1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẩn dụ trong ca từ trịnh công sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận

92 2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 807,25 KB

Nội dung

LỜI TRI ÂN Xin bày t ỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với sự hướng dẫn tận tình và h ỗ trợ những tài liệu quý giá về Ngôn ngữ học tri nhận của PGS.TS Dư Ngọc Ngân;  Xin c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

-

TRẦN THỊ MỸ LIÊN

ẨN DỤ TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN

DƯỚI GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DƯ NGỌC NGÂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011

Trang 3

LỜI TRI ÂN

 Xin bày t ỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với sự hướng dẫn tận tình và h ỗ trợ những tài liệu quý giá về Ngôn ngữ học tri nhận của PGS.TS Dư Ngọc Ngân;

 Xin c ảm ơn GS.TS Lý Toàn Thắng, người đã nhiệt tình giảng giải và động viên tác gi ả luận văn trong quá trình triển khai đề tài;

 Xin mãi bi ết ơn sự giảng dạy nhiệt tình của tất cả thầy cô đã giúp tác giả luận văn hoàn thành các chuyên ngành trong chương trình cao học;

 Xin chân thành c ảm ơn Phòng Sau Đại học, Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, với tư cách là đơn vị đào tạo và tổ chức để luận văn được bảo vệ;

 Xin kh ắc ghi sự động viên tinh thần của tất cả bạn bè và người thân trong thời gian

h ọc tập, tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu của tác giả luận văn

Trang 4

0.3 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4 10 4

0.4 Phương pháp nghiên cứu 4 10 4

0.5 Ý nghĩa của đề tài 4 11 4

0.6 Cấu trúc của luận văn 4 12 4

Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT4 13

4

1.1 Vấn đề về ngôn ngữ học tri nhận 4 13 4

1.1.1.Thế nào là Ngôn ngữ học tri nhận? 4 13 4

1.1.2 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận 4 15 4

1.2Ẩn dụ tri nhận 4 16 4

1.2.1 Khái niệm ẩn dụ tri nhận 4 16 4

1.2.2 Đặc điểm của ẩn dụ ý niệm 4 19 4

1.2.3 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ tri nhận 4 23 4

1.2.3.1 Ý niệm, phạm trù 4 23 4

1.2.3.2 Khung/ miền/ lĩnh vực 4 24 4

1.2.3.3 Điển dạng 4 24 4

1.2.4 Các loại ẩn dụ tri nhận cơ bản 4 25

4

1.2 4.1 Ẩn dụ cấu trúc (Structural metaphors) 4 25 4

1.2.4.2 Ẩn dụ bản thể (Ontological metaphor) 4 25 4

1.2.4.3 Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphor) 4 26 4

Chương 2: ẨN DỤ Ý NIỆM CUỘC ĐỜI TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN4 28

4

2.1.Cuộc đời là cuộc hành trình 4 28 2.2.Cuộc đời là vật thể 34

Trang 5

3.2.Tình yêu là cuộc hành trình 4 60 4

3.3 Tình yêu là con người 4 64 4

3.4.Tình yêu là hư vô 4 68 4

3.5.Tình yêu là sự chuyển động của các mùa trong năm 4 72 4

Trang 6

MỞ ĐẦU

0.1 Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Nói đến ngôn ngữ ca từ Trịnh Công Sơn là người ta nghĩ đến một hiện tượng đặc biệt trong nền văn hóa Việt Nam thế kỷ XX Có người đã đánh giá ngôn ngữ ca từ Trịnh

Công Sơn “Đã làm một công cuộc thể nghiệm của tiếng Việt trên những chặng đường mới của ngôn ngữ với những kết hợp từ ngữ tài hoa, những góc độ thu hình lạ lẫm, những tri giác dày dặn nhiều tầng, đồng thời làm sáng giá những sự vật thông thường và tầm thường…”[9, tr.24] Để chứng minh cho luận điểm đó, nhiều nhà nghiên cứu, bình luận đã

khám phá ca từ Trịnh Công Sơn từ nhiều góc nhìn khác nhau Mỗi đường hướng nghiên cứu

là một công cụ để tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong ca từ của người nhạc sĩ này Đi vào tình ý của những khúc ca, người ta thấy rằng phần ca từ của ông có một “chiều sâu tư duy” và nó xứng đáng được xem như là những bài thơ vì có một độ sâu riêng Như vậy, nghiên cứu ca

từ Trịnh Công Sơn phải nghiên cứu cả vấn đề tư duy bên cạnh vấn đề cấu trúc hình thức ngôn ngữ mới có thể tìm thấy cái “độ sâu” ấy Với lí do đó, có thể nói, cách tiếp cận theo hướng ngôn ngữ học tri nhận là công cụ hiệu quả để khám phá cái “chiều sâu tư duy” trong phần lời ca của nhạc Trịnh Và hơn hết, với ẩn dụ tri nhận, người ta có thể đi vào bản chất năng động tiêu biểu nhất của thế giới ẩn dụ Ở đó, ẩn dụ được mở rộng về mặt biểu đạt các hình tượng làm cho cấu trúc ngôn ngữ luôn được mở rộng theo chiều kích năng động của tư duy chứ không bị khuôn cứng trong các mô hình Vì vậy, ẩn dụ tri nhận, như đã nói là một công cụ hữu hiệu để đi vào cái vũ trụ bí ẩn, cái thế giới tinh thần mờ khuất để khám phá nơi

đó “cái nhìn thế giới” vừa gần gũi, vừa xa lạ của Trịnh Công Sơn so với cái nền tri nhận

chung của dân tộc, của nhân loại Đó là lí do mà luận văn triển khai đề tài “Ẩn dụ trong ca

từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận” với hi vọng được góp thêm một

phần nhỏ vào việc tìm hiểu về cái nhìn, sự phân tích và giải thích của người nghệ sĩ này về cuộc đời, về thế giới bằng một công cụ mới của khoa học ngôn ngữ –ẩn dụ tri nhận

Triển khai đề tài “Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học

tri nhận”, luận văn nhằm mục đích chính là vận dụng những lí thuyết về ẩn dụ tri nhận để

tìm hiểu những ý niệm về tình yêu và cuộc đời trong ca từ Trịnh Công Sơn, từ đó đưa ra

Trang 7

những nhận định về đặc điểm ngôn ngữ và tư duy của Trịnh Công Sơn thông qua ca từ của ông

0.2.L ịch sử nghiên cứu

Đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về Trịnh Công Sơn Một số bài viết chủ yếu chỉ đề cập đến con người, cuộc đời, gia đình của Trịnh Công Sơn; một số bài viết khác là những công trình nghiên cứu ca từ Trịnh Công Sơn theo hướng văn học, ngôn ngữ học, âm nhạc Có những bài là lời nhận xét chung chung và có những bài trở là những công trình nghiên cứu rất sâu Dù là bàn đến Trịnh Công Sơn ở khía cạnh nào, phương diện nào vào thời điểm nào, đa phần các bài viết về ông thể hiện thái độ ca ngợi, thán phục về tài năng

và nhân cách của người nhạc sĩ này Với tư cách là một con người,mà mỗi người là một hạt bụi giữa nhân gian thì Trịnh Công Sơn được người đời ví như “cát bụi lộng lẫy” Trong quan

hệ với gia đình, ông là người con hiếu thảo, người anh có trách nhiệm Trong quan hệ với bạn bè, ông là người bạn chân thành Trong quan hệ với xã hội, với nghệ thuật và với cuộc đời này, ông là ân nhân, đã mang đến những tác phẩm âm nhạc bất hủ ca ngợi con người, ca ngợi cuộc sống, kêu gọi con người sống cho đẹp, cho hay; kêu gọi mọi người hãy đến với nhau và yêu thương nhau, cùng nhau chống lại chiến tranh, chống lại cái xấu, cái ác…Với tư cách là một người nghệ sĩ, Trịnh được xem là “người hát rong qua nhiều thế hệ” Ông là một

“người hát rong” trong cuộc đời để chở những ca khúc của mình đến trái tim của mọi người

để con người gần nhau, yêu thương nhau và đến với cuộc đời , bằng trái tim bao dung đẹp

đẽ Những ca khúc ấy vượt thời gian trở thành “những bài ca không năm tháng” tồn tại mãi với cuộc đời này dù cho chủ nhân của những khúc ca ấy đã trở thành người thiên cổ

Cụ thể là, giải thích về sự nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, dưới nhiều góc

độ khác nhau : âm nhạc, ngôn ngữ học, văn học, nhân học, xã hội học…, người ta đã viết rất nhiều về những đề tài mang những nội dung như: ca từ đầy chất thơ, cái hay cái lạ trong ca

từ Trịnh Công Sơn, tính triết học, tính thiền trong ca từ Trịnh Công Sơn, những biểu tượng ngôn ngữ đặc biệt trong ca từ của ông, con người thơ ca của Trịnh… Tất cả những điều đó được tập hợp lại trong những cuốn sách, bài viết, công trình khoa học như:

Tập thể các tác giả Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tử Huyến đã sưu

tầm và biên soạn cuốn sách Trịnh Công Sơn - Một người thơ ca một cõi đi về và được xuất

bản bởi Nhà xuất bản Âm nhạc và Trung tâm Văn hóa Đông Tây, Hà Nội ngay khi Trịnh Công Sơn mất (2001) Tiếp đó, các tác giả này tiếp tục cho xuất bản liên tục ba cuốn nữa là

Trang 8

Trịnh Công Sơn - Cát bụi lộng lẫy, Trịnh Công Sơn - Người hát rong qua nhiều thế hệ và Trịnh Công Sơn - Rơi lệ ru người cũng vào năm 2001

Những người thân, bạn bè của Trịnh Công Sơn cũng sưu tầm và thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của mình về con người, cuộc đời và ca từ của Trịnh Công Sơn, có thể kể

đến là các tác giả: Trịnh Cung, Nguyễn Quốc Thái với cuốn sách Trịnh Công Sơn - Cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội họa & suy tưởng (năm 2001), Bửu Ý với Trịnh Công Sơn một nhạc sĩ thiên tài (năm 2003), Nguyễn Đắc Xuân với Trịnh Công Sơn - Có một thời như thế (năm 2003), Hoàng Phủ Ngọc Tường với Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của Hoàng tử bé (năm 2005), Hoàng Tá Thích với Như những dòng sông (2007), Bùi Vĩnh Phúc với Trịnh Công Sơn- Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (năm 2008) Và còn có những luận văn nghiên

cứu về nhạc Trịnh, đáng chú ý là có cả những công trình nghiên cứu của học viên nước

ngoài như luận văn cao học của tác giả Yoshii Michiko năm 1991 với đề tài Những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn( tại Đại học Paris) Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Thúy với công trình luận văn Thạc sĩ tốt nghiệp tại Đại học Quy Nhơn với đề tài mang tên Vết chân Dã Tràng cũng là công trình nghiên cứu công phu về con người, cuộc đời của Trịnh Công Sơn …

Ngoài ra còn có các bài viết trên các trang web, bài báo, tạp chí của nhiều người bàn về Trịnh Công Sơn và ca khúc của ông Trước năm 1975 có thể kể đến là các bài viết

của Lê Trương trong Phong trào da vàng ca (Trước 1975), của Tạ Tỵ trong Trịnh Công Sơn (Trước 1975), của Tô Thùy Yên trong Huyền thoại về con người (Trước 1975) Đặc

biệt, từ sau ngày Trịnh Công Sơn mất, số lượng các bài viết tăng lên rất nhiều, đa số là mang nội dung ca ngợi tài năng và con người của Trịnh Công Sơn, chẳng hạn, Hà Vũ Trọng có bài

Chiêm ngắm đóa hoa vô thường in trên Tạp chí Hợp Lưu, Hoa kỳ năm 2001, Trần Hữu Thục có bài Một cái nhìn về ca từ Trịnh Công Sơn trên Tạp chí Văn học California, Hoa Kỳ

năm 2001 Ngoài ra còn có những bài viết, bài phát biểu của nhạc sĩ Thanh Tùng, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, Ca sĩ Khánh Ly….trên các phương tiện thông tin

Riêng dưới góc độ ngôn ngữ học, mà đặc biệt là tính ẩn dụ trừu tượng mang đến sự hấp dẫn trong ca từ Trịnh Công Sơn đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu một cách sâu sắc, công phu Trước hết, có thể kể đến là nhận xét của Hoàng Tá Thích :

Ngoài hình ảnh phong phú, ca từ Trịnh Công Sơn còn mang nhiều tính ẩn dụ đôi khi làm người nghe khó hiểu, mà chính tác giả cũng không thể nào giải thích một cách đơn giản

Trang 9

những suy nghĩ của mình đã chuyển tải sang ngôn ngữ âm nhạc (Tương tự như một họa sĩ vẽ tranh trừu tượng đôi khi cũng khó thể giải thích những ý tưởng rất… trừu tượng của mình thể hiện trên tác phẩm hội họa)”[29, tr.3]

Hay như đánh giá của tác giả Bùi Vĩnh Phúc trong một cuộc phỏng vấn :

“Ca t ừ của Trịnh Công Sơn đã làm mới ngôn ngữ Việt Nam và đưa ra những hình ảnh đẹp một cách rất bi thiết pha trộn với nét kỳ ảo Tất cả những điều đó tạo nên một thế

gi ới riêng biệt, một thế giới chưa bị làm mòn đi bởi sự nhàm chán, sự lặp lại Và điều ấy tạo nên s ự thu hút.” [http://www.tcs-home.org]

Còn Trịnh Chu thì khẳng định:

Ở Nguyễn Du, tiếng Việt chỉ đẹp bởi sự chính xác, mang tính triết lý cao, và xem

ra cái “mỹ” ở đây chỉ là cái “mỹ” của hiện thực Còn cái “đẹp” của Trịnh Công Sơn lại là cái “đẹp” bảng lãng, sương khói của siêu thực, ấn tượng, bởi vì ông có khả năng tạo nên độ bóng của ngôn từ Sự vật nào được Trịnh Công Sơn đụng đến cũng bớt thật đi, và được khoác lên một thứ ánh sáng mới, đủ sức bước ra sân khấu của ngôn từ với vẻ mặt trang trọng…” [http://www.tcs-home.org]

Bửu Ý cũng cho rằng :

Lời ca của Trịnh Công Sơn đầy ắp biện pháp tu từ đủ loại: nhân hóa, tỷ dụ, hoán

dụ, phúng dụ, biểu tượng…Trong đó có hai biện pháp trở đi trở lại nhiều và đặc biệt giúp tăng thêm tính thi ca cho bài hát: sự láy lại và ẩn dụ…”[41]

Ngoài ra, ca từ Trịnh Công Sơn còn trở thành những đề tài nghiên cứu khoa học của nhiều sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, học viên thuộc chuyên ngành Ngôn

ngữ học, như công trình nghiên cứu về “Biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ Trịnh Công Sơn”

của Nguyễn Thị Bích Hạnh, một luận văn cao học đượ in thành sách năm 2009 Công trình này đã có những phát hiện và nhận xét sâu sắc về các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng như: nắng, núi, ngựa, khu vườn…Bên cạnh đó là luận văn của Bùi Thị Minh Thùy “Đặc

điểm phong cách ngôn ngữ trong ca từ Trịnh Công Sơn” (Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, năm 2007) cũng mang đến cho người đọc những phát hiện về cái lạ, cái hay trong việc sử dụng từ ngữ, đặc biệt là lớp từ láy và những kết hợp bất thưởng trong ngôn ngữ dùng để sáng tác ca khúc của Trịnh….Theo hướng ngôn ngữ học tri nhận, luận văn cao học của Nguyễn Thị Thanh Huyền (Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn năm 2009) với

đề tài “ Ẩn dụ tri nhận - Mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ Trịnh Công Sơn” cũng đã

Trang 10

vận dụng ẩn dụ cấu trúc- một trong ba loại ẩn dụ tri nhận cơ bản vào việc nghiên cứu ca từ Trịnh Công Sơn Luận văn này triển khai hai mô hình ý niệm “ĐỜI NGƯỜI LÀ ĐÓA HOA

VÔ THƯỜNG” và “ CUỘC ĐỜI LÀ CÕI ĐI VỀ” dựa trên ý nghĩa của hai bài hát “Đóa hoa

vô thường” và “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn …Tuy mỗi công trình nghiên cứu trên cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhưng đã mở ra cho luận văn những cơ sở để nghiên cứu ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn của ẩn dụ tri nhận Đây là nguồn tư liệu đáng quý, giúp ích rất nhiều cho việc tìm hiểu, học hỏi, rút kinh nghiệm từ cơ sở lí thuyết, nguồn ngữ liệu cho đến cách vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học vào nghiên cứu ca từ Trịnh Công Sơn…Ngoài ra, những hiểu biết và nhận xét xác đáng của những người đã nghiên cứu về ca

từ, về cuộc đời của Trịnh Công Sơn cũng là cơ sở quan trọng và bổ ích để luận văn triển khai

đề tài này

0.3 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện mục đích của đề tài, luận văn hướng vào đối tượng, nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu cơ sở lí thuyết của đề tài;

- Điều tra, phân tích nguồn ngữ liệu theo hướng ẩn dụ tri nhận phục vụ cho mục đích nghiên cứu;

- Hình thành các quan hệ so sánh, đối chiếu để làm rõ bản chất của vấn đề nghiên cứu

Nói đến nhạc Trịnh Công Sơn, người ta thường nhắc đến ba mảng đề tài là: tình yêu, cuộc đời và thân phận con người Đến với đề tài này, luận văn chỉ giới hạn vấn đề nghiên cứu ở hai mảng : vấn đề tình yêu và cuộc đời trong ca từ Trịnh Công Sơn

Về phạm vi nguồn ngữ liệu chính, đã có những con số khác nhau về số lượng ca khúc của Trịnh Công Sơn, luận văn tiến hành khảo sát 243 ca khúc mới được công bố trên trang 4http://www.tcs-home.Org.vnU

0.4 Phương pháp nghiên cứu

0 4 1 Phương pháp thống kê và phân loại

Luận văn thống kê các lời của bài ca dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo đã nêu theo hướng nghiên cứu của đề tài Sau khi thống kê, luận văn tiến hành phân loại theo vấn đề cũng như phân loại các ý niệm trong ca từ đã sưu tầm được Kết quả thống kê là cơ sở thực

Trang 11

tiễn để phân tích và trở thành cứ liệu khoa học có tính xác thực, thuyết phục và minh chứng cho các lập luận của đề tài

0.4.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Các phương pháp này được luận văn sử dụng trong quá trình khảo sát các từ ngữ, câu văn trong toàn bộ các ca khúc theo hướng tri nhận phục vụ cho mục đích của đề tài Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các nhân tố tác động đến việc hình thành

ý niệm trong ca từ Trịnh Công Sơn: hoàn cảnh xã hội, tâm lí và tư duy của người sáng tác Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát vấn đề, từ đó có thể rút ra những nhận định, những mô hình ý niệm hóa có căn cứ dựa trên cứ liệu khoa học thực tế Việc kết hợp các phương pháp này giúp xử lí các vấn đề tốt hơn, toàn diện hơn Đây có thể xem là phương pháp chủ đạo để thực hiện đề tài

0.4.3 Phương pháp miêu tả

Phương pháp miêu tả được luận văn vận dụng vào để miêu tả cấu tạo của những kết hợp đặc biệt tạo nên những ý niệm về tình yêu và cuộc đời trong ca từ Trịnh Công Sơn Đồng thời, phương pháp này còn được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp để xác định, miêu tả miền nguồn và miền đích trong các sơ đồ ý niệm Đây là phương pháp quan trọng để xác định, giải thích các miền ý niệm trong việc triển khai đề tài

0.4.4 Phương pháp so sánh

Phương pháp này được dùng để so sánh trong hệ thống và ngoài hệ thống Vận dụng

so sánh trong hệ thống để đối chiếu các ý niệm của Trịnh Công Sơn về tình yêu, đời người ở những tác phẩm khác nhau và giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của ông giúp cho các phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp ngữ liệu được chính xác hơn, hiệu quả hơn Vận dụng so sánh ngoài hệ thống để đối chiếu những ý niệm khác nhau của cùng một vấn

đề giữa Trịnh Công Sơn với những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ khác với tư duy chung của con người giúp tìm ra những nét tương đồng và khác biệt về quan niệm,về tư duy giữa Trịnh Công Sơn và cá nhân, tập thể khác trước cùng một đối tượng, từ đó luận văn tìm ra đặc trưng bản chất trong sự tri nhận của Trịnh Công Sơn thông qua ca từ của ông Phương pháp so sánh hỗ trợ đắc lực cho công việc khảo sát ngữ liệu của đề tài ở diện rộng

0.5 Ý nghĩa của đề tài

0.5.1 Về mặt lí luận

Trang 12

Luận văn góp một phần trong việc chứng minh tính hiệu quả của lí thuyết tri nhận trong việc phân tích ngôn từ - một hướng nghiên cứu mới của ngôn ngữ học

0.5.2 Về mặt thực tiễn

Luận văn vận dụng lí thuyết ẩn dụ tri nhận vào việc nghiên cứu những tác phẩm

âm nhạc cụ thể của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, từ đó đưa ra những nhận định về thế giới quan, nhân sinh quan của người nghệ sĩ tài năng này Trên cơ sở đó, có thể xem ẩn dụ tri nhận như

là một công cụ để áp dụng vào phân tích các tác phẩm văn học nghệ thuật để tìm hiểu chiều sâu của tác phẩm

0.6 C ấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương một: Cơ sở lí thuyết

Trong chương một, luận văn trình bày cơ sở lí thuyết của đề tài, bao gồm những vấn đề liên qua đến ngôn ngữ học tri nhận và ẩn dụ tri nhận như: thế nào là ngôn ngữ học tri nhận, khái niệm ẩn dụ tri nhận, phân loại ẩn dụ tri nhận và những khái niệm liên quan đến ẩn

dụ tri nhận…

Chương hai: Ẩn dụ ý niệm về cuộc đời trong ca từ Trịnh Công Sơn

Trong chương hai, luận văn trình bày những ý niệm về cuộc đời trong ca từ Trịnh Công Sơn: cuộc đời là cuộc hành trình, cuộc đời là vật thể, cuộc đời là con người, cuộc đời

là cõi tạm

Chương ba: Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn

Trong chương ba, luận văn trình bày những ý niệm về tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn: tình yêu là vật thể, tình yêu là con người, tình yêu là cuộc hành trình, tình yêu là

hư vô, tình yêu là sự chuyển động của các mùa trong năm

Trang 13

Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1 V ấn đề về ngôn ngữ học tri nhận

1.1.1 Thế nào là Ngôn ngữ học tri nhận?

Tri nhận (cognition) là tất cả những quá trình tiếp nhận, cải biến và lưu trữ dữ liệu trong trí nhớ con người dưới dạng những biểu tượng tinh thần (mental representation) Nó cũng được coi như là cách xử lý thông tin dưới dạng những ký hiệu, cải biến nó từ dạng này sang dạng khác Hoạt động tri nhận (cognitive activity) là hoạt động tư duy dẫn đến việc thông hiểu một nội dung nào đó

V ậy ngôn ngữ học tri nhận là gì?

Thời gian xuất hiện của ngôn ngữ học tri nhận thường được tính từ năm 1989 sau quyết định thành lập Hội ngôn ngữ học tri nhận tại Đức Vậy là tính đến nay, ngôn ngữ học tri nhận có tuổi đời chỉ mới trên 20 năm Nghiên cứu ngôn ngữ học dưới góc độ tri nhận có nghĩa là đặt ngôn ngữ trong chức năng làm công cụ tư duy của con người Tuy mới xuất hiện nhưng hướng nghiên cứu mới của ngôn ngữ học tri nhận sớm được nhiều người ủng hộ Ở Việt Nam, nhiều nhà Việt ngữ học cũng đã tiếp cận ngôn ngữ theo hướng tri nhận, có thể kể đến là : Lí Toàn Thắng, Trần Văn Cơ, Nguyễn Lai, Nguyễn Đức Tồn, Hữu Đạt, Nguyễn Hòa, Diệp Quang Ban…Trong đó, người đầu tiên bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tri nhận là Lí Toàn Thắng trong một bài báo năm 1994 Tiếp đó, ông đã có một công trình

nghiên cứu khá đầy đủ và sâu sắc về ngôn ngữ học tri nhận năm 2005- cuốn sách “Ngôn ngữ học tri nhận, từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” Cuốn sách này tiếp tục được tái bản vào năm 2008 có sửa chữa và bổ sung thêm “Phần phụ lục” gồm 7 bài ở cuối cuốn sách

nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận Trên cơ sở những

tư tưởng về ngôn ngữ học tri nhận của cuốn sách được tái bản này của tác giả Lý Toàn Thắng, luận văn xin được tiếp nhận khái niệm ngôn ngữ học tri nhận như sau:

Ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hàn h nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự tri giác của con người về thế giới khách quan cũng như cái cách thức mà con người ý niệm hóa và phạm trù hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó” (28, tr.13)

Trang 14

Sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận được khởi nguồn từ trường phái ngữ pháp tạo sinh do Chomsky khởi xướng Trường phái này đã kêu gọi ngôn ngữ phải trở thành một bộ phận của tâm lí học tri nhận, phải coi ngôn ngữ là một hệ thống tri nhận và mục tiêu đối tượng của ngôn ngữ là tìm hiểu cái cơ chế phổ quát của ngôn ngữ tiềm ẩn trong trí não con người Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cũng lấy mục đích là nhận thức bản chất của ngôn ngữ con người nhưng đi vào phân tích chiều sâu của cấu trúc ngôn ngữ với những dữ kiện quan sát trực tiếp được và cả những dữ kiện không quan sát trực tiếp được như trí tuệ, tri thức, kinh nghiệm Điều này khác với ngữ pháp cải biến tạo sinh chủ trương đi vào chiều sâu của cấu trúc ngôn ngữ chỉ trên cơ sở những dữ kiện ngôn ngữ có thể quan sát trực tiếp được và hình thức hóa chúng đến độ lí tưởng gần giống như những công thức toán học Như vậy, với tuổi đời và cơ sở xuất hiện, có thể khẳng định ngôn ngữ học tri nhận còn non trẻ và nó chỉ là một trường phái ngôn ngữ (như ngữ pháp tạo sinh) chứ không phải là một phân ngành của ngôn ngữ học (như ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học nhân học, ngôn ngữ học tâm lí…) Ngôn ngữ học tri nhận, cũng như các khuynh hướng khoa học tri nhận khác có mục tiêu chung là nghiên cứu việc thực hiện các quá trình lĩnh hội, xử lí và cải biến các tri thức vốn quyết định bản chất của trí não con người Điều này đồng nghĩa với việc nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng tri nhận không còn là nghiên cứu ngôn ngữ trong hệ thống ngôn ngữ, nghiên cứu mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ như ngôn ngữ học phi tri nhận nói đến mà ngôn ngữ ở đây được đặt trong mối quan hệ với khả năng tri nhận của con người, tức là liên quan đến thông tin, tri thức, ý niệm - những vấn đề phải xuất phát từ sự tri giác, từ kinh nghiệm của con người Hơn thế nữa, nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ tri nhận, chúng ta phải chú ý đến sự khác nhau về “cái nhìn thế giới” hay cách tri nhận về thế giới được thể hiện bằng những biểu thức ngôn ngữ của các dân tộc nói tiếng khác nhau Ý nghĩa của ngôn ngữ không hạn chế trong nội bộ hệ thống ngôn ngữ mà nó có nguồn gốc sâu xa từ kinh nghiệm được hình thành trong quá trình con người và thế giới tương tác với nhau và từ tri thức và hệ thống niềm tin của con người Như vậy, sự tri giác,vốn kinh nghiệm và cái cách mỗi con người, mỗi dân tộc nhìn nhận về thế giới khách quan- tài liệu của sự nhận thức - là cơ sở để ngôn ngữ học tri nhận nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ Vì thế, với ngôn ngữ học tri nhận, mọi biểu hiện của tri thức ngôn ngữ được nghiên cứu không còn đóng kín trong hệ thống ngôn ngữ mà là vấn đề tìm hiểu cơ chế phổ quát của ngôn ngữ tiềm ẩn trong trí não của con người

Trang 15

1.1.2 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận

Trong công trình “Ngôn ngữ học tri nhận, từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt”, Lý Toàn Thắng đã xác định đối tượng của ngôn ngữ học tri nhận:

Đối tượng cụ thể của ngôn ngữ học tri nhận là ngôn ngữ trong tư cách là một trong những khả năng tri nhận và một trong những cấu trúc tri nhận của con người (cùng với tri giác, tư duy, kí ức, hành động)” (28, tr.45)

Ngôn ngữ học tri nhận nghiên cứu ngôn ngữ như những dạng thức tương tự khác trong bộ máy tri nhận và hoạt động tri nhận của con người như : tri giác, học tập, kí ức, tư duy…Có nghĩa là, ngôn ngữ dưới góc độ tri nhận phải được nghiên cứu như một thuộc tính hai mặt: vừa là một hệ thống ký hiệu đóng vai trò quan trọng trong sự biểu hiện (mã hóa) và trong sự cải biến các thông tin trong tư cách là công cụ tri nhận, vừa được biểu hiện như là một đối tượng độc lập với con người trong quan hệ giữa mặt lịch sử và chức năng giao tiếp Với cách tiếp cận này, các hình thức ngôn ngữ (các đơn vị, các phạm trù…) phải được nghiên cứu trong mối tương liên của chúng với các cấu trúc tri nhận và sự giải thích mang tính tri nhận trong mối quan hệ giữa các hình thức ngôn ngữ với các quá trình tri nhận và tất

cả các dạng hoạt động thông tin Vì thế, trọng tâm nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận là ý thức trong cách hiểu ý thức là nơi tập trung tất cả vốn kinh nghiệm tinh thần mà một con người tích lũy được và phản ánh chúng dưới dạng những ý niệm Vì vậy, khác với ngôn ngữ học truyền thống, phi tri nhận luận, ở bình diện ngữ nghĩa nó coi ý nghĩa là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất của mình, thì đối với ngôn ngữ học tri nhận đó là ý niệm (tiếng Anh:concept) là kết quả của quá trình tư duy, quá trình phản ánh thế giới khách quan vào đầu

óc con người và đồng thời là sản phẩm của hoạt động tri nhận, là cái chứa đựng tri thức hay

sự hiểu biết của con người về thế giới trên cơ sở kinh nghiệm từ đời này sang đời khác Trong khi nghiên cứu về ý niệm, ngôn ngữ học tri nhận luôn quan tâm đến một quy luật là cái thế giới khách quan bên ngoài khi đi vào cái “sàng lọc” não bộ của những con người khác nhau, đặc biệt là khác nhau về không gian sinh sống, về ngôn ngữ nó sẽ cho ra những sản phẩm là các ý niệm không còn mang tính khách quan toàn diện, đầy đủ như nó vốn có trong hiện thực mà nó đã được lĩnh hội, xử lý, cải biến Mục đích của ngôn ngữ học tri nhận

là nghiên cứu một cách bao quát và toàn diện cái khả năng tri nhận của ngôn ngữ, nghiên cứu việc thực hiện các quá trình lĩnh hội, xử lý và cải biến các tri thức vốn quyết định bản chất của trí não con người Nói cách khác, con người- chủ thể của ngôn ngữ được ngôn ngữ

Trang 16

học tri nhận tiếp cận như một hệ thống xử lý các thông tin mà ở đó các tri thức ngôn ngữ được hình thành từ ý niệm-kết quả của quá trình xử lý, cải biến của hệ thống não bộ của con người dưới tác động của các yếu tố tâm lí, văn hóa Vì vậy, các tri thức ngôn ngữ ấy luôn gắn liền với sự tri nhận vừa mang tính nhân loại vừa mang tính đặc thù dân tộc

1.2 Ẩn dụ tri nhận

1.2 1 Khái niệm ẩn dụ tri nhận

Từ thời Aristotle, các nhà nghiên cứu đã bàn đến ẩn dụ nhưng chỉ trong phạm vi của ngôn ngữ học Gần đây, với sự xuất hiện của ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ được đề cập đến không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy Từ đây, ẩn dụ trở thành một trong các bộ phận quan trọng của lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận

Trước khi thuật ngữ ẩn dụ tri nhận xuất hiện với đầy đủ những đặc trưng bản chất của nó, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã đặt ẩn dụ trong mối quan hệ với tư duy và cho rằng ẩn dụ

là một quĩ tích của những suy nghĩ chứ không phải của ngôn ngữ Vậy là với cách tiếp cận này, các nhà ngôn ngữ học đã đưa ẩn dụ từ trong lí thuyết ngôn ngữ học cổ điển, được coi là một vấn đề chỉ thuộc về ngôn ngữ sang một ngoại vi mới thuộc vấn đề của tư duy trong thuyết ẩn dụ hiện đại

Tiếp thu những thành tựu của các nhà ngôn ngữ học đi trước, Lakoff và Johnson

đã phát triển những tư tưởng mới về ẩn dụ thành lí thuyết ẩn dụ tri nhận và được trình bày

trong công trình “Metaphor we live by”(1980) Lakoff và Johnson (1980) cho rằng: “hệ thống ý niệm đời thường của chúng ta, mà trong khuôn khổ của những điều chúng ta suy nghĩ và hành động, về bản chất là ẩn dụ” Chúng ta không chỉ dùng các ẩn dụ được quy ước

hóa và từ vựng hoá và nhất là những ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) một cách thuần tuý ngôn ngữ học mà sự thực là chúng ta chỉ suy nghĩ hay ý niệm hoá phạm trù “ĐÍCH” thông qua phạm trù “NGUỒN” Như vậy, từ chỗ lối nói ẩn dụ được cho là không chỉ trong ngôn ngữ thông tục hàng ngày và ngôn ngữ hằng ngày không có ẩn dụ đã bị phủ nhận mà thay vào đó là một quan điểm mới về phạm vi hoạt động của ẩn dụ Và chỗ của ẩn dụ không hề là

ở trong ngôn ngữ mà là ở trong cái cách chúng ta khái quát hóa một hiện tượng tinh thần này bằng một hiện tượng tinh thần khác Lí thuyết chung của ẩn dụ nằm trong những đặc điểm của sự xác lập khái quát có tính liên tưởng Trong quá trình đó, những khái niệm trừu tượng hàng ngày như thời gian, trạng thái, nguyên nhân, kết quả hoặc mục đích đều trở nên có

Trang 17

tính ẩn dụ Hệ quả là ẩn dụ (tức là khái quát có tính liên tưởng) chính là tâm điểm tuyệt đối của ngữ nghĩa học trong ngôn ngữ thông tục tự nhiên, và việc nghiên cứu ẩn dụ văn học là một sự mở rộng của việc nghiên cứu ẩn dụ trong ngôn ngữ hàng ngày Phép ẩn dụ được dùng đến hàng ngày (trong ngôn ngữ thường nhật) là một hệ thống khổng lồ gồm vô số những khái quát liên tưởng, và hệ thống này được sử dụng trong ẩn dụ văn học Nhờ những kết quả thực chứng này, chữ ẩn dụ được dùng theo một cách khác trong những nghiên cứu về ẩn dụ hiện thời chữ ẩn dụ lúc này có nghĩa là một khái quát có tính liên tưởng trong hệ thống khái niệm Khái niệm sự diễn đạt có tính ẩn dụ được dùng để chỉ một biểu đạt ngôn ngữ (một chữ, một cụm từ, hoặc một câu) thực hiện được sự khái quát có tính liên tưởng

Với những tư tưởng chủ đạo này, Lakoff và Johnson được xem là người đặt cái mốc quan trọng cho sự phát triển của lí thuyết ẩn dụ trong ngôn ngữ học tri nhận Ẩn dụ ý niệm

ấn định mối quan hệ giữa những cặp tái hiện về mặt tinh thần (mental representations) , lí thuyết ẩn dụ ý niệm cho rằng ẩn dụ là hiện tượng được định hướng nghiêm ngặt

Ngoài ra, những ẩn dụ ý niệm tập trung phân tích mối quan hệ ý niệm nội tại (entrenched conceptual relationships) và cách chúng được gọt giũa, lựa chọn

Theo thời gian, ẩn dụ tri nhận được tiếp cận nghiên cứu ngày càng phổ biến và sâu sắc, cụ thể hơn trên phạm vi toàn thế giới Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các nhà Việt ngữ học cũng đã đón nhận lí thuyết ngôn ngữ mới này và đã xuất hiện nhiều công trình, bài viết nghiên cứu những vấn đề về ngôn ngữ học tri nhận nói chung và vấn đề về ẩn dụ tri nhận nói riêng như: Lí Toàn Thắng trong công trình “Ngôn ngữ học tri nhận,từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” đã trình bày những vấn đề cơ sở của ngôn ngữ học tri nhận

và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ẩn dụ tri nhận như bài viết “Nghiên cứu trường hợp các ý niệm ra, qua, trên, dưới và bình diện nghĩa biểu hiện”, “Ngữ nghĩa của từ “cây”

và sự phân loại dân dã thực vật ở người Việt”,[28]….Nguyễn Đức Dân nghiên cứu về

“Những giới từ không gian: sự chuyển nghĩa và ẩn dụ”, về “Tri nhận thời gian trong tiếng Việt” [4,tr.1-16]; Trần Văn Cơ với công trình “Khảo luận ẩn dụ tri nhận”đã bàn nhiều về

bản chất, về các khái niệm của ẩn dụ dưới góc độ tri nhận luận và áp dụng vào nghiên cứu

thơ ca trong bài viết “Nghiên cứu ngôn ngữ Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận”[2, tr.26-42]; Nguyễn Đức Tồn bàn về “Đặc trưng tư duy của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ” [35, tr.20-27]; Nguyễn Lai đề cập đến vấn đề ẩn dụ ý niệm trong thơ ca qua bài viết “Suy nghĩ về ẩn dụ khái niệm trong thế giới thơ ca từ góc nhìn của ngôn

Trang 18

ngữ học tri nhận”[15, tr.1-11]… Và nhiều công trình, bài viết khác liên quan đến ẩn dụ tri

nhận từ những vấn đề mang tính lí luận khái quát cho đến những vấn đề ứng dụng cụ thể Đáng chú ý là những tư tưởng về ẩn dụ tri nhận của Lí Toàn Thắng trên cơ sở tiếp thu những

quan điểm của các học giả nước ngoài “Từ góc nhìn tri nhận luận, ẩn dụ ý niệm là sự

“chuyển di” hay một sự “đồ họa” cấu trúc và các quan hệ nội tại của một lĩnh vực hay mô hình tri nhận nguồn sang một lĩnh vực hay mô hình tri nhận đích…”[28]

Bản thân thuật ngữ ẩn dụ ý niệm bao hàm rằng ẩn dụ nằm ngay ở tư duy của con người và biểu hiện lên bề mặt ngôn ngữ Tư duy và sau đó là ngôn ngữ về cơ bản là các quá trình ẩn dụ gắn liền với kinh nghiệm cá nhân về các nền văn hóa Một số lí thuyết thỏa đáng

về hệ thống ý niệm của con người là phải giải thích được các ý niệm: (1) căn cứ vào đâu, (2) cấu trúc như thế nào, (3) có quan hệ với nhau như thế nào, và (4) được định nghĩa như thế nào Chẳng hạn, cái tạo nên một mệnh đề ẩn dụ “TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH” không phải là các từ hay cụm từ cụ thể Đó là một sự đồ chiếu xuyên suốt các phạm vi ý niệm, từ phạm vi nguồn của cuộc hành trình cho tới phạm vi đích của tình yêu Ẩn dụ không phải chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là của tư duy và lí luận Ngôn ngữ chỉ là thứ yếu, đồ chiếu mới chính là quan yếu vì nó chi phối việc sử dụng ngôn ngữ vùng nguồn và các cấu trúc suy ra về các khái niệm vùng đích Đồ chiếu (đồ họa) mang tính chất quy ước, là một phần của hệ thống ý niệm của chúng ta Nhờ vào việc “đồ họa” mà chúng ta có thể ý niệm hóa cái trừu tượng thành cái cụ thể Nhờ đó cái trừu tượng trở nên rõ ràng dễ nắm bắt Vì thế

mà một khái niệm trừu tượng như tình yêu đã có thể được hình dung đầy đủ cả về hình thái

và bản chất của nó bằng cuộc hành trình

Như vậy, chỗ của ẩn dụ không hề là ở trong ngôn ngữ mà là ở trong cái cách chúng

ta khái quát hóa một hiện tượng tinh thần này bằng một hiện tượng tinh thần khác Lí thuyết chung của ẩn dụ nằm trong những đặc điểm của sự xác lập khái quát có tính liên tưởng Trong quá trình đó, chúng ta phải dựa vào những kinh nghiệm của mình về những con người, những sự vật và hiện tượng cụ thể thường nhật để ý niệm hóa các phạm trù trừu tượng Vì thế, hầu hết ý niệm của con người được định hình và hiểu được chỉ trong khung ý niệm có được qua trải nghiệm của con người trong một nền văn hóa cụ thể Hay nói cách khác là bản chất của ẩn dụ tri nhận có tính nghiệm thân Vì vậy khi nghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong một sáng tác nghệ thuật bằng ngôn từ của một người nào đó, chúng ta phải quan tâm

Trang 19

đến những trải nghiệm của họ trước cuộc đời rộng lớn này bên cạnh những gì họ đã tiếp thu được từ nền văn hóa của không gian mà họ đã và đang sống

1.2.2 Đặc điểm của ẩn dụ ý niệm

Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ Đó là phép sử dụng từ ngữ ở nghĩa chuyển dựa trên cơ sở tương đồng giữa một thuộc tính nào đó của cái dùng để nói và cái muốn nói Nói cách khác, ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi giữa hai

sự vật có quan hệ tương đồng Vì thế, ẩn dụ không chỉ là biện pháp làm giàu từ vựng mà còn làm cho nghĩa từ ngày càng đa dạng, tinh tế Trong quan niệm truyền thống, ẩn dụ bao giờ cũng mang tính quy ước do được tạo thành trong một cộng đồng văn hóa-ngôn ngữ và được

từ vựng hóa trong các hình thức từ ngữ Các nhà phong cách học thường nói đến ẩn dụ như

là một sự so sánh ngầm, tức là so sánh chỉ có một vế Theo lí thuyết tín hiệu của F.de Sausure thì mỗi tín hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng có hai mặt: mặt âm thanh được gọi là cái biểu đạt và mặt ý nghĩa gọi là cái được biểu đạt Hai mặt này gắn bó khăng khít với nhau như hai mặt của một tờ giấy Nếu xem từ là một tín hiệu thì từ một tín hiệu đã có này muốn tạo ra một ẩn dụ người ta phải thiết lập thêm một cái được biểu đạt mới trên cơ sở của mối quan hệ vừa nêu Trong thực tiễn hoạt động ngôn ngữ, khi tiến hành so sánh theo phương thức ẩn dụ, người viết chỉ nêu ra một vế còn ẩn đi một vế để người khác tự hiểu trên cơ sở liên tưởng dựa trên mối quan hệ giữa sự vật được nêu ra với cái ý nghĩa biểu trưng của nó như là một sự quy ước sẵn có Với ẩn dụ tri nhận và ẩn dụ tu từ thì cả người sử dụng ngôn ngữ và người tiếp nhận văn bản cũng sử dụng sự liên tưởng nhưng với một thao tác tư duy trừu tượng hơn

Ở đó, sự liên tưởng là đường dây kết nối giữa cái vỏ vật chất âm thanh của ngôn ngữ với các

sự vật, hiện tượng vô cùng vô tận của thế giới xung quanh Tuy nhiên, khác với ẩn dụ tu từ,

ẩn dụ ý niệm (hay ẩn dụ tri nhận) ngoài chức năng quy ước hóa, từ vựng hóa còn có chức năng ý niệm hóa, thể hiện cách tư duy, tri nhận về sự vật của người bản ngữ theo những phương thức nhất định Bản thân thuật ngữ ẩn dụ ý niệm đã bao hàm rằng ẩn dụ nằm ngay ở

tư duy của con người và biểu hiện lên bề mặt ngôn ngữ Tư duy, sau đó là ngôn ngữ về cơ bản là các quá trình ẩn dụ gắn liền với kinh nghiệm cá nhân và các nền văn hóa Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cũng đã bàn luận nhiều đến quan hệ chiều sâu giữa tư duy trừu tượng hình thành trong ý thức con người và những điều mà họ quan sát được về thế giới xung quanh như: khoảng cách không gian, thời gian vật lý, quá trình vận động của các vật thể…được nhận thức và mô thức hóa thành các lược đồ và thể hiện dưới hình thức của các

Trang 20

biểu thức ngôn ngữ theo thói quen về tâm lí, văn hóa của mỗi dân tộc cụ thể Như vậy, có thể coi ẩn dụ tri nhận là con đường ý niệm hóa về sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan thông qua các từ, ngữ Bởi thế, ẩn dụ tri nhận là một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm mới và nó chính là cơ

sở để tri nhận những tri thức mới Xét trong mối quan hệ với ẩn dụ ngôn từ, ẩn dụ ý niệm là những ý niệm trừu tượng trong khi đó ẩn dụ ngôn từ chỉ là những từ ngữ thể hiện các ý niệm

mà thôi Cho nên, khác với cách hiểu trong văn học truyền thống và trong tu từ học, theo thuyết này, ẩn dụ không chỉ được hiểu đơn thuần là loại cấu trúc " so sánh gồm có một vế" hay là "so sánh ngầm" mà chúng được hiểu như một cách thức tri nhận thế giới thông qua cách biểu đạt của tư duy lô gích được định hình trong ý thức của mỗi cộng đồng ngôn ngữ nhất định Chẳng hạn, từ cơ sở thực tế là con người và đa số các loài động vật đều trong tư thế nằm khi ngủ và đứng thẳng khi thức nên xuất hiện ý niệm “Ý THỨC HƯỚNG LÊN, VÔ THỨC HƯỚNG XUỐNG”.Theo đó, ẩn dụ cơ bản là ý niệm được thể hiện chứ không phải là ngôn ngữ thể hiện Ẩn dụ ý niệm là các ánh xạ có tính chất hệ thống giữa hai miền ý niệm: miền nguồn là một phạm trù trải nghiệm được ánh xạ hay phóng chiếu (đồ họa) vào miền đích, một phạm trù trải nghiệm khác Như vậy, ẩn dụ không còn là vấn đề ngôn ngữ mà cơ bản là vấn đề tư tưởng và nhận thức Cách nhìn ẩn dụ theo quan điểm này hoàn toàn khác với quan điểm cho rằng ẩn dụ chỉ là biểu hiện với thuộc tính ngôn ngữ, nghĩa là ngôn từ và vì thế mỗi từ ngữ riêng biệt phải có một ẩn dụ riêng biệt Còn với ẩn dụ tri nhận, những từ ngữ ẩn

dụ được con người sử dụng còn mang tính hệ thống, bởi vì các ý niệm về ẩn dụ đều mang tính hệ thống Đến đây, chúng ta lại thấy một hệ luận nữa là các ẩn dụ ngôn từ gắn chặt với các ẩn dụ ý niệm một cách hệ thống Hay nói một cách khác là mỗi ẩn dụ ý niệm bao hàm và chi phối một hệ thống các ẩn dụ ngôn từ Ngoài ra, các ẩn dụ ý niệm cũng liên quan với nhau theo một hệ thống để tạo thành một cấu trúc tôn ti trong hệ thống, nhờ đó ẩn dụ tri nhận sẽ giúp con người hiểu sâu sắc hơn các tầng bậc ngôn ngữ cũng như chính bản thân mình

Lakoff và Jonhson trong công trình “Metaphors we live by” đã khái quát các đặc

điểm cơ bản của ẩn dụ dưới góc nhìn tri nhận như sau:

Thứ nhất, ẩn dụ chủ yếu thuộc về lĩnh vực tư duy và hành động và chỉ phát sinh trên lĩnh vực ngôn ngữ;

Thứ hai, ẩn dụ có thể đặt cơ sở trên sự tương đồng dù trong nhiều trường hợp những tương đồng này dựa trên cơ sở các ẩn dụ thông thường mà không có cơ sở từ những

Trang 21

điểm tương đồng Các điểm tương đồng có cơ sở là các ẩn dụ thông thường thì lại có thật trong văn hóa của chúng ta vì các ẩn dụ thông thường đã phần nào định nghĩa những gì chúng ta cho là có thật Ẩn dụ có thể dựa trên các điểm tương đồng rời rạc, chúng ta vẫn xem những tương đồng quan trọng là những tương đồng do ẩn dụ tạo ra;

Thứ ba, chức năng chủ yếu của ẩn dụ là cung cấp một phần hiểu biết về một loại trải nghiệm dưới dạng một loại trải nghiệm khác

Ngoài ra, sau khi tiếp thu ý kiến từ các nhà ngôn ngữ học tri nhận, luận văn cũng lưu ý thêm một số vấn đề sau về ẩn dụ tri nhận khi vận dụng vào phân tích tác phẩm thơ ca như sau:

Ẩn dụ khái niệm có nhiệm vụ cung cấp các suy luận hình tượng hóa cho các khái niệm trừu tượng Vì vậy, ẩn dụ tri nhận không chỉ dừng lại ở biện pháp tu từ với thế so sánh tương đương về mặt từ vựng như chúng ta đã biết mà ta còn có thể đi sâu vào những bản chất năng động nhất của thế giới ẩn dụ để từ đó có ý thức rõ hơn về một dạng cơ chế ẩn dụ rất rộng mở vốn là hiện thân của sức mạnh hình tượng tạo ra nguồn xúc cảm thẫm mĩ cho thơ ca

Nói đến ẩn dụ tri nhận, chúng ta phải chú ý rằng ẩn dụ ở đây không đơn thuần là các thủ pháp tu từ học, mà là sự dịch chuyển từ một lĩnh vực ý niệm này sang một lĩnh vực ý niệm khác Từ đó, khi nói đến cấu trúc khái niệm trong mối quan hệ với sự chuyển dịch của

ẩn dụ trong lĩnh vực ý niệm là cơ chế thực thi chức năng liên thông của thế giới ý niệm vô cùng năng động trong hoạt động nhận thức của con người Tức là đặc điểm của phương thức chuyển nghĩa trong ẩn dụ ý niệm chính là dựa trên tính liên thông giữa các trường thị giác

gắn với mối quan hệ các phạm trù trong cách xác lập cơ chế tư duy Vậy quá trình cung cấp các suy luận hình tượng cho các khái niệm trừu tượng ở đây không đơn thuần là quá trình minh họa các khái niệm trừu tượng sẵn có bằng con đường đơn thuần lí tính mà là quá trình đào sâu và mở rộng độ tinh tế của các trường thị giác trong cách nhận thức thế giới một cách

chủ động và có hướng thẩm mĩ của con người

Ẩn dụ ý niệm thâm nhập vào nhận thức của chúng ta về thế giới xung quanh ta và

nó mang tính đặc thù văn hóa Quan điểm này cho rằng một miền ý niệm được thông hiểu qua một miền ý niệm khác và được biểu diễn là, MIỀN A LÀ MIỀN B Miền A tham chiếu đến những khái niệm trừu tượng hay là miền đích có liên quan đến MIỀN B, là những đối tượng cụ thể hay miền nguồn Hiểu biết của chúng ta về hoạt động hay đặc điểm của những

Trang 22

miền cụ thể sẽ giúp chúng ta phần nào liên hệ được với những khái niệm trừu tượng Qúa trình này là đơn hướng không có sự đảo ngược Có nghĩa là, chúng ta đi từ khái niệm cụ thể đến trừu tượng để hiểu được cái thế giới ít cụ thể hơn

Khi đề cập đến các miền, thường dùng chữ in hoa để hàm ý rằng ẩn dụ ý niệm vốn

là thể loại tư duy, không nhất thiết phải biểu đạt trong một ngôn ngữ Còn các biểu ngữ ẩn dụ thì được viết bằng chữ thường để hàm ý rằng ẩn dụ ý niệm trong một ngôn ngữ được biểu đạt thông qua biểu ngữ ẩn dụ

Ẩn dụ ý niệm là hiểu một miền thông qua một miền khác Hiểu các miền có nghĩa

là hiểu những tương ứng tồn tại giữa hai miền Những tương ứng này được xem là các ánh

xạ Các ánh xạ là tri thức tiền giả định ẩn tàng bên dưới, được dùng khi nói về những miền khác Chúng ta có thể hình dung cấu trúc hai miền như sau:

TARGET SOURSE

DOMAIN DOMAIN

(Thường là đối tượng (Thường là đối tượng

Trang 23

hình thành nên các đường dây thần kinh nối liền giữa vùng cảm nhận tri giác với các vùng khác trong não bộ con người”[16]

1.2 3 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ tri nhận

Vậy thì “khái niệm” trong ngôn ngữ học truyền thống khác với “ý niệm” trong ngôn ngữ học tri nhận như thế nào? Trong ngôn ngữ học truyền thống, thuật ngữ “khái niệm” được vay mượn từ logich học và thường được nói đến trong hai trường hợp: Khi người ta bàn đến chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ; hoặc là khi người ta bàn đến nghĩa “biểu niệm”(hay “sở biểu”) của từ, tức là với khái niệm mà từ biểu hiện Cũng có thể nói một cách khác là: nếu khái niệm là đơn vị của tư duy thì ý niệm là đơn vị của ý thức Chính trong khi nghiên cứu ý thức (bằng ngôn ngữ), người ta phải quan tâm đến các quá trình ý niệm hóa và phạm trù hoá thế giới khách quan Theo đó, các sơ đồ hình ảnh (image schemas) cũng là những sự ý niệm hoá kinh nghiệm, và ẩn dụ cũng là một cách ý niệm hoá kinh nghiệm Hơn nữa ý niệm có thể được biểu hiện bằng ngôn từ và có thể không trong khi một khái niệm bao giờ cũng phải biểu thị bằng từ ngữ Ý niệm cũng bao quát hơn, toàn diện hơn cái “nghĩa biểu niệm” của từ, vì nó hiện thân trong tất cả các cách sử dụng của từ (nghĩa đen hay nghĩa bóng, bình thường hay tu từ,…) và không phải chỉ trong một từ Cần chú ý rằng ý niệm gắn bó chặt chẽ với phạm trù và sự phạm trù hóa Thế giới xung quanh ta bao gồm vô số sự vật và hiện tượng nên con người phải nhận diện, phân loại Sự phân loại là một quá trình tinh thần (mental process) phức tạp thường được gọi là "sự phạm trù hóa" mà sản phẩm của nó là các phạm trù tri nhận, hay các ý niệm

Trang 24

1.2.3.2 Khung/ mi ền/ lĩnh vực

Đây là ba thuật ngữ có mối quan hệ gần gũi với nhau Trong đó “khung” thường được hiểu là hệ thống ý niệm liên quan với nhau theo cái cách mà để hiểu bất kỳ một ý niệm nào trong số đó chúng ta phải hiểu cái cấu trúc toàn thể mà ý niệm đó ăn khớp với, tức là

nhấn mạnh đến chức năng bổ trợ về mặt ngữ nghĩa của một miền ý niệm và giả định rằng miền chứa một cấu trúc mang tính tổng thể chứ không chỉ là một bảng liệt kê các ý niệm liên quan đến trải nghiệm Còn “miền” hay “lĩnh vực” thường được cho là một miền ngữ nghĩa hay nghĩa của một từ liên quan đến một miền nhất định Ngoài ra, nhiều người còn dùng thuật ngữ “hình” (profile) và “nền” (base) để nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa một ý niệm

và miền bao ý niệm Trong đó, hình là một phần của toàn bộ tri thức ý niệm được nền bổ trợ nên nó sẽ trở nên không được xác định nếu không có nền Mối quan hệ giữa ý niệm và miền không chỉ là mối quan hệ ngữ nghĩa bậc trên-bậc dưới trong xếp loại tôn ti mà còn biểu hiện mối quan hệ giữa phạm trù và các thành viên của phạm trù, giữa bộ phận và toàn thể

1.2 3.3 Điển dạng

Từ góc độ tri nhận, hầu hết các nhà ngôn ngữ học cho rằng điển dạng là một biểu tượng tinh thần, một loại điểm quy chiếu tri nhận Các phạm trù tri nhận, do đó có một cấu trúc phức tạp, bao gồm các điển dạng, các thí dụ đạt và thí dụ tồi (các thành viên phạm trù ngoại vi) và có các ranh giới mờ Bản chất của chúng được thể hiện ở chỗ:

- Các phạm trù không biểu hiện sự phân chia võ đoán các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan; chúng phải dựa trên cơ sở những khả năng tri nhận của con người

- Các phạm trù tri nhận như màu sắc, hình dáng cũng như sinh vật và các sự vật cụ thể đều liên đới với các điển dạng nổi trội về mặt ý niệm vốn là một bộ phận trọng yếu để tạo thành các phạm trù

- Ranh giới của các phạm trù tri nhận là ranh giới mờ, các phạm trù lân cận không được tách bạch rõ ràng mà chúng lẫn vào nhau

- Nằm giữa các điển dạng và các ranh giới, các phạm trù tri nhận gồm có các thành viên được đánh giá theo một thang độ về tính điển hình và được xếp hạng từ các ví dụ đạt đến các ví dụ tồi

Trang 25

- Các điển dạng của các phạm trù tri nhận không phải là bất biến, mà chúng có thể thay đổi và cấu trúc nội tại tổng thể của một phạm trù cũng khả biến như vậy tùy thuộc vào bối cảnh tri nhận cụ thể, vào mô hình tri nhận và văn hóa, vào các bậc cơ sở mà con người sử dụng khi tương tác với các sinh thể, vật thể trong thế giới khách quan

1.2 4 Các loại ẩn dụ tri nhận cơ bản

Trong cách nhìn của lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ tri nhận thường được chia thành ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng (Lakoff và Johnson 1980, tái bản 2002 )

1.2.4.1 Ẩn dụ cấu trúc (Structural metaphors)

Ẩn dụ cấu trúc là loại ẩn dụ ý niệm mà ở đó miền nguồn cung cấp những tri thức cho miền đích một cách khá phong phú Với ý nghĩa như vậy, những ẩn dụ cấu trúc có vai trò là cấu trúc lại ý niệm ở miền đích về mặt nghĩa sau khi nhận được những tri thức do ý niệm ở miền nguồn cung cấp Nhờ đó, người ta có thể hiểu được bản chất ý niệm ở miền đích Sự hiểu biết này thông qua các ánh xạ giữa các yếu tố ở miền nguồn và miền đích Chẳng hạn, trong ẩn dụ “TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH”

Phạm trù nguồn “CHIẾN TRANH” là sự kết hợp giữa các phạm trù cơ sở như:

“SÚNG”, “XE TĂNG”, “BOM” và các phạm trù hành động như “BẮN”, “TẤN CÔNG”,

“LÁI” Cuộc tranh luận cũng giống như một chiến trận cũng bao gồm một số các giai đoạn khác nhau như tấn công vào vị trí của đối phương, rút lui và phản công, chiến thắng hay thất bại Nhờ đó mà hai vấn đề TRANH LUẬN và CHIẾN TRANH trở nên tương đồng Vì thế

mà ta thấy xuất hiện một số biểu thức ngôn ngữ kiểu như:

- Anh ta tấn công vào các lí lẽ của tôi

- Bạn phải bảo vệ quan điểm của mình chứ!

- Anh ta đánh trả lại luận điểm của bạn mình một cách quyết liệt

- Cuối cùng thì luật sư A đã thắng luật sư B vì những lập luận sắc sảo của anh ta

1.2.4.2 Ẩn dụ bản thể (Ontological metaphor)

Ẩn dụ bản thể là loại ẩn dụ ý niệm mà ở đó những ý niệm trừu tượng được “vật thể hóa” nhờ vào những kinh nghiệm của chúng ta trong việc tri giác đối tượng vật lí và các

Trang 26

chất liệu hay vật chứa So với ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể cung cấp cấu trúc tri thức ít hơn

vì công cụ của ẩn dụ loại này chỉ cung cấp tình trạng bản thể dẫn đến các phạm trù chung của các khái niệm đích trừu tượng Vì thế, biện pháp tu từ nhân hóa có thể được xem như là một hình thái của ẩn dụ bản thể và ở đây miền nguồn tốt nhất của nó là bản thân con người Chẳng hạn, những biểu thức ngôn ngữ như:

-Cần quyết liệt đấu tranh chống tham nhũng

-Lạm phát dồn anh ta vào góc tường

-Cuộc đời đã bỏ mặc anh ta

Ở đây, miền đích là các khái niệm trừu tượng “lạm phát”, “cuộc đời” còn miền nguồn của nó là những thực thể có thể tác động “dồn”, “bỏ mặc” Như vậy, ẩn dụ bản thể là quá trình đối tượng hóa những cái trừu tượng để hình dung nó như là một đối tượng cụ thể Nhờ vậy, ẩn dụ bản thể là phương thức giải thích các khái niệm trừu tượng

1.2.4.3 Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphor)

Ẩn dụ định hướng là loại ẩn dụ ý niệm mà từ những ý niệm nguồn sẽ tạo thành những ý niệm đích về định hướng không gian như “lên”, “xuống”, “trong”, “ngoài”, “trung tâm” hay “ngoại biên” Loại ẩn dụ này tạo nên một loạt các khái niệm thuộc miền đích trong

hệ thống ý niệm của con người Thường thì sự phát triển ý niệm từ lĩnh vực nguồn sang lĩnh vực đích của loại ẩn dụ ý niệm này chứa hai thành tố cơ bản là : 1/ Sự di chuyển ý niệm từ lĩnh vực SỰ VẬT sang lĩnh vực KHÔNG GIAN; 2/ Sự di chuyển ý niệm từ bộ phận cơ thể người hay vật mốc tự nhiên (thường là “trời”, “mặt đất”, ‘cánh đồng”, “đường mòn”, “nhà”,

“ô cửa”) sang khu vực không gian Như vậy, khác với hai kiểu ẩn dụ tri nhận nói trên, ẩn dụ định hướng liên quan tới việc định hướng trong không gian theo nhận thức về khoảng cách, tầm nhìn nhờ các cặp đối lập như: xa/gần, trên /dưới, trong/ngoài, trước/sau, lên/xuống, vào /ra Ví dụ: nó béo ra, mặt cô ta tươi tỉnh hẳn lên

Hoặc là:

-NHIỀU LÀ LÊN, ÍT LÀ XUỐNG: Nó đã lên cân- Nó đã xuống cân

- KHỎE LÀ LÊN, ĐAU ỐM LÀ XUỐNG: Anh ta đã khỏe lên- Anh ta đã xuống sức

- SƯỚNG LÀ LÊN, BUỒN LÀ XUỐNG: Cô ấy đã thấy dâng lên niềm vui sướng – Cô

ấy buồn rũ xuống

Trang 27

Như vậy, mỗi loại ẩn dụ tri nhận có một vai trò, ý nghĩa riêng, có những đặc trưng

để nhận diện.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp giữa các ẩn dụ tri nhận như trên có khả năng kết hợp với nhau chứ không tồn tại tách biệt, loại trừ nhau Chẳng hạn, ẩn dụ cấu trúc có thể kết hợp với ẩn dụ bản thể hay định hướng, trong bản thân ẩn dụ cấu trúc đôi khi cũng có chứa đựng ẩn dụ bản thể Ẩn dụ là phép chiếu từ thế giới cụ thể vào thế giới trừu tượng qua giác quan hay qua kinh nghiệm của con người, trong đó, ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể là hai đối tượng chủ yếu được vận dụng vào làm cơ sở để triển khai đề tài Thuyết tri nhận cùng với quan điểm về ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể giúp khám phá các khái niệm trừu tượng bằng cách chiếu khái niệm đó lên các chiều của không gian, hay các chiều trong trải nghiệm của cá nhân

Tiểu kết

Như vậy, ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái ngôn ngữ ra đời vào nửa sau thế kỷ XX có đối tượng nghiên cứu là các mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các quá trình tư duy của con người, với ý thức của con người Trong đó, lí thuyết ẩn dụ tri nhận có một vai trò đặc biệt trong ngôn ngữ đời thường và cả trong ngôn ngữ thơ ca, âm nhạc Nó là một công cụ tri nhận mạnh mẽ để ý niệm hóa các phạm trù trừu tượng Nhờ công cụ này mà ngôn ngữ được coi là cánh cửa để bước vào thế giới tinh thần của con người Và từ đây, ẩn dụ không chỉ là vấn đề của tu từ ngôn ngữ mà trở thành phương tiện nhằm khám phá ra những

bí ẩn của quá trình tư duy mà trước đây bị coi là không thể thấu đạt của con người Nhưng để

có thể vận dụng được “công cụ” này, chúng ta phải tuân thủ những nguyên lí của ngôn ngữ học tri nhận nói chung, đồng thời phải hiểu được đặc điểm tính nghiệm thân, tính hệ thống của ẩn dụ tri nhận Điều này cũng đồng nghĩa với việc tìm hiểu mối quan hệ giữa ý niệm con người với các điều kiện tâm lí, văn hóa, nhận thức …bên ngoài và bên trong con người Những quan điểm được trình bày ở trên chính là cơ sở lí thuyết để luận văn vận

dụng vào triển khai đề tài “Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận”

Trang 28

Chương 2: ẨN DỤ Ý NIỆM CUỘC ĐỜI TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN

Cuộc đời là một khái niệm trừu tượng Danh từ “cuộc đời” theo nghĩa hẹp là

“Quá trình sống của một người, một cá thể sinh vật, nhìn một cách toàn bộ từ lúc sinh ra cho đến lúc chết” Theo nghĩa rộng, đó là “Toàn bộ đời sống xã hội với những hoạt động, những

sự kiện xảy ra trong đó” (21, 225) Như vậy, với nghĩa hẹp, cuộc đời là khái niệm đề cập

đến đời sống của mỗi cá nhân Còn cuộc đời theo nghĩa rộng là nói đến đời sống của nhân loại Như vậy, cuộc đời là một đối tượng vừa gần gũi, vừa trừu tượng Gần gũi vì nó gắn với con người nhưng trừu tượng vì nó vô hình không thể nhìn thấy hay sờ nắm được Chỉ có những trải nghiệm mà con người chắp nhặt được trong quá trình sống của mình mới có thể khái quát cuộc đời thành những đối tượng cụ thể hơn, dễ nắm bắt hơn Nhưng mỗi con người

có những cái nhìn không thật sự giống nhau về cùng một đối tượng nên mỗi người cũng có những ý niệm vừa có điểm giống, vừa có điểm khác với cuộc đời này Chúng ta dễ dàng tìm thấy những ý niệm cụ thể về cuộc đời ở ngôn từ trong văn học, ca từ trong âm nhạc và thậm chí trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của con người Hơn 60 năm sống giữa cuộc đời, chứng kiến những sự kiện diễn ra trong cuộc đời chung của nhân loại và những biến cố trong cuộc đời của mình, Trịnh Công Sơn cũng đã đúc kết những ý niệm về cuộc đời này Trong chương này, luận văn xin nêu lên những ý niệm về cuộc đời sau khi tìm hiểu, phân tích ca từ Trịnh Công Sơn

2.1.Cu ộc đời là cuộc hành trình

Ý niệm “ Cuộc đời là cuộc hành trình” xuất hiện trong ca từ của Trịnh Công Sơn

khá dày gồm 74/ 243 ca khúc được khảo sát Trong đó, các đối tượng của một cuộc hành trình: chủ thể hành trình, phương tiện cách thức hành trình, không gian hành trình, đích đến

của hành trình được thể hiện khá đầy đủ để cấu trúc cho miền nguồn của ý niệm

Về không gian hành trình, trong ca từ Trịnh Công Sơn, hình ảnh con đường mang

ý nghĩa ẩn dụ xuất hiện với tần số 18/243 ca khúc Đây là hình ảnh tâm điểm của không gian

ý niệm về cuộc hành trình Trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn, con đường xuất hiện thường đi cùng với chủ thể hành trình và mang trạng thái theo tâm trạng của chủ thể

Cuộc đời của Trịnh và cũng là của con người Việt Nam vào những năm chiến tranh

là cuộc đời mang nhiều nỗi đau mất mát Trịnh đã nhận thấy con người quá mệt mỏi với nỗi

Trang 29

đau thể xác, với nỗi buồn chia ly người thân, với nỗi khiếp sợ súng đạn, bom mìn đang rình rập Việc chia sẻ với nhau những tâm sự của bản thân lúc này như là một việc làm xa xỉ Vì thế, con đường mà mỗi người đang bước đi trong cuộc hành trình của kiếp nhân sinh trở nên

quạnh quẽ, đơn côi, thiếu vắng tiếng cười Đó là những “đường quạnh hiu”, “đường hiu hắt”, “ đường thật buồn”, “đường mịt mù”, “đường…có gì vui”:

“…Đường nào quạnh hiu, tôi đã đi qua/ Đường về tình tôi có nắng rất la đà…”(Bên đời hiu quạnh)

“…Một ngày hiu hắt con đường/ Một ngày bước nhỏ nhẹ nhàng ra đi/ Theo chân cơn gió ta về/ Rời xa con phố với giờ nguy nan…”(Lời ở phố về)

“…Con đường thật buồn một ngày cuối đông/ Con đường mịt mù một ngày cuối

thu…”(Tôi ru em ngủ)

“…Đường hôm qua tôi thấy được rồi/ Đường hôm nay tôi đã cùng ngồi…có gì

vui…”(Như tiếng thở dài)

Đường dài”, “đường xa” là không gian hành trình được cảm nhận bằng trạng thái

đơn độc, mệt mỏi của con người khi sống trong bầu không khí căng thẳng, buồn chán:

“…Đường đời xa lắm nhé/ Em không nhớ tôi sao…”(Môi hồng đào)

“…Ôi đường phố dài/ Lời ru miệt mài / Ngàn năm ngàn năm…”(Tuổi đá buồn)

“…Đường xa vạn dặm/ Mẹ bỏ con đi/ Đường xa vạn dặm/ Giấc ngủ chưa tròn/ Mẹ

bỏ tôi đi…”(Đường xa vạn dặm)

“…Không còn ai/ Đường về ôi quá dài/ Những đêm xa người…”(Phôi pha)

“…Từ đó ta ngồi mê/ Để thấy trên đường xa/ Một chuyến xe tựa như/ Vừa đến nơi chia lìa…”(Đóa hoa vô thường)

Có những lúc quá mệt mỏi với kiếp người bị lưu đầy trong cõi nhân thế, Trịnh Công Sơn đã nghĩ về cái đích của cuộc hành trình Ông cũng nhận ra cái chết thật gần với sự sống nhưng hành trình sống để đi đến cái bến đợi ngàn năm ấy của con người trong tâm thế mệt mỏi, chán chường thật là một nỗi tuyệt vọng tác động đến chủ thể sự “ chồn chân mỏi gối ” hay cảm giác nhận ra sự vô ích của bước chân “không tới” đích:

“…Nhật nguyệt trên cao/ Ta ngồi dưới thấp/ Một giòng trong veo, sao lòng còn đục/

Bầy vạc bay qua kêu mòn tịch lặng/ Đường đời không xa sao chồn gối chân…”(Cũng sẽ

chìm trôi)

Trang 30

“…Đi đi trên đường, đi đi và đi mãi/ Đi đi và không tới, xa xăm chiều réo ai…”(Đi

mãi trên đường)

Sự cô đơn làm cho chủ thể hành trình khát khao được giao cảm, được có người đồng hành trong không gian xa vắng ấy:

“… Người đi tìm kiếm giữa mịt mùng/ Người đi tìm mãi suốt con đường tấm lòng

kia…”(Chuyện đóa quỳnh hương)

“…Dành trong bao la, con đường thật nhỏ/ Đợi sẽ có ngày em bước qua/ Đợi từ đau

thương quê hương sẽ lớn/ Đợi máu anh em chớm những nụ hồng/ Đợi cây lên xanh trên rừng hoạn nạn/ Đợi thấy những đường không cách ngăn…”(Đợi có một ngày)

“…Xin trên những đường dài/ Cho nghe bước rộn vui…”(Nghe tiếng muôn trùng)

Những động từ thể hiện ý chủ động “tìm”, “đợi”, “xin” gắn với những sự hy vọng, mong ước về “tấm lòng kia”, “ ngày em bước qua”, “quê hương sẽ lớn” “nụ hồng”,

“đường không cách ngăn”, “bước rộn vui” trên không gian hành trình của cuộc đời đã làm

rõ cái trạng thái cô đơn của Trịnh Công Sơn trong cái buồn, cái chia ly của đời sống chung của nhân loại Đồng thời, chúng ta cũng thấy nơi tấm lòng Trịnh một tình yêu bao la, cao thượng với con người và cuộc đời này

Đến khi đất nước dành được những chiến công, niềm hi vọng được nhen lên trong tim mỗi con người, không gian hành trình của cuộc đời trở thành một không gian rộng lớn,

nhộn nhịp với một tập thể người cùng đồng hành Đó là “ đường mênh mông…bao người quen” với “ bước chân thênh thang” và “những nắm tay reo mừng”, là “đường …rực ngời nắng mai” :

“…Đường ta đi mênh mông phố xá bao người quen/ Bàn chân ta thênh thang những nắm tay reo mừng…”(Đồng dao hòa bình)

“…Đường hôm nay dân ta đi tới/ Những tim người rực ngời nắng mai…”(Việt

Nam ơi hãy vùng lên)

Và cuộc hành trình nào của mỗi cuộc đời cũng đi đến điểm kết thúc Đó chính là

cái đích của cuộc hành trình Mọi chuyến đi trên con đường của Trịnh Công Sơn đều

hướng về cõi thiên thu, hướng về miền cát bụi – cái cõi mà ông luôn nghĩ đến như một chuyến viễn du trở về sau cuộc hành trình hơn 60 năm trên đường trần gian Những từ ngữ

thể hiện sự kết thúc “ đến bờ” (kết thúc của chuyến lưu hành trên mặt nước), “ cuối đường” ( điểm kết thúc của một con đường), “ khăn gói, chào”( kết thúc của một cuộc gặp gỡ), “chân

Trang 31

núi” ( điểm kết thúc của núi tính từ đỉnh núi trở xuống), “cuối trời” (kết thúc của một giới hạn trong không gian theo tưởng tượng), “ trở về” (kết thúc của một chuyến đi) đã được

Trịnh Công Sơn sử dụng để chỉ cái chết và cũng là cái đích của cuộc hành trình:

“…Ôi phù du/ Từng tuổi xuân đã già/ Một ngày kia đến bờ/ Đời người như gió

qua…”(Phôi pha)

“…Chiều nay em ra phố về/ Thấy đời mình là những chuyến xe/…Chiều nay em ra

phố về/ Thấy đời mình là những đám đông/ Người chia tay nhau cuối đường/ Ngày đi đêm

tới trăm tiếng hư không…”(Nghe những tàn phai)

“…Đường trần rồi khăn gói/ Mai kia chào cuộc đời/ Nghìn trùng con gió bay…”(Những con mắt trần gian)

“…Về chân núi thăm nấm mồ/ Giữa đường trưa có tôi bơ phờ/ Chợt tôi thấy thiên

thu là một đường không bến bờ” ( Lời thiên thu gọi)

“Xin cho người vừa nằm xuống/ Thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang”Cho người nằm xuống)

“ Tôi nay ở trọ trần gian/ Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời”( ở trọ)

Trong ca từ Trịnh Công Sơn, sau cái điểm kết thúc của con đường không phải là sự chấm dứt tất cả mà mở ra một miền cát bụi – nơi trở về của con người Đó cũng là tư tưởng trong giáo lý Phật giáo mà Trịnh tiếp thu, mỗi con người là một hạt cát nhỏ trong biển cát bao la của Hằng hà rồi cũng sẽ quay về với chính nó:

“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/ Để một mai tôi về làm cát bụi” (Cát bụi)

Về phương tiện hành trình, ca từ Trịnh Công Sơn xuất hiện 37/ 243 ca khúc có

chứa ý niệm về phương tiện hành trình Trong đó, hình ảnh phương tiện đôi chân mang ý nghĩa ẩn dụ xuất hiện 28/ 243 ca khúc:

“…Từ khi có đôi chân vào đời/ Màu hoa lá quen như mặt người…”(Tình yêu tìm

thấy)

“…Tôi là ai? Là ai? Ba trăm năm trước tôi là ai?Là ai? Ra đi vời vợi/ Gót hồng lạc dấu em ơi!/…Trở lại hóa kiếp rong chơi giữa nơi này…”(Tôi tìm tôi)

“…Những bước chân mềm mại/ Đã đi vào đời người/ Như từng viên đá cuội/ Rớt

vào lòng biển khơi…”(Tình nhớ)

“…Sống có đôi chân/ Đôi chân mệt nhoài/ Một đời tới lui…”(Giọt lệ thiên thu)

Trang 32

“…Nghe bên này nắng mới/ Em đi bằng bước chân vui…”(Yêu dấu tan theo)

“…Một bàn chân bước thêm/ Rời dĩ vãng chưa rời máu xương…”(Xanh lòng tàn phai)

“…Người đi hành hương về đồi núi xa/ Người đi vẫn đi, chiều qua vẫn qua/ Chiều

đã chiều hơn/ Người vẫn âm thầm, gõ buồn gót chân…”(Hành hương trên đồi cao)

“…Vòng tay đã xanh xao nhiều/ Ôi tháng năm gót chân mòn trên phiếm

Sự kết hợp của “đôi chân”, “gót hồng”, “ bước chân”, “chân bước”, “bước

chân vui”, “chân người”, “gót chân”…cùng với không gian hành trình của đường đời trong

ý nghĩa toàn văn bản làm cho “chân” ở đây không còn mang ý nghĩa thực là một bộ phận của

cơ thể người mà là phương tiện để tiến hành một cuộc hành trình của kiếp nhân sinh

Những tháng ngày đối mặt với những cảnh chia li vội vã, bất ngờ, thân người nay còn mai mất, Trịnh Công Sơn lại nhận thấy phương tiện mà mỗi con người được trao để tiến hành cuộc hành trình là ngựa, là xe Hình ảnh ngựa xuất hiện 5/ 243 ca khúc và xe xuất hiện 2/ 243 ca khúc nói về phương tiện hành trình:

“…Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè/ Ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương…”(Xin mặt trời ngủ yên)

“…Đời vẽ tôi tên mục đồng/ Rồi vẽ thêm con ngựa hồng/ Từ đó lên đường phiêu linh…”(Chỉ có ta trong cuộc đời)

“…Chiều nay em ra phố về/ Thấy đời mình là những chuyến xe…”(Nghe những tàn

phai)

“…Người nhìn mãi theo từng chuyến xe ngựa qua rồi/ Người nhìn dấu xe lăn dấu lăn trên đời/ Ngựa xa rồi, ngựa xa rồi trên ngày tháng với…”(Phúc âm buồn)

Những “ chuyến xe”, những “ngựa hồng”, “xe ngựa” gắn với cuộc đời, gắn với

đường đời, gắn với cái sống, cái chết của con người nên nó không còn là phương tiện vận

Trang 33

chuyển hàng hóa, con người theo nghĩa thông thường mà cũng trở thành phương tiện để vận chuyển con người trên hành trình về miền cát bụi

Về cách thức hành trình, khảo sát ca từ Trịnh Công Sơn, chúng ta dễ bắt gặp

hình ảnh con người đang đi với bước chân vô định, buồn bã, lẻ loi:

“…Đường phố nào một đường phố nào/ Đường phố nào còn nằm che dấu/ Cho tôi đi

giữa nhân loại đớn đau…”(Có những con đường)

“…Đi đi trên đường/ Đi đi và đi mãi/ Đi đi và không tới/ Xa xăm chiều réo ai…”(Đi

mãi trên đường)

“…Đi về đâu hỡi em? Khi trong lòng không chút nắng/ Giấc mơ đời xa vắng/ Bước chân không chờ ai đón/ Một đời em mãi lang thang…”(Đời gọi em biết bao lần)

“…Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi/ Đời như vô tận, một mình tôi

về …với tôi…”(Lặng lẽ nơi này)

“…Một ngày hiu hắt con đường/ Một ngày bước nhỏ nhẹ nhàng ra đi…”(Lời ở phố về)

“…Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi/ Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…”(Một cõi

đi về)

“…Tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận/ Ngày xưa lận đận/ Không biết về đâu/ Về đâu cuối ngõ/ Về đâu cuối trời…”(Tiến thoái lưỡng nan)

“…Đi nhẹ vào đời thầm thì gót chân…”(Tôi ru em ngủ)

Những hình ảnh “đi”- “về” được nhắc đến gắn với con đường đời, gắn với cái đích về của cuộc hành trình của kiếp người đã biến cách thức hành động di chuyển của con người thành thời gian tịnh tiến của đời người, thành hành trình sống của con người

Như vậy, ý niệm “CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH” trong ca từ Trịnh Công Sơn được cấu trúc đầy đủ hai miền nguồn và đích Trong đó, miền nguồn mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của cuộc hành trình: có chủ thể hành trình, không gian hành trình, phương tiện, cách thức hành trình Tuy nhiên, đối tượng của cuộc hành trình trong ca từ Trịnh Công Sơn rất phong phú Thông thường, chủ thể là con người sẽ gắn với không gian là con đường, mặt nước, với phương tiện tiến hành là ngựa, xe, thuyền, đôi chân để thực hiện một mục đích nào đó, có thể là tìm kiếm, vui chơi, hò hẹn hay chỉ là để lang thang trong cõi đời một cách vô định để rồi cuối cùng đích về cũng là cõi thiên thu, miền cát bụi…Còn nếu

Trang 34

chủ thể hóa thân thành gió, mây, hạt bụi hay cánh chim trời lấy không trung làm không gian hành trình thì cũng nhằm vào cái đích là thoát khỏi cái thế giới trần gian để về nương náu chính trong cái bản thể của mình để không còn chịu sự hợp tan, sống chết nữa, ấy cũng là cõi thiên thu của con người

Cơ sở để phát hiện ý niệm “ CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH” trong ca từ Trịnh Công Sơn dựa trên sự liên hội của những yếu tố ngôn ngữ thuộc cùng một trường liên tưởng về cuộc hành trình: con đường, ngựa, xe, bàn chân, bay,bước đi…Những yếu tố ngôn

ngữ này gắn với miền đích- cuộc đời- một cách trực tiếp: “Đường đời”, “bay trong đời”,

“đôi chân vào đời”,”đi nhẹ vào đời”, “đời mình là những chuyến xe”…tương ứng với miền

nguồn- cuộc hành trình của kiếp người

Ngoài ra, để phát hiện ra ý niệm này, chúng ta còn phải dựa trên ý nghĩa hàm ẩn về các đối tượng của cuộc hành trình Vì vậy, để xác định được đối tượng, chúng ta phải có một

thao tác “giải mã” những tổ hợp từ “đường phố dài”, “đường xa vạn dặm”, “đường về”,

“đường xa”, “hạt bụi”, “đồi núi xa”…dựa vào ngữ cảnh mà chúng tồn tại để hiểu nó là cuộc

đời, là con người, là tháng ngày mà con người đang trải qua trong hành trình sống

Từ những hiểu biết thực tế về miền nguồn – cuộc hành trình và những thực tế về cái gọi là cuộc đời ở miền đích, ý niệm “CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH” trong ca từ Trịnh Công Sơn có thể khái quát cơ chế như sau:

CUỘC ĐỜI CUỘC HÀNH TRÌNH

Con người Chủ thể là con người;

Sinh ra Điểm xuất phát;

Mất đi Điểm đích;

Tâm trạng sống Phương tiện, cách thức hành trình;

Thời gian sống Con đường (Không gian hành trình)

2.2.Cu ộc đời là vật thể

Sống trong những ngày bị chiến tranh vùi dập, Trịnh Công Sơn nhận ra thân phận con người như là một vấn nạn Giữa cõi vô thường, luôn bị kiềm kẹp bởi một “nỗi khó

Trang 35

sống”, người nghệ sĩ trong một phút xuất thần đã tự đồng hóa cuộc đời con người với các vật thể trong đời sống: lá cỏ, hoa, con thuyền… Nhưng những sự vật đó suốt ngàn năm vẫn là

nó còn con người mỗi phút giây mỗi chực vong thân

Ý niệm “CUỘC ĐỜI LÀ VẬT THỂ” xuất hiện trong ca từ Trịnh Công Sơn với miền đích là “Cuộc đời”, miền nguồn là “Vật thể” được tìm thấy ở 50/ 243 ca khúc được khảo sát

Trước hết, Trịnh Công Sơn xem cuộc đời như là một vật thể tức là cuộc đời là đối

tượng của tri giác nên có thể nhìn thấy hay tìm kiếm, đặc trưng này xuất hiện với tần số

không cao 4/243 ca khúc nhưng lại là cái mốc quan trọng dẫn đến những đặc trưng khác của

“ vật thể” cuộc đời

Dường như Trịnh Công Sơn đã bước ra khỏi cuộc đời này từ rất lâu rồi Và từ một thế giới khác, ông nhìn về thế gian này, nhìn về lại cuộc đời của ông khi còn ở cõi nhân gian như là con người đang nhìn về một sự vật hiện hữu trong không gian:

“…Còn hai con mắt khóc người một con/ Còn hai con mắt một con khóc người/

Con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi/ Nhìn tôi lên cao, nhìn tôi xuống thấp…”(Con mắt còn lại)

“…Một ngày trên vai bão tố nguôi ngoa/ Nhìn đời quanh đây hết những mê say ”(Tình xót xa vừa)

Vì cuộc đời là đối tượng của tri giác dẫn đến cuộc đời có hình dạng:

“…Cúi xuống nghe đời nhấp nhô, nghe tim rạng vỡ…”(Cúi xuống thật gần)

Giữa cái vô hạn của đời sống vũ trụ, Trịnh Công Sơn nhận thấy cuộc đời con

người thật mong manh, mang hình hài cỏ rơm: “…Trôi dưới chân tôi qua đi từng cọng đời/

Đời hay chiếc lá bay không buồn rơi…”(Mùa áo quan)

“…Đời ta có khi là đốm lửa/ Một hôm nhuốm trong vườn khuya/…Đời ta hết

mang điều mới lạ/ Tôi đã sống rất ơ hờ…”(Đêm thấy ta là thác đổ)

Hay cát bụi bé nhỏ: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/ Để một mai tôi về làm cát bụi…”(Cát bụi)

“…Tôi tìm hạt bụi bay trong cuộc đời…”(Tôi là ai?)

Hình ảnh “đời nhấp nhô”, “cọng đời”, “đốm lửa”, “hạt bụi” làm cho ta liên

tưởng đến sự gập ghềnh không bằng phẳng và sự bé nhỏ mong manh, không cố định Phải

Trang 36

chăng đó cũng là sự tri nhận của Trịnh Công Sơn về kiếp nhân sinh: rất nhiều những vấn nạn, dễ đổi thay và bé nhỏ mong manh

Trong ca từ Trịnh Công Sơn, cuộc đời còn được xác định có kích thước, trọng lượng

Những khi cuộc sống con người thoát khỏi ao tù kìm kẹp và những ngày mới nhiều niềm vui, Trịnh Công Sơn nhận thấy cuộc đời đang rộng mở về kích thước để đón nhận bước chân con người:

“…Ôm cuộc sống trong tay bên đời quá rộng/ Tuổi thần tiên yêu dấu dưới ngôi trường kia…”(Tuổi đời mênh mông)

Những lúc nhìn về cõi thiên thu, Trịnh Công Sơn nhận thấy đời người như một vật thể nhẹ tênh chỉ mang sứ mệnh tồn tại rồi ra đi:

“…Lời nào của cây, lời nào cỏ lạ/ Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua…”(Một cõi đi về)

“…Đêm từng đêm bay về/ Quê hương là nỗi nhớ/ Đời nhẹ như lá thu…”(Cánh

chim cô đơn)

Sự kết hợp bất thường “đời nhẹ” đặt trong ngữ cảnh thời gian “ngày qua”, “đêm từng đêm” dường như đã vẽ ra được chiều dài của vật thể cuộc đời – ngắn ngủi và cả thái độ

của Trịnh Công Sơn trước sự ra đi chóng vánh của cuộc đời – bình thản và bằng lòng với quy luật của sự sinh- diệt đời người

Ngoài ra, cuộc đời trong ca từ Trịnh Công Sơn còn được xác định thể tồn tại của

nó trong trạng thái tồn tại của nó và trong mối quan hệ với các sự vật khác Đây là đặc

trưng trọng tâm của vật thể cuộc đời, chiếm một tần số xuất hiện khá dày (18/ 243 ca khúc) Với Trịnh Công Sơn, cuộc đời con người trong những tháng ngày an lành nhất phải là hoa, là lá, là cây ở cái độ đẹp nhất của nó :

“…Ru em đầu cơn gió, em hong tóc bên hồ/ Khi sen hồng mới nở, nụ đời ôi thơm quá…”(Ru tình)

“…Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa/ Em suối kia rất ngọt và tôi đứng hai bờ/…Em

đến bên tôi ngồi đời mở ra cuộc tình” (Hoa xuân ca)

“…Từ ruộng đồng hạt lúa nuôi dân ta/ Mầm hòa bình nở trên đời dân khốn

khó…”(Dân ta vẫn sống)

Trang 37

Nhưng có lúc, cuộc đời sóng gió lại như thân cây già mọc cành “hoang vu”, như khu rừng âm u bóng tối:

“ Trên đời người trổ nhánh hoang vu/ Trên ngày đi mọc cánh lá mù…”(Cỏ xót xa

đưa)

“…Lá khô vì đợi chờ/ Cũng như đời người mãi âm u…”(Như cánh vạc bay)

Nhưng vì là bông hoa, chiếc lá, thân cây nên nó cũng mang trạng thái “héo hon”,

“nát tan”, “xác xơ” khi già cỗi, tàn úa, rơi rụng:

“…Mẹ hát lớn cho tan hoang những lao tù/ Dù đời đã héo hon…”(Hãy cố nhớ) “…Tôi biết tôi yêu những con người, những con người còn nuôi hoài trái tim/ Biết

nghe nhỏ lệ đời héo hon/…Tôi biết tôi yêu những căn nhà, những căn nhà/ Là tình yêu, là bến sông/ Nơi về đổ lại đời nát tan…”(Tôi biết tôi yêu)

“…Bao năm xác xơ đời/ Dân ta tắm máu tươi…”(Những ai còn là Việt Nam)

Cuộc đời trong quan niệm của Trịnh Công Sơn là vật thể nhưng vật thể ấy không tồn tại lâu dài ở một trạng thái cố hữu mà luôn luôn biến đổi Vì vậy, ngay cả khi Trịnh Công Sơn vô cùng yêu mến cuộc đời, ông thấy cuộc đời của một người như một nụ hoa, như cây xanh vào độ xuân về thì cũng sẽ thật nhanh thôi nụ hoa ấy sẽ nở ra rồi tàn rụng, thân cây sẽ già cỗi, xác xơ và kết thúc một chu trình sinh- diệt

Một vật thể được xem là đối tượng của tri giác theo giáo lí của đạo Phật nó cũng

sẽ được nhìn dưới lăng kính vô thường, tức là sự hiện diện của nó sẽ diễn ra theo một chu

kỳ Ảnh hưởng của quan niệm này, Trịnh Công Sơn cũng nhận thấy cuộc đời như sự vật

vốn tồn tại trong tự nhiên, cũng có quá trình tự chuyển động, biến đổi dưới tác động của thời gian và các sự vật khác, cũng chịu sự biến đổi không ngừng:

“…Bốn mùa thay lá, thay hoa, thay mãi đời ta…”(Bốn mùa thay lá)

“…Nở trăm năm thêm bồi đắp lại đời/ Cho ta làm người trong thế giới…”(Những

giọt máu trổ bông)

“…Từ một ngày tình ta như núi rừng cúi đầu/ Ôi tiếng buồn rơi đều/ Nhìn lại mình

đời đã xanh rêu…”(Tình xa)

“…Dường như bão qua, dòng sông nước lên/ Đời không có mưa mà vẫn ướt mềm…”(Gần như niềm tuyệt vọng)

Trang 38

“…Đừng mong ai, đừng nghi ngại/ Vì đời ta hôm nay đã thắm máu người…”(Đừng mong ai đừng nghi ngại)

Và rất nhiều lần, ta bắt gặp trong ca khúc của Trịnh Công Sơn cuộc đời được đồng hóa với mặt nước:

“…Ta nghe đời rất mênh mông/ Trong chân người bước chầm chậm…”(Cho đời

chút ơn)

“…Tôi nay ở trọ trần gian/ Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời/ Ơ hay là một vòng

xinh/ Tôi như người bỗng lênh đênh giữa đời (Ở trọ)

“…Mưa vẫn mưa bay cho đời biển động/ Làm sao em nhớ những vết chim di…”(Diễm xưa)

Như chiếc thuyền giữa biển khơi:

“…Những ngón tay ngại ngùng, đã ru lại tình gần/ Như ngoài khơi gió động/ Hết

cuộc đời lênh đênh…”(Tình nhớ)

“…Ngọn gió hư hao, thổi suốt đêm thâu/ Đời sẽ lênh đênh nơi nào…”(Có một ngày như thế)

“…Em đến nơi này vui buồn đi nhé/ Đời sẽ trôi xuôi qua ghềnh qua suối/ Nào có ai hay ta gặp tình cờ…”(Hoa vàng mấy độ)

“…Một dòng sông trôi, cuốn mãi về trời, bấp bênh phận người…”(Ca dao mẹ) Những từ ngữ chỉ trạng thái của mặt nước con thuyền “lênh đênh”, “trôi xuôi”,

“bấp bênh”, “động”, “mênh mông” được gắn với cuộc đời làm cho cuộc đời trở thành con

thuyền, mặt nước với trạng thái vô định Đó cũng là cái nhìn của Trịnh Công Sơn về cuộc đời đầy những biến động này

Đồng thời, cuộc đời còn được Trịnh Công Sơn nhìn nhận như một vật chứa - Chứa đựng mưa trời, bóng đêm, bước chân con người, sợi tóc mây của em:

“…Mưa vẫn mưa bay cho đời biển động/ Làm sao em nhớ những vết chim di…”(Diễm

xưa)

“…Xin vỗ tay cho đều khi đêm đổ xuống đời ta…”(Tình xót xa vừa)

“…Từ khi bước vào cuộc đời mưa nắng…” (Hoa buồn)

“…Tóc em từng sợi nhỏ/ Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh…”(Như cánh vạc bay)

Trang 39

Cuộc đời còn có thể mang trạng thái “nghiêng” của vật thể và có thể làm vật chứa

mà con người trở thành đối tượng bao chứa nó hay được bao chứa bởi nó:

“…Người ra đi bến sông nằm lạnh/ Này nhân gian có nghe đời nghiêng…”(Có

nghe đời nghiêng)

“…Hãy nghiêng đời xuống nhìn hết một mối tình/ Chỉ lặng nhìn không nói năng/

Để buốt trái tim, để buốt trái tim…”(Để gió cuốn đi)

“…Mọi người đã tới vây quanh cuộc đời/ Từng giờ tiếc nuối chia tay ngậm ngùi…”(Vẫn nhớ cuộc đời)

“…Xin cho tôi ra khỏi cuộc đời/ Để bao giờ trời đất yên vui/ Xin cho tôi xin lại

cuộc đời…”(Xin cho tôi)

“…Hôm nay thức dậy, không còn thấy loài người/ Vây phủ quanh đời/ Nói tiếng yêu thương…”(Xa dấu mặt trời)

Và con người còn có thể đứng bên cạnh “vật chứa cuộc đời” ấy:

“…Em đến bên đời hoa vàng một đóa…”(Hoa vàng mấy độ)

“…Ôm cuộc sống trong tay bên đời quá rộng…” (Tuổi đời mênh mông)

“Vẫn có em bên đời”

Ngoài ra, với tư cách là một vật thể tồn tại trong mối quan hệ với con người, cuộc

đời còn chịu sự tạo tác, sở hữu và biến đổi dưới tác động của con người: bước vào đời, rao

bán đời, lăn đời, dựng đời, xin lại đời, cho đời, trao đời, đưa đời, làm xanh đời, kết hoa cho đời….Đặc trưng này của ý niệm nguồn “ vật thể” trong ý niệm “Cuộc đời là vật thể” xuất hiện 16/243 ca khúc:

“…Xin cho tôi ra khỏi cuộc đời/ Để bao giờ trời đất yên vui/ Xin cho tôi xin lại cuộc đời…”(Xin cho tôi)“…Một dòng sông trôi cuốn mãi về trời, bấp bênh phận người/ Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn, đong đưa phận mình…”(Ca dao mẹ)

“…Tim nào có bình yên/ Ta rêu rao đời mình…”(Ru ta ngậm ngùi)

“…Dựng nhà mới trên đổ nát này/ Dựng đời mới trong nụ cười…”(Dựng lại người

dựng lại nhà)

“…Từng vai áo phai sẽ xanh thêm đời/ Bàn tay làm nên những mùa vui….”(Em ở

nông trường em ra biên giới)

Trang 40

“…Em sẽ cho tôi cho tôi một đời/ Em sẽ cho tôi cho tôi một ngày/ …Từ chiều nay

em nên lặng lẽ tới…”(Em đã cho tôi bầu trời)

“…Mặt đường bình yên nằm ngoan như con suối/ Kết hoa vàng cho lộng lẫy đời…”(Thành phố mùa xuân)

“…Gập ghềnh nhiều kiếp lưu vong/ Ta lăn đời đã quá đôi tay vẫn còn ôm mịt mùng…”(Tình xót xa vừa)

Ý niệm “CUỘC ĐỜI LÀ VẬT THỂ” là một ẩn dụ ý niệm bản thể Với ý niệm

“CUỘC ĐỜI LÀ VẬT THỂ”, cuộc đời được xem như một đối tượng được tri giác có hình hài, kích thước, có thể nhìn thấy Nhưng vật thể cuộc đời trong ca từ Trịnh Công Sơn thường được gắn những đặc điểm: nhanh chóng thay đổi, thường ở những trạng thái không cố định

Vì thế, những sự vật được Trịnh Công Sơn chọn để nói về cuộc đời thường là bông hoa “sớm

nở tối tàn”, là cây cối trong một trạng thái nhất thời nào đó, hay là dòng nước luôn chuyển dời… Và vì thế đặc điểm của “vật thể” ở miền nguồn ánh xạ lên miền đích “cuộc đời” trong

ca từ Trịnh Công Sơn mang đậm dấu ấn Phật giáo trong sự tri nhận của Trịnh về cuộc đời chung của nhân loại cũng như cuộc đời riêng của mỗi con người trong hành trình sống của

mình Những kết hợp bất thường như :“đời + nhẹ tênh”, “cọng + đời”, “ đời người + trổ nhánh hoang vu”, “ cho + đời”, “đời+ xanh rêu”, “xin lại+ đời”, “đời+ biển động”, “đời + nát tan”…là cơ sở chủ yếu để hình thành ý niệm “CUỘC ĐỜI LÀ VẬT THỂ” Từ cơ sở này cho ta cơ chế hình thành ý niệm:

CUỘC ĐỜI VẬT THỂ VÔ THƯỜNG

Có thể nhìn thấy, tìm kiếm;

Có kích thước, hình hài;

Luôn luôn đổi Có sự thay đổi bất thường không thể

thay không ngờ lường trước được;

Nhanh chóng thay đổi theo

thời gian ;

Là vật chứa đựng;

Chịu sự tác động, sở hữu

Ngày đăng: 10/06/2014, 11:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Trần Văn Cơ (2009), Khảo luận ẩn dụ tri nhận, Nxb Lao Động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận ẩn dụ tri nhận
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: Nxb Lao Động Xã hội
Năm: 2009
2. Trần Văn Cơ (2008), “ Nghiên cứu ngôn ngữ Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận”, Ngôn ngữ (số 5), 26-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ngôn ngữ Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Trần Văn Cơ
Năm: 2008
3.Trịnh Cung, Nguyễn Quốc Thái ( 2001), Trịnh Công Sơn - Cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội họa & suy tưởng, Nxb Văn nghiệp,Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Công Sơn - Cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội họa & suy tưởng
Nhà XB: Nxb Văn nghiệp
4. Nguyễn Đức Dân (2009), “Tri nhận thời gian trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ (số 12), 1-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tri nhận thời gian trong tiếng Việt”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 2009
10. Nguyễn Ḥòa (2007), “ Sự tri nhận và biểu đạt thời gian trong tiếng Việt qua các ẩn dụ không gian”, Ngôn ngữ (số 7), 1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tri nhận và biểu đạt thời gian trong tiếng Việt qua các ẩn dụ không gian”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Ḥòa
Năm: 2007
11. Phan Thế Hưng (2009), Ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận , Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận
Tác giả: Phan Thế Hưng
Năm: 2009
13. Lí Lan (2009), “Biểu trưng tình cảm bằng các bộ phận cơ thể từ góc nhìn tri nhận của người bản ngữ tiếng Anh và tiếng Việt”, Ngôn ngữ ( số 12), 25-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu trưng tình cảm bằng các bộ phận cơ thể từ góc nhìn tri nhận của người bản ngữ tiếng Anh và tiếng Việt”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Lí Lan
Năm: 2009
14. Lí Lan ( 2009), “Về các ý niệm và phạm trù tình cảm cơ bản của con người (Trên dẫn liệu tiếng Anh)”, N gôn ngữ và đời sống ( số 9), 21-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về các ý niệm và phạm trù tình cảm cơ bản của con người (Trên dẫn liệu tiếng Anh)”, "Ngôn ngữ và đời sống
15. Nguyễn Lai (2009), Suy nghĩ về ẩn dụ khái niệm trong thế giới thơ ca từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, Ngôn ngữ (số 10), 1-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Lai
Năm: 2009
16. Lakoff G. and Johnson M.(1980), Metaphor we live by, Chicago, London. 17. Lê Hồng Linh (2009), “Đặc trưng văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ (Một số liên hệ với tiếng Việt và tiếng Anh )”, Ngôn ngữ và đời sống (số 5), 22-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Metaphor we live by", Chicago, London. 17. Lê Hồng Linh (2009), “Đặc trưng văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ (Một số liên hệ với tiếng Việt và tiếng Anh )”," Ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Lakoff G. and Johnson M.(1980), Metaphor we live by, Chicago, London. 17. Lê Hồng Linh
Năm: 2009
18. Nguyễn Thế Lịch (2009), “Yếu tố cơ sở so sánh trong cấu trúc so sánh nghệ thuật”, Ngôn ngữ (số 3), 1-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố cơ sở so sánh trong cấu trúc so sánh nghệ thuật”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thế Lịch
Năm: 2009
19. Nguyễn Tấn Long (1996), Việt Nam thi nhân tiền chiến (Quyển thượng), Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam thi nhân tiền chiến
Tác giả: Nguyễn Tấn Long
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1996
20. Nhiều tác giả (1999), Thơ mới (1932-1945), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ mới (1932-1945
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1999
22. Bùi Vĩnh Phúc (2008), Trịnh Công Sơn- Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật , Nxb Văn hóa Sài G̣òn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Công Sơn- Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật
Tác giả: Bùi Vĩnh Phúc
Nhà XB: Nxb Văn hóa Sài G̣òn
Năm: 2008
24. Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tử Huyến (sưu tầm và biên soạn 2001a) Trịnh Công Sơn - Một người thơ ca một cõi đi về, Nxb Âm nhạc và Trung tâm Văn hóa Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Công Sơn - Một người thơ ca một cõi đi về
Nhà XB: Nxb Âm nhạc và Trung tâm Văn hóa Đông Tây
25. Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tử Huyến (2001b), Trịnh Công Sơn - Cát bụi lộng lẫy, Nxb Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Công Sơn - Cát bụi lộng lẫy
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
26. Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tử Huyến (2001c), Trịnh Công Sơn - Người hát rong qua nhiều thế hệ, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Công Sơn - Người hát rong qua nhiều thế hệ
Nhà XB: Nxb Trẻ
27. Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tử Huyến (2001d), Trịnh Công Sơn - Rơi lệ ru người , Nxb Phụ nữ (Qúy II) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Công Sơn - Rơi lệ ru người
Nhà XB: Nxb Phụ nữ (Qúy II)
30. Bùi Thị Minh Thùy (2007), Đặc điểm phong cách ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm phong cách ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn
Tác giả: Bùi Thị Minh Thùy
Năm: 2007
2. 4TU http://www.petalia.org/lovedland/trinhcongson.htm U4T 3. 4TU http://www.tcs-home.org U4T Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w