Một trong những thành công nổi bật trong nghệ thuật trần thuật của Mạc Ngôn là ông đã sáng tạo nên một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, thể hiện những trăn trở, suy nghiệm về con ng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐẶNG VĂN THÀNH
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÍ LUẬN VĂN HỌC
Trang 2NGHỆ AN - 2015
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐẶNG VĂN THÀNH
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÍ LUẬN VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS NGUYỄN VĂN HẠNH
Trang 4NGHỆ AN - 2015
Trang 5MỞ ĐẦU 6
1 Lí do chọn đề tài 6
2 Lịch sử vấn đề 7
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát 15
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 15
5 Phương pháp nghiên cứu 16
6 Cấu trúc luận văn 16
Chương 1 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN 17
1.1 Cơ sở hình thành quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mạc Ngôn 17
1.1.1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội 17
1.1.2 Những trải nghiệm cuộc sống của Mạc Ngôn 19
1.1.3 Quan niệm của Mạc Ngôn về tiểu thuyết 21
1.2 Nội dung cơ bản trong quan niệm nghệ thuật về con người của Mạc Ngôn 24
1.2.1 Con người xã hội, lịch sử 25
1.2.2 Con người bản năng, tự nhiên 30
1.2.3 Con người tâm linh 38
1.2.4 Con người hướng thiện 45
1.3 Ý nghĩa tư tưởng thẩm mỹ trong quan niệm nghệ thuật về con người của Mạc Ngôn 48
1.3.1 Thể hiện tấm lòng đồng cảm sâu sắc với thân phận con người trong kiếp hiện sinh 48
1.3.2 Thể hiện niềm tin vào bản tính tốt đẹp của con người 50
1.3.3 Phê phán những hành xử trái tự nhiên 52
Chương 2 NHỮNG KIỂU NHÂN VẬT NỔI BẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN 56
2.1 Kiểu nhân vật nạn nhân của xã hội 56
2.1.1 Nạn nhân của những tập tục lạc hậu 56
2.1.2 Nạn nhân của chiến tranh 60
2.1.3 Nạn nhân của ảo tưởng cách mạng 64
2.2 Kiểu nhân vật tha hóa 68
Trang 62.2.1 Nhân vật quan chức 68
2.2.2 Nhân vật nông dân 71
2.2.3 Nhân vật trí thức 74
2.3 Kiểu nhân vật nghịch dị 76
2.3.1 Kiểu nhân vật trẻ thơ - người lớn 77
2.3.2 Kiểu nhân vật người - vật 81
2.3.3 Kiểu nhân vật huyền thoại 84
Chương 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN 90
3.1 Khắc họa nhân vật đa chiều, đa diện 90
3.1.1 Đặt nhân vật vào thời gian đa chiều 90
3.1.2 Đặt nhân vật vào những tình huống mang tính bi kịch 92
3.1.3 Khắc họa tâm lý nhân vật 94
3.2 Sử dụng phương thức huyền thoại hóa 98
3.2.1 Đan cài, lồng ghép thực hư trong cốt truyện 98
3.2.2 Huyền thóa hóa nhân vật đời thường 100
3.2.3 Huyền thoại hóa nhân vật lịch sử 104
3.3 Sử dụng lối biểu tượng hóa 106
3.3.1 Biểu tượng người mẹ 106
3.3.2 Biểu tượng bầu vú 109
3.3.3 Biểu tượng thai nhi 111
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Ngày 11 tháng 10 năm 2012 Mạc Ngôn đoạt giải Nobel văn học Đây là một vinh dự lớn đối với Mạc Ngôn nói riêng, văn học Trung Quốc nói chung Sáng tác của Mạc Ngôn được dịch và giới thiệu ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó có tiếng Việt, thu hút sự quan tâm của đông đảo người đọc
và giới nghiên cứu phê bình văn học
1.2 Mạc Ngôn viết trên nhiều thể loại, như tạp văn, tùy bút, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, phóng sự, và ở thể loại nào ông cũng gặt hái
Trang 7được nhiều thành công Tuy nhiên, cho đến nay, thể loại thành công nhất của Mạc Ngôn là tiểu thuyết
1.3 Một trong những thành công nổi bật trong nghệ thuật trần thuật của Mạc Ngôn là ông đã sáng tạo nên một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, thể hiện những trăn trở, suy nghiệm về con người, cuộc sống trong đời sống hiện đại, nhất là vào nửa đầu của thế kỷ XX Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu thế giới nhân vật trong sáng tác của ông
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết
Mạc Ngôn làm luận văn Thạc sĩ, hi vọng góp thêm một tiếng nói vào quá
trình khám phá tài năng nhiều mặt của Mạc Ngôn
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Một cái nhìn khái lược về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Mạc Ngôn ở Trung Quốc và ở Việt Nam
Mạc Ngôn khởi nghiệp từ năm 1981, nhưng phải đến năm 1985, các tác
phẩm Củ cải đỏ trong suốt, Bùng nổ, Dòng sông khát, được xuất bản thì Mạc Ngôn mới nổi tiếng trên văn đàn Trung Quốc Khi tác phẩm Cao lương
đỏ được chuyển thể và đưa lên màn ảnh, Mạc Ngôn mới thu hút sự chú ý của
giới nghiên cứu phê bình văn học Năm 2012 giải Nobel văn học trao cho Mạc Ngôn, đó là sự thừa nhận mang tính toàn cầu về tài năng văn chương của ông Việc nghiên cứu văn nghiệp của Mạc Ngôn, theo đó cũng trở nên sôi nổi, mạnh mẽ hơn và chưa có dấu hiệu dừng lại
Ở Trung Quốc, xuất phát từ những góc nhìn, quan điểm thẩm mỹ khác nhau, đã có những ý kiến khác biệt, thậm chí là đối lập nhau về tiểu thuyết Mạc Ngôn Từ lập trường chính trị, xã hội, nhiều nhà nghiên cứu đã phê phán mạnh mẽ một số tiểu thuyết Mạc Ngôn Họ cho rằng các tác phẩm của ông đã
vi phạm “vùng cấm” của văn học Nhà phê bình Vương Cán phê phán Mạc Ngôn có tư tưởng chống lại quy phạm truyền thống Trong khi đó, Hạ Thiệu
Trang 8Tuấn, Phan Khải Hùng thừa nhận sức mạnh tưởng tượng của Mạc Ngôn rất phong phú, kỳ lạ, nhưng dưới sự chỉ đạo của tư tưởng “thiên mã hành không” (phóng túng tùy tiện) nên ngòi bút của ông nhiều khi không giữ được mực thước: “Trước cái ác của kẻ thù, Mạc Ngôn lúc đầu còn tỏ ra căm giận nhưng sau thì lại lạnh lùng vô cảm Đối với cái ác và hành vi bạo lực, tác giả tả khoa trương quá đáng và tỏ ra thích thú thưởng thức chúng” [10, tr.73] Từ góc nhìn nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại, nhiều nhà nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết về tiểu thuyết của M.Bakhtin, lý thuyết tự sự học của Gentte, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh để phân tích, lý giải tiểu thuyết Mạc Ngôn Họ
đã phân tích và chỉ ra “sự trở về và vượt lên” dân gian, dân tộc, và “đẳng cấp thế giới” của tiểu thuyết Mạc Ngôn Đó là việc sử dụng thủ pháp “lạ hóa” độc đáo, sáng tạo những huyền thoại mới, bên cạnh những huyền thoại cổ xưa Tiêu biểu cho quan điểm này là ý kiến của Trương Thành, Chu Ân Trương
Thanh Hoa khi viết Nhìn lại tư trào văn học chủ nghĩa lịch sử mới trong
mười năm đăng trên tạp chí Trung Sơn (số 4 năm 1988) đã cho rằng, Mạc
Ngôn là người đã làm cho lịch sử trở thành đối tượng của thẩm mỹ, dân gian hóa nội dung lịch sử và phong cách kể cũng được dân gian hóa với hàng loạt
tiểu thuyết về gia tộc Cao lương đỏ Các bài viết Thế giới bị ký ức vây bọc,
Góc nhìn trẻ thơ trong sáng tác của Mạc Ngôn của Trình Đức Bồi ở Thượng
Hải đã phân tích mối quan hệ giữa sáng tác và thời niên thiếu của Mạc Ngôn Tương tự, Quý Hồng Trân cũng đã cho rằng, việc Mạc Ngôn lựa chọn góc nhìn niên thiếu và góc nhìn nhân dân đã tạo nên nét đặc biệt trong tiểu thuyết
của ông Dương Liên Phấn trong bài viết Giá trị và khiếm khuyết trong tiểu
thuyết của Mạc Ngôn cho rằng: “Dường như Mạc ngôn quá thích thú với tri
giác cảm tính của mình nên đã đi quá xa Ông định giải thoát khỏi lí tính khô
cứng lệch lạc nhưng lại nảy sinh “quái đồ” Ông không vì thế mà có đủ tự do
miêu tả cảm giác, trái lại sa vào cái vòng “lí tính” giả tạo cũng có nghĩa là
Trang 9trong việc miêu tả cảm tính đã thiếu đi cảm tính thực sự nên tạo thành tình cảm không thật” [10, tr73]
Bên cạnh những nghiên cứu mang tầm khái quát còn có nhiều bài viết
bàn về những tác phẩm tiêu biểu của Mạc Ngôn Nhận xét về tiểu thuyết Đàn
hương hình của Mạc Ngôn, Lý Kiến Quân viết: “Trong Đàn hương hình ngòi
bút của Mạc Ngôn đã chịu ảnh hưởng bởi khuynh hướng thưởng thức hành vi tàn ác của truyền thống Ở Đàn hương hình, tác giả tả việc hành hình quá tỉ
mỉ, quá ghê rợn, nhưng lại tỏ ra “thích thú” [10, tr73] Cũng cách nhìn ấy, bàn
về tác phẩm Báu vật của đời, ông viết: “phiến diện hẹp hòi, tình cảm ủy mị
tiêu trầm, không lấy quan điểm duy vật để nhìn lịch sử”
Ở Việt Nam, từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, tên tuổi Mạc Ngôn
đã được biết đến như là một hiện tượng của văn học đương đại Trung Quốc
Đặc biệt sau khi tiểu thuyết Báu vật của đời được dịch và giới thiệu ở Việt
Nam, Mạc Ngôn đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình văn học
Nguyễn Khắc Phê trong bài viết Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai
tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình đăng trên Tạp chí Sông Hương, số 166, tháng 12 năm 2002, đã nói đến phương diện không - thời
gian, mối quan hệ của các nhân vật cùng với những phân tích, lí giải và thủ
pháp nghệ thuật độc đáo ở hai tác phẩm này Trong bài viết Tài “phù phép”
của Mạc Ngôn (Tiền Phong online, 10/ 5/ 2008), ông đã nói nhiều đến thủ
pháp lạ hóa trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn mà Báu vật của đời được xem là
thể hiện tập trung nhất Lê Huy Tiêu là người có nhiều bài nghiên cứu về tiểu
thuyết Mạc Ngôn Trong bài viết Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Mạc Ngôn (Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4/ 2003), ông đã bước đầu đề cập
đến những đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Mạc Ngôn, như: đề tài, cốt truyện, thủ pháp nghệ thuật, Theo ông, “Nhiều người gọi những tác phẩm của Mạc Ngôn là tiểu thuyết “cảm giác mới” Bàn về cốt truyện trong tiểu
Trang 10thuyết Mạc Ngôn, ông viết “Tiểu thuyết của Mạc Ngôn không còn là cốt truyện hoàn chỉnh như cốt truyện truyền thống mà nó chỉ là cái khung mà thôi Nhưng trong cái khung ấy chứa đầy cảm giác, đó là linh hồn của tiểu thuyết Mạc Ngôn Ông có biệt tài nắm bắt cảm giác” [95] Về kết cấu tiểu thuyết Mạc Ngôn, ông viết: "Do điểm nhìn tự thuật luôn biến hóa, nên kết cấu truyện của Mạc Ngôn cũng xuất hiện một hình thức tương xứng mới mẻ về không gian và thời gian, lịch sử và hiện tại, vừa có một kết cấu ngoại tại Tiểu thuyết của ông là một kết cấu phức hợp, tuần hoàn, phi tuyến tính, phi
logic, rất hỗn độn, vô thủy vô chung” [95].Trong bài viết Tiểu thuyết Trung
Quốc thời kỳ đổi mới, Lê Huy Tiêu cho rằng, “Nghệ thuật tự sự của tiểu
thuyết Mạc Ngôn khá độc đáo” Ông đã phân tích, luận giải điều đó trên một
số phương diện tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, như ngôi kể, điểm nhìn, thủ pháp nghệ thuật, cách xử lí không gian, thời gian, Bàn về tiểu
thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn, Lê Huy Tiêu trong bài Mạc Ngôn và
Đàn hương hình (Tạp chí Văn nghệ, số 27, tháng 7/ 2003), đã cho rằng, giá trị
của cuốn tiểu thuyết này trước hết là ở góc nhìn tự thuật của tác phẩm Ông viết: “rất độc đáo, tác giả vừa hóa thân vào người kể chuyện “tôi” (“tôi” chỉ
kể những điều tôi biết để lí giải mọi sự vật với sự hiểu biết của mình), nhưng bên cạnh đó lại sử dụng góc nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện quan sát sự vật từ bên ngoài)”, “nhờ góc nhìn tự thuật đa dạng, luôn thay đổi đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật: tác giả cố ý bảo lưu một số bí mật, gợi lên trí tò mò của độc giả” [101] Từ đó, ông đi đến nhận xét: “Cái độc đáo của Đàn hương hình còn thể hiện ở ngôn ngữ tự thuật Ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật thường xen lẫn, đổi chỗ cho nhau làm cho trang viết sinh động” [101] Cùng với việc đánh giá cao nghệ thuật tự sự, Lê Huy Tiêu đã cố gắng đưa ra một cái nhìn đa chiều về tiểu thuyết Mạc Ngôn
Trong bài Thử phản biện Mạc Ngôn (Tạp chí Văn nghệ, số 46/ 2008), Lê Huy
Trang 11Tiêu cho rằng, “Quan niệm mỹ học của tác giả Mạc Ngôn có vẻ có vấn đề”
[99] Ông viết: “Trong truyện vừa Cao lương đỏ (1986) Mạc Ngôn viết: “Quê
hương Đông Bắc Cao Mật, không còn nghi ngờ gì nữa, là nơi đẹp đẽ nhất, xấu xa nhất; siêu thoát nhất, thế tục nhất; trong trắng nhất, nhơ bẩn nhất; anh hùng hảo hán nhất, đểu giả mất dạy nhất; giỏi uống rượu nhất, biết yêu đương nhất ở trên trái đất này” Tiểu thuyết của ông thời kỳ đầu đi theo hướng “đẹp
đẽ nhất”, đầy nhân tình ấm áp, làm rung động lòng người (Đêm mưa xuân giăng giăng, Con đường bán bông, Âm nhạc dân gian, Tình yêu ban đầu ) Nhưng các tiểu thuyết về sau “bị quan điểm thẩm mỹ “bệnh hoạn” làm cho
và thái độ xây dựng của tác giả Đàn hương hình, Mạc Ngôn lên án sự tàn
bạo độc ác của thời đại nhà Thanh - một thời đại đã gây nên biết bao đau
thương, thảm khốc cho mỗi con người và cho mỗi gia đình Cây tỏi nỗi giận
là một câu chuyện rất đơn giản nhưng có tính thời sự trong thời buổi kinh tế thị trường, thì nông thôn, nông nghiệp và nông dân luôn bị thiệt thòi Những người nông dân trong tác phẩm có thể coi là những người điển hình trong thời đại mới Họ biết làm ăn, biết làm giàu và cũng biết đấu tranh đến cùng khi quyền lợi bị xâm phạm” Theo Hồ Sĩ Hiệp, “Trong các nhà văn đương đại Trung Quốc hiện nay, ông là nhà văn có “vùng đất”, “có tiếng nói” và có
“cách viết riêng” Câu chuyện trong tác phẩm của Mạc Ngôn bình thường phổ biến, nơi nào cũng có nhưng dưới ngòi bút của tác giả trở nên phức tạp và rối rắm, đầy kịch tính và chứa chất nhiều mâu thuẫn làm cho người đọc theo dõi, rất căng thẳng Chính yếu tố này đã làm cho tác phẩm của Mạc Ngôn hấp
Trang 12dẫn người đọc Về nghệ thuật tác phẩm của Mạc Ngôn có nhiều khám phá, vừa cách tân truyền thống vừa sáng tạo cái mới theo các thủ pháp nghệ thuật tiểu thuyết Tây phương” [24].
Nguyễn Thị Tịnh Thy là người đầu tiên ở Việt Nam làm luận án Tiến
sĩ về tiểu thuyết Mạc Ngôn Bà đã có nhiều bài viết, nghiên cứu về tiểu thuyết
của Mạc Ngôn Trong bài Kỳ ảo hóa ngôn ngữ miêu tả cảm giác trong tiểu
thuyết của Mạc Ngôn (Tạp chí Non nước, số 169), đã cho rằng, “Đối với Mạc
Ngôn “cảm giác mới” là sự lặn sâu vào trong cảm giác, cảm xúc của nhân vật, dùng bút pháp kỳ ảo để diễn tả nó một cách tế vi, li kỳ và quái đản màu sắc
kỳ ảo trong ngôn ngữ miêu tả cảm giác còn được thể hiện ở sự tương thông giữa con người và vạn vật Bằng sự mẫn cảm thần diệu, con người có thể trở thành tri âm của những sự vật vô tri Đó là bút pháp miêu tả vô tiền khoáng
hậu của “quái tài” Mạc Ngôn” [90] Ở Luận án tiến sĩ với đề tài Nghệ thuật tự
sự trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn (2011), trên cơ sở khảo sát, thống kê một
cách hệ thống các tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Tịnh Thy đã đi vào các phương diện cơ bản trong tổ chức tự sự của nhà văn, như: người kể chuyện, điểm nhìn, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu Từ đó, bà chỉ ra những thành tựu, hạn chế về nghệ thuật tiểu thuyết cũng như vị trí tiên phong của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết đương đại Trung Quốc
Trong những năm gần đây, tiểu thuyết Mạc Ngôn đã được nhiều người lựa chọn làm luận văn Thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp Có thể kể đến
một số luận văn Thạc sĩ như: Trần Thị Ngoan (2009), Biểu tượng tiêu biểu
trong Báu vật của đời (Đại học sư phạm Hà Nội); Lương Thị Vân Anh
(2010), với Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn trường Đại học Vinh; Hoàng Thị Thanh Lê (2011), Tìm hiểu 41 chuyện tầm phào của Mạc
Ngôn (Trường Đại học Vinh); Nguyễn Thị Hoài (2012), Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn (Trường Đại học
Trang 13Vinh) Điều này đã góp phần nghiên cứu, giới thiệu tác phẩm Mạc Ngôn đến với độc giả Việt Nam.
2.2 Những nghiên cứu, đánh giá về nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
Cho đến nay, dựa vào những tài liệu mà chúng tôi có được, có thể thấy, chỉ có những bài nghiên cứu theo từng tác phẩm hoặc một kiểu dạng nhân vật
trong sáng tác của ông Võ Nguyễn Bích Duyên trong bài Kiểu nhân vật trẻ
thơ - người lớn trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn (Tạp chí Văn học nghệ thuật,
số 330, 12/ 2011), đã có một cái nhìn bao quát về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn Võ Nguyễn Bích Duyên viết: “Tiểu thuyết Mạc Ngôn là một sân khấu rộng lớn có khả năng quy tụ về đó một dàn diễn viên đông đảo, phong phú và sinh động Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, vì vậy, là một thế giới ồn ào và phức tạp, cả lưu manh lẫn anh hùng, kẻ khốn cùng lẫn bậc đại phú quý, con người lẫn súc vật, thần tiên lẫn ma quỷ,… Thế nhưng, dù rất đông đúc, song mỗi nhân vật đều là một cá thể sinh động Nó khước từ vai trò của một nhân vật loại hình hay có chức năng thúc đẩy cốt truyện, trở thành một nhân tố tích cực trong việc kiến tạo bức tranh xã hội rộng lớn, đa diện, nhiều chiều” [16] Từ việc khái quát hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, tác giả đi sâu tìm hiểu kiểu nhân vật trẻ thơ - người lớn, một kiểu dạng nhân vật xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn Nhận xét về đặc điểm nổi bật của kiểu nhân vật này, tác giả bài viết, cho rằng, “Đó là những nhân vật mà yếu tố trẻ thơ và yếu tố người trưởng thành cùng tồn tại Dạng thứ nhất, nhân vật là trẻ thơ khi xét về vóc dáng, tuổi tác, nhưng tâm hồn, suy nghĩ, hành động lại rất người lớn Dạng thứ hai, nhân vật có vóc dáng, tuổi tác của một người trưởng thành nhưng suy nghĩ, hành động thì ngây thơ, khờ khạo Ngoài hai dạng này còn có một vài nhân vật có sự giao thoa giữa trẻ thơ và người lớn” [16]
Trang 14Trong Luận văn thạc sĩ của Bùi Hải Hà với đề tài Nghệ thuật tự sự
trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn (2013), bên cạch việc tìm hiểu khá
sâu về nghệ thuật tự sự của tác phẩm, Bùi Hải Hà còn có cái nhìn khái quát về nhân vật trong tác phẩm này: “Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Mạc Ngôn không miêu tả từ đầu đến cuối mà nhà văn luôn có sự lựa chọn chi tiết đặc sắc nhất từ đó góp phần thể hiện cá tính của nhân vật Hình ảnh đôi bàn tay của Vạn Tâm được Mạc Ngôn miêu tả rất kỹ về hình dáng bên ngoài, cảm xúc bên trong của người sở hữu chúng lẫn cảm xúc của những đối tượng xung quanh về chính chúng” Tác giả còn chia nhân vật
trong tiểu thuyết Ếch với những kiểu nhân vật: nhân vật hành động, nhân
vật sám hối
Trong bài viết Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đàn hương hình của
Mạc Ngôn (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 10/ 2008) Nguyễn Cẩm Anh phân
tích khá sâu sắc hai tuyến nhân vật đối lập nhau trong tác phẩm Đàn hương
hình Tác giả bài báo viết: “Để thể hiện những vấn đề đặt ra trong Đàn hương
hình, Mạc Ngôn đã xây dựng hệ thống nhân vật gồm hai tuyến đối lập nhau Mối quan hệ đối kháng thể hiện ở mọi mặt của các nhân vật Về địa vị, tuyến nhân vật thứ nhất chủ yếu là những vị quan lại, có quyền, có thế trong triều đình Họ đứng ở vị thế của tầng lớp thống trị Ngược lại, trong tuyến nhân vật thứ hai, hình tượng các nhân vật hầu hết có xuất thân từ gốc gác nông dân - tầng lớp thấp hèn trong xã hội” [3] Bên cạnh việc phân tích hai tuyến nhân vật quan lại và nông dân, tác giả còn chỉ ra một số nhân vật có tính chất đặc biệt trong tác phẩm, đó là làn điệu Miêu Xoang và hình phạt: "Hai nhân vật này tuy đối lập nhau nhưng tồn tại thống nhất, tạo nên cuộc sống hoàn chỉnh của con người trong thời điểm lịch sử đó - một cuộc sống có cả thể xác và linh hồn” [3]
Trang 15Điểm qua một số nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu, có thể thấy việc nghiên cứu tiểu thuyết Mạc Ngôn nói chung, nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn nói riêng chưa có nhiều thành tựu Hầu hết các ý kiến mới dừng lại ở nhận xét mang tính cảm nhận, còn thiếu một cái nhìn hệ thống, toàn diện về nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn Chúng tôi xem đó là những gợi ý quý báu để thực hiện đề tài này.
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
3.2 Về tư liệu khảo sát, chúng tôi tập trung vào 6 tiểu thuyết tiêu biểu cho các giai đoạn sáng tác của Mạc Ngôn, như:
- Đàn hương hình, (Trần Đình Hiến dịch), Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2004.
- Báu vật của đời, (Trần Đình Hiến dịch), Nxb Văn nghệ, Tp Hồ Chí
Minh, 2001
- Thập tam bộ (Trần Trung Hỷ dịch), Nxb Văn Nghệ, Tp Hồ Chí Minh, 2007.
- Tứ thập nhất pháo (Trần Trung Hỷ dịch), Nxb Văn Nghệ, Tp Hồ Chí
Minh, 2007
- Ếch (Nguyên Trần dịch), Nxb Văn học, 2010
- Sống đọa thác đày (Trần Trung Hỷ dịch), Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2007.
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ
ra những đặc điểm nổi bật của hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
Từ đó, thấy được tư tưởng nghệ thuật, tài năng sáng tạo của Mạc Ngôn
3.2 Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, trên cơ sở khảo sát, phân tích khái quát được quan niệm nghệ
thuật về con người trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
Trang 16Thứ hai, khảo sát, phân loại các kiểu nhân vật nổi bật trong tiểu thuyết
Mạc Ngôn
Thứ ba, chỉ ra được những phương diện nổi bật trong nghệ thuật khắc
họa nhân vật của Mạc Ngôn
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, như:
- Phương pháp khảo sát - thống kê, miêu tả
- Phương pháp cấu trúc hệ thống
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm ba chương:
Chương 1 Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mạc Ngôn Chương 2 Những kiểu nhân vật nổi bật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn Chương 3 Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo
Trang 17Chương 1 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN
1.1 Cơ sở hình thành quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
1.1.1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội
Xã hội Trung Quốc vào nửa cuối thế kỷ XX trải qua những biến động mang tính bi kịch Đó là những trói buộc về chính trị, là cuộc Đại cách mạng văn hóa vô sản (1966 - 1976), Cải cách ruộng đất nông thôn, đấu tố địa chủ Tiếp đó là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những mô hình ấu trĩ duy
ý chí như “công xã nhân dân”, phong trào “đại nhảy vọt” Tình trạng quan liêu cửa quyền, tham nhũng triền miên, kinh tế suy sụp xã hội điêu tàn, chính trị khủng hoảng, văn nghệ khô cứng Với những bi kịch mang tính lịch
sử đó tất yếu sẽ dẫn đến một sự đổ vỡ Từ khi vai trò lãnh đạo của chủ tịch Mao Trạch Đông suy yếu, Lâm Bưu - Giang Thanh rồi đến tập đoàn phản động “bè lũ bốn tên” nắm lấy cơ hội thao túng chính trường, đặc biệt là mười năm Đại cách mạng văn hóa vô sản Trong lịch sử Trung Quốc, gia đoạn này được gọi “mười năm động loạn” Văn học nghệ thuật chân chính bị tê liệt Thay vì đổi mới, cải cách, vực dậy tình trạng suy thoái của đất nước, những
kẻ phản động âm mưu cướp đoạt quyền lãnh đạo Đảng, Nhà nước bằng chiến dịch “cải cách” mang tên “Đại cách mạng văn hóa vô sản” Trên danh nghĩa cách mạng chân chính, đổi mới đất nước nhưng tiến hành vội vã, cực đoan, bất chấp thực tiễn, bỏ qua quy luật, đốt cháy giai đoạn Chúng thực hiện nhiều chủ trương tàn bạo, dã man, làm cho đất nước Trung Hoa ngày càng lún sâu vào suy thoái Trong thời kỳ xây dựng, hòa bình mà có tới hàng triệu người, trong đó có hàng ngàn người là văn nghệ sĩ cách mạng bị bức hại đến chết, tất
cả trường đại học, học viện đóng cửa,
Trang 18Sau năm 1976, kết thúc Đại cách mạng văn hóa vô sản (1966 -1976), những người đảng viên cộng sản chân chính với sự ủng hộ của quần chúng cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống lại “bè lũ bốn tên”, giành lại quyền lãnh đạo cách mạng Từ đó, tình hình chính trị, xã hội và văn hóa của Trung Quốc có nhiều chuyển biến tích cực Tháng 8/1977, Đại hội đại biểu lần thứ
XI của Đảng cộng sản Trung Quốc khai mạc tại Bắc Kinh, tuyên bố đã đập tan tập đoàn phản động cách mạng, chấm dứt cuộc Đại cách mạng văn hóa, kết thúc thời kì “mười năm động loạn”, mở ra một thời kì mới cho đất nước Cuối những năm 70 đến đầu những năm 80, đất nước Trung Hoa bắt đầu đổi
hướng theo “thời kì mới”, hạt nhân của nó là khoa học, dân chủ và hiện đại
hóa Từ đó đến nay, đời sống xã hội đã có nhiều thay đổi, từ sự bưng bít, trói buộc đến tự do, mở rộng cánh cửa giao lưu
Tháng 12/1984, Đại hội đại biểu Hội nhà văn Trung Quốc lần thứ 4 khai mạc Tại đại hội Đặng Tiểu Bình, Tổng bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đọc “chúc từ”, đề xuất khẩu hiệu “tự do
sáng tác” Theo ông, "Nhà văn có đầy đủ tự do lựa chọn đề tài, chủ đề và
phương pháp biểu hiện nghệ thuật” Từ đó đến nay, cùng với sự mở cửa giao lưu hội nhập với thế giới bên ngoài, nền kinh tế thị trường phát triển vượt bậc với những thành tựu lớn lao, nền văn học đương đại Trung Quốc cũng phát triển rất phong phú Nhà văn là những người nhạy cảm trước nhất, nhanh nhất trước sự biến động của thời cuộc Với tâm thế tiếp nhận mới, văn học cuộn mình trỗi dậy Dòng văn học “vết thương”, dòng văn học “sám hối” với những tác phẩm sục sôi đòi thanh toán nỗi uất ức “mười năm động loạn”, triệt
để phê phán những sai lầm ấu trĩ đã ra đời, mở ra thời kì phục hưng văn học nghệ thuật
Kể từ năm 1982, văn học Trung Quốc có những mùa bội thu với “trăm hoa đua nở” Hàng trăm nhà văn ưu tú, hàng nghìn tác phẩm nổi tiếng đã xuất
Trang 19hiện, có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn học trong và ngoài nước Những cây bút trẻ hăm hở tìm tòi phương pháp mới đồng thời kế thừa những phương pháp truyền thống của văn học Trung Quốc và văn học thế giới Nhiều phong cách mới, nhiều tác giả mới xuất hiện, mau chóng tạo ra sức hút mạnh mẽ trong đời sống văn học nghệ thuật Thời kì này đã chứng kiến sự thành công của nhiều văn nghệ sĩ với những tên tuổi nổi bật như: Vương Mộng, Giả Bình
Ao, Vệ Tuệ, Mạc Ngôn, với hàng trăm tác phẩm xuất sắc, thể hiện nhiều góc cạnh xã hội Trung Quốc đương thời
1.1.2 Những trải nghiệm cuộc sống của Mạc Ngôn
Mạc Ngôn sinh ngày 17/ 02/1955 trong một gia đình nông dân ở thôn Đông Bắc, huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc Tuổi thơ của Mạc Ngôn trải qua nhiều khó khăn, vất vả và thiếu thốn đủ điều Nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp văn chương sau này của ông
Những tháng năm tuổi thơ, Mạc Ngôn chứng kiến thời kì Cách mạng văn hóa, một thời kì “kì quặc và điên rồ” trong lịch sử cận đại Trung Quốc Thời gian này Mạc Ngôn đang học tiểu học, vì Cách mạng văn hóa, Mạc Ngôn phải nghỉ học và phải đi lao động nhiều năm ở nông thôn Ông luôn bị đói khát và cảm thấy cô đơn Trong hoài niệm của ông, những năm tháng ấy
đã trở thành nỗi ám ảnh đau đớn, dai dẳng và kinh hoàng nhất Ông kể về tuổi thơ của mình: “Hồi nhỏ tôi đi chăn trâu, lúc nào bụng cũng đói, đi mệt bèn nằm dài ra đất nằm ngơ ngẩn nhìn mây trắng trên trời, bởi vì tôi cảm thấy đám mây trắng kia dường như sẽ lập tức biến thành cái bánh bao rơi vào mồm tôi… " [91] Và: “Mùa xuân năm 1960 là thời kì ảm đạm nhất trong lịch sử tồn tại của đời tôi Những cái gì có thể ăn được đều không còn, rễ cỏ, vỏ cây,
cỏ ở hiên nhà cũng đã hết” [59, tr.140] Có thể nói, chính cuộc sống đói khát, nghèo khổ thuở nhỏ đã hình thành ở Mạc Ngôn cái nhìn cảm thông, thấu hiểu với người nghèo, phản ánh được đời sống, nỗi bất hạnh của họ
Trang 20Khi còn nhỏ Mạc Ngôn đã có một say mê lớn đó là đọc sách Trong một lần đến Thạch Gia Trang tham gia tọa đàm về đọc sách (2007), Mạc Ngôn được đài truyền hình Hà Bắc phỏng vấn, ông kể về niềm đam mê sách của mình: “Cuộc đời đọc sách của tôi, khởi thủy từ thời kì niên thiếu Khi ấy, nông thôn Trung Quốc phổ biến là nghèo khó, sách có thể mượn được là rất
ít Sau khi đọc hết mấy quyển sách của thầy giáo chủ nhiệm lớp và sách mượn của mười mấy thôn xung quanh, tôi đọc đi đọc lại một hòm sách giáo khoa trung học của anh cả tôi để lại trong nhà Toán, lý, hóa đọc không hiểu, đọc ngữ văn, lịch sử, địa lí, sinh vật Đọc số lần nhiều nhất đương nhiên là ngữ văn Mấy quyển sách giáo khoa “văn học” ấy đã mở rộng tầm mắt tôi rất ghê! " [60] Ông bước vào quân ngũ, làm lính ở Bảo Định, từng kiêm nhiệm nhân viên quản lí thư viện của đơn vị, với trên ba ngàn quyển sách Đây là điều kiện thuận lợi để Mạc Ngôn thỏa mãn đam mê đọc sách của mình Chính niềm đam mê đọc sách từ nhỏ đã góp phần đưa Mạc Ngôn đến với con đường sáng tạo văn chương
Tháng 2 năm 1976, Mạc Ngôn gia nhập quân ngũ, từng làm chiến sĩ, rồi tiểu đội trưởng, giáo viên, rồi sau đó chuyển sang làm sáng tác văn học nghệ thuật Đó là khoảng thời gian giúp ông có những nhìn nhận, suy tư sâu sắc về những gì đã và đang xẩy ra trong xã hội Trung Quốc Năm 1984, ông trúng tuyển vào khoa văn thuộc Học viện nghệ thuật Quân giải phóng Sau hai năm học tập, năm 1986 ông tốt nghiệp học viện Năm 1988, ông trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện Văn học Lỗ Tấn, trường Đại học
Sư phạm Bắc Kinh Năm 1991 ông tốt nghiệp với học vị thạc sĩ Hiện nay, ông là sáng tác viên bậc một của Cục Chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc Với những nỗ lực không mệt mỏi từ tuổi thơ cho đến khi trưởng thành, Mạc Ngôn đã tự vun đúc cho mình vốn sống, vốn văn hóa phong phú, đa dạng, sâu sắc Nó đã trở thành “tài sản” quý báu trong sự nghiệp sáng tác của ông
Trang 211.1.3 Quan niệm của Mạc Ngôn về tiểu thuyết
Đối với mỗi thể loại văn học đều có những cách hiểu khác nhau tùy theo quan niệm của nhà văn Ở thể loại tiểu thuyết cũng vậy Câu hỏi tiểu thuyết là gì? thế nào là tiểu thuyết hay? đã có những cách hiểu, cách luận giải khác nhau Theo Mạc Ngôn, cuốn tiểu thuyết hay phải có mùi vị Ông bày tỏ: “Tôi thích đọc những cuốn tiểu thuyết có mùi vị Tôi nhận thấy những cuốn tiểu thuyết có mùi vị là những cuốn tiểu thuyết hay Những cuốn tiểu thuyết có mùi vị độc đáo riêng là những cuốn tiểu thuyết hay nhất Những nhà văn làm cho cuốn tiểu thuyết của mình chứa đầy hương vị là những nhà văn giỏi, những nhà văn làm cho cuốn sách của mình có hương vị độc đáo riêng là những nhà văn giỏi nhất” [67, tr.17] Để tạo ra hương vị riêng cho tiểu thuyết của mình, theo Mạc Ngôn, nhà văn phải có sức sáng tạo, “cho dù là những thứ không có hương vị cũng phải tạo ra hương vị cho chúng bằng sức tưởng tượng của mình” [67, tr.18] Tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã chứng tỏ sức sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú Ông có biệt tài miêu tả thế giới bằng cảm giác, nhiều nhân vật trong tác phẩm của ông có mùi vị Ở điểm này Mạc Ngôn rất gần với W Faulkne, nhân
vật Caddy trong Âm thanh và cuồng nộ có "mùi cây" Cũng như thế, trong tiểu
thuyết Mạc Ngôn, Tư Mã Lương có mùi “hăng hắc cây hòe”, mục sư Malôa có mùi “ngầy ngậy”, Kỷ Quỳnh Chi có mùi “kem đánh răng”, Lai Đệ có “mùi
chua”, Kim Một Vú có mùi “sữa tươi” (Báu vật của đời); Đồ Tiểu Anh có mùi
“sữa bò Nga”, Lý Ngọc Thiền có mùi “xác chết” (Thập tam bộ);…
Trong bài viết Bảo vệ sự tôn nghiêm của truyện dài (tiểu thuyết), Mạc
Ngôn đã cho rằng: “Truyện dài thì phải dài, không dài sao gọi là truyện dài? Muốn viết một truyện cho dài rõ ràng là không dễ Điều mà chúng ta thường nghe thấy là lời kêu gọi hãy viết truyện dài cho ngắn lại Trái lại ở đây, tôi kêu gọi truyện dài là phải viết cho dài” [61] Theo ông, truyện dài là phải viết cho dài, không phải là chồng chất sự kiện và số câu chữ, mà phải có khí lượng
Trang 22trong lòng, phải có sự đại kiến tạo về nghệ thuật “Truyện dài không thể vì muốn thích hợp với thời đại ưa khuấy động tình cảm này mà hi sinh sự tôn nghiêm đáng có của mình Truyện dài cũng không thể vì muốn thích ứng với một số độc giả nào đó mà rút ngắn độ dài của mình, giảm bớt mật độ và hạ thấp độ khó của mình” [61] Như vậy, theo ông độ dài của tiểu thuyết không chỉ là sự tôn nghiêm mà nó còn là tiêu chí để phân biệt với “truyện dài nhỏ” - một dạng văn chịu ảnh hưởng của sáng tác điện ảnh hóa, truyền hình hóa và
“thích ứng với nhu cầu báo chí hiện nay” Độ khó của truyện dài nó thể hiện tài năng và tầm hiểu biết của nhà văn Truyện ngắn thường là lát cắt của cuộc đời và tập trung vào một sự kiện nào đó của một số phận nhân vật trong một thời điểm xác định Trong khi đó, tiểu thuyết được coi như một dòng sông cuộc đời, nó miêu tả cuộc sống trên nhiều phương diện, diễn tả nhiều số phận
và mỗi con người trong tiểu thuyết luôn được tái hiện mang tính quá trình, bởi
vì nó phác họa bức tranh đời sống toàn cảnh Xoay quanh cuộc đời của các nhân vật, nhà văn dựng lên hoàn cảnh môi trường, địa lí, lịch sử, những phong tục tập quán, những mối quan hệ xã hội, những vấn đề mang tính thời
sự, về thế cuộc Chẳng hạn như bao chứa và ảnh hưởng trực tiếp đến số phận
của nhân vật Kim Đồng trong Báu vật của đời, số phận của nhân vật La Tiểu Thông trong 41 chuyện tầm phào, là xã hội Trung Quốc trên bước đường
cải cách, bên trong xã hội đó là cuộc sống đầy xa hoa, buông thả, đầy tội ác, đầy tính toán trong các mối quan hệ hết sức tàn nhẫn giữa con người với con người Vì thế, không có một cuốn tiểu thuyết nào đạt đến độ dài về mặt dung lượng, sâu sắc về mặt ý nghĩa, đa dạng phong phú về mặt thông tin nếu như
nó chỉ là những sự kiện và những biến cố
Xã hội ngày nay với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, nâng cấp cho nhiều loại hình nghệ thuật, tiểu thuyết đang đối mặt với nhiều thử thách Mạc Ngôn không phủ nhận điều đó, nhưng tin rằng “tiểu thuyết là thứ mà không
Trang 23một loại hình nghệ thuật nào có thể thay thế được” [67, tr.21] Hơn nữa, khi viết tiểu thuyết, Mạc Ngôn quan niệm “lấy không có tư tưởng làm vinh” nghĩa là trong tiểu thuyết, người nghệ sĩ không được lấy tư tưởng của mình để
áp đặt cho câu chuyện, cho nhân vật Với ông, nhân vật phải theo logic của cốt truyện Chính vì lẽ đó, tiểu thuyết của ông thể hiện đậm tính khách quan Mặc dù trong lúc viết có lúc vẫn mang cách nghĩ của nhà văn, song nó chỉ dừng lại ở cách nghĩ mà thôi chứ không phát triển thành tư tưởng
Mạc Ngôn khi viết tiểu thuyết rất coi trọng ngôn ngữ, cốt truyện, kết cấu và tinh thần tiểu thuyết Ông nhìn nhận về tiểu thuyết: “Tiểu thuyết hiện
ra trước mắt tôi đã biến thành những yếu tố vô cùng đơn giản: ngôn ngữ, cốt truyện và kết cấu” [67, tr.349] Ông cho rằng, phong cách của nhà văn chính
là ở thao tác điều động ba yếu tố ấy, chủ yếu là qua ngôn ngữ và cốt truyện để biểu hiện phong cách tác phẩm và đặc trưng cá tính của nhà văn Về ngôn ngữ, tiểu thuyết Mạc Ngôn sử dụng một lượng lớn khẩu ngữ trong dân gian, ngôn ngữ trong điển tích kinh điển truyền thống và ngôn ngữ tiểu thuyết dịch, ngôn ngữ ca kịch dân gian Về cốt truyện và kết cấu, Mạc Ngôn luôn tìm tòi, khám phá và có sự đột phá độc đáo để tạo ra sự cuốn hút đối với độc giả Các
tác phẩm Báu vật của đời, Đàn hương hình, Sống đọa thác đày, Thập tam bộ,
Tứ thập nhất pháo, Ếch là những thí dụ điển hình nhất Đối với Mạc Ngôn
“Tiểu thuyết không nhất thiết phải giúp người nông dân giải quyết vấn đề ăn mặc, càng không thể giải quyết được chuyện thất nghiệp của công nhân Điều
mà tiểu thuyết muốn nói chính là một thứ tinh thần siêu việt cái bình thường” [67, tr.312] Tiểu thuyết của ông đồng thời nói lên được một thứ “tinh thần siêu việt”, vượt lên cuộc sống đời thường, vượt lên các tác phẩm khác và khẳng định giá trị tồn tại “vượt qua mọi quy luật băng hoại” của văn học Điều này, đúng như nhà văn luôn tâm niệm: “Cần xác định vĩnh viễn một mục tiêu cao hơn so với năng lực của chính mình, không nên chỉ vượt qua người
Trang 24đồng thời với mình hoặc tiền nhân mà hao phí sức lực mà hãy tận lực siêu việt chính mình” [67, tr.317].
Mạc Ngôn là một tác giả có ý thức tự giác rất cao trong sáng tạo nghệ thuật với phương thức “người báo tin duy nhất” [67, tr.267] Ông khẳng định:
“Viết gì thì đều phải có tính sáng tạo đầu tiên và độc nhất Người khác đã làm rồi thì không thể lặp lại Tốt nhất là viết những gì người khác chưa viết, thủ pháp cũng là cái mình chưa sử dụng lần nào” [67, tr.275 ] Như vậy, với Mạc Ngôn quan trọng nhất trong sáng tác nghệ thuật là có sự tìm tòi và sáng tạo, tối kỵ nhất là sự lặp lại người khác và không chấp nhận cả sự lặp lại của chính mình, luôn làm mới mình là yêu cầu mà ông đặt ra và theo đuổi trong suốt các chặng đường sáng tác
1.2 Nội dung cơ bản trong quan niệm nghệ thuật về con người của Mạc Ngôn
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù quan trọng, được nói đến nhiều trong Thi pháp học Theo đó, “Văn học nghệ thuật là một sự ý thức về đời sống, nên nó mang tính chất quan niệm rất cụ thể” và “Hình tượng nghệ thuật một khi đã hình thành là mang tính chất quan niệm, ngay cả
vô thức cũng là quan niệm về cái vô thức Nhà văn không thể miêu tả đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng” [77, tr.23] Quan niệm là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật Do vậy, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học chính là bước đi thiết thực để đến với chiều sâu của các tác phẩm của một nhà văn hay giai đoạn văn học Trần Đình
Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ
cho các hình tượng nhân vật trong đó” [76, tr.41] Tức, quan niệm nghệ
thuật về con người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người đã được
Trang 25hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học của tác giả, từ đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật Từ đó, hấy được giá trị của hình tượng nghệ thuật
trong tác phẩm Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Quan niệm nghệ thuật về
con người là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu
ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật Nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học
và là cơ sở của tư duy nghệ thuật” [20, tr.275] Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người, vì vậy là công việc hữu ích trong việc nhận thức, lý giải thế giới hình tượng tác phẩm, nhất là với sáng tác của những nhà văn tài năng như Mạc Ngôn
1.2.1 Con người xã hội, lịch sử
Con người là chủ thể đích thực tạo ra lịch sử, là trung tâm của sự phát triển xã hội Chính vì vậy, con người sống, hoạt động không phải chỉ theo những bản năng di truyền có sẵn như các động vật thông thường mà chủ yếu theo sự phát triển của văn hóa, của sự tiến bộ lịch sử xã hội Quan niệm về con người xã hội, lịch sử, Marx cho rằng, bản chất con người chính là nhân cách, nhân cách ấy tìm thấy trong mối quan hệ xã hội Con người là một thực thể tự nhiên đồng thời là một thực thể xã hội Yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong con người thống nhất biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau Yếu tố tự nhiên, con người chịu sự quy định của các quy luật tự nhiên (sinh - lão - bệnh
- tử; quy luật hô hấp, quy luật tuần hoàn, ); yếu tố xã hội, con người chịu sự quy định, điều tiết của các quy luật xã hội (quy luật kinh tế, quy luật nhận thức, ) Hai yếu tố tự nhiên và xã hội đan xen vào nhau, cùng chi phối mọi hành vi, hoạt động và cách ứng xử của con người Con người với bản tính tự nhiên và bản chất xã hội của mình, luôn có nhu cầu gắn bó với đồng loại và nhu cầu tương tác, kết hợp với người khác
Trang 26Các nhân vật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn thành phần xuất thân có thể khác nhau, là người nông dân của thôn Đông Bắc Cao Mật hay cư dân thành thị, là người nông dân trong thời mở cửa hay tầng lớp trí thức tất cả đều được Mạc Ngôn miêu tả như là “sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” Các nhân vật đều hiện lên chân thực, đậm chất đời thường, vừa là con người
xã hội vừa là con người bản năng Con người Cao Mật hiển hiện trần trụi với những người đàn bà, đàn ông đói nghèo, nhếch nhác, dị tật, văn hóa thấp, và đôi lúc, cũng như AQ của Lỗ Tấn, con người Cao Mật của Mạc Ngôn không kém phần dị hợm với cái tật bảo thủ cố hữu, niềm kiêu hãnh ngây thơ cố hữu của người Trung Quốc Ở đấy người ta sống một cuộc sống lam lũ, nghèo khó, bị ghì chặt xuống đất không phải chỉ vì những nỗi lo cơm áo mà còn, và quan trọng hơn là một đời sống tinh thần tăm tối Con người sinh ra, lớn lên trên vùng đất ấy, ý nghĩ không bao giờ vươn ra khỏi cái cổng thôn nặng nề,
nó như một thứ thành lũy hàng ngàn năm, đời sống tinh thần cứ thế lầm lụi trong sự chật chội của tình thế và nhiều khi nó trở nên bi hài Có những con người cam chịu số phận như thế, cuộc đời như thế và nếu không có những biến thiên do tác động của lịch sử, họ - những con người hơi thở luôn nồng nặc mùi tỏi ấy, vẫn sống cuộc đời như thế Và nếu khá hơn, họ cũng chỉ đến được ra huyện lị trong một đêm trời sao trên chiếc xe trâu trong đoàn xe trâu rồng rắn Tuy nhiên, bên cạnh con người nhếch nhác, cam chịu ấy, người đọc cũng có thể thấy một hình tượng con người Đông Bắc Cao Mật luôn ấp ủ khát vọng được sống cho ra sống Điều này biểu hiện ra ở cái chất thổ phỉ như đã nhắc trên đây, mà thực ra, đó là một phẩm chất anh hùng thiên bẩm luôn bị kiềm chế, bị kìm hãm bởi sự chậm tiến bộ Trong các tiểu thuyết Mạc Ngôn,
ta thấy ở những tình huống cụ thể, cái chất anh hùng hảo hán ấy sẵn sàng trổi dậy, và thường là tự phát, vô tổ chức, dù đó là cuộc đấu tranh chống lại người Đức, người Nhật hay sự năng nổ một cách mù quáng, liều lĩnh trong cuộc cải
Trang 27cách, cải tổ Chẳng hạn như hình tượng nhân vật Tôn Bính trong Đàn hương
hình được xây dựng vừa thổ phỉ - anh hùng, hảo hán - nghệ sĩ với tư cách là
đại diện tiêu biểu, kết tinh những đặc điểm tính cách con người Đông Bắc Cao Mật Tôn Bính chỉ là một anh kép hát, sống một cuộc sống tài tử, suốt ngày vui thú đàn ca, hết trà dư tửu hậu lại vào ca kĩ, đi hết các hang cùng ngõ hẻm để hát về những đế vương khanh tướng, lừa gạt những trai mê gái hát, làm bạn với những “bạn cầy, bạn cáo”… Một cuộc sống phóng đãng tự do tự tại như vậy đã tạo nên một nét tính cách ngang tàng Ngang tàng chơi trội trong cuộc sống cá nhân, ngang tàng trong phát ngôn, chọc giận quan tri huyện chỉ vì một bộ râu (cho rằng bộ râu của quan huyện không đẹp bằng bộ lông trong đũng quần Tôn Bính!)…Con người ngang tàng - thổ phỉ trong cuộc sống thường nhật ấy trở nên anh hùng khi giặc Đức đến xâm lược Nói đến người Đức, hoàng thượng còn phải sợ vậy mà Tôn Bính đi Lỗ Nam kết giao với Nghĩa hòa quyền, trở về lập đàn dựng cờ tạo phản, tụ tập một nghìn binh
mã, súng ống vác vai, đao thương kẹp nách, phá đường sắt, đốt lán trại, giết lính Tây…Lính Đức được trang bị vũ khí tối tân trong khi đó Tôn Bính chỉ đưa ra những mưu kế quân sự mang tính dân gian, thủ công… khí thế quân Đức dũng mạnh như vậy nhưng Tôn Bính vẫn không hề nao núng Ông đã cho đào hố phía sau cổng, đó là những cái hố sâu hơn một trượng, cắm chông tre và thép răng cưa dày đặc…và quân Đức với thế thắng ùn ùn kéo quân qua chỗ cửa mở thì bỗng nhiên biến mất phía sau cổng và sau đó đồng loạt vọng lên tiếng giãy dụa, kêu gào thảm thiết của chúng Mưu kế của Tôn Bính đã
làm cho “kế hoạch phá thành mà không mất một tên quân của Cáclôt phá
sản” Bên cạnh khí phách anh hùng đó, Tôn Bính còn là một trang hảo hán đầu đội trời chân đạp đất, dám làm dám chịu Biết mình đã gây nên tội lớn với triều đình, với người Đức nên quyết không để liên lụy đến bà con, “Tui đánh chết người, tội ai người nấy chịu, quyết không để liên lụy đến bà con!” [53,
Trang 28tr.266] Đặc biệt khi thị trấn Mã Tang gần như bị san bằng, tính mạng ngàn người dân bị đe dọa bởi lính Đức, Tôn Bính đã chịu để quan huyện Tiền Đinh bắt ra khỏi trấn Mã Tang giao nộp cho bọn Đức, hi sinh mình để đổi lấy tính mạng của hàng ngàn người Ngay cả lúc cận kề cái chết, ông cũng không hề run sợ Hảo hán - anh hùng nhưng vẫn không xa rời bản chất của một nghệ sĩ Chất nghệ sĩ không chỉ thể hiện trong cách ứng xử hàng ngày mà nó ăn sâu vào trong máu của con người này, coi chiến đấu cũng như đang diễn tuồng, thậm chí đối diện với cái chết cũng chỉ là đang đóng vai trên sân khấu…
Bằng những nét chấm phá, nhà văn đã khắc họa một cách hết sức tài tình đặc điểm ấy của con người Cao Mật quê hương ông Trong từng cử chỉ, từng lời nói, mỗi biểu hiện, mỗi nhân vật đều biểu hiện rất rõ nét tính cách này, như: Tôn Câm, Tư Mã Khố, Lỗ Lập Nhân, Sa Nguyệt Lượng, Hàn
Chim, trong Báu vật của đời; Dư Một Thước, Đinh Câu,…trong Tửu quốc.
Bên cạnh đó, con người ở đây cũng luôn dồi dào một trữ năng tinh thần Và trữ năng ấy có được do sự đúc kết hàng ngàn năm, qua bao thế hệ Điều đó được biểu hiện qua cách hành xử, trong lời ăn tiếng nói và đặc biệt trong các sinh hoạt giân gian Sự xuất hiện của lễ hội mùa xuân với công tử tuyết, sự da diết và ai oán của làn điệu Miêu Xoang…tất cả cho thấy một Cao Mật với con người bên cạnh cái nhếch nhác là một đời sống tâm hồn lạc quan, hướng thiện Lối sống của con người Cao Mật được khẳng định như một
phong cách…Con người đối xử với nhau đầy tinh thần chia sẻ Trong Đàn
hương hình, ở chương “Bi ca” kể chuyện ở quán trà của Tôn Bính, nơi mọi
người bàn tán xôn xao về tuyến đường sắt mà triều đình và người Đức phối hợp xây dựng Giữa lúc một không khí lo lắng đang bao trùm cả quán trà thì
có tin vợ Tôn Bính bị làm nhục trên trấn Ngay lúc đó mọi người cùng chung một thái độ: “Mọi người đang bàng hoàng về việc cắt đuôi sam, đột nhiên được tin người Đức hạ nhục phụ nữ Trung Quốc, thế là nỗi lo sợ biến thành
Trang 29cơn giận Sự bất bình chất chứa bấy nay, từ khi người Đức làm đường sắt Giao - Tế, cuối cùng trở thành hận thù Tính khí người Cao Mật tiềm ẩn trong mỗi con người bùng nổ, lửa giận bừng bừng, bất kể sống chết, gầm thét chạy theo Tôn Bính ra chợ” [53, tr.262] Khi Tôn Bính đánh tên người Đức thì dân chúng cũng đồng tình ủng hộ sau lưng ông với nào là “một rừng khí giới, đòn gánh có, cuốc xẻng có, cán chổi có, nhiều nhất là nắm đấm” [53, tr.264] Chuyện chỉ riêng nhà Tôn Bính thế mà mọi người cùng hiểu, cùng căm giận
Đó chính là tinh thần đoàn kết, là sự quan tâm chia sẻ, chở che Sự sẻ chia ấy
có lúc là sự đồng khởi hô hào, có khi chỉ là sự im lặng nghe ngóng vì không thể làm gì hơn, có khi là sự quan tâm hết mực “đèn đóm của mọi nhà nhất loạt bừng sáng như có hiệu lệnh thống nhất Dừng lại một khắc, mấy chục đèn lồng rồng rắn nối nhau trên phố chuyển động như bay về phía nhà ông” [53, tr.272], có lúc lại là hành động: cụ Cử Đơn - người tài hoa bậc nhất vùng Cao Mật dẫn đầu một đoàn người đi xin cho Tôn Bính, Út Sơn nguyện chết thay cho Tôn Bính…Ngay cả đối với Mi Nương, thái độ của dân làng cũng là một
sự bao dung, che chở: “Bà con đều biết tui [Mi Nương] là con gái Tôn Bính,
vòng trong vòng ngoài bảo vệ tui như đàn gà mái bảo vệ con gà nhép” [53, tr.541], hay “Từ khi cha dựng cờ tạo phản, họ đã nhìn con bằng con mắt khác; khi cha bị bắt giam trong ngục họ đối với con còn tốt hơn; sau khi dựng Thăng Thiên đài ở Thông Đức, cáo thị dán khắp nơi dùng hình phạt đàn hương xử cha, con đã trở thành con cưng của cả vùng” [53, tr.542]…
Những trang văn của Mạc Ngôn viết về đời sống với những đề tài rộng
lớn Phản ánh sinh hoạt của quân đội thời hiện đại (Bãi cát đen, Đoạn thủ, ); miêu tả phong tục tập quán nông thôn (Vết hõm trong dép cỏ, Âm nhạc dân
gian, ); “Phản tư lịch sử”, suy ngẫm nhân sinh (Dòng sông khô cạn, Củ cà rốt trong suốt, Thu thủy, Làm đường, ); Phản ánh hiện thực nông thôn, miêu
tả sự xung đột giữa ý thức cũ và mới trong công cuộc cải cách (Ánh chớp
Trang 30hình cầu, Bùng nổ, ); phản ánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược (Gia tộc Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình, ) Những đề tài được
ông viết bên cạnh những vấn đề lịch sử, xã hội là những mối quan hệ của con người trong xã hội đương thời Con người trong xã hội đó, họ sống có những mối quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội, trong
đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ Con người sống với vai trò là con người xã hội là con người thể hiện nhận thức về nhân cách, nhu cầu được tồn tại, được che chở, bảo vệ; cũng là niềm tin, động lực phấn đấu trong cuộc sống của con người
Con người xã hội, lịch sử là điểm sáng trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của ông đều thể hiện vai trò vị trí của mình trong xã hội, họ ý thức được vai trò, vị trí và hành động trong mối quan hệ xã hội
1.2.2 Con người bản năng, tự nhiên
Từ những góc nhìn khác biệt, con người trong văn học được nhận thức, tái hiện theo những quan niệm, cách thức riêng Người ta nói nhiều đến bản năng gốc, rồi con người bản năng Với sự xuất hiện của học thuyết Freud, văn học thế giới đã bắt đầu nhận thức một cách tự giác và có ý thức về con người bản năng
Bản năng của con người thuộc về bản thể tự nhiên, nằm ngoài vùng che chắn của ý thức Việc phục sinh hình tượng con người bản năng trong văn học
sẽ chạm vào cõi sâu tâm hồn, góp phần phản ánh mọi góc khuất bên trong, sâu kín của con người Không phải ngẫu nhiên, qua từng giai đoạn văn học, hình tượng con người bản năng được các nhà văn thể hiện ở những mức độ hoặc sắc độ khác nhau, phụ thuộc vào cơ sở tâm lí, mỹ học của từng thời đại, cũng như gắn với sự vận động của thể loại, phương thức tự sự và quan niệm nghệ thuật về con người Một trong những biểu hiện rõ nét của con người bản
Trang 31năng là bản năng tính dục Đó là sự giao thoa giữa cảm xúc và tình yêu, là biểu hiện khát vọng hạnh phúc chính đáng mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Bước vào thời kỳ mở của, hội nhập, tiểu thuyết đương đại Trung Quốc bắt đầu xuất hiện hình tượng nhân vật mới mang đặc trưng của con người hiện đại Đây là sản phẩm tất yếu của thời kỳ cải cách mở cửa Sự đổi mới về thể chế chính trị, sự giao lưu văn hóa Đông Tây, sự thay đổi quan niệm giá trị, kết cấu tâm lý dẫn đến sự ra đời của con người hiện đại Vai trò, vị trí và nhận thức của nhà văn cũng thay đổi Nhà văn nhìn nhận hiện thực qua lăng kính của thời đại, họ dùng ngòi bút, trí lực, tâm huyết của mình thổi vào trang văn những hơi thở riêng Một thời gian dài ở Trung Quốc, con người luôn được nhìn nhận ở bình diện xã hội Đó là con người bổn phận, trách nhiệm, bản năng bị áp chế, thay vào đó là đề cao tuyệt đối hóa tính cộng đồng Trong thời hiện đại, nhất là khi Trung Quốc tiến hành công cuộc đổi mới, quan niệm về con người đã có nhiều thay đổi Nhiều nhà văn đã mạnh dạn thể hiện sự giác ngộ của ý thức tự ngã Mạc Ngôn là một trong số đó Ông đã thể hiện rất rõ cái nhìn mới về con người Con người trong tác phẩm của ông không chỉ tồn tại với tư cách là con người nghĩa vụ, con người công dân, đấu tranh hết mình
vì quê hương đất nước, mà còn cả những góc khuất của bản năng con người Nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn thiết tha bày tỏ những ham muốn bản năng nhất của con người Họ yêu đương mãnh liệt và ham muốn dục vọng cũng vô biên Nó như một nhu cầu giải tỏa một phần trong đời sống Họ có những giây phút vô cùng hạnh phúc, say đắm, nhưng cũng có những giây phút cô đơn đến tột cùng của nỗi đau nhân thế, với những bi kịch nhân sinh, Người đọc có cảm giác như tìm thấy một phần, dù rất nhỏ thôi bản thân mình trong đó
Bản chất của con người bản năng, tự nhiên là những mong ước sâu kín, những khát vọng, ham muốn có sẵn trong con người Trong cuộc sống, mỗi
Trang 32người có cách nghĩ khác nhau về tình yêu, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng tình yêu chứa đựng một ma lực quyền uy đặc biệt Nó là sự hòa hợp cộng hưởng giữa hai tâm hồn Tình yêu và tình dục có mối quan hệ mật thiết với nhau Tình dục chân chính không đơn thuần là ham muốn thể xác mà ẩn chứa tình cảm bên trong, ẩn chứa khao khát được hòa hợp tuyệt đối Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, tình yêu, tình dục được nói đến rất nhiều với những mối quan hệ chằng chịt Và đây có lẽ là phần đẹp nhất thuộc về bản năng con người Điều này được thể hiện trên nhiều trang viết của nhà văn, như lời nhận xét của nhân vật Hàn Chim khi nhìn thấy Lai đệ trần truồng: “đàn bà, linh vật của tạo hóa mà vì số phận hẩm hưu, anh chưa một lần được hưởng, đẹp hơn tất cả những cái đẹp mà anh đã từng trông thấy” [52, tr.532] Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn ít xuất hiện những lời yêu thương mượt mà nhưng vẫn tràn đầy sự nóng bỏng, thiết tha Mạc Ngôn không biến những
“thân phận tình yêu” đó trở thành con người xấu xí, để từ đó nhấn mạnh khát khao dục tính, mà nhấn mạnh vẻ đẹp hai cơ thể nữ giới và nam giới Trong
các tiểu thuyết của Mạc Ngôn như Báu vật của đời, Đàn hương hình, Thập
tam bộ, 41 chuyện tầm phào, Ếch, yếu tố tình dục được Mạc Ngôn thể hiện
rất đậm đà Ở mỗi tác phẩm các nhân vật yêu và làm tình đều có sự khác nhau Đôi khi cuộc tình chỉ là những con người bình thường với nhau, nhưng đôi khi lại được nhìn qua cuộc giao hoan của những con vật
Tiểu thuyết Báu vật cuộc đời là một tác phẩm mà tính dục được Mạc
Ngôn nói đến nhiều nhất Trong tác phẩm này tác giả nói tới mười bốn lần về chuyện làm tình, mỗi cuộc tình đều mang những màu sắc riêng Đối với nhà văn, tình dục trước tiên là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa ban cho loài người Đó chính là nơi biểu hiện chất người nhất và là nhu cầu rất con người
Nó đem lại cảm giác cho con người thoát khỏi sự cô đơn, sự thiếu thốn, trống trải của nhân thế Mạc Ngôn đã không ngần ngại đưa vào tác phẩm những
Trang 33cảnh nóng bỏng của những cuộc hoan lạc Đây là cuộc làm tình giữa Hàn Chim và Lai Đệ: “Anh ta ngồi trên Lai Đệ Chị hít lấy hít để mùi cỏ dại và mùi ánh trăng trên người anh, cái mùi khiến chị như tỉnh như say, như thư thái như điên cuồng! Trong khoảng thời gian đợi chim mắc bẫy và trong căn lều ấm áp cách xa thôn xóm này, người đàn bà tự trút bỏ quần áo, còn quần áo của người đàn ông thì do người đàn bà cởi hộ Lần giao hoan này giữa Hàn Chim và Lai Đệ là để hiến tế trời đất bao la vùng Cao Mật, là sự trình diện mẫu mực cho loài người Về trình độ, cao hơn chín từng mây, về kiểu cách, nhiều hơn các loài hoa trên mặt đất Quả thật họ không còn nghĩ tới sự sống còn nữa Vầng trăng lóa mắt, cằn nhằn chui vào đám mây nghỉ ngơi Hàn Chim nằm phục trên người Lai Đệ, Hai người ôm chặt nhau đầy thông cảm, chỉ tiếc người nọ không thể tan biến vào người kia để không còn phải xoắn xuýt lăn lộn, không còn phải nói năng lảm nhảm khi cuồng hoan" [52, tr 831- 834] Các nhân vật đến với tình dục như một nhu cầu giải tỏa tâm lí, đôi khi lại là những uất ức trong cuộc đời Lai Đệ dám bước qua thằng Câm để đến với Hàn Chim Bởi Lai Đệ đã ngọt bùi cay đắng mấy chục năm “từ khi Sa Nguyệt Lượng tự vẫn, Lai Đệ ta rơi vào vòng lẩn quẩn, điên điên khùng khùng là ta, ai cũng có thể là chồng ta, người người nguyền rủa ta, sống như vậy tốt hay xấu?” [52, tr.831] Trạng thái điên loạn ấy đến bao giờ mới kết thúc, dư chấn của nó có thể là vĩnh viễn, nhưng cuộc tình với Hàn Chim đã đưa Lai Đệ thoát khỏi tình trạng đó Có thể nói, tình yêu với Lai Đệ bây giờ là một cứu cách, là một ơn đời, cho dù sau này Lai Đệ phải trả giá bằng cả sinh mạng Trong tác phẩm, tình yêu, tình dục không chỉ thể hiện ở những mối quan hệ nam nữ mà còn vượt ra ngoài những ràng buộc, khuôn phép của xã hội Nhân vật Lỗ Thị cũng dám vượt rào cản phong kiến, bước qua những cay nghiệt của mẹ chồng để đến với người đàn ông mình yêu: “Đầu mùa hạ năm
1938, trong khu rừng hòe rậm rạp ít người lui tới của thôn Sa Tử, mục sư
Trang 34Malôa kính cẩn quỳ bên mẹ (Lỗ Thị) vừa khỏi hẳn các vết thương, bàn tay đỏ lựng sờ nắn khắp thân thể mẹ” [52, tr.806] Người đọc còn thấy một Long Thanh Bình cả cuộc đời phải sống trong sự cô đơn, trống trải với những khát vọng đam mê tình dục mà hơn nửa đời người chị chưa một lần được hưởng khoái cảm đó Để được một lần nếm trải “trái cấm” của con người, Long Thanh Bình đã van xin Kim Đồng như một sự ban ơn: “- Kim Đồng…Kim Đồng…xin hãy thương tôi, tôi là một người đàn bà bất hạnh! ” [52, tr.560] Không chỉ van xin, để đạt được mục đích của mình, trại trưởng Long đã dùng
vũ lực để uy hiếp Kim Đồng: “chị ta xồng xộc chạy về buồng mình lấy khẩu súng lục sang, và trước mắt cậu, chị ta kẹp súng giữa hai chân, nhét hai viên đạn vàng chóe vào kẹp đạn Rồi chị ta chĩa súng vào bụng Kim Đồng, nói: - Một là cương lên, hai là để tôi bắn bỏ nó!” [52, tr.560] Trong những ngày mưa tầm tả liên miên ở nông trường Thuồng Luồng, Long Thanh Bình không
kể ngày đêm, dùng thủ đoạn hết cương đến nhu, hi vọng thức dậy người đàn ông trong Kim Đồng, cho đến khi Long Thanh Bình bị thổ huyết mà vẫn không đạt được mục đích Trước khi tự sát, chị nói lên những lời nói thực từ
tận đáy lòng: “- Long Thanh Bình, mi ba mươi chín tuổi đầu mà vẫn là gái
trinh, người ta chỉ biết mi là một anh hùng mà không biết mi là đàn bà Mi đã uổng phí cả một đời” [52, tr.560] Những ham muốn bản năng của con người
về mặt tình dục như được nhà văn xoáy sâu vào cõi đam mê bất tận cả một đời con người Kim - Một - Vú, một nhân vật dị tật chỉ có một vú nhưng khát vọng dục tình thì cả một đời Trong cơn phẫn nộ với người chồng bất lực trong chuyện chăn gối, Kim - Một - Vú đã thẳng thừng nói rất thực lòng với những khoái lạc của mình: “Tôi không phải con đĩ, người ta làm đĩ để kiếm tiền, nhưng tôi thì lại trả tiền cho người ta Tôi đây là no cơm ấm cật, chỉ cầu khoái lạc! - Lão già sắp chui vào quan tài kia, lão còn làm nổi không? Nổi
thì trèo lên, không nổi thì đừng có ngáng đường bà" [52, tr.647] Có thể nói,
Trang 35nhà văn đã cháy đến tận cùng những khát khao dục vọng đẹp đẻ của con người Đặt nhân vật trong những đắm say ân ái, Mạc Ngôn đã cho thấy ý nghĩa nhân văn cao cả của hành vi tình dục Nó là tấm gương soi và cũng là mảng màu bù đắp cho những thiếu hụt, sự cô độc của thế thái nhân tình Nó đưa con người trở về với những bản năng đích thực và khẳng định một điều rằng, sức mạnh bản năng là sức mạnh to lớn, vĩ đại nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người.
Tình yêu, tình dục trong tiểu thuyết Mạc Ngôn không chỉ đến một cách tự nhiên, mà còn là sự chủ động đi tìm kiếm tình yêu cho riêng mình
Ho chủ động hơn, bạo dạn hơn, mạnh mẽ hơn Trong tiểu thuyết Đàn hương
hình chúng ta bắt gặp một Tôn Mi Nương vượt qua rào cản xã hội để đến với
quan huyện Tiền Đinh Khi cuộc đọ râu giữa cha đẻ (Tôn Bính) và cha nuôi trên danh nghĩa (Tiền Đinh), Mi Nương đã mạnh dạn bước lên để phân xét ai thắng, ai thua Nhưng mục đích chính của nàng là tiếp cận quan huyện Tiền Đinh “Nàng cảm thấy môi nóng ran, sự thèm muốn như con trùng nhỏ, cứ nhè trái tim mà cắn! Nàng những muốn cúi xuống hôn khắp người ông,
không chừa một chỗ nào, bằng cặp môi mềm mại” [53, tr.199] Khát vọng
tình yêu và những ham muốn xác thịt của Mi Nương càng mãnh liệt hơn khi nàng trong sự cô đơn, dày vò vì nhung nhớ mong được gặp Tiền Đinh Những khao khát, ham muốn mang tính bản năng dày vò Mi Nương, thôi thúc Mi Nương đi tìm, muốn gặp quan huyện Tiền: “- Ông thân yêu gan ruột của tui tui sắp chết vì nhớ ông đây! Ông làm ơn hãy thương tui Ông như quả đào tiên! Ôi sao mà thèm! Thoạt nhìn đã yêu! Ba sinh duyên nợ! Thèm ơi là thèm, thèm rỏ dãi, quả chín trên cành cao, ẩn sâu trong kẻ lá, kẻ
nô tài giương mắt đứng trông, ngày đêm đợi và mong Tình yêu đơn phương không đã thèm, nước miếng chảy ướt mèm! Biết khi mô quả rụng, lạy không rụng, ai người trèo lên" [53, tr.220] Bản năng yêu, bản năng ham muốn
Trang 36được ái ân thật mạnh mẽ trong con người Mi Nương Nàng quằn quại trong lửa dục, nàng giẫy giụa trong bể tình Mi Nương bây giờ hoàn toàn là con người của dục vọng Nhưng khi là con người của dục vọng thì ai cũng chống chếnh giữa tốt và xấu, giữa việc làm chủ được mình và tha hóa biến chất Viết về con người bản năng tính dục, Mạc Ngôn đã thể hiện cái nhìn mới về con người Từ những vấn đề xưa như trái đất, ông đã nói lên, khơi dậy trở thành vấn đề nóng bỏng nhất, mới mẻ nhất của thời đại Freud đã có lí khi cho rằng, tính dục là thước đo văn minh nhân loại và nhân cách con người Đọc tiểu thuyết Mạc Ngôn, chúng ta có sự phản tỉnh về văn minh và nhân cách con người trong xã hội hiện nay
Bản năng tự nhiên của con người không chỉ là những khát khao dục
vọng thầm kín mà còn là bản năng che chở, đùm bọc Trong tác phẩm Báu
vật của đời, người mẹ Lỗ Thị là một hình tượng đẹp Nơi bà chứa đượng một
tình cảm bao la đối với con cái của mình, những đứa con thân yêu của bà chính là chỗ dựa duy nhất để bà tiếp tục sống Đối với bà chúng như những thiên thần ngây thơ, trong sáng; vừa như những sinh linh nhỏ bé dễ tổn thương nhất: “xúm xít quanh mẹ là ba sinh vật bé bỏng, đó là Lai Đệ, Chiêu
Đệ và Lãnh Đệ của mẹ” [52, tr.798] Khi gia đình bị bọn Nhật sát hại, cha chồng, chồng đều bị giết, còn người mẹ từ đó sống như chết Cũng từ đó cuộc đời của Lỗ Toàn Nhi bước sang một trang mới, kết thúc kiếp làm dâu đau khổ chuyển sang vai trò làm chủ gia đình, làm mẹ, làm bà Toàn Nhi gánh trên vai trách nhiệm là trụ cột của gia đình Từ khi chứng kiến cái chết của người tình
- mục sư Malôa và bị bọn “đội hỏa mai lừa đen” hãm hiếp thì tình yêu và cuộc sống của bà đều dành cho những đứa con Có thể nói, qua nhân vật Lỗ thị, Mạc Ngôn đã dựng lên hình tượng người mẹ Trung Quốc vĩ đại suốt cuộc đời hi sinh cho con cháu Lỗ thị là hình ảnh của những bà mẹ Trung Quốc tràn đầy niềm tin vào cuộc sống và sự hi sinh, sự yêu thương vô hạn với thế
Trang 37hệ tương lai của gia đình, của đất nước Người mẹ ấy luôn dang rộng đôi tay
để che chở cho đàn con trước những nanh vuốt của kẻ thù
Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, người đọc còn được trải nghiệm lí thú qua những chống chọi của các nhân vật để dành lại sự sống, đó cũng là bản năng sinh tồn vốn có của con người Bản năng sinh tồn là yếu tố then chốt quyết định mọi hành động của con người, tất cả các hành động đều để đảm bào cho sự sinh tồn của mình Mọi thứ con người làm chỉ để sao cho có lợi nhất theo suy nghĩ của mình Nhiều khi con người ta không muốn làm điều xấu nhưng hoàn cảnh và tình thế khiến con người ta làm vậy Điều gì chưa chứng kiến thì chưa thể biết đúng hay sai, chỉ khi nào trải nghiệm rồi thì ta mới biết Bản năng sinh tồn của con người tồn tại rất mãnh liệt Trong tác
phẩm Đàn hương hình, nhân vật Tôn Bính sau khi gây ra cái chết cho một tên
lính Đức, Tôn Bính cũng rất muốn mọi chuyện có thể được giải quyết, ông cũng biết nếu có thể mình cũng sẽ làm khác đi, hoặc tìm cách “đưa cả nhà đi đến một nơi thật xa” Nhưng mọi chuyện đối với ông không thể nào cứu chữa, ông phải chết Là con người ai cũng muốn mình được sống, không ai muốn
mình phải chết cả Trong tác phẩm Báu vật của đời, Hàn Chim sống như
người rừng ròng rã mười lăm năm trời trong núi Bắc - Hải- đạo trên đất Nhật Trong suốt thời gian đó Hàn Chim phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt
và thú rừng, phải đánh nhau với gấu, đấu khẩu với sói, thức ăn là rau quả dại trên rừng, khát nước thì nhai tuyết Vào mùa đông cuối cùng trên núi anh phải chống chọi với cái lạnh thấu xương khi tuyết đã bao phủ khắp nới, khi con người không còn lãng vãng ở bên ngoài Với bản năng sinh tồn, Hàn Chim đã bằng mọi cách để giữ lấy sinh mạng của mình để trở về với quê nhà
Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, các nhân vật luôn mang trong mình những khao khát, mong ước, nhưng khi không đạt được điều đó họ rơi vào cô đơn, tự ám ảnh về thân phận, về thế thái nhân tình Đây cũng là một biểu hiện
Trang 38của con người bản năng trong tiểu thuyết của ông Qua đó, có thể nói những điều nhà văn thể hiện về con người bản năng đã chạm đến cái gốc của con người với những khát vong, ước mơ thầm kín trong đời sống thực tại.
1.2.3 Con người tâm linh
Người ta kể rằng, ở Ấn Độ, trong cái nhộn nhịp của cuộc sống, con người thường nghe văng vẳng tiếng gọi: “Hãy chở ta sang bờ bên kia” Đó là tiếng gọi của con người khi “cảm thấy rằng mình còn chưa đến đích” (R Tagore) Nhưng cái “bờ bên kia ấy” lại gợi chúng ta những liên tưởng thú vị
Nó không phải là bờ bên kia của một dòng sông, hiện hữu trong giới hạn của trời đất Nó chính là “bờ ta” nhưng lại tồn tại trong cõi mông lung mà ta cần phải soi rọi, phải hướng đến trong tiếng gọi tha thiết từ cõi lòng mình Cõi mông lung đó “chính là tâm hồn, tâm thức, tâm linh, là những điều gì diễn ra trong tầng sâu ý thức, trong bộ não, trái tim của con người trước khi thể hiện
ra ngoài” (Bùi Hiển)
Cho đến nay, vẫn chưa có định nghĩa nào về tâm linh đầy đủ và sáng
rõ Theo Từ điển tiếng Việt: “Tâm linh là phần sáng trong tâm, phần để hiểu biết sự vật” [103, tr.641] Theo Nguyễn Đăng Dung trong cuốn Văn hóa tâm
linh, “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc đời thường, là niềm tin
thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo” Trong cách hiểu phổ biến, tâm linh thường được hiểu như đời sống tinh thần đầy bí ẩn của con người, đối lập với “ý thức” kiểu lý tính thuần túy Nó bao gồm cái phi lý tính, cái tiềm thức, vô thức, bản năng thiên phú, có thể nhấn mạnh phần trực cảm, linh giác, những khả năng bí ẩn
Tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã mở cánh cửa vào thế gới tâm linh với những mức độ và biểu hiện khác nhau Thế giới tâm linh trước hết là nơi con người gửi dến những ước vọng, cầu mong đạt được ước muốn, được che chỡ,
thanh thản nỗi lòng Mục sư Malôa (Báu vật của đời) khi nhìn lên những ngôi
sao tinh tú trên bầu trời, khi nhìn thấy bà Lã dùng chổi vun đất bột bên đường,
Trang 39khi nhìn thấy con nhện treo lơ lửng dưới sợi tơ màu trắng bạc trước cửa sổ và nghe tiếng chim khách kêu lãnh lót, dường như đã nhận ra điều sắp xảy ra Đó
là đã đến ngày Lỗ Toàn Nhi sinh nở, với mong muốn cầu mong cho người đàn
bà ấy sinh nở “mẹ tròn con vuông”, mục sư Malôa đã luôn cầu nguyện: “Ôi! Thượng đế chí tôn! Người là tất cả !” [52, tr.7] Lỗ Toan Nhi trong những lần sinh nở, người me chồng đã thắp hương cúng vái cầu xin tổ tiên, với mong muốn có một đứa cháu trai để nối dõi tông đường: “Đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát! Xin người cứu giúp chúng con, hãy thương con mà
cho con một đứa con trai” [52, tr.12] Trong tác phẩm Ếch, các nhân vật đều
mong muốn sinh cho được một đứa con trai Vì thế đời sống tâm linh được thể hiện rất rõ qua ý hướng cầu xin thần linh phù hộ độ trì giúp cho họ có được một đứa con trai để khỏi tuyệt tự, nối dõi dòng tộc Miêu tả tay nghề của Tần
Hà và Hách Đại Thủ, đặc biệt là tài nghệ nặn búp bê của Hách Đại Thủ về những con búp bê là những em bé với những hình hài khác nhau, không cái nào giống cái nào Người mua những con búp bê đó tin rằng: “mua một con búp bê hình người của Hách Đại Thủ, dùng dãi lụa nhỏ màu hồng thắt một chiếc nơ trên cổ nó và đặt trên đầu giường thì đứa con đẻ ra sẽ giống con búp bê không khác một ly! nếu con búp bê mà ông ta đưa cho người mua là nữ thì người ấy nhất định sẽ sinh con gái và ngược lại, nếu là nam thì người ấy nhất định sẽ sinh con trai Nếu ông ta lấy ra hai con đưa cho người mua thì người ấy nhất định sẽ sinh đôi” [56, tr.158] Đó là thế giới tinh thần thể hiện niềm tin vào những điều bí ẩn và cũng là ước muốn, niềm tin của con người vào thế giới tâm linh
Tiểu thuyết Ếch, Mạc Ngôn còn đề cập tới những ăn năn, sám hối, ám
ảnh những tội lỗi về cái ác, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp mà con người gây ra được thể hiện ở các nhân vật như Vương Can, Tiểu Bảo, Vạn Tậm, Nhân vật Vương Can đem lòng si mê “tiểu sư tử”, để có được người
Trang 40trong mộng, Vương Can đã bán rẻ mọi người, làm cho Viên Tai phải vào tù,
mẹ con Vương Nhân Mỹ phải chết thảm Nhưng khi thoát khỏi bến mê, Vương Can luôn cảm thấy mình có lỗi gây ra bao nhiêu cái chết thương tâm, mặc dù điều đó chưa hẳn là lỗi của cậu ta Sau khi Vương Nhân Mỹ chết, Vương Can đã đến đốt vàng mã trên mộ của Vương Nhân Mỹ và xin lỗi Tiểu Bảo Kể từ đó Vương Can luôn sống trong nỗi day dứt và hướng đến điều thiện Cũng như Vương Can, Tiểu Bảo vì mong muốn được thăng quan tiến chức, muốn sống cuộc sống sung sướng đời quân ngũ nên đã bắt vợ là Vương Nhân Mỹ phải phá bỏ cái thai Nếu Tiểu Bảo không ép thì với chính sách lúc bấy giờ, Vương Nhân Mỹ cũng không thể cưỡng lại được Bởi thế, phần đời còn lại, Tiểu Bảo luôn sống trong trạng thái là người có lỗi với vợ, luôn ám ảnh về người vợ của mình Những khoảnh khắc tâm linh trong con người Tiểu Bảo luôn hướng về người vợ của mình: “Ngày đám cưới của tôi và Vương Nhân Mỹ, mưa gió bời bời Ngày đám cưới của tôi và “tiểu sư tử” cũng bời
bời mưa gió” [56, tr.273] Nỗi day dứt ám ảnh khôn nguôi không chỉ trong cõi
thực mà nó còn được chuyển tải vào trong cõi mộng Thế giới tâm linh như một cuộc hành trình bí ẩn phía trong tâm hồn của Tiểu Bảo Ngày Vương Nhân Mỹ được bác sĩ phụ sản Vạn Tâm phá bỏ cái thai đã quá bảy tháng và kết quả là cái chết thương tâm Lần “chuyển dạ” của “tiểu sư tử”, Tiểu Bảo ngồi chờ trên ghế và ngủ mê, trong cơn mê man đó là cả một hành trình siêu thực của con người đối với thực tại Trong mơ, Tiểu Bảo thấy mẹ và Vương Nhân Mỹ, Vương Nhân Mỹ mặc một chiếc áo màu đỏ, một chiếc quần màu xanh lục, trông rất dân dã nhưng vô cùng xinh đẹp Vương Nhân Mỹ đang mang thai và sinh ra một đứa bé Ba trang tiểu thuyết (từ 463 đến 465) miêu
tả trạng thái mê man trong giấc mộng của Tiểu Bảo với những hình ảnh về người mẹ và đặc biệt về người vợ cũ đã nói lên những ám ảnh tội lỗi trong thực tại của nhân vật được chuyển hóa vào trong giấc mơ, nó hiện lên như