viết văn là đòi hỏi từ nhu cầu cá nhân và cả Trời cho nữa Không phải lúc nào tác phẩm mình viết sau cũng hay hơn tác phẩm trước Nếu mình có một tác phẩm được đánh giá tốt cũng đã là may mắn rồi Nhưng không phải mình có tác phẩm nổi tiếng rồi thì mình ngừng viết Viết với tôi không thể ngừng, vì đó là nhu cầu, là cuộc trò chuyện bất tận với chính mình và với độc giả”[28]
Lao động nghệ thuật là cả quá trình tư duy đầy sáng tạo Là một nhà văn quân đội nhưng Lê Lựu lớn lên từ nông thôn, không mấy lúc xa rời Ông đã chứng kiến tất cả những vui buồn của người nông dân Chính vì thế mà với bản chất của một người nông dân mặc áo lính, ông luôn suy nghĩ về quê hương, về những gì liên quan đến những người nông dân Đó là cội nguồn, là quê hương văn học của Lê Lựu từ tác phẩm đầu tiên đến những tác phẩm gần đây nhất Với tình yêu văn chương, sự nỗ lực không mệt mỏi Lê Lựu đã tìm được cho mình chỗ đứng trong giới văn chương
Lê Lựu là một nhà văn được đi nhiều, biết nhiều, vừa mở rộng tầm mắt, vừa tăng thêm vốn sống thực tế Ông có thêm mảng đề tài mới là cuộc sống chiến đấu của người chiến sĩ quân đội Với bản chất chân thật giản dị, Lê Lựu dễ hòa vào đời sống người chiến sĩ, tìm hiểu tâm tư và sinh hoạt của họ, một cách tự nhiên, không bị che chắn bởi một hàng rào
Trang 22ngăn cách nào Những người lính xuất thân từ nông dân mà ra, họ chính
là ông, mà ông chính là họ Nên trong những trang viết của ông, mọi người vẫn thường bảo ông là nhân vật chính Nhưng cuộc sống riêng tư của con người này cũng không hề bình lặng như ta vẫn tưởng Ông lấy
vợ lần đầu ở quê, hai người có con chung, sau nhiều năm mới ly dị Người vợ thứ hai là người thành phố, song cuộc sống cũng không khá hơn trước Khó có thể nói ông gặp may hay không gặp may trong đời sống riêng Chỉ biết rằng chính cái cuộc sống riêng của ông đã cho ông những trang văn đầy giá trị Chính nó cũng là một trong những căn nguyên để chúng ta có được nhà văn Lê Lựu
Cả cuộc đời cầm bút, với số lượng tác phẩm thuộc dạng trung bình Ông viết không khỏe, có lẽ vì thận trọng, chứ so với cái vốn sống mà ông tích lũy được thì phải cho ông viết nhiều hơn thế Lê Lựu khi vui đùa vẫn thường nhận mình là nhà văn ít học Trình độ văn hóa và học vấn của ông chủ yếu do ông tự học là chính Lê Lựu có một tài năng bẩm sinh, cuộc sống thôn quê và người chiến sĩ đã giúp cho năng khiếu văn chương của ông phát triển Văn ông không rành rẽ, không mạch lạc, nhưng có một chất nhựa gì đấy ở bên trong Nhà thơ Trần Đăng Khoa
đã có nhận xét: “Văn Lê Lựu cuốn hút, đọc không nhạt Ngay cả những
truyện vào loại xoàng xoàng, người đọc vẫn thu lượm được cái gì đấy,
có khi là một chi tiết, một đoạn tả cảnh, hoặc một nét phác họa tính cách nhân vật”[17]
Khác với những nhà văn cùng thời khác, ở Lê Lựu ta thấy một con người lao động nghệ thuật đầy chân thật Ở bất cứ một tác phẩm nào của ông dù lớn hay nhỏ, ông cũng có một vấn đề để gửi gắm Ông bước vào nghề cầm bút với lòng đầy say mê, dù bước đầu không hề gặt hái được kết quả nhưng cũng không vì thế mà ông chịu bỏ cuộc Thậm chí, anh lính thông tin viết một số bài để đăng báo tường còn bị anh em trong tổ
Trang 23cấu chí nhau vì Lê Lựu “viết dở chẳng ai thích nghe” (lời Lê Lựu)
Nhưng cũng nhờ từ sự giúp đỡ của những cây bút đàn anh (nhà văn Từ Bích Hoàng), Lê Lựu dần bứt phá và bắt đầu được mọi người chú ý Với
truyện ngắn Người cầm súng, Lê Lựu đã có những bước đi mới trên
con đường văn chương Cuối cùng thì độc giả, giới văn chương đã biết đến cái tên Lê Lựu
1.2.2 Sự nghiệp văn chương
Gần 40 năm cầm bút với hơn 20 tập sách, số lượng tác phẩm của
Lê Lựu thuộc loại trung bình Lê Lựu vốn khởi nghiệp từ nghề báo nhưng lại thành công trong lĩnh vực văn chương Truyện ngắn đầu tay
của ông là Tết làng Mục (1964), tiếp đến là những tác phẩm Người cầm súng (1967), rồi sau đó là tiểu thuyết Mở rừng (1977), Thời xa vắng (1986), Chuyện làng Cuội (1993), Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà
(2000),… Với số lượng tác phẩm không nhiều nhưng Lê Lựu lại được độc giả chú ý không chỉ một hoặc hai tác phẩm Đây chính là điểm thành công ở ông, một nhà văn có được một tác phẩm được đông đảo bạn đọc và gới phê bình văn học quan tâm thì đã được xem là thành công và Lê Lựu đã không chỉ có một mà còn nhiều hơn một, ông viết không khỏe nhưng những tác phẩm đều nặng về giá trị Mỗi chúng ta khi đọc tác phẩm của ông rồi thì không thể không băn khoăn về những vấn đề của cuộc sống, cuộc sống đi vào trang văn Lê Lựu không hề bị che giấu mà được lột tả từng góc cạnh
Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu xuất hiện đã gây xôn xao dư
luận Đây là một câu chuyện về hôn nhân và gia đình, về tình yêu và hạnh phúc của tuổi trẻ của một cá nhân Cuốn sách nói về một khoảng đời của một con người cụ thể, một khoảng đời đã trở nên có tính chất lịch sử đối với thời điểm tác giả viết, một khoảng thời gian đặc biệt quan trọng, bao gồm những được, mất, vui, buồn, thành, bại của cuộc
Trang 24đời một con người, mà cụ thể là một người lính đã cống hiến cả sức lực
và tuổi thanh xuân nơi chiến trường ác liệt, trên chiến trường anh là một
vị chỉ huy thông minh và nhạy bén nhưng trong cuộc sống đời thường anh hoàn toàn thất bại
Nhà phê bình Vương Trí Nhàn, trong bài viết Một đóng góp vào
việc nhận diện con người hôm nay (Báo Văn nghệ 12/1986) đã khẳng
định giá trị của Thời xa vắng trong việc khắc họa và phản ánh hiện
thực Tác giả đã phân tích cuộc đời nhân vật Giang Minh Sài để thấy được những điều trăn trở, những tâm lý thường nhật của con người và
kết luận: “Toàn bộ Thời xa vắng là tiếng kêu của một lớp người cho
tuổi trẻ của mình, cuộc đời mình, ngay cả khi thành đạt trong lập nghiệp nữa, họ vẫn bất hạnh, vì không biết sống” Thành công của cuốn
tiểu thuyết là Lê Lựu đã nói lên được những vấn đề của cuộc sống hàng ngày, của những mối quan hệ gia đình trong xã hội Tuổi trẻ của con người đã dần qua đi cùng với những năm tháng của chiến tranh, trở về với đời sống thường nhật dường như con người đã không còn đủ năng lực của tuổi trẻ để mà phán đoán hay quyết định nữa mà chỉ còn biết xuôi theo dòng chảy của số phận
Năm 1990 Lê Lựu cho ra đời tác phẩm Đại tá không biết đùa Cuốn tiểu thuyết chưa gây được tiếng vang để lấn át Thời xa vắng
nhưng nó lại một lần nữa khẳng định ngòi bút tiểu thuyết chững chạc và
sắc sảo của ông Sau đó năm 1993, Chuyện làng Cuội ra đời mà theo
nhà thơ Trần Đăng Khoa là “đứa con bất hiếu của ông bố nhân từ” [17;
91] Truyện mang ý nghĩa phê phán lớn Câu chuyện viết về công cuộc cải cách ruộng đất với những người cán bộ tha hóa, dần trở thành những
kẻ lưu manh, giả dối, lừa lọc mọi người, chưa bao giờ cuộc sống lại trở nên tha hóa như vậy, con cái bạc đãi cha mẹ vì lợi ích bản thân, vợ phản bội chồng vì sự điêu trá phù phiếm Tác phẩm đã mở ra cho người đọc
Trang 25một cái nhìn toàn diện về bối cảnh xã hội sau những năm chiến tranh, con người vì lợi ích của bản thân mà đánh mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp vốn có của con người Việt Nam Đằng sau cuốn tiểu thuyết này
có nhiều sự khen chê khác nhau, từ Trần Đăng Khoa – một người đồng hương khá thân thiết của nhà văn, đến Bùi Việt Sỹ - phóng viên báo Lao động rồi Đinh Quang Tốn, Lê Hồng Lâm… đều có những bài viết, lời nhận xét khen chê khá mạnh mẽ vả quyết liệt về cuốn tiểu thuyết đầy
“tai tiếng” này Chưa cần bàn về tính chất đúng sai, song một tác phẩm
ra đời mà tạo thành làn sóng dư luận như vậy không phải là nhà văn nào cũng làm được
Tiểu thuyết Sóng ở đáy sông tuy ra đời khá lâu song mãi cho tới
lúc 10 tập phim truyện “Sóng ở đáy sông” do Lê Lựu và Lê Minh Ngọc
chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên được đài truyền hình Hà Nội độc quyền phát sóng suốt cả tháng Dư luận đánh giá rất cao Cũng
chính từ đây Sóng ở đáy sông lại được biết đến thêm một lần nữa, khối
lượng độc giả quan tâm cũng đã tăng lên đáng kể Bài viết Tôi không tin
người nào nói yêu hơn kẻ khác trong khi họ chửi bố mình của Hải Toàn
(Lê Lựu tạp văn) đã bàn khá nhiều về nghệ thuật xây dựng nhân vật Núi
của tác giả, trong đó đề cập nhiều đến vấn đề nguyên mẫu Cuốn sách viết về quá trình từ tha hóa đến hoàn lương của nhân vật chính Phạm Quang Núi do thiếu bàn tay yêu thương của người mẹ, thừa sự tàn nhẫn của người cha và cả sự phức tạp của đời sống xã hội Đây chính là cuốn tiểu thuyết thành công của Lê Lựu Nó không chỉ chiếm được cảm tình của độc giả văn học mà còn cuốn hút cả khán giả truyền hình Có lẽ cho tới khi bộ phim truyền hình này phát sóng, độc giả mới thực sự biết đến
tác phẩm Sóng ở đáy sông Một lần nữa, tài năng, bản lĩnh Lê Lựu lại
tiếp tục được khẳng định
Trang 26Tiểu thuyết Hai nhà (NXB Thanh niên) ra đời được dư luận đánh
giá là đọc rất “vào” vì ngòi bút phân tích tâm lý của Lê Lựu đã đạt đến trình độ lão luyện Cuốn tiểu thuyết còn hay ở chỗ, Lê Lựu không còn
dự báo mà đi thẳng vào phân tích nguyên nhân tan rã của gia đình – một nhân tố được coi là tế bào của xã hội, là pháo đài cuối cùng trong cuộc bắn phá của thói vô đạo, thói đạo đức giả Người ta đã dành cả mấy số
báo Văn nghệ để đăng bài viết về tiểu thuyết này Tất cả, nội dung nghệ
thuật, giá trị, hạn chế của tiểu thuyết được người ta đào sâu tìm tòi Kết
quả là chúng ta đã có những bài viết khá sâu sắc về Hai nhà, trong đó
phải kể đến bài phỏng vấn Lê Lựu của tác giả Lê Hồng Lâm (Báo Văn
nghệ 9/2001) Ở đây, ta tìm được những điều tâm huyết, với ý kiến của
chính tác giả về mục đích, về những chuyện bếp núc khi chế biến Hai nhà Tác phẩm đã đưa ra được ngay cả những vấn đề nhạy cảm mà
trước giờ chưa từng có nhà văn nào dám nói đến, đời sống vợ chồng, quan hệ nam nữ và những mối quan hệ mâu thuẫn trong xã hội Nổi bật
lên chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật, những nhân vật trong Hai nhà là những con người với những tính cách khá phổ biến trong xã hội
lúc đó, họ bộc lộ hết mình trong những vai trò được nhà văn giao phó cho, mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh
Có thể khẳng định suốt cuộc đời lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi, nhà văn Lê Lựu đã cống hiến cho đời những giá trị nghệ thuật đáng kể Điểm lại quá trình sáng tác của Lê Lựu dễ nhận thấy một điều
là phần lớn sự thành công trong tiểu thuyết của ông đều tập trung ở việc nhà văn khai thác nôi dung viết về gia đình, một vấn đề luôn luôn được quan tâm dù là ở bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử với những điều bình
dị, giản đơn của cuộc sống song lại vô cùng phức tạp, làm thay đổi một con người Đi hết đời người cũng không thể hiểu hết được cuộc sống, nhà văn chỉ đi vào khai thác một khía cạnh rất nhỏ của xã hội Nhưng
Trang 27ông đã biết nắm bắt tâm lý độc giả, chọn đúng vấn đề mà tất cả xã hội luôn quan tâm để khai thác Bằng ngòi bút sắc sảo và sự trải nghiệm cuộc sống, Lê Lựu đã được độc giả nồng nhiệt đón nhận
Ngoài hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết ra, Lê Lựu còn có hai
tác phẩm kí gây tiếng vang một thời: Một thời lầm lỗi (1988) và Trở lại nước Mỹ (1989) Với gần nửa thế kỷ cầm bút, vừa làm báo vừa sáng tác
văn học, Lê Lựu đã có một khối lượng tác phẩm tuy không nhiều nhưng cũng được xem là khá phong phú Từ những sáng tác đầu tay đến những tác phẩm được ghi dấu trong làng văn chương, Lê Lựu đã thể hiện rõ một hành trình lao động miệt mài, một cây bút quân đội xông xáo, một người nghệ sĩ luôn suy tư, trăn trở với nghề Thông qua những số phận của những con người cụ thể, nhà văn đã mạnh dạn chỉ ra những hạn chế
về phương diện xã hội cần được khắc phục, bởi đó là hàng rào ngăn cản hành trình thực hiện ước mơ của con người, gây ra những mất mát đau khổ khôn lường, và dù viết về quá khứ, về cái tiêu cực, thậm chí những sai lầm nhưng Lê Lựu không đem đến cho người đọc một cái nhìn bi quan, tuyệt vọng trái lại, tác phẩm của ông đem đến cho người đọc một cảm hứng mới trên cở sở nhận thức mới Công cuộc đổi mới từ sau năm
1986, đã dẫn đến sự thay đổi từ sáng tác đến quá trình cảm thụ nghệ thuật của công chúng độc giả Hiện thực văn học lúc bấy giờ đã hoàn toàn khác trước, cả người sáng tạo lẫn người cảm thụ đều nhìn nhận mọi thứ hoàn toàn cởi mở, không hề chịu sự ràng buộc của bất cứ một khuôn phép nào Dựa trên những điều kiện đó, Lê Lựu đã mạnh dạn hơn trong sáng tác, và cũng nhờ đó mà chúng ta có được những trang văn đầy màu sắc
Suốt cuộc đời lao động nghệ thuật đầy trăn trở và lo lắng, cùng với một số tên tuổi nhà văn khác như Bảo Ninh, Chu Lai, Dương Hướng…,
Lê Lựu đã góp phần làm nên một diện mạo mới cho nền văn học nước
Trang 28nhà, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, một thể loại đặc biệt được công chúng độc giả chú ý trong thời kỳ đổi mới Thời kỳ này, có thể nói thể loại tiểu thuyết đặc biệt lên ngôi Sự nghiệp văn chương của ông tuy không lớn nhưng với cả cuộc đời lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi, ông đã có nhiều đóng góp vào nền văn học nước nhà đồng thời cũng đã tự khẳng định được tên tuổi của mình trong giới văn chương Nội dung trong tác phẩm của ông phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc, không phải bất cứ một nhà văn nào cũng có thể nói được như ông Tất
cả mọi mặt của cuộc sống dưới cái nhìn của Lê Lựu dường như được phơi bày ra dưới mọi góc cạnh Hôn nhân gia đình luôn là vấn đề nóng được đông đảo độc giả quan tâm, nhà văn đã thực sự nắm bắt được tâm
lý người đọc, biết được nhu cầu của độc giả và hơn hết là ông đã đáp ứng được những nhu cầu đó, họ hài lòng với những gì mà ông mang đến Chính từ những điểm trên nền văn học nước nhà đã có thêm một nhà văn xuất sắc đứng trong hàng ngũ của mình
Trong quá trình lao động nghệ thuật miệt mài, nghiêm túc, Lê Lựu
đã khẳng định mình ở nhiều thể loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch,
ký, tạp văn,… và thành quả nghệ thuật của ông được khẳng định trong
một loạt giải thưởng như: Giải nhì hội thi Truyện ngắn báo Văn nghệ
1967 – 1968 (không có giải nhất) với truyện ngắn Người cầm súng
Giải A cuộc thi viết về thương binh của Hội Nhà văn, Bộ thương binh
với truyện Người về từ đồng cói Đặc biệt với giải thưởng của Hội Nhà văn dành cho Thời xa vắng, đã có hàng loạt bài phát biểu về tiểu thuyết
của ông Có thể nói Lê Lựu đã trở thành một cây bút của văn chương đương đại được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
Thành công hơn cả đối với Lê Lựu chính là thể loại tiểu thuyết Chính thể loại này đã làm nên tên tuổi Lê Lựu với một loạt tác phẩm
như Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông, Chuyện làng Cuội, Hai nhà…Tác
Trang 29phẩm của ông đã khai thác được những vấn đề chiều sâu của xã hội, ông không ngại nói lên những sai lầm của cải cách ruộng đất, không ngại khi nói về những vấn đề của cuộc sống hôn nhân, không ngại nói về lối sống của người thành thị… Tất cả được ông đưa ra và thêm một lần nữa khẳng định những vấn đề được xem là những vấn đề nóng của xã hội đương đại
Tuy tiểu thuyết của ông còn nhiều hạn chế, song qua tiểu thuyết của ông ta vẫn thấy một Lê Lựu chân chất, đầy chất quê và chất lính – một thứ sinh khí như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm, hay nói cách khác, nó như nhịp tim, như mạch máu luôn vận hành trong tác phẩm và làm nên sự sống cho chính tác phẩm ấy
Trang 30Chương 2
TƯ DUY BẰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU
Mỗi nhà văn khi cầm bút sáng tác đều có một tư duy nghệ thuật của riêng mình Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu được thể hiện rất rõ trong quan niệm của nhà văn hiện thực, về con người Nhân vật trong tác phẩm của ông đầy phức tạp, sáng tối lẫn lộn, thật giả đan xen, cuộc sống luôn ngột ngạt với những mặt trái của nó, vấn đề ngoại tình, sự tha hóa nhân cách đạo đức dẫn đến bi kịch gia đình Người trí thức người nông dân quanh quẩn trong bi kịch không lối thoát của mình Có người nói: tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết là tư duy bằng nhân vật Chính nhân vật là phương tiện để Lê Lựu tìm đến bản chất của
sự vật hiện tương, từ đó mở ra cho người đọc một cái nhìn hoàn toàn mới trước hiện thực cuộc sống
2.1 Quan niệm chung về nhân vật
Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ,
đó không phải là sự sao chụp đầy đủ chi tiết, mọi biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện của con người qua những đặc điểm về tiểu
sử, sự nghiệp, nghề nghiệp, tính cách tất cả làm nên những nhân vật đa dạng và phong phú Ở đây trong toàn bộ tiểu thuyết của Lê Lựu ta thấy ông thật tài tình và khéo léo khi tạo ra cho tác phẩm của mình một loạt những nhân vật với những tính cách, hoàn cảnh sống khác nhau, góp phần thể hiện được cuộc sống đa màu đa sắc trong tác phẩm của ông, tạo cho độc giả một cảm giác dường như hiện thực xã hội của một thời
kì lịch sử đang hiện ra trước mắt người đọc
“Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học” (nhiều tác giả, Lý luận văn học tập 2, NXB Giáo
dục, 1987) Văn học không thể thiếu nhân vật bởi nhân vật là linh hồn của tác phẩm, đồng thời nhân vật là phương tiện để nhà văn gửi gắm tư
Trang 31tưởng của mình Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực Nhân vật chính là người làm nhiệm vụ dẫn dắt người đọc vào thế giới riêng của đời sống trong một giai đoạn nhất định
Nhân vật tiểu thuyết có thể chỉ là sự hóa thân, là hình bóng, là mộng tưởng của chính tác giả Những nhà văn viết tiểu thuyết chân chính bao giờ cũng biết kết hợp hài hòa chặt chẽ vốn sống và năng lực
hư cấu, sáng tạo của mình để tiến hành quá trình điển hình hóa nhân vật Với đặc trưng của thể loại của tiểu thuyết là dung lượng lớn, nhà văn có thể đưa một khối lượng lớn nhân vật vào trong tác phẩm của mình mà không cần phải đắn đo suy nghĩ, chỉ cần khối lượng nhân vât đó phù hợp với nội dung câu chuyện Sự hài hòa giữa khối lượng nhân vật và nội dung diễn biến là vô cùng quan trọng, nhà văn phải tư duy sắp xếp sao cho hợp lý mà không đánh mất đi sự cân bằng là cả một quá trình tư duy nghệ thuật
Như các tác phẩm có cốt truyện khác, nhân vật trong tiểu thuyết là hạt nhân của sự sáng tạo nghệ thuật, là cốt lõi để nhà văn lý giải tất cả mọi vấn đề của đời sống xã hội Vì vậy mà nhân vật trong tiểu thuyết được miêu tả ở nhiều phương diện khác nhau như ngoại hình, nội tâm, tính cách đến hành động nhân vật Trong chiều hướng vận động của cốt truyện, nhân vật được “đẩy” vào những môi trường, hoàn cảnh khác nhau, tham gia vào nhiều tình huống và từ đó phát sinh thêm nhiều tình cảm, nhiều hành động Nhờ đó mà đời sống nhân vật ngày càng phong phú, sinh động Tiểu thuyết hiện đại chủ nghĩa luôn tạo dựng những tính cách điển hình trên nền của hoàn cảnh điển hình Sự vận động theo chiều hướng đi lên của xã hội đòi hỏi mỗi chúng ta phải thích ứng cùng
nó và mỗi lĩnh vực mà đặc biệt là văn học nghệ thuật là một ngành không thể chậm hơn mà yêu cầu luôn luôn phải bắt kịp thời đại, có như
Trang 32vậy mới được độc giả nhanh chóng tiếp nhận, không những thế đôi khi
nó còn phải đi trước cả thời đại như một sự dự báo
Nhân vật trong tiểu thuyết từ sau thời kỳ đổi mới đã có những bước tiến mới, chuyển từ nhân vật sử thi sang nhân vật đời thường, trải qua những hoàn cảnh với đời sống nội tâm phong phú phức tạp đáp ứng được nhu cầu của thời đại và đặc biệt hơn là số phận của những nhân vật trong tiểu thuyết từ sau thời kì đổi mới là quá trình của sự quan sát,
hư cấu và sáng tạo nghệ thuật trên cơ sở khái quát hóa những vấn đề của hiện thực đời sống So với văn học giai đoạn trước, nhân vật trong tiểu thuyết không còn là những hình mẫu lý tưởng nữa mà giờ đây thay vào
đó là những con người rất đổi bình thường, những người lao động bước vào văn học cũng không hề kém so với những anh hùng lý tưởng của giai đoạn trước Sự đổi mới tư duy trong sáng tác văn học đã mang đến cho nền văn học một màu sắc thật tươi mới Nhà văn xây dựng nhân vật với những con người có tính cách, lối sống khác nhau Tất cả làm nên một bộ mặt xã hội mà nằm sâu trong nó là những vấn đề cần được đưa
ra và làm rõ
Lấy chất liệu từ đời sống, nhà văn đã xây dựng cho chúng ta một đội ngũ nhân vật đa dạng và phong phú, mỗi nhân vật lại mang trên mình những nhiệm vụ riêng, nhằm thể hiện mọi mặt của đời sống xã hội Trong xã hội tồn tại nhiều kiểu người với những tính cách khác nhau đó là điều đương nhiên, có người sống đầy nghĩa khí nhưng cũng
có người sống chỉ chăm lo cho lợi ích của cá nhân mình mà không hề quan tâm xem liệu cái lợi ích riêng đó có làm hại những người quanh mình hay không Dưới ngòi bút của nhà văn, những nhân vật với những tính cách, lối sống khác nhau đã được đặt vào đúng vị trí của nó Hơn hết có thể khẳng định nhân vật chính là thứ con đẻ của nhà văn, chính thế mà nhà văn phải trau chuốt cho mỗi nhân vật của mình từng li từng
tí chứ không thể đại khái qua loa được
Trang 33Nhân vật trong văn học có một vai trò vô cùng quan trọng, vì thế khi nhà văn xây dựng nhân vật cũng là một quá trình lao động nghệ thuật đầy tư duy và sáng tạo, có như vậy tác phẩm mới chuyển tải hết được phần nội dung mà nhà văn muốn hướng đến Để xây dựng được một nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình không phải đơn giản, nhà văn phải nêu lên được nét điển hình nhưng cũng phải tránh được sự lặp lại của những nhân vật đã có Trong quá trình phát triển của văn học, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì các nhân vật cũng được xây dựng khác nhau Trong văn học hiện đại, đôi khi khó phân biệt được đâu là nhân vật chính diện và đâu là nhân vật phản diện Việc miêu tả này phù hợp với quan niệm cho rằng hiện thực nói chung và con người nói riêng không phải chỉ mang một phẩm chất thẩm mĩ mà nó bao hàm nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn của chủ thể đối với sự vật nhiều chiều, phức hợp chứ không đơn điệu
2.2 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu
2.2.1 Nhân vật người đàn ông
Nhân vật chính là đứa con tinh thần của nhà văn, là sản phẩm vốn sống trực tiếp của nhà văn Là một nhà văn cả cuộc đời say mê lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi, Lê Lựu đã đóng góp cho đời những tác phẩm nghệ thuật mang đầy giá trị về cuộc sống Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông đa dạng và phong phú, bằng tài năng thiên bẩm của mình, Lê Lựu đã xây dựng lên một loạt các hình tượng nhân vật phù hợp với từng hoàn cảnh trong tác phẩm mà ông đề cập đến
Nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu khá phong phú và đa dạng, ông
đã phân tích khá sắc sảo tính cách các nhân vật Rất nhiều nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu là những người đàn ông hèn nhát, nhu nhược
Dù thông minh giỏi giang như Sài (Thời xa vắng), dù nhiệt tình hăng hái như Tâm, hiểu đời, sâu sắc như Địa (Hai nhà), hay khôn ngoan, lọc lõi như Hiếu (Chuyện làng Cuội) tất cả họ đều thiếu sự “đàng hoàng,
Trang 34dứt khoát, một sự quyết đoán đầy bản lĩnh” của một người đàn ông Họ
dễ dàng bị lừa dối bị phản bội trong tình cảm Mặc dù những con người
đó có thể là những người có địa vị, được tôn trọng trong xã hội nhưng trong vai trò của một người chủ gia đình thì họ lại chịu sự sai khiến, coi thường của vợ, bị vợ ngang nhiên “cắm sừng” Có thể thấy thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu khá ấn tượng với hai đối cực một bên là những người vợ trẻ đẹp đầy quyền uy, khát khao yêu đương mãnh liệt, một bên là những anh chồng cục mịch, cúc cung tận tụy Nếu như trong tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, những nhân vật trí thức như Tự
(Đám cưới không có giấy giá thú), Khiêm (Ngược dòng nước lũ), Luận (Mùa lá rụng trong vườn) luôn tinh tế, sâu sắc trong cảm nhận
đời sống, quan sát và phân tích cuộc sống kỹ lưỡng, thì ở nhân vật của
Lê Lựu hoàn toàn ngược lại, thường là những người đàn ông thô kệch và giản đơn trong lối sống hàng ngày, cả tin, thậm chí mù quáng trong tình cảm Bên cạnh đó Lê Lựu cũng có những trang viết về đòi hỏi được yêu chiều, khát khao được thỏa mãn về thể xác lẫn tinh thần của người đàn
bà thành phố như Châu (Thời xa vắng), như Linh Anh (Hai nhà),
những nhân vật gợi đến hình ảnh bà Bôvary trong văn học Pháp Sự đa dạng về các loại hình nhân vật đã làm nên thành công cho tác phẩm của nhà văn
Trước hết phải kể đến nhân vật người lính trong tiểu thuyết Lê Lựu, trên chiến trường họ là những người lính dũng cảm luôn dành thế chủ động, nhưng trở về với cuộc sống thường nhật họ lại hoàn toàn thất
bại Nhân vật Sài trong Thời xa vắng “nửa đời người phải yêu cái
người khác yêu, nửa đời còn lại đi yêu cái mình không có” [29] Thời
trẻ, Sài sống theo ý muốn của gia đình, đoàn thể “cố phồng mình lên để cái phần sống ở nơi tập thể đông người, chỗ ban ngày được khen ngợi trầm trồ còn ban đêm với riêng mình, nó tự giết đi những xao xuyến thèm khát một hạnh phúc thực sự”, đến khi được tự do lựa chọn hạnh
Trang 35phúc thì lại phải sống “không phải là mình, không còn là mình, cái mình
có thì thừa ra, cái không có thì phải ứng xử hàng ngày, cố mãi từng ngày vẫn thấy thiếu hụt…” Mười bốn tuổi Sài “đã phải sống hai cuộc đời thật
và giả”, đến “bốn mươi tuổi đầu không biết mình là thế nào để tự định đoạt lấy cuộc sống của mình” Ở đây nhà văn miêu tả Giang Minh Sài là một thanh niên, một người lính đứng trước nhiệm vụ được giao dù khó đến đâu anh cũng hoàn thành tốt, nhưng trong cuộc sống đời thường anh hoàn toàn không có cách giải quyết Vì cha là người còn mang nặng hủ tục phong kiến nên Sài không được tự lựa chọn hạnh phúc cho mình, càng muốn vùng vẫy thoát ra thì lại càng bị thắt chặt hơn trong những lợi ích gia đình dòng họ Cuộc sống không được quyền lựa chọn và quyết định hạnh phúc riêng của mình, đến khi được quyền tự định đoạt thì lại hoàn toàn thất bại không như mình vẫn tưởng Bi kịch của Giang Minh Sài là trường hợp khá phổ biến trong cái “Thời xa vắng” ấy, thời
mà ai cũng sợ, nhưng không biết “sợ ai, sợ cái gì”, và bi kịch của nhân vật không chỉ do nó là nạn nhân của thời đại mà còn bắt nguồn từ chính những mâu thuẫn nội tại trong bản thân nó Nói như vậy để hiểu rằng bi kịch của cuộc đời Sài, một phần do hoàn cảnh nhưng một phần cũng do chính từ bản thân anh
Lê Lựu đã xây dựng nhân vật Giang Minh Sài không chỉ ở khía cạnh là một người lính, mà ông còn đề cập đến nhiều khía cạnh khác xoay quanh nhân vật Nhìn nhận nhân vật từ hoàn cảnh xuất thân đến tính cách nhân vật, chúng ta sẽ phần nào hiểu hơn những bi kịch mà nhân vật phải đối diện, nhà văn đã khai thác triệt để từng góc cạnh của vấn đề, đặt nhân vật vào trung tâm của cốt truyện tạo nên một câu chuyện liền mạch với logic vô cùng chặt chẽ Tiểu thuyết Lê Lựu có rất nhiều loại hình nhân vật và nhân vật người lính là một trong những loại hình nhân vật tiêu biểu được nhà văn chú ý xây dựng Nhân vật Giang
Minh Sài trong Thời xa vắng của ông tồn tại mà không hề có mục đích
Trang 36cho hiện tại và định hướng cho tương lai Cả cuộc đời của Sài chưa bao giờ được sống cho chính mình mà đều lựa theo, chiều theo người khác ngay cả trong hạnh phúc gia đình Với Giang Minh Sài, bi kịch không phải là sự nghèo khổ, thiếu thốn, cũng không phải những năm tháng lăn lộn trong chiến tranh với tư cách là người chiến sĩ mà ở anh bi kịch khởi nguồn từ những ám ảnh khôn nguôi về mối tình đầu đầy hối hận và tiếc nuối với Hương, những dằn vặt về sự tan vỡ trong cuộc sống hôn nhân đầu tiên hoàn toàn do sự sắp đặt với Tuyết Và chắc chắn phải kể đến là cuộc sống vợ chồng đầy bất hạnh với Châu như lời nhân vật
chính của Thời xa vắng đã ghi trong hồ sơ ly hôn: “Những ngày sống
bên chị ta tôi bơi trong cái hạnh phúc giống như bơi trong cánh đồng nước lụt của làng tôi, nó mênh mông không biết đâu là bờ, không biết đến đâu là kiệt sức và mình sẽ chết đuối vào lúc nào” Dưới góc độ của cuộc sống hôn nhân- gia đình, vấn đề tình yêu và hạnh phúc gia đình luôn là nỗi trăn trở, day dứt khôn nguôi Và đó cũng chính là những nỗi trăn trở, băn khoăn của nhà văn trong suốt cả cuộc đời sống và lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của nhà văn Lê Lựu
Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết Lê Lựu là những con người có tri thức có học vấn, là những người gánh vác sự phát triển của
xã hội Nhưng cũng thật bi kịch vì trong cuộc sống gia đình họ trở nên
bế tắc, đây là vấn đề chính được nói đến trong tác phẩm Hai nhà của
nhà văn Lê Lựu Những người trí thức như Tâm, Hoàng Địa là những người có địa vị và được xã hội công nhận và tôn trọng, nhưng trong gia đình họ là những ông chồng hèn nhát nhu nhược trước những bà vợ đanh đá, ngoại tình một cách táo tợn Mở đầu, nhân vật Hoàng Địa hiện lên như một nhà trí thức kiểu mẫu và tỏ ra là người hiểu biết sự đời, biết nhịn nhục tất cả kể cả vợ và những đứa con biết thừa là không phải của mình Ông cũng giảng giải cho Tâm, khuyên răn Tâm nín nhịn “Là thằng đàn ông phải biết nhẫn nhục biết nuốt vào bụng mình hết sự nhơ
Trang 37nhuốc đểu giả của con vợ ma quái như con yêu tinh Thằng đàn ông cãi
cọ, quát mắng được vợ là thằng đàn ông nông nổi Chịu nhẫn nhục một cách hèn hạ, vui vẻ chấp nhận sự bỉ ổi, vô học, thậm chí cả sự phản bội của vợ mình mới là thằng đàn ông sâu sắc, am hiểu sự đời” Chính vì ông là con người như vậy mà vợ ông ngang nhiên đi ngủ với trai, tha hồ vùng vẫy theo ý thích, là người mà cả khu nhà tập thể gọi là Nhân Di đen một từ gọi chệch đi của từ đĩ đen, trước những lời đồn về vợ mình ông vẫn làm lơ nhưng không hề nghe thấy Ngược lại trước những lời nhận xét của hàng xóm vợ ông lại càng tỏ vẻ như tự hào, tích tình nhân như người ta tích cá khô cho mùa lũ Từ anh nuôi, chú nuôi đến những cậu trai trẻ miệng luôn xoen xoét gọi bà là u u con con khi bà ấy thích lên đều ngả ra cân tất Điều này Hoàng Địa là người biết rõ hơn ai hết bởi chính vợ ông là người công khai việc ngoại tình như là lời thách thức mời gọi tất cả lũ đàn ông từ già đến trẻ Thậm chí ông còn nhu nhược đến mức tự tay gài cửa cho vợ và tình nhân tiếp tục cuộc “mây mưa” khi vội quá họ không kịp gài cửa Xoay quanh Hoàng Địa, nhà văn đã cho chúng ta thấy những người trí thức đứng trước một giai đoạn
đã không tự khẳng định được con người đàn ông của mình và dẫn đến cuộc sống hôn nhân đi vào bi kịch không lối thoát
Với Tâm thì khác, sự nhu nhược ban đầu chỉ là sự phản ứng của những lúc to tiếng cãi vã với vợ Nhưng tất cả sự nín nhịn của anh là để cho khỏi ảnh hưởng đến con cái, sự nín nhịn đó của anh lại không được
vợ tôn trọng mà ngược lại còn tỏ ra xem thường và ngang nhiên ngoại tình Sự nín nhịn của Tâm tất cả là vì con vì cái nhưng cuối cùng thì sao,
cả hai đứa con mà anh hết mực thương yêu lại chẳng có đứa nào là con ruột của mình So với Hoàng Địa, anh cũng không hơn được gì, cả hai người đàn ông trí thức có học vấn được xã hội công nhận và đều có cuộc sống gia đình bất hạnh như nhau Nhà văn Lê Lựu thật tinh tế và sâu sắc khi xây dựng hình ảnh những người trí thức như Hoàng Địa và Tâm
Trang 38trong Hai nhà Hoàng Địa từng nói với Tâm “Chú cũng giống tôi, một
già một trẻ nhưng sự bất lực trước các bà ấy là bằng nhau Hai thằng nhu nhược cộng lại là bốn thằng hèn chứ không thành một người dũng cảm đâu” Chính sự nhu nhược của những anh chồng đã tiếp tay cho sự suy đồi về đạo đức của những người vợ và càng kéo nhanh hơn cái bi kịch hạnh phúc gia đình về phía mình
Những người trí thức là chủ nhân của tương lai, họ nắm trong tay vận mệnh phát triển của xã hội, đất nước, nhưng đứng trước cuộc sống
họ lại không thể nắm được vận mệnh của chính mình Hoàng Địa và Tâm là “hai nhà trí thức kiểu mẫu” nhưng cũng là nạn nhân của hai bà
vợ hư hỏng, lăng loàn Bi kịch cuộc đời Tâm là một người đàn ông bị lợi dụng lòng tốt, một kẻ bị lầm đường Anh đã lầm lẫn khi đến với hôn nhân và không ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân Ngay cả Hoàng Địa một người tiền bối luôn được anh quý trọng cũng lợi dụng lòng tốt của anh Quá trình xây dựng vun đắp cuộc sống hạnh phúc gia đình phải đến từ cả hai phía vợ và chồng, có lẽ đây chính là nội dung mà nhà văn muốn chuyển tải đến người đọc Cuộc sống hôn nhân phải được trân trọng từ cả hai phía, nó không phải là tấm lá che chắn cho những việc làm sai trái của mỗi người để cuối cùng bi kịch nối tiếp bi kịch
2.2.2 Nhân vật người phụ nữ
Nhân vật những người phụ nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu là những người phụ nữ thuộc nhiều thành phần khác nhau, họ là những người có hoàn cảnh sống, tính cách khác nhau Có người thì suốt đời sống tần tảo cho chồng cho con như bà Hiêu Đất, và một số khác thì chạy theo sự cám dỗ, phù phiếm về vật chất lẫn tình cảm như Châu, Linh Anh, bà Nhân, Hiền, Xuyến… Xưa nay nói đến người phụ nữ Việt Nam vốn không có lời văn nào tả hết, những người phụ nữ Việt Nam vốn cần mẫn chịu thương chịu khó, suốt cuộc đời chỉ biết sống cho chồng cho con
như bà Hiêu Đất trong Chuyện làng Cuội Nhưng ở những trang văn
Trang 39của Lê Lựu, ta còn thấy hình ảnh của những người phụ nữ khác với những người phụ nữ truyền thống, những người phụ nữ này là những người sống buông thả, chạy theo sự cám dỗ phù phiếm, sẵn sàng vứt bỏ
đi hạnh phúc gia đình, thứ mà bất cứ người phù nữ nào cũng mong muốn
Châu trong Thời xa vắng vốn là một người phụ nữ đẹp lại nết na
ngoan hiền, biết đối nhân xử thế với những người bên gia đình nhà chồng Châu với Sài là hai thế giới khác nhau, khi đến với Sài, Châu đã
là một cô gái từng trải, lọc lõi trong tình trường, mang trong mình vết thương của kẻ từng bị người yêu phản bội Cô gặp được Sài như một kẻ
bi rơi xuống nước vớ được “phao” nhưng cô lại không trân trọng nó mà
chỉ yêu Sài như một sự cần thiết để “trả mối thù với kẻ đã đánh cắp
cuộc đời mình” [29; 226] cô tìm thấy ở Sài tình yêu thương, sự chân
thành đẻ sưởi ấm nỗi lạnh tê tái trong lòng cô Cô đến với Sài như để
“giết chết mọi cảm xúc yêu thương” và mong muốn có một gia đình với nghĩa vụ người mẹ người vợ Châu đã sống quá ích kỷ, chỉ vì bị phản bội trong tình yêu mà đem sự uất hận đó trút lên Sài- một người đàn ông
đã yêu cô bằng cả tấm chân tình Cuộc sống hiện đại, sự du nhập của văn hóa phương tây đã góp phần làm cho những người phụ nữ Việt Nam đang dần đánh mất mình
Ngược lại với Châu, Tuyết một cô gái nông thôn chân chất mới 12 tuổi đã bị bố mẹ gả chồng đi làm dâu, cuộc đời cô đi làm dâu mà chưa bao giờ được làm một người vợ đúng nghĩa Cả cuộc đời làm dâu chỉ duy nhất một lần được làm vợ dưới sức ép của gia đình và đoàn thể, Tuyết luôn sống cam chịu lặng lẽ như một cái bóng Cuộc sống hôn
nhân trong Thời xa vắng được nhà văn đặt trong quỹ đạo xoay vòng,
người này cứ mải miết chạy theo người kia mà không biết trân trọng những gì mình đang có và cuối cùng thì tất cả đều rơi vào bi kịch không lối thoát
Trang 40Lưu Minh Hiếu một con người gian xảo mà cũng từng bị vợ cắm sừng, tất cả chỉ là thời cơ và cơ hội Xuyến một người phụ nữ cũng khá xinh đẹp gặp Hiếu trong hoàn cảnh cùng tham gia hoạt động đoàn thể,
có thể nói họ là một cặp trai tài gái sắc Nhưng công cuộc cải cách ruộng đất đã biến họ thành những con người bất chấp thủ đoạn, Xuyến vì sợ dính líu gia đình chồng mà sẵn sàng đứng ra tố điêu cha chồng, ngủ với tên đội Lăng để tìm cho mình chỗ dựa, nhưng tất cả những gì chị ta suy tính đều là sai lầm và khi nhà nước sửa sai trong công cuộc cả cách ruộng đất thì chính chị là người phải gánh chịu những hậu quả mà trước đây chị đã gây ra Con người sống ở đời vốn có nhân có quả, gieo nhân nào thì phải nhận quả đấy Cuối cùng Xuyến bị Lưu Minh Hiếu ruồng
bỏ cũng là điều tất nhiên, chị ta không thể trách ai, có trách chăng nữa cũng là “tiên trách kỷ hậu trách nhân”
Bước sang Hai nhà, ta thấy hình ảnh những người phụ nữ khá hiện
đại và cũng khá táo tợn, đó là bà Nhân và Linh Anh Họ tiêu biểu cho những gia đình trí thức kiểu mẫu, có lẽ những người ngoài cuộc ai cũng
mơ ước có được một cuộc sống như họ Nhưng bản chất sự thật ra sao chỉ có những người trong cuộc mới hiểu rõ, với thứ vũ khí có được là sắc đẹp họ đã xem đàn ông như thứ trò chơi tiêu khiển Đứng trước những ông chồng nhu nhược, họ càng trở nên táo tợn, ngang nhiên ngoại tình, sinh ra những đứa con không phải là của chồng mà không có một chút xấu hổ hay ăn năn hối hận Cả Linh Anh và bà Nhân đều là những người từng trải trong tình trường, gia đình chỉ là tấm lá che chắn khi cần thiết, có lẽ họ chưa từng yêu và trân trọng gia đình để cuối cùng thứ mà