1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huyền thoại trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass

7 1,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 298,14 KB

Nội dung

Huyền thoại trong tiểu thuyết "Cái trống thiếc" của Gunter Grass Nguyễn Thị Huyền Trang Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận Văn học; Mã số: 60 22 32 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thành Hưng Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Giới thiệu chung về huyền thoạitiểu thuyết huyền thoại thế kỷ XX. Phân tích các yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết “Cái trống thiếc” của Gunter Grass trên phương diện: biểu tượng, motif, huyền thoại trong xây dựng nhân vật. Nghiên cứu một số thi pháp huyền thoại hóa như: sự lặp lại, không gian, độc thoại nội tâm và kỹ thuật dòng ý thức, những ẩn dụ và chất hài hước đen trong tác phẩm “Cái trống thiếc” của nhà văn Gunter Grass. Keywords. Lý luận văn học; Văn học Đức; Tiểu thuyết Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Tìm hiểu về 1 tác phẩm được đánh giá là “điểm mốc phục sinh nền văn học Đức khỏi cơn mụ mị thời hậu chiến”. - Yếu tố huyền thoại là điểm đặc sắc nhất tạo nên sức hấp dẫn tuyệt vời cho một tác phẩm của một truyền thống văn học vốn giàu chất duy lý. Vì những lý do trên đây, chúng tôi quyết định lựa chon đề tài: Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass. 2. Lịch sử vấn đề Ở Việt Nam, những nghiên cứu về tác phẩm của Grass mới chỉ mang tính giới thiệu, chưa có một công trình mang tính chất chuyên sâu về tác giả và tác phẩm. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp ký hiệu học, một số phương pháp của cách tiếp cận văn hóa học đối với văn bản, các thao tác phân tích, định lượng, so sánh luôn được vận dụng để làm sáng tỏ vấn đề. CHƢƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ HUYỀN THOẠITIỂU THUYẾT HUYỀN THOẠI THẾ KỶ XX 1.1 Khái niệm huyền thoại Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ huyền thoại với ý nghĩa bao gồm các câu chuyện hoang đường về các vị thần nhằm giải thích sự sáng thế, cứu thế, hiền minh , các câu chuyện kỳ ảo khác thường về về con người, tự nhiên, xã hội , và những quan niệm hoang đường về thế giới, vũ trụ, con người tồn tại dưới dạng nguyên hợp nhiều loại hình nghệ thuật như ngôn từ, hội họa, âm nhạc, vũ đạo, các nghi lễ tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xem xét khái niệm huyền thoại dưới góc độ một phương pháp sáng tác, ở đó, các nhà văn hiện đại sử dụng những thi pháp của huyền thoại để sáng tạo để sáng tạo tác phẩm, xây dựng tác phẩm thành một thứ huyền thoại hiện đại trên cơ sở những yếu tố của huyền thoại nguyên thủy – một trào lưu lớn trong văn học thế kỷ XX. 1.2 Một vài khuynh hƣớng tiếp cận văn học từ góc độ huyền thoại 1.2.1 Trƣờng phái nghi lễ - huyền thoại 1.2.2 Các thuyết về biểu tƣợng 1.2.3 Phân tâm học 1.2.4 Trƣờng phái thi pháp lịch sử 1.3 Huyền thoại trong tiểu thuyết thế kỷ XX Các huyền thoại cổ ra đời dựa trên sự sùng kính và niềm sợ hãi đối với các lực lượng tự nhiên mà họ không giải thích nổi. Đối với một loạt các tác gia thế kỷ XX thì Chủ nghĩa Huyền thoại gắn liền với sự sợ hãi các chấn động lịch sử, sự thất vọng và thiếu niềm tin vào các biến động xã hội, vào các giá trị sống của con người. Cảm giác hoang mang, bất an, sợ hãi trước thế giới một lần nữa lại trở thành cảm hứng chủ đạo trong văn chương. CHƢƠNG 2: YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC CỦA GUNTER GRASS 2.1 Các biểu tƣợng 2.1.1 Cái trống thiếc Cái trống là một biểu tượng xuất hiện nhiều trong văn hóa cổ, thường gắn với các nghi lễ ma thuật. Mượn sức mạnh biểu nghĩa từ văn hóa cổ, Grass đã gắn cái trống thiếc của ông với các ý nghĩa: biểu tượng dẫn dắt con người về sự hồn nhiên vốn có, biểu tượng của sự dẫn dắt, kết nối con người với quá khứ. 2.1.2 Tiếng thét Trong huyền thoại của các dân tộc, tiếng thét hủy diệt là một đặc trưng của thần thánh. Trong huyền thoại cổ, tiếng thét còn có giá trị như một hành động phản kháng (pháp luật cổ Ailen công nhận tiếng thét là một phương tiện phản kháng hợp pháp), bởi nó biểu hiện nội lực của con người cùng với những bất mãn ẩn chứa trong tâm hồn họ. Cũng do đó mà người ta coi tiếng thét như một sự giải thoát, giải tỏa những bức bối, uẩn khúc, khi mà không thể làm gì hơn. Oskar, với tiếng thét có khả năng phá hủy thủy tinh đã thể hiện một thái độ buồn chán và phản kháng trước một xã hội đang biến đổi nhanh đến mức không thể hiểu nổi. 2.2 Các motif 2.2.1 Sự ra đời thần kỳ Sự ra đời của nhân vật Oskar Matzerath mang những nét thần kỳ gợi nhớ đến sự ra đời của các vị thần, á thần hay các nhân vật anh hùng trong huyền thoại với sự xuất hiện của các biểu tượng nguồn sáng, quả trứng, bướm đêm, các vì sao và trí tuệ như một người trưởng thành ngay từ khi ra đời. 2.2.2 Loạn luân Trong hầu hết các huyền thoại cổ của các dân tộc trên thế giới, sự ra đời của loài người đều là kết quả của những cuộc loạn luân. Sự loạn luân thể hiện những đặc điểm của thời kỳ bầy người nguyên thủy khi con người sống bầy đàn chưa thoát khỏi sự dã man hoặc trong xã hội có giai cấp nhưng sự kế thừa vị trí thống trị yêu cầu bảo toàn sự trong sạch của huyết thống (kết hôn nội tộc để đảm bảo sự thuần huyết và vị trí thống trị của dòng tộc đó). Thời hiện đại, khi chuyện loạn luân bị coi là dã man, phi nhân tính và bị chế định ngặt nghèo bằng pháp luật và đạo đức, các nhà văn một lần nữa lại đưa motif loạn luân vào trong tác phẩm của mình như một ám ảnh thường trực về những mặc cảm nguyên thủy, vừa để nói cái ti tiện, quái đản của thời đại. Trong Cái trống thiếc, những cuộc loạn luân giữa anh-em họ, mẹ kế-con chồng trong gia đình Bronsky và Matzerath không chỉ đưa đến sự hoang mang bao trùm cuộc đời nhân vật chính mà còn nói lên sự xuống dốc của các giá trị đạo đức. 2.2.3 Chiến tranh và cái chết Nói như các nhà phê bình huyền thoại thì bất kỳ sự kiện lịch sử đích thực nào sau đó cũng được thu xếp vào bộ khung cấu trúc huyền thoại có sẵn, đồng thời, chỉ là sự tái tạo chưa hoàn chỉnh, sự nhắc lại hình mẫu tuyệt đối của mình được định vị trong thời gian huyền thoại. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai gợi nhắc motif về những cuộc chiến tranh trong huyền thoại. Trong những anh hùng ca về chiến tranh có trong huyền thoại, cái chết và chiến tranh luôn không tách rời nhau. Cái mà Meletinsky gọi là “sự sợ hãi lịch sử” trong các tác phẩm của Joyce, Thomas Mann và nhiều nhà văn huyền thoại hiện đại khác cũng trở nên ám ảnh và nhức nhối trong các tác phẩm của Gunter Grass. 2.2.4 Phức cảm OeDipe Trong công trình Vật tổ và những điều cấm kỵ, Freud đã nghiên cứu huyền thoại OeDipe dưới ánh sáng của phân tâm học, cho rằng huyền thoại nổi tiếng này là sự minh hoạ cho mặc cảm tâm lý- mặc cảm OeDipe có cơ sở là sự say mê dục tính đối với người sinh thành khác giới. Tâm lý yêu mẹ, ghen với cha được thể hiện trong tiềm thức phát lộ thành hành động của nhân vật Oskar khi y yêu thương mẹ đẻ và có tình yêu nam nữ với mẹ kế, đồng thời gián tiếp giết hai người cha và âm mưu giết chết đứa con trong bụng mẹ kế mà y vẫn khăng khăng đó là con mình. 2.3 Huyền thoại trong xây dựng nhân vật 2.3.1 Nhân vật Oskar Matzerath Nhân vật Oskar Matzerath được xây dựng với những chất liệu đậm đặc tính huyền thoại và ngay cả bản thân nhân vật cũng tự ý thức mình là một huyền thoại. Oskar luôn có những liên tưởng, so sánh mình với các nhân vật trong huyền thoại Hy Lạp, trong Kinh Thánh hoặc trong các tác phẩm của Shakespear, Goethe. Trong cuộc đời của Oskar cũng xảy ra các sự kiện mang bóng dáng của các nghi lễ cổ xưa như nghi lễ thụ pháp, nghi lễ trưởng thành. Nhân vật Oskar cũng được xây dựng với các chất liệu dân gian lấy nguyên mẫu từ người dị dạng trong các truyện cổ. 2.3.2 Các nhân vật khác Grass không chỉ đem các chất liệu huyền thoại xây bện nên nhân vật chính Oskar mà với các nhân vật phụ khác ông cũng cố ý điểm xuyết những đặc điểm của huyền thoại: Agnes ra đời dưới các chòm sao và có “cặp mắt bò cái” gợi nhớ đến nữ thần Hera trong thần thoại Hy Lạp, ông thầy Bebra của người dẫn dắt, người chỉ đường trong các huyền thoại về anh hùng. Đi cùng Bebra – nàng mộng du Roswitha Raguna với đôi mắt màu Địa Trung Hải có khả năng đoán ý nghĩ của người khác nhưng không thể đoán được ý nghĩ của Oskar và không thể tiên dự được cái chết của mình cũng là một nhân vật có sự hư cấu huyền thoại. Chƣơng 3: THI PHÁP HUYỀN THOẠI HÓA TRONG TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC CỦA GUNTER GRASS 3.1 T hi pháp về sự lặp lại Quan niệm về tính chu kỳ, tuần hoàn của thế giới trong cảm quan cổ đại đã hình thành một trong những thủ pháp quan trọng nhất của thi pháp huyền thoại hóa, thủ pháp vẫn thường được tiếp nhận như là sự tự phát quay trở về với các chu kỳ của huyền thoại cổ đại – thi pháp về sự lặp lại (Meletinsky). Thi pháp lặp lại trong tiểu thuyết huyền thoại hiện đại thể hiện ở sự lặp lại nhiều lần các nhân vật bằng các hình tượng rút ra từ những huyền thoại khác nhau, từ các nguồn lịch sử và văn học. Sự lặp lại của các motif, sự song chiếu với các nhân vật có trong huyền thoại cổ hay sự trỗi dậy của các tâm lý nguyên thủy trong tiểu thuyết Cái trống thiếc là những biểu hiện hiển nhiên của thi pháp lặp lại này. Ngoài ra, thi pháp về sự lặp lại còn thể hiện ở sự lặp lại giữa các nhân vật trong cùng một tác phẩm hay kết cấu vòng trong mang dáng dấp của các truyện kể dân gian. 3.2 Không gian Có thể nói không gian trong tiểu thuyết Cái trống thiếc được Grass bỏ nhiều công sức để kiến tạo. Nó là kiểu hòa trộn giữa không gian đời thường và không gian tôn giáo, không gian hiện thực và không gian tâm tưởng đưa người đọc bước vào một thế giới đầy mê hoặc. Tuy nhiên, ở luận văn này, chúng tôi sẽ chỉ xét đến một kiểu không gian rất đặc trưng cho huyền thoại hiện đại – kiểu không gian mà Kafka, Joyce hay sau này là Clezio (Nobel năm 2008) rất ưa chuộng - không gian mê lộ. Không gian mê lộ được kiến tạo bằng cách xếp liên tiếp các con đường, ngõ phố hay kể liên tiếp các vật nối dài trong một không gian vòng quanh tưởng như khép kín, chỗ nào cũng giống giống nhau, đem lại cho con người cảm giác bế tắc, mờ ảo, hoang mang muốn chạy trốn. Không gian này cùng với không gian khép kín (tủ quần áo, gầm giường, gầm bàn, dưới chiếc váy đụp) là điểm đặc sắc nhất trong kiến tạo không gian của Gunter Grass. 3.2 Độc thoại nội tâm và kỹ thuật dòng ý thức Đặc điểm quan trọng nhất của thời gian trong huyền thoại là tính chất phi thời gian của nó. Kỹ thuật dòng ý thức ép ba chiều của thời gian vào một thời điểm duy nhất: thực tại. Tính chất đồng hiện, tức thì này đã khiến cho cái hiện tại chiếm ưu thế trong những tiểu thuyết sử dụng nghệ thuật dòng ý thức hoặc kết cấu chủ yếu dựa trên dòng ý thức. Quá khứ và tương lai chẳng qua cũng chỉ là một thứ cảm giác của hiện tại. Trong sự vận động của dòng ý thức, những hình ảnh và sự kiện có xuất hiện, cuối cùng cũng chỉ quy tụ vào một điểm: những cảm giác của hiện tại. Và một khi thời gian chỉ xuất hiện chủ yếu với một chiều là hiện tại, thì bản thân hiện tại cũng mất hết ý nghĩa của nó vì hiện tại chỉ là nó trong mối liên hệ với quá khứ và tương lai. Một dạng thức khác của phi thời gian xuất hiện. Tính chất phi thời gian là một tiềm năng tất yếu của dòng ý thức. Với một cuốn tiểu thuyết gót nghét nghìn trang như Cái trống thiếc, Grass không chọn cách mạo hiểm chơi đùa với dòng thác ngôn từ như Joyce mà sử dụng kỹ thuật dòng ý thức mang nhiều âm hưởng của Proust để tạo ra tác phẩm văn học mang tính chất “truy lùng” những giá trị sâu xa tưởng chừng như đã mất. 3.4 Những ẩn dụ và chất Humour đen (chất hài hƣớc đen) Tính chất ẩn dụ đã đem lại sức hấp dẫn tuyệt vời và dai dẳng cho huyền thoại, khiến nó trở thành đối tượng cho những nghiên cứu không ngừng nghỉ trong suốt những thế kỷ qua. Do đó, khi quay trở về với mạch văn chương huyền thoại, các nhà văn hiện đại hẳn đã có ý thức tiếp nhận truyền thống này của huyền thoại cổ, xây dựng tác phẩm của mình thành thế giới của những ẩn dụ. Mặt khác, chính những hình tượng của huyền thoại cổ lại là phương tiện lý tưởng để ẩn dụ cho tư tưởng của nhà văn. Người ta tìm thấy trong tác phẩm của Grass ngồn ngộn những ẩn dụ, từ các biểu tượng đến các nhân vật và sự kiện đều đầy ắp năng lượng biểu nghĩa. Trong đó, có những hình ảnh "cao áp" với dung lượng kịch tính và tượng trưng cực đại, chẳng hạn như bốn tầng váy của bà ngoại Anna hay đám lươn lúc nhúc trong đầu một con ngụa chết. Tính chất ẩn dụ biểu tượng cũng đậm đặc trong các tác phẩm của Kafka . Và từ những tác phẩm của ông người ta còn thấy toát lên trong các ẩn dụ, biểu tượng đó một chất Humour đen (chất hài đen) – một cái cười giễu cợt chua chát và cay đắng. Cái trống thiếc của Grass cũng có chất hài ấy. Sự báng bổ, giễu cợt của Grass đối với những trạng thái lĩnh vực của đời sống được Ủy ban Nobel khẳng định: “Những ngụ ngôn đen giỡn cợt của ông thể hiện gương mặt lãng quên của lịch sử”. Tóm lại, các thi pháp của Chủ nghĩa Huyền thoại như: thi pháp về sự lặp lại, nghệ thuật xây dừng không gian, kỹ thuật dòng ý thức, nghệ thuật ẩn dụ và hài hước từng được các nhà văn Kafka, Joyce, Marquez sử dụng, một lần nữa lại trở thành phương tiện tuyệt vời để làm nổi bật tính chất huyền thoại trong tác phẩm của Grass. Ẩn sau một thủ pháp bao giờ cũng là một tư tưởng. Những kỹ thuật tiểu thuyết đa dạng của Grass đã thể hiện một cách ám ảnh, sâu sắc nhưng cũng đầy thú vị những điều nhà văn muốn nói. References 1. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, H, 2003. 2. M. Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, NXB Hội nhà văn, H, 2003. 3. Camus, Người xa lạ (Người dưng), Dương Tường dịch, NXB Văn học, H, 1995. 4. Lê Nguyên Cẩn, Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac, NXB Giáo Dục, H, 1999. 5. Vũ Minh Chi, Nhân học văn hóa – Con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2004 6. J.M.Clezio, Sa mạc, Huỳnh Phan Anh dịch, NXB Hội nhà văn, H, 1997. 7. Nguyễn Văn Dân (khảo luận và tuyển chọn), Văn học phi lý, NXB Văn hóa Thông tin – Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông Tây, H, 2002. 8. Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, TPHCM, 2002. 9. Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Đại học Quốc Gia, H, 2001. 10. Trịnh Bá Đĩnh, Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB Văn học, H, 2002. 11. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, H, 2003. 12. S. Freud, Phân tâm học nhập môn, Nguyễn Xuân Hiến dịch, NXB Đại học Quốc gia, H, 2002. 13. S. Freud, C. Jung, G. Bachelard, G. Tucci, V. Dundes, Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, nhiều người dịch, NXB Văn hóa thông tin, H, 2002. 14. S. Freud, C. Jung, E. Fromm, R. Assagioli, Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Đỗ Lai Thúy biên soạn, nhiều người dịch, NXB Văn hóa thông tin, H, 2000. 15. Gunter Grass, Cái trống thiếc, Dương Tường dịch 16. Trần Hinh, Tiểu thuyết A. Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia, H, 2005. 17. Nguyễn Thái Hòa, Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo Dục, H, 2000. 18. I.P. Ilin và E.A. Izurgonova, Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX, nhóm tác giả dịch, NXB Đại học Quốc Gia, H, 2003. 19. Franz Kafka, Tuyển tập tác phẩm, nhóm tác giả dịch, NXB Hội nhà văn, H, 2003. 20. Nguyễn Văn Khỏa (biên soạn), Thần thoại Hy Lap, NXB Văn hóa, H, 2002. 21. Milan Kundera, Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, NXB Văn hóa Thông tin – Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông Tây, H, 2001. 22. IU.M. Lotman, Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, NXB Đại học Quốc Gia, H, 2004. 23. Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo Dục, H, 2002. 24. Phương Lựu, Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, NXB Văn học, H, 2004. 25. E.M. Meletinsky, Thi pháp của huyền thoại, Trần Nho Thìn, Song Mộc dịch, NXB Đại học Quốc Gia, H, 2004. 26. Hoàng Trinh, Phương Tây – văn học và con người, NXB Khoa học xã hội, H, 1969. 27. Phùng Văn Tửu, Tiểu thuyết Pháp hiện đại, những tìm tòi đổi mới, NXB Khoa học xã hội, H, 2002. 28. Nhiều tác giả, Từ điển các biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Văn hóa thông tin, H, 1998. 29. Nhiều tác giả, Văn học phương Tây, NXB Giáo Dục, H, 1999. 30. http://www.encyclopedia.com/ 31. http://www.vietnamnet.vn 32. http://evan.com.vn 33. http://newyorker.com

Ngày đăng: 16/01/2014, 14:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w