Những giấc mơ, linh cảm ảm đạm

Một phần của tài liệu Jane Eyre từ góc nhìn phân tâm học (Trang 74)

6. Cấu trúc luận văn:

3.3.2. Những giấc mơ, linh cảm ảm đạm

Theo S.Freud thì giấc mơ không chỉ có chức năng sinh lý mà nó còn có một chức năng tâm lý vô cùng quan trọng, bởi nó giúp người ta giải tỏa được những căng thẳng thần kinh qua việc thỏa mãn những mong muốn của cá nhân trong khi mơ mà những mong muốn đó không được thực hiện trong thực tiễn. “Những giấc mơ chúng ta tìm trong lúc này là những giấc mơ trẻ con, những giấc mơ ngắn ngủi, rõ ràng, có đầu cuối, dễ hiểu, không làm cho hiểu lầm, những giấc mơ thực sự”

Trong tâm lí nhân vật nói chung và nhân vật Jane Eyre nói riêng, có thể nói sự vô thức đã bộc lộ rõ những đặc điểm tâm lí nhân vật. Từ giấc mơ, suy nghĩ, lời nói nhỡ và những hành động không kiểm soát được đã khiến nhân vật bộc lộ rõ tâm lí thật của mình. Vô thức không phải là sự thiếu vắng ý thức mà là một cõi riêng, một phần riêng trong cấu trúc tâm thức của con người, nơi chứa đựng những xung lực có tính bản năng và những ước mơ không thể thực hiện được, thậm chí không thể chấp nhận

78

được trong xã hội.

Những ác mộng và hiện thực đan xen:

“Gần đây tôi cứ luôn luôn nhớ lại lời nói và sự việc ấy, vì suốt tuần lễ qua, không mấy đêm là tôi không chiêm bao thấy một đứa trẻ, khi tôi bồng nó trên tay, khi tôi để nó dập dềnh trên đùi, đôi khi lại ngắm nó chơi hoa cúc trắng trên bãi cỏ hoặc thấy nó đập đập tay xuống một dòng nước đang chảy. Đêm nay mơ thấy một đứa trẻ khóc, đêm sau lại mơ thấy một đứa trẻ cười, có lúc nó nép vào người tôi, có lúc nó lại chạy trốn tôi. Nhưng dù là mơ thấy thế nào đi nữa thì liên tiếp bảy đêm liền, hễ tôi nhắm mắt ngủ là nó lại hiện ra.

Một ý nghĩ cứ lặp lại, một hình ảnh cứ tái diễn lạ kỳ như vậy mãi, tôi thực không thích chút nào; và tôi đâm ra lo sợ khi gần đến giờ đi ngủ, giờ mà ảo ảnh kia hiện ra. Chính trong lúc tôi mơ thấy con ma trẻ con đó thì tôi chợt thức dậy, trong cái đêm trăng sáng vằng vặc mà tôi nghe thấy có tiếng kêu; và buổi trưa hôm sau tôi được gọi xuống buồng bà Fefăc vì có người muốn gặp tôi ở đó” [4; 334-335]

Jane bị đặt vào một tình thế ẩn náu và thụ động gợi lên nỗi ham muốn về sự ứ đọng mà cũng theo Freud là đặc trưng về xung năng chết.

Nếu như khi tỉnh táo cô luôn cố gắng khẳng định mình không có tình cảm với Rochester và chẳng quan tâm gì tới cô Ingram, việc cô phải đi khỏi Thornfield là điều nên làm mà theo lí thuyết phân tâm học, đó chỉ là một kiểu “mặt nạ nhân cách” (personna), có nghĩa là ẩn giấu, kìm nén ý muốn thực sự của mình để không bị lộ ra ngoài. Những nhân vật được Jane thấy trong mơ, theo một con đường ngược lại, họ hắt hủi hoặc ghẻ lạnh với nàng mà trong thực tế, chính nàng mới tha thiết với họ: “Suốt

79

đêm tôi nằm mơ thấy cô Ingram, trong giấc mơ về gần sáng, tôi thấy cô đuổi tôi ra khỏi lâu đài Thornfield, đóng sập cửa lại và chỉ cho tôi đi ra một con đường khác, còn ông Rochester thì đứng khoanh tay trước ngực, nhìn cả hai chúng tôi mà mỉm cười chua chát” [4; 367]. Ngay khi đang chìm đắm trong hạnh phúc trước hôn lễ với Rochester, Jane lại mơ và những giấc mơ như dự báo trước những điều bất ngờ sắp diễn ra với cô: “Trong khi ngủ em lại tiếp tục mơ thấy một đêm tăm tối, lộng gió và tiếp tục cả ước vọng được sống bên ông, song em cứ lờ mờ có cái cảm giác kỳ lạ và đáng buồn, như có một trở ngại gì chia rẽ chúng ta. Ngủ thiếp đi lần đầu em thấy mình đang đi trên con đường quanh co, xa lạ, bóng tối mịt mù bao phủ quanh em, mưa táp vào người em...”.

Sự chống đối là điều được phân tâm học chỉ ra. Khi sự chống đối yếu ớt thì khoảng cách giữa yếu tố giấc mơ và cái vô thức rất ít, nhưng khi chống đối mạnh thì lập tức phát sinh ra những biến dạng của vô thức làm cho khoảng cách càng xa hơn. Trong giấc mơ này, mà về sau ta biết được rằng, Rochester, muốn được Jane “yếu đến điên cuồng” [4; 398], ông ta đã đi con đường vòng bằng cách giả vờ yêu cô Ingram và phao tin sắp làm đám cưới với cô để Jane ghen, như chính ông ta đã thổ lộ ra với nàng. Và ông ta hỏi Jane có ghen không, như mọi phụ nữ, nàng đánh trống lảng “đừng để ý đến chuyện ấy” và âm thầm sung sướng khi có người tìm cách đến với mình “tinh vi” như vậy! Nhưng nàng vẫn nói: “Tuyệt! Bây giờ thì ông nhỏ quá, chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay em thôi” [4; 398]. Và đương nhiên, để ví von được như thế, Jane đã nói: “Thế ông không nghĩ đến tình cảm của cô Ingram sao” [4; 398]. Lí thuyết phân tâm học cho ta hiểu được sự tế vi của tình cảm con người: hình thức và nội dung của diễn ngôn của Jane là quan tâm đến sự hẩm hiu của cô Ingram, nhưng, bên sâu xa dưới là một sự gợi hỏi xem sự chiến thắng của mình đã thực sự chưa. Và quả

80

đúng như vậy, ngay tức thì ông Rochester đã kể ra hết tính cách thực sự của nạn nhân tình ái của ông ta.

Một phần của tài liệu Jane Eyre từ góc nhìn phân tâm học (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)