Bản nguyên sống: nam tính, sự phản kháng

Một phần của tài liệu Jane Eyre từ góc nhìn phân tâm học (Trang 68)

6. Cấu trúc luận văn:

3.2.3. Bản nguyên sống: nam tính, sự phản kháng

Lửa đỏ, như vậy là mang biểu tượng của ngăn cấm, nguy hiểm đồng thời với cả những sự tức giận của Jane: “Tôi vẫn thường chịu khuất phục cho đến khi đột ngột nổi đoá, đôi khi điên khùng như một ngọn núi lửa” (Chương XXXIV). Sau này, lửa tượng trưng cho các lực lượng đàn áp, dập tắt sự sống của Jane (đám cháy do người vợ điên của Rochester).

Lửa cũng là một hình ảnh ẩn dụ cho Jane, lửa với ánh sáng và sự ấm áp. Sự sống ấm áp, vui tươi và sang trọng trong bữa tiệc ông Rochester khoản đãi khách khứa:

“Như tôi đã nói, lúc ấy chúng tôi ở trong phòng ăn, chùm đèn nến trên trần đã thắp trong bữa ăn bấy giờ chiếu sáng trưng cả gian phòng; lửa trong lò sưởi đốt to đỏ rực, những tấm màn rộng đỏ chói buông rủ xuống trước khung cửa sổ cao và cửa tò vò còn cao hơn nữa” [4; 203].

Một câu văn “rực rỡ”, sáng loà cùng với gam màu đỏ các mức độ và sự lan toả. Căn phòng, quang cảnh, con người được nhìn qua điểm nhìn của

72

Jane. Đương nhiên, vì thế, bên cạnh nội dung khách quan do cách bài trí căn phòng của Rochester, còn là chính cái nhìn đầy sự hân hoan, niềm vui sống, bản năng tính dục qua màu sắc ấm, nóng của Jane.

Điều đáng lưu ý ở đây là “lửa” (fire) trong nhóm từ tương đương của “đỏ” xuất hiện rất nhiều: 97 lần trong tác phẩm.

Qua cái nhìn của Jane về Rochester, lửa còn là năng lực tính dục: “Giọng nói của ông toát ra một nghị lực kì lạ, cái nhìn của ông loé lên một ánh lửa khác thường” (Chương XV). Khi suy nghĩ về lời cầu hôn của St. John – một con người vô tình và cứng rắn, Jane đã nghĩ: “Nếu là vợ anh, lúc nào cũng phải ở bên anh, phải chịu gò bó và kìm hãm, phải giữ ngọn lửa cốt cách leo lét cháy – cháy âm ỉ mãi ở bên trong và không bao giờ được thốt lên một tiếng, bất chấp ngọn lửa cầm tù ấy thiêu rụi dần sức sống – thì tôi sẽ không thể chịu đựng được”. Ở đây cho thấy rất rõ tính cách mạnh mẽ khác thường và “ngọn lửa”, - bản nguyên sống , nam tính, cứng rắn của con người Jane không thể chịu được cảnh “ngọn lửa cầm tù ấy thiêu rụi dần sức sống”.

Mùa hạ, thường được coi là mùa của dương tính, mạnh mẽ được cảm nhận qua cái nhìn đầy chất thơ, hân hoan, sinh khí:

“Lúc này là giây phút đẹp nhất trong cả ngày. Ánh nắng chói chang đã tắt, sương lạnh chiều hôm buông xuống cánh đồng còn nóng hổi và đỉnh đồi cháy sém. Chỗ mặt trời vừa lặn xuống một cách bình dị - không gợn một áng mây - toả ra một vùng nước đỏ ối hùng vĩ, sáng chói màu ngọc đỏ thắm và màu lửa rực cháy, tập trung ở một điểm trên đỉnh đồi và toả rộng ra đến nửa vòm trời, màu sắc nhạt dần, nhạt dần. Phương Đông có vẻ đẹp riêng của nó, trên nền trời xanh thẳm, nổi lên một viên ngọc bình dị, một ngôi sao cô đơn mới mọc, lát nữa,

73

nó sẽ khoe sáng với Hằng Nga, song nàng vẫn còn lẩn dưới chân trời” [4; 374].

Một bức tranh thiên nhiên tràn đầy ánh sáng, nhiệt độ, màu sắc vào lúc hoàng hôn của ngày hạ. Các màu sắc, ánh sáng “chói chang”, “đỏ ối”, “đỏ thắm”, “màu lửa rực cháy” như ngập tràn bản nguyên sống, sức mạnh, quyền năng, màu của lửa, màu lửa, của tâm, của linh hồn, năng lượng tình dục, của trái tim. Có thể coi lúc này tâm hồn Jane đang đón chờ những điều hạnh phúc sẽ tới sau những cay đắng. Tuy nhiên, vào cuối bức tranh, để diễn tả sự trôi chảy của thời gian, màu sắc đã “nhạt dần, nhạt dần” vừa là sự lấn dần của hoàng hôn, vừa là sự gợi dẫn đến niềm vui đang chìm sâu dần vào độc thoại nội tâm của nhân vật như tiên tri điều gì đó không trọn vẹn.

Sang vài chục trang sau, vẫn là miêu tả từ điểm nhìn ngôi thứ nhất, Jane đã thấy một vầng trăng khác “đỏ như máu”:

“Lúc tôi ngước nhìn lên thì mặt trăng thoáng hiện trong mảnh trời giữa kẽ nứt của thân cây bị chẻ đôi; vầng trăng tròn đỏ như máu, một nửa bị mây che khuất; hình như chị Hằng đang nhìn tôi bằng con mắt sầu thảm, ngơ ngác, rồi lập tức lại ẩn mình vào những đợt mây dày đặc. Trong một lát, trời bỗng lặng gió quanh Thornfield, nhưng xa xa trên cánh rừng và những con suối, vẫn còn văng vẳng tiếng gió than vãn man rợ và sầu thảm, nghe buồn bã làm sao, tôi vội chạy đi” [4; 418].

Trong tác phẩm, “trăng” xuất hiện 31 lần và xuất hiện ngay từ những trang đầu của tiểu thuyết:

74

“Tôi hất những mớ tóc xoã xuống mắt, ngẩng đầu lên nhìn căn buồng tối om. Vừa lúc đó, một vệt sáng rọi lên tường. Tôi tự hỏi có phải đó là ánh trăng chiếu qua khe mành cửa? Không, ánh trăng bao giờ cũng đứng yên; đằng này nó lại chuyển động, nó rọi lên trần nhà rồi lung linh trên đầu tôi” [4; 35].

Chúng ta lưu ý đến những chi tiết “căn buồng tối om” , “vệt sáng rọi lên tường” và “ánh trăng chiếu” “lung linh trên đầu tôi” ấy sẽ theo Jane suốt trong tác phẩm và sẽ được nhắc lại ở những đoạn đời khác nhau của nàng. Dường như mỗi khi có sự thay đổi lớn trong số phận của Jane là một lần “trăng” xuất hiện qua cái nhìn và độc thoại nội tâm của nàng. “Lúc ấy tôi đã dậy và ăn mặc tương đối chỉnh tề. Tôi dậy được nửa giờ rồi thì chị mới tới, tôi rửa mặt, mặc quần áo dưới ánh trăng tàn rọi qua chiếc cửa sổ con gần chiếc giường nhỏ của tôi” [4; 69]. Đây là lúc Jane đang chuẩn bị rời nhà mợ Reed lên đường đến trại Lowood để bước vào một trang đời mới trong “ánh trăng tàn” đưa tiễn.

Một phần của tài liệu Jane Eyre từ góc nhìn phân tâm học (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)