Nhân vật người phụ nữ

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 38)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Nhân vật người phụ nữ

Nhân vật những người phụ nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu là những người phụ nữ thuộc nhiều thành phần khác nhau, họ là những người có hoàn cảnh sống, tính cách khác nhau. Có người thì suốt đời sống tần tảo cho chồng cho con như bà Hiêu Đất, và một số khác thì chạy theo sự cám dỗ, phù phiếm về vật chất lẫn tình cảm như Châu, Linh Anh, bà Nhân, Hiền, Xuyến… Xưa nay nói đến người phụ nữ Việt Nam vốn không có lời văn nào tả hết, những người phụ nữ Việt Nam vốn cần mẫn chịu thương chịu khó, suốt cuộc đời chỉ biết sống cho chồng cho con như bà Hiêu Đất trong Chuyện làng Cuội. Nhưng ở những trang văn

của Lê Lựu, ta còn thấy hình ảnh của những người phụ nữ khác với những người phụ nữ truyền thống, những người phụ nữ này là những người sống buông thả, chạy theo sự cám dỗ phù phiếm, sẵn sàng vứt bỏ đi hạnh phúc gia đình, thứ mà bất cứ người phù nữ nào cũng mong muốn.

Châu trong Thời xa vắng vốn là một người phụ nữ đẹp lại nết na ngoan hiền, biết đối nhân xử thế với những người bên gia đình nhà chồng. Châu với Sài là hai thế giới khác nhau, khi đến với Sài, Châu đã là một cô gái từng trải, lọc lõi trong tình trường, mang trong mình vết thương của kẻ từng bị người yêu phản bội. Cô gặp được Sài như một kẻ bi rơi xuống nước vớ được “phao” nhưng cô lại không trân trọng nó mà chỉ yêu Sài như một sự cần thiết để “trả mối thù với kẻ đã đánh cắp cuộc đời mình” [29; 226] cô tìm thấy ở Sài tình yêu thương, sự chân thành đẻ sưởi ấm nỗi lạnh tê tái trong lòng cô. Cô đến với Sài như để “giết chết mọi cảm xúc yêu thương” và mong muốn có một gia đình với nghĩa vụ người mẹ người vợ. Châu đã sống quá ích kỷ, chỉ vì bị phản bội trong tình yêu mà đem sự uất hận đó trút lên Sài- một người đàn ông đã yêu cô bằng cả tấm chân tình. Cuộc sống hiện đại, sự du nhập của văn hóa phương tây đã góp phần làm cho những người phụ nữ Việt Nam đang dần đánh mất mình.

Ngược lại với Châu, Tuyết một cô gái nông thôn chân chất mới 12 tuổi đã bị bố mẹ gả chồng đi làm dâu, cuộc đời cô đi làm dâu mà chưa bao giờ được làm một người vợ đúng nghĩa. Cả cuộc đời làm dâu chỉ duy nhất một lần được làm vợ dưới sức ép của gia đình và đoàn thể, Tuyết luôn sống cam chịu lặng lẽ như một cái bóng. Cuộc sống hôn nhân trong Thời xa vắng được nhà văn đặt trong quỹ đạo xoay vòng, người này cứ mải miết chạy theo người kia mà không biết trân trọng những gì mình đang có và cuối cùng thì tất cả đều rơi vào bi kịch không lối thoát.

Lưu Minh Hiếu một con người gian xảo mà cũng từng bị vợ cắm sừng, tất cả chỉ là thời cơ và cơ hội. Xuyến một người phụ nữ cũng khá xinh đẹp gặp Hiếu trong hoàn cảnh cùng tham gia hoạt động đoàn thể, có thể nói họ là một cặp trai tài gái sắc. Nhưng công cuộc cải cách ruộng đất đã biến họ thành những con người bất chấp thủ đoạn, Xuyến vì sợ dính líu gia đình chồng mà sẵn sàng đứng ra tố điêu cha chồng, ngủ với tên đội Lăng để tìm cho mình chỗ dựa, nhưng tất cả những gì chị ta suy tính đều là sai lầm và khi nhà nước sửa sai trong công cuộc cả cách ruộng đất thì chính chị là người phải gánh chịu những hậu quả mà trước đây chị đã gây ra. Con người sống ở đời vốn có nhân có quả, gieo nhân nào thì phải nhận quả đấy. Cuối cùng Xuyến bị Lưu Minh Hiếu ruồng bỏ cũng là điều tất nhiên, chị ta không thể trách ai, có trách chăng nữa cũng là “tiên trách kỷ hậu trách nhân”.

Bước sang Hai nhà, ta thấy hình ảnh những người phụ nữ khá hiện đại và cũng khá táo tợn, đó là bà Nhân và Linh Anh. Họ tiêu biểu cho những gia đình trí thức kiểu mẫu, có lẽ những người ngoài cuộc ai cũng mơ ước có được một cuộc sống như họ. Nhưng bản chất sự thật ra sao chỉ có những người trong cuộc mới hiểu rõ, với thứ vũ khí có được là sắc đẹp họ đã xem đàn ông như thứ trò chơi tiêu khiển. Đứng trước những ông chồng nhu nhược, họ càng trở nên táo tợn, ngang nhiên ngoại tình, sinh ra những đứa con không phải là của chồng mà không có một chút xấu hổ hay ăn năn hối hận. Cả Linh Anh và bà Nhân đều là những người từng trải trong tình trường, gia đình chỉ là tấm lá che chắn khi cần thiết, có lẽ họ chưa từng yêu và trân trọng gia đình để cuối cùng thứ mà họ nhận được chính là bi kịch.

Nhìn tổng thể, nhân vật người phụ nữ trong tác phẩm của Lê Lựu không phải là ít, nhà văn đã xây dựng rất thành công những người phụ nữ với những tính cách khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, tất cả làm nên một bức tranh xã hội đa màu sắc. Những người phụ nữ dù là những

người phụ nữ suốt đời sống tần tảo cho chồng cho con hay những người phụ nữ đầy sắc sảo và táo tợn thì dưới ngòi bút của nhà văn họ cũng thật tiêu biểu, đó chính là nét đổi mới trong bút pháp nghệ thuật của Lê Lựu.

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)