Đến cuộc “chuyển dịch” sang nhân vật

Một phần của tài liệu Jane Eyre từ góc nhìn phân tâm học (Trang 39)

6. Cấu trúc luận văn:

2.2. Đến cuộc “chuyển dịch” sang nhân vật

Từ những nét quan trọng về cuộc đời trên, nhiều nhà nghiên cứu đã

cho rằng Jane Eyre gần như là một cuốn tiểu thuyết tự thuật về chính cuộc đời nhà văn. Từ điển văn học (Bộ mới) đã nhắc tới các sự kiện trong cuộc

đời Charlote Brontë sau này sẽ được miêu tả lại trong tác phẩm như: trại trẻ Lowood khắc nghiệt; nhân vật Jane trải qua tuổi thơ cực nhọc, cũng dạy học, làm gia sư cho các gia đình quyền quý, chỉ có khác là mối tình với Rochester là không có trong cuộc đời thực (luận văn sẽ trở lại vấn đề

này). Trong Lời giới thiệu cho tiểu thuyết Jên Erơ, do Trần Anh Kim dịch, Nguyễn Đức Nam viết: “Jên Erơ là chuyện của một người đàn bà do một

người đàn bà kể lại, Saclôt Brônti đã để lại trong đó rất nhiều tâm huyết của mình. Nhiều đoạn trong tiểu thuyết là tự truyện của bản thân tác giả” [4; 11-12]. Cũng trong Lời giới thiệu này, Nguyễn Đức Nam còn đề cập đến các vấn đề khác trong tác phẩm: địa vị người phụ nữ trong xã hội tư

43

sản; vấn đề trẻ thơ trong xã hội nước Anh những năm 30-40 của thế kỉ 19. Tuy nhà nghiên cứu không nói đến vấn đề nữ quyền, nhưng ông đã đề cập đến việc “đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ trong tình yêu, trong đời sống gia đình, trong lao động xã hội”. Tiếp đó là vấn đề tôn giáo và thái độ của Charlote Brontë, con gái một mục sư, khá phức tạp, vừa lên án, vừa ảo tưởng về “sứ mệnh cao quý” của những nhà truyền đạo kiểu Saint John.

Điểm qua như vậy để thấy, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu từ chính tác phẩm hoặc từ những nguồn khác nhau đều nhất trí đánh giá sự trùng hợp

khá nhiều chi tiết tiểu sử của nhà văn với cuộc đời nhân vật và coi Jane Eyre

như một tiểu thuyết tự thuật.

Tất nhiên, trước cuộc đời một nhà văn đã cách xa chúng ta về thời gian, địa lí, những sự kiện trong cuộc đời họ còn lại đến ngày nay chỉ là những mốc thời gian quan trọng, không thể bỏ qua và ai cũng biết, chúng chỉ như những thứ “xương xẩu” khá bền vững, còn nếu muốn có “da thịt” đắp vào đó, ta cần phải đọc nhật kí, những ghi chép hoặc của chính họ hoặc của các những nhân chứng cùng thời. Nhưng do nhiều nguyên nhân mà người làm luận văn không thể có được những tư liệu đó trong tay.

Như đã nói ở trên, tuổi thơ của nhân vật gần trùng khít với lí lịch tiểu sử của chính nhà văn. Cuốn tiểu thuyết cảm động chính còn nhờ ở những kí ức sống động mà Charlote Brontë đã trải qua. Tuổi thơ thường in đậm dấu ấn trong tâm hồn mỗi con người.

Luận văn xem những thiếu thốn, cay cực trong cuộc đời tác giả là những “dồn nén” cần “chuyển dịch” sang nhân vật trong tác phẩm qua lăng kính của thuyết phân tâm học.

Một phần của tài liệu Jane Eyre từ góc nhìn phân tâm học (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)