1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass

83 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Trong quá trình nghiên cứu, người viết tiến hành so sánh tác phẩm này với một số tác phẩm của các nhà văn huyền thoại hiện đại như Kafka, Jame Joyce, Marquez.... Nếu S.Freud coi huyền t

Trang 1

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT

CÁI TRỐNG THIẾC CỦA GUNTER GRASS

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận văn học

Hà Nội - 2012

Trang 2

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT

CÁI TRỐNG THIẾC CỦA GUNTER GRASS

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học

Mã số : 60.22.32

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hưng

Hà Nội - 2012

Trang 3

3

MỤC LỤC

M Đ U Error! Bookmark not defined.

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Lịch sử vấn đề 5

3 Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Cấu trúc Luận văn 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ HUYỀN THOẠI 7

VÀ TIỂU THUYẾT HUYỀN THOẠI THẾ KỶ XX Error! Bookmark not defined. 1.1 Khái niệm huyền thoại 7

1.2 Một vài khuynh hướng tiếp cận văn học từ góc độ huyền thoại 11

1.2.1 Trường phái nghi lễ - huyền thoại 12

1.2.2 Các thuyết về biểu tượng 13

1.2.3 Phân tâm học 14

1.2.4 Trường phái thi pháp lịch sử 17

1.3 Huyền thoại trong tiểu thuyết thế kỷ XX 18

CHƯƠNG 2: YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC CỦA GUNTER GRASS 23

2.1 Các biểu tượng 25

2.1.1 Cái trống thiếc 26

2.1.2 Tiếng thét 30

2.2 Các motif 32

2.2.1 Sự ra đời thần kỳ 33

2.2.2 Loạn luân 35

2.2.3 Chiến tranh và cái chết 36

2.2.4 Phức cảm OeDipe 39

2.2.5 Amina (thiên tính nữ) 44

2.3 Huyền thoại trong xây dựng nhân vật 47

2.3.1 Nhân vật Oskar Matzerath 47

2.3.2 Các nhân vật khác 56

CHƯƠNG 3: THI PHÁP HUYỀN THOẠI HÓA TRONG TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC CỦA GUNTER GRASS 58

3.1 Thi pháp về sự lặp lại 58

3.2 Không gian 62

3.3 Độc thoại nội tâm và kỹ thuật dòng ý thức 68

3.4 Những ẩn dụ và chất Humour đen (chất hài hước đen) 73

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 4

4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xuất bản lần đầu năm 1959, tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass,

giải Nobel văn học năm 1999, đã gây chấn động lớn không những ở Đức mà cả

trên văn đàn châu Âu và thế giới Cho đến nay, Cái trống thiếc vẫn được coi là

một trong những kiệt tác hàng đầu của toàn bộ nền văn học Đức Viện Hàn lâm Thụy Điển tôn vinh Gunter Grass như một văn hào đã “mở ra một cánh cửa mới cho văn chương Đức sau nhiều chục năm ngôn ngữ và tinh thần bị huỷ hoại” [32] Mong muốn khám phá thế giới nghệ thuật của một tác phẩm được coi là

“điểm mốc phục sinh của văn học Đức sau thời kỳ Đức Quốc xã” là lý do đầu tiên khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này

Trong quá trình nghiên cứu tác phẩm, chúng tôi nhận thấy yếu tố huyền thoại là đặc điểm nổi bật tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm và là phương tiện để truyền tải tư tưởng nghệ thuật của nhà văn Chính G.Grass cũng đã ý thức rất rõ

về điều đó và còn khái quát nó thành một đặc trưng của toàn cảnh văn chương

đương thời Trong bài viết Văn chương và Huyền thoại, G.Grass cho rằng giờ

đây, “văn chương sống bằng huyền thoại Nó tạo ra huyền thoại, rồi lại tiêu diệt

đi (…) Tôi hình dung truyện cổ và huyền thoại như một bộ phận, hay đúng hơn, như một cái đáy thứ hai của thực tại chúng ta (…) Những khát vọng ở đó (…) nói lên thực tại trong các giấc mộng đêm và ngày, nhưng cũng là ngôn ngữ thường nhật, vốn dĩ mang tính chất bột phát” [33] Và quả thật, trong tác phẩm của mình, Grass đã tạo ra một thế giới của huyền thoại, một thế giới huyền thoại kiểu mới ẩn chứa trong nó tất cả những gì là dữ dội nhất của lịch sử và của thân phận con người, không chỉ con người Đức trong Thế chiến thứ hai mà còn của con người nói chung trong nền văn minh mà họ đang sống Theo chúng tôi, chọn tiếp cận tác phẩm từ gốc độ huyền thoại là hướng đi đúng đắn và hiệu quả

Trang 5

5

Thêm vào đó, tác phẩm ra đời không lâu sau thời kỳ Chủ nghĩa Huyền thoại trong văn học thế kỷ XX phát triển và đạt đến đỉnh cao (tác phẩm ra đời năm 1959) nên việc xem xét và lý giải những chất liệu huyền thoại trong tác phẩm sẽ thuận lợi hơn cho chúng tôi Những lý do trên đã thúc đẩy chúng tôi lựa

chọn đề tài: Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass

2 Lịch sử vấn đề

Mặc dù được ra đời từ khá sớm (năm 1959) và lập tức được đánh giá như

tiếng trống đánh thức nền văn học Đức sau cơn mụ mị hậu chiến, và dù cho trên

thế giới đã có hàng chục công trình và hàng trăm bài viết về nó, Cái trống thiếc

và tác giả của nó ở Việt Nam vẫn còn là lời “bỏ ngỏ” Có một số bài viết về tác phẩm này của Grass nhưng đa phần chỉ mang tính chất giới thiệu, điểm qua về đặc điểm nội dung và nghệ thuật, chưa có một công trình nào thực sự xứng đáng với tầm vóc của tác giả và tác phẩm đạt giải Nobel văn học năm 1999 – người được coi là “lương tâm của nước Đức”

Vấn đề người viết lựa chọn trong luận văn này – Huyền thoại trong tiểu

thuyết Cái trống thiếc – vốn là đặc điểm nổi bật và làm nên sức hấp dẫn tuyệt

vời cho tác phẩm của một nền văn học xưa nay vẫn nặng tính triết học và duy lý Đặc điểm này cũng đã được nhắc đến trong lời đánh giá của Viện Hàn lâm Thụy Điển khi trao giải Nobel cho Gunter Grass với cụm từ “tả thực hoang tưởng” Nhiều bài báo ở Việt Nam cũng đã trích dẫn nhận định này, tuy nhiên, mới chỉ diễn giải nó một cách hết sức sơ lược và chủ yếu chỉ dựa vào những tình tiết hoang đường dễ nhận thấy trong tác phẩm mà không đi sâu vào những vỉa tầng tiềm ẩn ở bề sâu tác phẩm cũng như những phương tiện thi pháp nhà văn sử dụng

để tạo ra chất hoang đường thấm đẫm hơi thở hiện thực đó

Với một lịch sử vấn đề như thế, chúng tôi hy vọng luận văn này sẽ là một trong những công trình có tính chất thử nghiệm nghiêm túc và chuyên sâu về một tác phẩm kiệt xuất và tác giả của nó – nhà văn được coi là một trong những người khổng lồ của văn chương thế kỷ XX

Trang 6

6

3 Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu

Trong giới hạn một luận văn Thạc sĩ, người viết không có tham vọng khảo sát toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Gunter Grass mà chỉ tập trung

khai thác vấn đề Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc Trong quá trình

nghiên cứu, người viết tiến hành so sánh tác phẩm này với một số tác phẩm của các nhà văn huyền thoại hiện đại như Kafka, Jame Joyce, Marquez để làm rõ hơn một số phương diện thi pháp

Luận văn đề cập và làm rõ một vấn đề trong nghệ thuật tiểu thuyết đặc sắc của Grass – tính chất huyền thoại, qua đó, phác họa thêm một gương mặt đặc sắc chịu ảnh hưởng của mạch nguồn văn chương huyền thoại thế kỷ XX, bên cạnh những gương mặt đã trở nên quen thuộc như Kafka, Marquez hay Jame Joyce

4 Phương pháp nghiên cứu

Không một nền văn hóa nào chỉ giao tiếp bằng một hệ thống ngôn ngữ duy nhất mà luôn có những hệ thống ngôn ngữ thứ sinh như nghi lễ, các điều cấm

kỵ, răn dạy… tồn tại song song và bổ sung lẫn nhau, trong đó có huyền thoại

Ngôn ngữ giao tiếp của huyền thoại là những hình ảnh biểu tượng Các motif, hình ảnh của huyền thoại là ngôn ngữ đã được mã hóa theo nguyên tắc riêng của nền văn hóa mà nó hình thành, qua đó, nó trở thành một phép ẩn dụ để nói những điều vừa là nó, vừa không phải là nó, là một “mã” văn hóa Để giải mã các hình ảnh biểu tượng trong huyền thoại, ký hiệu học – phương pháp “nghiên cứu các phương thức giao tiếp (truyền thông tin) bằng các biểu trưng (tượng trưng)” là một trong những phương pháp thích hợp

Hơn nữa, ngôn ngữ văn chương nói chung, là một loại ngôn ngữ hình tượng, là đối tượng của ký hiệu học Do đó, khi huyền thoại được sử dụng như một hình thức ngôn ngữ văn chương, tính ẩn dụ của văn chương càng trở nên sâu sắc Phương pháp ký hiệu học tỏ ra rất hữu dụng để nghiên cứu loại văn chương huyền thoại này

Trong quá trình làm việc với tác phẩm, chúng tôi coi các motif, các biểu trưng huyền thoại, kể cả các siêu mẫu theo quan niệm của C.Jung là những ký

Trang 7

7

hiệu văn hóa, là kênh ngôn ngữ riêng thực hiện sự giao tiếp giữa nhà văn với độc giả Và sự giải mã nhất thiết phải có mối liên hệ với những yếu tố văn hóa nhất định Nhìn tác phẩm từ góc độ văn hóa nên một số phương pháp của cách tiếp cận văn hóa học đối với văn bản cũng được chúng tôi sử dụng

Ngoài ra, các thao tác phân tích, định lượng, so sánh luôn được vận dụng

để làm sáng tỏ vấn đề

5 Cấu trúc Luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương chính:

Chương 1: GIỚI THUYẾT VỀ HUYỀN THOẠI VÀ TIỂU THUYẾT HUYỀN THOẠI THẾ KỶ XX

Chương 2: YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC CỦA GUNTER GRASS

Chương 3: THI PHÁP HUYỀN THOẠI HÓA TRONG TIỂU

THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC CỦA GUNTER GRASS

1.1 Khái niệm huyền thoại

Cho đến nay, đã có vô số các định nghĩa về huyền thoại bắt nguồn từ những quan điểm khác nhau về chức năng của huyền thoại (chức năng giải thích, chức năng tâm lý học, chức năng xã hội học, chức năng chính trị, đạo đức…), hoặc bắt nguồn từ những quan niệm đa dạng về mối quan hệ giữa huyền thoại

Trang 8

8

với tôn giáo, nghệ thuật, triết học, nghi lễ… Sự phong phú và phức tạp ấy khiến

cho việc sử dụng thuật ngữ huyền thoại trong giới nghiên cứu văn học là rất đa

dạng và nhiều khi mâu thuẫn Trong khi một loạt các nhà nghiên cứu văn học xác định huyền thoại như là một trong những thể loại hoặc mô thức văn học (R Chais, N Frye…) thì những nhà chuyên môn khác lại bác bỏ định nghĩa huyền thoại như là một thể loại văn chương do hiểu nó như cả một hệ thống “văn hóa tinh thần” hoặc “khoa học” mà “cả thế giới này được biết và mô tả bằng thuật ngữ của nó” (S Averintzev), hoặc xem nó là “hệ tư tưởng nguyên thủy” (A Losev), là “triết học chưa chín muồi” ( B Fontenlle) Nếu S.Freud coi huyền thoại là sự thể hiện công khai trạng thái tâm lý quan trọng nhất, và hiện thực hóa

sự say mê dục tính có thể xảy ra trước khi hình thành thể chế gia đình trong lịch

sử thì C.Jung - học trò xuất sắc của Freud lại nhìn thấy ở huyền thoại không chỉ

bản năng tính dục bị dồn nén của cái vô thức mà là cả một kho kinh nghiệm tích lũy qua bao đời của vô thức tập thể, kết tinh trong các siêu mẫu, nguyên mẫu hay

cổ mẫu Sự khác biệt này đã dẫn đến một cuộc xung đột trong học thuật giữa hai

thầy trò, khiến cho Jung, từ một người được chính Freud thừa nhận là “kế tử lớn nhất”, “người nối nghiệp” trở thành một “kẻ phản đồ ” của Phân tâm học Không dừng lại ở đó, tính đa nghĩa của thuật ngữ huyền thoại còn được tăng cường do việc đưa vào sử dụng trong nghiên cứu văn học khái niệm “huyền thoại hiện đại” (chẳng hạn như với các tác phẩm của Kafka), khái niệm này làm xói mòn ý niệm

về ranh giới huyền thoại cổ đại

Việt Nam, tình hình cũng trở nên phức tạp khi tồn tại song song hai

thuật ngữ huyền thoại và thần thoại trong việc chuyển nghĩa thuật ngữ Myth sang tiếng Việt Song, thần thoại, theo cách dùng từ xưa ở ta, vốn để chỉ một thể loại

của văn học dân gian Việt Nam bên cạnh các thể loại khác như truyện cổ tích,

truyền thuyết… Trong khi đó, thuật ngữ Myth được dùng phổ biến trên thế giới lại không chỉ bao hàm nghĩa thần thoại này

E M Meletinsky trong công trình Thi pháp của huyền thoại nhận xét:

“Huyền thoại đôi khi mang tính chất của truyện cổ tích, thần thoại hoặc truyền thuyết địa phương và không chỉ kể về các vị thần mà còn về các anh hùng: nhiều người trong đó thậm chí còn có nguyên mẫu trong lịch sử” [25,233]

Trang 9

9

Từ điển Encyclopedia định nghĩa:

“Myth là một câu chuyện, thường không rõ nguồn gốc và ít nhất một phần

mang tính truyền thống, vẻ bề ngoài kể những sự kiện có thực để giải quyết hiện thực, niềm tin, thiết chế hoặc những hiện tượng tự nhiên và nó liên quan đặc biệt đến nghi lễ và những niềm tin tôn giáo” [30]

Dịch giả Nguyễn Văn Khỏa mặc dù sử dụng thuật ngữ thần thoại để đặt tên

cho công trình sưu tầm và dịch thuật của mình – cuốn Thần thoại Hy Lạp – nhưng

cũng sử dụng tương đương và lẫn lộn với thuật ngữ huyền thoại:

“Thần thoại, tiếng Hy Lạp cổ là Mythologhia có nghĩa là một tập hợp, một

tổng thể những truyện kể dân gian truyền miệng với những nội dung mà ngày

nay chúng ta coi là hoang đường, kỳ ảo, huyễn hoặc, Mythologhia bao gồm cả

truyền thuyết, truyện cổ tích, hoặc truyện ngụ ngôn – những huyền thoại “chứa đựng, ẩn giấu một ý nghĩa nào đó, huyền thoại muốn nói lên, nhắn nhủ, khuyên bảo con người một điều gì đó” [20,5]

Từ điển thuật ngữ văn học cũng đồng nhất thần thoại với huyền thoại và

định nghĩa:

“Thần thoại còn gọi là huyền thoại… Đó là toàn bộ những truyện hoang đường tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất thần kỳ, siêu nhiên” [1,250]

Như vậy nội hàm của thuật ngữ Myth, kể cả khi nó được dịch là thần thoại, không chỉ giới hạn ở các câu chuyện về các vị thần hay bán thần từ thuở

khai thiên lập địa mà còn bao gồm cả những câu chuyện hoang đường về con người, con vật, các nghi lễ tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng thấm đượm tín ngưỡng

Cuối cùng, để đi đến thống nhất về cách hiểu và cách dùng thuật ngữ

huyền thoại trong luận văn này, chúng tôi xin dẫn nhận định của Meletinsky

trong cuốn Thi pháp của huyền thoại:

“Có vô số các định nghĩa về huyền thoại… Nhưng hầu hết các định nghĩa này đều chia ra hai phạm trù: huyền thoại được xác định là những quan niệm hoang đường về thế giới, một hệ thống những hình tượng hoang đường về chúa

Trang 10

Meletinsky cũng lưu ý rằng, đôi khi chúng ta có thể xem xét riêng về các quan niệm huyền thoại (cảm thụ thế giới, bức tranh huyền thoại của thế giới…)

và truyện kể trong huyền thoại (các đề tài, cốt truyện, các sự kiện…) nhưng

“không được quên sự thống nhất mang tính nguyên tắc của những phương diện này, không được quên vũ trụ học và tinh nguyên học trong huyền thoại là trùng hợp nhau” [25,224]

Quan điểm này của Meletinsky có phần phù hợp với cách triết tự của từ

Mythologhia (thần thoại hay huyền thoại) trong tiếng Hy Lạp cổ: Mithos là các câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn và Logos là “lời nói chân chính hoặc là

học thuyết, khoa học” của người Hy Lạp cổ (Trần Văn Khỏa giải thích) [20,6]

Tán thành với luận điểm của Meletinsky và trên cơ sở tổng kết những quan điểm về huyền thoại ở trên, trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ

huyền thoại với ý nghĩa bao gồm các câu chuyện hoang đường về các vị thần

nhằm giải thích sự sáng thế, cứu thế, hiền minh , các câu chuyện kỳ ảo khác

thường về về con người, tự nhiên, xã hội , và những quan niệm hoang đường về

thế giới, vũ trụ, con người tồn tại dưới dạng nguyên hợp nhiều loại hình nghệ thuật như ngôn từ, hội họa, âm nhạc, vũ đạo, các nghi lễ tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xem xét khái niệm huyền thoại dưới góc độ một phương pháp sáng tác, ở đó, các nhà văn hiện đại sử dụng những thi pháp

của huyền thoại để sáng tạo để sáng tạo tác phẩm, xây dựng tác phẩm thành một thứ huyền thoại hiện đại trên cơ sở những yếu tố của huyền thoại nguyên thủy –

Trang 11

11

một trào lưu lớn trong văn học thế kỷ XX mà chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau của luận văn

Như vậy, với ý nghĩa trên, huyền thoại không phải chỉ là những thành tựu

rực rỡ của một thời kỳ một đi không trở lại trong lịch sử nhân loại mà nó luôn

tồn tại song hành, luôn được sáng tạo ra cùng với đời sống

1.2 Một vài khuynh hướng tiếp cận văn học từ góc độ huyền thoại

Cơ sở của phương pháp phê bình huyền thoại là ý tưởng cho rằng huyền thoại là nhân tố quyết định để hiểu toàn bộ sản phẩm nghệ thuật xưa và nay Huyền thoại chẳng những được xem xét như ngọn nguồn tự nhiên mà còn như một sợi chỉ xuyên lịch sử của văn học, giữ nó trong những cái khung huyền thoại nhất định Theo quan niệm của N Frye thì lịch sử văn học thế giới được hiểu như một sự luân chuyển theo một vòng tròn khép kín Văn học lúc đầu được tách ra khỏi huyền thoại, triển khai những mô thức riêng, có duyên cớ lịch sử, nhưng rốt cuộc lại quay về với huyền thoại

Một thái độ tôn sùng huyền thoại như thế khiến cho khuynh hướng tiếp cận văn học từ góc độ huyền thoại trở thành một trào lưu phát triển rộng và có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt là trong thế kỷ XX, khi mà một số nhà văn đương thời như J.Joyce, Thomas Mann, F.Kafka, G.Marquez có ý thức làm tái sinh lại những huyền thoại cổ xưa trong những hình thức và nội dung của văn phong hiện đại

Song, mặc dù các nhà nghiên cứu đều có một sự thống nhất cao độ khi xem huyền thoại là một thứ quyền lực xuyên thời gian đối với văn học thì cách tiếp cận văn học dưới góc độ huyền thoại của mỗi người lại rất khác nhau Nó hình thành nên những trường phái mà mỗi trường phái đều có những cơ sở, phương pháp nghiên cứu và thành tựu của riêng mình luận văn này, chúng tôi không có tham vọng tổng kết một cách đầy đủ các trường phái ấy mà chỉ điểm qua một số trường phái – những trường phái có liên quan đến phương pháp khai thác yếu tố huyền thoại và những thành tựu nghiên cứu mà người viết sẽ sử dụng

để tiến hành khảo sát tác phẩm Cái trống thiếc của Gunter Grass

Trang 12

12

1.2.1 Trường phái nghi lễ - huyền thoại

Trường phái nghi lễ - huyền thoại xuất hiện trong văn học do việc nắm bắt kinh nghiệm của Chủ nghĩa Hiện đại trong văn học và quá trình mở rộng các học thuyết khoa học thế kỷ XX vào lĩnh vực văn học Phê bình Nghi lễ - huyền thoại đạt được sự phát triển rực rỡ vào những năm năm mươi

Xuất phát điểm của phê bình Nghi lễ - huyền thoại là Chủ nghĩa Nghi lễ của Frazer và nhóm nghiên cứu văn hóa cổ của trường phái Cambridge Những nhà nghiên cứu này thừa nhận ưu thế thống trị của nghi lễ trong huyền thoại Họ quy những câu chuyện huyền thoại vào những nghi lễ nhất định Chẳng hạn,

Gilbert Murray trong cuốn Sự hình thành của sử thi Hy Lạp đã so sánh việc bắt

cóc nữ thần Henena với tục cướp cô dâu trong nghi lễ ở Sparta và Somoa, đồng thời nghiên cứu ý nghĩa cơn thịnh nộ của Achille trong hình tượng Thercit mang dáng dấp của “vật tế sinh” trong nghi lễ hiến sinh của công xã Cũng theo định hướng trên, đã xuất hiện rất nhiều công trình thể nghiệm đưa huyền thoại anh hùng về nguồn gốc nghi lễ

Tuy nhiên, để tìm ra những mô hình nghi lễ - huyền thoại trong văn học hiện đại và đương đại sẽ là chưa đủ nếu chỉ nhằm vào các truyền thống văn học bắt nguồn từ những nghi lễ đã bị quên lãng theo quan điểm nghi lễ của Frazer Các nhà nghiên cứu văn học đã tìm thấy một cách tiếp cận huyền thoại trong

phân tích tâm lý, đặc biệt là trong lý thuyết về các nguyên mẫu của Jung để

chứng minh rằng những nghi lễ - huyền thoại không chỉ tồn tại trong văn hóa nguyên thủy mà còn sống mãi trong óc tưởng tượng nghệ thuật, trong tâm lý của mỗi nhà văn Vì thế, trường phái nghi lễ - huyền thoại được hình thành như là sự tổng hợp Chủ nghĩa Nguồn gốc nghi lễ của Frazer và nhóm Cambridge với học thuyết Jung

Nhân vật đại diện tiêu biểu cho trường phái này là Frye với Giải phẫu phê bình Frye hướng tới việc làm cho huyền thoại và nghi lễ xích lại gần tâm lý học

và dùng huyền thoại và nghi lễ để hiểu văn học Frye xác định thần thoại trung tâm của toàn bộ sáng tác nghệ thuật là thiên thần thoại gắn với những chu kỳ tự

nhiên và giấc mơ về thời đại hoàng kim: thiên thần thoại về các nhân vật lên

Trang 13

13

đường đi tìm các cuộc phiêu lưu Toàn bộ văn học với những hướng tâm và ly

tâm của nó xoay xung quanh thần thoại này

1.2.2 Các thuyết về biểu tượng

Kết quả của các công trình nghiên cứu dân tộc học trong những thập niên đầu thế kỷ XX được nhà triết học người Đức Enst Cassirer sử dụng trong các công trình nghiên cứu của mình, đặc biệt trong tập chuyên khảo đồ sộ mang tên

Tư duy huyền thoại, tạo nên tập hai của bộ sách ba tập Triết học về các hình thái biểu tượng

Cassirer nghiên cứu huyền thoại không những đầy đủ và hệ thống hơn nhiều so với những người đi trước mà đồng thời xuất phát từ một loạt các nguyên tắc hoàn toàn mới mẻ, trong đó quan trọng nhất là nghiên cứu hoạt động tinh thần của con người, và trước hết nó xem sáng tạo huyền thoại như là kiểu dạng

cổ nhất của hoạt động này – như là “biểu tượng”

Cassirer đặt huyền thoại ngang hàng với ngôn ngữ và nghệ thuật, coi nó là hình thức biểu tượng tự trị của văn hóa Huyền thoại được thể hiện như một hệ thống biểu tượng biệt lập, được thống nhất bởi tính hoạt động và khả năng mô hình hóa thế giới xung quanh

Cassirer nhận thấy đặc trưng của tư duy huyền thoại trong sự không tách biệt hiện thực và lý tưởng, sự vật và hình tượng, vật thể và bản chất Tư duy huyền thoại cũng phân biệt rất kém hiện thực trực tiếp và ý nghĩa gián tiếp, tri giác hiện thực và quan niệm hiện thực, mong ước và thực hiện mong ước Điều này được chứng thực bằng ý nghĩa kinh nghiệm về giấc mơ trong nhận thức thần thoại Giấc mơ và sự thao thức, cuộc sống và cái chết không hoàn toàn được phân định ranh giới; sự sinh ra thường được giải thích như sự trở về của người đã chết “Nói một cách khác, để thay thế cho việc đối lập giữa tồn tại và không tồn tại, thì nhận thức huyền thoại xem xét hai bộ phận tương đồng của tồn tại” [25,255] Về mô hình thế giới, toàn bộ vũ trụ được xây dựng theo một mô hình

và được khớp nối nhờ sự đối lập cái linh thiêng và cái trần tục (tư tưởng về sự

khớp nối vũ trụ bằng cách đối lập cái linh thiêng – cái trần tục này rất gần với

Trang 14

1.2.3 Phân tâm học

Sigmund Freud đã rất tự hào về sự nghiệp nghiên cứu của mình, ông muốn so sánh bản thân với những vị tiền bối lỗi lạc Copernic và Darwin khi cho rằng trong lịch sử phát triển của khoa học có ba đòn đánh làm tổn thương đến uy danh của con người: thứ nhất là đòn vũ trụ học phát hiện ra thái dương hệ, làm cho con người mất đi cái ảo tưởng là trung tâm của vũ trụ, thứ hai là đòn sinh vật học – thuyết tiến hóa luận đã khiến cho xuất phát điểm của con người thực chất không khác con vật, và thứ ba là đòn tâm lý học – Phân tâm học của chính Freud khi đưa ra khám phá “cái tôi không phải là người chủ trong ngôi nhà của mình”, trong tâm lý con người, ngoài ý thức còn tồn tại một tầng sâu vô thức nằm ngoài tầm kiểm soát của con người Và một trong những hình thức chứa đựng và thể

hiện một cách rõ nhất cái vô thức là huyền thoại Trong công trình Vật tổ và những điều cấm kỵ, Freud đã nghiên cứu huyền thoại OeDipe dưới ánh sáng của

Phân tâm học, cho rằng huyền thoại nổi tiếng này là sự minh họa cho mặc cảm tâm lý – mặc cảm OeDipe có cơ sở là sự say mê tính dục đối với người sinh thành khác giới: “Bầy người nguyên thủy chuyển hóa chủng loài song song với việc tiến hành cấm loạn luân và giết cha, từ đây các quy tắc đạo đức bắt đầu được hình thành, tôn giáo được xây dựng dựa vào việc nhận thức được lỗi lầm đối với người cha như là tội lỗi đầu tiên” [25,66] Ông còn phát hiện ra những mặc cảm tương đối giống nhau hoặc đồng nhất trong thần hệ Hy Lạp: cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Thánh cha và những Thánh con để chiếm tình cảm của mẹ

Đất Các nhà Phân tâm học thấy ở huyền thoại phép phúng dụ đơn nghĩa và rõ ràng của mặc cảm nhục dục, những ước vọng bị dồn nén từ lĩnh vực nhận thức

Trang 15

thức chứa đựng những nguyên mẫu chứ không phải những mặc cảm “Nguyên sơ

tượng (archétype), hay siêu mẫu, nguyên mẫu, hay nguyên hình – dù đó là quỷ, người hay biến cố - được lặp lại trong suốt chiều dài lịch sử ở bất kỳ đâu có trí tưởng tượng sáng tạo tự do hoạt động Lần lượt chúng ta có ở đây trước hết là nguyên mẫu huyền thoại Nghiên cứu tỉ mỉ các nguyên mẫu này ta nhận thức thấy trong chừng mực nào đấy chúng là bản tổng kết đã được công thức hóa của khối kinh nghiệm điển hình to lớn của vô số các thế hệ tổ tiên, do đó có thể nói là

vết tích tâm lý của vô số cảm xúc cùng một kiểu” (Bí ẩn của những siêu mẫu –

Báo cáo khoa học của Jung tại cuộc họp của Hội Ngôn ngữ và Văn học Đức 5/1922) [13,70] Như vậy, khi biện giải huyền thoại, Jung không quy huyền thoại

chỉ vào những mặc cảm dục tính mà là cả một khối kinh nghiệm khổng lồ của nhân

loại kết định trong những siêu mẫu và được bảo lưu qua nhiều thế hệ, nằm tiềm ẩn

trong vô thức của con người hiện nay Huyền thoại chính là những kiến giải vô tình về

các sự kiện vô thức của tâm hồn Nhà văn, trong những tác phẩm của mình đã sử dụng và làm sống dậy một cách vô thức những siêu mẫu ấy, khiến cho tác phẩm của anh ta luôn không thể chệch ra ngoài quỹ đạo của huyền thoại

Jung coi nguyên mẫu chính là những yếu tố cấu trúc hình tượng huyền thoại của tâm lý vô thức Chẳng hạn, bóng tối là mặt trái của tâm hồn, là biểu tượng của phần vô thức nói chung không thể phân biệt được Jung cho rằng, Mephistopheles trong tác phẩm Faustus của Goethe chính là biến thể của nguyên mẫu này Các hình tượng nước (biểu tượng cho sự hỗn mang, biểu tượng của tính lưu chuyển khởi thủy), mặt trời, quả trứng đầu tiên (trong đó con người và thế giới, khách thể và chủ thể không phân biệt với nhau) thường được gắn với sự ra

Trang 16

1 Persona (mặt nạ nhân cách): Đây là loại nguyên mẫu của tâm lý cầu đồng (muốn giống nhau), nó có tác dụng làm cho con người khi giao tiếp có thể che dấu "cái tôi thực" và sắm một vai khác cho dễ phù hợp với nhân quần Persona là mặt nạ dùng che đậy một bộ phận tâm thần tập thể, nhưng đem lại ảo ảnh về cá tính cho cá nhân Phân tích persona là đi tìm cái đích thực cá nhân dưới lớp vỏ tập thể Jung lưu ý Persona có thể mang lại hai hậu quả cực đoan: làm cho con người mất đi bản lĩnh, cá tính hoặc quá hay "sắm vai" lại không nhớ mình là ai, hành động lố bịch

2 - 3 Anima và Animus: Anima là cái ý tưởng về nữ tính trong lòng nam giới và animus là ý tưởng về nam giới trong tâm linh nữ giới

4 Shadow (bóng tối): Jung cho đây là lớp u ám nhất, nguyên thủy nhất trong vô thức tập thể, gần với bản năng động vật Shadow bao gồm trong nó những dục vọng thấp hèn nhất của con người Jung cho rằng sự khống chế của Persona đối với Shadow là cần thiết, để cho con người ngày càng văn minh hơn Mặt khác, Shadow tiềm tàng dồi dào một nguồn năng lượng, giúp cho con người nguyên thủy chống chọi lại với dã thú và thiên nhiên nên nếu dồn nén nó quá mức nó sẽ trở nên đáng sợ, nếu "chất dã thú trong tâm linh chúng ta bị dồn nén khắt khe, thì nó càng trở nên hung dữ tàn bạo" (Jung) Điều này giải thích các cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo đẫm máu trong khi giáo lý của họ dạy cho họ từ bi, bác ái, biết yêu thương đồng loại

5 Self (vô thức tự ngã): chiếm về trí trung tâm trong các loại nguyên mẫu, nó có tác dụng tập trung những rời rạc của vô thức tập thể, có tác dụng điều

Trang 17

17

hòa nội tâm và ngoại giới Theo Jung, chỉ những bậc thánh nhân mới dung hòa được ý thức tự ngã và vô thức tự ngã Vì thế, cuối đời ông quan tâm nghiên cứu thiền học Trung Hoa và Ấn Độ

Jung cho rằng, loài người sống trong thế giới các thần thoại hàng triệu năm, còn thế giới văn minh chỉ mấy ngàn năm Do đó, mặc dù ý thức con người văn minh rất khác xa với lối tư duy thần thoại, nhưng thật ra những nguyên mẫu thần thoại đã ăn rễ sâu, thâm căn cố đế vào trong vô thức của con người, những bóng mờ của tôn giáo trong đa số sẽ vụt hiện lên rõ ràng khi chỉ một kích động thích hợp, chuyển vô thức ẩn chứa thành ý thức tự thân mỗi người trong hành động

Lý thuyết của Jung về nguyên mẫu chứa đựng vô thức tập thể mang những dấu ấn của tư duy thần thoại đã cung cấp một phương pháp hữu hiệu để phát hiện ra những mô hình huyền thoại bền vững lưu truyền từ huyền thoại nguyên thủy sang văn học nghệ thuật thế kỷ XX

1.2.4 Trường phái thi pháp lịch sử

Các nhà nghiên cứu trường phái Thi pháp lịch sử trung thành với quan niệm

về sự thống nhất của tiến trình văn học thế giới và phương pháp so sánh – lịch sử Tên tuổi nổi bật của trường phái phê bình này phải kể đến E.M.Meletinsky với một loạt các công trình nghiên cứu đồ sộ về huyền thoại

Meletinsky say mê quan tâm đến nguồn gốc và quá trình vận động, sự chế định về mặt xã hội và văn hóa – tộc người của những truyền thống truyện kể Thông qua các tác phẩm truyền miệng và thành văn, ông xem xét số phận các đề tài và hình tượng cơ bản của cốt truyện huyền thoại, miêu tả nguồn gốc sơ khai

và tiến trình phát triển các thể loại sử thi, truyện cổ tích cũng như những nhân vật trung tâm của nó

Tiếp tục nghiên cứu sự vận động lịch sử của các huyền thoại truyền thống,

sử thi trên phương diện so sánh – loại hình, Meletinsky quan tâm tới tiểu thuyết trung cổ với mọi biểu hiện đa dạng các hình thức dân tộc của nó Và cũng theo bước dòng chảy đó, ông nghiên cứu những biểu hiện của Chủ nghĩa Huyền thoại trong văn học thế kỷ XX

Trang 18

18

Meletinsky còn nghiên cứu các cổ mẫu trong văn học và áp dụng nó vào phân tích văn học Nga thế kỷ XIX Qua đó, ông đã đưa những hiệu chỉnh quan trọng vào cách hiểu “kinh điển” của Jung về những cổ mẫu đó

1.3 Huyền thoại trong tiểu thuyết thế kỷ XX

Trong văn học người ta thường nói đến hai cuộc phục hưng lớn đối với huyền thoại – văn học thời kỳ Phục hưng và tiểu thuyết huyền thoại thế kỷ XX (nhiều nhà nghiên cứu gọi là Chủ nghĩa Huyền thoại thế kỷ XX, trong đó có Chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo Mỹ La Tinh)

Sự quay trở về với huyền thoại thời Phục hưng bắt nguồn từ sự kìm kẹp,

đè nén đến mức ngột thở của Nhà thờ và Giáo hội, được hỗ trợ bởi các thế lực quân quyền Các nhà trí thức tiến bộ đương thời trở về với huyền thoại, đặc biệt

là huyền thoại Hy Lạp, tìm thấy trong đó những giá trị nhân văn đích thực và hình tượng con người khỏe khoắn cả về thể chất và tâm hồn, trái ngược với hình tượng con người xơ cứng thời Trung cổ mà Giáo hội, với tham vọng thống trị triệt để đời sống tinh thần của con người tạo nặn ra Sự hồi quy huyền thoại thực chất không phải là sự hồi tưởng hay bắt chước mà là sự phục hưng lại những giá trị tốt đẹp có tính vĩnh cửu của huyền thoại cổ đã bị giáo hội bóp méo, xuyên tạc, nhằm nêu lên những vấn đề của hiện thực trong xã hội đương thời Trong các thế

kỷ XVI – XVII, các huyền thoại và motip của huyền thoại cổ đại, huyền thoại trong kinh thánh, huyền thoại văn hóa dân gian đã trở thành kho tàng các hình tượng thơ ca, cội nguồn các cốt truyện, “ngôn ngữ” hình thức hóa độc đáo của nghệ thuật Hình tượng Hamlet của Shakespeare có cội nguồn từ truyền thuyết của Saxon Gramatic, Don Quijote có nguồn gốc xa xưa trong các hình tượng đa dạng về “những kẻ điên rồ thông thái”, thậm chí là chàng ngốc trong truyện cổ tích, còn Sancho Pansa có gốc rễ thuần túy văn hóa dân gian Và cặp nhân vật tương phản này trong tiểu thuyết của Cervantes, cũng như một số cặp nhân vật của thời Phục hưng, suy cho cùng có cội nguồn từ các cặp nhân vật tương phản song sinh trong các huyền thoại cổ đại

Trang 19

19

Nói tới huyền thoại, người ta thường gắn kết nó với một kiểu tư duy nguyên thủy, một cái nhìn ngây thơ, phi lý, ảo tưởng về thế giới Thế kỷ XX – thế kỷ của sự phát triển như vũ bão khoa học kỹ thuật, thế kỷ mà nhận thức của con người phát triển đạt đến trình độ cao, thế kỷ mà khả năng của con người sẽ biến họ thành một Zus, Poseidong hay Hades nếu sống trong thời cổ đại khi họ

có thể bay lên trời, tới mặt trăng và các vì sao, có thể lặn nhiều ngày, nhiều tháng dưới đáy đại dương, có thể đi xuyên lòng đất, có thể tạo một vụ nổ và phá hủy cả thành phố sánh ngang một cơn giận của thánh thần hay có thể truyền tin sánh ngang với tốc độ của thần Hermet , vì cớ gì huyền thoại lại trở lại trong văn chương và các nhà văn hiện đại lại tỏ ra vô cùng say mê trong việc sáng tạo ra những huyền thoại – công việc mà cách đây mấy nghìn năm những con người đầu tiên ấu trĩ đã làm?

Trên thực tế, trong thế kỷ XX, mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nhưng nó không thể loại bỏ được hoàn toàn huyền thoại như các nhà thực chứng thế kỷ XIX từng kỳ vọng Trước hết là vì khoa học không thể giải quyết được các vấn đề trừu tượng của đời sống như ý nghĩa cuộc sống, mục đích lịch

sử, bí ẩn của cái chết trong khi huyền thoại hướng tới giải quyết những vấn đề

đó bằng những cách thức đơn giản, mềm mại và dễ hiểu hơn

Một trong những câu hỏi quan trọng và đầu tiên nhất của loài người là câu hỏi “Ta là ai?” Người nguyên thủy khi đối mặt với vũ trụ rộng lớn và bí ẩn đã luôn luôn muốn suy nguyên nguồn gốc của mình Sang đến thế kỷ XX, một lần nữa loài người lại phải đối mặt, không chỉ với thế giới mà còn với cả chính mình

để hoài nghi, để tìm kiếm Không còn bị đe dọa bởi một tự nhiên choán ngợp và hỗn độn, nhưng loài người lại phải đối mặt với một loạt các vấn đề nảy sinh từ xã hội: chiến tranh, đồng tiền, máy móc, tha hóa và những bí ẩn của thế giới nội tâm muôn đời không thể thấu hiểu nổi “Ta là ai?”, sự giải thích thuần túy về mặt sinh học của thuyết tiến hóa hiển nhiên không thể đáp ứng được câu hỏi có tính chất nhân bản và đầy phức tạp này Con người lại quay trở về với huyền thoại, dựa vào huyền thoại như chính con đường người xưa đã đi, song, tất nhiên, theo một cách hoàn toàn mới

Trang 20

20

Các huyền thoại cổ ra đời dựa trên sự sùng kính và niềm sợ hãi đối với các lực lượng tự nhiên mà họ không giải thích nổi Đối với một loạt các tác gia thế kỷ XX thì Chủ nghĩa Huyền thoại gắn liền với sự sợ hãi các chấn động lịch

sử, sự thất vọng và thiếu niềm tin vào các biến động xã hội Meletinsky cho rằng, nhân vật Steven của Joyce luôn luôn bị ám ảnh về “cơn ác mộng lịch sử” mà anh

ta muốn thoát khỏi: “Các đối sánh huyền thoại và các hình tượng trong tác phẩm của Joyce hiển nhiên nhấn mạnh sự lặp lại bất tận của cùng một loại xung đột không được giải quyết, nhấn mạnh sự xoay tròn tại chỗ một cách siêu hình đời sống xã hội và cá nhân, của chính diễn trình lịch sử thế giới” [25,405] Thêm vào

đó, sự thất vọng, bất lực và sợ hãi đối với hiện thực, đối với những thế lực thống trị trong đời sống (được thể hiện một cách mơ hồ đầy ám ảnh trong các tác phẩm của Kafka) đã khiến cho các nhà văn hiện đại tìm đến với huyền thoại như một lối thoát, một niềm an ủi Huyền thoại cũng giống như tôn giáo xét ở khía cạnh này “Trong thế kỷ XX, do tâm trạng thất vọng đối với các giá trị tích cực, cao trào tái huyền thoại hóa xuất hiện nổi bật trong văn chương hiện đại chủ nghĩa – một triết thuyết đoạn tuyệt kiên quyết với những truyền thống lịch sử của thế kỷ XIX, chối bỏ nguyên tắc xã hội và nguyên tắc lịch sử, vượt khỏi khuôn khổ xã hội lịch sử nhằm thể hiện những bản nguyên vĩnh cửu của đời sống và tâm tư nhân loại ” [25,xvii]

Các nhà Triết học đời sống coi huyền thoại như một phản ứng và phương tiện tự nhiên để chống lại tư duy khoa học Nietzsche trách cứ Socrate và “Chủ nghĩa Socrate” vì nó đã phá vỡ thế giới huyền thoại cổ đại bằng chủ nghĩa duy lý đầy hoài nghi, điều này rút cuộc đã tước đi sức mạnh sáng tạo tự thân của nó Nietzsche cho rằng, sự quay trở về với sáng tạo huyền thoại như là sự trở về với phương tiện cần thiết để cách tân văn hóa và con người Một đại biểu khác của Triết học đời sống là Bergson xem huyền thoại là phản ứng tự vệ của bản năng tự nhiên chống lại sức mạnh tha hóa của trí tuệ, cụ thể là chống lại quan niệm trí tuệ về tính tất yếu của cái chết Như vậy, sự quay trở lại huyền thoại như một điều tất nhiên và cần thiết để làm mềm cuộc sống đang bị mô hình hóa xơ cứng bởi tư duy duy lý khoa học

Trang 21

21

Còn đối với các nhà Phân tâm học thì huyền thoại là đặc tính cố hữu của văn học nghệ thuật và tâm thức con người Những nguyên mẫu chứa đựng những kinh nghiệm của vô thức tập thể chưa bao giờ bị mất đi theo thời gian dù nghìn năm đã trôi qua Nó vẫn tiềm ẩn trong vỉa tầng sâu nhất của tâm lý con người và

sẽ sống dậy một cách vô thức trong các tác phẩm nghệ thuật cũng như trong tâm linh của mỗi con người

Cuối cùng, sự quay trở lại của huyền thoại trong văn học thế kỷ XX không nằm ngoài mạch nguồn sáng tạo vô tận của văn học Thế kỷ XIX, Standal đã quan niệm văn học như là một tấm gương được đặt trên cỗ xe ngựa lăn bánh trên suốt con đường, phản chiếu không chỉ sắc thanh thiên của bầu trời mà cả những vũng bùn nhơ Tiêu chí chân thực, giống như thật trở thành cốt lõi của tác phẩm Chủ nghĩa Hiện thực Sang thế kỷ XX, sự hiện diện trở lại của huyền thoại trong sáng tác được coi là sự thăng hoa trên bước đường cách tân hình thức cổ điển của tiểu thuyết và ly khai với Chủ nghĩa Hiện thực phê phán thế kỷ XIX Nhưng nói như thế không có nghĩa là Chủ nghĩa Huyền thoại đối lập với những nhân tố phê phán thực thụ, phủ nhận những hiện tượng của hiện thực Chủ nghĩa Huyền thoại chỉ nói về hiện thực theo một cách khác mà thôi Nó “đề xuất những phương tiện

bổ sung để biểu hiện sắc bén hơn cho những gì quan sát được về tình trạng cào bằng cá tính con người, về sự tha hóa quái gở của thứ “văn xuôi” tư sản, tình trạng khủng hoảng của văn hóa tinh thần bóc trần sự ti tiện và quái đản của thế giới hiện đại” [23,404]

Huyền thoại được thể hiện trong tiểu thuyết thế kỷ XX dưới nhiều hình thức: tái sử dụng những motip, cốt truyện của huyền thoại cổ, sáng tác những cốt truyện mới theo nghệ thuật của huyền thoại, liên kết ngầm ẩn các biểu tượng của nhiều huyền thoại, nhiều hệ thống huyền thoại của nhiều nền văn hóa khác nhau

để tạo nên một siêu huyền thoại Tuy nhiên, việc tái sử dụng những mẫu gốc, những motif huyền thoại cổ không phải chỉ là sự tôn sùng huyền thoại đơn thuần hay nhằm vào quá khứ mà chính là để nói về hiện tại Những vấn đề xã hội, tâm linh của con người hiện đại được lý giải bằng những nhân tố vĩnh cửu, bản chất của nhân loại mấy nghìn năm sẽ có một chiều sâu và sức gợi không ngờ Bên cạnh đó, trong tiểu thuyết huyền thoại cũng xuất hiện những “phản huyền thoại”

Trang 22

22

– nhà văn sử dụng những phương thức xây dựng huyền thoại, đưa vào tác phẩm những yếu tố hoang đường, kỳ ảo, thậm chí cả những motif của huyền thoại cổ nhưng để biểu hiện những ý nghĩa khác hẳn, thậm chí đối nghịch lại Người cổ xưa sáng tạo huyền thoại để giải thích thế giới nên họ tin đó là thật Những câu chuyện huyền thoại cổ được kể dựa trên niềm tin Trái lại, trong văn chương hiện đại, khi sử dụng những yếu tố hoang đường, nhà văn muốn tô đậm tính chất phi

lý của câu chuyện, xác lập một cái phi lý nổi bật trên nền hiện thực, từ đó xây dựng một loại “hiện thực” khác – một thứ hiện thực kỳ ảo, quái đản, rối loạn không thể hiểu đối với con người Con người tha hóa, cô đơn, bất lực và tan vỡ

Tóm lại, với sự quay trở về của huyền thoại, nhà văn có thêm một cách thức để khám phá thực tại Đặt thực tại dưới sự soi rọi của quá khứ, trong hệ quy chiếu của những nhân tố bất biến, vĩnh cửu và giữa ranh giới của cái thực – cái

ảo, nhiều vấn đề của con người hiện đại được làm sáng tỏ một cách sâu sắc Tuy nhiên, sử dụng những chất liệu có tính biểu tượng cao như vậy, các tác phẩm huyền thoại đòi hỏi người đọc phải có những mã để giải Điều này khiến cho các tác phẩm huyền thoại có tính chất đa nghĩa bậc nhất và là những thách thức to

lớn đối với người tiếp cận Joyce đã nói rằng, tác phẩm Ulysse của ông là một

rừng các biểu tượng, các mật mã đủ cho các học giả làm việc trong cả thế kỷ Và

cho tới nay, Ulysse vẫn là một thứ “huyền thoại” đối với độc giả và các nhà phê

bình

Trang 23

23

CHƯƠNG 2: YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CÁI

TRỐNG THIẾC CỦA GUNTER GRASS

Sự quay trở về với huyền thoại trong văn học thế kỷ XX không chỉ với tư cách là một thủ pháp nghệ thuật mà còn là một cách cảm thụ thế giới đằng sau thủ pháp đó Sống trong một thời đại hỗn loạn của chiến tranh và sự suy đồi của các giá trị sống, Gunter Grass nhận thấy ở thế giới đó sự cần thiết phải tạo lập lại, trả lại cho nó tính chất trong trẻo, nguyên sơ ban đầu Thường trực một cảm quan bất an trước thế giới, tác phẩm của Grass chứa đựng nỗi đau của mảnh đất quê hương cùng với những thân phận ê chề bị vùi lấp dưới những đổ nát của lịch sử, kèm theo đó là khát khao đưa nhân loại trở về với sự hồn nhiên, với những giá trị nguyên thủy nhất của con người như biết khóc, biết cười Huyền thoại là phương tiện phù hợp để diễn tả cảm thức đó của nhà văn, bởi người ta có thể tìm thấy trong huyền thoại những gì hồn nhiên và vĩnh cửu nhất của tâm hồn con người Soi tỏ hiện tại bằng một thứ ánh sáng khác – ánh sáng huyền ảo của huyền thoại, nhiều vấn đề của cuộc sống xã hội và lịch sử phương Tây được chiêm nghiệm một cách sâu sắc Rất nhiều nhà văn hiện đại đã tin rằng huyền thoại chính là một phương pháp để cứu vãn nền văn minh đang bị suy đồi

Grass viết cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình khi Chủ nghĩa Huyền thoại trong văn học châu Âu và Mỹ La tinh đã phát triển đến đỉnh cao và cho ra đời nhiều tác phẩm xuất sắc Một điều đáng lưu ý là không phải đợi đến thế kỷ XX, ngay từ thế kỷ XVIII-XIX, các nhà văn lãng mạn Đức đã dành cho huyền thoại một mối quan tâm đặc biệt và có thể nói họ nằm trong số những nhà văn đầu tiên đặt nền móng cho Chủ nghĩa Huyền thoại sẽ phát triển thịnh vượng vào thế kỷ

XX Một trong số đó phải kể đến E.T.A Hoffmann Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong các tác phẩm của Hoffman các yếu tố của một nền “huyền thoại mới”

Trang 24

“kinh dị” của Hoffmann là sự di chuyển các sức mạnh ma quỷ vào bên trong tâm hồn con người các nhân vật của Hoffmann ta còn thấy sự cào bằng phổ biến,

sự phân đôi nhân cách, sự giao tiếp với thực thể huyền bí tối cao, tốt lành hay ma quái từ bao đời nay vẫn chi phối thế giới và số phận

Tuy nhiên, cái độc đáo nhất của Hoffmann chính là sự huyền ảo của đời sống thường nhật khác với các huyền thoại truyền thống, nhưng ở một mức độ nào đó lại được xây dựng theo các mô hình của chúng Sự huyền ảo của cuộc sống đời thường được triển khai trên cơ sở sự thẩm thấu lẫn nhau tối đa giữa cái huyền ảo và cái đời thường Một mặt, đằng sau những khuôn mặt, đối tượng, tình huống hết sức đời thường bộc lộ những thế lực huyễn tưởng, kỳ ảo, huyền thoại đến từ một thế giới khác, mặt khác, bản thân các thế lực kỳ ảo này lại thể hiện dưới dạng hài hước, đời thường, dung tục Meletinsky coi Hoffman là một trong những mắt xích quan trọng dẫn tới Chủ nghĩa Huyền thoại trong tiểu thuyết thế kỷ XX

Viện dẫn về Hoffmann, chúng tôi muốn đặt cuốn tiểu thuyết đang nói tới không chỉ trong dòng chảy chung của văn chương huyền thoại phương Tây mà còn của riêng bản thân nền văn học Đức Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy ở sáng tác của Grass có nhiều điểm tương đồng và kế thừa so với các tác phẩm của Hoffmann, đặc biệt là ở sự thẩm thấu lẫn nhau của cái hiện thực đời thường và cái huyền ảo, tính chất giễu nhại hài hước, sự bí hiểm của nhân cách và các thế lực tối cao hay cảm tình đặc biệt với thế giới hồn nhiên của trẻ thơ và đồ chơi

Những yếu tố huyền thoại mà Gunter Grass sử dụng trong Cái trống thiếc

không thuộc một hệ thống huyền thoại nhất định nào, từ những huyền tích Thiên chúa giáo đến thần thoại Hy Lạp, các tín ngưỡng, các câu chuyện lưu truyền trong dân gian Meletinsky nhấn mạnh, “đặc trưng cho thi pháp huyền thoại

Trang 25

25

hóa hiện đại là sự tổng hợp và đồng nhất những hệ thống huyền thoại hoàn toàn khác nhau nhằm mục đích nhấn mạnh ý nghĩa siêu hình vĩnh cửu của chúng” [25,509] Bên cạnh đó cũng phải kể đến những kỹ thuật huyền thoại hóa mà Grass kế thừa, tiếp thu từ các vị tiền bối Kafka, James Joyce

Những huyền thoại nằm rải rác, xen kẽ trong các chương đoạn của tác phẩm Lẫn vào cuộc sống hàng ngày của các nhân vật là những mảnh vỡ của huyền thoại (thậm chí chính nhân vật cũng là một huyền thoại) mà nhiều khi nhân vật không thể ý thức, giải thích nổi Sự thẩm thấu lẫn nhau giữa các yếu tố tả thực và hoang tưởng,

cũng như sự biến ảo trong các kỹ thuật tiểu thuyết khiến cho Cái trống thiếc trở thành

một thứ huyền thoại mang đậm dấu ấn cá nhân của Gunter Grass

2.1 Các biểu tượng

Theo các nhà Biểu tượng học thì các biểu tượng có một sức mạnh đặc biệt “Các biểu tượng nằm ở trung tâm và là trái tim của một cuộc sống giàu tưởng tượng Chúng làm phát lộ những bí ẩn của vô thức, của hành động, khai

mở trí tuệ về cái chưa biết và cái vô tận Cách diễn đạt bằng biểu tượng thể hiện

cố gắng của con người, trong bốn bề bóng tối vây quanh, cố đoán ra và chế ngự một định mệnh đang trượt khỏi tay mình” [28,XIII-XIV]

Biểu tượng có liên hệ một cách mật thiết với huyền thoại Như đã nói ở trên, Cassirer xem sáng tạo huyền thoại như là kiểu dạng cổ nhất của biểu tượng, huyền thoại được biểu hiện như một hệ thống biểu tượng biệt lập, được thống nhất bởi tính hoạt động và khả năng mô hình hóa thế giới xung quanh Jung cho rằng những nguyên mẫu đầu tiên nhất của loài người là nguyên mẫu huyền thoại (khái niệm nguyên mẫu rõ ràng có mối liên hệ đặc biệt với khái niệm biểu tượng, thậm chí, về một khía cạnh nào đó có thể xem các nguyên mẫu như một dạng biểu tượng – như các

tác giả của Từ điển các biểu tượng văn hóa thế giới quan niệm)

Meletinsky xem biểu tượng như là các biến thể của các biểu trưng truyền thống của huyền thoại nguyên thủy

Theo góc nhìn của các nhà Cấu trúc luận thì biểu tượng được quan niệm là một dạng ký hiệu, đó là sự gắn kết và chuyển hóa giữa cái biểu đạt và cái được

Trang 26

Tính đa nghĩa sống động là đặc trưng quan trọng nhất của biểu tượng, giúp nó

phân biệt với phúng dụ hay dấu hiệu Trong Cái trống thiếc, sự nhấn mạnh và trở đi

lại cùng với tính chất ẩn dụ ghê gớm của hình ảnh cái trống và tiếng thét chứng tỏ

chúng chính là một loại “mật mã” chứa đựng “năng lượng dồn nén” cần được giải Dưới đây, chúng tôi sẽ tiến hành giải mã hai biểu tượng này

2.1.1 Cái trống thiếc

Xuyên suốt gần nghìn trang sách, hình ảnh cái trống thiếc được coi như sợi dây liên kết các sự kiện, là phương tiện để quay về quá khứ và hướng đến tương lai Cái trống là “bộ nhớ hoàn hảo” cho nhân vật Oskar Matzerath kể lại cuộc đời của mình “Vậy cái trống của tôi kể rằng: ”, từ đó, cả một thế giới nhố nhăng kệch cỡm,

cả một thời kỳ lịch sử đau thương bi hài được nảy ra theo tiếng trống Người ta đã nhận thấy mong muốn trở lại quá khứ như một nhu cầu lương tri thường tại của các nhà văn Đức sau chiến tranh Với Grass, cái trống chính là một phương tiện để ông và Oskar của ông quay trở lại quá khứ, để tái hiện, chiêm nghiệm và mổ xẻ Vì thế, vai trò của cái trống trong tác phẩm không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt cấu trúc mà còn chứa đựng những vấn đề tâm tưởng

Bản thân cái trống khi được gắn với nhân vật Oskar đã có một sức mạnh đặc biệt, vượt ra khỏi công dụng và khả năng của một cái trống bình thường trong hiện thực Vì thế, chất liệu chủ yếu để tạo nên chiếc trống của Oskar vẫn là những yếu tố hoang đường kỳ ảo Grass đã mượn ở huyền thoại sức mạnh để khiến cho cái trống thiếc có một khả năng biểu nghĩa, tượng trưng tuyệt vời

Trang 27

27

Đối với các nghi lễ cổ xưa, nhất là nghi lễ hiến tế, chuyển giao hay lễ hội

mùa màng, trống là một trong những nhạc cụ không thể thiếu Trống được dùng trong các nghi lễ thụ pháp và giữ nhịp cho nghi lễ chuyển sang, đưa con người vào sự bình an, khiến họ thành mạnh hơn, hạnh phúc hơn, gần gũi hơn với sức mạnh của trời Trống giống như một con thuyền tinh thần, đưa con người từ thế giới hữu hình sang thế giới vô hình [28, 899] Trong tín ngưỡng của rất nhiều văn hóa cổ, tiếng trống được liên hệ với việc phát ra âm thanh khởi nguyên, cội nguồn của sự hiển lộ, và tổng quát hơn, với tiết tấu của vũ trụ [28,900] Các

pháp sư dùng những chiếc trống ma thuật trong các nghi lễ tôn giáo Họ cho rằng chúng lặp lại âm thanh nguyên sơ buổi tạo lập thế gian và đưa con người vào trạng thái xuất thần

Trống còn là biểu tượng của vũ khí tâm lý, đánh bại từ bên trong mọi sự

chống cự của kẻ thù, nó được xem là linh thiêng, hay trung tâm của một sức mạnh linh thiêng [28,899]

Như vậy, trong tâm thức của con người cổ, tiếng trống có một sức mạnh linh thiêng đặc biệt Âm thanh của tiếng trống gợi sự nguyên sơ của buổi đầu tạo

lập thế gian và có tác động sâu xa đến tâm hồn con người Trong Cái trống thiếc,

cái trống của Oskar cũng có một nội lực và sức mạnh như thế Nó là biểu tượng dẫn dắt con người về sự hồn nhiên vốn có trong một thế giới mà mọi cảm giác và giá trị đã bị xơ cứng, chai lì đến mức tồi tệ

Cái trống gắn với cuộc đời Oskar từ thời điểm Oskar quyết định thôi lớn

để giữ mãi hình hài một đứa trẻ lên ba Ngay từ khi mới sinh ra, “chỉ có viễn

cảnh về cái trống mới ngăn được tôi (Oskar) khỏi bộc lộ mạnh mẽ hơn niềm khát

khao muốn lộn trở về bào thai” [15,78] Cái trống được coi như sự hồn nhiên duy nhất trong thế giới đầy những dối trá kệch cỡm của người lớn

Như đã nói ở trên, người cổ nhận thấy ở tiếng trống những âm thanh của buổi đầu tạo lập thế gian, dẫn dắt con người trở về với sự thành thật, với những

gì là bản chất nhất của con người Trong con mắt của Grass, thế kỷ XX không chỉ là một thế kỷ “hạn hán nước mắt” mà còn là một thế kỷ mà con người bất lực

Trang 28

28

đến nỗi “không quậy nổi một cuộc truy hoan thực sự” [15,874] Và tiếng trống của Oskar có nhiệm vụ “thắng cương cho họ”: “Tiếng trống tôi trở ngược về xưa, gợi lên hình ảnh thế giới trong con mắt một đứa trẻ lên ba” [15,874] Theo tiếng trống của Oskar, những vị khách trong Hầm Hành được trở lại tuổi thơ, rong chơi qua những đại lộ của Danzig, những đồng cỏ, những tượng đài Tiếng trống làm

sống dậy nỗi sợ hãi ấu thơ về mụ phù thủy đen như hắc ín Tiếng trống làm “nở

rộ những bông cúc tương tư cho các quý bà quý ông tha hồ hái trong niềm vui hồn nhiên ngây thơ” [15,875] Tiếng trống Oskar đưa các vị khách đến vườn trẻ

cô Kauer để vui chơi, và như “một cái gì giúp họ nhớ lại thời đi vườn trẻ, tôi

(Oskar) cho phép tất cả bọn họ tè” Oskar gọi đó là “cái âm thanh tuổi thơ” Đi

theo sự dẫn dắt của tiếng trống, tất cả Hầm Hành đều được trở về với sự hồn nhiên thơ trẻ, được tự do bộc lộ cảm xúc, tự do khóc, tự do cười, tự do reo hò, tự

do vui đùa – những cảm xúc mà rất lâu, rất lâu rồi họ không thể có hoặc chăng phải nhờ đến những củ hành trong quán của ông chủ Schmuh mới bộc phát nổi

“Khắp chung quanh tôi, mọi người reo hò, cười khanh khách, bi bô những chuyện không đâu như trẻ con” [15,876]

Với sức mạnh của tiếng trống, Oskar trở thành “người chữa trị cả thể xác lẫn tâm hồn” cho cả một thế hệ những con người “mất trí nhớ” Tiếng trống khiến cho “lời hát cất lên từ hai ngàn rưởi tâm hồn già nua mà không ai ngờ còn

có ngày được biểu hiện ngây thơ trẻ con hoặc nhiệt thành tôn giáo” [15,913] Những con người cằn cỗi về mặt cảm xúc, lãng quên sự hồn nhiên giờ đây “xả hết niềm khoái thu của mình không phải bằng ngôn ngữ của tuổi họ mà bằng những tiếng bi ba bi bô của trẻ lên ba” [15,910] Tiếng trống thiếc đã đưa con người hiện đại bất lực, chai lì, xơ cứng trở lại với sự ngây thơ, hồn nhiên bản chất Đưa nhân loại trở về với những giá trị bản nguyên là kỳ vọng của rất nhiều các nhà văn Huyền thoại Chủ nghĩa Với Grass, ông đã dùng cái trống thiếc của Oskar như một biểu tượng dẫn dắt và khai sáng để diễn tả ý tưởng về sự cần thiết phải tạo lập lại thế giới, trả về cho nó những giá trị bản nguyên vốn có đã bị nền văn minh hiện đại tha hóa

Grass thuộc thế hệ nhà văn Đức bị tác động sâu xa bởi mặc cảm tội lỗi dân tộc thời hậu chiến Tác phẩm của ông thường chất chứa những thôi thúc,

Trang 29

29

mong muốn quay trở về quá khứ để suy tư và chiêm nghiệm những vấn đề của lịch sử Biểu tượng cái trống thiếc lại một lần nữa được gắn với sự dẫn dắt, kết nối con người với quá khứ

Victor Weluhn - người còn sống sót duy nhất sau vụ quân đội Phát xít thảm sát sở Bưu chính Ba Lan cuối cùng cũng không thoát khỏi lệnh truy lã mặc

dù chiến tranh đã kết thúc và nền Phát xít bị sụp đổ Hai kẻ nhận lệnh truy bắt Victor sau chiến tranh cũng đã có cuộc sống riêng với công việc mới (một tay chào hàng và một chủ tiệm may phát đạt ở miền Đông), nhưng họ vẫn không buông tha Victor, vẫn thi hành một lệnh tử hình cũ rích nhàu nát từ năm 1939 Bởi vì dù chiến tranh đã qua đi nhưng quá khứ vẫn chưa hề buông tha con người,

cả kẻ truy bắt lần người bị truy bắt “Nhưng xong là xong; đêm nay, bọn tôi sẽ thi hành lệnh đó và thế là dứt điểm với quá khứ” [15,939] Khi Victor tội nghiệp sắp

bị hai tên đao phủ hành hình, Oskar lại từ tiếng trống của mình làm xuất hiện một

đội kỵ binh Ba Lan: “Bản hành khúc mà Matzerath (tức Oskar) và Victor tội

nghiệp tấu lên trong khu vườn của mẹ tôi đã đánh thức đoàn kỵ binh Ba Lan sống dậy Có thể nhờ ánh trăng, hay có thể là cái trống, vầng trăng và cái giọng

rè rè của Victor cận thị tội nghiệp, tất cả gộp lại, đã làm hàng ngàn vạn kỵ sĩ ấy trỗi lên từ đất” [15,942] Để rồi, “họ mang theo Victor tội nghiệp và hai tên đao phủ mất hút vào những cánh đồng rộng mở dưới ánh trăng – mất ư, không, chưa mất, họ phóng về phía đông, về phía Ba Lan bên kia mặt trăng” [15,943] Tiếng trống như một biểu tượng kết nối, mở ra quá khứ, đồng thời như một lời nguyện cầu cho lịch sử, cho những mảnh đất và con người đau thương trong chiến tranh

Đối với nhiều nền văn hóa, trống đồng nhất với thân phận con người mà

nó biểu hiện [28,899] Cho nên, trong một số chức năng nghi lễ đặc biệt, trống sinh ra cùng với con người và chết đi cùng với con người [20,899] Viễn cảnh về

chiếc trống đã gắn với Oskar ngay từ khi chào đời, đã ở lại mãi mãi với tuổi lên

ba của Oskar Cái trống đã cùng với Oskar đi qua một thời lịch sử đầy biến động

Và khi Oskar quyết định lớn lên, chiếc trống đã theo Oskar ngã xuống huyệt như một sự giã từ thời thơ ấu Cái trống đã “chết” cùng với Oskar ba tuổi, để rồi sau

đó lại trở lại với Oskar trưởng thành và cùng gã thực hiện những quyền năng lớn

Trang 30

ô cửa sổ, đèn đường, những chiếc bình đựng hóa chất trong phòng bác sĩ, những

ô cửa kính của nhà hát thành phố…

Sức mạnh hủy diệt của tiếng thét vốn đã được nhắc đến trong huyền thoại

Theo quan niệm tôn giáo, ở tiếng thét có một cái gì đó độc hại làm tê liệt “Tiếng

thét tác hại, tiếng thét tê liệt hóa phổ biến trong mọi nền văn hóa” [28,919] Trong các huyền thoại về chiến tranh, tiếng thét của các thần là vũ khí để trấn át

và tiêu diệt kẻ thù Được tiếp sức từ huyền thoại, tiếng thét của Oskar có một quyền năng đặc biệt Nó làm tan tành được những vật làm bằng thủy tinh Thậm chí, nó còn cắt được thủy tinh theo ý của chủ nhân (Oskar đã sử dụng tiếng thét

để cắt thành vòng tròn nhỏ những ô kính của các cửa hàng sang trọng nhằm dụ

dỗ những người đi đường phạm tội ăn trộm) Tiếng thét của Oskar còn có khả năng hủy diệt rộng lớn khi Oskar trèo lên tháp trung tâm cất tiếng thét làm tan tành các ô kính của nhà hát thành phố Tiếng thét làm vỡ toang các bóng đèn đường cũng là sức mạnh để chứng minh thân phận thần thánh của Oskar với ban Quét Bụi Trong huyền thoại của các dân tộc, tiếng thét hủy diệt là một đặc trưng của thần thánh

Trong huyền thoại cổ, tiếng thét còn có giá trị như một hành động phản kháng (pháp luật cổ Ailen công nhận tiếng thét là một phương tiện phản kháng hợp pháp), bởi nó biểu hiện nội lực của con người cùng với những bất mãn ẩn

Trang 31

31

chứa trong tâm hồn họ Cũng do đó mà người ta coi tiếng thét như một sự giải thoát, giải tỏa những bức bối, uẩn khúc, khi mà không thể làm gì hơn

Như đã nói, Oskar lần đầu tiên khám phá ra sức mạnh tiếng thét của mình

là khi ông bố Matzerath cố tình muốn giằng lấy chiếc trống từ tay Oskar vì thấy thằng bé suốt ngày ôm khư khư cái trống Tiếng thét đã làm vỡ mặt kính đồng

hồ Tiếng thét còn làm vỡ đôi mắt kính của cô Spollenhauer và làm tan tành các

ô cửa kính xung quanh lớp học khi cô Spollenhauer khăng khăng dứt cái trống ra khỏi tay Oskar Tiếng thét trở thành công cụ phản kháng duy nhất của cậu bé ba tuổi với bất kỳ ai muốn cướp đi sự hồn nhiên thơ trẻ, bắt cậu ra nhập vào thế giới người lớn mà cậu coi thường cười nhạo “Tôi có cái khiếu hủy hoại thủy tinh bằng tiếng hát Tôi thét vỡ bình hoa Tôi hát nổ ô cửa sổ cho gió lùa vào mặc sức Như một đóa kim cương tinh khiết – và bởi thế càng khắc nghiệt – giọng tôi bổ toác các ô cửa kính và, không hề mất đi chất hồn nhiên ngây thơ” [104] Lưu ý rằng, Oskar mất đi sức mạnh của tiếng thét khi cậu quyết định lớn lên Vì thế, tiếng thét vừa là hiện thân của những gì hồn nhiên, bản chất trong tâm hồn con người, vừa là công cụ bảo vệ nó

Oskar sử dụng tiếng thét không chỉ để bảo vệ chiếc trống khỏi những người lớn muốn tước đoạt nó khỏi tay cậu, Oskar còn thét lên mỗi khi buồn chán Khi bị mẹ bỏ lại trong tiệm đồ chơi của Markus để đến mới nhân tình là người bác họ ngoại Jan Bronsky, Oskar lang thang khắp thành phố Khi trèo lên tháp Công Lý cao ngút, Oskar nảy ra ý định phá hủy những ô kính của Nhà hát thành phố bằng tiếng thét của mình Không có một dòng nào miêu tả tâm trạng Oskar lúc ấy, và Grass cũng rất hiếm khi để nhân vật trực tiếp nói lên cảm xúc của mình, nhưng có thể thấy rõ một sự bức bối, chán ghét những trò giả tạo mà người lớn dựng lên để lừa dối nhau Tâm trạng đó đã thúc đẩy nhân vật thét lên để làm tan tành những ô cửa thủy tinh, khiến đường phố trở nên náo loạn Và nhân loại trở nên lố bịch, ngu ngốc dưới chân Oskar: “Trong vòng không đầy mười năm phút đồng hồ, tôi giải tán kính của tất cả các cửa sổ trong sảnh và một số cửa lớn Một đám đông tụ tập bên ngoài nhà hát, nhìn từ đây, họ có vẻ rất kích động Nhưng ngay cả những trò ngu xuẩn nhất cũng thu hút đám đông (…) Trong mấy tuần liền, các nhà cung ứng lý thuyết khoa học và nửa khoa học xổ ra những

Trang 32

32

chuyện nhăng cuội quái đản chiếm nhiều cột trên trang cuối các báo hàng ngày

Tờ Neueste Nachrichten nói đến những tia vũ trụ Các nhân viên đài quan sát địa phương – hẳn nhiên là những người thạo tin nhất – thì bảo do những vết mặt trời” [15,174] Hay khi ở trong phòng bệnh của bác sĩ Hollatz, chán ghét “hàng tràng lời dặn dò tuôn ra từ miệng ông, lúc thì nghiêm nghị hách dịch , khi lại ra dáng một ông bác sĩ đến là khó chịu”, Oskar đã cất tiếng thét làm tan tành một loạt các chai lọ ngâm dung dịch rắn, cóc, kỳ lân và phôi người của vị bác sĩ này Những bài báo được tán dương của bác sĩ Hollatz viết về khả năng diệt thủy tinh trên các tạp chí y học với Oskar chẳng qua chỉ là “một bản thuyết trình dài hơi, không phải là không khéo nhưng không trúng vấn đề, của một tay thầy thuốc đang nhắm nhe một học vị giáo sư” [15,117] Sự giải tạo, phù phiếm, hiếu kỳ ngu ngốc và tham vọng của thế giới người lớn đã khiến Oskar cất tiếng thét như muốn phá bỏ đi tất cả Khi Oskar thét lên làm tan tành những ô kính thủy tinh thì kèm theo đó là khát vọng muốn phá bỏ sự giả tạo và tha hóa đang bao bọc nước Đức và cả nền văn minh đang trên đà tự hủy diệt mình Ý tưởng về một thế giới cần được tạo lập lại càng trở nên rõ ràng

Bên cạnh hai biểu tượng vừa được phân tích khá kỹ lưỡng ở trên, còn rất nhiều biểu tượng cổ hoặc biểu tượng mượn nghĩa từ văn hóa cổ xuất hiện trong tác phẩm

mà chúng tôi sẽ có dịp phân tích rải rác trong những phần sau của luận văn

2.2 Các motif

Nghiên cứu truyện cổ bằng type và motif – lý thuyết được đề xướng bởi các nhà folklore học trường phái Phần Lan – đã trở thành một trào lưu phát triển mạnh mẽ ở phương Tây nửa đầu thế kỷ XX, mở ra một cách tiếp cận mới đối với văn học dân gian, đặc biệt là truyện cổ tích S.Thompson đã hết sức chú ý đến motif và coi motif chính là đơn vị hạt nhân hình thành nên truyền thống tự sự trong văn học dân gian và từ đó làm nên kinh nghiệm nền tảng cho nghệ thuật tự

sự trong văn học viết Quả vậy, đối với các nhà văn huyền thoại thế kỷ XX thì các motif có trong truyện cổ vẫn là những hạt nhân vô cùng quan trọng để cấu trúc tác phẩm và chuyển tải ý tưởng Các motif đã trở thành đề tài xuyên suốt

Trang 33

33

trong sự phối hợp với logic tâm lý và biểu trưng huyền thoại Các motif cổ xuất hiện trong tác phẩm của họ còn với tư cách là một phương thức mới để khắc phục tính rời rạc, hỗn độn của chất liệu cuộc sống

Trong tác phẩm của Grass, người đọc dễ dàng tìm thấy những motif của huyền thoại cổ, khi được hiện hình một cách rõ ràng, khi lại ngầm ẩn sau sự bề bộn của đời sống Trở xuống đây, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích một số motif

huyền thoại có trong tiểu thuyết Cái trống thiếc – yếu tố vô cùng quan trọng để

tạo nên tính chất huyền thoại của tác phẩm Trong lý thuyết của mình, Jung cho rằng các nguyên mẫu là hiện tượng đặc biệt, gần cái trong huyền thoại gọi là

“những motif” Các nguyên mẫu với tư cách là những thành tố của các cấu trúc tâm lý được Jung và những môn đệ của ông kiên trì gắn với các motif hoặc các hình tượng thần thoại thoại hoặc truyện cổ tích Vì thế, trong tiến hành phân tích các nguyên mẫu huyền thoại theo quan điểm Phân tâm học, chúng tôi coi các nguyên mẫu có chức năng hoặc là những motif

2.2.1 Sự ra đời thần kỳ

Sự ra đời của nhân vật Oskar Matzerath mang những nét thần kỳ gợi nhớ đến sự ra đời của các vị thần, á thần hay các nhân vật anh hùng trong huyền thoại Ngày Oskar sinh, người kể chuyện (cũng chính là nhân vật) đã miêu tả rất

rõ các chòm sao, vị trí và sự chuyển động của chúng ứng với những nét tính cách sau này của Oskar Điều này gợi lên tính chất vũ trụ và tầm quan trọng của sự kiện chào đời cũng như tầm vóc kỳ vĩ của nhân vật:

“Đó là vào những ngày đầu tháng chín Mặt trời đang ở cung xử nữ Một cơn dông cuối hè cuốn theo hòm xiểng, đồ đạc đang xuyên đêm tiến lại gần sao Thủy khiến tôi có thói hay chỉ trích, sao Thiên Vương cho đầu óc tưởng tượng, sao Kim khiến tôi tự tin vào sự tiện nghi và sao Hỏa thì cho tôi tự tin vào tham vọng của mình ” [15,77]

Ngôi sao là biểu tượng thiêng của nhiều nền văn hóa Nó có tính chất

thuộc về trời và thường xuất hiện báo trước sự ra đời của các vị thần, các vĩ

nhân Trong tất cả các tranh ảnh Chúa giáng sinh, trên bầu trời bao giờ cũng có

Trang 34

34

một ngôi sao sáng rực rỡ, Kinh Thánh gọi đó là "ngôi sao Bethlehem"- ngôi sao

đã báo hiệu và dẫn đường cho Ba Vua tới hang đá nơi Chúa sinh ra

Như vậy, sự ra đời của Oskar có sự xuất hiện của các ngôi sao rõ ràng mang tính chất huyền thoại (Mẹ Oskar cũng ra đời dưới sự xuất hiện của các chòm sao, và

các chòm sao này cũng báo hiệu trước cái chết bất đắc kỳ tử của bà)

Vào thời điểm Oskar chào đời còn có sự xuất hiện trở đi trở lại của hai hình ảnh: bóng đèn và con bướm đêm Các nhà nghiên cứu huyền thoại cổ đã nhận thấy mối liên hệ giữa sự ra đời và thời niên thiếu của các vị thần với chất liệu ban đầu được biểu hiện qua hình tượng nước, nguồn sáng (mặt trăng, mặt trời, sao, lửa ) hay quả trứng đầu tiên “Vậy đó, ánh sáng đầu tiên đón tôi ra đời

là hai ngọn đèn điện sáu mươi oát” [15,74], ngọn đèn sáu mươi oát trong thời

điểm Oskar sinh ra cũng có thể coi là một nguồn sáng, là ánh sáng và nó là một ngụ ý về tính chất thần thoại của sự ra đời này Và ngay sau đó, nó lập tức được liên hệ với Kinh Thánh: “Chính vì thế mà bao giờ tôi cũng thấy cái câu trong Kinh Thánh: “cầu cho ánh sáng bừng lên” [15,74] Trong bức ảnh chụp hồi nhỏ của Oskar ta cũng thấy hình ảnh của quả trứng: “Trong khuôn chữ nhật lớn, khuôn ảnh chính có hình quả trứng cực kỳ đối xứng Trần truồng, tượng trưng cho lòng đỏ trứng, tôi nằm sấp trên một tấm da lông thú trắng” [15,94] Bướm đêm cũng là một biểu tượng huyền bí trong đời sống tâm linh của các dân tộc cổ sùng bái tự nhiên Nó là ranh giới giữa cõi âm và cõi dương, sự sống và cái chết, linh hồn và thể xác Nó gợi lên một sự ma quái và huyền bí

Điều đặc biệt là ngay từ lúc mới sinh, Oskar đã có trí tuệ của một người trưởng thành, tri nhận được mọi điều xung quanh:

“Xin nói ngay lập tức: tôi thuộc loại trẻ sơ sinh rất thính tai, với độ phát triển tâm lý hoàn chỉnh từ lúc lọt lòng, sau đó chỉ cần bổ khuyết thêm chút đỉnh Tỉnh bơ, tôi rình ngóng những lời cha mẹ buột miệng nói ra dưới hai bóng điện… Và những gì tai nghe được, óc bèn phân tích đánh giá tức thì Sau khi suy ngẫm về những điều nghe lỏm được, tôi quyết định một số điều cần làm và một

số điều tuyệt đối không nên làm” [15,75]

Trang 35

35

Tóm lại, sự ra đời của nhân vật chính Oskar mang đậm tính chất huyền

thoại với các biểu tượng cổ được đan xen và sự hư cấu, phóng đại Motif sự ra đời thần kỳ đã được Grass sử dụng để tạo sự kỳ bí và tầm vóc khác thường của

nhân vật Oskar sau này

2.2.2 Loạn luân

Trong hầu hết các huyền thoại cổ của các dân tộc trên thế giới, sự ra đời của loài người đều là kết quả của những cuộc loạn luân Thần hệ Hy Lạp ghi dấu các cuộc kết hôn giữa anh – em, chị - em, mẹ - con của các hệ Thánh Cha và Thánh Con Cuộc hôn phối của A Đam – Eva trong Kinh Thánh cũng là một cuộc loạn luân (khi Eva được sinh ra từ chiếc xương sườn thứ bảy của AĐam, họ có quan hệ huyết thống) Trong các huyền thoại về sự khai sinh loài người của các dân tộc Á Châu, Bắc Âu, trận đại hồng thủy qua đi luôn để lại hai chị em hoặc anh em và họ có nhiệm vụ kết hôn với nhau để

duy trì nòi giống, từ đó loài người được sinh ra (ví dụ huyền thoại Quả bầu mẹ của dân

tộc Khơ mú - Việt Nam)

Sự loạn luân thể hiện những đặc điểm của thời kỳ bầy người nguyên thủy khi con người sống bầy đàn chưa thoát khỏi sự dã man hoặc trong xã hội có giai cấp nhưng

sự kế thừa vị trí thống trị yêu cầu bảo toàn sự trong sạch của huyết thống (kết hôn nội tộc để đảm bảo sự thuần huyết và vị trí thống trị của dòng tộc đó)

Thời hiện đại, khi chuyện loạn luân bị coi là dã man, phi nhân tính và bị chế định ngặt nghèo bằng pháp luật và đạo đức, các nhà văn một lần nữa lại đưa motif loạn luân vào trong tác phẩm của mình như một ám ảnh thường trực về những mặc cảm nguyên thủy, vừa để nói cái ti tiện, quái đản của thời đại

Trong Trăm năm cô đơn của Marquez, tính chất huyền thoại của tác

phẩm được toát lên từ những cuộc loạn luân lặp lại suốt một thế kỷ của làng Macondo – tác phẩm được coi như ẩn dụ về sự khai sinh của châu Mỹ, và rộng hơn, gợi sự liên tưởng về lịch sử loài người Phân tâm học coi đó là những vết dấu còn sót lại của thời kỳ bầy đàn nguyên thủy trong vô thức nhân loại

Trong Cái trống thiếc, mẹ của Oskar đã có một tình yêu và sau này trở

thành người tình của anh họ mình- Jan Bronski, ngay cả khi đã kết hôn với

Trang 36

36

Matzarath Oskar được sinh ra với sự nghi hoặc về thân thế Nhiều lần Oskar khẳng định mình là con của mẹ với người bác họ ngoại Bronsky và phủ định quan hệ huyết thống với người bố chính thức Matzerath: “Bởi vì mắt bác, mắt mẹ tôi và mắt tôi đều có đặc điểm là cái vẻ đẹp sắc sảo một cách hồn nhiên, long lanh một cách ngây ngô như có thể thất trong hầu hết các thành viên của dòng họ Bronski Trong khi thật khó mà phát hiện ra được bất kỳ nét nào của Matzerath ở nơi tôi” [15,360] Song nhiều lúc Oskar vẫn thực sự hoang mang không biết ai là cha đẻ của mình nên gọi cả hai là “ông bố giả định của tôi” Sự không rõ ràng về thân thế lại một lần nữa xảy ra trong gia đình Oskar đối với đứa con của Maria

Oskar đã trải qua tình yêu đầu đời đầy sắc dục với cô gái 17 tuổi Maria nhưng sau này cô lại trở thành mẹ kế của Oskar khi mẹ đẻ của Oskar mất một thời gian:

“Matzarath quyết định cưới người tôi yêu Nếu coi ông bố hờ này là cha tôi, thì tất phải suy ra rằng cha tôi đã cưới người vợ tương lai của tôi, gọi con trai Kurt của tôi là con trai ông và chờ đợi tôi nhận cháu nội ông là em cũng cha khác mẹ, chấp nhận và chịu đựng sự có mặt, với tư cách là mẹ kế, của Maria, người yêu dấu thơm mùi vani của tôi, trên cái giường tanh mùi trứng cá của ông” [15,471] Như vậy, sự hoang mang lại tiếp tục bao trùm cuộc đời nhân vật chính Oskar khi mà Kurt - đứa con mà Maria sinh ra không rõ là con của mình hay em của mình Motif loạn luân được lặp lại thể hiện rõ cái quái đản của xã hội hiện đại, đồng thời cũng thể hiện một nỗi sợ hãi, một mặc cảm nguyên thủy của con người

2.2.3 Chiến tranh và cái chết

Nói như các nhà phê bình huyền thoại thì bất kỳ sự kiện lịch sử đích thực nào sau đó cũng được thu xếp vào bộ khung cấu trúc huyền thoại có sẵn, đồng thời, chỉ là sự tái tạo chưa hoàn chỉnh, sự nhắc lại hình mẫu tuyệt đối của mình được định vị trong thời gian huyền thoại Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai gợi nhắc motif về những cuộc chiến tranh trong huyền thoại Trong những anh hùng ca về chiến tranh có trong huyền thoại, cái chết và chiến tranh luôn không

tách rời nhau Meletinsky nhấn mạnh, huyền thoại và lịch sử luôn luôn đối lập nhau và đồng thời không thể tách rời nhau trong văn học huyền thoại hoá thế kỷ

Trang 37

37

XX [25,V] Cái mà Meletinsky gọi là “sự sợ hãi lịch sử” trong các tác phẩm của

Joyce, Thomas Mann và nhiều nhà văn huyền thoại hiện đại khác cũng trở nên

ám ảnh và nhức nhối trong các tác phẩm của Gunter Grass Nhân vật chính Oskar

đã trải nghiệm nhiều cái chết của những người xung quanh, mỗi cái chết là một

ám ảnh Và có những cái chết mang tính chất kỳ bí như những lời nguyền

Cái chết của Agnes – mẹ Oskar đã để lại cho Oskar một khoảng trống không thể lấp đầy Agnes cũng được sinh ra dưới các chòm sao và các chòm sao này đã dự báo trước không chỉ tính cách mà còn cái chết của bà: “Mẹ tôi ra đời dưới chòm sao nhân sư chiếu mệnh Tự tin, lãng mạn, kiêu kỳ và phù phiếm sống cùng với sao kim ngôi nhà thứ tám tức ngôi nhà chết: dự báo chết bất đắc kỳ tử ” [15,39]

đây ta thấy xuất hiện motif “sự tiên liệu về cái chết” Các nhà chiêm tinh học phương Tây và phương Đông cổ luôn tin vào mối liên hệ giữa các vì sao

và số mệnh, họ thường dựa vào các vì sao trong mối tương quan với giờ sinh để

đự đoán số phận một con người Ngay từ lúc ra đời, Agnes đã được người kể

chuyện (Oskar) dự báo về một cái chết bất đắc kỳ tử Và quả vậy, nguyên nhân

cái chết sau này của Agnes là do đột ngột ăn quá nhiều cá Những tín hiệu đầu tiên báo trước cho cái chết của Agnes cũng hết sức kỳ lạ: những con lươn Agnes

đã tỏ ra khiếp sợ và một mực từ chối ăn những con lươn chui ra từ một cái đầu ngựa chết do Matzerath mua về, nhưng sau đó, Agnes đột nhiên lại ăn lươn, cá nhiều đến nỗi bị ngộ độc và chết cùng với cái thai trong bụng Chưa xét đến tính chất ẩn dụ của hình ảnh những con lươn chui nhung nhúc ra từ cái đầu ngựa (chúng tôi sẽ có dịp nói ở phần sau của luận văn), nhưng sự xuất hiện của lươn như là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Agnes cũng mang tính kỳ bí báo trước tai họa Lươn có thể gợi liên tưởng đến rắn do sự tương đồng về hình dáng Trong các truyện cổ, sự xuất hiện của rắn thường báo trước tai họa, nhất là

cái chết Phân tâm học nhận thấy sự xuất hiện của rồng, rắn cũng nói lên nguy cơ nhận thức bị các sức mạnh bản năng xâm chiếm hoàn toàn [15,79]

Sau cái chết của Agnes, Oskar còn phải chứng kiến cái chết của nhiều người và điều kỳ lạ là chúng đều không có một nguyên nhân gì rõ ràng, đều đột ngột và kỳ bí, nhiều khi đến mức vô lý không thể giải thích được

Trang 38

38

Cái chết của Herbert Truczinski tựa như sự gánh chịu một lời nguyền do

vi phạm các điều cấm kỵ Bức tượng Niobe – một người đàn bà bằng gỗ màu

xanh, khỏa thân với đôi mắt sâu màu hổ phách chính là nguyên nhân cái chết của Herbert những nơi bức tượng này đi qua, những người sở hữu hay chứa chấp bức tượng đều phải chịu những cái chết thảm khốc Thế kỷ 17, nguyên mẫu của bức tượng – một cổ gái điếm bị hỏa thiêu, thương gia Portinari – người thuê điêu khắc bức tượng phải treo cổ tự tử , thợ điêu khắc bị chặt cả đôi bàn tay tài hoa

Từ đó bức tượng nàng Niobe lưu lạc qua tay các thương nhân, hải tặc, các vị tướng quân, các vị vua, rồi các các viện bảo tàng nhưng ở đâu, Niobe cũng gây tai họa chết chóc một cách hết sức kỳ bí và không thể lý giải Người ta coi nàng

là hiện thân của ma quỷ Sự có mặt của nàng ở bảo tàng Hải Quân thành phố đã một lần nữa gây ra cái chết hết sức khó hiểu cho Herbert – người bảo vệ bảo tàng

và là bạn của Oskar: “Trong cơn cuồng dục, anh đã giựt một cái rìu thủy thủ hai lưỡi khỏi dây xích an toàn; một lưỡi, anh chém vào Niobe còn lưỡi kia, trong đà tấn công điên dại, cắm ngược trở lại vào chính anh” [15,326]

Cái chết của ông chủ Hầm Hành Snmuh cũng là một cái chết có nhiều yếu

tố kỳ bí Snmuh có thói quen đi săn chim nhưng chưa bao giờ bắn quá mười hai con chim sẻ trong một buổi chiều Buổi chiều hôm ấy, Snmuh đã bắn con chim

sẻ thứ mười ba và ông phải trả giá bằng mạng sống của mình Snmuh trên đường

về đã đâm xe xuống một hố sỏi sâu bảy mét Oskar, bà Snmuh và hai người bạn ngồi cùng xe chỉ bị thương nhẹ nhưng Snmuh thì đã chết Khi xe đi qua hố sỏi thì

“hàng trăm, có khi là hàng nghìn con sẻ từ các hàng rào, bụi rậm và vườn cây ăn quả ào ra phủ một bóng lớn mênh mông lên chiếc Mercedes, đâm sầm vào kính đằng trước và làm bà Snmuh hoảng hồn Chỉ bằng sức mạnh của mình, chim sẻ

đã gây ra tai nạn và cái chết của Snmuh” [15,881] Kỳ lạ hơn, khi đếm lại số chim sẻ ông Snmuh đã bắn chết, Oskar chỉ đếm được mười hai con sẻ mà không tìm thấy con thứ mười ba

Câu chuyện về Niobe và các vật hiến sinh của nó có tính chất như những câu chuyện ly kỳ lưu truyền trong dân gian, như một lời nguyên cổ xưa không thể giải trừ và tiếp tục gây tai họa trong thời hiện đại cho những kẻ dám vi phạm điều cấm kỵ, còn câu chuyện về cái chết của ông chủ Hầm Hành thì lại mang

Trang 39

39

dáng dấp một sự trả thù của tự nhiên khi con người vượt quá giới hạn cho phép Grass đã khéo léo đan cài huyền thoại vào cuộc sống hiện thực, đặt nhân vật sống trong một nền văn minh chứa đầy những điều kỳ bí huyễn hoặc Cái chết do Niobe hay con chim sẻ thứ mười ba gây ra cũng vô nghĩa, phi lý và thường trực như những cái chết do chiến tranh gây ra Sự hoang mang, sợ hãi, hoài nghi và không thể lý giải - cảm giác khi con người nguyên thủy đối diện với thế giới tự nhiên huyền bí được hình tượng thành các thế lực thần thánh hay ma quỷ lại một lần nữa sống lại trong tác phẩm của Grass và trùng khớp với cảm nhận của con người về chiến tranh thế giới lần thứ hai, về cơn ác mộng lịch sử mà họ đang muốn tỉnh lại Cái chết của nhân viên bưu chính cuối cùng của sở Bưu chính Ba Lan - Victor Weluhn (xem phần phân tích biểu tượng cái trống ở trên) hay của

nữ y tá – sơ Dorothea cũng đậm chất ma quái kỳ bí như thế Sự hoang mang và bất lực của con người hiện đại trước hiện thực, trước thế giới lại một lần nữa viện cầu đến huyền thoại để thể hiện

2.2.4 Phức cảm OeDipe

Trong công trình Vật tổ và những điều cấm kỵ, Freud đã nghiên cứu

huyền thoại OeDipe dưới ánh sáng của Phân tâm học, cho rằng huyền thoại nổi tiếng này là sự minh hoạ cho mặc cảm tâm lý - mặc cảm OeDipe có cơ sở là sự say mê dục tính đối với người sinh thành khác giới: “Bầy người nguyên thuỷ chuyển hoá chủng loài song song với việc tiến hành cấm loạn luân và giết cha, từ đây các quy tắc đạo đức bắt đầu được hình thành, tôn giáo được xây dựng dựa vào việc nhận thức được lỗi lầm với người cha như là tội lỗi đầu tiên” Áp lực thường xuyên của mặc cảm OeDipe, việc đẩy vào trong tiềm thức sự thăng hoa của dục vọng bị ức chế, cấm đoán tạo nên phương diện quan trọng nhất của sự phát triển nhân cách

Ông còn phát hiện ra những mặc cảm tương đối giống nhau hoặc đồng nhất trong thần hệ Hy Lạp Trong thần hệ này, người ta luôn thấy kể về cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Thánh Cha và những Thánh Con (Uranus phế truất những đứa con khổng lồ của mình, Cronus thiến Uranus song lại nuốt con mình, trừ Zeus được mẹ cứu) để chiếm tình cảm của mẹ - đất (Hera, Gaia) Các

Trang 40

Cảm tình giữa đứa con với người sinh thành khác giới rất rõ ràng trong tâm thức nhân vật Oskar Oskar từng đổ lỗi cho bản thân trong cái chết của mẹ Oskar là người duy nhất hiểu mẹ mình “Ngay cả khi đã khép lòng lại, mẹ vẫn là cuốn sách mở đối với tôi” [15,271] Từ đó nảy sinh tâm lý mà Freud gọi là “ghen với cha” Trong mắt Oskar, hai người cha chỉ như những kẻ ngốc nghếch và yếu đuối Cả hai sẽ chẳng là gì nếu không có người mẹ của Oskar “Cả hai đều soi mình trong tâm hồn mẹ và nuôi dưỡng mình trên thân xác mẹ” [15,351] Oskar phủ định quan hệ huyết thống với người bố trên danh nghĩa Matzarath: “Thật khó

mà phát hiện ra được bất kỳ nét nào của Matzerath ở nơi tôi” [15,360] Nhưng mặc dù khăng khăng mình là con của Jan Bronsky nhưng nhiều lúc Oskar coi Jan như một con rối để chơi đùa (đoạn dụ dỗ Jan lấy chuỗi ngọc) Berba đã từng nhận định về Oskar: “Chỉ vì ghen mà chú đâm giận người mẹ quá cố của chú Chú cảm thấy nhục vì chính những người nhân tình chán ngắt kia” [15,285]

Tâm lý nguyên thủy ghen với cha ở Oskar được đẩy lên đỉnh điểm khi Oskar gián tiếp giết chết cả hai người cha của mình

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, H, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
2. M. Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, NXB Hội nhà văn, H, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
3. Camus, Người xa lạ (Người dưng), Dương Tường dịch, NXB Văn học, H, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người xa lạ
Nhà XB: NXB Văn học
4. Lê Nguyên Cẩn, Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac, NXB Giáo Dục, H, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac
Nhà XB: NXB Giáo Dục
5. Vũ Minh Chi, Nhân học văn hóa – Con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân học văn hóa – Con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
6. J.M.Clezio, Sa mạc, Huỳnh Phan Anh dịch, NXB Hội nhà văn, H, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sa mạc
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
7. Nguyễn Văn Dân (khảo luận và tuyển chọn), Văn học phi lý, NXB Văn hóa Thông tin – Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông Tây, H, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phi lý
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin – Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông Tây
8. Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, TPHCM, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
9. Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Đại học Quốc Gia, H, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
10. Trịnh Bá Đĩnh, Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB Văn học, H, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học
Nhà XB: NXB Văn học
11. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, H, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
12. S. Freud, Phân tâm học nhập môn, Nguyễn Xuân Hiến dịch, NXB Đại học Quốc gia, H, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tâm học nhập môn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
13. S. Freud, C. Jung, G. Bachelard, G. Tucci, V. Dundes, Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, nhiều người dịch, NXB Văn hóa thông tin, H, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
14. S. Freud, C. Jung, E. Fromm, R. Assagioli, Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Đỗ Lai Thúy biên soạn, nhiều người dịch, NXB Văn hóa thông tin, H, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tâm học và văn hóa tâm linh
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
15. Gunter Grass, Cái trống thiếc, Dương Tường dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái trống thiếc
16. Trần Hinh, Tiểu thuyết A. Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia, H, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết A. Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỷ XX
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
17. Nguyễn Thái Hòa, Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo Dục, H, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Nhà XB: NXB Giáo Dục
18. I.P. Ilin và E.A. Izurgonova, Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX, nhóm tác giả dịch, NXB Đại học Quốc Gia, H, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
19. Franz Kafka, Tuyển tập tác phẩm, nhóm tác giả dịch, NXB Hội nhà văn, H, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập tác phẩm
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
20. Nguyễn Văn Khỏa (biên soạn), Thần thoại Hy Lap, NXB Văn hóa, H, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thần thoại Hy Lap
Nhà XB: NXB Văn hóa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w