Tìm kiếm và khao khát tình yêu

Một phần của tài liệu Thơ trẻ Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 36)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Tìm kiếm và khao khát tình yêu

Lord Byron thật chí lí khi nói: ái tình là một người đàn bà chiếm toàn thể đời sống của họ. Tagore minh triết hơn: ái tình là ý nghĩa tuyệt đỉnh của cái gì bao quanh chúng ta. Nó không phải tình cảm đơn giản mà là chân lý, là hoan lạc tận cùng của sáng tạo.

Thơ trẻ tình lại càng nhiều. Tuổi trẻ chất chứa nhiều năng lượng trong mình và nhu cầu giải tỏa năng lượng mạnh, rất mạnh. Nhất là năng lượng tình yêu.

Trong thơ trẻ, nổi lên một cái tôi không nguôi đam mê, khao khát, dám yêu và sống hết mình. Khác với tình yêu trong thơ thế hệ trước, yêu là e ấp, là “dấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay” (Phan Thị Thanh Nhàn), thơ nhà thơ trẻ đương đại mạnh mẽ, thành thật và tận hiến. Họ không còn e lệ ngần ngại bày tỏ tình yêu của mình mà sẵn sàng “tự nguyện” hiến dâng không đòi hỏi: “Truất yêu đương- phế ghen tuông- giáng thù hận- Tôi nhường tôi cho anh” (Tự nguyện- Phan Huyền Thư).

Khi tìm được nhau, tình yêu của họ được khai sinh: Là khi ánh nhìn dịu dàng anh đốt cháy em

Em bé nhỏ trụi trần trong tay anh đằm thắm Là thăm thẳm gió hát đêm sông lạnh

Em một lần nữa, khai sinh

(Vĩnh cửu- Đoàn Ngọc Thu)

Quả thật tình yêu là một phép nhiệm màu mà tạo hoá ban tặng cho đôi lứa yêu nhau với bao nhiêu điều ngọt ngào, hạnh phúc. Vì thế, khi được

yêu, khao khát hưởng thụ dư vị tình yêu để được “khai sinh”. Họ mang mong ước đến cháy lòng:

Cài then tiếng khóc của em bằng đôi môi anh

Đưa em vào giấc ngủ nồng nàn, quên đi những chập chờn trữu nặng

(Người dệt tầm gai- Vi Thuỳ Linh)

“Then cài tiếng khóc”, Linh đã sáng tạo ra một hình ảnh đầy sức gợi mà không thô tục. Đó là lối yêu, lối tả của thế hệ 8X. Lại càng táo bạo hơn trong niềm khát khao tình chồng vợ, sự khát khao đầy bản năng và dâng hiến. Nồng nạn, dữ dội mà cũng hết sức dịu dàng. Người phụ nữ khi yêu đã hiến dâng trọn vẹn, cả lòng tin, cả lòng chung thuỷ: “Em đã thành bóng gác chung thân của bóng mình/ Từ khi có anh” (Mùa đông cuối cùng- Vi Thuỳ Linh).

Cũng tán tỉnh, yêu đương, nhưng tỉnh táo, bình đẳng giữa anh và em, trong thời đại mất đi sự ngây thơ hương đồng gió nội. Nguyễn Thuý Hằng sòng phẳng nói:

gặp nhau (và rồi chúng ta mồi chài nhau bằng im lặng)

cứ cái đà liên tưởng, hình ảnh, tôi đã ăn bạn và nhấm nháp từng mẩu nhỏ trong buổi sáng lượn lờ Sài Gòn, và quả thật cái đầu bạn cứng lắm, toàn những ký tự sắt trong đó, xin lỗi vì ăn đã không báo trước, và sau đó cũng không thèm cảm ơn, tục tĩu quá đi mất

thôi nhé, chấm dứt buổi tối nhỏ tôi sẽ ra đi với nỗi bất an mới

(Beckett’s, tôi và Khuyên- Nguyễn Thuý Hằng)

Không mạnh bạo như những người trẻ tuổi, cùng là nhà thơ trẻ đương đại nhưng màu sắc tình yêu trong thơ Nguyễn Quang Thiều nhẹ nhàng hơn, suy tư và sâu lắng hơn.

Em đã mang đôi môi màu dâu chín sang đò một ngày sông vắng nước Tôi chỉ gặp những bẹ ngô trắng trên bãi

Tôi nhớ áo em tuột rơi trên bến kín một trăng xưa.

Tuy nhiên vẫn trong mạch nguồn thơ trẻ, thơ Nguyễn Quang Thiều dù viết về tình yêu vẫn có những xúc cảm, hơi hướng nghiêng về tình dục.

Phan Huyền Thư phía sau khối giá băng, chập chờn, ám ảnh nỗi yêu thương không rời.

Niềm kiêu hãnh đã ngủ vùi Bởi lời ra lâm li

Em chỉ dám giữ anh bằng ánh mắt van nài Bày tay do dự Góc vườn ngái ngủ Biết thế nào cũng sẽ rụng Lá úa Liều mình Nhắm mắt chọn điểm rơi

(Liều – Phan Huyền Thư)

Khi bị phụ tình, họ cũng sắn sàng vượt qua sự phụ tình để tha thứ cho “kẻ lầm lỡ” là một biểu hiện cao độ của lòng vị tha, cao thượng:

Lời nói dối đủ cho em đi qua tình yêu Nông nổi xoa dịu con rắn ngủ

trong ngực mình. Em vẫn chờ anh Ôi! Kẻ phụ tình…

(Trái tim đàn bà- Đặng Thị Thanh Hương)

Bên cạnh những hạnh phúc ngọt ngào được tình yêu ban tặng là những đau xót dịu êm do “gai của bông hồng” đâm phải. Khi họ thất vọng về tình yêu không xứng đáng với những gì mình từng hi vọng, tìm kiếm thì nối đau chia biệt lại cồn cào trong trái tim vốn yếu mềm, sức gánh chịu có hạn:

Em ra biển lớn biển đã mặn Em vào rừng xanh

Rừng đã chết chỉ còn lá mục Em về bên anh

Nghe trái tim nói lời chia biệt

(Mơ xa- Giáng Vân)

Sống bên anh mà trái tim không được hoà hợp thì còn nỗi đau nào hơn. Lúc đó chỉ còn một con đường là chia tay:

Nồi cơm nấu vụng chẳng sôi Hạt sống hạt nát rồi bời lòng em Thôi người đừng trách chi thêm

Em không thể ghé vào đêm nắng chiều

(Chiều rớt- Đặng Thị Thanh Hương)

Tình yêu trong thơ trẻ không đơn giản là tình cảm nam nữ, là những thề thốt, hứa hẹn, những đau khổ dằn vặt hay những dau dứt về một cái gì ngăn trở giữ hai người, mà tình yêu còn là những tình cảm thiêng liêng, tình mẹ con, tình quê hương đất nước, tình bạn bè… sâu nặng, đằm thắm, tha thiết

Quê hương hiện lên qua những kỷ niệm, hình ảnh gần gũi thân thuộc của nhà thơ. Đó là bản Phiềng Ngùa trong thơ của Nguyễn Thành Long, là chú sáo đen mỏ vàng hết sức thân thiết của đồng quê trong thơ của Nguyễn Linh Khiếu:

Những chú sáo đen mỏ vàng không về cùng ta nữa tuổi thơ bỏ ta các chú cũng bỏ ta đi nốt

bao năm nhoè nhoẹt trên những nẻo mê hoặc ta luôn nhìn về chân trời quê

tìm bóng dáng sáo đen

Nơi miền quê thân thiết bao giờ cũng gắn với người mẹ đầy ắp tình thương và đức hi sinh.

Con là Chăm ngay ban đầu vỡ ra tiếng khóc

(Còn hơn thế: Chín tháng mười ngày trước khi vỡ ra tiếng khóc) Khi con cắm rễ nơi đây

Hay khi con lang bạt tận cùng trời

Con cứ là Chăm cả lúc cháy lên cùng ngọn lửa cuối đời (Lễ tẩy trần tháng tư- Inrasara)

Không hứa hẹn to tát, chỉ những “tự sự” cùng mẹ như vậy thôi, Inrasara đã không nói lên được một điều mà không người mẹ nào không mong muốn, không người mẹ nào không vui lòng:

Con vẫn xứng đáng và mãi mãi mãi là con của mẹ

2.2.3. KHÁM PHÁ CON NGƢỜI BẢN NĂNG

“Chừng nào cuộc đời còn đi lên thì hạnh phúc và bản năng đồng nhất” (Nietzsche). Cho nên tự bản thân dục tính không có lỗi và thơ ca mang đậm tính dục tính cũng không phải là điều đáng bị phủ nhận. Nó phản ánh một góc khuất trong đời sống tình cảm con người. Nó xuất phát từ những khát khao thầm kín, từ ước vọng giải bày và từ mong muốn khẳng định mình của thơ trẻ.

Thời Thơ Mới (1932 - 45), tình yêu được tháo cúi sổ lồng khỏi lễ giáo phong kiến, được đề cao, nhưng vẫn ở phạm trù tình cảm với những cung bậc trạng thái nhớ thương, buồn đau, biệt ly, phân cách, tan vỡ. Người yêu, tình yêu luôn được gắn bó cùng hương hoa, được đặt trong cùng bình diện những cái vốn coi là đẹp, ngay cả khi tuyệt vọng đau đớn nhất. Một kiểu so sánh như của Nguyễn Sa về sau này: Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm, Như con mèo ngái ngủ trên tay anh. Khía cạnh nhục thể trong tình yêu thời Thơ Mới chỉ duy nhất, có lẽ, biểu hiện ở thơ Xuân Diệu. Tình yêu, đối với Xuân Diệu, không chỉ là hồn còn là xác, tình yêu là sự hòa điệu của hồn và xác, là sự hòa quyện của hai xác thân trong sự đồng điệu

của tâm hồn. “Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực! Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài! Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai! Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt! Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt!”. Nhưng nếu để ý ta thấy đây vẫn là ước nguyện hơn là hành động. Bởi theo mỹ cảm lãng mạn, hai xác thân khăng khít gắn bó trong một hành động tình yêu thường bị coi là thấp kém, không nên thơ. Đó là cái phàm tục, đời tục, cái văn xuôi của đời thường phá mất sự linh khiết của tâm hồn. Vũ Hoàng Chương viết:

“Hai xác thịt lẫn vào nhau mê mải/ Chút thơ ngây còn lại cũng vừa chôn/ Khi tỉnh dậy bùn nhơ nơi hạ giới/ Đã dâng lên ngập quá nửa linh hồn”. Để thấy, trong thơ Mới, tính nhục thể biểu hiện ở ánh nhìn, lòng ước chứ chưa bộc lộ đến chót điểm của cao trào cảm xúc hưởng lạc. Bởi vì cá nhà thơ Mới chủ yếu là những chàng tiểu tư sản yếu đuối “bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước” nên chỉ bẽn lẽn đến với tình yêu.

Đến thơ chống Pháp và thơ chống Mỹ, cái tôi cá nhân hòa vào trong cái ta cộng đồng thành cái tôi công dân, cái tôi thế hệ nên tính nhục thể trong thơ ca hầu như không được các nhà thơ gieo giống nảy mầm. Nhưng đến khi đất nước thống nhất, cuộc sống còn người trở về đập những nhịp đập đời thường thì tình cảm riêng tư trỗi dậy. Những khao khát, ước mong mang tính bản năng cựa quậy và vùng dậy. Thơ của các nhà thơ sau 1975 thể hiện cái Tôi mang tính nhục thể chính là phản ánh hiện thực chung của lớp trẻ với một thái độ tự tin, quyết liệt và có phần dũng cảm.

Đặc biệt “những điều cấm kỵ”, dục tính táo bạo được thể hiện đậm nét trong thơ trẻ thời kỳ đổi mới. Từ khảo sát và phân tích tác giả, tác phẩm thơ, chúng tôi có thể chia cái Tôi mang tính nhục thể trong thơ của thế hệ thơ trẻ giai đoạn sau 1986 thành ba dạng: Khao khát dục tính; Diễn tả dục tính; Hưởng thụ dục tính.

Vi Thùy Linh là một trong những đại biểu dũng cảm thể hiện rõ tính nhục thể trong thơ. Chị không ngần ngại nói lên những điều ấp ủ trong lòng mình. Có cảm giác rằng, Vi Thùy Linh đã bày lên chiếc mâm dục tính tất

cả những món ăn lạ mà cô là một đầu bếp giỏi. Cái tôi nhục thể trong thơ Vi Thùy Linh trước hết, là cái khao khát tình yêu, thèm muốn dự vị mà tình yêu mang tới. Đây là một điều chính đáng và hợp lẽ thường, bởi vì tuổi trẻ là tuổi của khát khao, mong muốn được nếm dư vị của trái cấm như tiền bối của họ là Adam và Eva đã từng làm. Với Vi Thùy Linh, khát khao và thèm muốn giới tính luôn thường trực. Khi không có người yêu ở bên nhà thơ đã cô đơn trong sự mong ước với nhiều góc độ của xúc giác: Khi run rẩy, khi cháy bỏng, khi mãnh liệt…

Chị đã vẽ nên chân dung tự họa trong đêm nằm một mình:

Khỏa thân trong chăn

Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên. Chỉ cần anh gối lên đùi

Mình ôm lấy anh ôm lấy mình Biết sự bình yên của mặt đất

(Chân dung - Vi Thuỳ Linh)

Có lúc thơ chị khai thác triệt để cả những phần thân thể và những hoạt động giao hoan tình dục, những cảm giác vật chất và tinh thần: “Bàn tay, Đôi mắt anh, Trên ngực anh, môi hôn, làn da, lưng anh lưng em tựa sóng, anh hòa em vào máu”:

“Anh hạ trời xuống, anh nâng đất lên Anh bùng vỡ thanh xuân cuồng điên

Trên lưng anh, bơi mải miết ngón ngón em dài trắng Môi em trườn đêm căng

Duỗi chân dài, em nối những ranh giới, những núi đồi, sông biển, nhịp nhịp qua cầu đùi muốt

Vào lúc anh lên em lên anh Thụ tạo giấc mơ ấp ủ Em đạt khát khao làm mẹ”

Sinh nở đồng nghĩa với sáng tạo. “Sáng tạo về phương diện tình cảm hay về phương diện tinh thần là thoát khỏi sự giam cầm của thể xác, là lao mình vào bão táp của cuộc đời, là trở thành Con Người Sống Thực. Sáng tạo tiêu diệt cái chết. Khổ thay cho kẻ không có khả năng sáng tạo, sống cô quạnh và lạc lõng trên đời, chiêm ngưỡng cái thân hình khô đét của mình và cái đêm tối trong con người mình không bao giờ bùng lên được một ngọn lửa nào của sự sống” (R. Roland).

Quả thật đó là nỗi khao khát hết sức táo bạo, rất Vi Thùy Linh. Chúng tôi cho rằng đây là một sự thèm muốn chính đáng bởi vì vượt qua những câu chữ mà cái gu thưởng thức của Vi Thùy Linh bị nhiều người dị ứng. Đó là một ước muốn có một gia đình khao khát được hạnh phúc “trong sự bình yên của mặt đất”. Đây là một sự thèm muốn tính dục nhưng không ham muốn một cách trần trụi. Nó đứng cao hơn tính dục để chạm đến tầng sâu của nhân bản. Vi Thùy Linh từng bộc bạch không chút quanh co bao biện: “Tôi không viết về tình dục mà viết về tình yêu… Tình yêu đích thực hoà quyện giữa thể xác và tâm hồn, tình dục với tôi nằm trong tình yêu, nó là biểu hiện của tình yêu và sự sống trong tôi” [84]. Bởi lẽ sau cơn ái ân là sự khai phóng tâm hồn và trí tuệ, cùng với dục tính, con người trở nên cao quý hơn, yêu đời hơn và thực sự Người hơn.

Hưởng thụ dục tính là hệ quả của khao khát dục tính và diễn tả dục tính. Có nhiều sắc thái hưởng thụ dục tính khác nhau. Sự hưởng thụ được coi là có văn hóa khi nó mang tính chất lành mạnh không vượt ra khỏi những giá trị tốt đẹp của đạo đức truyền thống. Thơ trẻ sau 1986 khi bộc lộ cái tôi nhục thể ở khía cạnh này tuy có táo bạo trong câu chữ, hình ảnh thơ song một số nhà thơ đã giữ được nét đẹp tinh tế, không đi quá giới hạn. Trong sự hưởng thụ dục tính mà các nhà thơ trẻ giai đoạn này đề cập đến đa phần là hưởng thụ nụ hôn. Những nụ hôn- biểu hiện của sự trao và nhận tình yêu nồng cháy, có nhiều dạng khác nhau. Chúng ta thấy có cái hôn rất lạ, rất hiện đại mà cha ông chúng ta chưa từng thể hiện:

Làm thế giới hóa lỏng

(Sinh ngày 4 tháng 4 - Vi Thuỳ Linh)

Tình yêu trong thơ Vi Thuỳ Linh cần bóng đêm. Thơ cũng cần bóng tối. Bởi vì trong đêm, em là toàn vẹn nhất.

Hay

Nụ hôn em để lại môi tôi vị mặn Nụ hôn e để lại môi tôi vết đỏ tội tình

(Nắng lạnh- Lương Ngọc An)

(Paul Eluard viết: Và cánh cửa thời gian mở giữa đôi chân em/ Đóa hoa của những đêm mùa hạ với đôi môi sấm sét/ Nơi ngưỡng cảnh vật nơi đóa hoa cười và khóc/ Trong khi vẫn giữ màu nhạt của hạt trai chết/ Trong khi vẫn tặng em trái tim em trong khi vẫn dang đôi chân em – (Sẵn sàng cho những nụ hôn phục sinh- Paul Eluard).

Nhẹ nhàng hơn như trong thơ của Nguyễn Quang Thiều, những gợi mở về nhục cảm cũng đầy khao khát:

Sao xanh Sao xanh

Ngủ êm trên cỏ Hỡi chàng ơi

Đêm đã trải tấm khăn tình yêu xuống rồi Hơi thở em cỏ đã ướp đầy hương

Bầu vú em gió núi đã thổi mát rượi Thế mà em mất chàng.

(Một bài hát tình yêu của làng Chùa - Nguyễn Quang Thiều) Và:

Những bánh xe no nê lăn vào giấc ngủ

Mang theo tiếng cười, tiếng khóc và cái chết của rượu Mang theo những bàn tay đàn ông

Bò ngược đùi đàn bà như từng chùm chân dán.

Tuy nhiên, khi thể hiện cái tôi nhục thể, thơ trẻ sau 1986 cũng đã có nhiều biểu hiện của những dục vọng tầm thường, tự nhiên chủ nghĩa làm mất đi vẻ đẹp thánh thiện của con người đã tu dưỡng qua lịch sử thời gian. Như, nụ hôn có lúc bị biến thành dung tục: “ Và em ngoạm hút tôi/ Trước khi tôi già đến mức/ Chỉ còn biết cãi nhau với răng cửa của em” (Ngọt và bùi- Trần Tiến Dũng).

Đặc biệt với bút pháp tả thực, một số nhà thơ đã không ngần ngại dùng những câu chữ, hình ảnh thiếu chọn lọc đưa vào thơ nhưng điều hết sức nhớp nháp, nhơ bẩn được tưởng tượng qua đầu óc hết sức bệnh hoạn. Nguyễn Quốc Chánh đã viết bài thơ “Thế giới cát” trong một hoàn cảnh và tâm thần như vậy. Nhà thơ đã:

Thả hình hài vào cảm giác không đáy… Giao cấu với

Mọi. Với cừu Dolli, một ngọn núi có thể Động cờ lên nhau, tạc biểu tượng.

Một phần của tài liệu Thơ trẻ Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)