1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ trẻ Việt Nam từ năm 1986 đến nay

109 3,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Một phần vì sự xuất hiện của họ trên văn đàn còn khá mới mẻ, phần nữa, một thế kỷ thi ca Việt Nam với nhiều chặng đường đã qua, các nhà nghiên cứu phê bình hầu như chú trọng đến những t

Trang 1

PHAN THỊ THANH PHONG

Thơ trẻ Việt Nam từ năm 1986 đến nay

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI, 2008

Trang 2

MỤC LỤC

Mục lục 1

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Đóng góp của luận văn 7

6 Kết cấu của luận văn 7

NỘI DUNG 8

Chương 1: Đóng góp của thơ trẻ Việt Nam qua những chặng đường 8

1.1 Khái niệm thơ trẻ 8

1.2 Thơ trẻ Việt Nam qua các thời kỳ 11

1.2.1 Thời kỳ chống Pháp 11

1.2.2 Thời kỳ chống Mỹ 13

1.2.3 Thời kỳ 1975- 1986 15

1.2.4 Thời kỳ 1986 đến nay 17

Chương 2: Nội dung thơ trẻ Việt Nam từ năm 1986 đến nay 23

2.1 Sự đổi mới xã hội dẫn đến sự đổi mới văn học 23

2.1.1 Bối cảnh văn hoá- xã hội 23

2.1.2 Bối cảnh văn học 24

2.2 Những vấn đề thơ trẻ hướng tới và thể hiện 27

2.2.1 Đề cao cái tôi cá nhân riêng biệt 27

2.2.2 Tìm kiếm và khao khát tình yêu 34

2.2.3 Khám phá con người bản năng 38

2.2.4 Cái tôi nhiễm cảm xúc bi quan 44

2.2.5 Khám phá thế giới vô thức và tâm linh 50

2.2.6 Những suy tư về nhân sinh thế sự 58

Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật thơ trẻ Việt Nam từ năm 1986 đến nay 62

3.1 Giọng điệu thơ 62

3.2 Ngôn ngữ thơ 68

3.3 Hình ảnh thơ 75

3.4 Thể loại thơ 84

3.5 Cấu trúc thơ 90

KẾT LUẬN 96

THƯ MỤC THAM KHẢO 102

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn phát triển văn học thường nhà nghiên cứu phải kết hợp vừa tiếp nhận những ý kiến phê bình vừa cần có thời gian khi sự việc đã kết thúc và lắng lại

Hoài Thanh- Hoài Chân khi viết “Thi nhân Việt Nam”, nhìn lại “Một

thời đại thi ca” đồng nghĩa với ông đang tổng kết lại một cả trào lưu của một giai đoạn sống động nhất của văn học Việt Nam cận đại – giai đoạn

đổi mới cách tân Thi nhân Việt Nam được viết khi phong trào Thơ mới vẫn

đương trong giai đoạn cách tân sôi nổi nhất, khi mà nhóm Xuân thu nhã tập đương tìm tòi sáng tạo và trước khi Tuyên ngôn Dạ đài được viết ra với những khát vọng khẳng định mình của một thế hệ thanh niên nặng lòng với văn học nước nhà Vậy mà mãi sau này không một ai phủ định được giá trị của Thi nhân Việt Nam

Cố nhiên, để có được một cuốn Thi nhân Việt Nam, có được vài chục trang tổng kết Một thời đại thi ca thì bản thân Hoài Thanh- Hoài Chân cũng

phải khẳng định đã đọc hàng ngàn bài thơ

Thời kỳ đổi mới văn học đã trải qua hai thập kỷ, với những thành tựu bước đầu và tiếp tục tìm tòi phát triển, thơ ca cũng mạnh dạn cách tân đổi mới với những thành tựu cần được ghi nhận Công lao ấy thuộc về nhiều thế hệ nhưng trước hết thuộc về lớp trẻ

Thơ trẻ trong thời kỳ văn học đổi mới là một hiện tượng lý thú chứa

trong nó những nội hàm sâu sắc để có thể hiểu được một đội ngũ sáng tác mới và cũ trong một thời kỳ cởi mở cho văn học, những tâm sự, đòi hỏi cá nhân được tôn trọng và đưa lên trang giấy, phổ biến rộng rãi và được công nhận Một thời kỳ mà sự sáng tạo được giải phóng tạo nên sự đa dạng cả về hình thức lẫn nội dung

Trang 4

Chọn lựa đề tài mang tên: Thơ trẻ Việt Nam từ năm 1986 đến nay

chúng tôi mong tìm được thêm những kiến giải mới giúp ích trong quá trình nghiên cứu văn học sau này

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Cho đến thời điểm này chưa có một tổng kết nào đầy đủ, hệ thống và

tổng quát về Thơ trẻ Việt Nam từ 1986 đến nay Một phần vì sự xuất hiện

của họ trên văn đàn còn khá mới mẻ, phần nữa, một thế kỷ thi ca Việt Nam với nhiều chặng đường đã qua, các nhà nghiên cứu phê bình hầu như chú trọng đến những thành tựu thơ của các thời kỳ vang bóng trước đó như thời

kỳ chống Pháp, chống Mỹ Vì thế thơ của thế hệ mới từ năm 1986 đến nay chưa được sự quan tâm thích đáng để có một cách nhìn hệ thống ngoài những bài viết, những đánh giá nhận xét mang tính cá nhân hoặc một số bài phê bình các tập thơ cụ thể

Năm 1993- 1994, những tranh luận quanh các hiện tượng có dấu hiệu phá cách, có hơi hướng của chủ nghĩa hiện đại trở nên hết sức ồn ào, căng

thẳng với sự ra đời của hàng loạt thi phẩm: Bóng chữ (Lê Đạt), Người đi

tìm mặt (Hoàng Hưng), Ô mai (Đặng Đình Hưng), Sự mất ngủ của lửa

(Nguyễn Quang Thiều)… Những cuộc thảo luận mà các tác giả- tác phẩm

kể trên là tiêu điểm kéo dài đến đầu năm 1995, tạm lấy mốc kết thúc là bài tổng kết của Ban lý luận và phê bình văn học trên báo Văn nghệ số 13 năm

1995

Sau đó một thời gian dài, diễn đàn thơ ca Việt Nam trở nên tĩnh lặng, ít

có những hiện tượng gây dư luận mạnh mẽ Tình hình sôi động trở lại bắt đầu từ năm 2001, khởi phát là những cuộc trao đổi xung quanh tập thơ

“Linh” của Vi Thuỳ Linh là một hiện tượng gây dư luận mạnh mẽ Từ đó, trên các báo, tạp chí, diễn đàn trực tuyến thường xuyên đăng tải các bài phê bình, tranh luận về những nhà thơ trẻ có ý hướng vượt rào, phá cách táo bạo như Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh… Trao

Trang 5

đổi về thơ và thơ trẻ trở thành chủ điểm của cuộc hội thảo “Những chuyển động trong thơ hôm nay” do Hội nhà văn Hà Nội tổ chức tháng 9- 2002 Qua khảo sát chúng tôi thấy có hai dạng bài viết chính sau đây:

- Loại viết riêng về tác giả: Hoàng Hưng: Lời bàn tập thơ Giọng nói mơ

hồ của Nguyễn Hữu Hồng Minh ( NXB Trẻ T.P Hồ Chí Minh-1999),

Nguyễn Thụy Kha, Phan Huyền Thư- Nằm nghiêng về cách tân ( Báo Sinh viên Việt Nam 28-7-2002), Phạm Xuân Nguyên: Thơ Linh ( tạp chí Sông Hương số 4-2001), Quỳnh Nhi: Nguyễn Quang Thiều nơi những con sóng

trăng vật vã ( Báo Tin tức Văn hóa số 23, 21-3-1998), Nguyễn Đăng Điệp: Nguyễn Quang Thiều: Nước, lửa, những cánh đồng và dòng sông ( Tạp chí

Nhà văn số 1-2003), Đào Duy Hiệp: Lao động và nỗi buồn trong Nằm

nghiêng của Phan Huyền Thư ( Phụ bản Thơ- Báo Văn nghệ, số 6 tháng

12-2003), Đọc lại Vi Thùy Linh ( Trần Đăng Khoa), Vi Thùy Linh, nhục

cảm sáng tạo ( Thụy Khuê), Nói chuyện với Lynh Bacardi ( Thụy Khuê),

Ly và Lô Lô ( Nguyễn Vĩnh Nguyên, Báo Sài Gòn tiếp thị), Ngày nhàn đọc

Lô Lô ( Phạm Tiến Duật), Lô Lô của Ly Hoàng Ly: Những ấn tượng ráp và sắp đặt trên hai màu đen trắng ( Nguyễn Thụy Kha)

- Loại bài khảo sát và đánh giá thơ trẻ nói chung: Nguyễn Trọng Tạo:

Ngộ nhận trong phán xét văn trẻ ( Tạp chí Tia sáng 7-2002), Thanh Thảo: Vài ý nghĩ về thơ trẻ hôm nay ( Báo Tuổi trẻ 11-3-2001), Hoàng Xuân

Tuyền: Hiện tượng thơ mới, thơ trẻ thứ thiệt ( báo Người Hà Nội, số 2001), Đỗ Minh Tuấn : Thơ hiện đại- cảm hứng và thi pháp ( Ngày Văn học lên ngôi-NXB Văn học 1996), Nguyễn Trọng Tạo: Thơ trẻ không an

8-bài với thành tựu ( Văn chương cảm và luận trang, NXB Văn hóa Thông

tin 1998), Ngoảnh lại 15 năm Nhìn lại “cái khác lạ” trong thơ Việt Nam

sau “đổi mới” ( Hoàng Hưng), Thơ thế hệ thứ 4 của Nguyễn Hữu Hồng

Minh, Thơ mới và cũ của Uông Thái Biểu, Đồng thuận và dị biệt- dư âm

Hội nghị toàn quốc những người viết văn trẻ lần thứ 7 của Nguyễn Khắc

Trang 6

Phê, Thơ và thơ trẻ ( Nguyễn Trọng Tạo), Thơ trẻ, quậy phá và bế tắc của Tuấn Phong; Thơ trẻ một năm nhìn lại (Trịnh Thanh Sơn)

Ở cả hai dạng bài viết nêu trên đều công nhân sự hiện diện và có những đóng góp của thơ trẻ nói chung Ở dạng bài viết riêng về từng tác giả chủ yếu bình giá về nội dung và nghệ thuật của từng tập thơ, bài thơ riêng, chưa

có bài nào rút ra và nâng lên khái quát một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ trẻ nói chung.Ở dạng bài viết thứ hai tập trung nói đến những cách tân về nội dung và hình thức của thơ trẻ Nguyễn Trọng tạo nói đến tính đa nghĩa trong một số cây bút trẻ Nguyễn Quang Thiều nói đến vẻ đẹp của hình ảnh thơ trẻ Vi Thùy Linh bàn về thể thơ Thanh Thảo và Hoàng Hưng nói lên những ý nghĩ của mình về thơ trẻ nói chung

Bên cạnh khẳng định những đóng góp của thơ trẻ thì một số bài viết trong hại dạng bài trên cũng đã chỉ ra những hạn chế của thơ trẻ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng các cây bút trẻ thường mê mải chạy theo cảm hứng bất chợt mà ít lưu ý đến tứ thơ, nội dung thơ Chu Thị Thơm lên án gay gắt về khuynh hướng thiên về tình dục của thơ trẻ Nguyễn Huy Thông cho rằng một số cây bút trẻ quá đi sâu vào nhục dục thô tục mà quên thuần phong

mỹ tục, khiến thơ của họ gây phản cảm, phản thẩm mỹ Nguyễn Đăng Điệp

lo ngại về sự cường điệu cảm xúc thái quá trong thơ trẻ: “Đau một cũng

bảo đau ngàn năm Nhiều người tài năng bình thường nhưng ngôn ngữ xủng xoẻng cốt để nổi tiếng”

Nhận thấy, các bài viết chủ yếu nói về thơ trẻ nói chung, tuy nhiên chưa

có bài nào viết một cách công phu, có cái nhìn tổng quát, có hệ thống và chi tiết Tiếng nói của thơ trẻ chủ yếu thông qua diễn đàn báo chí, mạng internet, chủ yếu họ trả lời phỏng vấn báo chí, những trao đổi tự bạch, hoặc đánh giá về thế hệ mình thông qua tham luận đọc tại hội nghị, hội thảo, hội nghị về văn học

Trang 7

Ở luận văn này chúng tôi nghiên cứu Thơ trẻ Việt Nam từ năm 1986 đến

nay, trong thời kỳ đổi mới, góp phần làm rõ hơn đặc trưng nội dung và nghệ

thuật của thơ trẻ trong giai đoạn này thông qua những gương mặt tiêu biểu Từ

đó thấy được hướng phát triển của thơ trẻ Việt Nam trong nền thơ đương đại

3 ĐỐI TƢỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài Thơ trẻ Việt Nam từ năm 1986 đến

nay là thơ của những tác giả có tuổi đời còn trẻ, tức là những người sinh

trong khoảng thời gian từ năm 1970 cho đến 1990 của thế kỷ 21 Trong đó tập trung một số tác giả tiêu biểu như:Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Trương Quế Chi, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Tuyết Nga, Chu Thị Thơm…và những cây bút khác cùng thế hệ Những tác giả phải có những tác phẩm mang nội dung tư tưởng nghệ thuật, bản thân họ đã và đang khẳng định vị trí của mình trong nền thơ đương đại

Lấy Thơ trẻ Việt Nam từ năm 1986 đến nay làm đối tượng nghiên cứu

để tìm ra diện mạo, đặc điểm và những cách tân nghệ thuật Qua đó chúng tôi xem xét và đối chiếu nó trong mối quan hệ nội tại, có so sánh với thơ trẻ các thời kỳ trước đó để thấy những nổi trội cũng như những hạn chế của

thơ Thơ trẻ Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Trong luận văn chúng tôi không khảo sát, nghiên cứu so sánh thơ của

các tác giả người Việt Nam ở hải ngoại

Với đối tượng trên, luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu sau đây:

Nghiên cứu Thơ trẻ Việt Nam từ năm 1986 đến nay, chúng tôi góp

phần làm sáng tỏ diện mạo và những cách tân của thơ trẻ đương đại trong

xu thế chung của nền văn học Việt Nam đang có những biến chuyển và thay đổi theo thời cuộc Từ đó chúng tôi khẳng định những đóng góp cơ bản và cả những hạn chế của họ, đồng thời xác định vị trí của họ trong nền thơ ca đương đại

Trang 8

Từ trước đến nay đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một

cách đầy đủ, có hệ thống, về thơ trẻ trong thời kỳ đổi mới Nghiên cứu Thơ

trẻ Việt Nam từ năm 1986 đến nay chúng tôi góp phần nhằm đánh giá một

giai đoạn thơ có sự phát triển đa dạng và không kém phần mới mẻ, bổ sung

về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho việc nghiên cứu một giai đoạn văn học sôi động này

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp khảo sát, thống kê phân loại

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích- tổng hợp để rút ra những đóng góp về mặt nội dung và nghệ thuật của thơ trẻ từ 1986 đến nay

- Phương pháp hệ thống

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Đây là công trình tập trung nghiên cứu về Thơ trẻ Việt Nam từ năm

1986 đến nay Luận văn bước đầu phác thảo bức tranh toàn cảnh mang tính

chất khái quát về thơ trẻ Việt nam giai đoạn 1986 đến 2008

Có thể xem luận văn là một trong những công trình bước đầu nghiên cứu một cách hệ thống thơ trẻ giai đoạn 1986 đến nay, giai đoạn đổi mới, tìm hiểu sự hình thành và phát triển, chỉ ra những đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của thơ trẻ giai đoạn này Qua đó luận văn góp phần vào việc tìm hiểu thơ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Đây là môt mảng khá quan trọng trong nền thơ ca đương đại của chúng ta

6 KẾT CÂU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương

Trang 9

Chương 1: Đóng góp của thơ trẻ Việt Nam qua những chặng đường Chương 2: Nội dung thơ trẻ Việt Nam từ 1986 đến nay

Chương 3: Nghệ thuật của thơ trẻ Việt Nam từ 1986 đến nay

Trang 10

NỘI DUNG

Chương 1 ĐÓNG GÓP CỦA THƠ TRẺ VIỆT NAM QUA NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG

1.1 KHÁI NIỆM THƠ TRẺ

Trong lịch sử phát triển thơ ca, chúng ta thấy có những nhà thơ thành đạt ở độ tuổi thiếu niên như Vương Bột (Trung Quốc); Lermontov (Nga); Beaudelaire, Rimbaud, Verlaine (Pháp)…v.v Nhưng cũng có người lại thành đạt sự nghiệp thơ ca ở tuổi trung niên như Tagore (Ấn Độ) … thời gian làm tăng độ “ngấu” của họ đối với thi ca Nhưng vẫn có thể nói thơ ca dành cho tuổi trẻ, vậy nên Bagriana – một nhà thơ Bungarie cho rằng tuổi trẻ là tuổi thơ ca

Có thể khẳng định thơ ca xuất hiện nhiều hơn vào thời trẻ, điều này được kiểm chứng khi mà hầu hết những cá thể và trào lưu thơ ca đều gắn với tuổi trẻ

Viên Mai – một nhà lý luận văn học Trung Quốc đã từng khẳng định: Thơ ca như tiếng chim oanh hót càng về già tiếng của nó càng khô đi, và không hấp dẫn nữa

Trong thơ ca Việt Nam, nếu lấy từ thế kỷ 20 trở lại đây, thấy một điều

là sự xuất hiện của phong trào Thơ mới cũng như sự xuất hiện của các nhà thơ trong thời kỳ này đều gắn liền với một từ “Trẻ” Một loạt các nhà thơ

“Tây học” trên tinh thần phủ định cái cũ, và đổi mới thơ ca dân tộc theo hướng hiện đại hóa đã xuất hiện rất ít các nhà thơ đến 30 tuổi mới khẳng định được mình Hầu hết họ tạo cho mình một giá trị, một chỗ đứng trên văn đàn từ trước 30 tuổi với các tên tuổi: Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Thâm Tâm… Thơ cách mạng thì có Tố

Trang 11

Hữu, mới 17 tuổi đã khẳng định mình với các bài thơ: Mồ côi, Hai đứa trẻ,

Từ ấy… đỉnh cao sáng tác với tập Từ ấy năm 25 tuổi Bản thân tác giả cho

rằng: Đó là một trong những tập thơ ông thích nhất

Điều này lý giải cho vấn đề đặt ra ở đây: Chính sức trẻ đã tạo nên thành công cho các nhà thơ thông qua việc: Giải phóng sức trẻ, ý thức cá nhân không còn bị gò bó, khát vọng tự do khẳng định mình, được nói lên tiếng nói yêu đương

Trong kháng chiến chống Pháp có một hiện tượng những nhà thơ của thời kỳ thơ mới không còn có những bài thơ hay, mà ngược lại một thế hệ nhà thơ quân đội khẳng định mình trong kháng chiến như Hồng Nguyên, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Vũ Cao… đã theo nhịp sống của thời đại, nói lên tiếng nói chung của xã hội đã khẳng định sức trẻ của mình trong chiến đấu kết hợp với sáng tạo thơ ca

Tiếp đến thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, lại thêm một thế hệ các nhà thơ quân đội khẳng định mình trong chiến tranh: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh…vv.v

Thơ trẻ sau những năm 1975 được nhắc đến với những tên tuổi như: Trần Quang Đạo, Ngô Tự Lập, Mai Văn Phấn, Vi Thuỳ Linh…

Ưu điểm của các nhà thơ trẻ với tình cảm hồn nhiên, tự nhiên nói lên được tiếng nói sức sống của thời đại, họ có khả năng hòa nhập nhanh với cuộc sống với thời đại mà họ đang tồn tại, cách thể hiện mới mẻ, không bị ràng buộc

Ta thấy rõ ở mỗi thời kỳ mới, thơ ca sẽ tự tạo ra một thế hệ các nhà thơ

để phụng sự cho thời đại của nó Và thời kỳ đổi mới thực sự đã tạo được một thế hệ của nó

Vậy thơ trẻ là gì?

Thơ trẻ là cách gọi mang tính tương đối mà lâu nay chúng ta vẫn

thường dùng để chỉ những sáng tác thơ của những nhà thơ có tuổi đời còn

Trang 12

trẻ Đây là cách phân loại thơ theo tiêu chí tuổi tác Vì thế, khác với thơ trẻ

là thơ của các nhà thơ lớp trước, bậc đàn anh và thơ cổ

Những nhà thơ trẻ là những tác giả có tuổi đời còn trẻ sáng tác thơ

được phổ biến và tạo được dấu ấn của mình cho độc giải và cả trong đời sống văn học Giống như cách phân loại thơ, tiêu chí để phân loại nhà thơ trẻ cũng theo tiêu chí tuổi tác Đây là cách gọi để phân định lực lượng sáng tác của từng thời kỳ văn học

Diện mạo của thơ trẻ được quyết định bởi đội ngũ sáng tác trẻ và đội ngũ sáng tác trẻ được hình thành phải chính từ những sáng tác đặc trưng của thế hệ mình

Đã có một số nhà phê bình viết về thơ trẻ và đưa ra những định nghĩa

về thơ trẻ hay nhà thơ trẻ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: “Thực ra khái

niệm thơ trẻ hay nhà thơ trẻ ở nước ta mới xuất hiện chưa đầy 40 năm, thưở ấy xuất hiện một lớp người trẻ làm thơ bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ và để phân biệt đẳng cấp các nhà thơ lão làng đã gọi lớp nhà thơ em út là “ bọn trẻ làm thơ” hoặc nhà thơ trẻ [52, 217] Nguyễn Trong

Tạo cũng đưa ra khung tuổi tác cho các nhà thơ trẻ là từ 16-35 “đấy là tuổi

thanh xuân của đời người, tuổi khơi ra nhiều sự mới mẻ để khẳng định mình, để lập thân” Còn nhà thơ Lê Đạt thì không đồng tình với việc xem

thơ trẻ là thơ của những người trẻ tuổi sáng tác Theo ông thơ trẻ là thơ tươi trẻ trong cảm xúc và ý nghĩ cũng như trong cách thể hiện Con nhà thơ Vương Trọng lại cho rằng những người ít tuổi hơn ông một chút được gọi

là trẻ: “Tôi bây giờ đã 60, nên những người ít tuổi hơn tôi một chút cũng đã

được gọi là trẻ Như vậy có rất nhiều thế hệ trẻ”

Như vậy riêng về khái niệm thơ trẻ và nhà thơ trẻ đã có rất nhiều ý kiến khác nhau, không thống nhất Mỗi ý kiến đều có những hợp lý riêng, và đúng trong những trường hợp cụ thể khác nhau

Trang 13

Thực ra cách gọi thơ trẻ và nhà thơ trẻ đã xuất hiện từ thời kỳ chống

Mỹ cứu nước Nó được hình thành từ những đợt bồi dưỡng viết văn cho các nhà văn, nhà thơ trẻ do Hội Nhà văn tổ chức Sau đó, bằng những sáng tác ghi được dấu ấn của mình đối với đời sống văn học, các nhà phê bình có những bài viết về thơ trẻ và về đội ngũ thơ trẻ chống Mỹ (134, 89-126).Từ

đó định danh thơ trẻ và những nhà thơ trẻ mới được dùng phổ biến

Những ý kiến về thơ trẻ và nhà thơ trẻ chắc chắn sẽ là một khái niệm

mở, còn nhiều tranh luận Trong luận văn này chúng tôi quan niệm nhà thơ

trẻ theo quan niệm tuổi tác và thơ trẻ là thơ được những nhà thơ trẻ viết ra

trong khoảng thời gian mà họ được coi là trẻ Trẻ ở đây là sự kết hợp giữa

cả hai yếu tố về tuổi đời và cả mức độ phát triển Chúng tôi thống nhất nhà

thơ trẻ là những nhà thơ còn ít tuổi đời, đang phát triển về thể chất và trí

tuệ và viết còn sung sức (trong khoảng độ tuổi từ 16- 40) Còn thơ trẻ là

thơ của những nhà thơ có độ tuổi trên sáng tác, và đã công bố với bạn đọc

1.2 THƠ TRẺ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

Những người sáng tác là những “người tìm kiếm”, những người “cứ đi,

cứ đi rồi sẽ gặp những điều mới lạ” trên đường đời Nhà thơ, với trái tim nhạy cảm và nồng nàn tình yêu thương, họ đã đi trên đường đời để thu vào trong mình cuộc sống bao la đầy biến động, lắng vào hồn những vui buồn nhân thế, thấm vào những vẻ đẹp nao lòng… cho “cây đàn muôn điệu” bật lên thành thơ Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn văn học đều tập hợp nhiều nhà thơ, nhà văn, mà trong đó với tư cách là cá thể sáng tạo đã góp cho văn học một sắc thái, một phong cách riêng Với sức trẻ của mình, các nhà thơ trẻ ở bất kỳ giai đoạn văn học nào cũng tìm cho mình được hương đi riêng, đóng góp cho thi đàn những tác phẩm văn học có giá trị

1.2.1 THỜI KỲ CHỐNG PHÁP

Khái quát về thơ trẻ qua các thời kỳ, chúng ta có thể thấy lực lưỡng sáng tác chủ yếu của thơ Cách mạng thời từ năm 1945- 1954 là các chiến

Trang 14

sỹ thuộc tầng lớp công nông hoặc trí thức tiến bộ, lên đường tòng quân theo tiếng gọi của Cách mạng mà “lòng phơi phới dậy tương lai” Các nhà thơ trẻ ra đời và lớn lên sau Cách mạng như: Hoàng Trung Thông, Thôi Hữu, Trần Hữu, Quang Dũng, Hồng Nguyên… Họ đã đưa lại cho phong trào thơ

sự tươi trẻ, sinh động và máu sắc Nhiều người tham gia chiến đấu trong quân đội Môi trường quân đội đã ảnh hưởng đến con đường sáng tác của

họ Tình đồng chí, đồng đội, lòng yêu quê hương, tinh thần chiến đấu, trách nhiệm công dân và lòng trung thành với Tổ quốc… là cảm hứng sáng tạo của các nhà thơ trẻ giai đoạn này

Hiện thực được phản ánh trong thơ trẻ giai đoạn này là cuộc kháng chiến chống Pháp thần thánh với những chiến thắng vẻ vang, là những cảnh

đổ nát hoang tàn của thành phố với khẩu hiệu “vườn không nhà trống”, là cuộc sống chiến đấu gian khổ của người chiến sỹ, là những hành động hung

ác của kẻ thù… Thơ mang tính quần chúng rất rõ, thể hiện tình cảm hết sức hồn nhiên, trong trẻo Ngôn ngữ thơ gần với đời sống, mộc mạc, giản dị

Có khi niềm tin chiếu thắng được diễn tả hồn nhiên qua lắng kính của cô

thiếu nữ thôn quê “thăm lúa”: “Xòe bàn tay bấm đốt/ Tính đã bốn năm

ròng/ Người ta bảo không trông/ Ai cũng bảo đừng mong/ Riêng em thì em nhớ/… Mùa sau kề mùa trước/ Em vác cuốc thăm đồng/ Lúa sây hạt nặng bông/ Thấy vui vẻ trong lòng/ Em trông ngày chiến thắng” (Thăm lúa- Hữu

Thung) Và sự chia tay được miêu tả bằng một cái nhìn dung dị, tràn trề

niềm tin: “Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni/ Dân chúng cầm tay lắc lắc/ Độc

lập nhớ rẽ viền chi với chắc” (Nhớ- Hồng Nguyên) Có lúc tinh thần hăng

say lao động được thể hiện đậm màu sắc ca dao: “Chúng ta đoàn áo vải/

Sống cuộc đời rừng núi bấy nay/ Đồng xanh ta thiếu đất cày/ Nghe rừng lắm đất lên đây với rừng/ Tháng ngày ta góp sức chung/ Vun từng luống đất cuộc từng gốc cây” (Bài ca vỡ đất- Hoàng Trung Thông)…

Trang 15

Đối tượng sáng tác và đối tượng thưởng thức thơ giai đoạn này đều nằm cùng một chiến tuyến, cùng thế giới quan và lý tưởng thẩm mỹ do ánh sáng Đảng dẫn đường Tư duy thơ là tư duy hướng ngoại, nói về người khác, và coi cái tôi cá nhân là bé nhỏ, lạc lõng và cô đơn Cái Tôi hòa trong cái Ta, nhường chỗ cho cái Ta xuất hiện rộng khắp trong thơ Tư duy thơ hướng

tới thực tại, phản ánh thực tại, “cái tôi khi đó đã trở thành một phương tiện

phản ánh chứ không còn là mục đích phản ánh” (Nguyên Bá Thành- Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại)

Hiện thực trong thơ mang đậm tính chất lý tưởng Cảm hứng yêu nước

là cảm hứng chủ đạo của thơ giai đoạn này Vì thế, những bài thơ nói lên cảm nhận riêng tư, tâm trạng băn khoăn thương xót về những hi sinh mất mát và tổn thất trong chiến tranh của nhà thơ đều bị coi là không có sức

chiến đấu (Màu tìm hoa sim của Hữu Loan là một ví dụ) Những tác phẩm

như thế, dĩ nhiên là không được lưu hành công khai mà chỉ nằm trong sổ tay của những người yêu thơ nhưng chính những bài thơ đó đã làm nên sự phong phú, đa dạng của thơ thời kỳ này Chúng mang đậm tính chất trữ tình, thẫm đẫm tính nhân văn sâu sắc

1.2.2 THỜI KỲ CHỐNG MỸ

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi vào lịch sử với niềm tự hào và vinh quang lớn lao nhất của dân tộc Thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ đã góp một tiếng nói nhỏ để nói về cuộc đời lớn.Khái niệm thơ trẻ cũng chính thức xuất hiện trong thời kỳ này Có thể nói đội ngũ những nhà thơ trẻ thời

kỳ này hết sức đông đảo Chủ yếu họ là những nhà thơ-chiến sĩ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến của dân tộc Nhiều cây bút đã khẳng định được tên tuổi mình ngay từ rất sớm Đó là những gương mặt tiêu biểu như: Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đức Mậu, Nguyến Duy, Thanh Thảo, Vũ Quần Phương, Lê Anh Xuân, Lâm Thị Mỹ

Dạ, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm…vv Hoà nhập trong không khí của thời

Trang 16

đại chống Mỹ, trong sức sống mãnh liệt của dân tộc, các nhà thơ trẻ đã cảm nhận được sâu sắc hơi thở cũng như niềm vui, nỗi buồn của nhân dân Nguyễn Khoa Điềm đã nói hộ thế hệ mình điều lo lắng chân tình:

Trong chiến tranh này có ai nói giùm ta

Những kỳ diệu như những mùa nước lớn

Các nhà thơ trẻ đã chủ động tìm đến những thử thách quyết liệt nhất của cuộc sống để tìm nguồn cảm hứng sáng tạo, tìm chất thơ của đời sống và để nâng cao tầm nhận thức, biểu hiện các vấn đề trong đời sống một cách chính xác và sâu sắc Nhạy cảm và giàu vốn sống chiến trường, đó là ưu thế của các nhà thơ trẻ so với các nhà thơ lớp trước Với tư thế của người trong cuộc, họ đã bổ sung vào bức tranh toàn cánh của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước một mảng sống lớn: mảng sống chiến trường và trong

đó là chân dung những người cầm súng chống Mỹ cứu nước Thơ của họ mang nhiều phẩm chất đẹp: vừa giàu lý tưởng vừa giàu chất hiện thực; có

bề rộng cuộc đời lẫn bề sâu của tâm trạng; có những tìm tòi sáng tạo trong nội dung và hình thức nghệ thuật Thơ của họ đã có những đóng góp đáng

kể vào sự nghiệp phát triển của thơ ca hiện đại Việt Nam

Trực tiếp ở mũi nhọn của cuộc chiến đấu, các nhà thơ trẻ đã đem được vào thơ những chất liệu thực tế mới mẻ- hiện thực nóng bỏng của cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mỹ Những trang thơ của họ đã ghi lại được những hình ảnh không thể phai mờ của một thời kỳ lịch sử đầy gian lao, thử thách Đặc biệt là hình ảnh những người cầm súng đánh giặc cứu nước- những con người mang đậm dấu ấn, tầm vóc, tư tưởng và ý chí của thời đại

Cái tôi trong thơ thời kỳ này là cái tôi hòa hợp với cái ta chung và sự đậm dần, mở rộng, phát triển mạnh mẽ của cái tôi sử thi, tính chất sử thi [85,63] Thơ trẻ thời kỳ 1955- 1975 ít sử dụng ngôi thứ nhất để thể hiện cảm

Trang 17

dụng ngôi “lưỡng tính” là “Ta” để đẩy cái tôi về cái chúng ta Nếu họ có sử dụng cái tôi làm chủ thể trữ tình thì cái Tôi đó cũng là cái Tôi đại diện, cái Tôi phát ngôn cho cái ta, cái Chúng ta trong sự nhất trí cao độ Thơ lúc này trở thành một trợ thủ đắc lực xốc dậy tinh thần toàn dân phục vụ cho cái đích cao cả là đánh thắng giặc Mỹ Tuy nhiên, do cái tôi cá nhân ít có điều kiện

để đâm chồi nên phần lớn thơ thời kỳ này nghèo nàn thiếu độ phong phú Những rung cảm cá nhân tinh tế không phát lộ

Mở ra mạnh mẽ về phía thực tại đời sống nhưng không quá xa rời bản chất trữ tình của thể loại, thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ đã sáng tạo nên dạng thức riêng biệt, độc đáo của cái tôi trữ tình- cái tôi thế hệ Bên cạnh mạch cảm xúc trữ tình, việc tăng cường chất trí tuệ, chính luận trong thơ đã tạo cho thơ trẻ thời kỳ này những năng lực biểu hiện mới, tác động đến người đọc bằng nhận thức và tình cảm tổng hợp Mỗi nhà thơ trẻ thời kỳ này với một cách nhìn, một cách khám phá, một cách đặt vấn đề riêng mang bản sắc của mình đã đem lại cho nền thơ sự đa dạng, phong phú về phong cách, giọng điệu Tiếng thơ của họ- những tiếng nói trực tiếp cất lên từ cuộc chến đấu chống Mỹ cực kỳ ác liệt đã nói được tiếng nói của bao nhiêu người ở mặt trận Những người cùng thế hệ với họ đã tìm thấy trong thơ những vui buồn, lo nghĩ đích thực của mình và cả những khát khao, nhiệt tình trăn trở

và mê say, những kỷ niệm của một thời đẹp nhất Cho đến hôm nay, những vần thơ khoẻ khoắn tươi mát ấy vẫn để lại trong tâm hồn chúng ta những ấn tượng đẹp Nhiều bài thơ hay vẫn có sức lay động con tim những bạn đọc yêu thơ Qua những trang thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ, ta hiểu rõ hơn tâm hồn

và tính cách của dân tộc Việt Nam đặc biệt là của thế hệ trẻ vừa sống vừa đánh giặc vừa làm thơ trong những tháng năm đầy đạn bom, máu lửa

1.2.3 THỜI KỲ 1975- 1986

Trang 18

Năm 1975, với mốc lịch sử 30- 4- 1975, đất nước ta hoàn toàn giải phóng, giang sơn thu về một mối, mở đầu cho một chặng đường mới của

đất nước trên tất cả mọi phương diện

Đội ngũ nhà thơ trẻ sau 1975 đi từ hai luồng chính: Một luồng là những người mặc áo lính hoặc vừa từ chiến trường trở về sau chiến tranh, những người từ lực lượng thanh niên xung phong trở về đang học ở các trường đại học hay chuyển ngành về công tác ở các cơ quan, xí nghiệp ở trung ương

và địa phương Đó là những nhà thơ: Trần Quang Qúy, Nguyễn Quang Thiều, Trần Anh Thái, Trần Quang Đạo, Nguyễn Hữu Quý, Mai Văn Phấn, Đoàn Minh Tuấn, Vũ Toàn, Nguyễn Thành Phong, Nguyễn Sỹ Đại, Phạm

Sỹ Sáu, Bùi Chí Vính, Lê Minh Quốc, Đặng Vương Hưng, Nguyễn Ngọc Phú, Hồng Thanh Quang, Ngô Tự Lập… Một luồng khác là những sinh viên trong những năm cuối chiến tranh và những năm sau hòa bình lập lại

1975 vừa tốt nghiệp các trường đại học ra công tác ở khắp mọi miền đất nước Lực lượng thanh niên xung phong và những nhà thơ trẻ trưởng thành trong lực lượng vũ trang thời bình Đó là: Dương Kiều Minh, Nguyễn Lương Ngọc, Irasara, Dương Thuấn, Văn Công Hùng, Nguyễn Văn Hùng, Tuyết Mai, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Bình Phương, Thu Nguyệt, Nguyễn Trọng Hoàn, Trương Nam Hương, Cao Xuân Sơn, Giáng Vân, Trần Kim Hoa, Đặng Thanh Hương, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Linh Khiếu… Thơ trẻ xuất hiện trên thi đàn với sự tươi mới của nguồn sống dạt dào

và ngọn lửa sáng tạo ngùn ngụt Họ một phần ảnh hưởng thơ truyền thống trước đó, một phần chịu tác động của thời cuộc Tác phẩm của họ mang hơi thở của thời đại hội nhập, nguồn thơ của họ mang nhiều tâm trạng của lớp trẻ trước ngưỡng cửa cuộc đời mới trong một thế giới mở cửa và nhiều liên kết Họ chủ yếu là những cây bút trẻ cả về tuổi đời và tuổi sáng tác nên thơ mang dấu ấn cá nhân nhiều hơn thế sự Họ có tâm hồn nhạy cảm, có những rung động tinh tế trước thiên nhiên và con người Họ được đón nhận nhiều

Trang 19

luồng văn hóa Đông- Tây nên tác phẩm mang vẻ đẹp hiện đại, cách nói hiện đại, suy nghĩ hiện đại trong một lực lưỡng xông xáo, chưa định hình nhưng đã có những thành tựu ban đầu

Ở chặng đường phát triển này, những tác giả thơ hình thành ở thời kỳ đầu đã vào độ chín Một số nhà thơ vẫn chung thủy với lối viết truyền thống Bên cạnh đó nhiều người không bằng lòng với lối viết cũ đã mạnh dạn bứt phá bằng thi pháp mới: mở rộng biên độ thơ, thay đổi cấu trúc thơ làm thơ không vần, thơ triết luận…

1.2.4 THỜI KỲ 1986 ĐẾN NAY

Năm 1986 thường được gắn với mốc khởi đầu của thời kỳ đổi mới Những bước chuyển quan trọng đã diễn ra trong đời sống kinh tế Những bước chuyển quan trọng đã diễn ra trong đời sống kinh tế, chịnh trị, xã hội

và văn học thời kỳ này Sau ba mươi năm chiến tranh và mười năm hậu chiến, cuộc sống hòa bình và cơ chế thị trường đưa con người Việt Nam trở

về với quỹ đạo bình thường của cuộc mưu sinh Xu hướng dân chủ hóa, ý thức cá nhân, những lựa chọn của con người trong thời cơ chế thị trường…

đã tác động sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần của con người Giai đoạn trước người ta nói đến tính chất sử thi, tính chất đồng ca trong thơ Nay thơ đã thiên về diễn tả cảm xúc, tâm trạng con người cá nhân cá thể Thậm chí có tác giả đi sang thái cực khác: tuyệt đối hóa con người cá nhân,

tô đậm thái quá phần vô thức và bản năng… Điều này dẫn tới sự xuất hiện nhiều ý kiến, nhiều thái độ khi đánh giá về thơ giai đoạn này Người lạc quan coi những tác phẩm thơ của chúng ta đã đến đỉnh cách tân, sáng tạo; Người bi quan lớn tiếng phê phán về một nền thơ đang suy thoái, vàng thau lẫn lộn, nhố nhăng… Theo sự quan sát của chúng tôi, đề cao quá mức hay chỉ trích, phủ định đều là những cái nhìn phiến diện

Giai đoạn này quy tụ một lực lượng thơ trẻ đông đảo Những cây bút sinh ra trong thời bình, vừa rời khỏi ghế nhà trường Điều kiện tiếp xúc với

Trang 20

thế giới bên ngoài cũng rộng mở hơn Sự háo hức đi tìm cái mới và thể hiện cái mới của đội ngũ này ồn ào và khá quyết liệt Dường như bút lực và cảm xúc trong họ đang được dồn nén để bứt phá, để dãi bày, để trang trải những cảm xúc của lòng mình Họ ưa lối nói mạnh bạo, hướng đến những đề tài

“nóng” về tình yêu, họ rung lên những âm thanh nhục cảm, họ khát khao

với thi ca như một sự cuồn tín: “Tôi ứa máu những câu thơ siêu việt/ Rách

cằm ngã đến đơn độc/ Nở tận cùng đến chết” (Vi Thùy Linh)

Nhiều gương mặt mới đã được bạn đọc quan tâm: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Trương Quế Chi, Lê Thị Mỹ Ý, Dạ Thảo Phương, Trần Lê Sơn Ý, Khương Hà, Nguyệt Phạm, Thanh Xuân, Linh Barcadi, Phương Lan, Nguyễn Thúy Hằng, Bình Nguyên Trang, Phạm Vân Anh, Nguyễn Thanh Vân, Chu Thị Minh Huệ, Ngô Thị Hạnh, Lê Ngân Hằng, Trang Thanh, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cầm Hải… Họ với cá tính sáng tạo và năng lực cá nhân đều cố gắng đi tìm những cách thức phong phú để thể hiện giọng điệu mới, phục vụ cho việc tái hiện chân thành hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng Từ chối những “đường viền kẻ sẵn cho thơ” (Chữ của Nguyễn Hữu Hồng Minh) Với tinh thần nhận thức lại truyền thống “gây hấn” với truyền thống, đưa cái hiện đại của đời sống

hiện đại vào thơ, họ tạo ra những tứ thơ, những câu thơ lạ Ví dụ: “…Ngoài

đường cái quan/ Xe rác chạy rầm rập/ Đống lửa bao ni lon đựng rác/ Đôi tình nhân khét lẹt/ Chàng thương binh ngực đầy huân chương/ Vẫn hô một hai hành quân không chịu nghỉ/ Nàng thất tình/ Hoa mướp bồng áo bông/

Ru hời” Thoại Khanh- Châu Tuấn/ Đun nấu sụt sùi đứt ruột ống bơ…”

(Rỗng ngực- Phan Huyền Thư)

Cách tổ chức hệ thống hình ảnh, cấu trúc câu thơ, nhịp thơ và cảm xúc cho thấy việc khước từ những kinh nghiệm, quan niệm thẩm mỹ truyền thống, đưa những chất liệu mới vào thơ… đang là bè chính trong thơ hiện này Bên cạnh đó, thơ cũng tiếp thu mạnh mẽ ảnh hưởng của các loại hình

Trang 21

trình diễn… Họ quyết tâm khai phá những hướng đi mới, dù biết chắc nhiều chông gai

Từ cổ chí kim, ta gặp không ít quan niệm thơ là gì, đâu là sứ mệnh của nhà thơ Mỗi nhà thơ đều đưa ra những tuyên ngôn nghệ thuật riêng dù tất cả đều hướng đến cái đích cuối cùng là viết nên những tác phẩm hay, cống hiến cho bạn đọc

Biết sáng tác thơ “không phải là nghề mà là nghiệp” (Đoàn Thị Lam Luyến), song các nhà thơ trẻ vẫn theo đuổi con đường đã chọn, thậm chí

với một niềm tin mạnh mẽ và táo bạo: “Làm người đàn bà hay làm thơ tôi

đều muốn làm mới và lạ” Đó là lời tuyên bố của “người thiếu phụ tuổi 20”

Vi Thùy Linh “Tôi làm thơ để giải tỏa những mong đợi” (Vi Thùy Linh,

Nhà thơ và những mong đợi) Inrasara trong Bất ngờ nhiều cái tối nay cho

rằng: “Tôi làm thơ để cãi nhau với cái bóng của mình” “Câu thơ ngồi dỗ

vết bầm trái tim” (Trương Nam Hương) “Có bài thơ mang thai thế kỷ Có câu thơ thức dậy kiếp người” (Dương Kiều Minh) Phan Huyền Thư chống

lại sự màu mè và giả dối của “những bài thơ ảnh viện”, kiên quyết “không đổi giọng thành kẻ khác”…

Quan niệm về thơ của các nhà thơ trẻ đầy mạnh mẽ, đầy quyết đoán trong việc đi tìm cái mới, đi tìm một nguồn thơ dạt dào chảy về từ sự nổi loạn trong tâm hồn đòi hỏi được giải phóng, được dấn thân, được nói, được tung hoành cùng với lối viết bạo dạn, tự do phóng khoáng Vẫn là Vi Thùy

Linh, nhà thơ trẻ quan niệm: “Tôi luôn muốn tạo sự độc đáo riêng biệt

trong lối tư duy, diễn đạt và hình ảnh Tôi muốn làm những điều chưa ai làm, hoặc không ai làm được, khó “nhái” được, dù cho vì sự tiên phong mạnh mẽ, tôi đã chịu nhiều thiệt thòi, cô lập, thậm chí là sự tấn công của những người bảo thủ, tư duy cũ Chính những đòi hỏi ấy ở bản thân khiến tôi trở nên vất vả khi sáng tạo, vì tôi luôn buộc mình không được lặp lại tôi, không giống người khác trong nghệ thuật, để tạo được dấu ấn riêng, là điều không dễ có, không dễ làm được Sống tận lực bằng tình yêu cuộc

Trang 22

sống, cá tính đời thực và cá tính nghệ thuật của tôi là một Tôi dám sống, dám dấn thân, dám đi đến cùng Không mưu toan vụ lợi gì, vào thơ, tôi yêu thơ bằng tình yêu say đắm, tận trung của một người si tình, chung tình, không tiếc gì cho tình yêu ấy”

Chị từng trăn trở:

Em hằng thức trong những câu thơ buồn

Em hằng đau trong những đêm không ngủ

Em tỏa nhiệt vào thơ bất kể mùa nóng lạnh

Thơ là em hay em là thơ?

Như tiền định

Như tiên cảm…

(Những câu thơ mang vị mặn- Vi Thùy Linh)

Vi Thùy Linh nổi lên với ba tập thơ: Khát, Linh và Đồng tử và được

đánh giá là một tác giả thơ thế hệ mới có nhiều cống hiến cho thơ đương đại Chị luôn khao khát biểu hiện cái tôi trước cuộc đời, cái tôi bản thể

mang tính khác biệt “Với tôi, cuộc đi đẹp nhất trong sáng tạo là độc mã

Tôi phục những con người dám tách khỏi bầy, dù nó sẽ gặp nhiều hiểm nguy” cho dù “tự tìm kiếm và khai phá con đường khác, sống khác với xu thế, với đám đông phong trào, để riêng biệt là mình với những lựa chọn của mình, đồng nghĩa với mất dần các mối quan hệ sau mỗi lần gặp họa,

sự biến và nhân lên sự cô đơn” Thơ trẻ đương đại dám là mình, chấp nhận

mọi thách thức để dám là mình trong sáng tạo “Cần lội ngược dòng”,

phương châm của nhà văn Pháp Albert Camus, tôi sống theo phương châm

ấy và chấp nhận trả giá Kẻ tìm ra điều đúng sớm trước có thể bị tiêu diệt nhưng chân lý thì không” Vi Thùy Linh còn tham vọng: “Tôi không muốn những bài thơ bình thường vì nó không bao giờ tạo ra sự đột biến, cuộc cách mạng” Chị chấp nhận sự cô độc của mình trên con đường sáng tạo

Trên trang giấy những nhà thơ trẻ được thể hiện những phá cách của mình về quan điểm nghệ thuật, họ tự trang bị và bồi đắp cho đời sống thi ca

Trang 23

những suy nghĩ, những ý tưởng, những sắp đặt, trình diễn… nhằm mục đích duy nhất, tạo cho thơ tránh khỏi lối mòn, tránh khỏi khuôn khổ chật hẹp xưa nay Ngày nay, đến với thơ là đến với hội hoạ, âm nhạc, là đến với những ý tưởng được nung nấu của tác giả bên cạnh những con chữ hiển hiện ẩn sau những câu thơ của nhà thơ là một nội lực, là sự nhập cuộc tinh thần thi ca lâu dài và phá cách ở đó, bản thể là cá nhân sáng tạo duy nhất được phép tung hoành trên trang giấy những cung bậc, sắc thái trẻ trung, khát khao chiếm lĩnh và lan toả đến độc giả không khí của đời sống của tiếp nhận

Có một thực tế là phần đông các nhà thơ trẻ khi đi theo mạch cảm xúc, họ thường không khuôn thơ mình theo các thể thơ truyền thông, chủ yếu họ làm thơ tự do, nhưng luôn chú ý giữ nhịp điệu và có những chi tiết đắt gây ấn tượng cho người đọc Vì thế mà thơ họ thường khó nhớ, khó thuộc Người đọc chỉ có thể nhớ đến tứ thơ, hoặc những hình ảnh gợi lên nhiều ý nghĩa Họ luôn chủ động tạo ra không gian sống cho tác phẩm của

mình Phan Huyền Thư quan niềm về thơ như sau: “Nếu như khoảng 10

năm trước đây, nhắc đến nhà thơ là nhắc đến một khái niệm đi mây về gió, nghèo kiết xác và hay mơ mộng hão huyền thì giờ đây chúng tôi nổi loạn, cứng đầu và lập dị… Nhà thơ bây giờ đồng nghĩa với cá tính và khác lạ”

Nhà thơ Ly Hoàng Ly thì cho rằng: “Với tôi, làm nghệ thuật là công việc

đương dài, càng làm càng mê, càng làm càng thấy đuối sức Như người bắt đầu từ con đường mòn và đi mãi, đi mãi, thấy mình lạc vào mê lộ Rồi sau những lúc đuối, mệt, kiệt lực lại là những phút giây sung sướng khi phát hiện ra một điều mới, dù là nhỏ nhoi Tôi làm nghệ thuật là để khám phá thế giới quanh mình và khám phá chính mình Tôi dùng mọi phương tiện nghệ thuật phương pháp thể hiện, những kỹ thuật mà mình học được, tìm được để có thể thể hiện ý tưởng của mình trong tác phẩm Nhưng tôi thấy cái quan trong nhất của mọi người sáng tác trong mọi thời đại, là sự đắm đuối thực sự với nghề, và trung thực với cảm xúc, tư tưởng của mình” Và

Trang 24

một Trương Quế Chi- cây bút đang có nhiều nội lực trong thi ca trẻ thế hệ

8X hiện nay, quan niệm: “Viết với tôi, như một cách để sống chung dung

hòa với những cảm xúc đơn độc, buồn bã” Tuy nhiên, mới đây Trương

Quế Chi lại có những ý nghĩ mới:

Sống

Vì ngôn ngữ của chính mình

Sống

Vì không còn muốn độc thoại

Sống vì đã thấy những ngôn ngữ thanh âm gần gũi

Những ngôn ngữ tạo nên thế giới

(Đồng giao Chi mười tám- Trương Quế Chi)

Ở những cây bút cách tân này, quan niệm sáng tác luôn hướng tới cái tôi bản thể Dám sống thật với chính mình, trung thành với thực tại, đương đầu với những thử nghiệm mới Qua cách nhìn của tác giả trẻ, cách họ quan niệm về thơ, ta có thể thấy một dòng thơ mang hơi thở nóng bỏng của ngôn

từ, mạnh mẽ trong cách thể hiện Họ hay nói về sex, về nhục cảm trong thơ, rát rao trong nhục cảm Thơ họ mang hơi hướng của chủ nghĩa hiện sinh và những mảng màu trừu tượng của nghệ thuật sắp đặt Họ dám thể nghiệm ở mọi phương diện đời sống,

Sự phát triển của đội ngũ Thơ trẻ Việt Nam từ 1986 đến nay và những

thành tựu họ đạt được là một điều hết sức đáng mừng, nó cho phép chúng

ta hy vọng họ sẽ làm được điều gì đó cho thơ trong thời kỳ khó khăn hiện nay khi tác giả của thơ ngày càng ít

Trang 25

Chương 2 NỘI DUNG THƠ TRẺ VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

2.1 SỰ ĐỔI MỚI XÃ HỘI DẪN ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI VĂN HỌC

2.1.1 BỐI CẢNH VĂN HOÁ- XÃ HỘI

Năm 1986, với sự kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, đất nước đã có những chuyển biến quan trọng trên nhiều phương diện Nền kinh tế chuyển

từ bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh kéo theo đà tăng tốc của quá trình đô thị hóa Tinh thần dân chủ được coi trọng, tạo một luồng sinh khí mới ở nhiều lĩnh vực đời sống Việc chủ động mở cửa hội nhập với thế giới tạo điều kiện hội các hoạt động giao lưu, tiếp xúc văn hóa phát triển

Cùng với sự đổi mới nền kinh tế, chính trị là sự đổi mới văn hóa, văn nghệ Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam

nhan đề: Đổi mới và nâng cao sự lãnh đạo và quản lý văn hóa văn nghệ lên

một bước phát triển cao hơn, có đoạn viết: “Tự do sáng tạo là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa văn nghệ và để phát triển tài năng… Tác phẩm văn nghệ không phạm pháp luật… đều được quyền lưu hành và đặt dưới sự đánh giá, phán xét của công luận và sự phê bình”

Thời kỳ đổi mới đã tạo môi trường cho phép con người được giải phóng cái tôi cá nhân của mình Trong 30 năm chiến tranh, dưới áp lực của hoàn cảnh lịch sử, cái tôi ấy nhiều khi phải nén lại và có khi hòa tan trong cộng đồng, trong ý thức nghĩa vụ Bối cảnh xã hội thời kỳ đổi mới tạo điều kiện để cái tôi cá nhân nhận thức lại đúng với ý nghĩa, giá trị của nó Con người được quan tâm một cách toàn diện hơn, những nhu cầu thế sự, đời tư cũng như những phương diện thuộc về đời sống tâm linh, vô thức được chú

ý nhiều hơn Khi mà những chuẩn mực, chân lý chỉ còn là tương đối, khi

Trang 26

mọi giá trị trong đời sống biên thiên một cách khốc liệt như bây giờ, con người rất cần tạo lập cho mình một bản lĩnh cá nhân để có thể đứng vững Nói đến đặc điểm của văn học thời kỳ đổi mới, không thể không chú ý đến

sự phục sinh của cái tôi cá nhân

Tuy nhiên nền kinh tế thị trường với tất cả những phức tạp cũng tác động sâu sắc đến tâm thức con người thời kỳ này Những thước đo giá trị

cũ, những chuẩn mực cũ giờ đây khi cọ xát với đời sống xô bồ của thời hiện đại đã mất đi tính tuyệt đối của nó Con người phải đối mặt với nhiều nghịch lý, phi lý Hơn nữa, những biến động trên thế giới ít nhiều in dấu ấn trong ý thức con người Việt Nam Cái nhìn hoài nghi, cảm giác lo âu, bất

an trước đời sống hiện đại là hiện tượng tâm lý có thật trong đời sống xã hội hiện này

Những đổi thay trên phương diện đời sống xã hội, đến lượt mình lại

có những tác động đến thơ ca, là nhân tố quan trọng làm những hình thức nghệ thuật cũ rạn nứt, lột xác Thế hệ thơ trẻ sinh ra và lớn lên trong hòa bình và kinh tế đất nước phát triển, đã nhạy bén thay đổi một cách căn bản

về tư duy nghệ thuật ở các bình diện nhận thức, quan niệm cho đến cách lý giải nghệ thuật phù hợp với thời đại trên những nền tảng sẵn có của truyền thống Họ có nhiều thể nghiệm mới Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung các nhà thơ trẻ tỏ ra sắc sảo và nhạy cảm trong việc lật ra mặt trái của cái được gọi là văn mình hiện đại, phát hiện những khía cạnh còn bất

ổn, nghịch lý của đời sống Hơn nữa, họ còn dám sống, dám đương đầu với thử thách, dám là chính mình trong cuộc tìm kiếm những giá trị nghệ thuật Quan niệm về nghệ thuật cũng thoáng hơn, cởi mở hơn Thậm chí, đôi khi

họ khoác lên mình tấm áo thi ca như một thứ trang sức sang trọng để giải trí, để giải thoát mình khỏi sự bề bộn của cuộc sống, của nỗi cô đơn và sự bận rộn vô cùng của đời sống đương đại

2.1.2 BỐI CẢNH VĂN HỌC

Trang 27

Văn học thời kỳ này đã thâm nhập sâu hơn vào các khía cạnh bộn bề, phức tạp của đời sống và thế giới tinh thần của con người, đặc biệt là những vấn đề về con người cá nhân Nó kích thích văn học phát triển nhiều thể nghiệm tìm tòi đa dạng, phong phú về nội dung và phương pháp thể hiện Văn học đổi mới, vì thế có xu hướng đa thanh hóa, hội tụ trong mình nhiều dòng mạch Cốt lõi sâu xa của những chuyển động ấy là những đổi thay từ ý thức con người, trong cách nhìn nhận những vấn đề của đời sống

Thơ ca thời kỳ đổi mới là sự hợp lưu của nhiều dòng chảy khác nhau Hầu hết các công trình nghiên cứu về thơ giai đoạn này đều cố gắng nhận diện, phân loại những xu hướng đáng chú ý của nó Các tác giả thường căn cứ vào cách ứng xử đối với những chuẩn mực truyền thống hoặc xuất phát từ nội dung- thể tài Theo nhà nghiên cứu Mai Hương, Phạm Quốc Ca, ba khuynh hướng tương đối nổi bật của thơ giai đoạn này là: Xu hướng hiện đại chủ nghĩa, xu hướng tự do hoá hình thức và xu hướng đổi mới trên truyền thống thơ dân tộc Theo Nguyễn Đăng Điệp, có thể kể đến các xu hướng: Tiếp nối mạnh sử thi; Trở về với cái tôi cá nhân, hướng về cõi tâm linh, hiện đại chủ nghĩa Theo Lê Lưu Oanh trong Chuyên luận:

“Thơ trữ tình 1975-1990” dựa vào đặc điểm loại hình của cái tôi trữ tình

phân chia thơ giai đoạn này thành ba xu hướng chính: xu hướng sử thi, xu hướng thế sự và đời tư, xu hướng hiện đại chủ nghĩa… Mỗi cách phân chia đều có lý của nhà nghiên cứu, hoặc căn cứ vào cách ứng xử đối với những chuẩn mực truyền thống hoặc xuất phát từ nội dung- đề tài Trong đó, xu hướng hiện đại chủ nghĩa được đa số các nhà nghiên cứu nhất trí dùng để gọi những thể nghiệm cách tân thơ quyết liệt, táo bạo được biểu hiện một cách cực đoan nhằm rũ bỏ ảnh hưởng của thi pháp truyền thống

Đặc biệt, sự xuất hiện của thế hệ thơ trẻ giai đoạn 1986 đến nay với thế mạnh là tạo được không khí dân chủ trên thi đàn, mạnh dạn bộc lộ giọng điệu và cá tính Họ cuốn hút người đọc bằng sự tươi mới, táo bạo và trẻ trung Một số người tạo được ấn tượng riêng như Mai Văn Phấn, Phan

Trang 28

Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Trương Quế Chi, Dạ Thảo Phương, Ly Hoàng

Ly, Khương Hà, Vũ Thị Huyền, Trần Lê Sơn Ý, Thanh Xuân, Bình Nguyễn Trang, Lê Ngân Hà… Nhìn chung, các nhà thơ trẻ nỗ lực phát huy cao độ bản sắc cá nhân, trút bỏ những ràng buộc đối với cái tôi, đối với cách nhìn nhận của nhà thơ về cuộc sống và con người

Nếu như thế hệ trước, làm thơ là để thể hiện lòng mình trước thời cuộc, đặt mình trong thời cuộc thì thơ trẻ bây giờ nghĩ về mình trước bộn

bề cuộc sống Họ đang dần được khẳng định trên thi đàn, họ xuất hiện ồ ạt như một tiếng nói mới mẻ Thơ của họ là tiếng lòng đầy đam mê và dám sống hết mình với thi ca, với tình yêu Họ cô đơn trước sự quẩn quanh của đời sống, sự hỗn mang của thời cuộc, có lúc thơ họ là tiếng nói tuyệt vọng, đôi lúc lại là những âm vang của câu chữ với những nét dịu êm, thuần khiết, đôi lúc lại là lửa bỏng cháy và khát khao của ngôn từ nổi loạn Nhiều

gương mặt mới đã được bạn đọc quan tâm Nhưng tác giả này “dù ít hay

nhiều họ đã tự tạo cho mình những lối đi riêng Tinh tế hay bộc trực Nhẹ nhàng hay mạnh mẽ Gai góc, dữ dội hoặc dịu êm Thách thức hoặc khiêm nhường Thách thức hoặc làm xiếc câu chữ Tất cả đã tạo cho thơ một dòng chảy liên tục không ngắt quãng” [68, 34] Việc tổ chức nhiều trại

sáng tác, các kỳ đại hội Viết văn trẻ để tập hợp đội ngũ Bên cạnh đó các cuộc thi thơ trên các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng nhiều, phát hiện được nhiều tài năng Ngoài báo in, thì báo mạng và blog cá nhân

đã là một diễn đàn khá cởi mở để thơ trẻ có dịp phát huy Ngoài ra, sự cởi

mở của các Nhà xuất bản, họ góp phần không nhỏ khẳng định tên tuổi của các nhà thơ trẻ với việc in ấn các sản phẩm mới, trong số đó, nhiều tập thơ của các tác giả thơ trẻ đã ghi dấu ấn trong lòng độc giả cũng như sớm khẳng định tên tuổi của mình trên thi đàn

Có thể nói, thơ trẻ đã và đang tạo đà cho mình những bước tiến mới trong dòng chảy chung của văn học đương đại, dù muốn hay không đội ngũ

Trang 29

thơ trẻ đang ngày càng phát triển, như một điều tất yếu của nhu cầu tự thân, cho dù họ chưa có một lực lượng đông đảo

2.2.1 ĐỀ CAO CÁI TÔI CÁ NHÂN RIÊNG BIỆT

Cái Tôi trữ tình trong thơ là sự cá thể hóa cảm nghĩ Hegel từng nói

“Cái làm thành nội dung của thơ trữ tình không phải là diễn biến của một

hành động khách quan mở rộng đến mức độ của thế giới, trong tất cả sự phong phú và các liên hệ qua lại của nó Nội dung của thơ trữ tình là cái chủ thể cá nhân, do đó, là những hoàn cảnh, những sự vật đặc biệt, cũng như cách tâm hồn nhận thức được mình ở trong cái nội dung ấy với các nhận thức chủ quan của y, những niềm vui, với những sự thán phục, những nỗi đau khổ và những cảm xúc của nó” [23, 993-994] Về bản chất, mọi nhân vật trữ tình

trong thơ chỉ là những biểu hiện đa dạng của chủ thể trữ tình Trong thơ trữ tình luôn diễn ra sự phân thân và hóa thân của nhà thơ vào các đối tượng Nói

về mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình và cái tôi trữ tình, A Puskin cho rằng:

“Bairon trước sau chỉ sáng tạo có một cá tính… nó là những nét khác nhau

của bản thân Bairon mà ông đem san sẻ cho các nhân vật của mình” [Theo

Nguyễn Bá Thành, 63]

Ở mỗi giai đoạn thơ, nhân vật trữ tình có nội dung và sắc thái khác nhau Trong thơ cổ, do đặc trưng sùng cổ và phi ngã, cái tôi trữ tình ẩn khuất theo lối nhân xưng là chủ yếu Thơ Mới là sự khẳng định cái tôi trữ

tình dưới dạng trực tiếp Như Hoài Thanh- Hoài Chân nhận xét: “Ngày nó

mới xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thật bỡ ngỡ Nó như lạc loài nơi đất khách Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như một giót nước trong biển cả”

[14, 45] Các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới đã dựng nên trong thơ một

cái Tôi sừng sững Nó là cái Tôi cá nhân, “lấy cái tôi cá nhân làm nguyên

Trang 30

tắc cắt nghĩa thế giới” Đến thơ cách mạng, cái tôi trữ tình khi thì tự biểu

hiện, khi đóng vai trò là người chứng kiến và tái hiện hiện thực

Thế hệ thơ trẻ khuynh hướng đề cao cái Tôi cá nhân hiện lên rõ nét Đặc biệt điểm nổi bật của thơ trẻ sau 1986 chính là khẳng định con người

cá nhân Hoài nghi cũng là một cách để bứt ra khỏi tập thể, đoạn tuyệt với một thời “mê hát đồng ca chân thành và say đắm” Chính sự tự ý thức về mình một cách tuyệt đối, nên cái Tôi trong thơ trẻ có một tiếng nói riêng

Họ khẳng định vị thế của mình trong xã hội Họ được thả sức vẫy vùng trong một khu vườn ngôn ngữ bao la với những ý tưởng bung phá, nên cái tôi được dịp bộc lộ một cách trọn vẹn Như một điều hiển nhiên, những cây bút thơ trẻ cùng trang lứa quyết tâm đi đến tận cùng là mình, tận cùng với thơ Vi Thùy Linh tuyên bố:

Người ta khuyên tôi đừng suy nghĩ nhiều

Hình như Hồ Xuân Hương nghi ngại

Nếu sống ở thế kỷ này, không biết tôi có như trước không

(Nửa đêm trò chuyện với Hồ Xuân Hương- Vi Thùy Linh)

Vi Thùy Linh coi sự già đi trước tuổi của trí tuệ là một vẻ đẹp hiện đại, vì vậy mà cô khẳng định một thực tế về sự vượt qua số phận của con

người: “Người ta an ủi nhau bằng cách quy về cho “số phận”/ Em không

tin sự định đoạt của số phận/ Hạnh phúc không an bài bằng dấu của định mệnh/ Con người làm nên tất cả”

Hoàng Ly Ly thì khẳng định mình qua sự chiêm nghiệm của đêm Đêm là thời khắc lắng lại những dư ba, đêm là khởi điểm của sáng tạo Chính vì thế, các nhà thờ trẻ đã trải lòng mình với đêm của kiếp phù du nhỏ

nhoi tĩnh lặng trước vũ trụ bao la: “Cắt đêm ra từng mảnh nhỏ/ Rồi khâu

đêm lại bằng tóc/ Tóc thưa dần thưa dần/ Những đường rãnh trắng hếu đưa ta đi hết đêm này đến đêm khác/ Cho đến khi đầu trọc/ Cắt ta ra từng mảnh nhỏ/ Rồi khâu ta bằng hết đêm này đến đêm khác/ Cho đến khi trắng hết đêm” (Cắt- Hoàng Ly Ly)

Trang 31

Các nhà thơ trẻ nỗ lực khám phá sự phong phú của “cái tôi ẩn giấu”,

dám phơi bày những bi kịch nhân sinh, hoài nghi những giá trị vốn đã quá

ổn định để tìm những giá trị mới Ý thức cá nhân trong thơ trẻ không chỉ đơn giản chỉ là khẳng định cái tôi cá nhân của mình một cách triệt để mà còn hết sức đa dạng và nhiều chiều

Đối với các nhà thơ trẻ, đặc biệt là nhà thơ nữ, hơn bất cứ điều gì, họ

ý thức về cái Tôi ngay ở tên gọi của mình Xưa, nữ sỹ Hồ Xuân Hương đã

ý thức về cái tên của mình như một chủ thể tồn tại sở hữu đầy thách thức:

“Này của Xuân Hương mới quệt rồi” (Mời trầu) Nay, thơ trẻ cũng hoàn

toàn tự ý thức về bản ngã, tự khẳng định bản ngã ngay từ cái tên gọi chính

mình: “Khi bị gọi nhầm tên/ Tôi không nói gì/ Khi ai đó nói rằng, tôi giống

như người họ đã gặp/ Tôi bỏ đi… / Tôi là tôi/ Một bản thể đầy mâu thuẫn/ Tôi đã nhìn mình trong gương cả khi khóc khi cười/ Bất cứ lúc nào, trên sân khấu cuộc đời/ Tôi vẫn là diễn viên tồi/ Bởi tôi không thể nhập thân để nhập vai người khác” (Tôi- Vi Thùy Linh) Vi Thùy Linh còn từng ví tên

mình như một loài hoa và hát vang bài ca trong cái đẹp nhục cảm “Anh”:

“Sự sống/ Chúng ta đã làm tan biến vòng siết của hệ lụy/ Trước khi giải tội

trong vòm họng nhà thơ/ Hai cái lưỡi hồng thơm (như vừa được sinh ra vươn trong khoang miệng/ Hoan ca kéo tơ những giấc mơ hiện hình lúc 3 giờ sáng/ Trùm mặt người: Hoa Thùy Linh” Ở đây cái tên không còn là ký

hiệu ngôn ngữ nữa mà nó mang ý nghĩa sâu sắc hơn, là chính con người, để chỉ một cái Tôi cá nhân cụ thể, để khẳng định nó trong đời sống xã hội- một cái Tôi riêng biệt

Đã có một thời chúng ta không khuyến khích, thậm chí phê phán cái tôi

cá nhân Chúng ta coi trọng cái chung, vì điều kiện lúc đó đất nước cần như vậy Nhưng cái gì đã trở thành thói quen thì khó thay đổi Kết qủa là “Chùm hoa ti gôn cũng đỏ màu tập thể” (Văn Cầm Hải) Vì vậy, có nhà thơ trẻ đã:

Tôi bứt khỏi tập thể

Câu thơ bứt khỏi máu còn nguyên rễ

(Giác quan tia chớp- Nguyễn Hữu Hồng Minh)

Trang 32

Không có sự thay đổi nào mà không đau đớn, không phải trả giá một cái giá nào đó Nguyễn Hữu Hồng Minh trong trường hợp này cũng vậy Nhưng dù đau đớn cũng phải thực hiện để “gieo” cái tôi trên mảnh đất mình tự vỡ hoang

Chúng ta gieo hạt Những ngôi sao đổi ngôi

Đường bay của ánh sáng vang tiếng vỗ bóng tối

Chúng ta gieo vào đất đai…

(Nhịp điệu châu thổ mới- Nguyễn Quang Thiều)

Cái “Tôi” đồng nghĩa với sự không lặp lại, không giống ai, không

nhập vai ai trên sân khấu cuộc đời Vi Thuỳ Linh “phá vỡ thuyết tương đối

nhưng lại tin sự tương ứng/ Đập nát đơn điệu, khuôn khổ cũ kỹ, nhàm chán

và cam chịu/ Em tự làm mất đối xứng – bằng em”… “Em sẽ vắt mình đến giọt cuối cùng, làm nghiêng ngả mọi ổn định” (Không Thanh Thản) Đọc

đến đây ta chợt nhớ câu thơ của nhà thơ Lưu Quang Vũ thuở đổi mới “Tôi

chán cả bạn bè/ Mấy năm nay họ không nói được một câu gì mới”

Những nhà thơ trẻ khẳng định cái tôi trẻ trung, cái tôi tự chịu trách nhiệm của mình trước biến thiên đời sống Thơ họ nói lên tiếng nói cá nhân tuyệt đích và biểu lộ tư tưởng của mình về đời sống Những quan niệm, luận giải, đúc kết nhân sinh, thế sự qua lăng kính của chính những va đập với cuộc đời Đó là nhu cầu của bản thể với những dằn vặt, suy tư tự vấn,

muốn lột xác câu chữ, thoát khỏi những đơn điệu thường ngày: “Thỉnh

thoảng nhạt miệng/ Nếm chữ mình/ Ngâm muối/ Những con dế hát nhiều/

Có ngày đồng loạt/ Lột xác… /Gội đầu mỗi tối/ Rửa trôi/ Tiếng bước chân mình đơn điệu” (Tản mạn tuổi 19 – Trương Quế Chi) Thơ trẻ thường có

nhu cầu thể nghiệm những trải nghiệm của mình trên mọi lĩnh vực Họ có nhu cầu về chính những va chạm của mình ở mọi cấp độ đời sống, khẳng định cái tôi hiện hữu trong đất trời với những nỗi buồn đau, yêu thương, là cái tôi hoà vào mạch chảy đương đại những rung động cá nhân, sự hối thúc

cá nhân trước đời sống muôn vẻ

Trang 33

Thơ trẻ đương đại xác lập cái tôi bản thể ngay từ cách đặt tựa đề tập thơ Không còn những tựa đề bàng bạc, bảng lảng, không còn cách ví von sáo mòn của những tu từ mỹ lệ, ngân nga nỗi lòng chất chứa Thơ nữ chọn những tựa đề tập thơ, bài thơ dội thẳng vào lòng độc giả sự mạnh mẽ của sức sống trẻ, sự căng tròn của bản ngã, khơi gợi những nhận diện về vẻ đẹp hình thể và hồn vía của người đàn bà thanh xuân Những tựa đề tập thơ mang đầy dấu hiệu tôn vinh bản ngã: Linh, Khát, Tôi đang lớn, Rỗng ngực, nằm nghiêng… Rồi ngay cả tên bài thơ cũng mang đầy dấu ấn: Tôi, Hai miền hoa Thuỳ Linh, Sinh ngày 4 tháng 4, Giấc mơ của lưỡi, Hành xác và thử nghiệm… Cùng lớp lang ngôn từ ngồn ngộn như chực trào ra từ trầm tích lâu ngày không được giải toả Thơ đương đại là sự giải toả dòng chảy của xúc cảm, họ viết như chính họ đang thở với lối thơ ẩn nghĩa và gợi hình Và điều quan trọng nhất là chính bản thân tác giả là người luôn son hành với đời sống bao biến động Họ đã trải qua, đã thử nghiệm, đã cho và nhận, đã được

và mất rất nhiều Thơ như nhật ký được viết lên bằng chính những cảm xúc thăng hoa tột đỉnh, có vui có buồn, có sung sướng, khổ đau, có cả những nỗi

cô đơn lẻ loi trong chặng đường đến với thi ca nghệ thuật: “Tôi sâm sấp mặt

vũng/ Ngôn ngữ đang chết trên cánh đồng/ Gieo vần” (Giấc mơ của lưỡi –

Phan Huyền Thư) Họ phải thừa nhận sự bế tắc của ngôn ngữ: “Có lúc/ Chữ

nghĩa/ Tôi nhai nát trong miệng/ cùng với nước miếng/ rịt vào vết thương làm tôi đau” (Ký hiệu – Phan Huyền Thư) Và, khi chấp nhận không yên ổn

con chữ với những giấc mơ cũ, hình bóng cũ, ý tưởng cũ, nỗi buồn cũ, thơ trẻ chối bỏ quá khứ của ngày hôm qua để lại dấn thân, lại hăng hái trên con đường mới chọn Họ không phụ thuộc vào những khuôn hình đã có sẵn mà luôn luôn thường trực ý nghĩ, phải làm mới mình

Họ đang từng bước hoàn thiện bản ngã cũng như bồi đắp cho nội lực tri thức Như thế đồng nghĩa với việc họ đang có đủ tự tin để xung phong mở đường giải phóng cho cái tôi phụ nữ chật hẹp, lắm phiền muộn nhưng cũng đầy tự tin, cao ngạo của thơ trẻ đương đại trong buổi hội nhập toàn cầu Cũng

Trang 34

là khẳng định cái tôi cá nhân của mình, các nhà thơ trẻ đã đưa ra vấn đề giải phóng phụ nữ, vấn đề này đặc biệt nổi cộm trong thơ các nhà thơ nữ

“Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu

Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động

Hãy yêu nhau, đừng chần chừ nữa

Đừng giam đời mình trong yếu hèn, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kể vô hồn bạc nhược

Nào cùng đi

Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu

Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động

Hãy yêu nhau, đừng chần chừ nữa

Đừng giam đời trong hèn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những

kẻ vô hồn bạc nhược

Nào cùng đi”

(Bản đồ Tình yêu – Vi Thùy Linh)

Sự bày tỏ mình một cách bản lĩnh của các nhà thơ trẻ Việt Nam đương đại hôm nay là một bước tiến đáng kể Cái tôi trong thơ các nhà thơ trẻ có chất lượng hoàn toàn với “cái tôi” của các nhà tiểu tư sản thời thuộc địa, với cái tôi lãng mạn, than thở, chạy trốn thực tại, cao hứng lắm chỉ dám

tuyên đại ngôn “ta là một, là riêng, là thứ nhất” (Xuân Diệu) Ngay trong

“cái tôi” của các nhà thơ nặng về nội cảm ngày nay, hàm lượng tâm trạng

xã hội không nhỏ Không khó nhận ra bi kịch xã hội trong bi kịch cá nhân của họ Thậm chí, những ẩn ức tính dục, thường bị phê phán dưới con mắt đạo đức truyền thống, cũng phản ánh nhu cầu giải phóng bản năn tự nhiên của con người bị đè nén một thời gian quá dài Không lớn tiếng như những tác giả nữ, đòi phải khẳng định cái tôi cá nhân một cách cương quyết Nguyễn Quyến ý thức về cá nhân lại được biểu đạt bằng cách nói tự tin, tưởng như không bị ràng buộc bởi số phận lịch sử Một nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Quyến hỏi mẹ:

Trang 35

Mẹ ơi! Mẹ nhặt con từ đâu…

Con tinh khiết thế này không thể nào nhô lên từ tro bụi

Con đầy đủ thế này không thể vay nợ một tàn lửa bếp chiều

Con không biết ai nữa, nhưng mẹ là người đầu tiên biết khóc và ru con

Và con là nhát dao đầu tiên trong nỗi buồn của mẹ

(Mẹ ơi – Nguyễn Quyến)

Việc ưa dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất ở dạng thức số ít khẳng định một điều, con người trong thơ trẻ là con người cá nhân Họ đề cao tính độc lập, cái tôi của bản thân mình Tôi là tôi, tôi chỉ là tôi Không có chuyện kết hợp “cái tôi” với “cái ta”, theo kiểu “chúng tôi” “chúng mình”

như thế hệ đi trước Mặt khác việc kết hợp từ muốn với sự đa đạng chuỗi

các cụm danh, động, tính từ kèm theo phản ánh sự chi phối rất mạnh của dục vọng cá nhân của con người trong thơ trẻ đương đại ở họ, nhu cầu thoả mãn những đòi hỏi của bản thể là nhu cầu tối thượng:

Tôi muốn tẩy rửa những giấc mơ đen đúa bám vào đầu tôi u ám

(Tôi muốn – Ly Hoàng Ly)

Anh muốn hét lên Ôi trò ngôn ngữ

(Trò ngôn ngữ - Nguyễn Hữu Hồng Minh)

Em muốn ngủ bên anh như rễ cây trong đất

(Một mình tháng tư – Vi Thuỳ Linh)

ở đây các nhà thơ trẻ muốn trình bày cách nhìn, quan điểm của mình

về các vấn đề cuộc sống Đây cũng là cách để tự khẳng định cái tôi của chính bản thân mình

Cái tôi trong thơ trẻ mang trong nó tinh thần nhân văn mới, một cảm niệm triết học mới, mang trong mình ý niệm về giá trị sống Vì thế, cái tôi ấy

là nguồn sống bền vững, tạo nên một trữ lượng dồi dào cho sự sáng tạo lâu dài của kẻ viết Nó là gốc của tưởng tượng, là cái rễ của phong cách và thi pháp Chế Lan Viên gọi đó là lúc trong cây đã có trầm Còn người có nghề vẫn gọi bằng nội lực Không có nội lực, mọi viết lách chỉ là nhất thời, khó có được

Trang 36

chân giá trị Tưởng Huân, một nhà văn Trung Quốc qua việc khảo sát hiện tượng Đào Uyên Minh, tận sau khi đã “qui khứ lai” mới tìm thấy cái tôi đích

thực của mình, cũng có bộc bạch một niềm tin như vậy “Tôi tin cái đẹp là

một sự tuần hoàn của cái tôi Xét đến cùng, cho dù bạn là người giàu sang, hay là kẻ nghèo hèn, có cái tôi, mới có cái đẹp đáng nói Nếu cái tôi này chưa chân thực, thực tình bạn sẽ thấy không tốt đẹp gì lắm đâu”

2.2.2 TÌM KIẾM VÀ KHAO KHÁT TÌNH YÊU

Lord Byron thật chí lí khi nói: ái tình là một người đàn bà chiếm toàn thể đời sống của họ Tagore minh triết hơn: ái tình là ý nghĩa tuyệt đỉnh của cái gì bao quanh chúng ta Nó không phải tình cảm đơn giản mà là chân lý,

là hoan lạc tận cùng của sáng tạo

Thơ trẻ tình lại càng nhiều Tuổi trẻ chất chứa nhiều năng lượng trong mình và nhu cầu giải tỏa năng lượng mạnh, rất mạnh Nhất là năng lượng tình yêu

Trong thơ trẻ, nổi lên một cái tôi không nguôi đam mê, khao khát, dám yêu và sống hết mình Khác với tình yêu trong thơ thế hệ trước, yêu là

e ấp, là “dấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay” (Phan Thị Thanh Nhàn),

thơ nhà thơ trẻ đương đại mạnh mẽ, thành thật và tận hiến Họ không còn e

lệ ngần ngại bày tỏ tình yêu của mình mà sẵn sàng “tự nguyện” hiến dâng

không đòi hỏi: “Truất yêu đương- phế ghen tuông- giáng thù hận- Tôi

nhường tôi cho anh” (Tự nguyện- Phan Huyền Thư)

Khi tìm được nhau, tình yêu của họ được khai sinh:

Là khi ánh nhìn dịu dàng anh đốt cháy em

Em bé nhỏ trụi trần trong tay anh đằm thắm

Là thăm thẳm gió hát đêm sông lạnh

Em một lần nữa, khai sinh

(Vĩnh cửu- Đoàn Ngọc Thu)

Quả thật tình yêu là một phép nhiệm màu mà tạo hoá ban tặng cho đôi lứa yêu nhau với bao nhiêu điều ngọt ngào, hạnh phúc Vì thế, khi được

Trang 37

yêu, khao khát hưởng thụ dư vị tình yêu để được “khai sinh” Họ mang mong ước đến cháy lòng:

Cài then tiếng khóc của em bằng đôi môi anh

Đưa em vào giấc ngủ nồng nàn, quên đi những chập chờn trữu nặng

(Người dệt tầm gai- Vi Thuỳ Linh)

“Then cài tiếng khóc”, Linh đã sáng tạo ra một hình ảnh đầy sức gợi

mà không thô tục Đó là lối yêu, lối tả của thế hệ 8X Lại càng táo bạo hơn trong niềm khát khao tình chồng vợ, sự khát khao đầy bản năng và dâng hiến Nồng nạn, dữ dội mà cũng hết sức dịu dàng Người phụ nữ khi yêu đã hiến

dâng trọn vẹn, cả lòng tin, cả lòng chung thuỷ: “Em đã thành bóng gác chung

thân của bóng mình/ Từ khi có anh” (Mùa đông cuối cùng- Vi Thuỳ Linh)

Cũng tán tỉnh, yêu đương, nhưng tỉnh táo, bình đẳng giữa anh và em, trong thời đại mất đi sự ngây thơ hương đồng gió nội Nguyễn Thuý Hằng sòng phẳng nói:

gặp nhau (và rồi chúng ta mồi chài nhau bằng im lặng)

cứ cái đà liên tưởng, hình ảnh, tôi đã ăn bạn và nhấm nháp từng mẩu nhỏ trong buổi sáng lượn lờ Sài Gòn, và quả thật cái đầu bạn cứng lắm, toàn những ký tự sắt trong đó, xin lỗi vì ăn đã không báo trước, và sau

đó cũng không thèm cảm ơn, tục tĩu quá đi mất

thôi nhé, chấm dứt buổi tối nhỏ

tôi sẽ ra đi với nỗi bất an mới

(Beckett’s, tôi và Khuyên- Nguyễn Thuý Hằng)

Không mạnh bạo như những người trẻ tuổi, cùng là nhà thơ trẻ đương đại nhưng màu sắc tình yêu trong thơ Nguyễn Quang Thiều nhẹ nhàng hơn, suy tư và sâu lắng hơn

Em đã mang đôi môi màu dâu chín sang đò một ngày sông vắng nước Tôi chỉ gặp những bẹ ngô trắng trên bãi

Tôi nhớ áo em tuột rơi trên bến kín một trăng xưa

(Sông Đáy - Nguyễn Quang Thiều)

Trang 38

Tuy nhiên vẫn trong mạch nguồn thơ trẻ, thơ Nguyễn Quang Thiều

dù viết về tình yêu vẫn có những xúc cảm, hơi hướng nghiêng về tình dục

Phan Huyền Thư phía sau khối giá băng, chập chờn, ám ảnh nỗi yêu thương không rời

Niềm kiêu hãnh

đã ngủ vùi

Bởi lời ra lâm li

Em chỉ dám giữ anh bằng ánh mắt van nài

(Liều – Phan Huyền Thư)

Khi bị phụ tình, họ cũng sắn sàng vượt qua sự phụ tình để tha thứ cho “kẻ lầm lỡ” là một biểu hiện cao độ của lòng vị tha, cao thượng:

Lời nói dối đủ cho em đi qua tình yêu

Nông nổi xoa dịu con rắn ngủ

trong ngực mình

Em vẫn chờ anh

Ôi! Kẻ phụ tình…

(Trái tim đàn bà- Đặng Thị Thanh Hương)

Bên cạnh những hạnh phúc ngọt ngào được tình yêu ban tặng là những đau xót dịu êm do “gai của bông hồng” đâm phải Khi họ thất vọng

về tình yêu không xứng đáng với những gì mình từng hi vọng, tìm kiếm thì nối đau chia biệt lại cồn cào trong trái tim vốn yếu mềm, sức gánh chịu

có hạn:

Trang 39

Em ra biển lớn biển đã mặn

Em vào rừng xanh

Rừng đã chết chỉ còn lá mục

Em về bên anh

Nghe trái tim nói lời chia biệt

(Mơ xa- Giáng Vân)

Sống bên anh mà trái tim không được hoà hợp thì còn nỗi đau nào hơn Lúc đó chỉ còn một con đường là chia tay:

Nồi cơm nấu vụng chẳng sôi

Hạt sống hạt nát rồi bời lòng em

Thôi người đừng trách chi thêm

Em không thể ghé vào đêm nắng chiều

(Chiều rớt- Đặng Thị Thanh Hương)

Tình yêu trong thơ trẻ không đơn giản là tình cảm nam nữ, là những thề thốt, hứa hẹn, những đau khổ dằn vặt hay những dau dứt về một cái gì ngăn trở giữ hai người, mà tình yêu còn là những tình cảm thiêng liêng, tình mẹ con, tình quê hương đất nước, tình bạn bè… sâu nặng, đằm thắm, tha thiết

Quê hương hiện lên qua những kỷ niệm, hình ảnh gần gũi thân thuộc của nhà thơ Đó là bản Phiềng Ngùa trong thơ của Nguyễn Thành Long, là chú sáo đen mỏ vàng hết sức thân thiết của đồng quê trong thơ của Nguyễn Linh Khiếu:

Những chú sáo đen mỏ vàng không về cùng ta nữa

tuổi thơ bỏ ta các chú cũng bỏ ta đi nốt

bao năm nhoè nhoẹt trên những nẻo mê hoặc

ta luôn nhìn về chân trời quê

tìm bóng dáng sáo đen

(Sáo đen mỏ vàng- Nguyễn Linh Khiếu)

Trang 40

Nơi miền quê thân thiết bao giờ cũng gắn với người mẹ đầy ắp tình thương và đức hi sinh

Con là Chăm ngay ban đầu vỡ ra tiếng khóc

(Còn hơn thế: Chín tháng mười ngày trước khi vỡ ra tiếng khóc) Khi con cắm rễ nơi đây

Hay khi con lang bạt tận cùng trời

Con cứ là Chăm cả lúc cháy lên cùng ngọn lửa cuối đời

(Lễ tẩy trần tháng tư- Inrasara)

Không hứa hẹn to tát, chỉ những “tự sự” cùng mẹ như vậy thôi, Inrasara đã không nói lên được một điều mà không người mẹ nào không mong muốn, không người mẹ nào không vui lòng:

Con vẫn xứng đáng và mãi mãi mãi là con của mẹ

2.2.3 KHÁM PHÁ CON NGƯỜI BẢN NĂNG

“Chừng nào cuộc đời còn đi lên thì hạnh phúc và bản năng đồng nhất” (Nietzsche) Cho nên tự bản thân dục tính không có lỗi và thơ ca

mang đậm tính dục tính cũng không phải là điều đáng bị phủ nhận Nó phản ánh một góc khuất trong đời sống tình cảm con người Nó xuất phát

từ những khát khao thầm kín, từ ước vọng giải bày và từ mong muốn khẳng định mình của thơ trẻ

Thời Thơ Mới (1932 - 45), tình yêu được tháo cúi sổ lồng khỏi lễ giáo phong kiến, được đề cao, nhưng vẫn ở phạm trù tình cảm với những cung bậc trạng thái nhớ thương, buồn đau, biệt ly, phân cách, tan vỡ Người yêu, tình yêu luôn được gắn bó cùng hương hoa, được đặt trong cùng bình diện những cái vốn coi là đẹp, ngay cả khi tuyệt vọng đau đớn nhất Một

kiểu so sánh như của Nguyễn Sa về sau này: Hôm nay Nga buồn như một

con chó ốm, Như con mèo ngái ngủ trên tay anh Khía cạnh nhục thể trong

tình yêu thời Thơ Mới chỉ duy nhất, có lẽ, biểu hiện ở thơ Xuân Diệu Tình yêu, đối với Xuân Diệu, không chỉ là hồn còn là xác, tình yêu là sự hòa điệu của hồn và xác, là sự hòa quyện của hai xác thân trong sự đồng điệu

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w