1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Jane Eyre từ góc nhìn phân tâm học

85 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 740,74 KB

Nội dung

Nhà nghiên cứu Élise Ouvrard đã đồng nhất lần lượt ba chiều trong sự tương tác của hai yếu tố đối ngẫu này: sự phát triển dần về phía ánh sáng được lí giải như sự tiến triển của Jane về

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRỊNH NGỌC TRÂM

JANE EYRE TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NƯỚC

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 8

1 Lí do chọn đề tài 8

2 Lịch sử vấn đề 9

3 Phạm vi nghiên cứu 13

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 16

5 Phương pháp nghiên cứu: 17

6 Cấu trúc luận văn: 17

CHƯƠNG 1 PHÂN TÂM HỌC NHƯ MỘT LÍ THUYẾT VĂN HỌC 18 1.1 Lược sử về phê bình phân tâm học 18

1.2 Phê bình phân tâm học với văn học 20

Tiểu kết 38

CHƯƠNG 2 CHARLOTTE BRONTË VÀ NHÂN VẬT JANE EYRE39 2.1 Từ những “dồn nén”, ẩn ức trong cuộc đời tác giả 39

2.2 Đến cuộc “chuyển dịch” sang nhân vật 42

2.2.1 Người mẹ 43

2.2.3 Những ngôi nhà 48

Tiểu kết 61

CHƯƠNG 3 NHỮNG ẨN ỨC, ÁM ẢNH VỀ CÁI CHẾT, TÌNH YÊU61 3.1 Tần suất và tỉ lệ xuất hiện màu sắc: đỏ/đen 62

3.2 Ý nghĩa và nội dung của biểu tượng màu đỏ và màu đen 64

3.2.1 Buồng đỏ: ám ảnh khủng bố tinh thần 65

3.2.2 Sự u ám, ảm đạm 68

3.2.3 Bản nguyên sống: nam tính, sự phản kháng 71

3.3 Xung năng chết 74

3.3.1 Sương mù, băng giá 75

Trang 4

3.3.2 Những giấc mơ, linh cảm ảm đạm 77

3.4 Ánh sáng hạnh phúc 80

3.4.1 Thiên nhiên tươi sáng 80

3.4.2 Cấu trúc nhân cách nhân vật 82

Tiểu kết 84

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Jane Eyre là cuốn tiểu thuyết của Charlotte Brontë (1816 –1855),

được nhà xuất bản Smith, Elder & Company of London in năm 1847 với bút danh Currer Bell, là một trong những tiểu thuyết có ảnh hưởng sâu sắc

và nổi tiếng nhất của nền văn học Anh Bên cạnh việc thể hiện một cách tinh tế và sâu sắc câu chuyện về cuộc đời của Jane, tác phẩm vừa mang tính chất tự thuật, vừa mang ước mơ thầm lặng của chính Charlotte Brontë Tác phẩm cũng mang đến niềm tin và hy vọng cho những cuộc đời bất hạnh thông qua những tư tưởng tiến bộ về tôn giáo, về nữ quyền,

về quyền con người và đặc biệt trong đó là sự ấm áp của tình người Nhưng đóng góp quan trọng của tiểu thuyết thuyết này chính là sự kết hợp một cách tinh tế giữa tiểu thuyết giáo dục với các dòng tiểu thuyết khác như tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết tiểu thuyết Gothic, thậm chí còn có bóng dáng của tiểu thuyết trinh thám được kể thông qua người kể chuyện

ở ngôi thứ nhất tạo cảm giác gần gũi và chân thật Đây cũng là một thành công và đóng góp lớn cho dòng tiểu thuyết giáo dục, một trong những thể loại tiểu thuyết lớn ra đời ở Anh nhưng có ảnh huởng không nhỏ đối với tiểu thuyết nói riêng và văn chương thế giới Các nhà nghiên cứu còn thấy trong tiểu thuyết này vấn đề thiếu nhi trong xã hội nước Anh những năm

30, 40 của thế kỉ XIX với các đề tài về: sự hà khắc của nhà trường, số phận đen tối của tuổi thơ từng thấy ở cuộc đời các tác giả như: Dickens,

Thackeray Trong tác phẩm Jane Eyre, Charlotte Brontë đã nhìn vấn đề

này dưới một góc nhìn đầy xác cảm, chân thật từ giọng kể, ngôi kể mang tính chất tự thuật của một cái “tôi” trải nghiệm theo thời gian niên biểu, từ lúc nhân vật trung tâm khoảng 10 tuổi, sau nhiều thăng trầm, đau khổ,

Trang 6

nếm trải qua các mối quan hệ, các không gian, cho đến khi trưởng thành

và gặp gỡ hạnh phúc, dẫu muộn mằn

Tuy nhiên, dưới ánh sáng của lí thuyết hiện đại, luận văn muốn đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm ở một khía cạnh khác: phân tâm học, mặc dù đây không phải là một hướng đi hoàn toàn mới đối với tác phẩm này

2 Lịch sử vấn đề

Jane Eyre có thể coi là một nhân vật khá bí ẩn trong văn học thế giới Một gương mặt có nhiều hình thái của huyền thoại đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu ở những khía cạnh khác nhau Tính chất phức tạp cũng như sự phong phú trong tổ chức trần thuật và hệ vấn đề mà cuốn tiểu thuyết nêu ra đã tạo ra nhiều cách đọc khác nhau

Nghiên cứu về tiểu thuyết Jane Eyre trên thế giới chắc chắn là rất

nhiều, tuy nhiên, do hạn chế của người viết luận văn nên không thể bao quát hết được các công trình cũng như tài liệu đó Trên cơ sở những tài liệu của người hướng dẫn cung cấp, chúng tôi xin được giới thiệu lướt qua một số vấn đề liên quan đến đề tài luận văn

Trong một cuộc Nghiên cứu đặc biệt về tác phẩm này (30 janvier 2009), nhà nghiên cứu Claire Bazin [30] đã lần theo những vang âm về vấn đề nô lệ trong tác phẩm trước hết như là vấn đề đã được xác định qua những sự khác nhau về chủng tộc và giới tính theo một sơ đồ về cuộc đấu tranh đối với quyền lực trong xã hội thời Victoria Trong khi đó Isabelle Hervouet-Farrar lại nghiên cứu về xung năng chết ở nữ nhân vật trung tâm Nhà nghiên cứu đã nhận dạng hai trường đoạn cơ bản đã tạo ra tính biểu hiện, đó là: căn phòng đỏ, mối nguy cơ về cái chết mà Jane đã từng sống hồi nhỏ như đồng nghĩa với nguy cơ về sự đày hoả ngục vĩnh cửu và việc Jane đến Moor House Căn phòng này đã kết hợp hai màu đỏ và trắng

Trang 7

(như ở trường đoạn trước) đã đặt nhân vật vào một tình thế ẩn náu và thụ động gợi lên nỗi ham muốn về sự ứ đọng mà theo Freud là đặc trưng về xung năng chết, ở đây được coi như phạm vi của mối liên hệ với người

mẹ, bởi vì Moor House hơn bất cứ địa điểm nào khác, nơi mà Jane đã gặp

gỡ hai người phụ nữ khác là chị em nhà Rivers Cũng tại đây, Jane đã nhận ra những người nhà Reed không được giới thiệu với nàng trong gia đình này

Bóng tối và ánh sáng cũng đóng một vai trò quan trọng trong tác phẩm này Nhà nghiên cứu Élise Ouvrard đã đồng nhất lần lượt ba chiều trong

sự tương tác của hai yếu tố đối ngẫu này: sự phát triển dần về phía ánh sáng được lí giải như sự tiến triển của Jane về hướng hạnh phúc và sự hân hoan mang tính cá nhân, song cũng như yếu tố trung tâm của một cái

mã chú giải học, nhắm tới giải quyết một sự bí ẩn (đó là sự bí ẩn của Thornfield Hall và sự tồn tại của Bertha) và cuối cùng, tiến về phía ánh sáng là tiến tới việc biểu hiện cuộc kiếm tìm tinh thần và tôn giáo của Jane Trong ba chiều này, thì bóng tối và ánh sáng được quan niệm trong mối quan hệ đối ngẫu biểu thị sự kiếm tìm và sự tiến triển của nữ nhân vật Trong một phối cảnh khác, Claire Mérias lại chọn hướng khảo sát những biểu hiện phong phú về tuổi thơ trong tác phẩm này Tuổi thơ đó trước hết được đặc trưng bởi sự trấn áp mà Jane và các bạn ở Lowood được miêu tả như những nạn nhân và cũng bởi sự thiếu thốn tình cảm đã tác động đến chúng Kết quả là một hiện tượng đặc biệt, đáng kể nhất là ở Helen Burns: đứa trẻ được coi như một người trưởng thành “thu nhỏ” đã lớn rất nhanh Và khi cái chết đến sớm, nó phải gánh lấy trọng lượng của các tội lỗi của con người chính bởi sự thơ ngây: cái chết, sẽ đồng nghĩa với sự canh tân và sự cứu rỗi thánh thần Tình mẹ, được đánh dấu bằng sự thiếu vắng – sự thiếu vắng mà Jane đã cảm nhận được khi còn bé thơ về

Trang 8

những gương mặt người mẹ khác nhau tất cả đều ít nhiều giảm sút – hoặc thông qua mối nguy hiểm, sự đe doạ đã làm rõ nét những giấc mơ mà Jane thấy chính nàng làm mẹ Ta có thể tự hỏi về sự dai dẳng của các hình ảnh này về người mẹ trong cuốn tiểu thuyết trong những gì liên quan đến mối quan hệ giữa Jane và Rochester: Jane thường xuyên bị Rochester đối xử như là một đứa trẻ, còn đến cuối tác phẩm, chính nàng quay lưng lại với vai trò đó khi nàng đang hình dung mình dẫn dắt Rochester yếu ớt và mù loà Mặc dù khó mà vạch ra đường biên vai trò làm mẹ này, nhưng cuối cùng tình tiết chứng tỏ về sự phát triển của Jane và sự nhận thức của nàng

về tuổi thơ và về vai trò làm cha mẹ, sự phát triển đã được ghi nhận trong truyện kể mang tính khai tâm Đó là một vài công trình có nghiên cứu theo hướng phân tâm học mà chúng tôi nhận thấy có một số gợi ý cho đề tài của chúng tôi

Ngoài ra, ở Việt Nam, về luận văn, có công trình mang đề tài là: “Yếu

tố kì ảo trong tiểu thuyết Jane Eyre” – Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Hà nội năm 2008

Trên các trang mạng của Việt Nam, chủ yếu là eVan, có một số bài dịch của Hà Linh, Thanh Huyền về cuộc đời nhà văn hoặc tác phẩm của

bà Ví dụ: “Charlotte Brontë từng bị đe dọa vì Jane Eyre”, trong đó kể về

việc nhà văn có thể viết lại một số phần trong cuốn tiểu thuyết để làm vừa lòng ngài hiệu trưởng trường Lowood - ngôi trường được Bronte lấy làm nguyên mẫu cho trại trẻ mồ côi trong tác phẩm Ông hiệu trưởng đó đã viết một bức thư, đe dọa sẽ kiện cô học sinh cũ vì tội vu khống và phỉ báng ngôi trường Bronte đã không bao giờ sửa lại bản gốc cuốn sách và

ngài hiệu trưởng cũng không khởi kiện Bài “Rochester của Jane Eyre là

nhân vật lãng mạn nhất” cho thấy mặc dù không đẹp trai và luôn mang gương mặt u buồn, nhà quý tộc Rochester trong cuốn tiểu thuyết của

Trang 9

Charlotte Brontë vẫn dẫn đầu trong những nhân vật văn học lãng mạn nhất, cuộc bình chọn do Mills & Boon - NXB chuyên ấn hành các tác phẩm lãng mạn - tổ chức Rochester đã vượt qua những nhân vật không

kém phần hấp dẫn độc giả như Darcy (Kiêu hãnh và định kiến của Jane Austen) và Heathcliff (Đồi gió hú của Emily Brontë) Ngoài ra, Phạm Mi

Ly còn cho biết đã xuất bản truyện ngắn L'Ingratitude (Sự vong ân) bằng

tiếng Pháp đã bị thất lạc gần 100 năm nay, đề ngày 16/3/1842, kể về một chú chuột rời bỏ người cha của mình để tìm kiếm một cuộc phiêu lưu và rồi đi đến kết cục bất hạnh Sáng tác này bị thất lạc vào năm 1913 Tác phẩm được nữ văn sĩ Anh viết tặng một gia sư tiếng Pháp, người bà đem lòng yêu Gần đây, Phạm Mi Ly trong một bài viết khác đã cho biết tiểu

thuyết mới có tiêu đề Jane của nhà văn April Lindner kể lại câu chuyện

kinh điển của Charlotte Bronte với những nhân vật thời hiện đại Cha mẹ mất, Jane Moore rơi vào cảnh túng quẫn Cô phải thôi học đại học, nhận làm cô trông trẻ cho bé Maddy 5 tuổi, con gái của ngôi sao nhạc rock Nico Rathburn Nico có tình cảm với Jane, cô gái trẻ trung, độc lập Anh cảm thấy ở cô sự chân thành và tươi mới, không giống như những con người chỉ biết răm rắp nghe lời xung quanh anh Tình cảm giữa hai người trở nên mãnh liệt khi Jane cứu Nico thoát khỏi một vụ nổ đáng ngờ Sau khi Jane

bị gia đình Nico buộc rời khỏi thành phố, nam ca sĩ nhận ra mình đã yêu

cô sâu nặng Anh đuổi theo Jane nói lời cầu hôn, nhưng một vụ bê bối lớn xảy ra khiến Jane đau khổ, một lần nữa trốn chạy khỏi biệt thự của Nico ở Connecticut

Mặc dù thêm vào những tình tiết và vấn đề hiện đại, tác giả April Lindner vẫn giữ nguyên vẹn cốt truyện của tác phẩm gốc Nhân vật Nico mang hơi hướng Edward Rochester, ủ ê và vô tâm, nhưng có điểm khác là khá thờ ơ với con gái mình Anh chỉ dành thời gian chơi với Maddy để

Trang 10

tiện gần gũi Jane Còn Jane của Lindner sôi động hơn nhưng cũng yếu đuối hơn nàng Jane thế kỷ 19 của Bronte

Điểm qua những bài viết hoặc luận văn, chúng tôi nhận thấy chưa có đề

tài hay công trình nào chuyên biệt nghiên cứu về tiểu thuyết Jane Eyre từ

góc nhìn phân tâm học

3 Phạm vi nghiên cứu

Có một số bản dịch khác nhau về tác phẩm Jane Eyre:

- Bản dịch của dịch giả Trần Anh Kim, Nxb Văn học, Hà Nội, 2 tập, đến

1998 đã thấy ghi “In lần thứ V”, tái bản 2011 thành 1 tập

- Bản dịch của dịch giả Nguyễn Tuyên, Nxb Văn học, 2005

- Bản dịch của Vũ Thu Hà, Nguyễn Thị Hợp, Bùi Liên Thảo, Nxb Văn hoá thông tin, 2011

- Các bản dịch trên các website như là được dịch từ một văn bản khác hẳn

nào đó, chẳng hạn trước mỗi Chương người dịch cho thêm các tiêu đề vào

mà nguyên bản không có, và nội dung cũng không đúng với nguyên bản Dưới đây chúng tôi dẫn ra các đoạn đầu để minh chứng và so sánh mấy bản dịch:

Đoạn đầu trong bản dịch của Văn Hoà trên vnthuquan:

1 “Chương 1 Ở GATESHEAD HALL

Gió lạnh mùa đông mang theo những áng mây đen và mưa tầm tã, đến nỗi chẳng ai nghĩ đến chuyện đi ra ngoài Tôi chẳng bao giờ đi đâu xa, nên cảm thấy thích thú vào những buổi chiều se lạnh như thế này Thật ngao ngán khi trở về nhà trong bầu không khí âm u buồn tẻ như thế, với các ngón chân tay lạnh cóng, với lòng chán nản vì phải

bị chị vú Bessie la mắng Ngoài ra, tôi lại thường có mặc cảm thua sút đối với John Reed và mấy đứa em gái của nó là Eliza và Georgiana”

Trang 11

Một “bản dịch khác” không thấy tên người dịch :

http://www.luongsonbac.com/forum/lstq.php/archive/lstq.php?do=doctruyen&t=134328347&page=1&ipp=10:

2 “Chương 1 Cô bé khốn khổ

Tôi không bao giờ thích dạo chơi lâu Vì tôi luôn luôn thấy khổ mỗi khi trở về lúc trời đã tối Khổ vì bị Bessie, chị trông trẻ, mắng mỏ, chị đâu có hiểu là chân tay tôi bị băng giá làm cho đau buốt Tôi còn cảm thấy xấu hổ trước mặt Eliza, John và Georgiana Reed, chúng không bao giờ than phiền, và tôi thật thèm muốn được dai sức và khỏe mạnh như chúng”

Bản dịch của Vũ Thu Hà, Nguyễn Thị Hợp, Bùi Liên Thảo (Nxb Văn hoá thông tin):

3 “Hôm đó quả thực không phải là ngày để đi dạo nhưng buổi sáng hôm đó chúng tôi cùng nhau rảo bước bên những bụi cây đã trơ trọi hết

lá hơn một tiếng đồng hồ Nhưng kể từ khi kết thúc bữa ăn tối, những cơn gió lạnh mùa đông bắt đầu gào thét, trời xầm xì xám xịt và mưa bắt đầu tuôn xối xả thì dù có thích đi mấy chăng nữa cũng không thể có một hoạt động ngoài trời nào như thế”

Bản dịch Nguyễn Tuyên:

4 “Không thể dạo chơi được ngày hôm ấy Thực ra vào buổi sáng, chúng tôi cũng đã thơ thẩn lang thang suốt cả tiếng đồng hồ bên các lùm cây trụi lá, nhưng sau bữa tối (mỗi khi không có khách, bà Reed thường dọn cơm ăn sớm) thì gió đông chợt tràn về cuốn theo những đám mây tối sầm, rồi đến một trận mưa lạnh buốt đến nỗi chẳng có ai nghĩ đến việc bước chân ra khỏi nhà”

Trang 12

Bản dịch của Trần Anh Kim:

5 “Ngày hôm ấy không còn đi chơi đâu được nữa Thực ra buổi sáng chúng tôi cũng đã tha thẩn suốt một giờ bên các lùm cây trụi lá, nhưng đến bữa ăn trưa (khi nào không có khách, bà Rit thường ăn sớm) thì gió lạnh mùa đông cuốn về những đợt mây tối sầm, tiếp đến một trận mưa lạnh buốt, đến nỗi không còn ai nghĩ đến bước chân ra khỏi cửa”

Trong khi đó nguyên bản[6] là:

6 “There was no possibility of taking a walk that day We had been wandering, indeed, in the leafless shrubbery an hour in the morning; but since dinner (Mrs Reed, when there was no company, dined early) the cold winter wind had brought with it clouds so sombre, and a rain so penetrating, that further outdoor exercise was now out of the question” [JE; 03]

Và bản dịch sang tiếng Pháp của bà Lesbazeilles Souvestre trên http://fr.wikisource.org/wiki/Jane_Eyre:

7 “Il était impossible de se promener ce jour-là Le matin, nous avions erré pendant une heure dans le bosquet dépouillé de feuillages ; mais, depuis le dîner (quand il n’y avait personne, Mme Reed dînait de bonne heure), le vent glacé d’hiver avait amené avec lui des nuages si sombres et une pluie si pénétrante, qu’on ne pouvait songer à aucune excursion”

Các bản dịch 1 và 2 khiến chúng tôi băn khoăn không rõ có một cuốn

Jane Eyre nào khác hay không? Hai bản dịch trên mạng này hoàn toàn

Trang 13

khác về nội dung với các bản 4, 5, 6 và 7 Bản dịch 3, kéo câu dài không chấm như nguyên bản và tước bỏ đoạn trong ngoặc đơn

Tìm hiểu trên mạng về cuốn tiểu thuyết Jane Eyre thì hầu hết nguyên

bản tiếng Anh đều thống nhất như cuốn mà chúng tôi đang có của nhà xuất bản Wordsworth Classics, 1999 Người hướng dẫn giúp chúng tôi hiểu nghĩa của bản dịch sang tiếng Pháp trên mạng thì thấy khá trung thành với bản tiếng Anh

Qua so sánh chúng tôi nhận thấy bản dịch của Trần Anh Kim là trung thực và hay nhất so với nguyên bản tiếng Anh và bản tiếng Pháp Bên cạnh đó là sự mềm mại, uyển chuyển của cách dùng từ, ngữ pháp

So sánh như trên để : một, chúng tôi có cơ sở để tin tưởng và sử dụng văn bản nào cho luận văn; hai, cũng là dịp tìm hiểu thêm về cách dịch và

ba, cuối cùng, thêm một lần thấy rằng các trang mạng chỉ nên tham khảo hơn là sử dụng trong công việc nghiên cứu khoa học

Luận văn sẽ sử dụng bản dịch của Trần Anh Kim của lần tái bản gần đây nhất, năm 2011[4] Bên cạnh đó, trong luận văn, khi cần thiết, chúng

tôi có tham khảo thêm nguyên tác tiếng Anh: Charlotte Brontë, Jane Eyre,

Wordsworth Classics, Dr Sally Minogue như chú thích trên để phân tích hoặc đối chiếu

Từ cơ sở lí thuyết phân tâm học, luận văn tập trung làm rõ những yếu

tố phân tâm học trong tác phẩm Jane Eyre

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu sâu hơn về văn học Anh thời Victoria và người phụ nữ Anh thế kỉ 19 thông qua một tác giả nữ nổi tiếng Nhiệm vụ là xuất phát từ lí thuyết phân tâm học, luận văn tìm hiểu, khám phá thế giới tâm lí của nhân vật qua nghệ thuật tiểu thuyết của Charlote Brontë như một nhà văn về nữ quyền của thời hiện đại

Trang 14

Từ đó, góp thêm phương pháp luận hay đúng hơn là cách ứng dụng một lí thuyết vâo tìm hiểu một tác phẩm

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Áp dụng các phương pháp lí thuyết phân tâm học, phê bình xã hội học, phần nào đó phê bình nữ quyền

- Sử dụng các thao tác thống kê, so sánh

6 Cấu trúc luận văn:

Chương 1 Phân tâm học như một lí thuyết phê bình văn học Chương 2 Charlotte Brontë và nhân vật Jane Eyre

Chương 3 Những ẩn ức, ám ảnh về cái chết và tình yêu

Trang 15

CHƯƠNG 1 PHÂN TÂM HỌC NHƯ MỘT LÍ THUYẾT VĂN HỌC

1.1 Lược sử về phê bình phân tâm học

Phê bình phân tâm học là một trường phái nghiên cứu văn học rất phát triển ở phương Tây đầu thế kỷ XX Chúng ta đều biết nguồn gốc của phân tâm học không phải xuất phát từ các lí thuyết văn học mà là từ ngành tâm

lí, tâm bệnh học của bác sĩ người Áo S.Freud Những phát hiện về tính dục và mặc cảm Oedipe của Freud đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu nhân văn lúc bấy giờ Lí thuyết về cổ mẫu (archétype) của K.Jung như là yếu tố cốt yếu của tâm lí học các chiều sâu, nền tảng của vô thức tập thể đã thực sự đã tạo nên sự chú ý trong phê bình văn học Từ nền tảng lí thuyết của hai nhà bác học này, phân tâm học đã phát triển thành rất nhiều hướng nghiên cứu khác nhau trong phê bình văn học: nghiên cứu văn hóa với tâm bệnh học tộc người (G.Devereux), phân tâm học và Thiền (E.Fromm), phân tâm học và folklore (V.Dundes), nghiên cứu chủ đề (Ch.Mauron, G.Bachelard), nghiên cứu tác giả, tác phẩm (M.Bonapart, J.Delay, J.Bellemin-Noel), người đọc (N.Holland) Phê bình phân tâm học như một sự cộng sinh giữa trường phái cấu trúc - kí hiệu học Pháp Người khai sinh ra nó là J.Lacan với nhận định nổi tiếng: “Vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ”

Phê bình phân tâm học đã được nói đến nhiều ở ta Nhiều công trình dịch thuật, phê bình đã xuất hiện rải rác trong khoảng trên dưới 20 năm trở lại đây Nhưng trước đây khá lâu, vào những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà phê bình và cả sáng tác đã ít nhiều vận dụng lí thuyết này vào công việc của

họ Có thể kể Vũ Trọng Phụng với các tác phẩm Làm đĩ, Giông tố, Số đỏ, còn trong phê bình là Trương Tửu với Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương (1936) và cùng năm Nguyễn Văn Hanh với Hồ Xuân Hương: tác phẩm,

Trang 16

thân thế và văn tài (Aspar, Sài Gòn) Sang những năm 80 trở lại đây, các

công trình dịch thuật, ví dụ công trình cấp Bộ do Viện Văn học chủ trì, có mục “Phê bình phân tâm học” dịch của nhiều chuyên gia nước ngoài khá toàn diện và đầy đủ Trong đó, chương về “Phân tâm học và văn học” đã

“đọc” tác phẩm văn học ở các cấp độ của cái vô thức: “Đọc từ khi có phân tâm học”, “Đọc cùng Freud”; “Đọc cái vô thức”; “Đọc con người”; “Đọc một người”; “Đọc văn bản”,… rất phong phú “Từ việc khám phá các giấc

mơ, người ta được dẫn dắt tới trước tiên là phân tích các sáng tạo thi ca, sau

đó là các nhà thơ, các nghệ sĩ [ ], những vấn đề quyến rũ nhất với tất cả những ai ưng áp dụng phân tâm học” (Freud)

Carl Gustav Jung (1875-1961) là người cùng thời với Freud, một nhà phân tâm học tại Zurich Lúc đầu, Jung là môn đệ trung thành của chủ thuyết Freud (Freudianism) sau khi tiếp xúc với Freud tại Áo, vào năm

1907 Nhưng sau đó, ông từ chối hoàn toàn chủ thuyết của Freud, cho rằng

đó là lý thuyết dục tính đã bị đồng hóa bởi dục tính cá nhân của Freud; và

do đó, ông nỗ lực xây dựng một lý thuyết mới, gọi là “tâm lý trị liệu”

Theo đánh giá của Calvin S Hall và Gardner Lindzey, trong Theories of

Personality, thì Jung luôn luôn sáng tạo trong cách phân tích tâm lý của

mình Với ông, nhân tính (personality) như là một tổng thể bao gồm các

mặt của đời như: ý thức, vô thức, cảm thức, cá nhân, xã hội, nữ tính, nam

tính, nhân tính, thú tính, tri giác, trực giác, v.v , tất cả tính chất đó được

xem như những tác năng của một “trục nhân tính” (axis of the personality) Do đó, theo Jung, trong nam giới có chứa những nữ tính, trong nữ giới có chứa những nam tính Tương tự như thế đối với những thú tính (animal nature) và nhân tính (personality) trong cùng một con người Cũng từ đó, Jung phân tích bệnh lý qua các hội chứng như: dồn nén (repression), mặc cảm (oedipc), giận dữ, tức tối (truculent), trầm mặc

Trang 17

(inhibited), qui kỷ (egocentric), đa cảm (hyperémotivité) v.v đều xuất sinh từ ý thức tự ngã, những ấn tượng, tri giác, ký ức, cảm xúc đã qua và

bị dồn nén vào vô thức tạo thành những xung năng (pulsion) gây nên trạng thái bất bình, bất an, bực tức, căng thẳng cho dòng chảy của tâm lí Mặc

dù Jung phê bình Freud, như vừa đề cập ở trên, nhưng chúng ta thấy lí thuyết của Jung nhằm vào các hiện tượng tâm lí nhiều hơn là bản chất của tâm lí như ở tâm lí học Freud Tuy nhiên, lí thuyết của cả Freud và Jung đều đặt ra những nguyên tắc quan trọng trong lịch sử tâm lý học hiện đại

1.2 Phê bình phân tâm học với văn học

Thế kỉ XX có thể coi là thế kỉ của phê bình văn học, nhiều lí thuyết

phê bình văn học đã ra đời: Trường phái hình thức Nga; Chủ nghĩa cấu

trúc; Phê bình Mới; Phê bình ý thức; Phê bình hiện sinh chủ nghĩa; Phê bình huyền thoại;Thi pháp;… trong đó có Phê bình phân tâm học

Phê bình phân tâm học đã có một vị trí quan trọng trong nghiên cứu văn học Trong một bài viết rất hay “Phân tâm học trong nghiên cứu văn học”

của Evelyne Grossman do Nguyễn Thị Từ Huy dịch trên trang Web Lý luận

văn học [31] mà chúng tôi lược thuật những điểm cốt yếu dưới đây đã khơi

gợi nhiều ý kiến quý báu cho sự triên khai luận văn của chúng tôi

Theo Evelyne Grossman, diễn giải theo hướng phân tâm học được thực hiện theo hai cách hoặc là tiến hành phân tâm tác giả (phân tâm tiểu

sử, phân tâm-phê bình); hoặc là tiến hành phân tâm nhân vật, khi đó ít nhiều người ta xem nhân vật như là những con người thực; hoặc là hình dung rằng sẽ có một “vô thức của văn bản” thuộc về tác phẩm

Tiếp theo, Evelyne Grossman đã nói đến “Sự hiểu biết tâm lý nội tại” trong quan niệm của Freud: nhà văn, nhà thơ có “thiên nhãn”, anh ta sở hữu một con đường trực tiếp dẫn tới vô thức, nhưng lại không nhận biết

Trang 18

được nó Chính nhà phân tâm sẽ vén bức màn bí mật về sự hiểu biết này

Những phân tích của Freud về tác phẩm Œdipe của Sophocle, về Hamlet của Shakespeare, hay về Macbeth, cho thấy một dạng thức thất bại gắn

liền với thành công : tại sao phu nhân Macbeth phát điên chỉ đúng vào lúc chồng mình lên ngôi trị vì xứ Ecosse Câu trả lời của Freud : đó là vì nỗi

sợ hãi trước sự thành công, nỗi sợ hãi ở trong vô thức

E.Grossman chỉ ra hai trường phái phê bình đã từng áp dụng phân tâm học vào văn học (ở Pháp cũng như ở nước ngoài): trường phái làm việc

trên tác giả và tiểu sử tác giả (Marie Bonaparte, Edgar Poe, cuộc đời và sự

nghiệp - 1933) Khi đọc tác phẩm của Edgar Poe, Marie Bonaparte đã

khám phá hình ảnh người mẹ mất sớm của ông, và cả hình ảnh của vợ ông, Virginia, nàng cũng chết khi còn rất trẻ Marie Bonaparte chứng minh được bằng cách nào ta có thể tìm thấy cái hình bóng ám ảnh của người mẹ trong toàn bộ tác phẩm của Poe

Và trường phái tập trung vào văn bản (Charles Mauron, người kết hợp

cả hai khuynh hướng văn bản và tiểu sử: Những ẩn dụ ám ảnh về huyền

thoại cá nhân Nhập môn phê bình tâm lí, và Vô thức trong tác phẩm và cuộc đời của Racine) Mauron cho rằng trước hết cần phải hiểu và đánh

giá văn bản trong tư cách là văn bản, và văn học trong tư cách là văn học, chứ không phải như một tập hợp các dấu hiệu lâm sàng Nói cách khác, ông không tìm kiếm các triệu chứng trong tác phẩm Như vậy, phê bình tâm lý [psychocritique] trước hết là một phương pháp làm sáng tỏ văn bản, một kỹ thuật đọc

Mauron gọi “ẩn dụ ám ảnh” rốt cuộc tạo thành một “huyền thoại cá nhân” trong đó con người vô thức của nhà văn được biểu hiện, huyền thoại cá nhân này không chỉ giải thích các cấu trúc của tác phẩm mà còn giải thích cả động tính của tác phẩm

Trang 19

Gerard Genette đã phân tích tác phẩm của Mauron trong cuốn Figure

I, chương “Psycholecture” [đọc theo lối phân tích tâm lý] Ông nhận thấy

Mauron nghiên cứu về các ẩn dụ ám ảnh và các diễn giải của ông rất

phong phú Genette kết luận: “Phê bình tâm lý đặt ra cho văn học những câu hỏi tuyệt vời, nó cũng tìm thấy ở văn học những câu trả lời tuyệt vời, chúng càng làm cho thái độ của chúng ta đối với tác phẩm trở nên giàu có

đa dạng hơn ; phê bình tâm lý chẳng được gì mà phải giấu (hay tự giấu mình) vì thông thường phần hiển nhiên nhất của câu trả lời đã nằm sẵn trong câu hỏi rồi”[12]

E.Grossman đã nhắc tới Didier Anzieu [10], người đã nghiên cứu rất nhiều về vấn đề sự hình thành của công việc sáng tạo của các nhà văn Ông cho rằng trong quá trình sáng tạo có một cái gì đó gần gũi với chứng loạn tâm thần, sự khác biệt là ở chỗ: sáng tạo là một chứng loạn tâm thần thành công, nếu có thể nói như vậy

Bài viết của E.Grossman còn dài, nhưng luận văn chỉ tóm lược một số gợi ý quan trọng trên đây cho luận văn của chúng tôi

Tiếp theo đây, luận văn được sự giúp đỡ của người hướng dẫn, sẽ tiếp tục lược thuật về quá trình hình thành và phát triển của phương pháp phê bình này

Jean-Yves Tadié bắt đầu công trình bằng: “Phê bình tưởng tượng, nếu không muốn lang thang ở nơi trống rỗng, thì phải gặp phê bình phân tâm học Bachelard sử dụng từ ngữ, nhưng để chuyển hướng ý nghĩa của nó (…) Jean-Pierre Richard, sau khi đã khước từ không chuyển các cảm giác cho sự vật khác ngoài ý thức, đã sử dụng trong các

công trình của ông Proust và thế giới cảm xúc và Vi đọc, những khái

niệm thuộc về phân tâm học bắt chúng phụ thuộc, mà không sáp nhập chúng vào một hệ thống” [23]

Trang 20

Về lịch sử phê bình phân tâm học đã được ứng dụng vào phân tích văn

học đã có các công trình của Anne Clancier, Phân tâm học và phê bình

văn học, 1973; Jean Bellemin-Noel, Phân tâm học và Văn học, 1978; Max

Milner, Freud và diễn giải văn học, 1980 Khi đề cập đến phê bình phân

tâm học, thông thường bao giờ người ta cũng bắt đầu với Freud và các lí

thuyết của ông Trong La critique littéraire au XX siècle, Jean-Yves Tadié

cũng bắt đầu như vậy Những phân tích về tác phẩm văn học của Sigmund Freud (1858-1939) đã nâng đỡ cho phê bình Freud đã đồng nhất tác phẩm với các giấc mơ và quan niệm nó như sự thỏa mãn của tưởng tượng về các ham muốn vô thức thức dậy và làm thỏa mãn ở những người khác nhau về cùng những khát vọng Trong khi đó nghiên cứu các văn bản văn học mang lại những yếu tố rõ ràng hơn Giấc mơ “được gán cho các nhân vật tưởng tượng bởi các nhà tiểu thuyết” và ông bắt chúng phục tùng việc kiểm tra theo hai con đường: “các giấc mơ được tưởng tượng bởi các nhà văn trong một trong những cuốn tiểu thuyết của anh ta” và “so sánh tất cả các ví dụ” tìm thấy được trong tác phẩm của mọi nhà văn Freud đã đi theo con đường thứ nhất Ông bắt đầu bằng việc tóm tắt cuốn tiểu thuyết (vài nhận xét mang tính tâm lí học, các kỉ niệm bị dồn nén): ta chỉ có thể hiểu được chi tiết thông qua cái tổng thể Sau đó, thông qua các ảo ảnh và những hoang tưởng của nhân vật trung tâm, ông tìm kiếm cái “động cơ nhục cảm vô thức”, thuật lại các giấc mơ của nhân vật trung tâm, thay thế

chúng vào trong cái tổng thể của truyện kể và dựa vào Khoa học về các

giấc mơ của ông Điều quan trọng là nối sự “lĩnh hội về những nét cơ bản”

của giấc mơ với “sự gia nhập của nó vào sợi ngang của truyện kể” Để diễn giải một giấc mơ, cần phải “gia nhập nó vào số phận mang tính tâm lí học của nhân vật”, trong khi dựng lên theo chiều dài truyện kể, “những chi tiết khả thể nhất về cuộc đời bên ngoài và bên trong của người mơ” Freud

Trang 21

chỉ ra rõ ràng rằng tâm phân tâm học đi tìm cách “nhận biết với một chiều sâu nào của những ấn tượng và những kỉ niệm cá nhân mà tác giả đã xây dựng nên tác phẩm của anh ta” hay nói cách khác, từ văn bản đến tiểu sử,

từ nhân vật đến nhà văn Freud đã tập hợp một số bài viết của ông vào

công trình Tiểu luận về phân tâm học ứng dụng dẫn tới việc tự hỏi liệu phê

bình phân tâm học có thuật lại được các phương diện khác của tác phẩm hay không Trong “Sự sáng tạo văn học và giấc mơ thức tỉnh” (1908) ông

đã đặt ra vấn đề về nguồn gốc của các đề tài, sự xúc động mà chúng khơi dậy trong chúng ta Các nhân vật trung tâm đã hiện thân cho các dòng đời sống tâm lí khác nhau của nhà tiểu thuyết, và nếu, trong các tiểu thuyết khác nhau, nhân vật trung tâm chỉ là một nhân chứng thì nó cũng hiện thân như thế trong một vài giấc mơ khác Freud đã đề xuất việc đồng nhất sáng tạo văn học với giấc mơ thức tỉnh, trở lại với những mối quan hệ giữa cuộc sống với tác phẩm “Một biến cố dữ dội và hiện tại làm thức dậy

ở người sáng tạo kỉ niệm của một biến cố cũ xưa, thường xuyên nhất là biến cố thủa thiếu thời; từ biến cố sơ khai đó đã phái sinh ham muốn tìm thấy được tự thực hiện trong tác phẩm văn học; ta có thể nhận ra trong chính tác phẩm những yếu tố về ấn tượng hiện thời cũng như kỉ niệm xưa cũ” Tác phẩm là một “sự thay thế của trò chơi con trẻ ngày xưa” Một giấc mơ của đứa trẻ, cũng có thể thực như của huyền thoại, “ham muốn của toàn thể các dân tộc”, “các giấc mơ ngàn đời của tuổi xuân nhân loại” Bài viết này đã đề xuất một sự nghiên cứu về hình thức tác phẩm, trong các mối quan hệ giữa nhân vật, kí ức của chúng, cuộc đời của các ham muốn của chúng, mối quan hệ với thời gian của chúng, trò chơi về phong cách Nếu như ta chưa hỏi được tác giả, ta sẽ tìm thấy cái mạng lưới những ám ảnh, các kỉ niệm trẻ thơ của anh ta, và qua tất cả những điều đó, những mặt nạ của anh ta lần lượt được nhấc lên

Trang 22

Charles Baudouin, nghiên cứu Jacques Riviere về Proust và Freud

Trong Một vài tiến bộ trong nghiên cứu trái tim con người ơng đã áp dụng phân tâm học vào phân tích văn học Các tác phẩm: Phân tâm học và nghệ

thuật, 1929; Biểu tượng ở Verhaeren, tiểu luận về phân tâm học của nghệ thuật (1924); Phân tâm học của Hugo (1943); Lễ khải hồn của người anh hùng (1952)

Phân tâm học và nghệ thuật hướng tới việc “tìm lại các mối quan hệ

mà nghệ thuật bảo tồn với các phức cảm, hoặc mang tính cá nhân, hoặc mang tính nguyên thủy ở người nghệ sĩ sáng tạo cũng như ở người thưởng thức tác phẩm” và ơng đề cập đến 3 phần: sự sáng tạo, sự trầm tư, các chức năng của nghệ thuật “Huyền thoại là nội dung biểu lộ một giấc mơ mênh mơng mà các phức cảm nguyên thủy sẽ là cái nội dung tiềm ẩn” Tác giả nhập vào với các phức cảm Oedipe trong nghệ thuật: ơng tìm thấy

trong motif người cha-bạo chúa ở Don Carlos và Guillaume Tell của Schiller; anh em cừu địch ở Britannicus Ơng cũng tĩm tắt vở Hamlet và

Oedipe của Jones: cuốn sách đĩ đã cho phép bổ sung những lí giải của các

chuyên gia về Shakespeare khi đọc trong tác phẩm của ơng xung đột mang tính Oedipe Tiếp đĩ ơng đề cập đến vấn đề “tự mê” (narcisse): “Mọi nhà thơ đều tự mê” (Schlegel) Ví dụ về Tolstọ: những kỉ niệm đầu tiên của nhà văn nơi ơng khám phá ra cơ thể mình và đối lập với thế giới bên ngồi thơng qua những tiếng kêu gào, “chúng đã thâu tĩm được tồn bộ một nhân cách” “Từ đĩ các nhân vật của Tolstọ khơng thể phân tích được những tình cảm về tình yêu của họ mà khơng kết luận rằng ở đĩ chỉ cĩ sự

tự phỉnh mình mà thơi Ta nhớ tới ấn tượng trong Bản sonate ở Kreutzer”

Những phân tích của Baudouin cho phép hiểu tâm lí học và cách ứng xử của các nhân vật Tolstọ, nhưng cũng (tiếp sau Rank) hiểu rất nhiều tác

phẩm đề cập đến vấn đề của tính hai mặt (Musset, Andersen, Hoffmann,

Trang 23

Wilde, Maupassant, Poe, Dostọevski); nĩ đã được tập hợp từ các motif cổ điển của chủ nghĩa tự mê, như gương soi nơi mà nỗi sợ tuổi già, và nhân vật hoang tưởng bởi bị truy hại bởi cái tính hai mặt của anh ta: những nhà văn đã chọn đề tài này đều đã phải chịu đựng những ảo giác trong đời họ, chịu đựng tính hai mặt về nhân cách, về thần kinh, đơi khi về sự sa sút của trí tuệ Cũng như Freud, phân tâm học cho phép Baudouin hiểu và giảm

bớt được một vài khĩ khăn của ý nghĩa các các văn bản Nhưng chủ nghĩa

tự mê đã hợp nhất người nghệ sĩ với sự hướng ngã (introversion) Nĩ được gắn với thị hiếu về sự phơ trương, với “phức cảm gây ấn tượng”: Tolstọ hoặc cịn cĩ ở Rousseau nữa Trưng ra hoặc giấu đi là thơng qua sự kìm nén, như nhìn thấy và biết mà Freud đã phân tích thấy ở Léonard de Vinci

Baudouin phân tích cái “Ý thức” của Hugo trong Truyền kì các thế kỉ

Nghiên cứu bài thơ đặc biệt này được dựa trên việc nghiên cứu các biểu tượng trong tồn bộ các tác phẩm của Hugo, bởi vì “tác phẩm của một nghệ sĩ cần phải được nhìn nhận qua việc phân tích như một cơ thể sống,

mà ở đĩ mỗi một phần đều chuyển biến theo cái tồn thể và chỉ được hiểu

rõ bởi chính nĩ Phân tích chiều sâu của một bài thơ khơng phải khơng phân tích tồn bộ tác phẩm của nhà thơ” Phương pháp bao gồm việc phân tích “chùm ý tưởng” Nếu đề tài của bài thơ là huynh đệ tương tàn, thì nĩ tương ứng với một “phức cảm quan trọng của Hugo”, trong việc cạnh tranh vào những năm đầu đời của nhà thơ với các anh, chị em của ơng Sự cạnh tranh này, sau đĩ được kìm nén, đã để lại “những dấu vết vơ thức sâu xa” Những con quái vật, quái thai trong tác phẩm của Hugo (Han d’Islande, Quasimodo) phản ánh tuổi thơ dị dạng mà ơng đã sợ bị như thế; ghen ghét đối với các anh em trai đã cĩ ở trong nhiều bài thơ của ơng, nơi tình cảm về tội lỗi trong “ý thức” được gắn với hai motif quan trọng: sự truy đuổi và con mắt

Trang 24

1 Sự truy đuổi: được thấy trong nhiều bài thơ Hình đại bàng trên mũ,

Ơng vua tí hon ở Galice, Huynh đệ tương tàn Sự trốn chạy của

Cạn đã lí giải “sự trốn chạy trước người cha” và sự “tự-trừng phạt

vơ thức”

2 Con mắt: cĩ tầm quan trọng trong hệ đề tài về cái nhìn ở Hugo; những kỉ niệm đầu tiên của ơng gắn với cái nhìn, với sự trưng bày; chúng đã sản sinh ra một “hệ thống các ý tưởng đặc thù được dẫn dắt bởi sự phạm tội và nỗi lo âu”

Phần thứ hai của cơng trình quan trọng này dành cho “trầm tư” (contemplation), nghĩa là ở sự phản ứng của tiềm thức (subconscient) của độc giả, bị bỏ mặc cho tới lúc đĩ bởi phê bình Phương pháp đĩ là tập hợp các ý tưởng, sự phát hiện ra cái vơ thức Vấn đề cơ bản là vấn đề thơng báo giữa tác giả và độc giả “về bố cục vơ thức”: nĩ được sinh ra nhất là khi tác phẩm mang những “hình ảnh tiêu biểu về những phức cảm nguyên thủy”, cĩ “chung với mọi người”, nhưng người “trầm tư” cũng ngoại xuất trong các tác phẩm và những xung đột mang tính cá nhân, những điều khơng cĩ chút gì cĩ với những điều của người nghệ sĩ Việc nghiên cứu này nhấn mạnh tính chất gần gũi của nghệ thuật và giấc mơ: tác phẩm

“khiến mơ mộng”, nghĩa là tập hợp các hình ảnh và các ý tưởng, nhưng khơng làm mất đi nguồn gốc của cái nhìn, nĩ “cho đi và nhận lại khơng ngừng”, bởi vì nĩ ấn định phạm vi “một trường ý thức chặt chẽ” Phân

tâm học sau đĩ tìm thấy lại được ý tưởng về sự thanh lọc, sự thuần khiết, thăng hoa của Aristote Baudouin thâu tĩm hành trình của người nghệ sĩ:

“Sau một giai đoạn người sáng tạo đã ở rất xa trong sự biểu hiện trung thực những tình cảm thầm kín nhất của anh ta, anh ta bắt gặp một sự kháng cự bất thần, quy vào một kiểu ngõ cụt, mà anh ta chỉ cĩ thể thốt ra được bằng cách tìm được dạng thức của một nghệ thuật mang tính khách

Trang 25

quan hơn và thế giới hơn” Tác phẩm được cấu tạo bằng các biểu tượng Những cái đó tập hợp các yếu tố mang tính chất “nguyên thủy, bản năng,

ấu thơ”, sau đó là các yếu tố “được vay mượn từ cuộc đời tình cảm cá nhân”, cuối cùng là những “yếu tố cao siêu, trật tự đạo đức, xã hội, triết

học, tôn giáo” Trong Lễ khải hoàn của người anh hùng, Baudouin đã

nghiên cứu 16 anh hùng ca, để nhận biết được kịch bản nguyên thủy, huyền thoại gốc, “hình ảnh thuần phác, hình ảnh của một Persée giết rồng

để cứu Andromède”; mỗi sự diễn lại sự “cao thượng” từ kịch bản này, chúng ta đều không nhận ra được sự vô thức của người nghệ sĩ

Charles Mauron dường như tiếp tục công việc của Baudouin mà ông đã

dẫn ra trong công trình của ông Phân tâm học của Mallarmé Trước ông

đã có những công trình danh tiếng: Edgar Poe, nghiên cứu về phân tâm

học (1933) của Marie Bonaparte và Sự thất bài của Baudelaire của

Laforgue (1931) Đề tài đã đặt dấu chấm quan trọng trong phương pháp

của ông: Từ những ẩn dụ ám ảnh đến huyền thoại cá nhân, nhập môn phê

bình phân tâm học (Baudelaire, Nerval, Mallarmé, Valéry, Corneille,

Molière), 1963 Tiếp theo đó là những ứng dụng: Phê bình phân tâm học

thể loại hài kịch (1964), Baudelaire cuối cùng (1964), Các nhân vật của Hugo trong V.Hugo, Tác phẩm, II, Phèdre (1968), Kịch của Giraudoux

(1971) Trong Nhập môn phân tâm học Mallarmé (1950) ông đặt ra như

một nguyên lí tầm quan trọng của một sự kiện mà cho đến đó ông vẫn chưa để ý: khi Mallarmé 15 tuổi, thì ông đã mồ côi mẹ từ 5 tuổi, mất em gái 13 tuổi Biến cố đó dẫn tới một sự giải thích về cuộc đời và về tác phẩm của nhà thơ Cần phải quay trở lại với phân tâm học Từ một phía,

đó là chấn thương tâm thần, từ phía khác, đó là “một mạng lưới các hình ảnh bền vững (…) được nhắc lại từ bài thơ này qua bài thơ khác” Mạng lưới các tập hợp (mái tóc, ngọn lửa, hoàng hôn, chiến thắng của tình yêu,

Trang 26

cái chết) Ông phân biệt phân tâm học giữa cái “nội dung được thể hiện” với cái “nội dung tiềm ẩn” Mauron đi tìm một phương pháp phân tích được đặt ở giữa phương pháp phê bình tiểu sử của Sainte-Beuve với phương pháp phân tâm học của Lagorgue Ông nhận ra rằng cần phải hài lòng với việc “lí giải chất liệu văn học” trong việc sử dụng kinh nghiệm y học hoặc khoa học Trong phê bình văn học, chỉ duy nhất “triệu chứng” xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật Biểu tượng cùng lúc là cái “vô thức bậc dưới” và cái “tâm linh cao siêu” Kết luận của công trình: “nỗi ám ảnh

về người mẹ và về em gái đã chết không gợi lên được tác phẩm của Mallarmé, nó cũng không lí giải tác phẩm, nó quyết định tác phẩm và định hình tác phẩm từ bên dưới” Công trình này của ông có ảnh hưởng đáng kể đến giới phê bình và độc giả

Trong công trình lớn hơn của ông, Từ những ẩn dụ ám ảnh đến huyền

thoại cá nhân, nhập môn phê bình phân tâm học, Mauron đã định hình

phương pháp của mình một cách rõ ràng Phê bình phân tâm học là độc lập với giai đoạn và thể loại văn học Nó nhắm đến nhân cách vô thức của nhà văn Phê bình phân tâm học quan niệm phân tâm học giống như một khoa học thiết yếu để nhận biết và sử dụng, nhưng nó không nghĩ đến chữa khỏi; nó sử dụng phân tâm học để nối một khoa học với một nghệ thuật Nó sẽ tìm sự “kết hợp các ý tưởng không tự giác dưới những cấu trúc cố ý của văn bản”, khi thiết lập nên những mạng lưới không ngờ đến Trật tự của việc phân tích qua các thao tác sau:

1 xếp chồng lên nhau các văn bản dẫn tới những mạng lưới của các tập hợp, tới các nhóm hình ảnh có tính chất ám ảnh và không tự giác

2 sau đó đi tìm những sự thay đổi của các cấu trúc mà chúng đã vạch

ra các hình thái hoặc các tình thế, theo cách tháo gỡ một “huyền thoại cá nhân”

Trang 27

3 cuối cùng đi tìm những tương ứng với cuộc đời nhà văn

Đó chính là sự tổng hợp của ngôn ngữ ý thức với ngôn ngữ vô thức

Trong công trình Kịch của Giraudoux, Mauron đã khôi phục lại các

cấu trúc kịch từ tác phẩm này sang tác phẩm khác: ví dụ các gương mặt phụ nữ trong sáng, và những nhân vật gây họa, được tập hợp vào những dối trá, ngoại tình, đĩ điếm Maron đã đọc ra một “tấn kịch bên trong” dưới vũ trụ hài hòa, “cái mẫu thức chung” của tất cả các sơ đồ được vạch

ra từ tác phẩm này sang tác phẩm khác Một cái tôi bị chia cắt, lãnh đạm

và quay lưng lại với hiện thực, thống thiết và định hình ở người mẹ và đứa con, phát triển theo dạng thức “xung đột mang tính chất tâm lí, không hề mang tính xã hội” Sự phòng vệ của “cặp đôi trong sáng” là một cuộc chiến chống lại nỗi lo âu đang dâng lên Mauron lưu ý đến các nét văn học sắc sảo, làm phát lộ ra các cấu trúc, xây dựng lên những những quy nạp có giá trị ngay cả khi người ta đưa ra tranh cãi việc đi vào cái vô thức, và ý tưởng mà Giraudoux bị “ức chế” bởi sự gây hấn của Hitler, giống như sự gây hấn về “tính dục”, ở điểm mà các tác phẩm của đã được đánh dấu bởi

sự “trốn chạy về phía phi hiện thực” giống như bởi “sự phủ định kẻ xâm kích” Việc đọc Mauron có thể mang tính chất cá nhân: nó đòi hỏi phải chú ý, tôn trọng và đôi khi bắt chước

Phân tâm học văn bản? Jean Bellemin-Noel đặt câu hỏi: có thể “đọc

một bản gốc văn học với sự giúp đỡ của Freud” khi đặt tác giả sang một

bên, quên anh ta đi được không? Chính ở đó mà anh ta nhìn thấy tương lai của các nghiên cứu trong “phân tâm học văn học”, cái nguyên lí mới này được gọi là “phân tâm học văn bản” hoặc “phân tích văn bản” (textanalyse) Người ta đã đặt cho rằng “vô thức văn bản” có thể bị nhầm

lẫn với vô thức của nhà văn Trong Các truyện hoang đường và những ảo

ảnh của chúng, Bellemin đã làm rõ điều mà ông quan sát: “làm thế nào mà

Trang 28

sắp xếp được việc trình diễn mang tính huyền hoặc trong các truyện hoang đường và làm thế nào mà chúng lại phải chịu trách nhiệm bởi độc giả và/hoặc bởi nhà xuất bản” Trong trường hợp của các truyện hoang đường, người ta không phải áy náy bởi một tác giả được đặt trong ngoặc đơn, bởi

vì họ chỉ là vô danh Nhà phê bình đạt tới những “các hiệu quả về sự thực của cách tổ chức mang tính vô thức đang làm linh hoạt văn bản, ngay cả khi anh ta huy động cái tổ chức vô thức có thực của nó” ham muốn của các nhân vật là ham muốn của độc giả

Phương pháp: dịch ra mật mã các truyện hoang đường theo các hình

thái; sau đó là những diễn giải về chi tiết Ví dụ truyện Người Đẹp ngủ

trong rừng: con suốt, vết thương, giấc ngủ, tuổi già, thần tiên bị bỏ quên,

tất cả có thể được dịch là: sự thiến hoạn, sự ngấu nghiến ham muốn thuộc người cha, dương vật tưởng tượng của người mẹ, v.v Nhưng còn phải đưa trở lại truyện hoang đường vào trong một kết cấu Ông đã đối lập với

Phân tâm học các truyện thần tiên của Bettelheim mà ở đó ông đã phê

bình cách diễn giải mang tính sư phạm: đối với Bettelheim, các truyện hoang đường “hợp thành một sự rèn luyện về tính dễ xúc động bình thường”; đối với các nhà phân tâm học châu Âu, thì họ cho phép trẻ em

“tạo ra ảo ảnh để khoái cảm” Trong lĩnh vực phân tâm học được giới hạn

ở văn bản, cần phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tác phẩm của Marthe Robert Tác phẩm hoàn thiện nhất, quan trọng nhát của ông là

cuốn Tiểu thuyết của những nguồn gốc và nguồn gốc của các tiểu thuyết

(1972) Phân tâm học Freud thuật lại không chỉ về một tác phẩm duy nhất,

mà từ cái tổng thể mênh mông đó của các văn bản mà hợp thành một thể loại văn học, không ở bất cứ một thời điểm vô thức nào của nhà tiểu thuyết, của các nhà tiểu thuyết Từ một phía, nhà tiểu thuyết “bắt chước Chúa”; từ phía khác, chính anh ta là Chúa trời Xuất phát từ hình mẫu đó

Trang 29

của Freud, Marthe Robert đã đọc các văn bản, các truyện thần tiên, các tác

phẩm lãng mạn Đức, Lâu đài của Kafka, “xứ sở không tên và thiên đường

bị mất”; sau đó bà đề cập đến Robinson Crusoé và Don Quichotte, trọng

tâm của công trình phân tích, và những “kiểu Robinson và Don Kihoté” của những người bắt chước Marthe Robert không hề có phân tích về cái

vô thức của Balzac hay của Kafka

Phân tâm học tác giả Một số tác giả đã viết những tác phẩm về tiểu sử

hoặc về tâm lí học tiểu sử, như: Poe của Marie Bonaparte; Tuổi trẻ của

André Gide của Jean Delay (1956); Hölderlin và vấn đề của người cha

của Jean Laplanche (1961); Cây tới tân gốc Phân tâm học và Sáng tạo,

của Dominique Fernandez (1972) Mục đích được đặt ra là “nắm bắt được những nguyên cớ thuộc về vô thức của quá trình sáng tạo”, “để nhận biết tính liên đới sâu xa đã kết hợp cuộc đời của một con người với sản phẩm nghệ thuật của anh ta” Các tác phẩm đã bước ra từ “kinh nghiệm ấu thơ” Phân tâm học tiểu sử nghiên cứu trong tác phẩm “những sự dội lại của thương tổn cục bộ trong tuổi ấu thơ”

Fernandez đã nghiên cứu cội nguồn bệnh đồng tính ở Julien Green (người đã làm biến dạng nó trong các trang viết của ông về tự thuật): không còn nữa “người nào, tác phẩm ấy”, mà “tuổi thơ nào, tác phẩm ấy” Cuộc đời và tác phẩm là những “kết cấu đến sau được dựng lên để phục

vụ cho việc ẩn náu, để quay ngược lại, để xua đuổi một tình huống của tuổi thơ thiếu thốn đã bị chế ngự” Fernandez nghĩ rằng viết là một “dạng của chữa chạy” bởi vì nó xảy ra một sự chuyển dời giữa nhà tiểu thuyết với tính hai mặt của anh ta Có một số người bị ngột ngạt bởi tuổi thơ của

họ (Poe, Pavese, Leopardi, Van Gogh); số khác đã chiến thắng được điều

đó Phân tâm học tiểu sử giải thích rõ hơn tác phẩm của những người trên hơn là tác phẩm của những người sau

Trang 30

Nguyễn Hưng Quốc trong bài viết giới thiệu phân tâm học mang tính chất lí thuyết của mình, anh tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và thấy tác phẩm văn học như một thế giới huyễn tưởng trong đó, nhân vật có đời sống riêng, với những quy luật tâm lý riêng Trong thế giới huyễn tưởng

ấy các chi tiết đều được nhìn nhận nhưng là những biểu tượng của những ước muốn âm thầm và những dồn nén trong vô thức của tác giả Khái niệm ‘vô thức’ được hiểu không phải là sự không có ý thức mà là một phần riêng trong cấu trúc tâm thức, nơi chứa đựng những xung lực có tính bản năng và những ước mơ không thể thực hiện được do ý thức chi phối, kiểm soát Những xung lực và những ước mơ bị dồn nén này luôn muốn vượt thoát khỏi vùng ý thức qua các dạng thức khác nhau (nói tục, nói nhịu và đặc biệt là trong các giấc mơ) Các nhà phân tâm học xem giấc mơ như cửa ngõ chính dẫn vào thế giới vô thức Các nhà phê bình theo khuynh hướng phân tâm học xem tác phẩm văn học y như một giấc mơ: nếu giấc mơ là một sự hoàn thành trá hình những ước muốn bị dồn nén của con người, tác phẩm cũng chỉ là hình thức thăng hoa của các ẩn ức từ trong vô thức và từ thời thơ ấu Hoạt động của giấc mơ – cũng như của tác phẩm văn học – có thể được tóm gọn vào hai quá trình chính, ‘dồn nén’ và

‘hoán vị’

Hai quá trình ‘dồn nén’ và ‘hoán chuyển’ này tương tự hai cấu trúc ‘ẩn dụ’ (dồn nén ý nghĩa lại theo nguyên tắc tương đồng) và ‘hoán dụ’ (hoán chuyển ý nghĩa này sang ý nghĩa khác theo nguyên tắc tương cận) mà Roman Jakobson đã phát hiện như hai cái trục chính trong sinh hoạt ngôn ngữ nhân loại Chính vì sự tương tự này, Jacques Lacan đã đi đến một kết luận nổi tiếng: “vô thức cũng được cấu trúc như ngôn ngữ.” Với công thức này, Lacan trở thành một đại biểu của phân tâm học theo khuynh hướng cấu trúc luận Tuy nhiên, sau đó, ông đã đi xa hơn về hướng hậu cấu trúc

Trang 31

luận khi ông không dừng lại ở hai trục ẩn dụ và hoán dụ mà còn cho ngôn ngữ được hình thành từ những cái biểu đạt (signifiers) hơn là các ký hiệu (signs) với những ý nghĩa cố định Ví dụ, nếu chúng ta nằm mơ thấy một con ngựa; con ngựa ấy sẽ không phải là một ký hiệu theo ý nghĩa mà Ferdinand de Saussure thường dùng, mà nó chỉ là một cái biểu đạt từ đó, chúng ta có thể diễn dịch ra nhiều cái được biểu đạt, tức nhiều ý nghĩa khác nhau Vô thức, bởi vậy, với Lacan, là một chuỗi vận động liên tục của các cái biểu đạt, ở đó, những cái được biểu đạt thường bị đè nén, không vươn lên tầm ý thức được Bị tác động bởi vô thức, chúng ta sẽ không bao giờ nói được hoàn toàn đúng những gì chúng ta muốn nói: mọi diễn ngôn đều ít nhiều mang tính nói nhịu, do đó, mơ hồ, hơn nữa, hàm

hồ Ý nghĩa luôn luôn là cái gì dở dang, lẫn lộn giữa những yếu tố có tính truyền thông và những yếu tố phi truyền thông, vừa sáng rõ vừa tăm tối, vừa ngỡ như có thể nắm bắt được lại vừa phấp phới bay ra xa Quan niệm này dẫn dến một quan niệm khác về ngôn ngữ: giống các nhà cấu trúc luận khác, Lacan tin ngôn ngữ là cái gì không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của cá nhân: ngôn ngữ có trước chúng ta, luôn luôn có sẵn ở đâu đó

để chờ đợi chúng ta Ðiều này có nghĩa là vô thức không phải được cấu trúc như ngôn ngữ mà còn là sản phẩm của ngôn ngữ Ðây chính là một trong vài sự khác biệt lớn nhất giữa Lacan và Freud: Trong khi Freud nhấn mạnh vào các yếu tố sinh lý, Lacan nhấn mạnh vào yếu tố ngôn ngữ: với ông, không có bất cứ một chủ thể nào độc lập với ngôn ngữ Trong khi Freud quan tâm một cách đặc biệt đến mối quan hệ giữa bản tính tự nhiên

và văn hoá, ở đó, theo ông, ưu thế sẽ thuộc về văn hoá, Lacan quan niệm cái gọi là bản tính bẩm sinh là cái gì không thể nhận diện được trọn vẹn vì

nó luôn luôn bị ảnh hưởng bởi cái ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng: với ông, con người vừa không bao giờ có thể được định nghĩa trọn vẹn lại vừa

Trang 32

không thể trốn thoát được các định nghĩa: mỗi người luôn luôn ở trong quá trình tự tìm chính mình Sự khác biệt này lại dẫn đến một khác biệt khác nữa Trong khi Freud hay nói đến bản năng và những xung lực từ vô thức, Lacan lại hay nói đến những ước mơ: với ông, ước mơ là cái gì có tính bản thể luận, một cuộc đấu tranh nhằm vươn lên cái toàn thể hơn là gắn liền với những xung lực tính dục Mọi ước mơ đều gắn liền với sự thiếu hụt Ngay chính ngôn ngữ con người cũng hoạt động trên sự thiếu hụt ấy: điều kiện để từ ngữ có ý nghĩa là sự vắng mặt của cái được biểu đạt và sự loại trừ vô số những cái biểu đạt khác

Lý thuyết phân tâm học thay đổi, phê bình dưới nhãn quan phân tâm học cũng thay đổi theo Thoạt đầu, các nhà phê bình phân tâm học ‘cổ điển’ xem tác phẩm như một biểu hiện hoặc một phản ánh vô thức, do

đó, cho công việc chính của phê bình là phân tích văn bản để nhận diện những gì giấu kín trong vô thức của tác giả Sau, phần lớn xem tác

phẩm như một công trình sản xuất, một thứ production, hơn là product,

ở đó, nhiệm vụ chính của nhà phê bình không phải là ‘đọc’ cái văn bản

có sẵn mà là cố gắng khám phá quá trình hình thành của văn bản, không phải tìm xem văn bản nói cái gì mà là nhằm phát hiện văn bản ấy được tạo dựng như thế nào Trong công việc khám phá và phát hiện ấy, nhà phê bình cần chú ý đến những ‘triệu chứng’ tương đối bất bình thường như những sự bóp méo, sự vắng mặt hay sự lặp lại… của một số yếu tố nào đó trong văn bản Trước, người ta chỉ tập trung truy nguyên diện mạo vào tác giả; sau, từ thập niên 1950, một số nhà phân tâm học chuyển hướng phân tích từ tác giả sang độc giả Theo Norman Holland, nguồi suối của mọi niềm vui do văn học mang lại là, qua việc đọc tác phẩm – một hế thống được mã hoá, chúng ta có thể hoán chuyển những ước muốn từ vô thức thành những ý nghĩa văn hoá mà mọi người có thể

Trang 33

chấp nhận được Ðọc, như vậy, với Holland, trước hết và trên hết, là một hành động tái tạo bản sắc của chính độc giả Trong công việc tìm hiểu tác giả, trước, người ta chỉ tập trung vào vô thức cá nhân; sau, dưới ảnh hưởng của Carl Jung, người ta còn quan tâm đến cả vô thức tập thể,

từ đó, dẫn đến lý thuyết phê bình cổ mẫu (archetypal criticism), như một bước phát triển lệch hướng của Phê Bình Mới, với đại biểu chính là Northrop Frye Bên cạnh đó, Harold Bloom dùng lý thuyết về mặc cảm Oedipus của Freud để hình dung lịch sử văn học như một cuộc ‘đấu tranh’ liên lỉ giữa các thế hệ cầm bút: người nào cũng lo lắng và nung nấu khát vọng thoát khỏi cái bóng của một bậc tiền bối hay đàn anh nào

đó mà mình ái mộ Theo Bloom, bất cứ bài thơ nào cũng có thể được đọc như một nỗ lực thoát ra khỏi ảnh hưởng của những bài thơ được sáng tác trước đó; nói cách khác, mọi bài thơ đều được viết lại từ những bài thơ khác; ý nghĩa của một bài thơ, do đó, là một bài thơ khác

Phân tâm học cũng có những ảnh hưởng nhất định lên một số những lý thuyết hậu hiện đại hàng đầu thế giới như Jacques Derrida, Gilles Deleuze, Félix Guattari, Julia Kristeva và nhiều nhà nữ quyền luận khác

Trong Lời giới thiệu tác phẩm Phân tâm học nhập môn của Freud, dịch

giả Nguyễn Xuân Hiến cho biết: nhiều nhà phê bình đã đồng ý là thành tựu mà Freud đã đạt được dựa chủ yếu trên công trình phát giác và khảo sát về lĩnh vực vô thức của con người

Trong tác phẩm này, Freud cho rằng phần chính tâm lý con người cũng được ẩn giấu trong cõi vô thức, phần bên dưới của tảng băng Phần chìm đó

là cái sâu kín không những giấu kín người khác mà còn tự giấu ngay chính bản thân mình nữa Freud coi hoạt động tinh thần của mỗi con người được

thể hiện ở ba cấp độ là tự ngã (id./soi); bản ngã (ego/moi) và siêu ngã (superego/surmoi), còn được dịch là cái nó, cái tôi và cái siêu tôi Quan

Trang 34

trọng nhất là tự ngã,phần nhân cách tối tăm và không thể biết được Ta chỉ biết chút ít về tự ngã qua nghiên cứu các giấc mộng Tự ngã là nơi trú ngụ

các bản năng nguyên thuỷ và các xúc cảm đi ngược lên tới cái quá khứ xa xưa khi mà con người còn là một con thú Nó có tính chất thú vật và bản

chất là thuộc về dục tính, vô thức Tự ngã mù quáng và độc ác Mục đích

độc nhất của nó là thoả mãn các ham muốn bản năng và các khoái cảm, không cần biết đến các hậu quả

Đứa bé sơ sinh là tự ngã đã được thành nhân Dần dần cái tự ngã phát triển lên thành cái bản ngã Khi trưởng thành, nguyên lý khoái lạc của tự

ngã bị nguyên lý “thích ứng với thực tại” của bản ngã kìm hãm, kiểm soát

những khuynh hướng phạm pháp Bản ngã là “viên trọng tài”, một nhân viên kiểm duyệt, cắt xén, sửa đổi những thúc giục của cái tự ngã làm cho

những thúc giục này phù hợp với đạo đức, chuẩn mực của xã hội

Sau hết, siêu ngã, yếu tố thứ ba trong quá trình sinh hoạt tinh thần được định nghĩa như là “lương tâm” Cũng như cái tự ngã, cái siêu ngã

cũng nằm trong vô thức và cả hai cùng luôn ở thế tương tranh, trong khi

cái bản ngã luôn hoạt động ở giữa như một trọng tài Lý tưởng đạo đức và quy tắc cư xử đều nằm ở siêu ngã Khi tự ngã và siêu ngã hòa hợp thì cá nhân ở trạng thái hạnh phúc Nếu cái bản ngã để cho cái tự ngã vi phạm các luật lệ, thì cái siêu ngã sẽ gây ra lo lắng, cảm giác có tội và mọi biểu

lộ của lương tâm

Freud coi tính dục hay nhục dục (libido) là một khái niệm khác được ghép chung với tự ngã, nghĩa là ở phần sâu thẳm, tăm tối nhất Ông cho rằng những xúc cảm của tự ngã là hình thức thể hiện “năng lượng tính

dục” Khái niệm “năng lực của tính dục” được hiểu theo nghĩa rộng Ở đứa trẻ bản năng tính dục bộc lộ qua những hành động như mút tay, bú và bài tiết Những năm sau đó “năng lượng tính dục” có thể được truyền cho

Trang 35

người khác qua hôn nhân hay qua hoạt động sáng tạo nghệ thuật, văn chương, âm nhạc - theo phương pháp “dịch chuyển” những “dồn nén” Freud cho rằng những công trình vĩ đại là những “dồn nén” được “dịch chuyển” sang sáng tạo

Tiểu kết

- Từ những tóm lược về lí thuyết phân tâm học đã quen thuộc bên trên, luận văn muốn lấy đó như cơ sở lí thuyết để khám phá tác phẩm của Charlotte Brontë

- Luận văn sẽ tìm hiểu tác phẩm theo hai hướng chính: phân tâm học tác giả và phân tâm học nhân vật, coi nhân vật là một con người, một “hóa thân” của tác giả

- Các Chương tiếp theo sẽ khảo sát tác phẩm từ những phát kiến của Charles Mauron: tìm hiểu nhóm các biểu tượng, ẩn dụ, giấc mơ trong tác phẩm từ và mối quan hệ của chúng với cuộc đời tác giả Và ngược lại, cuộc đời tác giả sẽ soi sáng tác phẩm

Trang 36

CHƯƠNG 2 CHARLOTTE BRONTË VÀ NHÂN VẬT JANE EYRE

Trong Chương này luận văn tiến hành tìm hiểu từ tiểu sử cuộc đời tác giả đến sự “hóa thân” của bà vào nữ nhân vật Jane Eyre trong tác phẩm qua những biểu hiện vô thức và ám ảnh

2.1 Từ những “dồn nén”, ẩn ức trong cuộc đời tác giả: các Từ điển

cho biết: Charlote Brontë sinh tại Thornton, Bắc Yorkshire, Anh năm

1816, con thứ ba trong sáu anh chị em, bố là Patrick Brontë (hay “Patrick Brunty”), một mục sư gốc Ireland và mẹ Maria Branwell Sáu chị em sớm

mồ côi mẹ, cha là mục sư nghèo đã đưa bốn đứa con vào trại mồ côi của nhà chung

Về nguồn gốc cái tên: gia đình Brontë có thể là hậu duệ của những

người nhập cư Ireland mac Aedh Ó Proinntigh, nghĩa đen “con trai Aedh, cháu trai Proinnteach” Aedh là tên nam giới, lấy từ Aodh, nghĩa là “lửa”

(chúng ta lưu ý đến từ này).“Proinnteach” ban đầu là tên người nói chung,

nghĩa đen “đại yến sảnh”, lấy từ tiếng Xen-tơ: proinn (“đại yến”);

Anh hoá thành Prunty và đôi khi Brunty Trong một số tài liệu, bố của ba

chị em, Patrick Brontë (Brunty), đã chuyển các âm tiết trong tên sang tiếng Anh Không thể biết chắc chắn lí do ông làm vậy, có khả năng là muốn xoá dấu vết về xuất thân hèn kém Là người viết thư thuê, có thể ông thông thạo văn tự Hy Lạp cổ và đặt tên theo tên khổng lồ Cyclop Brontes (nghĩa đen là “tia sét”)

Tháng 4 năm 1821, gia đình Brontë chuyển đi cách vài dặm đến Haworth, nơi Patrick được bổ nhiệm làm phó giám mục Maria Branwell Brontë mất vì ung thư ngày 15 tháng 9 năm 1821, để lại năm con gái và

Trang 37

một bé trai cho người em gái là Elizabeth Branwell chăm sóc Tháng 8 năm 1824, Charlotte cùng ba chị em; Emily, Maria và Elizabeth, được gửi đến trường nữ sinh Clergy ở Cowan Bridge, Lancashire một hạt ở tây bắc của Anh, thủ phủ hạt đóng ở Lancaster

Sống chật vật, sức khoẻ của bà suy giảm và không lâu sau hai chị cả, Maria (sinh 1814) và Elizabeth (sinh 1815), mất vì bệnh lao tháng 5 năm 1826 ngay khi rời khỏi trường Tại tư dinh cha xứ Haworth, Charlotte và các em; Branwell, Emily và Anne — bắt đầu ghi nhật kí về cuộc sống hàng ngày và những cuộc chiến đấu giữa các vương quốc tưởng tượng Charlotte và Branwell viết truyện ngắn về đất nước Angria của họ; Emily và Anne viết phóng sự và làm thơ về vương quốc Gondal Loạt truyện được trau chuốt tỉ

mỉ và góp chung (vẫn còn sót lại bản thảo) tạo cho lũ trẻ những kỉ niệm thú

vị thời niên thiếu, chuẩn bị cho thiên hướng văn học nảy nở khi trưởng thành

Charlotte tiếp tục học tại Roe Head, Mirfield từ năm 1831 đến 1832, nơi bà gặp những người bạn suốt đời, Ellen Nussey và Mary Taylor Năm

1833 bà viết tiểu thuyết vừa Chú lùn xanh dưới bút danh Wellesley

Charlotte trở thành cô giáo từ năm 1835 đến 1838 Năm 1839 bà có địa vị như giáo viên của nhiều gia đình tại Yorkshire, duy trì cho đến năm 1841 Năm 1842 bà và Emily tới Brussels để nhận một học bổng được lập ra bởi Constantin Heger (1809 – 1896) và vợ ông Claire Zoé Parent Heger (1814 – 1891) Ở ngoại quốc, Charlotte dạy Anh văn và Emily dạy nhạc Thời gian học bị cắt ngắn bởi cái chết của dì Elizabeth Branwell tháng 10 năm

1842 Charlotte một mình trở lại Brussels tháng 1 năm 1843 để hoàn thành học phần Năm thứ hai trong học bổng là một năm không suôn sẻ; bà cô độc, đau yếu và bám chặt lấy Constantin Heger Cuối cùng bà quay về Haworth tháng 1 năm 1844 Về sau bà dùng thời gian du học làm bối cảnh

Trang 38

cho Giáo sư và Villette

Tháng 5 năm 1846, Charlotte, Emily và Anne xuất bản một tập thơ chung lấy bút danh Currer, Ellis và Acton Bell Mặc dù cuốn sách thất bại (chỉ bán được 2 bản), bà chị em vẫn kiên trì viết và bắt đầu với thể loại tiểu thuyết Charlotte tiếp tục sử dụng tên “Currer Bell” khi xuất bản quyển thứ nhất và thứ hai Tiểu thuyết của bà gây ấn tượng mạnh với giới phê bình Nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến việc tìm ra Currer Bell [32], và liệu Bell là phụ nữ hay đàn ông

Do thành công vang dội của Jane Eyre, bà bị nhà xuất bản thuyết phục

đến London tiết lộ danh tính và được đẩy lên địa vị xã hội cao quý, làm bạn bè của Harriet Martineau, Elizabeth Gaskell, William Makepeace Thackeray và G H Lewes Tác phẩm của bà châm ngòi cho phong trào bình đẳng giới trong văn học Nhân vật chính, Jane Eyre trong cuốn tiểu thuyết cùng tên có mối tương đồng với chính bà, một phụ nữ kiên cường Tuy nhiên, bà không bao giờ rời khỏi Haworth quá vài tuần vì không muốn để bố lại một mình

Tháng 6 năm 1854, Charlotte cưới Arthur Bell Nicholls, phó giám mục của bố mình, và có thai ngay sau đó Sức khoẻ bà xuống dốc trầm trọng,

và theo Elizabeth Gaskell, - tác giả cuốn tiểu sử Cuộc đời Charlotte

Brontë xuất bản sau khi bà qua đời cho biết bà bị hành hạ bởi “cảm giác

buồn nôn không dứt và thường xuyên bị choáng” Charlotte mất cùng với đứa bé chưa ra đời ngày 31 tháng 3 năm 1855 khi mới 38 tuổi Cái chết có thể do bệnh lao, nhưng nhiều nhà tiểu sử suy đoán do mất nước và suy dinh dưỡng do hay nôn mửa vì ốm nghén Cũng có ý kiến cho rằng Charlotte chết do virut nhiễm phải từ Tabitha Ackroyd, người hầu già nhất trong nhà Brontë đã chết trước bà không lâu Charlotte được an táng trong hầm mộ gia đình tại nhà thờ St Michael và các thánh thần, Haworth, Tây

Trang 39

Yorkshire, Anh

Tóm lại, từ những gì trong tiểu sử của Charlotte Brontë để lại, ta chú

ý đến mấy chi tiết quan trọng: con gái một mục sư; mẹ mất sớm; mấy chị em đến ở nhà dì; trại mồ côi; các chị em đều chết trước, chỉ còn lại hai cha con bà; làm gia sư Tất cả những chi tiết tiểu sử này đều được

xuất hiện trong Jane Eyre với ít nhiều thay đổi Nhiệm vụ của luận văn

ở đây là không phải xem các chi tiết tiểu sử đó giống nhiều hay ít thế nào trong tiểu thuyết mà xem dưới những chi tiết tiểu sử đó, khi vào tác phẩm nó được “chuyển dịch” ra sao qua các “mã” biểu tượng, không gian và cấu trúc

Luận văn chú ý đến những “dồn nén” trong cuộc đời nhà văn được

“chuyển dịch” qua các biểu tượng Mẹ - Nhà (nhà mình, nhà người) – người Cha – Rochester sang nhân vật ra sao

2.2 Đến cuộc “chuyển dịch” sang nhân vật

Từ những nét quan trọng về cuộc đời trên, nhiều nhà nghiên cứu đã

cho rằng Jane Eyre gần như là một cuốn tiểu thuyết tự thuật về chính cuộc đời nhà văn Từ điển văn học (Bộ mới) đã nhắc tới các sự kiện trong cuộc

đời Charlote Brontë sau này sẽ được miêu tả lại trong tác phẩm như: trại trẻ Lowood khắc nghiệt; nhân vật Jane trải qua tuổi thơ cực nhọc, cũng dạy học, làm gia sư cho các gia đình quyền quý, chỉ có khác là mối tình với Rochester là không có trong cuộc đời thực (luận văn sẽ trở lại vấn đề

này) Trong Lời giới thiệu cho tiểu thuyết Jên Erơ, do Trần Anh Kim dịch, Nguyễn Đức Nam viết: “Jên Erơ là chuyện của một người đàn bà do một

người đàn bà kể lại, Saclôt Brônti đã để lại trong đó rất nhiều tâm huyết của mình Nhiều đoạn trong tiểu thuyết là tự truyện của bản thân tác giả” [4; 11-12] Cũng trong Lời giới thiệu này, Nguyễn Đức Nam còn đề cập đến các vấn đề khác trong tác phẩm: địa vị người phụ nữ trong xã hội tư

Trang 40

sản; vấn đề trẻ thơ trong xã hội nước Anh những năm 30-40 của thế kỉ 19 Tuy nhà nghiên cứu không nói đến vấn đề nữ quyền, nhưng ông đã đề cập đến việc “đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ trong tình yêu, trong đời sống gia đình, trong lao động xã hội” Tiếp đó là vấn đề tôn giáo và thái độ của Charlote Brontë, con gái một mục sư, khá phức tạp, vừa lên

án, vừa ảo tưởng về “sứ mệnh cao quý” của những nhà truyền đạo kiểu Saint John

Điểm qua như vậy để thấy, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu từ chính tác phẩm hoặc từ những nguồn khác nhau đều nhất trí đánh giá sự trùng hợp

khá nhiều chi tiết tiểu sử của nhà văn với cuộc đời nhân vật và coi Jane Eyre

như một tiểu thuyết tự thuật

Tất nhiên, trước cuộc đời một nhà văn đã cách xa chúng ta về thời gian, địa lí, những sự kiện trong cuộc đời họ còn lại đến ngày nay chỉ là những mốc thời gian quan trọng, không thể bỏ qua và ai cũng biết, chúng chỉ như những thứ “xương xẩu” khá bền vững, còn nếu muốn có “da thịt” đắp vào

đó, ta cần phải đọc nhật kí, những ghi chép hoặc của chính họ hoặc của các những nhân chứng cùng thời Nhưng do nhiều nguyên nhân mà người làm luận văn không thể có được những tư liệu đó trong tay

Như đã nói ở trên, tuổi thơ của nhân vật gần trùng khít với lí lịch tiểu

sử của chính nhà văn Cuốn tiểu thuyết cảm động chính còn nhờ ở những

kí ức sống động mà Charlote Brontë đã trải qua Tuổi thơ thường in đậm dấu ấn trong tâm hồn mỗi con người

Luận văn xem những thiếu thốn, cay cực trong cuộc đời tác giả là những “dồn nén” cần “chuyển dịch” sang nhân vật trong tác phẩm qua lăng kính của thuyết phân tâm học

2.2.1 Người mẹ

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w