1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Jane eyre từ góc nhìn phân tâm học

12 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 419,2 KB

Nội dung

Jane Eyre từ góc nhín phân tâm học Trịnh Ngọc Trâm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Văn học nước ngoài; Mã số: 60 22 30 Người hướng dẫn: PGS.TS. Đào Duy Hiệp Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Tím hiểu về phân tâm học như một lì thuyết phê bính văn học. Nghiên cứu thế giới tâm lì của nhân vật Jane Eyre qua nghệ thuật tiểu thuyết của Charlote Bronte. Trính bày những ẩn ức, ám ảnh về cái chết và tính yêu. Keywords. Văn học nước ngoài; Tiểu thuyết; Văn học Anh; Phân tâm học Content Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Jane Eyre là cuốn tiểu thuyết của Charlotte Brontë (1816 –1855), được nhà xuất bản Smith, Elder & Company of London, 1847, với bút danh Currer Bell, là một trong những tiểu thuyết có ảnh hưởng sâu sắc và nổi tiếng nhất của nền văn học Anh. Bên cạnh việc thể hiện một cách tinh tế và sâu sắc câu chuyện về cuộc đời của Jane, tác phẩm vừa mang tình chất tự thuật, vừa mang ước mơ thầm lặng của chình Charlotte Brontë. Tác phẩm cũng mang đến niềm tin và hy vọng cho những cuộc đời bất hạnh thông qua những tưởng tiến bộ về tôn giáo, về nữ quyền, về quyền con người và đặc biệt trong đó là sự ấm áp của tính người. Nhưng đóng góp quan trọng của tiểu thuyết thuyết này chình là sự kết hợp một cách tinh tế giữa tiểu thuyết giáo dục với các dòng tiểu thuyết khác như tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết tiểu thuyết Gothic, thậm chì còn có bóng dáng của tiểu thuyết trinh thám được kể thông qua người kể chuyện ở ngôi thứ nhất tạo cảm giác gần gũi và chân thật. Đây cũng là một thành công và đóng góp lớn cho dòng tiểu thuyết giáo dục, một trong những thể loại tiểu thuyết lớn ra đời ở Anh. Từ góc độ của lì thuyết phân tâm học luận văn muốn đi sâu vào tím hiểu tác phẩm ở một khìa cạnh khác về vô thức và những ám ảnh. 2. Lịch sử vấn đề Jane Eyre có thể coi là một nhân vật khá bì ẩn trong văn học thế giới. Một gương mặt đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới tím hiểu ở những khìa cạnh khác nhau. Trong một cuộc Nghiên cứu đặc biệt về tác phẩm này (30 janvier 2009), nhà nghiên cứu Claire Bazin đã lần theo những vang âm về vấn đề nô lệ trong tác phẩm; Isabelle Hervouet- Farrar lại nghiên cứu về xung năng chết ở nữ nhân vật trung tâm; Élise Ouvrard tím hiểu về bóng tối và ánh sáng cùng những yếu tố đối ngẫu trong tác phẩm. Ở Việt Nam, về luận văn, có công trính mang đề tài là: “Yếu tố kí ảo trong tiểu thuyết Jane Eyre” – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà nội năm 2008. Trên các trang mạng của Việt Nam, chủ yếu là eVan, có một số bài dịch của Hà Linh, Thanh Huyền về cuộc đời nhà văn hoặc tác phẩm của bà. Gần đây, Phạm Mi Ly trong một bài viết khác đã cho biết tiểu thuyết mới có tiêu đề Jane của nhà văn April Lindner kể lại câu chuyện kinh điển của Charlotte Bronte với những nhân vật thời hiện đại. Điểm qua những bài viết hoặc luận văn, chúng tôi nhận thấy chưa có đề tài hay công trính nào chuyên biệt nghiên cứu về tiểu thuyết Jane Eyre từ góc nhín phân tâm học. 3. Phạm vi nghiên cứu Tím hiểu trên mạng về cuốn tiểu thuyết Jane Eyre thí hầu hết nguyên bản tiếng Anh đều thống nhất như cuốn mà chúng tôi đang có của nhà xuất bản Wordsworth Classics, 1999. Qua so sánh chúng tôi nhận thấy bản dịch của Trần Anh Kim là trung thực và hay nhất so với nguyên bản tiếng Anh và bản tiếng Pháp. Ví vậy, luận văn sẽ sử dụng bản dịch của Trần Anh Kim của lần tái bản gần đây nhất, năm 2011. Bên cạnh đó, trong luận văn, khi cần thiết, chúng tôi có tham khảo thêm nguyên tác tiếng Anh: Charlotte Brontë, Jane Eyre, Wordsworth Classics, Dr Sally Minogue như chú thìch trên để phân tìch hoặc đối chiếu. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đìch nghiên cứu của luận văn là tím hiểu sâu hơn về văn học Anh thời Victoria và người phụ nữ Anh thế kỉ 19 thông qua một tác giả nữ nổi tiếng. Nhiệm vụ là xuất phát từ lì thuyết phân tâm học, luận văn tím hiểu, khám phá thế giới tâm lì của nhân vật qua nghệ thuật tiểu thuyết của Charlote Brontë Từ đó, góp thêm phương pháp luận hay đúng hơn là cách ứng dụng một lì thuyết vâo tím hiểu một tác phẩm. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Áp dụng các phương pháp lì thuyết phân tâm học, phê bính xã hội học, phần nào đó phê bính nữ quyền. - Sử dụng các thao tác thống kê, so sánh. 6. Cấu trúc luận văn: Chương 1. Phân tâm học như một lì thuyết phê bính văn học Chương 2. Charlotte Brontë và nhân vật Jane Eyre Chương 3. Những ẩn ức, ám ảnh về cái chết và tính yêu. Chương I. Phân tâm học như một lý thuyết văn học 1.1. Lược sử về phê bình phân tâm học Phê bính phân tâm học là một trường phái nghiên cứu văn học rất phát triển ở phương Tây đầu thế kỷ XX. Chúng ta đều biết nguồn gốc của phân tâm học không phải xuất phát từ các lì thuyết văn học mà là từ ngành tâm lì, tâm bệnh học của bác sĩ người Áo S.Freud. Phê bính phân tâm học đã được nói đến nhiều ở ta. Nhiều công trính dịch thuật, phê bính đã xuất hiện rải rác trong khoảng trên dưới 20 năm trở lại đây. Nhưng trước đây khá lâu, vào những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà phê bính và cả sáng tác đã ìt nhiều vận dụng lì thuyết này vào công việc của họ. Carl Gustav Jung (1875-1961) là người cùng thời với Freud, một nhà phân tâm học tại Zurich. Lúc đầu, Jung là môn đệ trung thành của chủ thuyết Freud (Freudianism) sau khi tiếp xúc với Freud tại Áo, vào năm 1907. Nhưng sau đó, ông từ chối hoàn toàn chủ thuyết của Freud, cho rằng đó là lý thuyết dục tình đã bị đồng hóa bởi dục tình cá nhân của Freud; và do đó, ông nỗ lực xây dựng một lý thuyết mới, gọi là “tâm lý trị liệu”. Theo đánh giá của Calvin S. Hall và Gardner Lindzey, trong Theories of Personality, thí Jung luôn luôn sáng tạo trong cách phân tìch tâm lý của mính. Mặc dù Jung phê bính Freud, như vừa đề cập ở trên, nhưng chúng ta thấy lì thuyết của Jung nhằm vào các hiện tượng tâm lì nhiều hơn là bản chất của tâm lì như ở tâmhọc Freud. Tuy nhiên, lì thuyết của cả Freud và Jung đều đặt ra những nguyên tắc quan trọng trong lịch sử tâmhọc hiện đại. 1.2. Phê bình phân tâm học với văn học Thế kỉ XX có thể coi là thế kỉ của phê bính văn học, nhiều lì thuyết phê bính văn học đã ra đời. Phê bính phân tâm học đã có một vị trì quan trọng trong nghiên cứu văn học. Trong một bài viết rất hay “Phân tâm học trong nghiên cứu văn học” của Evelyne Grossman do Nguyễn Thị Từ Huy dịch: Theo Evelyne Grossman, diễn giải theo hướng phân tâm học được thực hiện theo hai cách hoặc là tiến hành phân tâm tác giả (phân tâm tiểu sử, phân tâm-phê bính); hoặc là tiến hành phân tâm nhân vật, khi đó ìt nhiều người ta xem nhân vật như là những con người thực; hoặc là hính dung rằng sẽ có một “vô thức của văn bản” thuộc về tác phẩm. E.Grossman chỉ ra hai trường phái phê bính đã từng áp dụng phân tâm học vào văn học (ở Pháp cũng như ở nước ngoài): Trường phái làm việc trên tác giả và tiểu sử tác giả (Marie Bonaparte, Edgar Poe, cuộc đời và sự nghiệp - 1933); và trường phái tập trung vào văn bản. Và trường phái tập trung vào văn bản (Charles Mauron, người kết hợp cả hai khuynh hướng văn bản và tiểu sử: Những ẩn dụ ám ảnh về huyền thoại cá nhân. Nhập môn phê bính tâm lì, và Vô thức trong tác phẩm và cuộc đời của Racine). Mauron cho rằng trước hết cần phải hiểu và đánh giá văn bản trong cách là văn bản, và văn học trong cách là văn học, chứ không phải như một tập hợp các dấu hiệu lâm sàng. Nói cách khác, ông không tím kiếm các triệu chứng trong tác phẩm. Như vậy, phê bính tâm lý [psychocritique] trước hết là một phương pháp làm sáng tỏ văn bản, một kỹ thuật đọc. Mauron gọi “ẩn dụ ám ảnh” rốt cuộc tạo thành một “huyền thoại cá nhân” trong đó con người vô thức của nhà văn được biểu hiện, huyền thoại cá nhân này không chỉ giải thìch các cấu trúc của tác phẩm mà còn giải thìch cả động tình của tác phẩm. Các nhà phê bính theo khuynh hướng phân tâm học xem tác phẩm văn học y như một giấc mơ: nếu giấc mơ là một sự hoàn thành trá hính những ước muốn bị dồn nén của con người, tác phẩm cũng chỉ là hính thức thăng hoa của các ẩn ức từ trong vô thức và từ thời thơ ấu. Hoạt động của giấc mơ – cũng như của tác phẩm văn học – có thể được tóm gọn vào hai quá trính chình, „dồn nén‟ và „hoán vị‟. Trong tác phẩm Phân tâm học nhập môn, Freud cho rằng phần chình tâm lý con người cũng được ẩn giấu trong cõi vô thức, phần bên dưới của tảng băng. Phần chím đó là cái sâu kìn không những giấu kìn người khác mà còn tự giấu ngay chình bản thân mính nữa. Freud coi hoạt động tinh thần của mỗi con người được thể hiện ở ba cấp độ là tự ngã (id./soi); bản ngã (ego/moi) và siêu ngã (superego/surmoi), còn được dịch là cái nó, cái tôi và cái siêu tôi. Quan trọng nhất là tự ngã,phần nhân cách tối tăm và không thể biết được. Freud coi tình dục hay nhục dục (libido) là một khái niệm khác được ghép chung với tự ngã, nghĩa là ở phần sâu thẳm, tăm tối nhất. Ông cho rằng những xúc cảm của tự ngã là hính thức thể hiện “năng lượng tình dục”. Khái niệm “năng lực của tình dục” được hiểu theo nghĩa rộng. Tiểu kết - Từ những tóm lược về lì thuyết phân tâm học đã quen thuộc bên trên, luận văn muốn lấy đó như cơ sở lì thuyết để khám phá tác phẩm của Charlotte Brontë. - Luận văn sẽ tím hiểu tác phẩm theo hai hướng chình: phân tâm học tác giả và phân tâm học nhân vật, coi nhân vật là một con người, một “hóa thân” của tác giả. - Các Chương tiếp theo sẽ khảo sát tác phẩm từ những phát kiến của Charles Mauron: tím hiểu nhóm các biểu tượng, ẩn dụ, giấc mơ trong tác phẩm từ và mối quan hệ của chúng với cuộc đời tác giả. Và ngược lại, cuộc đời tác giả sẽ soi sáng tác phẩm. Chương 2. Charlotte Bronte và nhân vật Jane Eyre Trong Chương này luận văn tiến hành tím hiểu từ tiểu sử cuộc đời tác giả đến sự “hóa thân” của bà vào nữ nhân vật Jane Eyre trong tác phẩm qua những biểu hiện vô thức và ám ảnh. 2.1. Từ những “dồn nén”, ẩn ức trong cuộc đời tác giả: Charlote Brontë sinh tại Thornton, Bắc Yorkshire, Anh năm 1816, con thứ ba trong sáu anh chị em, bố là Patrick Brontë (hay “Patrick Brunty”), một mục sư gốc Ireland và mẹ Maria Branwell. Sáu chị em sớm mồ côi mẹ, cha là mục sư nghèo đã đưa bốn đứa con vào trại mồ côi của nhà chung. Charlotte trở thành cô giáo từ năm 1835 đến 1838. Năm 1839 bà có địa vị như giáo viên của nhiều gia đính tại Yorkshire, duy trí cho đến năm 1841. Tháng 6 năm 1854, Charlotte cưới Arthur Bell Nicholls, phó giám mục của bố mính, và có thai ngay sau đó. Sức khoẻ bà xuống dốc trầm trọng, và theo Elizabeth Gaskell, - tác giả cuốn tiểu sử Cuộc đời Charlotte Brontë xuất bản sau khi bà qua đời cho biết bà bị hành hạ bởi “cảm giác buồn nôn không dứt và thường xuyên bị choáng” Charlotte mất cùng với đứa bé chưa ra đời ngày 31 tháng 3 năm 1855 khi mới 38 tuổi. Tóm lại, từ những gí trong tiểu sử của Charlotte Brontë để lại, ta chú ý đến mấy chi tiết quan trọng: con gái một mục sư; mẹ mất sớm; mấy chị em đến ở nhà dí; trại mồ côi; các chị em đều chết trước, chỉ còn lại hai cha con bà; làm gia sư. Tất cả những chi tiết tiểu sử này đều được xuất hiện trong Jane Eyre với ìt nhiều thay đổi. Luận văn sẽ xem những chi tiết tiểu sử đó khi vào tác phẩm nó được “chuyển dịch” ra sao qua các “mã” biểu tượng, không gian và cấu trúc. Luận văn đặc biệt chú ý đến những “dồn nén” trong cuộc đời nhà văn được “chuyển dịch” qua các biểu tượng Mẹ - Nhà (nhà mính, nhà người) – người Cha – Rochester sang nhân vật ra sao. 2.2. Đến cuộc “chuyển dịch” sang nhân vật Từ những nét quan trọng về cuộc đời trên, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng Jane Eyre gần như là một cuốn tiểu thuyết tự thuật về chình cuộc đời nhà văn. Trong Lời giới thiệu cho tiểu thuyết Jên Erơ, do Trần Anh Kim dịch, Nguyễn Đức Nam viết: “Jên Erơ là chuyện của một người đàn bà do một người đàn bà kể lại, Saclôt Brônti đã để lại trong đó rất nhiều tâm huyết của mính. Nhiều đoạn trong tiểu thuyết là tự truyện của bản thân tác giả” [4; 11-12]. Có thể thấy sự nhất trì đánh giá và trùng hợp khá nhiều chi tiết tiểu sử của nhà văn với cuộc đời nhân vật và coi Jane Eyre như một tiểu thuyết tự thuật. Như đã nói ở trên, tuổi thơ của nhân vật gần trùng khìt với lì lịch tiểu sử của chình nhà văn. Cuốn tiểu thuyết cảm động chình còn nhờ ở những kì ức sống động mà Charlote Brontë đã trải qua. Tuổi thơ thường in đậm dấu ấn trong tâm hồn mỗi con người. Luận văn xem những thiếu thốn, cay cực trong cuộc đời tác giả là những “dồn nén” cần “chuyển dịch” sang nhân vật trong tác phẩm qua lăng kình của thuyết phân tâm học. 2.2.1. Người mẹ Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới cho biết: “Trong phân tâm học hiện đại, biểu tượng người mẹ có giá trị mẫu gốc. Người mẹ là dạng thức đầu tiên của anima mà mỗi cá thể con người sở nghiệm, tức là cái vô thức. Cái vô thức này có hai mặt, một mặt xây dựng, một mặt phá hoại. (…). Trong chiêm mộng, đôi khi người mẹ được tượng trưng bằng con gấu. Khi ấy, con gấu là hính tượng của những bản năng mà người nằm mơ đã đúc kết lại và phóng chiếu vào người mẹ: nó là hiện thân của việc đứa trẻ nhỏ phải bám chặt lấy người mẹ. ” [25; 586]. Theo Freud, giấc mơ là thấu kình soi chiếu đời sống tâm sinh lý con người. Người viết chỉ muốn lì giải một chút sự mâu thuẫn của định nghĩa trên về giấc mơ về người mẹ. Tại sao giấc mơ về mẹ lại được tượng trưng bằng “gấu” hoặc đại loại các con vật hung dữ khác? Freud coi “giấc mộng là sự biến dạng của một ước vọng khi bị dồn nén”. Mỗi một giấc mộng đều biểu hiện một bi kịch trong thế giới nội tâm của con người. Trong tác phẩm, không nhiều lần Jane mơ nhưng lần nào giấc mơ cũng phản ánh điều gí đó từ thực tế cô đang đối mặt. Đó là sự lo lắng của Jane khi nằm mơ tới hính ảnh đứa bé ví theo ấn tượng tuổi thơ thí “mơ thấy trẻ nhỏ chắc chắn là một điểm gở”, giấc mơ của Jane: “Suốt tuần lễ qua, không mấy đêm là tôi không chiêm bao thấy một đứa trẻ Đêm nay mơ thấy một đứa trẻ khác, đêm sau lại mơ thấy đứa trẻ cười. Nhưng dù là mơ thấy thế nào đi nữa thí liên tiếp bảy đêm liền, hễ tôi nhắm mắt bắt đầu ngủ là nó lại hiện ra Tôi đâm ra lo sợ khi đến gần giờ đi ngủ, giờ mà ảo ảnh kia sắp hiện ra” [XXI]. Trong tâm lì nhân vật nói chung và nhân vật Jane Eyre nói riêng, có thể nói sự vô thức đã bộc lộ rõ những đặc điểm tâm lì nhân vật. Từ giấc mơ, suy nghĩ, lời nói nhỡ và những hành động không kiểm soát được đã khiến nhân vật bộc lộ rõ tâm lì thật của mính. Những giấc mơ của Jane trong tác phẩm được cấu trúc dần dà từ những giấc mơ “được nghe nói trong lúc thức”, nghĩa là những giấc mơ “mở mắt” của một người đang ý thức ở cuối Chương V khi chứng kiến người bạn của mính bị mắng mỏ. Trong suốt tác phẩm sẽ còn nhiều giấc mơ khác nữa, nhưng hầu hết nội dung các giấc mơ đó đều nói lên một điều: sự hoang vắng, trống trải, nỗi cô đơn của một bé gái thiếu tính thương yêu của người mẹ. Ở Chương VIII, khi gặp Rochester, cho ông ta xem những bức tranh Jane vẽ, ông đã đánh giá về đôi mắt của nhân vật trong tranh: “đôi mắt… hẳn cô nhín thấy trong một giấc mơ”. Các giấc mơ “hãi hùng…” [XV]; ; rồi lại trở lại “chiêm bao thấy một đứa trẻ nhỏ” [XXI] và các giấc mơ lần lượt ở các Chương XXV, XXVII, XXXVII đan xen giữa hạnh phúc và lo âu. 2.2.2. Những ngôi nhà Trong phần này, luận văn sẽ tím hiểu cái phần vô thức của nhà văn qua các biến thái liên quan giữa biểu tượng “nhà”với “mẹ”. Từ điển văn hoá thế giới cho biết: “Theo Bachelard, ngôi nhà là con người nội tâm, các tầng gác, tầng hầm và tầng áp mái tượng trưng cho các trạng thái đa dạng của tâm hồn. Tầng hầm tương ứng với cõi vô thức, tầng áp mái tương ứng với mức cao thượng của tinh thần” [26; 678]. Và “Nhà cũng là một biểu tượng nữ tình, mang ý nghĩa là nơi ẩn thân, là người mẹ, là sự bảo vệ, là lòng (bụng) mẹ”. Từ hai định nghĩa về biểu tượng “nhà” và “mẹ” bên trên, ta có thể rút ra điểm chung: “nhà” cũng là nội tâm con người, tức con người tinh thần; “nhà” còn là “người mẹ, là sự bảo vệ, là lòng (bụng) mẹ” gần với biểu tượng về “mẹ” là “sự an toàn của chỗ trú thân, của sự nồng ấm, yêu thương và dinh dưỡng”, nhưng “ngược lại, đó cũng là nguy cơ bị o ép bởi môi trường chật hẹp và bị ngạt thở do sự kéo dài quá mức chức năng người nuôi dưỡng và dẫn dắt”. Gần gũi với ý này, C.Jung, “nhà” còn tượng trưng cho “dạ con”, nơi trú ngụ ấm cúng của con người, còn các cửa sổ tượng trưng cho mắt. Ngôi nhà sáng đèn, ánh sáng qua cửa sổ, là những con mắt chờ đợi. Đến đây, ta thấy: Mẹ = Nhà = Nơi yên ổn, an toàn. Ta thấy trong những lời thoại của Jane với ông Lôi là sát với tiểu sử trong cuộc đời của nhà văn, khi cuối cùng bà chỉ còn lại với người cha, sau khi các chị em đã bị mất hết; còn ở lời trần thuật: nghề nghiệp và gia cảnh của người cha cũng đúng với sự thực của cha Charlotte Brontë, tuy ngoài đời, chỉ có mẹ của bà là mất sớm. Đó là sự tương ứng tương đối giữa cuộc đời tác giả và nhân vật. Đi theo hướng tím hiểu phân tâm học, chúng tôi sẽ tím hiểu các không gian mà nghiên cứu trung tâm trải qua của một “đứa trẻ bị bỏ rơi”. 2.2.2.1. Lâu đài Gateshead - nhà mợ Reed Bước vào tác phẩm, Jane đã ở nhà mợ Reed (em dâu của mẹ nàng) mà người cậu đã bị mất từ trước đó. Hiển nhiên, theo một nghĩa nào đó, “nhà” hay “lâu đài” ở đây, không có sự ấm áp, chở che; còn mợ Reed, là biến thái của một dí ghẻ; các con của bà là biểu tượng của Cám; còn JaneTấm hay Lọ Lem. (Chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn này, như trong Mở đầu luận văn đã đề cập: các nhà văn đã đề cập đến vấn đề thiếu nhi. Trong các tác phẩm của họ: hai mảng sáng/tối của xã hội đều in dấu lên các thế hệ thiếu nhi, nhưng chủ yếu chúng đều là nạn nhân đau khổ. Ở đây, “nếu” là thức chỉ điều kiện về “một gia đính ấm cúng và cha mẹ thân yêu” đã được mặc định là không có; “nhưng trong trường hợp hiện tại”, tức là đang ở “lâu đài”, một không gian mênh mông với đứa trẻ, song lại “chật hẹp”, thiếu vắng tính thương, nghẹt thở và muốn vùng thoát. Trường đoạn này cho thấy rất rõ giai đoạn cái tự ngã trong sự phát triển tâm sinh lì của nhân vật,nó biểu thị một sức mạnh vô thức bản năng, tăm tối của một đứa trẻ mới mười tuổi: “liều lĩnh và phấn khìch” mong hoà tan, hợp nhất với bản năng nổi loạn. Như vậy, bước “chuyển dịch” của nhân vật từ “ngôi nhà-lòng mẹ” (trong tác phẩm đã bị tỉnh lược) đến “ngôi nhà-dí ghẻ”, đã sắp hoàn tất, để nhân vật lại tiếp tục bước sang một “ngôi nhà- trại trẻ” – một nơi chốn hà khắc, tàn bạo. 2.2.2.2. Trại Lowood Khi đến Lowood, được thoát khỏi Gateshouse với những ám ảnh ghê sợ, Jane Eyre từng vui mừng và hi vọng nơi mính sẽ đến khả dĩ hơn cho cô làm lại từ đầu. Được học, được đọc sách, được sống và yêu thương. Nhưng những tháng năm sống tại Lowood chẳng khác gí trại giam thứ hai, nơi đó với những chế độ hà khắc, đời sống thiếu thốn và Brocklehurst đại diện cho kẻ giả tạo luôn chèn ép khiến Jane lại một lần nữa sống trong sự kím hãm về tính cảm, về đời sống tinh thần của mính. Freud và các nhà phân tâm học cho rằng nguồn gốc của mối lo sợ thường gặp ở trẻ em là những tính huống, những cảm nghĩ, những chấn thương trong cuộc sống, đặc biệt những tính huống phải tách rời mẹ, v.v… Sự trấn áp mà Jane và các bạn phải gánh chịu ở Lowood được miêu tả như những nạn nhân. Dòng trần thuật ở ngôi “tôi” như lần lượt giở lại những trang nhật kì hãi hùng của cuộc đời Jane. Điểm nhín cố định từ bên trong được quan sát, kể lại từ một đứa trẻ là Jane khi đó, nhưng lại mang giọng điệu “già nua” do những nhận thức trước tuổi. Ở đây là cái đói, cái rét và những hành vi tàn bạo kiểu nhà của nhà trường nơi Jane và các bạn sống. Những nhu cầu và bản năng về ăn uống, sinh hoạt và nói chung về “xác thịt” đó, theo phân tâm học, sẽ làm biến chuyển tâmJane tím cách giải toả ẩn ức về phìa khác. Những cấm đoán, những tính cảm, ý nghĩ không được phép bộc lộ phải dồn nén xuống, biến thành vô thức phản kháng ở Jane. Vô thức như một dòng nước ngấm ngầm chảy sớm muộn gí cũng tím ra được lối thoát dưới những hính thức khác nhau. Trong văn học, Annis Pratt cho rằng “phê bính nữ quyền luận nhắm đến bốn mục tiêu chình: một, cố gắng phát hiện và tái phát hiện các tác phẩm văn học của phụ nữ; hai, phân tìch và đánh giá các khìa cạnh hính thức văn bản của các tác phẩm ấy; ba, tím hiểu xem những tác phẩm ấy đã phản ánh quan hệ nam nữ ra sao; và bốn, mô tả những sự phát triển của các yếu tố liên quan đến huyền thoại và tâm lý liên quan đến người phụ nữ trong văn học” [27]. Với Jane Eyre, có thể coi Charlotte Brontë là một trong những nhà văn đại diện cho nữ quyền luận của thế kỉ XIX. 2.2.2.3. Lâu đài Thornfield Ở đây là không gian thứ tư, sau những không gian “ngôi nhà” đã phân tìch bên trên. Tuy nhiên, ngay cả lâu đài Thornfield cũng không phải là địa điểm cuối cùng như ta đã biết do mối quan hệ của Rochester với cô Ingram. Hơn nữa, Bertha xuất hiện khiến cho mối quan hệ và cuộc hôn nhân giữa Jane và Rochester trở nên bất hợp pháp. Từ niềm hạnh phúc tột độ khi được kết hôn với người mính yêu, Jane rơi xuống vực thẳm của sự xấu hổ, thất vọng và cảm thấy bị lừa dối. Sự xuất hiện ấy phá tan mối quan hệ giữa Jane và Rochester để rồi Jane quyết định rời bỏ Thornfield ra đi, quyết định rời bỏ Rochester và những quá khứ đẹp đẽ đã qua. Những cảm xúc dồn nén là một khìa cạnh mà phân tâm học đề cập tới. Trong tiểu thuyết này, không chỉ có Jane mới có những cảm xúc dồn nén mà ngay cả Rochester cũng có. Trong cuộc hôn nhân không tính yêu với Bertha Mason, Rochester đã chôn vùi mọi cảm xúc, tính yêu và sự đam mê của mính. Chỉ đến khi gặp Jane Eyre tất cả cảm xúc đó mới bừng dậy, kéo Rochester đi theo tiếng gọi tính yêu. Đã có lúc Jane tự hỏi điều gí thách thức một người đàn ông như Rochester có được tính yêu trong lâu đài này? Phân tìch tâm lì ở đây cho thấy tính cảm phức tạp của Jane: khi tỉnh táo Jane luôn cố gắng khẳng định mính không có tính cảm với Rochester nhưng giấc mơ lại nói khác về cả hai người. Đó là khi Jane nhín thẳng vào lòng mính và cô gắng kím giữ những ý định và tính cảm đang chơi vơi trong cõi tưởng tượng bao la mù mịt để đưa nó trở lại nề nếp thông thường. Là khi cô càng cố gắng tránh mặt Rochester thí cô càng nhận ra tính yêu của cô giành cho ông. Giải thìch nhu cầu dồn nén và nguồn năng lượng xúc cảm nằm bên dưới những vận động và những ứng xử hữu thức và vô thức, Freud gọi năng lượng ấy là libido. Trong Jane Eyre, rõ rằng những xúc cảm bản năng của cả hai nhân vật chình đều đã bị dồn nén: Jane Eyre mồ côi từ bé với một tuổi thơ không tính yêu thương ở Gateshouse, cô cũng khao khát được yêu thương, được che chở; Rochester với cuộc hôn nhân mù quáng không tính yêu, phải chịu đựng và dồn nén tính yêu cảm xúc bên một bà vợ điên là Bertha Mason. Cả hai đều tồn tài một nguồn năng lượng ấn ức dưới lớp hính thức bên ngoài. Ở tận sau trong tâm hồn họ, khát khao yêu thương, sự đam mê còn dồn nén và rất mãnh liệt. Tiểu kết - Những ám ảnh “dồn nén” từ tuổi thơ thiếu tính yêu thương của cha mẹ của Charlotte Brontë đã được bà “chuyển dịch” vào nhân vật Jane qua các giấc mơ; - Qua các không gian khác nhau, từ cái tự ngã nhân vật đã khẳng định dần đến cái bản ngã để kết thúc đoàn viên bằng cái siêu ngã cao quý. - Từ lì thuyết phân tâm học, ta đã nhận ra Jane, từ người con gái đến người “mẹ”, người vợ qua những chi tiết quanh co, được phủ lên bằng cái kết đầy tính thương, những phức cảm Oedipe sâu sắc. Chương 3. Những ẩn ức, ám ảnh về cái chết, tính yêu 3.1. Tần suất và tỉ lệ xuất hiện màu sắc: đỏ/đen Trước hết, đọc tiểu thuyết Jane Eyre, người đọc có một ấn tượng khá rõ nét về các màu sắc đối nghịch, bởi chúng có một mật độ xuất hiện khá dày đặc. Chình do tần suất xuất hiện lớn như vậy mà cuốn tiểu thuyết hiện ra trước độc giả như một bức tranh khá u ám, gay gắt, đôi chỗ nặng nề, buồn thảm tuy rải rác vẫn có những bức phác hoạ thiên nhiên trong trẻo, yên tĩnh như một nốt nhạc lạ, hiếm hoi trong bản nhạc trầm buồn của đời nhân vật. Theo thống kê của chúng tôi thí trong tiểu thuyết Jane Eyre số lượng xuất hiện các màu cho ra các con số sau: TT Màu sắc Số lần xuất hiện Tổng Tỉ lệ 1 đen (black) 66 lần 139 33.67% 2 tối tăm, mờ mịt, u ám (dark) 73 lần 3 đỏ (red) 18 lần 129 32.17% 4 lửa (fire) 97 lần 5 ngọn lửa(flame) 14 lần 6 ánh sáng, nguồn sáng (light) 77 lần 77 19.2% Nhận xét: - Màu đen (black) và tối tăm (dark) có con số kỉ lục, vượt trội 135 lần (33.67% ≈ 34%), nghĩa là trên 1/3 tác phẩm, dẫn đến hiệu quả là dù không chú ý, người đọc vẫn bị ám ảnh bởi một khì quyển tối tăm, u ám trong tác phẩm này. - Nó lấn át cả màu “đỏ” dương tình: 135/129 - Số 77 lần Ánh sáng, nguồn sáng (light) xuất hiện vẫn không đủ sức để cải thiện được không khì trầm buồn của tác phẩm. - Từ các con số trên sẽ cho ra tần suất xuất hiện của chúng, Jane Eyre [6] có dung lượng 401 trang, thí cứ trung bính: o Cứ 2.88 trang, ta lại gặp một màu “đen” hoặc tương đương xuất hiện; o Cứ 3.16 trang/đỏ (red) hoặc các từ tương đương; o Cứ 5.21 trang/ánh sáng, nguồn sáng (light). - Những con số “biết nói” trên càng cho thấy một màu u ám, buồn thảm trong tác phẩm. Lì thuyết phân tâm học cho biết sự xuất hiện trở đi trở lại của một hính ảnh, một từ ngữ, ẩn dụ, biểu tượng nào đó là có vấn đề. 3.2. Ý nghĩa và nội dung của biểu tượng màu đỏ và màu đen Màu đỏ: vẫn thường được coi là biểu tượng cơ bản của bản nguyên sống, sức mạnh, quyền năng, màu của lửa, của máu. Bên cạnh đó, màu đỏ trong biểu tượng văn hoá thế giới còn cho biết thêm một số ý nghĩa khác như: màu lửa của tâm, màu của linh hồn, năng lượng tính dục, của trái tim, màu ưa thìch của trẻ thơ, v.v. nhưng đồng thời nó cũng là dấu hiệu của nguy hiểm, cần kiềm chế. Ngọn lửa đỏ làm dừng lại một hành động. Màu đen: “Như một biểu tượng, màu đen hay được cảm hội hơn cả ở cái mặt lạnh lùng, tiêu cực của nó. Màu đen ví thế là màu tang tóc, nhưng không phải như màu trắng mà nặng nề hơn. Theo cách nhín phân tâm học, trong các chiêm mộng ban ngày hay ban đêm cũng như trong các tri giác cảm tình ở trạng thái tỉnh, màu đen được coi như tính trạng thiếu vắng bất kí màu sắc nào, bất kí ánh sáng nào. Màu đen hấp thụ ánh sáng mà không trả nó lại. Nó gợi lên trước hết cảnh hỗn mang, hư vô, trời đêm, bóng đêm trần gian, điều ác, nỗi lo sợ, nỗi buồn, trạng thái vô thức và sự Chết” [25; 293-295]. Màu đen còn tương ứng với khì âm, thuộc tình nữ, có tình thế tục, bản năng và thuộc về người mẹ. 3.2.1. Buồng đỏ: ám ảnh khủng bố tinh thần Buồng đỏ (red-room) được xem như một biểu tượng của ám ảnh ghê sợ trong tuổi thơ của Jane Eyre. Ám ảnh về căn phòng xuất hiện trở lại trong hiện tại tạo sự kết nối giữa hoàn cảnh lúc bấy giờ với cảm giác bị chế nhạo trong tuổi thơ của cô. Đó là căn phòng mà cô thường bị nhốt sau những phản kháng của cô với bà Reed. Từ những ám ảnh về căn buồng này, Jane đã ra đi. Có thể coi mỗi lần “buồng đỏ” xuất hiện trở lại trong tiểu thuyết là một lần nhân vật di chuyển sang một không gian mới do những sự kiện mới can thiệp. Hính ảnh “buồng đỏ” ma quái sẽ còn xuất hiện trong tiểu thuyết và tiếp tục rải rác xuất hiện 9 lần sau đó. Bắt đầu liên tiếp ở các Chương II, III, IV là những kỉ niệm khốn khổ của Jane trong “ngôi nhà” của mợ Reed. 3.2.2. Sự u ám, ảm đạm Màu đen (black) và tối tăm (dark) có con số kỉ lục, vượt trội với 135 lần (33.67% ≈ 34%), nghĩa là trên 1/3 tác phẩm như đã nói bên trên về sự u ám, ảm đạm của cuốn tiểu thuyết này. Trong mắt Jane, khi vẫn còn là đứa trẻ, những con người xấu xa, thường được gắn kèm với màu sắc u ám, chết chóc, điềm gở hoặc hung ác. Có cái nhín “đen tối” này, nghĩa là gắn những con người, sự vật xấu xa với màu u tối, là do ngay từ tuổi thơ Jane đã từng được xem những cuốn sách có vẽ tranh minh hoạ những quỷ, những ma. Những ấn tượng tuổi thơ như thế sẽ là những ám ảnh về nỗi ghê sợ những thứ xấu xa gắn liền với màu sắc đen tối. Những “dồn nén” về điều kinh khủng đó trong tuổi thơ của Jane sẽ được nàng “phóng chiếu” lên các đối tượng khác nhau, mà do trực giác, nàng thấy được là xấu xa, độc ác. Những “căn phòng đen” (dark room), “buồng đỏ” (red room) như một chấn thương tinh thần ở Jane, rất thường xuyên đi kèm nhau cặp màu sắc này. Từ đây, ta sẽ hiểu thêm được ý nghĩa của cặp đôi màu sắc đi cùng trong tác phẩm mà chình Charlotte Brontë, từ trong vô thức cũng không thể lường tới được. 3.2.3. Bản nguyên sống: nam tình, sự phản kháng Lửa đỏ, như vậy là mang biểu tượng của ngăn cấm, nguy hiểm đồng thời với cả những sự tức giận của Jane: “Tôi vẫn thường chịu khuất phục cho đến khi đột ngột nổi đoá, đôi khi điên khùng như một ngọn núi lửa” (Chương XXXIV). Sau này, lửa tượng trưng cho các lực lượng đàn áp, dập tắt sự sống của Jane (đám cháy do người vợ điên của Rochester). Lửa cũng là một hính ảnh ẩn dụ cho Jane, lửa với ánh sáng và sự ấm áp. Điều đáng lưu ý ở đây là “lửa” (fire) trong nhóm từ tương đương của “đỏ” xuất hiện rất nhiều: 97 lần trong tác phẩm. Qua cái nhín của Jane về Rochester, lửa còn là năng lực tình dục: “Giọng nói của ông toát ra một nghị lực kí lạ, cái nhín của ông loé lên một ánh lửa khác thường” (Chương XV). Mùa hạ, thường được coi là mùa của dương tình, mạnh mẽ được cảm nhận qua cái nhín đầy chất thơ, hân hoan, sinh khì. Một bức tranh thiên nhiên tràn đầy ánh sáng, nhiệt độ, màu sắc vào lúc hoàng hôn của ngày hạ. Các màu sắc, ánh sáng “chói chang”, “đỏ ối”, “đỏ thắm”, “màu lửa rực cháy” như ngập tràn bản nguyên sống, sức mạnh, quyền năng, màu của lửa, màu lửa, của tâm, của linh hồn, năng lượng tính dục, của trái tim. 3.3. Xung năng chết Freud cho rằng con người được sinh ra với những bản năng thuộc về vô thức. Nó bao gồm các bản năng sống và bản năng chết. Bản năng sống: là sự đói khát, tính dục; bản năng chết: là những bản năng hướng tới sự phá bỏ, tiêu diệt cuộc sống. Những bản năng này, trong tác phẩm văn học sẽ được “chuyển dịch” dưới những hính ảnh, cảm xúc hoặc những ẩn dụ khác nhau. 3.3.1. Sương mù, băng giá Trong tác phẩm “sương mù” bên cạnh ý nghĩa về không gian u ám cũng còn biểu tượng cho thế giới trẻ thơ đang ở “giai đoạn quá độ giữa hai trạng thái”. Cách hiểu này đã cho chúng ta nhận biết rõ hơn về “điểm chết” giữa hai giai đoạn chuyển tiếp của nhân vật trong quá trính hính thành nhân cách siêu ngã của nàng. Sương mù cũng là một biểu tượng để gắn với những hoàn cảnh mà Jane Eyre phải đối mặt. Sương mù giăng đầy khi Jane tới Lowood như báo hiệu những chuỗi ngày mờ mịt trong cuộc sống của Jane – nó không sáng sủa gí hơn những tháng ngày sống cùng và cô ở Gateshead. Sương mù còn xuất hiện khi Jane rời bỏ lâu đài Thornfield và Rochester, ra đi trong bàn tay trắng để đối mặt với đói, rét và khó khăn Có thể thấy sương mù ở Anh nhiều nhưng nhà văn đã miêu tả và để sương mù xuất hiện đúng lúc và phù hợp là để làm nổi bật lên hoàn cảnh và tâm trạng của Jane Eyre. Biểu tượng của “băng” (xuất hiện 15 lần trong tác phẩm) thường được kết hợp với cảnh quan cằn cỗi, tượng trưng cho cảnh hoang tàn, cô đơn và chết chóc. 3.3.2. Những giấc mơ, linh cảm ảm đạm Theo S.Freud thí giấc mơ không chỉ có chức năng sinh lý mà nó còn có một chức năng tâm lý vô cùng quan trọng, bởi nó giúp người ta giải tỏa được những căng thẳng thần kinh qua việc thỏa mãn những mong muốn của cá nhân trong khi mơ mà những mong muốn đó không được thực hiện trong thực tiễn. Trong tâm lì nhân vật nói chung và nhân vật Jane Eyre nói riêng, có thể nói sự vô thức đã bộc lộ rõ những đặc điểm tâm lì nhân vật. Từ giấc mơ, suy nghĩ, lời nói nhỡ và những hành động không kiểm soát được đã khiến nhân vật bộc lộ rõ tâm lì thật của mính. Vô thức không phải là sự thiếu vắng ý thức mà là một cõi riêng, một phần riêng trong cấu trúc tâm thức của con người, nơi chứa đựng những xung lực có tình bản năng và những ước mơ không thể thực hiện được, thậm chì không thể chấp nhận được trong xã hội. Jane bị đặt vào một tính thế ẩn náu và thụ động gợi lên nỗi ham muốn về sự ứ đọng mà cũng theo Freud là đặc trưng về xung năng chết.Nếu như khi tỉnh táo cô luôn cố gắng khẳng định mính không có tính cảm với Rochester và chẳng quan tâm gí tới cô Ingram, việc cô phải đi khỏi Thornfield là điều nên làm mà theo lì thuyết phân tâm học, đó chỉ là một kiểu “mặt nạ nhân cách” (personna), có nghĩa là ẩn giấu, kím nén ý muốn thực sự của mính để không bị lộ ra ngoài. Sự chống đối là điều được phân tâm học chỉ ra. Khi sự chống đối yếu ớt thí khoảng cách giữa yếu tố giấc mơ và cái vô thức rất ìt, nhưng khi chống đối mạnh thí lập tức phát sinh ra những biến dạng của vô thức làm cho khoảng cách càng xa hơn. 3.4. Ánh sáng hạnh phúc Bóng tối và ánh sáng đan xen lẫn lộn cùng xuất hiện trong tác phẩm ứng với sự tiến triển dần về phìa hạnh phúc (ánh sáng) của Jane như một cái mã mang tình chú giải học để giải quyết sự bì ẩn ở lâu đài Thornfield và sự tồn tại của Bertha (người vợ điên của Rochester) và cuối cùng, ánh sáng trong cuộc kiếm tím mang tình chất tinh thần và tôn giáo của Jane đã được hoàn thiện. Những “dồn nén” của Jane nhằm kiềm chế những lo âu, che giấu không để lộ ra ngoài giờ đây là những “phóng chiếu” của Jane lên cảnh sắc thiên nhiên và ánh sáng tính yêu của nàng. 3.4.1. Thiên nhiên tươi sáng Như trên luận văn đã đề cập đến chất thơ hay những bản nhạc lạ “lạc loài” trong những đoạn miêu tả thiên nhiên của cuốn tiểu thuyết. Chúng như làm dịu đi những ám ảnh đen tối, gay gắt trên những bước đường của số phận nhân vật trung tâm. Những đoạn văn trong sáng nhất tác phẩm thường lại là miêu tả cảnh thiên nhiên về mùa hè. Sang đến hơn 250 trang sau ta lại bắt gặp một bức tranh khác nữa cũng ngập tràn ánh sáng, sự sống vào những ngày hè càng cho thấy sự ám ảnh, mong mỏi vươn ra ngoài ánh sáng, vượt thoát khỏi cảnh u tối, ảm đạm của nhân vật và cũng chình là của tác giả 3.4.2. Cấu trúc nhân cách nhân vật Nhắc lại rằng S.Freud cho rằng cấu trúc của nhân cách gồm có ba cấu thành, đó là tự ngã, bản ngã và siêu ngã. Sự mâu thuẫn tồn tại giữa tự ngã và siêu ngã dễ làm con người rơi vào tính trạng căng thẳng. Để giúp cho con người có thể thoát khỏi tính trạng này, S.Freud cho rằng cần có những cơ chế tự vệ để bảo đảm tạo ra sự cân bằng trong tâm lý của con người. Nhân vật Jane Eyre, như trong các Chương trên, ta đã xem xét quá trính đi từ Tự ngã, Bản ngã đến Siêu ngã có thể tóm gọn một câu: từ chỗ “hoang dại” cãi mợ, đánh nhau với thằng John (con bà ta), đến chỗ nàng là người phụ nữ vị tha, hiền dịu, biết hi sinh ví tính yêu (Jane đã trở lại tím Rochester lúc đã bị mù, già nua, gia sản không còn gí, trong khi nàng có tất cả: tuổi trẻ, gia sản, sắc đẹp). Có thể nói rằng, nước Anh thời Victoria hệ thống thứ bậc xã hội là điều rất quan trọng và điều mà Brontë muốn đề cập đến trong cuốn tiểu thuyết Jane Eyre chình là những vấn đề về giai cấp, về định kiến xã hội tồn tại trong lòng xã hội nước Anh lúc bấy giờ. Ngoài sự phân chia giai cấp, cô còn chống lại sự thống trị gia trưởng, chống lại những người tin rằng phụ nữ luôn thấp hèn hơn nam giới và cũng đối xử với họ như vậy. Ba nhân vật nam giới Brocklehurst, Edward Rochester và St.John River là ba nhân vật trung tâm thử thách phẩm giá và mong muốn bính đẳng của Jane Eyre. Tiểu kết - Tần suất và tỉ lệ màu sắc đỏ / đen mà luận văn đã chỉ ra cho thấy Jane Eyre là một tác phẩm mang gam màu trầm, gay gắt và buồn thảm. - Ý nghĩa, nội dung của chúng cũng như những hính ảnh, ẩn dụ,… cho thấy chiều sâu vô thức trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. - Sự khát khao “sửa chữa” cái hiện thực cuộc sống chung cũng như cuộc đời riêng không được thoả mãn, đã khiến cái kết của cuốn tiểu thuyết mang cấu trúc của cổ tìch với motif về “đứa trẻ bị bỏ rơi”. [...]...Kết luận Jane Eyre – một trong những cuốn tiểu thuyết Anh hay nhất trong lịch sử văn học thế kỉ XIX với tính yêu rất đẹp giữa hai nhân vật chình là Rochester và Jane Eyre Lì thuyết phân tâm học từ lâu đã đóng góp một cái nhín sâu sắc vào việc nghiên cứu văn học Các tác phẩm đã được nhín nhận, phân tìch không phải với cách là một “ca” về tâm thần mà như một cuộc thám hiểu... (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Lê Huy Bắc (2009), Từ điển văn học nước ngoài, Nxb Giáo dục, Hà Nội 3 Henri Bénac (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương, (Nguyễn Thế Công dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội 4 Charlote Brontë (2010), Jane Eyre, Trần Anh Kim dịch, Nxb Văn học, Hà Nội 5 Charlote Brontë (2005), Jane Eyre, Nxb Văn học, Hà Nội 6 Charlote Brontë (2010), Jane Eyre, Wordsworth Classis,... Phân tâm học và tính yêu, (dịch), Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 25 Đỗ Lai Thuý (2004), Phân tâm học và văn học nghệ thuật, (dịch), Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 26 Liễu Trương (2011), Phân tâm học và phê bính văn học, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 27 Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, (1997), Nxb Đà Nẵng 28 Từ điển văn học (2004) - (Bộ mới), Nxb.Thế giới 29 http://svnhanvan.org/forum/index.php?topic=8.0 30 http://www.msh-clermont.fr/spip.php?article1631... (biên dịch) Giải mã các giấc mộng qua ánh sáng Phân tâm học, Nxb Trẻ, Hà Nội 12 G.Genette, "Psycholecture", Figure I, Paris, Points-Seuil, 1976, tr 133-138 (Chú thìch của E.Grossman trong bài) 13 Sigmund Freud (2002), Phân tâm học nhập môn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 14 Lê Bá Hán - Trần Đính Sử - Nguyễn Khác Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 15 Đặng Thị Hạnh, Proust... Đại học Quốc gia Hà Nội 21 Phương Lựu (2011), Lì thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm 22 Sherlaimoia, Svetlana (2005), Sứ mệnh của tiểu thuyết trong thời đại chúng ta, Tạp chì Văn học, số 6, Hà Nội 23 Jean-Yves Tadié (1987), La critique littéraire au XXe siècle, Éd Pierre Belfond 24 Đỗ Lai Thuý (2003), Phân tâm học và tính yêu, (dịch), Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 25 Đỗ Lai Thuý (2004), Phân. .. cấu trúc, từ những sự “dồn nén” và “chuyển dịch” của nhà văn sáng tác phẩm Thông qua lì thuyết phân tâm học kết hợp với tiểu sử nhà văn, luận văn đã khảo sát và phân tìch những ẩn dụ, biểu tượng để tím hiểu những ẩn ức được nhà văn “phóng chiếu” sang nhân vật Jane Eyre ra sao về hính ảnh người mẹ, về những không gian “chuyển dịch” khác nhau về “ngôi nhà” qua các hành trính của nhân vật trung tâm trong... trung tâm trong tác phẩm Vấn đề cái chết, tính yêu, hạnh phúc được luận văn chiếu ngắm từ góc độ phân tâm học qua các ẩn dụ về màu sắc, ý nghĩa và nội dung của chúng, những xung năng chết được gián tiếp thể hiện như thế nào qua miêu tả thiên nhiên,… Và cuối cùng, luận văn đã chỉ ra cấu trúc lớn của tác phẩm Jane Eyre qua các bước phát triển về cái tự ngã, bản ngã và siêu ngã, ý thức của nhà văn trong... Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia 9 Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Phùng Văn Tửu (2007), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội 10 Didier là tác giả của một số cuốn sách quan trọng : Le moi peau, Dunod, 1985; Beckett et le psychanalyste (1992); Le corps de l’œuvre, tiểu luận phân tâm học về công việc sáng tạo (Gall, 1981) (Chú thìch của E.Grossman trong... Proust và các đồng đẳng của ông: vài nét về kĩ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Tây Âu đầu thế kỉ XX, Tạp chì Văn học, số 01/2002 16 Đào Duy Hiệp (2008), Phê bính văn học từ lý thuyết đến hiện đại, Nxb Giáo dục 17 Đỗ Đức Hiểu (1999), Đổi mới phê bính văn học, Phê bính - Tiểu luận, Nxb Khoa học Xã hội và Nxb Mũi Cà Mau 18 Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 19 Milan Kundera,... http://svnhanvan.org/forum/index.php?topic=8.0 30 http://www.msh-clermont.fr/spip.php?article1631 31 http://hoangphongtuan.wordpress.com/category/ly-lu%E1%BA%ADn-vanh%E1%BB%8Dc/ 32 Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb.Thế giới, 2004, mục từ « Brônti » cho biết: hai con chữ đầu C và B của bút danh cũng chình là tên thật của bà . của phân tâm học không phải xuất phát từ các lì thuyết văn học mà là từ ngành tâm lì, tâm bệnh học của bác sĩ người Áo S.Freud. Phê bính phân tâm học. Chương I. Phân tâm học như một lý thuyết văn học 1.1. Lược sử về phê bình phân tâm học Phê bính phân tâm học là một trường phái nghiên cứu văn học rất

Ngày đăng: 17/01/2014, 14:06

w