Giọng điệu thơ

Một phần của tài liệu Thơ trẻ Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 64)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Giọng điệu thơ

Giọng điệu là phương thức cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm, là yếu tố thể hiện phong cách tác giả. Một nhà văn, nhà thơ tài năng bao giờ cũng có được giọng điệu riêng của mình. Giọng điệu, vì thế, là yếu tố bộc lộ chủ thể một cách trung thực, cho thấy cảm xúc, tư thế của chủ thể, cho phép ta nhận ra nét riêng của từng nghệ sỹ.

Giọng điệu của bài thơ là một yếu tố quan trọng của hình thức nghệ thuật thơ, cũng là một trong những biểu hiện cụ thể nhất về cách cảm, cách nghĩ, cách hành động của các nhà thơ đương thời.

Nếu như trước đây, Tố Hữu và Chế Lan Viên được coi là người lĩnh xướng của thơ ca kháng chiến thì bước sang giai đoạn đổi mới, hiện tượng này không còn xuất hiện trở lại. Thay vào đó mỗi người có cách thể hiện cái nhìn nghệ thuật riêng của mình.

Hoàn cảnh sống mới, với những đổi thay của thời đại đã tác động không nhỏ đến cách cảm, cách nghĩ của con người đặc biệt là các nhà thơ trẻ. Thơ họ là sự thể hiện những suy tư cá nhân độc đáo, là sự giải bày cái bản ngã cá nhân của mình một cách cụ thể, thoải mái nhất. Họ nhìn đời bằng cái nhìn tỉnh táo và tra vấn không ngừng về cuộc sống. Nhiều tác phẩm giai đoạn này thể hiện cái nhìn riết róng những mặt trái của đời sống, những thay đổi các thang bậc giá trị và không né tránh việc nói đến những bất công của xã hội. Không phủ nhận cũng không khoan nhượng, các cây bút trẻ giai đoạn này đã dám nhìn thẳng vào hiện thực cuộc sống, dám phơi bày sự trần trụi của nó trên trang giấy một cách táo bạo và mạnh mẽ. Họ dám yêu, dám sống cho mình cho những đam mê khát vọng và khẳnh định bản lĩnh của mình. Với cách cảm, cách nghĩ và cách hành động mới này gắn liền với mong muốn cách tân thơ và giọng điệu của thơ.

Khát vọng đổi mới trong nghệ thuật, đổi mới giọng điệu được tiếp sức bằng công cuộc đổi mới của đất nước. Màu sắc duy lí tỉnh táo khá đậm trong thơ cho thấy ý thức tạo dựng nhãn quan mới của nhiều nghệ sĩ. Thơ ca lúc này đa dạng với giọng điệu thơ gần gũi với đời sống thường ngày. Màu sắc đời thường trong thơ đã giúp cho người đọc dễ dàng tiếp nhận hơn. Thơ lúc này đã trở thành một nghệ thuật bình dân mà hễ ai có nhu cầu đều có thể thưởng thức được.

Là thời kỳ giao thời, nên có thể nhận thấy giọng điệu của thơ nữ trẻ đương đại rất phong phú. Những cây bút mang âm hưởng truyền thống vẫn trung thành với giọng giãi bày tâm trạng như: Trần Lê Sơn ý, Trương Gia Hòa, Bình

Nguyên Trang… Một số cây bút cách tân mang giọng triết lý, triết luận như: Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư… Giọng tốc ký cảm xúc và tâm trạng có đại diện tiêu biểu là Vi Thùy Linh, Trương Quế Chi… Trong số những tác giả này, có nhiều bài thơ mang giọng gây hấn, giễu nhại, giải thiêng…

Đặc điểm chung dễ nhận thấy trong giọng điệu thơ trẻ đương đại là giọng giãi bày, bộc lộ cái tôi cô đơn, buồn bã, đau khổ. Giọng điệu đôi lúc thủ thỉ, tâm tình như những dòng tâm sự từ đáy lòng của người viết. Ta thấy hình ảnh người con gái với những đau đớn vấp ngã, mạnh mẽ khát khao và tự rắn rỏi khô mình trước số phận, lúc nào cũng như đang rượt đuổi, đang gấp gáp nóng bỏng trên từng dòng thơ của Vi Thùy Linh. Cũng với giọng điệu gần gũi quen thuộc, trong thơ của Phan Huyền Thư là hình ảnh của một người phụ nữ nhẫn nại với những yêu thương và cam chịu thân phận, người phụ nữ của “khẩn khoản”, của “tự nguyện”, của những khao khát hiến dâng và chờ đợi, của sự van nài và mong ngóng hạnh phúc. Tất cả đều hiện lên một cách chân thực và gần gũi:

Tay em không vươn tới những năm hai nghìn Không chạm được người đàn ông gần nhất Anh biết không

em vẫn chìa tay Thế kỷ sau

Biết đâu có một ngày

(Van nài – Phan Huyền Thư)

Và những âm thanh thủ thỉ chìm dần vào sự nếm trải miên man của dòng trôi tâm trạng, khiến cho tất cả như ngưng đọng, chỉ còn lại con người với tất cả sự thiếu thốn, hụt hẫng bên trong:

Có phải những ngày tháng năm luôn dài như thế

Dù em đã ngủ suốt ngày chỉ mong cảm giác ngày ngắn đi một chút Nhưng hình như tháng năm vẫn dài

(……)

Những giấc mơ bầu trời, màu cầu vồng, chim én và những đôi mắt người Chưa bao giờ giấc mơ em nhiều màu đến thế

Nhưng chúng chỉ nhảy múa, trêu đùa, làm em giật mình rồi bỏ đi như tiếng ghi ta em

(………..)

Làm sao cho tháng năm ngắn lại Dù em đã ngủ suốt ngày

(Tháng năm – Trần Lê Sơn ý)

Có lúc khát khao được hưởng thụ tình yêu, tình ái:

Em lặng lẽ dệt hạnh phúc từ nỗi buồn- những sợi tầm gai không ai nhìn thấy

Gai tầm gai đâm em đau đớn Em chờ anh mãi…

Tưởng chừng không vượt qua nổi cái lạnh, em đã khóc trên hai bàn tay trầy xước

Những giọt tâm hồn thấm xót mười ngón tay rớm máu Ngay cả khi anh làm em buồn thảng thốt

(Người dệt tầm gai- Vi Thùy Linh)

“Anh” là nhân vật trữ tình để cô gái giãi bày cùng “anh” những ngày tháng dệt tầm gai đến nỗi nó “đâm em đau đớn”, hay chính tình yêu và sự xa cách người yêu đã “làm em buồn thảng thốt”? Nhưng rồi, cô gái vẫn hướng về “anh” cho dù sự thiếu vắng có thật. ở Phan Huyền Thư nỗi buồn đã diêu vợi đến nỗi… tự truy điệu mình “đông cứng nỗi buồn/ ngọ nguậy trong đầu con mọt nghiến răng/… buồn tập tễnh/ về ăn giỗ mình” (Mưa- Phan Huyền Thư). Nỗi buồn có khi đã loang cả vào hồn thì mọi thứ đều trở nên mất phương hướng: “Tôi đang sống/ Những ngày buồn bã tung vào gió rắc lên cỏ/ Còn trong nỗi nhớ màu tím nỗi đau màu đen” (Đi về phía hoàng hôn- Trang Thanh)Đôi khi thơ trẻ sử dụng điệu bi ai để tự vấn mình:

(Huyễn hoặc mình- Phạm Vân Anh). Ly Hoàng Ly thì trách móc “Đêm là của chúng mình/ Sao nỡ ngủ/ hở anh” (Đêm là của chúng mình- Ly Hoàng Ly ).

Có khi cái tôi nhà thơ lắng lại để quan sát, chiêm nghiệm. Giọng điệu khách quan hoá thường gắn với đề tài thế sự, phản ánh chân thực hiện thực, qua đó cho thấy cái nhìn sắc sảo, gai góc, soi rọi thẳng vào mọi vấn đề trong cuộc sống của nhà thơ. “Trước mặt người đàn ông là những ngọn đồi/ Ngày 31 tháng 5 quá ngắn ngủi, nhiều nắng/ Thiêu rụi đôi mắt đen huyền/ Hun chảy giấc mơ kéo dài/ Hủy hoại ngày tháng chờ đợi” (Gửi ngày 31-5- Lê Ngân Hằng). Đôi khi tác giả hóa thân thành người chết để kiểm định mọi điều trong hiện thực và cất lên giọng giễu nhại: “Tôi nằm mơ một đám ma người chết là tôi. Tôi người đã chết/ Những người tình xếp hàng lần lượt những người không hề biết nhau và những người từng định giết nhau họ đến xếp hàng rồi gật đầu chào mời nhau hút thuốc đồng loạt thở dài rồi lần lượt đi vòng quanh. Từng người vòng quanh cam đoan không bao giờ quên rồi nghe chừng như sốt ruột trong khi sắp xếp hàng họ hỏi nhau xem hoa hậu năm nay mới đăng quang là ai… mua phim xex lậu ở đâu rẻ nhất… Những nắm đất đầy lên nghi ngút trong khói hương tôi chết rồi chẳng ai nỡ quên những người không quên chẳng ai nỡ vắng mặt chỉ duy nhất người cả đời tôi đơn phương yêu thầm trộm nhớ là đương nhiên chẳng thấy đâu”.

Chất giọng giễu nhại mang trong mình nó hai chức năng nghệ thuật: một là làm cho thơ bớt đi sự nghiêm trang thái quá, ngôn ngữ thơ bớt đi sự “trong suốt” mà tăng thêm phù sa cho “cây đời”; hai là cho phép người đọc hình dung cuộc sống như một thực thể đa trị, bên cạnh cái trong veo, thuần khiết là những thứ “tèm nhem tâm hồn”. Chính chất giọng giễu nhại này đã tạo nên những tiếng cười trong thơ ca giai đoạn này. Tiếng cười ở đây không chỉ là tiếng cười trào phúng, đứng tách biệt, đối lập với đối tượng bị giễu nhại mà còn là sự tự giễu nhại, tự đem mình ra để cười nhạo, hài hước,

là tiếng cười nhằm thẳng vào phương diện bản thể luận của tồn tại. Tiếng cười kín đáo trong thơ Phan Huyền Thư đập vỡ những ảo tưởng của con người về chính mình, xem hành động tự ve vuốt chính mình như một cái gì đó rất đáng cười. Tiếng cười trong thơ của Trần Tiến Dũng cho phép ta liên tưởng đến một thế gới trong đó đầy những “hang”, những “vũng”, con người thì bị úp chụp trong các không gian bưng bít, bị kiềm tỏa từ trí óc đến thân thể. Chính giọng điệu giễu nhại đã mở ra một không gian tự do mới cho sự phát triển của thơ.

Luôn đi cùng với giọng điệu giễu nhại là giọng điệu “tự thú”. Cả hai đều tồn tại bình đẳng trong một thế giới không phải lúc nào cũng được cắt nghĩa theo logic nhân quả.

Sự phong phú về giọng điệu của Thơ trẻ giai đoạn này con ghi nhận một chất giọng mới: giọng điệu hoài nghi. Hoài nghi về những giá trị tưởng như đã vĩnh hằng và được thừa nhận như một thói quen hằng ngày. Hoài nghi về cuộc sống, về con người, về tình yêu… Và có hoài nghi người ta mới dám tìm đến một cái gì đó mới mẻ để khẳng định hoặc phản bác lại. Hoài nghi chính là nguyên nhân và cũng là động lực của sự đổi mới, cách tân. Chỉ có điều cái nhìn hoài nghi cần được nhìn nhận trong mối quan hệ biện chứng, khi ta hoài nghi một giá trị có nghĩa là bắt đầu ta đã nghiêng về một giá trị khác. Đó cũng là lí do ta hiểu vì sao cái tôi trong thơ giai đoạn đổi mới là cái tôi đa diện, nhiều bất an, giằng xé, hướng nội.

Đặc biệt, các cây bút đương đại thường sử dụng giọng điệu khẳng định vị thế của cái tôi cá nhân bình đẳng giới, bình quyền nữ, là một thiên chức, một bổn phận và là một sự đẹp đẽ tối thượng. Giọng điệu cao ngạo đầy thách thức đôi khi hiện lên rõ nét trong thơ, đặc biệt là thơ nữ: “Cái liếm môi quy hoạch/ tôi nhường đàn ông/ Cao cả nghĩa hiệp/ tôi nhường bạn bè/ Truất yêu đương- Phế ghen tuông- Giáng thù hận/ Tôi nhường cho anh”

(Tôi nhường cho anh- Phan Huyền Thư). Thay vì bị “anh” chiếm đoạt, “tôi” nhường “tôi” cho “anh”. Cái “tôi” dường như đã chiếm vị trí “độc

đạo” để tuyên ngôn và cống hiến hết mình cho thi ca nghệ thuật: “Tôi tự tin dòng máu chủng tộc/ Cất tiếng tôi/ Theo ý muốn tôi/ Không kiềm chế”

(Sinh năm 1980- Vi Thùy Linh).

Có thể nói, giọng điệu thơ trẻ đã có những nét đặc sắc riêng, thoát khỏi một vài ràng buộc xưa cũ để có một hơi thở mới phù hợp với thời đại nhưng vẫn phản ánh một cách sâu rộng hiện thực cuộc sống với nhiều mối liên hệ cũng như những phát sinh mới của cuộc sống công nghiệp và hội nhập. Thơ trẻ đang thoát khỏi sự cũ mòn trong giọng điệu và tạo được một thế mạnh riêng của thế hệ @, thế hệ mới, thế hệ của những ý tưởng sáng tạo trẻ tạo nên một dàn hợp xướng đầy màu sắc.

Một phần của tài liệu Thơ trẻ Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)