1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cái kỳ trong tiểu thuyết mạc ngôn

132 941 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 757,58 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Nguyễn Bích Duyên CÁI KỲ TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Nguyễn Bích Duyên CÁI KỲ TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đinh Phan Cẩm Vân Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 MỤC LỤC 0TMỤC LỤC0T 1 0TMỞ ĐẦU0T 3 0T1. Lí do chọn đề tài0T 3 0T2. Lịch sử vấn đề0T 4 0T3. Đối tượng nghiên cứu0T 8 0T4. Phạm vi nghiên cứu0T 8 0T5. Phương pháp nghiên cứu0T 8 0T6. Cấu trúc của luận văn0T 9 0TCHƯƠNG 1: “KỲ” VÀ TRUYỀN THỐNG “HIẾU KỲ” TRONG TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC 0T 11 0T1.1. Giới thuyết nội hàm khái niệm “kỳ”0T 11 0T1.2. Truyền thống “hiếu kỳ” trong tiểu thuyết Trung Quốc0T 18 0T1.3. Đôi nét về cái “kỳ” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn0T 25 0TCHƯƠNG 2 : HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT ĐẬM CHẤT “KỲ” TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN 0T 31 0T2.1. “Kỳ nhân” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn0T 32 0T2.1.1. Nhân vật siêu nhiên0T 33 0T2.1.2. Nhân vật kỳ tài – dị tật0T 38 0T2.1.3. Nhân vật trẻ thơ – người lớn0T 46 0T2.2. “Kỳ cảnh” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn0T 58 0T2.2.1. Không gian phi thực0T 58 0T2.2.2. Không gian thực bị ảo hóa0T 68 0T2.2.3. Không gian thực được lạ hóa0T 75 0TCHƯƠNG 3: THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT ĐẬM CHẤT “KỲ” TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN 0T 83 0T3.1. Thủ pháp miêu tả trong tiểu thuyết Mạc Ngôn0T 84 0T3.1.1. Nghệ thuật miêu tả cảm giác0T 84 0T3.1.2. Mỹ hóa cái phi mỹ0T 90 0T3.1.3. Khốc liệt hóa cái chết0T 95 0T3.2. Thủ pháp tự thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn0T 99 0T3.2.1. Lạ hóa chủ thể tự sự0T 101 0T3.2.2. Tự sự đa chủ thể0T 111 0TKẾT LUẬN0T 125 0TTÀI LIỆU THAM KHẢO0T 127 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Có lần, Mạc Ngôn tự bạch với bạn đọc rằng: “Hai mươi năm trước, khi cầm bút viết tác phẩm đầu tay, tôi không nghĩ rằng công việc này lại làm thay đổi số phận của mình, cũng không hề nghĩ rằng một bộ phận tác phẩm của mình lại làm thay đổi diện mạo của văn học đương đại Trung Quốc […]. Động cơ ban đầu khi tôi sáng tác văn học vô cùng đơn giản: đó là kiếm chút nhuận bút để mua đôi giày bóng loáng, thỏa mãn lòng hư vinh của một chàng thanh niên. Tất nhiên sau khi mua được giày rồi thì tham muốn của tôi cũng theo đó lớn lên” [33, tr.55]. Dường như, Mạc Ngôn đã bước vào làng văn mà không mang theo những tham vọng và hoài bão to lớn đối với công việc của mình. Tuy vậy, những gì nghiệp cầm bút mang lại cho ông, cũng như những gì mà ông mang lại cho văn học Trung Hoa hoàn toàn vượt xa những dự định và mong ước ban đầu của chính mình. Khởi nghiệp từ năm 1981, nhưng phải đến 1985, khi các tác phẩm Củ cà rốt trong suốt, Bùng nổ, Dòng sông khát,…được xuất bản, Mạc Ngôn mới bắt đầu khuấy động bữa tiệc văn chương đương đại Trung Quốc. Đến lúc Cao lương đỏ ra đời, cộng với sự thành công của nó trong lĩnh vực điện ảnh, cái tên Mạc Ngôn dần dần thu hút nhiều hơn những quan tâm của giới nghiên cứu lẫn bạn đọc thông thường. Cho tới thời điểm này, hành trình văn chương của Mạc Ngôn đã gần 3 thập kỉ. Và trong 3 thập kỷ đó, ông đã xác lập được cho mình một vị thế tương đối vững chắc trên văn đàn với hàng loạt tác phẩm thuộc nhiều thể loại, nhiều đề tài khác nhau. Bằng một lối viết phá cách, sáng tạo, những sản phẩm văn học của Mạc Ngôn đã cùng với những sáng tác của Vương Mông, Giả Bình Ao, Phùng Tài, Cao Hiểu Thanh, Lục Văn Phu,… đem đến những luồng gió mới cho văn học đương đại Trung Quốc, góp phần không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo của văn học Trung Quốc tại thời điểm đó. Chính những giá trị thiết thực mà tác phẩm của Mạc Ngôn đem đến cho văn học nước nhà, ông xứng đáng được tôn vinh như một trong những cây bút nổi bật của văn học Trung Quốc đương đại. Mạc Ngôn sáng tác ở nhiều thể loại, từ truyện ngắn đến truyện vừa, từ truyện dài đến tiểu thuyết,… Ở mỗi thể loại, tác phẩm của nhà văn đều có những dấu ấn nhất định. Tiểu thuyết của ông tất nhiên không ngoại lệ. Bước vào thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn, người đọc luôn được dẫn dắt theo một lộ trình khá thú vị và đầy hấp dẫn dẫu cho điều mà Mạc Ngôn phản ánh không hẳn hoàn toàn mới mẻ hay cực kỳ đặc biệt. Sức lôi cuốn mà tiểu thuyết Mạc Ngôn tạo ra nơi người tiếp nhận đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có lẽ một trong những căn nguyên cơ bản nhất, trọng yếu nhất đó là vì hầu hết tiểu thuyết của ông đều ít nhiều mang màu sắc của cái “kỳ”. Bên cạnh việc phát huy vai trò là nhân tố quan trọng trong nhiệm vụ khơi dậy bản tính hiếu kỳ của bạn đọc và thôi thúc họ khám phá tác phẩm, sự thường xuất của cái “kỳ” đã khiến nó trở thành một trong những đặc trưng của phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn. Do đó, tìm hiểu cái “kỳ” trong tiểu thuyết của ông là một động thái hết sức cần thiết trong việc khắc họa chân dung, phong cách nghệ thuật Mạc Ngôn cũng như trong việc lĩnh hội những sáng tác của nhà văn này. Mạc Ngôn đến với bạn đọc Việt Nam đến nay đã trọn 10 năm. Trong khoảng thời gian đó, mỗi tác phẩm của Mạc Ngôn được xuất bản thường tạo được sự chú ý dù lúc ồn ào, lúc tĩnh lặng. Cứ như thế, với chúng ta, Mạc Ngôn không còn là khách lạ nữa, nếu như không muốn nói là đã quá quen thuộc. Không ai có thể phủ nhận mức độ phủ sóng của tác phẩm Mạc Ngôn (đặc biệt là tiểu thuyết) trên thị trường sách cũng như trong thị hiếu đọc ở Việt Nam. Tuy vậy, lịch sử tiếp nhận Mạc Ngôn cũng không ít thăng trầm khi ông và tác phẩm của ông kinh qua những tán tụng lẫn chê bai của mọi loại độc giả. Vậy nên, tìm hiểu cái “kỳ” với tư cách là sắc thái chủ đạo trong tiểu thuyết Mạc Ngôn hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc định hướng tiếp nhận tiểu thuyết của ông trong độc giả Việt Nam khi mà những tiểu thuyết của ông tuy có vẻ quen nhưng lại không kém phần lạ lẫm với “tầm đón đợi” của bạn đọc nước mình. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo thời gian, những bài viết, những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Mạc Ngôn ở Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng. Lịch sử tìm hiểu tiểu thuyết Mạc Ngôn dần dần có bề dày và tất nhiên chưa có dấu hiệu dừng lại. Những hướng nghiên cứu được mở rộng từ một hay một vài khía cạnh đến tổng thể thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Nhưng dù được tiếp cận theo hướng nào, hầu hết những nghiên cứu đó đều chạm đến vấn đề cái “kỳ” vì gần như mọi phương diện nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn này đều thấm đẫm tính chất “kỳ” ấy. Lịch sử nghiên cứu cái “kỳ” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn vì vậy, có thể nói, gắn liền và song hành với lịch sử nghiên cứu Mạc Ngôntiểu thuyết của ông. Nhìn một cách khái quát, cái “kỳ” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn thường được tìm hiểu trực tiếp dưới hình thức nghiên cứu thủ pháp “lạ hóa” hoặc được đề cập gián tiếp thông qua việc khai thác một phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, sau đó đưa ra nhận xét về tính “kỳ” của phương diện đó từ góc độ cái mới, cái lạ. Tác giả Nguyễn Khắc Phi trong bài viết “Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Đàn hương hình và Báu vật của đời” (Tạp chí Sông Hương, số 166, năm 2002) đã lý giải nguyên nhân hai cuốn tiểu thuyết này trở nên nổi tiếng, lôi cuốn hàng triệu độc giả nằm ở chỗ Mạc Ngôn đã biết “bày đặt” ra những chuyện kì lạ ít người biết trên một cái khung, cái nền không xa lạ. Chẳng hạn như kiểu xử tử “đàn hương hình”, cảnh đọ râu giữa Tiền Đinh và Tôn Bính (Đàn hương hình); chợ Tuyết, vị yên hùng Tư Mã Khố râu cứng như thép (Báu vật của đời). Người viết cũng khẳng định cội nguồn cái lạ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn chủ yếu xuất phát từ một tâm hồn gắn bó tha thiết với quê hương. Bài viết tuy có chú tâm nghiên cứu cái “kỳ” nhưng vì sự nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi tương đối nhỏ, do đó, vấn đề cái “kỳ” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn chưa được khám phá trọn vẹn. Bài nghiên cứu có phần toàn diện đầu tiên về tiểu thuyết Mạc Ngôn là “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” (Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4, năm 2003) của nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc Lê Huy Tiêu. Ở đây, giáo sư đã cho rằng thủ pháp lạ hóa là một trong những đặc trưng của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Theo ông, nhờ có trí tưởng tượng phong phú, có khả năng nắm bắt những cảm giác mới, Mạc Ngôn đã sáng tạo ra nhiều nhân vật, sự kiện, chi tiết kì lạ để hấp dẫn người đọc. Tác giả cũng phân tích khá sâu về nghệ thuật miêu tả cảm giác đặc biệt của Mạc Ngôn, như cách tạo ra thế giới cảm giác mang đậm dấu ấn chủ quan nên cảm giác trong tiểu thuyết Mạc Ngôn luôn mới lạ, làm cho bộ mặt cuộc sống mà tác giả mô tả không còn như nguyên dạng nữa; hay cách miêu tả chậm lại những hành động, những cảm nhận của nhân vật,… Song trong khuôn khổ một bài nghiên cứu có tính khái quát cơ bản về những đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, những biểu hiện cụ thể của “kỳ” hay “lạ hóa” vẫn còn nhiều vấn đề chưa được bàn đến. Trong luận văn thạc sĩ Nghệ thuật tự sự trong 41 chuyện tầm phào của Mạc Ngôn (Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2006), Trần Thị Thanh Thủy cho rằng yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công cho tiểu thuyết 41 chuyện tầm phào chính là ở chỗ tự bên trong tác phẩm chứa biết bao điều mới lạ. Tác giả đã lần lượt miêu tả và phân tích những sáng tạo và đổi mới của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết này ở các phương diện: kết cấu, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ tự sự. Trong đó, cốt truyện lồng ghép, tự sự hai điểm nhìn, ngôn ngữ miêu tả cảm giác vừa thực vừa hư là những khía cạnh thể hiện rõ nhất sự mới lạ trong bút pháp của nhà văn. Tuy vậy, có thể thấy, luận văn không trực tiếp đề cập đến cáitrong tiểu thuyết 41 chuyện tầm phào nói riêng cũng như trong tiểu thuyết Mạc Ngôn nói chung. Vì thế, tất yếu cái “kỳ” không được tập trung tìm hiểu cụ thể và cặn kẽ. Nguyễn Thị Minh Quân trong luận văn thạc sĩ Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn (Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2006) có chỉ ra yếu tố kì ảo trong tác phẩm này ở phương diện không gian. Theo tác giả, không gian ảo chủ yếu hiện lên trong thê giới tâm lý của các nhân vật, cách đánh giá của các nhân vật về cuộc sống. Không gian này được thể hiện ở không gian của cuộc đọ râu, giao mắt; không gian hành hình; không gian của các loài thú vật hiện lên trong cảm nhận của Giáp Con,… Chính kiểu không gian này đã tạo tính mơ hồ cho đề tài của truyện và làm giảm bớt tính ghê rợn của các cuộc hành hình. Rõ ràng, trong sự giới hạn của đề tài và phạm vi nghiên cứu, người viết không đi sâu vào những biểu hiện của “kỳ” trong tiểu thuyết này và các tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn. Bài viết đầu tiên tập trung nghiên cứu đến những biểu hiện của cái “kỳ” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là của Hoàng Thị Bích Hồng với tiêu đề “Nghệ thuật trần thuật gắn với thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” (Tạp chí Sông Hương, số 224, năm 2007). Tác giả đưa ra 3 biểu hiện của thủ pháp này trong tiểu thuyết Mạc Ngôn: miêu tả cảm giác (thể hiện qua khả năng giao lưu giữa người với vạn vật, mùi vị riêng của các nhân vật); thủ pháp kì ảo (motif linh hồn và giấc mơ, huyền thoại về nhân vật); phóng đại cái chết và nâng khổ hình lên tầm mỹ học của bạo lực. Đây là bài viết có tính khái quát và gợi mở vấn đề, cũng chính vì thế mà nó chưa đào sâu vào cái “kỳ” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn một cách cụ thể và đầy đủ. Khi tìm hiểu hai góc nhìn: góc nhìn hư ảo và góc nhìn súc vật, Nguyễn Thị Tịnh Thy trong bài viết “Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn” (Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử (Phần 2), Nxb Giáo dục, 2008) cũng đã động chạm đến cái “kỳ” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn ở khía cạnh điểm nhìn. Cái nhìn hư ảo trong tiểu thuyết Mạc Ngôn thể hiện qua cái nhìn hư ảo của người say rượu (Tửu quốc), say thịt (41 chuyện tầm phào), và của người ngốc (Đàn hương hình). Các nhân vật này luôn đứng ở trạng thái mơ hồ giữa hai bờ thực-ảo để trần thuật. Cái nhìn súc vật thể hiện chủ yếu trong tác phẩm Sống đọa thác đày với các điểm nhìn của lừa, lợn, chó. Như vậy, có thể thấy, một khía cạnh của “kỳ” đã được nghiên cứu và trình bày một cách gián tiếp trong bài viết này. Luận văn thạc sĩ Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, năm 2010) của Bùi Thị Thanh Hương cho rằng điểm nhìn hư ảo là một trong những biểu hiện của thủ pháp hiện thực huyền ảo vốn có nguồn gốc từ văn học Mỹ Latin và từ truyền thống hiếu kỳ của văn học Trung Quốc bên cạnh những biểu hiện khác như người kể chuyện xa lạ, cốt truyện mê lộ, chi tiết giấc mơ, tưởng tượng, nhân vật thần kỳ với những nét huyền thoại,… Tác giả luận văn cũng khai thác đặc điểm của điểm nhìn hư ảo với điểm nhìn của người say rượu (Tửu quốc), say thịt (41 chuyện tầm phào), của người ngốc (Đàn hương hình) và của người kể chuyện khó xác định (Thập tam bộ). Bên cạnh điểm nhìn hư ảo, điểm nhìn súc vật trong Sống đọa thác đày cũng nhuốm màu hư ảo. Với việc phân tích những điểm nhìn hư ảo trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, luận văn này đã cụ thể hóa đôi nét về một trong những biểu hiện của “kỳ” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. 2.2 Tình hình nghiên cứu Mạc Ngôn ở Trung Quốc Trong Người tỉnh nói chuyện mộng du (2008) (Nxb Văn học, Hà Nội) và một vài lần trả lời phỏng vấn (được Lâm Kiến Phát và Vương Nghiên tập hợp trong Mạc Ngôn và những lời tự bạch (2004) (Nxb Văn học, Hà Nội)) Mạc Ngôn có đề cập đến những bài viết, công trình nghiên cứu cũng như những người đã tìm hiểu các sáng tác của ông. Trong đó, có thể kể đến hàng loạt bài viết của Lý Hồng Chân thời kỳ đầu. Ở những bài viết đó, Lý Hồng Chân đã tốn khá nhiều công và hình thành nên cả một hệ thống và đã chỉ rõ một số nét riêng của Mạc Ngôn một cách toàn diện. Chu Hương Tiễn của bộ phận nghệ thuật quân giải phóng thì đề cập đến một số điểm khác của Mạc Ngôn với các nhà văn nói chung, bao gồm cả bài phê bình đối với truyện ngắn Bạch cẩu thiên thu giá. Giữa thập niên 80, Trương Chí Trung viết “Bàn về Mạc Ngôn” một cách khái quát về con người và các sáng tác của Mạc Ngôn. Trương Thanh Hoa khi viết “Nhìn lại tư trào văn học chủ nghĩa lịch sử mới trong mười năm” đăng trên số 4 năm 1988 của tạp chí “Trung Sơn” khá có tiếng ở Lục địa thì cho rằng Mạc Ngôn là người đã tiến tới làm cho lịch sử trở thành đối tượng của thẩm mỹ, dân gian hóa nội dung lịch sử và phong cách kể cũng được dân gian hóa với hàng loạt tiểu thuyết về gia tộc Cao lương đỏ. Bài viết “Thế giới bị ức vây bọc – Góc nhìn trẻ thơ trong sáng tác của Mạc Ngôn” của Trình Đức Bồi người Thượng Hải đã phân tích mối quan hệ giữa sáng tác và thời niên thiếu của Mạc Ngôn. Tương tự, Quý Hồng Trân cũng có ý kiến về việc Mạc Ngôn lựa chọn góc nhìn hương thôn và góc nhìn niên thiếu đã tạo nên cá tính sáng tác trong tiểu thuyết của nhà văn này,… Bên cạnh những nghiên cứu có tính chất tổng hợp, khái quát còn có nhiều bài viết tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu của Mạc Ngôn như bài viết của Kiều Lương về Đàn hương hình… Có thể thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều bài viết, công trình nghiên cứu tác gia và tác phẩm Mạc Ngôn đã chứng minh sức thu hút cũng như vai trò, vị trí của Mạc Ngôn và sáng tác của ông trên văn đàn Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, do điều kiện và khả năng hạn chế, người viết chưa tiếp xúc được trực tiếp với các bài viết, công trình này. Ngoài ra, trên các trang web tiếng Anh cũng có nhiều bài viết đề cập đến Mạc Ngôntiểu thuyết của ông. Tuy nhiên những bài viết này chỉ mang tính chất giới thiệu khái quát về con người, sự nghiệp cũng như một số tác phẩm của Mạc Ngôn đã được xuất bản ở các nước phương Tây. Nhìn chung, vấn đề cái “kỳ” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn tuy có được tình cờ nhắc đến lẫn được tìm hiểu một cách chủ động, tập trung qua việc nghiên cứu thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn song vấn đề vẫn chưa thể có được những cái nhìn toàn diện, sâu sát. Điều này có thể được giải thích bởi sự giới hạn của đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và dung lượng văn bản nghiên cứu mà các tác giả xác định. Nghiên cứu cái “kỳ” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn hi vọng sẽ tiếp nối và bổ sung phần nào vào lịch sử nghiên cứu vấn đề này vốn có những điều còn để ngỏ, đặc biệt là những biểu hiện cụ thể của “kỳ” trong hàng loạt tiểu thuyết của tiểu thuyết gia Trung Quốc Mạc Ngôn. 3. Đối tượng nghiên cứu Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu biểu hiện của “kỳ” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn ở cả hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện như “kỳ” trong hình tượng nhân vật, hình tượng không gian, nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật kể chuyện, Để việc nghiên cứu này có thể được tiến hành trên một cơ sở lý thuyết ổn định và rõ ràng, chúng tôi cũng sẽ đi vào giới thuyết nội hàm khái niệm “kỳ”. Đồng thời, việc chứng minh “hiếu kỳ” là một trong những truyền thống của văn học Trung Quốc nói chung, tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng sẽ giúp ích chúng ta trong việc đánh giá “kỳ” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn như một yếu tố quan trọng thể hiện sự kế thừa, tiếp nối và sáng tạo của Mạc Ngôn đối với văn học dân tộc. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu cái kỳ trong phạm vi một số tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam, bao gồm: 1. Báu vật của đời (2001), Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn nghệ 2. Đàn hương hình (2002), Trần Đình Hiến dịch, NXB Phụ nữ 3. Rừng xanh lá đỏ (2003), Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn học 4. Tửu quốc (2004), Trần Đình Hiến dịch, NXB Hội Nhà văn 5. Tổ tiên có màng chân (2006), Thanh Huệ, Bùi Việt Dương dịch, NXB Văn học 6. Sống đọa thác đày (2007), Trần Trung Hỷ dịch, NXB Phụ nữ 7. Tứ thập nhất pháo (2007), Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn nghệ 8. Thập tam bộ (2009), Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn nghệ 9. Ếch (2010), Nguyên Trần dịch, NXB Văn học Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng khảo sát những sáng tác của Mạc Ngôn ở các thể loại khác như truyện dài, truyện ngắn, tản văn; những bài trả lời phỏng vấn hay bài nói chuyện của Mạc Ngôn với độc giả… đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu cái "kỳ" trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu văn học sau: 5.1. Phương pháp tiểu sử [...]... khác lạ Cái "kỳ" trong tiểu thuyết truyền kỳ thường nhận được mối quan tâm của những người nghiên cứu khi "kỳ" là hạt nhân cơ bản trong loại tiểu thuyết này Trong bài viết Cái "kỳ" trong tiểu thuyết truyền kỳ (Tạp chí Văn học, số 10, năm 2000), tác giả Đinh Phan Cẩm Vân cho rằng truyền kỳ là truyền đi một sự kỳ lạ Song cái "kỳ" - lạ - trong truyền kỳ không dừng lại ở việc ghi chép kỳ sự”, kỳ nhân”... “hiếu sử”, tiểu thuyết đời Thanh thiên về “hiếu sự” nhưng nhìn chung “hiếu kỳ vẫn là thừa số chung suốt thời Minh – Thanh Tiểu thuyết thời đại này mang đến cho chúng ta biết bao chữ "kỳ" như kỳ nữ, kỳ nhân, kỳ sĩ, kỳ đồng, kỳ tài, kỳ mưu, kỳ trí, kỳ công, kỳ binh, kỳ duyên, kỳ tình, kỳ oan, kỳ án, kỳ phương,… Minh – Thanh cũng là thời kỳ mà các bộ tiểu thuyết được người đời vinh danh là kỳ thư” như... của Mạc Ngôn Bên cạnh đó, cái "kỳ" cũng là phương diện chứng tỏ tiểu thuyết Mạc Ngôn là sự hợp lưu của hai nguồn mạch văn học truyền thống và hiện đại, trong "kỳ" có ghi dấu sự tiếp biến của Mạc Ngôn đối với văn học dân tộc và văn học thế giới nên chúng ta có thể thấy được dấu ấn Đông – Tây trong tiểu thuyết của nhà văn này Tiểu kết: Nội hàm khái niệm "kỳ" là bước mở đầu trong chặng đường khám phá cái. .. đường khám phá cái "kỳ" trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn Nó cung cấp cho ta một điểm tựa nhất định để có thể xác định những biểu hiện của "kỳ" từ các nét nghĩa khác nhau như ảo, lạ, mới, xảo diệu, điêu luyện,… trong tiểu thuyết Mạc Ngôn Cái "kỳ" của tiểu thuyết Mạc Ngôn cũng không phải là sự đột phá so với văn học truyền thống khi mà “hiếu kỳ là một đặc trưng thẩm mỹ, một “gen” nổi trội trong thị hiếu thẩm... và tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng 1.3 Đôi nét về cái kỳ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn Bước vào thế giới tiểu thuyết Mạc Ngôn, người đọc không mấy khó khăn nhận ra chất "kỳ" hiện diện có phần đậm đặc trong tác phẩm của Mạc Ngôn từ phương diện hình thức cho tới nội dung tư tưởng Cái kỳ đó, một mặt, là sự tiếp nối nhiệt tình truyền thống “hiếu kỳ trong văn học truyền thống, mặt khác, là sản phẩm của... ta sẽ không có được những lý giải xác đáng đối với tiểu thuyết của ông nói chung, cái "kỳ" trong tiểu thuyết Mạc Ngôn nói riêng Cái "kỳ" trong tiểu thuyết Mạc Ngôn mặc dù là sản phẩm của hư cấu và tưởng tượng, nhưng chúng một mặt, là sự biến dạng của những hiện tượng, sự kiện có thực; mặt khác, "kỳ" như là một phương thức phản ánh hiện thực của Mạc Ngôn Do vậy, nắm bắt bối cảnh xã hội, lịch sử sẽ góp... kỳ (vô kỳ chi kỳ) Nhưng “vô kỳ chi kỳ thì cũng là kỳ , chỉ có điều phải tìm thấy cái "kỳ" trong cái hằng ngày, thường thấy Nhiều tiểu thuyết đời Thanh đã tìm thấy và chỉ ra cái kỳ trong sự vô kỳ như thế, mà Nho lâm ngoại sử là một thành tựu tiêu biểu Đến cuối đời Thanh, loại tiểu thuyết khiển trách cũng triển khai những cái cực quen thành những cái cực lạ làm cho cái "kỳ" lúc này có ít nhiều biến... vị của cái lạnh,… Bản thân Mạc Ngôn rất thích đọc những quyển tiểu thuyết đầy mùi vị như vậy, và ông cũng rút ra cách tạo hương vị riêng cho tiểu thuyết của mình theo hai hướng: dùng mùi vị có trong ức để thể hiện vật thể, hoặc tạo cho vật thể những mùi vị do trí tưởng tượng sáng tạo nên Do đó, tiểu thuyết Mạc Ngôn cũng đầy mùi vị, màu sắc, đầy những hương vị Mạc Ngôn mà chỉ tiểu thuyết Mạc Ngôn mới... trong văn học Trung Quốc, tạo nền tảng cho việc tìm hiểu kỳ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn được thực hiện ở hai chương sau đó Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành kiến giải một cách cơ bản nguyên nhân vì sao tiểu thuyết Mạc Ngôn lại đậm chất kỳ như vậy Chương 2 Phân loại, miêu tả, phân tích và đánh giá biểu hiện của cái kỳ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn từ phương diện hình tượng nghệ thuật: hình tượng nhân... tác phẩm đó không hề vắng bóng cái "kỳ" Cái "kỳ" là gia vị được thêm thắt vào nhằm tạo ra một lịch sử đầy chất thần bí, truyền kỳ Có thể thấy, chính quan niệm cho rằng lịch sử luôn có tính chất truyền kỳ là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao tiểu thuyết của Mạc Ngôn, đặc biệt là tiểu thuyết thuộc đề tài lịch sử, thường đậm chất kỳ như vậy 4 Đọc tiểu thuyết Mạc Ngôn, điều khó phủ nhận nhất . 0T1.3. Đôi nét về cái kỳ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn0 T 25 0TCHƯƠNG 2 : HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT ĐẬM CHẤT “KỲ” TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN 0T 31 0T2.1. Kỳ nhân” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn0 T 32 0T2.1.1 vấn đề cái kỳ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn chưa được khám phá trọn vẹn. Bài nghiên cứu có phần toàn diện đầu tiên về tiểu thuyết Mạc Ngôn là “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn . biểu hiện của kỳ trong tiểu thuyết này và các tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn. Bài viết đầu tiên tập trung nghiên cứu đến những biểu hiện của cái kỳ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là của Hoàng

Ngày đăng: 10/06/2014, 12:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w