6. Cấu trúc luận văn:
3.4.1. Thiên nhiên tươi sáng
Như trên luận văn đã đề cập đến chất thơ hay những bản nhạc lạ “lạc loài” trong những đoạn miêu tả thiên nhiên của cuốn tiểu thuyết. Chúng như làm dịu đi những ám ảnh đen tối, gay gắt trên những bước đường của số phận nhân vật trung tâm. Những đoạn văn trong sáng nhất tác phẩm thường lại là miêu tả cảnh thiên nhiên về mùa hè. Điều đó cho thấy, một mặt, nước Anh sương mù thường chỉ rực rỡ vào thời gian đó; mặt khác, từ vô thức, tác giả, qua điểm nhìn của nhân vật trung tâm, đã hân hoan với
81
niềm vui sống của tự nhiên, với gió, nắng, bầu trời trong xanh, hiền hoà, hoa thơm đua sắc cùng các loại cây quả.
“Tháng tư qua, tháng năm tới, trời quang quẻ, trong sáng, bầu trời xanh lơ ánh sáng hiền hoà ấm áp, làn gió từ phương Tây hoặc phương Nam hiu hiu thổi suốt ngày đêm. Hồi này cỏ cây tràn đầy sức sống. Lôut hắt những mớ tóc cho rũ xuống cây cỏ xanh tươi hoa thơm khoe sắc. Những bộ xương khổng lồ của các cây đu, cây thanh lương trà, cây sồi, đã hồi lại sức sống tràn trề. Những cây cối trong rừng trỗi lên la liệt khắp các khe núi, trong những hốc sâu đủ các loại rêu mọc dày, làm cho những nơi sâu kín kì lạ, dưới ánh dương đã lộ ra cái phong phú của những cây đã thảo. Tôi thấy ánh vàng nhàn nhạt rọi vào cả những nơi có bóng râm âm u như rắc gieo những ánh sáng êm đềm” [4; 120].
Sang đến hơn 250 trang sau ta lại bắt gặp một bức tranh khác nữa cũng ngập tràn ánh sáng, sự sống vào những ngày hè càng cho thấy sự ám ảnh, mong mỏi vươn ra ngoài ánh sáng, vượt thoát khỏi cảnh u tối, ảm đạm của nhân vật và cũng chính là của tác giả:
“Một mùa hè huy hoàng chói chang trên đất nước Anh-cát-lợi. Rất ít khi đất nước bốn bề sóng vỗ của chúng ta được hưởng cảnh bầu trời quang đãng, ánh nắng tưng bừng như thế, dù chỉ là trong một ngày. Y như thể từ phương Nam, một chuỗi ngày của nước Ý đã tràn tới, như một bầy chim lữ hành hạ cánh nghỉ ngơi trên những mỏm núi Anbiơn…” [4; 374].
82