6. Cấu trúc luận văn:
3.4.2. Cấu trúc nhân cách nhân vật
Nhắc lại rằng S.Freud cho rằng cấu trúc của nhân cách gồm có ba cấu
thành, đó là tự ngã, bản ngã và siêu ngã. Sự mâu thuẫn tồn tại giữa tự ngã và siêu ngã dễ làm con người rơi vào tình trạng căng thẳng. Để giúp cho
con người có thể thoát khỏi tình trạng này, S.Freud cho rằng cần có những cơ chế tự vệ để bảo đảm tạo ra sự cân bằng trong tâm lý của con người.
Nhân vật Jane Eyre, như trong các Chương trên, ta đã xem xét quá
trình đi từ Tự ngã, Bản ngã đến Siêu ngã có thể tóm gọn một câu: từ chỗ
“hoang dại” cãi mợ, đánh nhau với thằng John (con bà ta), dẫu rằng sự phản kháng đó của Jane là đúng khi bị nó ức hiếp quá đáng, đến chỗ nàng là người phụ nữ vị tha, hiền dịu, biết hi sinh vì tình yêu (Jane đã trở lại tìm Rochester lúc đã bị mù, già nua, gia sản không còn gì, trong khi nàng có tất cả: tuổi trẻ, gia sản, sắc đẹp). Có thể nói rằng, nước Anh thời Victoria hệ thống thứ bậc xã hội là điều rất quan trọng. Điều mà Brontë muốn đề cập đến trong cuốn tiểu thuyết Jane Eyre chính là những vấn đề về giai cấp, về định kiến xã hội tồn tại trong lòng xã hội nước Anh lúc bấy giờ.
Giống như Healthcliff trong Đồi gió hú, Jane là một cô gái đi lên từ trại
mồ côi Lowood, nhưng thời Victoria người được giám hộ trẻ em cũng được xem như có văn hoá của tầng lớp quý tộc. Nhưng đồng lương trả cho họ thì cũng vấn rất thấp, vì thế Jane cũng không có tiền khi dạy học ở Thornfield. Jane hiểu biết và rất rõ về vị trí khác nhau giữa mình và Rochester. Ngay từ khi nhận ra tình cảm của mình với Rochester cô đã luôn tự không cho phép mình được yêu. Khi Rochester cầu hôn, cô vẫn do dự bởi sợ rằng Rochester phải hạ mình để lấy cô. Ở Chương XVII, có lẽ là Chương mà Brontë phê bình rõ nhất sự phân biệt tầng lớp thời Victoria: “Tôi đau đớn thất vọng. Nhưng cố tập trung tinh thần và nhớ lại những nguyên tắc của mình, tôi lập tức đưa tình cảm của tôi vào khuôn phép...
83
Không phải tôi tự hạ mình với ý thức nô lệ của kẻ dưới”. Đến chương XXIII, Jane đã mạnh mẽ thể hiện ngọn lửa trong lí trí của mình khi chống đối lại định kiến xã hội, đấu tranh cho nữ quyền khi trả lời Rochester: “Ông có thể cho rằng tôi ở lại đây là một người vô nghĩa đối với ông sao? Ông nghĩ tôi là một kẻ đần độn – một cái máy không tình cảm, có thể để cho người ta giằng miếng bánh ở miệng mình? Ông nghĩ vì tôi nghèo khổ, tối tăm, xấu xí, nhỏ bé mà tôi không có tâm hồn, có tình cảm như ông!.. Hiện tôi nói chuyện với ông đây không phải là theo tập tục, theo quy ước, mà cũng không phải qua con người bằng xương bằng thịt, đây chính là linh hồn tôi nói chuyện với linh hồn ông, như thế tôi và ông đều đã qua những nấm mồ và cùng đứng bình đẳng với nhau dưới chân Thượng đế như hiện chúng ta đang bình đẳng?”. Và Jane đã suy ngẫm: “Phụ nữ thường bị coi là những người quen bình lặng, nhưng thực ra họ cũng cảm nghĩ khác gì nam giới. Phụ nữ cần được thể hiện những năng khiếu của mình, và phải có phạm vi hoạt động cho những cố gắng của họ, cũng như anh em nam giới. Họ đau khổ vì bị khống chế thô bạo, vì phải sống trong sự kìm hãm ngặt nghèo, cũng đúng như nam giới đau khổ vì chuyện ấy. Và những kẻ nào được hưởng đặc ân của họ, là phụ nữ chỉ có việc nấu bánh, đan bít tất, dạo dương cầm và thêu các thứ túi, đều là những kẻ bảo thù, hẹp hòi. Thực là không biết nghĩ mới kết tội hoặc chê cười phụ nữ, nếu thầy họ cố tìm cách học hỏi thêm để vươn lên cao hơn quan niệm thông thường về phụ nữ”.
Jane đã liên tục đấu tranh để vượt qua sự áp bức để đạt được bình đẳng của nữ quyền. Ngoài sự phân chia giai cấp, cô còn chống lại sự thống trị gia trưởng, chống lại những người tin rằng phụ nữ luôn thấp hèn hơn nam giới và cũng đối xử với họ như vậy. Ba nhân vật nam giới Brocklehurst, Edward Rochester và St.John River là ba nhân vật trung tâm thử thách
84
phẩm giá và mong muốn bình đẳng của Jane Eyre. Mỗi người trong số họ lại muốn giữ Jane ở một góc độ nhất định, khiến cô không thể bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của riêng mình. Jane đã phải thoát khỏi Lowood khi muốn tìm kiếm tự do và kiến thức, phải từ chối St.John và đến với Rochester chỉ sau khi đảm bảo rằng họ có thể hết hôn một cách bình đẳng. Sau thời gian cô ở Moor House, cô đã là người phụ nữ độc lập về tài chính nghĩa là khi quay lại với Rochester với đôi mắt mù loà – cô hoàn toàn vì tình yêu.
Tất nhiên, với tất cả những suy nghĩ, tình cảm xúc động dành cho nữ nhân vật của mình, Charlotte Brontë đã cho ra đời một tác phẩm vô cùng hấp dẫn. Nhưng cũng chính xuất phát có thể là tư tưởng về tự do, bình đẳng nam, nữ hoặc đúng hơn là do cuộc đời thực không thể đạt được, nên bà đã “phóng chiếu” những ẩn ức về sự đói nghèo, bất công, những thiếu hụt tình cảm của mình vào nhân vật Jane và để cho nàng có một cái kết có hậu trong một thiên cổ tích hiện đại của một “đứa trẻ bị bỏ rơi”, sau nhiều gian nan, trắc trở, thử thách đã tìm lại được họ hàng, “kế thừa” tài sản lớn, và nhất là nhân vật đầy lòng trắc ẩn, tình thương bao la đó lại không bao giờ quên ơn cũ, đồng thời với tha thứ cho những kẻ đã hại mình.
Tiểu kết
- Tần suất và tỉ lệ màu sắc đỏ / đen mà luận văn đã chỉ ra cho thấy
Jane Eyre là một tác phẩm mang gam màu trầm, gay gắt và buồn
thảm.
- Ý nghĩa, nội dung của chúng cũng như những hình ảnh, ẩn dụ,…
cho thấy chiều sâu vô thức trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.
- Sự khát khao “sửa chữa” cái hiện thực cuộc sống chung cũng như
cuộc đời riêng không được thoả mãn, đã khiến cái kết của cuốn tiểu thuyết mang cấu trúc của cổ tích với motif về “đứa trẻ bị bỏ rơi”.
85
KẾT LUẬN
Jane Eyre – một trong những cuốn tiểu thuyết Anh hay nhất trong lịch
sử văn học thế kỉ XIX với tình yêu rất đẹp giữa hai nhân vật chính là Rochester và Jane Eyre.
Lí thuyết phân tâm học từ lâu đã đóng góp một cái nhìn sâu sắc vào việc nghiên cứu văn học. Các tác phẩm đã được nhìn nhận, phân tích không phải với tư cách là một “ca” về tâm thần mà như một cuộc thám hiểu sâu vào những tầng vỉa vô thức của người sáng tạo để tìm hiểu về nhân vật, cấu trúc, từ những sự “dồn nén” và “chuyển dịch” của nhà văn sáng tác phẩm.
Thông qua lí thuyết phân tâm học kết hợp với tiểu sử nhà văn, luận văn đã khảo sát và phân tích những ẩn dụ, biểu tượng để tìm hiểu những ẩn ức được nhà văn “phóng chiếu” sang nhân vật Jane Eyre ra sao về hình ảnh người mẹ, về những không gian “chuyển dịch” khác nhau về “ngôi nhà” qua các hành trình của nhân vật trung tâm trong tác phẩm.
Vấn đề cái chết, tình yêu, hạnh phúc được luận văn chiếu ngắm từ góc độ phân tâm học qua các ẩn dụ về màu sắc, ý nghĩa và nội dung của chúng, những xung năng chết được gián tiếp thể hiện như thế nào qua miêu tả thiên nhiên,….
Và cuối cùng, luận văn đã chỉ ra cấu trúc lớn của tác phẩm Jane Eyre qua các bước phát triển về cái tự ngã, bản ngã và siêu ngã, ý thức của nhà
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội
2. Lê Huy Bắc (2009), Từ điển văn học nước ngoài, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội.
3. Henri Bénac (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương, (Nguyễn Thế
Công dịch), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
4. Charlote Brontë (2010), Jane Eyre, Trần Anh Kim dịch, Nxb. Văn
học, Hà Nội.
5. Charlote Brontë (2005), Jane Eyre, Nxb. Văn học, Hà Nội.
6. Charlote Brontë (2010), Jane Eyre, Wordsworth Classis, Anh.
7. M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư
dịch), Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.
8. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới tiểu thuyết phương Tây hiện đại,
Nxb. Đại học Quốc gia.
9. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Phùng Văn Tửu (2007), Văn học
phương Tây, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
10. Didier là tác giả của một số cuốn sách quan trọng : Le moi peau,
Dunod, 1985; Beckett et le psychanalyste (1992); Le corps de l’œuvre, tiểu
luận phân tâm học về công việc sáng tạo (Gall, 1981). (Chú thích của
E.Grossman trong bài).
11. Phan Quang Định (1999), (biên dịch) Giải mã các giấc mộng qua
ánh sáng Phân tâm học, Nxb. Trẻ, Hà Nội.
12. G.Genette, "Psycholecture", Figure I, Paris, Points-Seuil, 1976, tr.
133-138. (Chú thích của E.Grossman trong bài).
87
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khác Phi (2004), Từ điển thuật
ngữ văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
15. Đặng Thị Hạnh, Proust và các đồng đẳng của ông: vài nét về kĩ
thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Tây Âu đầu thế kỉ XX, Tạp chí Văn học,
số 01/2002.
16. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết đến hiện đại,
Nxb. Giáo dục.
17. Đỗ Đức Hiểu (1999), Đổi mới phê bình văn học, Phê bình - Tiểu
luận, Nxb. Khoa học Xã hội và Nxb. Mũi Cà Mau.
18. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.
19. Milan Kundera, Đối thoại về nghệ thuật tiểu thuyết (Trịnh Y Thư
dịch), www.nhanvan.com.
20. E.M.Meletinsky (2004), Thi pháp của huyền thoại, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội.
21. Phương Lựu (2011), Lí thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb. Đại học
Sư phạm.
22. Sherlaimoia, Svetlana (2005), Sứ mệnh của tiểu thuyết trong thời
đại chúng ta, Tạp chí Văn học, số 6, Hà Nội.
23. Jean-Yves Tadié (1987), La critique littéraire au XXe siècle, Éd.
Pierre Belfond.
24. Đỗ Lai Thuý (2003), Phân tâm học và tình yêu, (dịch), Nxb. Văn
hoá thông tin, Hà Nội.
25. Đỗ Lai Thuý (2004), Phân tâm học và văn học nghệ thuật, (dịch),
Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội.
26. Liễu Trương (2011), Phân tâm học và phê bình văn học, Nxb. Phụ
88
27. Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, (1997), Nxb. Đà Nẵng.
28. Từ điển văn học (2004) - (Bộ mới), Nxb.Thế giới.
29. http://svnhanvan.org/forum/index.php?topic=8.0
30. http://www.msh-clermont.fr/spip.php?article1631
31. http://hoangphongtuan.wordpress.com/category/ly-
lu%E1%BA%ADn-van-h%E1%BB%8Dc/
32. Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb.Thế giới, 2004, mục từ « Brônti » cho