6. Cấu trúc luận văn:
3.2.1. Buồng đỏ: ám ảnh khủng bố tinh thần
Buồng đỏ (red-room) được xem như một biểu tượng của ám ảnh ghê
66
trong hiện tại tạo sự kết nối giữa hoàn cảnh lúc bấy giờ với cảm giác bị chế nhạo trong tuổi thơ của cô. Đó là căn phòng mà cô thường bị nhốt sau những phản kháng của cô với bà Reed.
“Buồng đỏ là một gian buồng để không, rất ít khi, có thể nói là chưa bao giờ có ai ngủ ở đấy... Ông Reed đã chết ở đấy được chín năm nay rồi. Tôi biết ông chết ở trong phòng này, người ta để ông ở đây cho đến khi đem ông đi chôn. Từ ngày ấy, một không khí ma quái trong phòng khiến chẳng có ai dám bước vào. Căn phòng có mùi ẩm mốc và bị quên lãng” [4; 30].
Từ những ám ảnh về căn buồng này, Jane đã ra đi. Có thể coi mỗi lần “buồng đỏ” xuất hiện trở lại trong tiểu thuyết là một lần nhân vật di chuyển sang một không gian mới do những sự kiện mới can thiệp. Hình ảnh “buồng đỏ” ma quái sẽ còn xuất hiện trong tiểu thuyết và tiếp tục rải rác xuất hiện 9 lần sau đó. Bắt đầu liên tiếp ở các Chương II, III, IV là những kỉ niệm khốn khổ của Jane trong “ngôi nhà” của mợ Reed.
Ở Chương III, sau khi bị nhốt trừng phạt, ngất đi và hồi tỉnh lại (chúng tôi gạch chân ở đây cũng như ở các chỗ trích dẫn khác):
“Điều tôi nhớ trước tiên là lúc tỉnh dậy tôi có cảm giác như vừa qua một cơn ác mộng và nhìn thấy trước mắt mình một ánh đỏ rùng rợn có những đường rạch đen và dày. Tôi cũng nghe thấy những tiếng nói văng vẳng như bị gió rít hay tiếng thác đổ át đi. Kích động mung lung và một cảm giác kinh khủng lấn át tất cả đã làm cho năng lực của tôi bị hỗn loạn. Ngay sau đấy tôi thấy như có ai lại nâng tôi dậy nhè nhẹ, đỡ tôi ngồi lên,…” [4; 38].
67
Chúng ta lưu ý đến “một ánh đỏ rùng rợn có những đường rạch đen và dày” ghê rợn, khủng khiếp ở ngay mấy chục trang đầu tác phẩm này sẽ trở lại sau trên 450 trang nữa ở Chương XXVII, sau rất nhiều biến cố đã đi qua.
Sang đến Chương VIII, lúc này Jane đã ở trại tre Lowood, nàng kể lại cho cô Temple nghe:
“Tôi có nhắc đến ông Lôi, người đã đến thăm bệnh cho tôi sau cơn mê hoảng, vì tôi không thể quên được những giờ phút rất kinh hãi đối với tôi trong căn phòng đỏ. Trong khi nói chi tiết, sự kích động của tôi không thể kìm lại được và chắc đã lộ ra một phần nào, vì không gì có thể làm dịu đi trong trí nhớ của tôi nỗi sợ hãi nó làm lòng tôi đau thắt lại khi bà Rit không đoán hoài đến lời van xin tuyệt vọng của tôi, và còn nhốt tôi một lần thứ hai vào trong căn buồng có ma tối mù mịt ấy” [4; 113].
Cuối cùng, đến tận Chương XXVII, sau khi cuộc kết hôn không thành và được ông cho chứng kiến bà vợ điên của ông, Jane quyết định rời khỏi Thornfield, xa ông Rochester thì giấc mơ về “căn buồng đỏ ở Gatơhet, đêm tối đen và tâm trí tôi bị những sợ hãi kì lạ ám ảnh. Cái vệt ánh sáng trước đây lâu lắm đã có lần làm tôi ngất đi, bây giờ trở lại trong ảo ảnh, đang trườn trên mặt tường, và run rẩy đọng lại giữa khung trần nhà u tối”. Sự rối loạn, ám ảnh sự hãi sợ, bản nguyên sống, dương tính đan xen với sự hắc ám trong giấc mơ. Màu đỏ ở đây vừa là mối nguy hiểm, đe doạ, màu của sự u ám, chết chóc. Nó đi liền với màu đen.
Màu đỏ, lửa “một cái vực đầy lửa” của địa ngục cho người xấu, là những hình ảnh mà Jane đã được giáo huấn từ khi còn nhỏ và đã phải nhắc
68
lại trước ông Brocklehurst – “một cái cột đen” khi ông ta đe Jane về một hình phạt phải “rơi vào cái vực ấy và bị thiêu đốt mãi mãi” vì em đã hỗn với mợ, theo lời bà ta nói với ông.
3.2.2. Sự u ám, ảm đạm
Màu đen (black) và tối tăm (dark) có con số kỉ lục, vượt trội với 135
lần (33.67% ≈ 34%), nghĩa là trên 1/3 tác phẩm như đã nói bên trên về sự u ám, ảm đạm của cuốn tiểu thuyết này.
Cảnh ra đi khỏi lâu đài nhà mợ Reed của Jane gần như trong đêm tối dẫu đó là một buổi sớm mùa đông:
“Trăng đã lặn, trời tối hẳn lại. Chị Betxi xách chiếc đèn lồng kính, ánh sáng hắt ra trên những bực thềm ẩm ướt và con đường rải sỏi đẫm tuyết vừa tan. Sáng mùa đông rét buốt, khi bước vội xuống lối đi, răng tôi run cầm cập. Trong buồng bác gác cổng đã có ánh đèn, lúc đến nơi chúng tôi thấy vợ bác đang nhóm lửa. Cái hòm của tôi đem xuống từ chiều hôm trước, đã được buộc chặt dây thừng và đặt bên cạnh cửa. Lúc ấy chừng sáu giờ kém vài phút, và sáu tiếng vừa điểm được một lát thì có tiếng xe ba bánh lăn trên đường báo hiệu xe sắp tới. Tôi ra cửa, nhìn thấy trong bóng tối ánh đèn xe đang tiến lại gần” [4; 70].
“The moon was set, and it was very dark; Bessie carried a lantern, whose light glanced on wet steps and gravel road sodden by a recent thaw. Raw and chill was the winter morning: my teeth chattered as I hastened down the drive. There was a light in the porter’s lodge: when we reached it, we found the porter’s wife just kindling her fire:
69
my trunk, which had been carried down the evening before, stood corded at the door. It wanted but a few minutes of six, and shortly after that hour had struck, the distant roll of wheels announced the coming coach; I went to the door and watched its lamps approach rapidly through the gloom” [6; 33].
Chúng tôi trích thêm nguyên văn để muốn chỉ ra trong cùng một trường đoạn, Charlotte Brontë đã đồng thời sử dụng cả “tối tăm” và “ánh sáng”, nhưng tất cả thật ảm đạm, buồn bã. Đóng mở hai đầu trường đoạn là “very dark” và “gloom” (tối sầm lại, u ám, ảm đạm, vẻ buồn rầu, vẻ u sầu) mà trong bản dịch của Trần Anh Kim là “bóng tối” thì có vẻ hơi nhẹ. Chính cấu trúc đóng/mở bằng “tối tăm” và “ảm đạm” này đã mang lại hiệu quả về sự thê lương, trĩu nặng buồn thương.
Trong mắt Jane, khi đó vẫn còn là đứa trẻ, những con người xấu xa, thường được gắn kèm với màu sắc u ám, chết chóc, điềm gở hoặc hung ác. Ông Brocklehurst: “Lòng tự hỏi: ‘Không hiểu có ai gọi mình đây?’ (…). Quả đấm vừa quay, cánh cửa hé ra, tôi bươc vào cúi chào thật thấp, rồi
ngước mắt nhìn lên tôi thấy một cái cột đen!” [4; 56].Bà Reed: “Dưới cặp
lông mày thưa long lanh đôi mắt thiếu dịu dàng, nước da đen sạm, làn tóc hung hung” [4; 62]. Trong nguyên văn câu này được tiếp nối miêu tả gương mặt bà Reed mà không phải là đầu câu: “under her light eyebrows glimmered an eye devoid of ruth; her skin was dark and opaque, her hair
nearly flaxen” [6; 28]. Cụm “dark and opaque” (opaque là mờ đục) được
dịch giả thay bằng “đen sạm”. Tới Lowood, quan sát các cô giáo: “Cô to lớn thì hơi thô, cô da ngăm ngăm thì có vẻ nghiệt, cô ngoại quốc có dáng cục cằn thô tục, còn cô Milơ mới khốn khổ chứ, người thì đỏ nhừ, héo hắt, phờ phạc” [4; 78] - (“for the stout one was a little coarse, the dark one not
70
a little fierce, the foreigner harsh and grotesque, and Miss Miller, poor thing! looked purple, weather-beaten, and over-worked” [6; 38-39]).
Có được cái nhìn “đen tối” này, nghĩa là gắn những con người, sự vật xấu xa với màu u tối, là do ngay từ tuổi thơ Jane đã từng được xem những cuốn sách có vẽ tranh minh hoạ những quỷ, những ma: “Hai chiếc tàu nằm trên mặt biển im lìm, tôi cho đấy là những con ma biển. Tôi giở thật nhanh chỗ con quỷ buộc cái bị của thằng ăn trộm vào lưng gã này, đó là một cảnh tượng khủng khiếp. Và cũng không kém phần kinh khủng con vật đen trùi trũi, đầu có sừng, ngồi ngất nghểu trên mỏm đá, quan sát một đám đông vây quanh chiếc giá treo cổ phía xa” [4; 23]. Những ấn tượng tuổi thơ như thế sẽ là những ám ảnh về nỗi ghê sợ những thứ xấu xa gắn liền với màu sắc đen tối. Sự tưởng tượng hư cấu của trẻ thơ là vô cùng mãnh liệt, cái thế giới của những “ma”, “quỷ” do sự bịa đặt của người lớn, ban đầu có thể có ý định răn đe, hướng thiện, tránh cho người ta khỏi phạm tội và bị trừng phạt; nhưng sau đó nó lại trở lại hù doạ con người. Những “dồn nén” về điều kinh khủng đó trong tuổi thơ của Jane sẽ được nàng “phóng chiếu” lên các đối tượng khác nhau, mà do trực giác, nàng thấy được là xấu xa, độc ác.
Những “căn phòng đen” (dark room), “buồng đỏ” (red room) như một chấn thương tinh thần ở Jane, rất thường xuyên đi kèm nhau cặp màu sắc này. Trong iểu tượng văn hoá thế giới: màu đen được tượng trưng cho cõi âm ti, đồng thời cũng là cái bụng của trái đất. Màu đen của Đại dương bao trùm cái bụng của thế giới, nơi mà, “trong bóng đen mịt mù đang mang thai, nảy sinh màu đỏ của lửa và máu, biểu tượng của lực sống. Vì vậy, hay có sự đối lập đỏ - đen trên trục Bắc - Nam, hoặc, cũng tương tự, đỏ và đen có thể xuất hiện như hai cái thay thế nhau” [25; 293]. Từ đây, ta sẽ hiểu thêm được ý nghĩa của cặp đôi màu sắc đi cùng trong tác phẩm mà
71
chính Charlotte Brontë, từ trong vô thức cũng không thể lường tới được. Ngay ở đầu Chương III, khi tỉnh dậy: “Điều tôi nhớ trước tiên là lúc tỉnh dậy tôi có cảm giác như vừa qua một cơn ác mộng và nhìn thấy trước mắt một ánh đỏ rùng rợn có những đường rạch đen và dày” [4; 38].
Vừa là màu của âm ti, màu đen đi cùng với màu đỏ, với lửa lại là “biểu tượng của lực sống”. Vừa đối lập, lại vừa thay thế nhau, có thể trong tâm lí Jane, cái điều mà nhà văn không diễn tả bằng lời, là một trạng thái thức/ngủ, chuyển biến và đang tìm cách khẳng định bản ngã.