Nhân vật tha hóa, phản bội

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 43)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Nhân vật tha hóa, phản bội

Trong một loạt những loại hình nhân vật đã đưa ra ở trên, chúng ta không thể không nói về kiểu nhân vật tha hóa, có thể thấy điển hình là Lưu Minh Hiếu. Hai nhân vật Sài, Núi không phải là sự lưu manh tha hóa, xấu xa. Cả Sài và Núi đều rơi vào bi kịch tự đánh mất mình, ngược lại Lưu Minh Hiếu luôn là kẻ cơ hội đầy toan tính ngay cả với những người thân trong gia đình. Khi bắt gặp vợ mình với tên đội Lăng trong tình thế không thể làm gì, hắn xem như không biết, nhưng cũng từ đó hắn nuôi ý đồ trả thù vợ khi có cơ hội. Và mối tình với cô bán nước ở cây đa Phù Hoa tên Nho chính là sự bắt đầu cho sự trả thù ấy, tìm mọi cách để bỏ Xuyến, người vợ đã phản bội mình. Nhưng vì danh vọng, địa vị, hắn tốn công xây dựng không muốn bị lung lay, hắn tìm mọi cách đổ trách nhiệm lên đầu người mẹ vô tội, điều này để đủ thấy Lưu Minh Hiếu là con người lưu manh, tha hóa như thế nào. Khi đã bỏ được Xuyến, Hiếu không lấy Nho mà lại lấy Hiền – con gái của Nho. Chuyện đời Lưu Minh Hiếu được tác giả diễn tả theo đúng tính cách nhân vật, mục tiêu trả thù cuối cùng của Hiếu là cuộc tình với Linh Chi – con gái của đội Lăng. Đến đây bản chất, tính cách nhân vật đã được bóc trần là một kẻ cơ hội đầy toan tính, không từ thủ đoạn để đạt được mục đích. Nhà văn rất tinh tế khi tạo dựng một con người Lưu Minh Hiếu trong công cuộc cải cách ruộng đất ở làng Cuội, Hiếu tiêu biểu cho những cán bộ tha hóa lợi dụng chính sách của nhà nước để đục nước béo cò.

Về nhân vật người phụ nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu đã đề cập nhiều, nhưng kiểu nhân vật khá phổ biến là nhân vật phản bội, những

nhân vật này thường tập trung ở những nhân vật nữ như Châu, Linh Anh, bà Nhân, Hiền, Xuyến… họ đều là những phụ nữ xinh đẹp, nhưng cũng đều là những phụ nữ phản bội chồng để tìm đến với thứ tình yêu xa lạ mà chẳng bao giờ có kết quả tốt đẹp. Cuộc sống mưu sinh mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một số phận, những người phụ nữ này họ không giống như cô Đất, không giống Tuyết hay Hương. Họ chỉ đơn thuần vì sự ích kỷ của bản thân, vì họ qúa lọc lõi trong tình trường nên họ cho rằng mình có thể làm bất cứ cái gì mình thích, nhưng cuối cùng thì sao, không ai khác chính họ là người tự gánh chịu lấy hậu quả. Có lẽ người đáng thương nhất không phải là những cuộc tình chốc lát của họ mà là những ông chồng kia, những ông chồng được họ gán cho cái nghĩa vụ người cha mà lẽ ra họ không phải có trách nhiệm. Nhà văn đã thành công khi đặt vào môi trường xã hội thành thị những người phụ nữ khá táo tợn, biết lợi dụng thứ vũ khí mình có là sắc đẹp để trả thù đàn ông nhưng những người đàn ông bị họ trả thù lại là những người vô tội, không đáng phải chịu sự trả thù của họ. Kiểu nhân vật phản bội là một kiểu nhân vật khá phổ biến trong tiểu thuyết Lê Lựu, đặc biệt được ông chú ý xây dựng, những nhân vật này được nhà văn chú ý đến từng chi tiết góp phần khắc họa một cách rõ nét hơn về mỗi nhân vật, làm cho nhân vật thật sự nổi bật lên trong vai trò của mình, nhằm dẫn dắt tác phẩm đi đến cái đích mà nhà văn muốn hướng đến.

Với tài năng nghệ thuật của mình và bút pháp nghệ thuật có nhiều đổi mới, Lê Lựu đã xây dựng được một hệ thống nhân vật vô cùng phong phú, đa dạng, qua đó nhà văn đã gửi gắm những giá trị về cuộc sống, tư tưởng chủ đề cho tác phẩm của mình. Nhà văn đã làm công việc là tổng hợp nhiều tính cách, nhiều con người để tạo nên những nhân vật mang bóng dáng của sự điển hình. Việc cường điệu hóa những tính cách ấy đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người

đọc, cũng như làm nổi bật nội dung, tư tưởng của tác phẩm, nhờ đó mà tác phẩm của ông có chỗ đứng trên văn đàn nước nhà.

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)